Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.88 KB, 30 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỊA LÝ LỚP 12 (Đ ã điều chỉnh theo tinh thần giảm tải ) Giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp môn Địa lý Năm học 2011-2012. CẤU TRÚC ĐỀ THI TNTHPT MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 90 phút I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm) Câu I (3,0 điểm): Địa lý tự nhiên Địa lý dân cư Câu II (2,0 điểm) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lý các ngành kinh tế Câu III (3,0 điểm) Địa lý các vùng kinh tế Địa lý địa phương (địa lý tỉnh, thành phố) II- Phần riêng (2,0 điểm) (Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu VI.a hoặc câu VI.b) Câu VI.a Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm) Nội dung nằm trong chương trình chuẩn Câu VI.b Theo chương trình nâng cao ( 2,0 điểm) Lưu ý: Việc kiểm tra các kỹ năng địa lý được kết hợp khi kiểm tra các nội dung nói trên. Các kỹ năng được kiểm tra gồm: - Kỹ năng về bản đồ: Đọc bản đồ ở Atlat địa lý Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat địa lý Việt Nam tái bản chỉnh lý và bổ sung do NXB Giáo dục phát hành tháng 9-/2009 - Kỹ năng về biểu đồ: Vẽ, nhận xét và giải thích. - Kỹ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét. Các em học sinh nên kết hợp tài liệu nầy với Atlat Địa lý VN để ôn tập. Khi làm bài, cần khai thác tối đa các kiến thức từ Atlat Địa Lý VN. Chúc các em thành công!. - LƯU HÀNH NỘI BỘ-. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ 1/ Vị trí địa lí : (kết hợp với Atlat ) - Phía đông bán đảo Đông dương, gần trung tâm của ĐNÁ. - Toạ độ địa lý : phần đất liền Bắc : 23023’B (Lũng Cú, Đồng văn, Hà Giang) Nam : 8034’B (Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau) Tây : 102009’Đ( Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên) Đông : 109024’Đ ( Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà) - Thuộc múi giờ thứ 7 2/ Phạm vi lãnh thổ :.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Gồm vùng đất , vùng trời, vùng biển a- Vùng đất : 331.212km2 b- Vùng biển : bao gồm : vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa c- Vùng trời : khoảng không gian bao trùm vùng đất và vùng biển 3/ Ý nghĩa của vị trí địa lí VN : a. Ý nghĩa tự nhiên : → tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa → có nhiều tài nguyên khoáng sản, sinh vật → Sự đa dạng của thiên nhiên → chịu nhiều thiên tai b. Ý nghĩa kinh tế , văn hoá-xã hội và quốc phòng : → nằm trên ngã tư đường giao thông quốc tế thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở. →có điều kiện chung sống, hoà bình, hợp tác và hữu nghị với các nước trong khu vực → nằm trong vùng nhạy cảm, năng động trong việc phát triển kinh tế, ổn định về chính trị. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I/ Đặc điểm chung của địa hình : a. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. đồi núi chiếm ¾ diện tích , trong đó đồi núi thấp chiếm đến 85%, đồng bằng chiếm ¼ diện tích . b. Cấu trúc địa hình đa dạng : - Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam - Hướng chính của địa hình là Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung. (hướng Tây Bắc-Đông Nam: núi vùng Tây Bắc, Trường sơn Bắc hướng vòng cung : núi vùng Đông Bắc, Trường Sơn Nam) c.Địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa : Xâm thực mạnh mẽ ở miền núi; bồi tụ nhanh ở các đồng bằng. d. Đia hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. 2/ Các khu vực địa hình : a/ Khu vực đồi núi : Gồm có 4 vùng : + Vùng Đông Bắc : Có 4 cánh cung và đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích . Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam . Xen giữa là thung lũng các sông :Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.. + Vùng Tây Bắc : Địa hình cao , chia cắt lớn - Phía đông :Hoàng Liên Sơn đồ sộ - Phía tây : núi trung bình ( Pu đen đinh, Pu sam sao) - Giữa là núi thấp đan xen các cao nguyên , sơn nguyên Xen giữa là thung lũng các sông : sông Đà, sông Mã, sông Chu. + Trường sơn Bắc :núi chạy so le hướng TB-ĐN, phía bắc và nam cao, ở giữa thấp, có nhánh núi ăn ngang ra biển ( Hoành Sơn, Bạch Mã) + Trường sơn Nam : Gồm khối núi Nam Trung Bộ và khối núi Kon Tum. Núi lấn sát đồng bằng , cao nguyên nhiều tầng bậc. b/ Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du : Chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng : Đông Nam Bộ , phía bắc và tây bắc ĐBSH , rìa ven biển DHMT. c/ Khu vực đồng bằng : * Đồng bằng châu thổ : -Đồng bằng sông Hồng : rộng 1,5 triệu ha, đã được khai thác lâu đời, nghiêng dần về phía biển , hệ thống đê điều đã tạo nên đất phù sa trong đê và ngoài đê , ô trũng -Đồng bằng sông Cửu Long : Rộng trên 4 triệu ha , thấp và bằng phẳng, hệ thống kênh rạch chằng chịt. Mùa lũ ngập nước , mùa cạn nước biển xâm lấn . 3 loại đất chính : phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. * Đồng bằng ven biển : Tổng diện tích 1,5 triệu ha , bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chủ yếu do biển tạo nên. 3/ Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội : a. Khu vực đồi núi : * Thế mạnh : + Khoáng sản : nội sinh : Đồng , chì, thiếc, kẽm, sắt, crôm, vàng…ngoại sinh : Than đá , đá vôi, Bô xit, Apatit… + Rừng giàu có về thành phần loài ; đất trồng nhiều loại , mặt bằng cao nguyên rộng lớn tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh CCN. + Thuỷ năng : tiềm năng lớn ( 30 tr KW) + Tiềm năng du lịch : du lịch sinh thái * Hạn chế : Chia cắt mạnh gây trở ngại cho giao thông , khai thác tài nguyên, gây xói lỡ, lũ quét…. b. Khu vực đồng bằng : *Thế mạnh :.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> +Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới +Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. +Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp , trung tâm thương mại *Hạn chế : Ảnh hưởng của thiên tai THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1/ Khái quát về Biển Đông : +Thể hiện rõ nét biển nhiệt đới gió mùa - t0 tb >= 230C, biến động theo mùa - Độ mặn tb 30-33%0 , thay đổi theo mùa - Các dòng hải lưu chảy khép kín vòng quanh theo mùa 2/ Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên VN : a/ Khí hậu : - Làm giảm tính khắc nghiệt của khí hậu vào mùa đông và mùa hè b/ Địa hình và hệ sinh thái biển :: - Có nhiều vũng vịnh, đầm, phá, tam giác châu, bãi triều rộng lớn.. - Hệ sinh thái biển đa dạng : chủ yếu là rừng ngập mặn, rạn san hô c/ Tài nguyên thiên nhiên vùng biển : + Khoáng sản và hải sản :Dầu khí , Titan ; muối, trên 2000 loài cá, 100 loài tôm hàng nghìn loài sinh vật phù du , rạn san hô quý d/ Thiên tai : - Bão nhiệt đới - Sóng, gió → sạt lỡ bờ biển - Cát bay lấn chiếm đồng bằng THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1/ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa : a. Tính chất nhiệt đới : Nhiệt độ tb năm > 200C , tổng số giờ nắng từ 1400 đến 3000 giờ/ năm b. Gió mùa : +Gió mùa mùa Đông : Tác động đến nước ta từ tháng 11 đến tháng 4. Thổi theo hướng đông bắc (ĐB) lạnh ẩm và lạnh khô . Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp : từ đèo Hải Vân trở ra. +Gió mùa mùa hạ : Tác động đến nước ta từ tháng 5 đến tháng 10. đầu mùa thổi theo hướng Tây nam gây mưa cho Tây nguyên và Nam bộ, fơn khô nóng cho Trung bộ . Cuối mùa thổi theo hướng Đông nam và Tây Nam : mát ẩm , mưa nhiều trên diện rộng.. Gió mùa làm cho: +Bắc bộ có 2 mùa : mùa Đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm , mưa nhiều + phía Nam có 2 mùa mưa và khô rõ rệt + Trung bộ và Tây nguyên đối lập về 2 mùa c. Lượng mưa, lượng ẩm lớn : Mưa Tb từ 1500mm đến 2000mm/ năm. Độ ẩm trên 80% , cân bằng ẩm luôn dương 2/ Các thành phần tự nhiên khác : a/ Địa hình : -Miền đồi núi xâm thực mạnh - Đồng bằng bồi tụ Quá trình xâm thực và bồi tụ đã làm biến đổi địa hình VN b/ Sông ngòi : -Dày đặc 2360 con sông (>10km) -lưu lượng lớn , giàu phù sa tổng lưu lượng : 839 tỷm3/năm Tổng lượng phù sa hằng năm khoảng 200triệu tấn. - Chế độ nước theo mùa c/ Đất : Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ. d/ Sinh vật : Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh . Động vật nhiệt đới tiêu biểu 3/ Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống : a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp : - Nền nhiệt cao , ánh sáng nhiều , mưa lớn → xen canh, tăng vụ , đa dạng hóa cây trồng , vật nuôi. - Tính thất thường của thời tiết→ thừa ,thiếu nước trong nông nghiệp , ngập úng, hạn hán → sản xuất bấp bênh. b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống : -Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa → phát triển các ngành và đẫy mạnh hoạt động vào mùa khô. Khó khăn : -Hoạt động theo mùa - Độ ẩm lớn gây khó khăn trong việc bảo quản máy móc, nông sản -Thiên tai gây tổn thất lớn cho mọi ngành.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thời tiết thất thường ảnh hưởng đến SX và đời sống -Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG 1/ Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam: Nguyên nhân : -Sự thay đổi góc nhập xạ ( từ B vào N) - Ảnh huởng của gió mùa Đông Bắc a/ Phía Bắc : ( Bắc dãy Bạch Mã ) -Có mùa đông lạnh -Nhiệt độ TB năm 20-250C , có nơi có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 18 0C ( rõ nét ở ĐBBB và TDMN Bắc bộ ) Cảnh quan : Rừng nhiệt đới gió mùa Mùa Đông : thời tiết lạnh , ít mưa, cây rụng lá Mùa Hạ : Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều , cây cối xanh tốt. Rừng có cả cây cận nhiệt đới , mùa đông có thể trồng rau ôn đới, cận nhiệt. b/ Phía Nam :( Nam dãy Bạch Mã ) - mang sắc thái cận xích đạo gió mùa - Nhiệt độ > 250C , biên độ nhiệt /năm nhỏ ; có 2 mùa rõ rệt Cảnh quan : đới rừng cận xích đạo gió mùa, rừng nhiệt đới khô ( Tây Nguyên ) 2/ Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây : a/ Vùng biển và thềm lục địa : b/ Đồng bằng ven biển : c/ Vùng đồi núi : Vùng núi thấp ĐB : mùa đông lạnh đến sớm Vùng núi thấp Tây Bắc : mùa đông bớt lạnh , khô, mưa ít Vùng Tây Bắc : lạnh do địa hình cao Tây nguyên : mùa đông khô trong khi Đông Trường Sơn mưa đón gió và ngược lại. 3/ Thiên nhiên phân hoá theo độ cao : a/ Đai nhiệt đới gió mùa chân núi : miền Bắc :lên đến 600-700mét ; miền Nam 900-1000m. * Khí hậu nhiệt đới : Nhiệt độ TB >250C , độ ẩm thay đổi *Đất phù sa ở đồng bằng ( chiếm 24% dt đất tự nhiên )gồm phù sa ngọt, đất phèn , đất mặn , đất cát.. Đất feralit đồi núi thấp ( chiếm 60%) gồm đỏ vàng , nâu đỏ trên đá bazan, đá vôi * Sinh vật : + Vùng thấp mưa nhiều, ẩm ướt : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh : Cây nhiều tầng , dây leo... động vật đa dạng + Vùng khô hạn : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa : rừng thường xanh, rụng lá theo mùa , rừng thưa nhiệt đới khô - Rừng thường xanh trên đá vôi ( Cúc Phương ) - Rừng ngập mặn ven biển ( Cần Giờ) - Rừng tràm trên đất phèn ( U Minh ) - Sa van, cây bụi gai ( cực NTB ) b/ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi : miền Bắc : từ 600, 700m – 2600mét ; miền Nam 900-1000 đến 2600mét Khí hậu mát mẻ , nhiệt độ < 250C, mưa nhiều, độ ẩm tăng - 600(700)m – 1600(1700) mét : mát mẻ , rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim . đất feralit có mùn. Thú phương Bắc Trên 1600(1700)m-2600mét :Rừng phát triển kém, đất mùn trên núi , xuất hiện loài cây ôn đới , rêu địa y c/ Đai ôn đới gió mùa núi cao : >2600mét ( chỉ có ở Hoàng Liên Sơn ) Khí hậu ôn đới , nhiệt độ dưới 15 0C , mùa đông < 50C. Đất mùn thô, cây ôn đới ( Lãnh sam, Thiết sam, Đỗ quyên ) 4/ Các miền địa lý tự nhiên : Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật : a/ Tài nguyên rừng : * Sự suy giảm : (số liệu tại biểu đồ cột - Atlat trang 20) Diện tích rừng có tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, chất lượng rừng chưa thể phục hồi. ( 70% diện tích là rừng nghèo, mới phục hồi ) * Biện pháp bảo vệ : Nâng độ che phủ lên 45-50% ( miền núi 70-80%) Cụ thể : + Rừng phòng hộ :nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng mới trên diện tích đất trống đồi trọc..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Rừng đặc dụng : bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. + Rừng sản xuất : phát triển diện tích và chất lượng rừng. Triển khai luật bảo vệ rừng Giao quyền sử dụng đất rừng cho người dân Trước mắt , đến năm 2010 độ che phủ đạt 43% b/ Đa dạng sinh vật : * Sự suy giảm đa dạng sinh vật : Thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các hệ sinh thái, thành phần loài, nguồn gen. * Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật : + Xây dựng hệ thống vườn quốc gia , khu bảo tồn thiên nhiên. +Ban hành sách đỏ VN + Quy định khai thác 2/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên Đất : a/ Hiện trạng sử dụng : Đất nông nghiệp 9,4 triệu ha ( chiếm 28,4% diện tích đất tự nhiên ) bình quân 0,1 ha/người. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp rất thấp. Diện tích đất đai bị suy thoái còn lớn ( 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá. a/ Các biện pháp bảo bệ : Đồi núi : Chống xói mòn bằng các biện pháp tổng hợp Đồng bằng :Thâm canh, canh tác hợp lý, chống nhiễm phèn, mặn, glây, chống ô nhiễm môi trường đất. 3/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác : - Nước : Sử dụng tiết kiệm, chống ô nhiễm - Khoáng sản : Tránh lãng phí tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường - Du lịch : Bảo tồn, tôn tạo bảo vệ cảnh quan - Khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1/ Bảo vệ môi trường : Có 2 vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường: - Tình trạng mất cân bằng sinh thái - Tình trạng ô nhiễm môi trường 2/ Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống : - Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất, lốc, mưa đá, sương muối.. 3/ Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Duy trì môi trường sống và các quá trình sinh thái chủ yếu. - Bảo vệ các vốn gen - Đảm bảo việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên - Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống - Phấn đấu ổn định dân số ở mức cân bằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên . ĐỊA LÝ DÂN CƯ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA 1/ Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc : Dân số : 84,1 triệu (2006) đứng thứ 3 ở ĐNÁ , thứ 13 trên thế giới. Dân số đông → nguồn lao động, thị trường tiêu thụ lớn 54 dân tộc , Kinh chiếm 86,2% 2/ Dân số còn tăng nhanh, trẻ : Tăng nhanh vào nửa cuối TKXX, tuy có giảm nhưng còn chậm . Mỗi năm tăng hơn 1 triệu người. Dân số tăng nhanh → sức ép với sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dân số trẻ : nguồn lao động chiếm 51,2%, tăng hơn 1 triệu lao động/ năm 3/ Phân bố dân cư chưa hợp lý : ( số liệu xem Atlat trang 15) Mật độ TB 254người/Km2 (2006), phân bố không hợp lý - Tập trung ở đồng bằng thưa thớt ở miền núi - Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (73,1%) năm 2005 → Gây khó khăn trong khai thác tài nguyên, sử dụng lao động 4/ Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta : - Kiềm chế tốc độ tăng dân số - Xây dựng chính sách di cư phù hợp - Xây dựng chính sách chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị - Xuất khẩu lao động Phát triển công nghiệp ở vùng trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1) Nguồn lao động: ( Số liệu xem Atlat trang 15) a) Mặt mạnh: - Nguồn lao động: 51,2% tổng số dân, mỗi năm tăng hơn 1triệu lao động.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong các ngành sản xuất truyền thống - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao b) Mặt hạn chế: - Lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu - Năng suất lao động còn thấp - Phần lớn lao động có trình độ tập trung ở đồng bằng, các đô thị 2) Cơ cấu lao động: a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: - Tỷ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư giảm nhưng chậm, chiếm tỷ lệ còn cao trong các khu vực kinh tế - Tỷ lệ lao động khu vực CN-XD-DV tăng nhưng còn chậm b) Cơ cấu lao động theo thành phần KT: - Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng - Tỷ lệ lao động thành phần kinh tế khu vực nhà nước giảm c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: - Tỷ lệ lao động thành thị tăng, nông thôn giảm, nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.(75%) 3) Vấn đề việc làm và hướng giải quyết: - Việc làm đang là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta hiện nay : Mặc dù mỗi năm tạo mới hơn 1 triệu việc làm, nhưng tỉ lệ thất nghiệp cả nước 2,1%, thiếu việc làm là 8,1% là còn cao. Thất nghiệp chủ yếu ở thành thị (5,3%), thiếu việc làm chủ yếu ở nông thôn ( 9,3%) * Hướng giải quyết về vấn đề việc làm : - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động - Thực hiện chính sách dân số - Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chú ý đến dịch vụ - Liên kết kinh tế với nước ngoài - Đa dạng các loại hình đào tạo, giới thiệu việc làm - Xuất khẩu lao động ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm đô thị hoá nước ta: a/ Quá trình đô thị hoá chậm, trình độ đô thị hoá thấp . b/ Tỉ lệ thị dân tăng nhưng vẫn còn thấp. Năm 2005 chiếm 26,9% c/ Phân bố đô thị không đều giữa các vùng. 2. Ảnh hưởng đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội: Tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta Đóng góp nhiều vào GDP cả nước ( năm 2005. khu vực đô thị đóng góp 70,4%GDP cả nước ) Động lực cho sự tăng trưởng và phát triển KT ( sử dụng nhân lực, thị trường lớn, thu hút vốn đầu tư) Hạn chế: Môi trường , trật tự xã hội CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế : Giữa các ngành kinh tế : - Giảm tỉ trọng KVI, tăng tỉ trọng KVII, KVIII có tỉ trọng cao nhưng thiếu ổn định. phù hợp với xu hướng CNH, HĐH nhưng còn chậm. ( số liệu xem tại biểu đồ miền - Atlat trang 17) Trong mỗi ngành: + Khu vực I : giảm tỉ trọng nông nghiệp ;tăng tỉ trọng thuỷ sản Trong nông nghiệp : tăng tỉ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp giảm tỉ trọng trồng trọt . ( số liệu xem tại biểu đồ tròn - Atlat trang 18) + Khu vực II : đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với thị trường. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp làm ra các sản phẩm có chất lượng cao. ( số liệu xem tại biểu đồ tròn- phân theo nhóm ngành – Atlat trang 21) + Khu vực III :Ra đời nhiều loại hình dịch vụ b. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : - Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo - Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng - Tỉ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO. c. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: - Nông nghiệp : Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp , vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực. - Công nghiệp : Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn… - Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm ( Bắc , Trung , Nam ) ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1/ Nền nông nghiệp nhiệt đơí: a- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên : -Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ,sự phân hoá Bắc –Nam và theo độ cao, phân hoá mùa của khí hậu… → đa dạng cây trồng vật nuôi, trồng trọt quanh năm , dễ bố trí mùa vụ -Khó khăn : thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh b- Hiệu quả khai thác : - Bố trí cây trồng vật nuôi hợp lý - Cơ cấu mùa vụ thay đổi có hiệu quả - Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu 2/ Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá : a- Nền nông nghiệp cổ truyền : + sản xuất nhỏ, công cụ thủ công , sức người là chính, năng suất thấp + Sản phẩm mang tính tự túc tự cấp + Phổ biến ở các vùng kinh tế khó khăn , nông dân nghèo, thiếu vốn , ít tiếp thu công nghệ mới. b- Nền nông nghiệp hàng hoá : + Tạo ra nhiều giá trị trên một diện tích + Sản phẩm chủ yếu để trao đổi + Thể hiện tính thâm canh, chuyên môn hoá + Sử dụng nhiều máy móc + Áp dụng công nghệ mới + Gắn liền nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp . Nước ta hiện đang tồn tại cả nền nông nghiệp cổ truyền lẫn nền nông nghiệp hàng hoá. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP I.Ngành trồng trọt: chiếm 75% giá trị ngành nông nghiệp Sản xuất lương thực: Ý nghĩa: Đảm bảo an ninh lương thực. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Xuất khẩu. Đa dạng hoá SX nông nghiệp. Điều kiện sản xuất Thuận lợi: Đất, nước, khí hậu.. Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh. Tình hình sản xuất: (số liệu tại bản đồ Lúa (2007)- Atlat trang 19) Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh . Năng suất lúa tăng mạnh Sản lượng lúa tăng mạnh . Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (3-4 tr tấn/năm). Bình quân lương thực có hạt đầu người hơn 470 kg/năm. Đồng bằng sông Cửu long là vùng lớn nhất, ĐBSH là vùng lớn thứ hai về SX lương thực. 2.Cây công nghiệp, cây ăn quả: Điều kiện : Đất feralit, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nguồn lao động dồi dào, công nghiệp chế biến phát triển . Khó khăn : Thị trường biến động Tình hình phát triển: (số liệu tại bản đồ Cây công nghiệp (2007)- Atlat trang 19- xem phần diện tích CCN lâu năm, hằng năm, diện tích sản lượng cà phê, cao su, phân bố…) II. Ngành chăn nuôi: 1.Xu hướng phát triển: - Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá. - Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. -Các sản phẩm không qua giết mổ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tỉ trọng SX ngành chăn nuôi. 2. Điều kiện phát triển: - Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo, dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.... - Khó khăn: dịch bệnh, giống vật nuôi chưa đảm bảo về chất lượng... 3. Tình hình phát triển và phân bố: (số liệu tại bản đồ Cây công nghiệp (2007)- Atlat trang 19) -Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị SXNN của nước ta từng bước tăng vững chắc. a) Chăn nuôi lợn và gia cầm: - Đàn lợn: 27 triệu con (2005); - Gia cầm: 220 triệu con (2005) Phân bố: chủ yếu ở ĐBSH và ĐBSCL. c.Chăn nuôi gia súc ăn cỏ: Trâu: 2,9 triệu con, nuôi nhiều nhất ở trung du miền núi BB (hơn ½ đàn trâu cả nước). Bò: 5,5 trệu con, nuôi nhiều ở BTB, DHNTB và Tây Nguyên..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Bò sữa: 50.000 con, chủ yếu ở ven TPHCM và HN. Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP Ngaønh thuûy saûn : (số liệu tại biểu đồ cột - Atlat trang 20) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. Tình hình chung Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá Nuoâi troàng thuûy saûn chieám tæ troïng ngaøy caøng cao Khai thaùc thuûy saûn: Sản lượng khai thác liên tục tăng Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất laø caùc tænh duyeân haûi NTB vaø Nam Boä Nuoâi troàng thuûy saûn: - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do: + Tieàm naêng nuoâi troàng thuûy saûn coøn nhieàu + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường - YÙ nghóa: + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhaát laø xuaát khaåu + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải - Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH. 1. Ngaønh laâm nghieäp (số liệu tại biểu đồ cột - Atlat trang 20) a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế vaø sinh thaùi. - Kinh teá: + Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người + Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi + Taïo nguoàn nguyeân lieäu cho moät soá ngaønh CN. + Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng haï du. - Sinh thaùi: + Chống xói mòn đất + Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm + Ñieàu hoøa doøng chaûy soâng ngoøi, choáng luõ luït vaø khoâ haïn + Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước. b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều: Có 3 loại rừng: - Rừng phòng hộ - Rừng đặc dụng - Rừng sản xuất c) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 1. Các vùng nông nghiệp ở nước ta: 2. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta: a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính: - Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn. - Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp. Đa dạng hoá kinh tế nông thôn . - Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên. - Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm. - Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản. b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá. Trang trại phát triển về số lượng và loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH :.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1) Cơ cấu ngành công nghiệp : (số liệu tại biểu đồ tròn - Atlat trang 21) -. Tương đối đa dạng : chia thành 3 nhóm với 29 ngành CN. + Nhóm CN khai thác (4 ngành) + Nhóm CN chế biến (23 ngành) + Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).. 2) Ngành CN trọng điểm : là ngành có thế mạnh phát triển lâu dài, có hiệu quả kinh tế cao và tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác. Các ngành : CN năng lượng, CN chế biến lương thực, thực phẩm, CN dệt may… 3) Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành : -. Xây dựng cơ cấu ngành CN tương đối linh hoạt, phù hợp với thực tiễn đất nước và thị trường thế giới.. -. Đẩy mạnh các ngành CN chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện đi trước một bước , các ngành khác điều chỉnh theo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.. -. - Dọc DHMT : có Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang… - Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, CN phân bố phân tán. 2) Nguyên nhân : Do tác động của nhiều nhân tố : -. Tài nguyên thiên nhiên. -. Nguồn lao động có tay nghề. -. Thị trường. -. Kết cấu hạ tầng. -. Vị trí địa lý. 3) Chuyển dịch cơ cấu CN theo vùng lãnh thổ: - Đông Nam bộ dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất CN, tiếp đến là ĐBSH, ĐBSCL. III. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ : (số liệu tại biểu đồ tròn - Atlat trang 21) Công cuộc đổi mới làm cho cơ cấu CN theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc : + Số thành phần kinh tế được mở rộng. + Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư theo chiều sâu… hạ giá thành sản phẩm.. II. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ. 1) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp: Là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sãn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. - Ở BB, ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung CN cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa đi các hướng theo hướng chuyên môn hóa … - Ở Nam bộ hình thành một dải CN: TP.HCM là trung tâm CN lớn nhất nước …. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG 1/ Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu : a/ Công nghiệp khai thác than :Tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, chất lượng tốt, than mỡ Thái Nguyên, than nâu ĐBSH ( trữ lượng lớn nhưng khai thác khó khăn, than bùn ( U Minh ) Sản lượng khai thác (số liệu tại biểu đồ cột –THAN- Atlat trang 22). b/ Công nghiệp khai thác dầu khí : Dầu, khí tập trung ở các bể trầm tích thềm lục địa : - Bể trầm tích S Hồng ( Thái Bình) -Bể trầm tích ven biển miền Trung , tiềm năng hạn chế.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> -Bể trầm tích Cửu Long có trữ lượng lớn ( Bach Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc ) - Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng lớn nhất ( Đại Hùng ) - Bê trầm tích Thổ Chu-Mã Lai , trữ lượng nhỏ -Trữ lượng chung vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí đốt Khai thác Dầu khí từ năm 1986 đến năm 2005 tăng nhanh (số liệu tại biểu đồ cột –DẦU- Atlat trang 22) -Khai thác khí phục vụ cho năng lượng từ năm 1995 ( Phú Mỹ, Cà Mau) – xuất hiện nhà máy lọc dầu ( Dung Quất ) 2/ Công nghiệp điện lực : a/ Tình hình phát triển và cơ cấu : Nguồn sản xuất điện : Than, dầu khí và thuỷ năng Cơ cấu sản lượng điện có sự thay đổi : Trước 1996, thuỷ điện chiếm >70%, đến năm 2005 nhiệt điện chiếm > 70% sản lượng điện. Sản lượng tăng nhanh : (số liệu tại biểu đồ cột –ĐIỆN- Atlat trang 22). Từ năm 1994 có đường dây siêu cao áp 500KV ( Hoà Bình –Phú Lâm ) b/ Thuỷ điện : Tiềm năng lớn 30 tr KW( S Hồng 37%, S Đồng Nai 19%) (Tên các cơ sở thuỷ điện xem tại bản đồ- Atlat trang 22) -Hoà Bình : 1920 MW - Thác Bà : 110MW - Sông Gâm : 342 MW - Sơn La :2400MW +Yaly : 720MW + Đa Mi-Hàm Thuận : 475MW +Đa Nhim 160 MW -Trị An : 400MW c/ Nhiệt điện : Trước đây chủ yếu là than , sau 1995 có thêm khí tự nhiên. Nguồn than : + Phả Lại1,2 : 400MW và 600MW +Uông Bí : 450MW + Ninh Bình : 100MW Nguồn khí : + Phú Mỹ 1,2,3,4 : 4164MW + Bà Rịa : 411MW +Cà Mau 1,2 :1500MW Nguồn dầu : +Hiệp Phước 475MW. +Thủ Đức : 165MW Tại sao công nghiệp điện lực lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? a/ Thế mạnh lâu dài: - Nguồn năng lượng phong phú: + Than trữ lượng lớn, tập trung ở Quảng Ninh… + Dầu, khí trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa phía Nam. + Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai. + Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời… - Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng. b/ Mang lại hiệu quả cao: - Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500 kv. - Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội. - Phục vụ các ngành kinh tế và đời sống của người dân. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN I/ Công nghiệp chế biến lương thực -thực phẩm : a/ Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt : -Công nghiệp xay xát: -Công nghiệp đường mía : + Chế biến chè : Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên . + Chế biến cà phê : tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. + Chế biến thuốc lá: Ở Đông Nam Bộ - Công nghiệp rượu bia,nước giải khát :Phát triển mạnh. Tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn . b/ Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi : c/ Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản : 2/ Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác : Bao gồm cưa xẻ gỗ, bột giấy, đồ gỗ, mây tre đan.... Nguồn nguyên liệu giảm nên sản lượng gỗ xẻ ..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phân bố : Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG 1/ Công nghiệp dệt, may: a/ Công nghiệp dệt : Là ngành truyền thống. Thế mạnh chủ yếu là nhân lực và thị trường tiêu thụ Tình hình phát triển thiếu ổn định. Gần đây mở rộng thị trường nên phát triển mạnh.Phân bố : Hà Nội, TPHCM, Nam Định, Đà Nẵng, Hải Phòng b/ Công nghiệp may: Là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu , đem lại hiệu quả kinh tế cao Sản phẩm chính : quần áo .Phân bố : ĐNB. ĐBSH, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An 2/ Công nghiệp da- giày : Có từ lâu đời, Thị trường mở rộng, nhu cầu lớn nên phát triển mạnh Phân bố :TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng…. 3/ Công nghiệp giấy-in- văn phòng phẩm: Mới phát triển .Phân bố : Hà Nội, TPHCM , 2 cơ sở sản xuất giấy lớn : bãi bằng (Phú Thọ ), Tân Mai ( Đồng Nai). Sản xuất văn phòng phẩm phát triển chậm. Tại sao công nghiệp chế biến LT-TP lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? a/ Thế mạnh lâu dài: - Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản… - Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. - Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư. b/ Mang lại hiệu quả cao: - Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh. - Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu. - Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. - Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…. I/ Khái niệm Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Mạng lưới GTVT của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình 1/ Đường bộ ( đường ô tô) + Sự phát triển : - Mở rộng và hiện đại hoá , phủ kín các vùng - Phương tiện tăng nhanh, chất lượng tốt - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh + Các tuyến đường : - Qlộ IA , Đường Hồ Chí Minh là 2 tuyến quan trọng nhất Bắc : QL5,2,3,6 Miền Trung : QL 7,8,9, 19,25,26,27 ĐNB : QL 13,22,51 2/ Đường Sắt : + Sự phát triển : - 3143 km đường sắt - Hiệu quả chất lượng phục vụ tăng nhanh - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng + các tuyến chính : Thống Nhất, Hà Nội- Hải Phòng Hà Nội- Lào cai Hà Nội- Thái Nguyên Hà Nội- Đồng Đăng… 3/ Đường Sông : + Sự phát triển : - Mới được khai thác - Phương tiện chưa hiện đại.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng chậm + Các tuyến chính : - SHồng- Thái Bình -S Mê Công- S Đồng Nai 4/ Đường Biển : + Sự phát triển : - Vị thế ngày càng nâng cao - 73 cảng biển - Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh + Các tuyến chính : Hải Phòng – TPHCM ,Hải Phòng – Đà Nẵng Hải Phòng – Hông Kông TPHCM - Hồng Kông … Các cảng chính : Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Cam Ranh, Thị Vải, Sài Gòn 5/ Đường hàng không : + Sự phát triển : - Trẻ nhưng phát triển nhanh - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh nhất - Cả nước có 22 sân bay ( 5 sân bay quốc tế ) 6/ Đường ống dẫn :gắn liền với ngành dầu khí Bãi Cháy- Hạ Long, Côn Sơn- Bà Rịa Sự tăng trưởng khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển của một số loại hình giao thông . VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THÔNG TIN LIÊN LẠC Thông tin liên lạc gồm : bưu chính và viễn thông là hoạt động có ý nghĩa lớn đối với đời sống, sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng. 1/ Bưu chính : - Góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, quốc gia - Mạng lưới phục vụ rộng khắp - Đa dạng các loại hình hoạt động ( Thư báo, dịch vụ chuyển phát nhanh thư, chuyển tiền, chuyển bưu phẩm, điện hoa…. - Kỹ thuật còn lạc hậu 2/ Viễn thông : a/ Sự phát triển :. Phát triển tốc độ nhanh, tiến tiến, hiện đại - Dịch vụ đa dạng, phong phú Năm 2005 : 19 máy điện thoại/ 100dân Năm 2008 : 82,25 triệu thuê bao đạt 97,5 máy/ 100dân b/ Mạng lưới viễn thông : + Mạng điện thoại : Nội hạt , đường dài ; cố định và di động + Mạng phi thoại : Nhiều loại hình : Fax, mạng truyền báo trên kênh thông tin, nhắn tin, Internet + Mạng truyền dẫn : Dây trần , Viba ( Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng ), Cáp quang cho cả nước, viễn thông quốc tế qua vệ tinh và cáp biển Năm 2005 có >7,5 tr người sử dụng Internet VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI I/ Nội thương : 1/ Tình hình phát triển : (số liệu tại biểu đồ cột – Atlat trang 24) Hiện nay : Nền kinh tế phát triển , hàng hoá nhiều, cơ chế thị trường, hội nhập đã làm cho nội thương phát triển mạnh mẽ . Mạnh nhất là vùng ĐNB 2/ Cơ cấu nội thương theo thành phần kinh tế : Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, khu vực có vốn nước ngoài tăng nhưng tỉ lệ rất nhỏ. 3/ Phân bố :Các trung tâm buôn bán lớn : TPHCM, Hà Nội Các vùng : ĐNB, ĐBSCL,ĐBSH…. Tây Bắc. II/ Ngoại thương : 1/ Tình hình phát triển : (số liệu tại biểu đồ cột – Atlat trang 24) - Cán cân xuất, nhập khẩu ngày càng cân đối - Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá . - Đổi mới cơ chế quản lý + mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp, các địa phương + xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh + tăng cuờng sự quản lý của nhà nước Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 tăng 13 lần so với năm 1990 2/Xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh liên tục. Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu : hàng công nghiệp nặng khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiểu thủ công nghiệp hàng nông lâm thuỷ sản.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hàng gia công chiếm tỉ lệ còn lớn Thị trường xuất khẩu lớn nhất : Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc . 3/ Nhập khẩu : Kim ngạch nhập khẩu tăng khá mạnh Mặt hàng nhập : Tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng Thị trường : Châu Á-Thái Bình Dương ( 80%) , Châu Âu, Bắc Mĩ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1/ Tài nguyên du lịch : a/ Tự nhiên : - Địa hình ( caxtơ),nhiều thắng cảnh đẹp ( 200 hang động), bãi biển dài, ấm, đẹp ( 125 bãi biển) -Khí hậu : ấm phân hoá theo từng miền, độ cao - Thuỷ văn : Vùng sông nước, nguồn nước khoáng thiên nhiên ( 400 điểm ) -Sinh vật : Hệ thống 30 vuờn quốc gia, 65 khu dự trữ sinh quyển b/ Nhân văn : - Các di tích văn hoá- lịch sử : 3 di sản văn hoá vật thể và 2 di sản văn hoá phi vật thể - Các lễ hội ( 8000) - Các làng nghề truyền thống - Các đặc sản 2/ Tình hình phát triển và sự phân hoá theo lãnh thổ : a/ Tình hình phát triển : Thực sự phát triển từ thập kỷ 90 ( TKXX) Lượng khách du lịch từ nước ngoài này càng tăng nhanh. b/ Sự phân hoá theo lãnh thổ : Vùng : 3 vùng : Bắc Bộ , Bắc Trung Bộ ( Quảng Ngãi- Quảng Bình), Nam Trung Bộ và Nam Bộ Khu vực : Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh TPHCM- Nha Trang- Đà Lạt- Ven biển Trung Tâm : Hà Nội, TPHCM, Huế , Đà Nẵng + ( Hạ Long Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ… ) 3/ Phát triển du lịch bền vững: Bền vững kinh tế , xã hội, tài nguyên – môi trường Giải pháp : - Tạo sản phẩm du lịch độc đáo - Tôn tạo bảo vệ tài nguyên- môi trường - Quy hoạch , giáo dục và đào tạo về du lịch. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I./ KHÁI QUÁT CHUNG: Gồm các tỉnh ( xem tại bản đồ hành chính – Atlat trang4,5) Chiếm 30,5% DT , chiếm 14,2% DS cả nước. -> Vị trí địa lý thuận lợi + GTVT đang được đầu tư -> thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. -TNTN đa dạng -> có khả năng đa dạng hóa cơ cấu ngành kinh tế. -Có nhiều đặc điểm xã hội đặc biệt ( thưa dân, nhiều dân tộc ít người, vẫn còn nạn du canh du cư, vùng căn cứ cách mạng…). -Cơ sở VC-KT có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. =>Việc phát huy các thế mạnh của vùng mang nhiều ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. - Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng - Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc - Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” II./ CÁC THẾ MẠNH KINH TẾ 1./ Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. Tình hình phát triển: +Khai thác, chế biến khoáng sản: -Kim loại: Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái) , Đồng ( Sơn La, Lào Cai). -Năng lượng: Than đá ( Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn). -Phi kim loại: Apatit( Lào Cai) ->Cơ cấu công nghiệp đa dạng. +Thủy điện: Tiềm năng lớn ,đã và đang khai thác :Thác Bà, Hoà Bình, Tuyên Quang, Sơn La *Cần chú ý đến vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. 2./Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới: a./ Điều kiện phát triển: +Thuận lợi: *Tự nhiên: -Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, phù sa… -Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. -Địa hình cao. *KT-XH: - Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Có các cơ sở CN chế biến -Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi -> Có thế mạnh để phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. +Khó khăn: -Địa hình hiểm trở. -Rét, Sương muối. -Thiếu nước về mùa đông. -Cơ sở chế biến. -GTVT chưa thật hoàn thiện b./ Tình hình phát triển: CCN: Chè ( Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lai Châu...), Trẩu, Sở, Hồi.. Cây dược liệu : Tam Thất, Thảo Quả, Đỗ Trọng, Sâm... Rau quả cận nhiệt , ôn đới : Đào,lê, táo, mận... (Sapa) c./ Ý nghĩa: cho phép phát triển nông nghiệp hàng hóa, hạn chế du canh du cư. 3./Thế mạnh về chăn nuôi gia súc a./ Điều kiện phát triển: -Nhiều đồng cỏ. -Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn. *Tuy nhiên: Vận chuyển khó khăn, đồng cỏ nhỏ và đang xuống cấp. b./ Tình hình phát triển và phân bố: - Trâu :1/2 cả nước - Bò : 1/6 cả nước. - Lợn : 1/5 cả nước 4./ Kinh tế biển -Đánh bắt. -Nuôi trồng. -Du lịch. (Hạ Long ) -GTVT biển… ( Cảng Cái Lân) *Ý nghĩa: - Sử dụng hợp lí tài nguyên, nâng cao đời sống, - góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng… - Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc - Thực hiện đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. Gồm các tỉnh ( xem tại bản đồ hành chính – Atlat trang4,5) I/ Các thế mạnh và hạn chế của vùng: 1. Các thế mạnh: Chiếm 4,5% diện tích , chiếm 21,6% dân số cả nước. - Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. Ý nghĩa: + Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài. + Gần các vùng giàu tài nguyên. b. Tài nguyên thiên nhiên: - Diện tích đất nông nghiệp nhiều, trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. - Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng. - Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch) - Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. c. Điều kiện kinh tế - xã hội: - Dân cư đông nên có lợi thế: + Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao. + Tạo ra thị trường có sức mua lớn. - Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài. - Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy…) 2. Hạn chế: - Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép về nhiều mặt. - Thường có thiên tai. - Sự suy thoái một số loại tài nguyên. II/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 1. Thực trạng: Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. - Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II v à III. 2. Định hướng:.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. Đến năm 2010 tỉ trọng các khu vực theo thứ tự sẽ là : (20%,34%,46%) - Hiện đại hoá công nghiệp chế biến các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền nền nông nghiệp hàng hoá. - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế: + Trong khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả. + Trong khu vực II: chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động. + Trong khu vực III: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,… VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ 1/ Khái quát chung : Gồm các tỉnh ( xem tại bản đồ hành chính – Atlat trang4,5) Là vùng chuyển tiếp phía Bắc và phiá Nam 2/ Hình thành cơ cấu Nông-Lâm-Ngư nghiệp: a/ Ý nghĩa : +Tạo ra cơ cấu ngành hoàn chỉnh +Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian +Góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá b/ Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp : DT rừng : 2,64 tr ha ( 20% Dt rừng cả nước ) Độ che phủ 48% (2006) sau Tây Nguyên. Nhiều loại gỗ quý : Táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa…) Công tác lâm sinh được chú trọng Rừng sản xuất : 34% Rừng phòng hộ : 50% Rừng đặc dụng : 16% c/ Khai thác thế mạnh về nông nghiệp : Chăn nuôi : Trâu : ( 25% của cả nước) Bò : ( 20% của cả nước ) Cây công nghiệp lâu năm:. Cà phê: Tây Nghệ An, Quảng Trị Cao su, hồ tiêu : Quảng Bình, Quảng Trị Chè : Nghệ An Cây công nghiệp hàng năm : Lạc, mía, thuốc lá Bình quân lương thực thấp :348kg/người/năm (2005) d/ Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp: Đánh bắt ven bờ là chính ( Nghệ An) Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh 3/ Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải : a/ Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hoá : -Cơ cấu công nghiệp chưa định hình - Công nghiệp khai thác : + Crôm ( Thanh Hoá), Thiếc ( Nghệ An), Sắt ( Hà Tĩnh ) - Công nghiệp Vật liệu xây dựng : Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hoá) Hoàng Mai(Nghệ An) Sản xuất thép (Hà Tĩnh) - Công nghiệp năng lượng : + Bản vẽ (Sông Cả-Nghệ An )320MW +Cửa Đạt ( Sông Chu- Thanh Hoá ) 97MW + Rào Quán (Sông Rào Quán-Quảng Trị ) 64MW + A Lưới ( Thừa Thiên -Huế) 170MW - Các trung tâm công nghiệp (Atlat) Thanh Hoá-Bỉm Sơn (Cơ khí, chế biến gỗ, chế biến nông lâm thuỷ sản, vật liệu xây dựng) Vinh (Cơ khí, chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng) Huế(Cơ khí, chế biến nông lâm thuỷ sản, vật liệu xây dựng) b/ Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là GTVT Hệ thống GTVT đã có : QL1, đường sắt Thống Nhất, QL7,8,9, đường Hồ Chí Minh Sân bay : Phú Bài, Vinh, Đồng Hới Cảng : Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây Đường hầm đèo Ngang, Hải Vân VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. Khái quát chung:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1. Phạm vi lãnh thổ: Gồm các tỉnh ( xem tại bản đồ hành chính – Atlat trang4,5) - DT: (13,4% cả nước) - Dân số: (10,5% cả nước) - Có 2 quần đảo xa bờ. 2. Vị trí địa lí: + Thuận lợi: Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng + Khó khăn: Khu vực thường xảy ra thiên tai 3. Các thế mạnh và hạn chế: II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 1. Nghề cá: - Tiềm năng phát triển - Sản lượng - Chế biến - Vai trò 2. Du lịch biển: - Tiềm năng phát triển - Tác động đến các ngành khác 3. Dịch vụ hàng hải: 4. Khai thác KS và sản xuất muối: - Khai thác dầu khí (Bình Thuận) - Sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh… III. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng: 1. Phát triển công nghiệp: - Các trung tâm CN trong vùng + Quy mô:nhỏ và trung bình + Phân bố:Dọc ven biển, đồng thời là các đô thị lớn trong vùng + Cơ cấu ngành:Cơ khí, chế biến Nông-Lâm-Thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng… 2. Phát triển cơ sở năng lượng: - Đường dây 500 KV - Xây dựng các nhà máy thủy điện quy mô trung bình và tương đối lớn: Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, Avương. - Vùng KT trọng điểm: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. 3. Phát triển giao thông vận tải:. - Quốc lộ 1 - Đường Sắt Bắc – Nam - Các tuyến Đông- Tây ( QL 14b, 24,27,19) - Các hải cảng ( Tiên Sa, Dung Quất,Thị Nại, Cam Ranh) - Các sân bay: Đà Nẵng, Chu Lai, Nha Trang VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN 1/ Khái quát chung : Gồm các tỉnh ( xem tại bản đồ hành chính – Atlat trang4,5) - Không giáp biển - Gồm các cao nguyên xếp tầng nối tiếp nhau - Có vị trí đặc biệt về chính trị và quốc phòng. 2/ Phát triển cây công nghiệp lâu năm : *Điều kiện: -Đất bazan với tầng phong hoá dày, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng - Khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa, phân hoá theo độ cao - Công nghiệp ch ế biến phát triển - Th ị trường đ ược mở rộng * Cây trồng : ( xem Atlat trang 28) - Cà phê (80% diện tích cà phê cả nước ) . tập trung Đắc Lắc Cà phê chè : Gia Lai, Kon Tum , Lâm Đồng Cà phê vối : Đắc lắc - Chè : Bảo Lộc(Lâm Đồng) , Biển Hồ (Gia Lai) - Cao su : Gia Lai, Đắc Lắc. - Ngoài ra còn có dâu tằm ( Lâm Đồng ) , điều , tiêu * Giải pháp : - Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh CCN; mở rộng DT cây công nghiệp trên cơ sở khoa học, đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi -Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp để giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp . - Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu . 3/ Khai thác và chế biến lâm sản : Độ che phủ rừng : 60%, nhiều loại lâm sản quý. Hình thức : Liên hợp Nông – Lâm- Công nghiệp .Sản lượng khai thác giảm từ 600-700nghìn m3/cuối thập kỷ 80 , đến nay chỉ còn 200-300nghìn m3 /năm.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 4/ Khai thác thủy năng kết hợp với thuỷ lợi : - Sông Đa Nhim - thượng nguồn sông Đồng Nai .( Đa Nhim,Đại Ninh, Đồng Nai3,4) - Sông XrêPôk đã nâng tổng công suất lên 600MW.( Đrây H’Ling, Buôn Kuôp, Buôn Tua Sarh, Đức Xuyên… ) Sông Xê Xan đã nâng tổng công suất trên lên 1500 MW. ( YaLy, Xêxan3,3A,4, Plâykrông…) VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ 1/ Khái quát : Gồm các tỉnh ( xem tại bản đồ hành chính – Atlat trang4,5) - Diện tích nhỏ, dân số trung bình nhưng chiếm tỉ lệ lớn trong sản xuất công nghiệp, hàng xuất khẩu; dẫn đầu về GDP - Là vùng có nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển; cơ cấu kinh tế phát triển - ưu thế về vị trí, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, được nhà nước đầu tư 2/ Khai thác các thế mạnh : * Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế-xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. a/ Trong công nghiệp : Năng lượng : Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng . Thủy điện Trị An ( Sông Đồng Nai ) 400MW Thác Mơ (Sông Bé) 150MW Nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa ) tuốc bin khí Phú Mỹ 1,2,3,4 : 4000MW . Hệ thống đường dây 500KV Sự phát triển công nghiệp cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường Các ngành công nghiệp có công nghệ cao : điện tử, tin hoạ, hoá chất, hoá dược.. Các trung tâm có quy mô rất lớn : TPHCM Quy mô lớn : Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Vũng Tàu b/ Trong Dịch vụ , du lịch : Hoàn thiện cơ sở hạ tầng , đa dạng hóa các họat động dịch vụ : thưong mại, ngân hàng, tín dụng , bảo hiểm , thông tin , du lịch….. c/ Trong Nông – lâm nghiệp : + Thủy lợi : Các công trình thủy lợi : Dầu Tiếng ( Tây Ninh ) . Đảm bảo tưới cho hơn 170000ha Dự án thuỷ lợi Phước Hoà ( Bình Dương- Bình Phước) sẽ tăng hệ số vụ nhiều diện tích của vùng. + Thay đổi cơ cấu cây trồng : Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước. Thay các giống cao su năng suất cao, mở rộng quy mô trồng cà phê , điều,cọ dầu ; mía và đỗ tương giữ vị trí hàng đầu trong cây công nghiệp ngắn ngày. Quản lý tốt rừng đầu nguồn , rừng ngập mặn , khai thác có hiệu quả rừng quốc gia Cát Tiên , khu dự trữ sinh quyển. a- Phát triển tổng hợp kinh tế biển : - Đẩy mạnh khai thác dầu khí , phát triển công nghiệp khai thác chế biến dầu - Khai thác kết hợp nuôi trồng , chế biến thủy sản - Phát triển du lịch biển ( Vũng Tàu ) - Khai thác giao thông đường biển Cần chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường biển. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1/ Vị trí, lãnh thổ :Nằm tận cùng phía Nam, gồm 13 tỉnh , thành phố (xem Atlat trang 4,5) 2/ Thế mạnh và hạn chế : * Thế mạnh : Đất trồng : + Phù sa ngọt : ven sông Tiền , sông Hậu + Đất phèn : chiếm diện tích lớn nhất ( Đồng Pháp Mười , Hà Tiên , vùng trũng Cà Mau) + Đất mặn : (Ven biển Đông và vịnh Thái Lan ) Khí hậu : Mang tính cận xích đạo, giờ nắng nhiều, chế độ nhiệt cao, mưa nhiều Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt. - Sinh vật : Rừng ngập mặn ( Cà Mau, Bạc Liêu... ), Rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp), cá chim phong phú . - Tài nguyên biển : với hàng trăm bãi cá và nhiều loại hải sản quý..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> -. Khoáng sản : Than bùn (U Minh ), đá vôi( Hà Tiên), dầu khí (Thổ Chu-Mã lai) * Hạn chế : - Mùa khô kéo dài- xâm nhập mặn, tăng độ chua - Khoáng sản hạn chế 3/ Giải pháp : - Nước ngọt để thau chua ,rửa mặn vào mùa khô - Sử dụng các loại giống chịu mặn , ưa phèn - - Duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý , phá thế độc canh , kết hợp khai thác kinh tế biển .. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO 1/ Tài nguyên biển và thềm lục địa nước ta : + Sinh vật : Do biển sâu TB, ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxy, độ muối TB nên sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài ( cá, tôm, cua, mực, sò huyết, bào ngư, hải sâm, đồi mồi, rong tảo, san hô, ...) + Khoáng, dầu khí : Nhiều vùng có thể làm muối , cát trắng, các bể trầm tích chứa dầu khí + Điều kiện để phát triển giao thông: Nhiều vụng , vịnh , cảng nước sâu + Tài nguyên du lịch : nhiều bãi biển ( 125 bãi đẹp), nhiều cụm đảo. quần đảo 2/ Các đảo và quần đảo : Đảo : Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc .... Quần đảo : Vân Đồn, Cô Tô, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Thổ Chu... Các huyện đảo : Vân Đồn, Cô Tô ( Quảng Ninh ) Cát Hải, Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng ) Cồn Cỏ ( Quảng Trị ) Hoàng Sa ( Đà Nẵng ) Lý Sơn ( Quảng Ngãi) Phú Quý ( Bình Thuận ) Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu ) Kiên Hải, Phú Quốc ( Kiên Giang ). Ý nghĩa : Tiền tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng Khẳng định chủ quyền của nước ta. 3/ Khai thác tổng hợp các tài nguyên biển , đảo : *Lý do : - Hoạt động kinh tế biển đa dạng , chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao - Môi trường biển là khối thống nhất - Môi trường đảo có sự biệt lập , diện tích nhỏ dễ bị suy thoái. Hướng khai thác : * Khai thác tài nguyên sinh vật : Tránh khai thác quá mức ven bờ , cấm sử dụng các phương tiện có tính huỷ diệt * Khai thác tài nguyên khoáng sản : - Nghề làm muối đem lại hiệu quả kinh tế cao -Mở rộng việc thăm dò, khai thác dầu khí * Phát triển du lịch : Khai thác các bãi tắm, các đảo * Giao thông : Nâng cấp các cảng biển CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1/ Đặc điểm : - Ranh giới có thể thay đổi theo sự phát triển của đất nước - Hội đủ các thế mạnh, có sức thu hút đầu tư - Có tỉ trọng GDP lớn của quốc gia, tốc độ tăng trưởng nhanh, có vai trò với các vùng khác - Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp , dịch vụ . 2/ Ba vùng kinh tế trọng điểm : a/ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ( chiếm 4,7% DT, 16,3 % DS cả nước ) ( Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, HảiDương, Hưng Yên,Hải Phòng, Quảng Ninh) -Nguồn lao động dồi dào, có chất lượng - Có lịch sử khai thác lâu đời - Công nghiệp sớm phát triển - Dịch vụ du lịch có tiềm năng phát triển Cần : + Đẩy mạnh công nghiệp trọng điểm + Chú trọng thương mại và dụ lịch + Hướng vào nền nông nghiệp hàng hoá.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Chú trọng vấn đề môi trường b/ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh ) - Vị trí tiếp giáp phía Bắc và phía Nam, thông ra biển - Thế mạnh về kinh tế biển, khoáng sản và rừng - Đang triển khai các dự án lớn C/ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An) - Là “bản lề” giữa tây Nguyên, Nam Trung Bộ và ĐBSCL - Tiềm năng lớn về Dầu khí - lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao -Công nghiệp phát triển với nhiều ngành có công nghệ cao - Dịch vụ thương mại, ngân hàng, du lịch phát triển . ----------------------------------------------------RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ( Thi TNTHPT) VÀ 20 BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ I/ Những điều cần chú ý khi khi thực hành về biểu đồ: - Các dạng biểu đồ thường vẽ : đường, cột, đường+cột, tròn, miền - Đọc kỹ đề để xác định dạng biểu đồ phù hợp - Vẽ biểu đồ đường : Tuyệt đối phải tính khoảng cách giữa các năm trên trục hoành Ghi đủ nội dung, đơn vị ở mỗi đầu trục tung, hoành Ghi số liệu tại tọa độ mỗi thời điểm, không ghi ở trục tung Ký hiệu, chú thích nếu vẽ nhiều đường biểu diễn (không dùng bút khác màu để vẽ nhiều đường biểu diễn) Ghi tên biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối: Tuyệt đối phải tính khoảng cách giữa các năm trên trục hoành Ghi đủ nội dung, đơn vị ở mỗi đầu trục tung, hoành Đường trung tâm của mỗi cột là đường vuông góc với năm xác định Ghi số liệu trên đầu hoặc giữa mỗi cột. Ký hiệu, chú thích nếu trong mỗi cột có nhiều đối tượng (không dùng bút khác màu để thể hiện ký hiệu nhiều đối tượng) Ghi tên biểu đồ Vẽ biểu đồ cột theo số liệu tương đối: Ghi bảng xử lý số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối ( sử dụng máy tính bỏ túi) Ghi đủ nội dung, đơn vị (%) ở mỗi đầu trục hoành, tung Vẽ nhiều cột thì chiều cao của các cột bằng nhau = 100% Đường trung tâm của mỗi cột là đường vuông góc với năm xác định Ghi số liệu giữa mỗi thành phần của cột Ký hiệu, chú thích (không dùng bút khác màu để thể hiện ký hiệu nhiều đối tượng) Ghi tên biểu đồ Vẽ biểu đồ cột kết hợp với biểu đồ đường, ngoài những nội dung như trên, cần chú ý trên biểu đồ có 2 trục tung( một trục ứng với số liệu của một dạng biểu đồ) Ngoài ra cũng có những dạng biểu đồ đường hoặc cột vì có 2 dạng số liệu khác nhau nên phải vẽ 2 trục tung. Vẽ biểu đồ tròn : Xử lý số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối, ghi bảng xử lý số liệu ( sử dụng máy tính) Dùng compa vẽ hình tròn ( không nên sử dụng nét compa bằng bút chì) Từ số liệu tương đối đã xử lý, dúng máy tính để tính số độ (góc) mà đối tượng chiếm trên biểu đồ tròn) 1%= 3,6 độ Dùng thước đo độ để lấy tỉ lệ chính xác trong hình tròn Ký hiệu, chú thích (không dùng bút khác màu để thể hiện ký hiệu nhiều đối tượng) Ghi số liệu(%) vào phần diện tích của đối tượng trong hình tròn Ghi tên (năm hoặc vùng….) cho mỗi biểu đồ Ghi tên chung cho biểu đồ . -. -.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> - Vẽ biểu đồ miền : . Xử lý số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (nếu cho số liệu tuyệt đối), ghi bảng xử lý số liệu ( sử dụng máy tính) Vẽ trục tọa độ vuông góc Ghi đủ nội dung, đơn vị (%) ở đầu trục tung, năm ở trục hoành Năm đầu tiên của bảng số liệu ghi ở ngay trục tung, tính khoảng cách giữa các năm Vẽ một hình chữ nhật có cạnh bằng 100% ở trục tung và cạnh bằng khoảng cách số năm trên trục hoành. Tại mỗi thời điểm trên trục hoành, dựng đường vuông góc (bằng bút chì) với trục hoành, song song và bằng cạnh kia của hình chữ nhật. Sử dụng số liệu vẽ đường biểu diễn chính là giới hạn trên của miền thứ nhất ( ghi số liệu % vào khoảng giữa của miền tại từng thời điểm) Lấy tổng số liệu miền thứ nhất và miền thứ hai để vẽ đường biểu diễn thứ 2, chính là giới hạn trên của miền thứ 2 ( ghi số liệu % của miền thứ 2 vào khoảng giữa của miền tại từng thời điểm) Ghi số liệu % của miền thứ 3 vào khoảng giữa của miền tại từng thời điểm) Ký hiệu và chú thích cho mỗi miền, không nên ghi trực tiếp vào mỗi miền của biểu đồ (dễ làm che mất số liệu) Ghi tên biểu đồ I/ Những điều cần chú ý khi khi nhận xét, giải thích nội dung biểu đồ: + Nhận xét : - về sự biến động số liệu chung - Sự biến động số liệu thành phần ( tăng, giảm bao nhiêu lần, bao nhiêu%) - Thành phần nào chiếm ưu thế(tỉ lệ luôn luôn cao), thành phần nào mới xuất hiện… - Sự thay đổi số liệu chung hoặc thành phần cho thấy vấn đề gì + Giải thích : - Để giải thích về sự biến động, cần dựa vào nhiều yếu tố : tự nhiên, kinh tế -xã hội ( Dân cư, hìanh thái kinh tế, đường lối, chính. sách…, đặc điểm sinh thái( cây trồng, vật nuôi)…. Cơ sở là kiến thức đã học, không dựa vào bảng số liệu Bµi tËp 1 - Cho b¶ng sè liÖu díi ®©y vÒ sè d©n vµ diÖn tÝch c¸c vïng n¨m 2001. Hãy vẽ biểu đồ so sánh sự chệnh lệch mật độ các vùng. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và rút ra các kết luận cần thiết. Vïng C¶ níc MiÒn nói,trung du §ång b»ng 2 330991 248250 82741 DiÖn tÝch (Ngh×n km ) D©n sè (Ngh×n ngêi) 78700 20836 57864 a)Xö lý sè liÖu. Vïng C¶ níc MiÒn nói, trung du §ång b»ng DiÖn tÝch (%) 100 75,0 25,0 D©n sè (%) 100 26,5 73,5 Mật độ (Ngời/km2) 238 84 700 b)Vẽ 2 biểu đồ tròn ( DT và DS) c-NhËn xÐt: Mật độ toàn quốc là 238 ngời / km2. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà mật độ có sự phân hoá rõ rệt giữa miền núi - trung du và đồng bằng. a- Tại đồng bằng. §ång b»ng chØ chiÕm 25% diÖn tÝch nhng chiÕm tíi 73,6% d©n sè. MËt độ tại các đồng bằng là 700 ngời/ km2 ; mật độ này cao hơn mật độ cả nớc tới trªn 3 lÇn. Dân c tập trung tại đồng bằng là do... ( ) b- MiÒn nói -Trung du. D©n c rÊt tha: chiÕm 75,0% diÖn tÝch nhng chØ chiÕm 26,3% d©n sè. Trung bình mật độ là 84 ngời/km2 ; thấp hơn mật độ cả nớc tới trên 3 lÇn. Mật độ chung của đồng bằng và TDMN chênh lệch nhau tới gần 9 lần (700/84). D©n c tha thít ë miÒn nói trung du lµ do... ( ) Bµi tËp 2 - Cho b¶ng sè liÖu díi ®©y vÒ kÕt cÊu theo tuæi cña d©n sè níc ta n¨m 1979- 1999, hãy vẽ biểu đồ thích hợp. Từ bảng số liệu h ãy nhận xét và giải thích sự thay đổi trong kết cấu dân số nớc ta. KÕt cÊu theo tuæi cña d©n sè ViÖt Nam (§¬n vÞ % trong tæng sè d©n ) Nhãm tuæi 1979 1989 1999 Díi 15 42,6 39,0 33,1 Tõ 15-60 50,4 53,8 59,3 Trªn 60 7,0 7,2 7,6 Céng 100,0 100,0 100,0 NhËn xÐt: Nhãm díi 15 tuæi: Cã tØ lÖ lín...Sè liÖu.... Xu thÕ gi¶m dÇn Lý do: nh÷ng n¨m tríc ®©y gia t¨ng d©n sè rÊt cao... Nhãm tõ 15-60:.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> ChiÕm tØ lÖ lín nhÊt... cã xu híng t¨ng dÇn... Lý do: tuæi thä trung b×nh cña d©n c ngµy cµng cao; gia t¨ng d©n sè gi¶m dÇn... c -Nhãm trªn 60 tuæi: ChiÕm tØ träng thÊp.. Cã xu thÕ t¨ng dÇn... Lý do: tuổi thọ của dân c tăng nhanh, đời sống vật chất của nhân dân ta ngày càng nâng cao, y tế phát triển đã hạn chế các loại bệnh tật... d-TØ lÖ phô thuéc Tỉ lệ phụ thuộc là số ngời trong tuổi lao động so với số ngời ngoài tuổi lao động. Tỉ lệ ngời trong độ tuổi lao động càng cao thì tỉ lệ phụ thuộc càng giảm. Năm 1979 lµ 49,6%/50,4% = 98%; n¨m 1989 lµ 0,84; n¨m 1999 lµ 54%. Tỉ lệ phụ thuộc giảm là điều kiện thuận lợi cho nâng cao đời sống, lao động đông. KÕt cÊu d©n sè níc ta trong giai ®o¹n chuyÓn tiÕp sang lo¹i kÕt cÊu d©n sè giµ. Bài tập 3 GIÁ TRỊ HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHÂN THEO NHÓM HÀNG NĂM 2000 VÀ 2005 Đơn vị: triệu USD Hàng xuất khẩu 2000 2005 Công nghiệp nặng và khoáng 5.382,1 14.000,0 sản Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ 4.903,1 16.202,.0 công nghiệp Nông sản-lâm sản 2.719,0 6.266,1 Thuỷ sản 1.478,5 3.358,1 Tổng số 14.482,7 39.826,2 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2000 và 2005. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian trên Nhận xét và giải thích(1đ): -Quy mô giá trị hàng xuất khẩu của nước ta tăng khá nhanh.... + Hàng CN nặng và khoáng sản tăng 3,9 lần + Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN tăng 3,16 lần ... -Tỉ trọng hàng CN nặng và khoáng sản tăng 11,9% do việc đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô, than, thiếc... -Tỉ trọng hàng CN nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 5,3%: do đẩy mạnh hàng dệt may và giày dép. -Tỉ trọng hàng nông sản giảm 14,3% do sự không ổn định của thị trường. -Tỉ trọng hàng lâm sản giảm 1,7%... -----------Bài tập 4:Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994). Năm Thành phần kinh tế Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 1995. 2005. 19607 9942 20959. 48058 46738 104826. 1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995 – 2005. 2. Nêu nhận xét. - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất, khu vực ngoài nhà nước thấp nhất. - Giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ đều tăng, tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Bài tập 5 : CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VÀ TÂY NGUYÊN , NĂM 2006 (Đơn vị nghìn ha ) Trung du miền núi Bắc Bộ. Tây Nguyên. TỔNG SỐ. 10155,8. 5466,0. Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp. 1478,3 5324,6. 1597,1 3067,8. Đất chuyên dùng. 245,0. 124,5. Đất thổ cư. 112,6. 41,6.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đất chưa sử dụng. 2995,3. 635,0. Anh , (Chị) hãy : 1.Tính cơ cấu sử dụng đất của trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên . 2.Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên . 3.so sánh và giải thích Trung du miền núi Tây Nguyên Bắc Bộ Tổng số. 100. 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a/ Vẽ biểu đồ kết hợp biểu hiện các nội dung của bảng số liệu b/ Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943-2005. Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột trên một hệ trục tọa độ (2 trục tung) . Tại một thời điểm có 1 cột tổng DT rừng (triệu ha) và 1 cột thể hiện độ che phủ(%) Bài tập 7: Cho bảng số liệu : Diện rích rừng bị cháy, bị chặt phá của nước ta trong giai đoạn 2000-2006 ( Đơn vị : nghìn ha) DT rừng 2000 2003 2004 2005 2006 Bị cháy 1.05 5.5 4.8 6.8 2.4. 100. Đất nông nghiệp 14,6 29,2 Đất lâm nghiệp 52,4 56,1 Đất chuyên dùng 2,4 2,3 Đất thổ cư 1,1 0,8 Đất chưa sử dụng 29,5 11,6 a. Giống nhau : -cả hai vùng vốn đất đều được sử dụng vào các hoạt động nông nghiệp ,lâm nghiệp ,chuyên dùng và thổ cư b Khác nhau .: Tây Nguyên có tỉ lệ đất nông nghiệp , lâm nghiệp cao hơn -Trung du miền núi bắc bộ có tỉ lệ có lệ đất chuyên dùng , đất thổ cư cao hơn Nguyên nhân : -Tây Nguyên là vùng cao nguyên xếp tầng ,Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ,là vùng còn nhiều tiềm năng rừng nhất nước ta nhưng dân cư lại thưa thớt ,đô thị hóa còn chậm phát triển . -Trung du miền núi Bắc Bộ địa hình dốc lại bị khai thác sớm nên diện tích đất sử dụng còn nhiều . Bài tập 6: cho bảng số liệu về sự biến động diện tích rừng qua một số năm Năm Tổng DT có DT rừng tự DT rừng Độ che phủ rừng (triệu ha) nhiên trồng ( %) (triệu ha) (triệu ha) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0. Bị chặt 3.5 2.0 2.3 3.4 3.1 phá Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện . Nhận xét Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột – 5 cột . Tại một thời điểm mỗi cột là tổng DT rừng bị cháy và bị chựt phá, trong đó có ký hiệu của 2 đối tượng. Bài tập 8: Cho bảng số liệu : Số dân của VN giai đoạn 1921-2007 (triệu người) Năm Dân số Năm Dân số 1921 15.5 1979 52.7 1936 18.8 1989 64.4 1956 27.5 1999 76.3 1960 30.2 2007 85.2 a/ Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình trạng tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1921-2007 b/ Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta c/ Nêu hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta Gợi ý : Chú ý khoảng cách giữa các năm Bài tập 9: Cho bảng số liệu : về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (2000-2006) Chia ra Năm Nông,lâm,ngư Công nghiệp- xây Dịch vụ nghiệp dựng 2000 65.1 13.1 21.8 2002 61.9 15.4 22.7 2004 58.7 17.4 23.9 2005 57.2 18.3 24.5.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 2006 55.7 19.1 25.2 a/ Vẽ biểu đồ miền thể hiện b/ Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta trong thời gian trên. Gợi ý : Chú ý khoảng cách giữa các năm Bài tập 10: Cho bảng số liệu : Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (1990-2007) Năm Số dân thành thị Tỉ lệ dân thành thị trong ( triệu người) tổng số dân cả nước (%) 1990 12.9 19.5 1995 14.9 20.8 2000 18.8 24.2 2005 22.3 26.9 2007 23.4 27.8 a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện b/ Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước ở 2 thời điểm trên. Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột trên một hệ trục tọa độ (2 trục tung) . Tại một thời điểm có 1 cột là số dân thành thị (triệu người) và 1 cột thể hiện độ tỉ lệ dân thành thị(%) Bài tập 11: Cho bảng số liệu : Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta (1990-2005) Khu vực kinh 1990 1991 1995 1997 2000 2002 2005 tế Nông, lâm, 38.7 40.5 27.2 25.8 24.5 23.0 21.0 ngư nghiệp Công nghiệp22.7 23.8 28.8 32.1 36.7 38.5 41.0 xây dựng Dịch vụ 38.6 35.7 44.0 42.1 38.8 38.5 38.0 Vẽ biểu đồ miền thể hiện. Nhận xét và giải thích. Bài tập 12: Cho bảng số liệu : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) Loại cây 1990 2005 Cây lương thực 67.1 59.2 Cây rau đậu 7.0 8.3 Cây công nghiệp 13.5 23.7 Cây ăn quả 10.1 7.3 Cây khác 2.3 1.5. Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt qua các năm Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn Bài tập 13: Cho bảng số liệu : Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ (nghìn ha) Năm Tổng cộng Chia ra Lúa đông Lúa hè thu Lúa mùa xuân 1990 6043 2074 1216 2753 2005 7329 2942 2349 2038 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện b/ Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta. Gợi ý : Vẽ biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối(nghìn ha) (2 cột ). Trong mỗi cột có ký hiệu lúa theo 3mùa. Bài tập 14: Cho bảng số liệu : Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (tỉ đồng) Thành phần kinh tế 1995 2005 Nhà nước 51990 249085 Ngoài nhà nước 25451 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 25933 433110 Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét và giải thích Gợi ý : Xử lý số liệu (%), Vẽ 2 biểu đồ tròn Bài tập 15: Cho bảng số liệu : Cơ cấu vận tải hàng hóa nước ta năm 2007 (%) Loại đường Khối lượng vận chuyển Khối lượng luân chuyển Đường sắt 1.5 2.9 Đường bộ 67.6 18.3 Đường sông 22.7 16.6 Đường biển 8.2 62.2 Vẽ biểu đồ thể hiện. Giải thích về tỉ trọng hàng hóa vận chuyển của đường bộ và hàng hóa luân chuyển của đường biển ở nước ta. Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn( hoặc 2 biểu đồ cột ) Bài tập 16: Cho bảng số liệu : Cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu của nước ta năm 1996 và năm 2007 (%) Năm 1996 2007 Xuất khẩu 39.6 43.6 Nhập khẩu 60.4 56.4.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất-nhập khẩu của nước ta. Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn( hoặc 2 biểu đồ cột ) Bài tập 17: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động ở duyên hải Nam Trung Bộ ( nghìn tấn ) Tiêu chí 1995 2005 Khai thác 331.3 574.9 Nuôi trồng 7.9 48.9 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng. Nhận xét và giải thích Gợi ý : Xử lý số liệu,vẽ 2 biểu đồ tròn ( hoặc 2 biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối(nghìn tấn) Bài tập 18: Cho bảng số liệu : Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động ở đồng bằng sông Cửu Long ( nghìn tấn ) Tiêu chí 1995 2000 2005 2007 Đánh bắt 552.2 803.9 843.0 859.0 Nuôi trồng 270.0 365.1 1002.8 1526.6 Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995-2007. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Gợi ý : Xử lý số liệu,vẽ 2 biểu đồ tròn ( hoặc 2 biểu đồ cột theo số liệu tuyệt đối(nghìn tấn) Bài tập 19: Cho bảng số liệu : Giá trị sản xuất nông nghiệp (%) Năm 1990 2005 Trồng trọt 79.3 73.5 Chăn nuôi 17.9 24.7 Dịch vụ nông nghiệp 2.8 1.8 Vẽ biểu đồ thể hiện. Nhận xét sự chuyển dịch giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta. Gợi ý : Vẽ 2 biểu đồ tròn . Bài tập 20: Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá so sánh 1994) Đơn vị : tỉ đồng Năm Thành phần kinh tế Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước. 1995. 2005. 19607 9942. 48058 46738. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20959 104826 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ qua các năm 1995 – 2005. b. Nêu nhận xét. Gợi ý : Xử lý số liệu,vẽ 2 biểu đồ tròn. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLÁT ĐỊA LÝ VIỆT NAM VÀ 25 CÂU HỎI THỰC HÀNH ĐỌC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM Để sử dụng Atlat trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau: 1. Nắm chắc các ký hiệu: 2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành: 3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành: Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt: Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như: 4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlat: 5. Biết sử dụng đủ Atlat cho 1 câu hỏi: Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat. Câu 1 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày và nhận xét về sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. (trang 8, 22-Atlat) Các mỏ dầu :Bể Cửu Long ( Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng, Bạch Hổ), Bể Nam Côn Sơn( Đại Hùng, Cái Nước) Mỏ khí : Bể sông Hồng ( Tiền Hải),Nam Côn Sơn( Lan Tây, Lan Đỏ) Nhận xét : Chủ yếu ở phía Nam, các mỏ dầu, khí nằm gần nhau, không quá xa đất liền. Câu 2 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta. Giải thích nguyên nhân . Vì sao nước ta.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> phải thực hiện phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước ? (trang 15Atlat) Đặc điểm phân bố :- Không đều - Tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi; đồng bằng phía Bắc mật độ lớn hơn ở phía Nam, Tây Bắc, Tây Nguyên là những vùng có mật độ thấp - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn(73,1%) Nguyên nhân : - Đồng bằng có các điều kiện sống thuận lợi hơn - Hoạt động nông nghiệp lúa nước - Lịch sử khai thác Phân bố lại dân cư… vì: - Điều hòa nguồn lao động - Miền núi và trung du đất rộng, tài nguyên nhiều nhưng lại thiếu lao động để khai thác; đồng bằng đất chật người đông, thừa lao động, thiếu việc làm Câu 3 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố các đô thị có quy mô từ 100000 người trở lên ở nước ta, nguyên nhân ? . Kể tên 5 thành phố trực thuộc trung ương, tên 5 đô thị có quy mô dân số từ 200001 đến 500000 người (trang 15-Atlat) Nhận xét : - Phần lớn các đô thị có quy mô 100000 người trở lên tập trung ở đồng bằng, duyên hải. - ĐBSH,ĐNB,ĐBSCL là 3 vùng có các đô thị >100000 người tập trung nhiều Nguyên nhân : - Đồng bằng có các điều kiện sống thuận lợi hơn - Hoạt động nông nghiệp lúa nước - Lịch sử khai thác - Qúa trình đô thị hóa diễn ra ở đồng bằng, duyên hải nhanh hơn Câu 4 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho sản lượng lúa ở nước ta tăng nhanh. (trang 18,19-Atlat) Tình hình sản xuất lúa : - Lúa chiếm phần lớn trong cây lương thực mà cây lương thực chiếm > 50% giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt - Diện tích gieo trồng năm 2007 đạt 7,2 triệu ha ( biến động nhỏ). -. Sản lượng lúa năm 2007 đạt 35,9 triệu tấn , tăng hơn 3,3 tr tấn so với năm 2000 mặc dù năm 2000 diện tích gieo trồng lúa lớn hơn cho thấy năng suất lúa ngày càng tăng(hiện nay đạt 49 tạ/ha) - ĐBSCL và ĐBSH là 2 vùng trọng điểm trồng lúa ở nước ta sau đố đến các tỉnh duyên hải miền Trung - Một số tỉnh có DT và SL lúa nhiều :An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp,Sóc Trăng, Thanh Hóa,Thái Bình, Hưng yên… Nguyên nhân làm sản lượng lúa tăng nhanh: - Diện tích canh tác lúa ổn định - Hệ số vụ ngày càng tăng - Năng suất tăng do áp dụng nhiều giống mới năng suất cao Câu 5 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày thực trạng phát triển và phân bố một số cây công nghiệp lâu năm ( cà phê, chè, cao su, điều) ở nước ta, giải thích nguyên nhân . (trang 18,19-Atlat) Thực trạng sản xuẩ cây công nghiệp ( cà phê, chè, cao su, điều) : - Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong ngành trồng trọt ngày càng tăng( 24% năm 2000 tăng lên 25,6% năm 2007) - DT cây công nghiệp tăng nhanh :từ 2,229 tr ha năm 2000 lên đến 2,667 tr ha năm 2007). Trong đó cây công nghiệp dài ngày ngày càng chiếm ưu thế(65% năm 2000 lên 68,2% năm 2007) - Phân bố một số cây CN lâu năm : + cà phê :Chủ yếu ở Tây Nguyên(Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Lam Đồng), Đông Nam Bộ(Bình Phước,Đồng Nai), một ít ở Bắc Trung Bộ ( Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị), cà phê chè trồng được ở Tây Bắc. + Cao su:chủ yếu ở Đông Nam Bộ(ĐồngNai, Bình Dương, Bình Phước,Tây Ninh), Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum)một ít ở Bắc Trung Bộ ( Quảng Bình, Quảng Trị) + Chè : TDMN Bắc Bộ( Hà Giang, Thái Nguyên,Yên bái, Phú Thọ,…), Tây Nguyên ( Lâm Đồng, Gia Lai),một ít ở Bắc Trung Bộ ( Nghệ An) +Điều:ĐNBộ(Bà Rịa-VũngTàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước),Tây Nguyên: (Đắc Nông, Đắc Lắc), một ít ở Nam Trung Bộ(Bình Thuận) Nguyên nhân : - Cây CN lâu năm phát triển mạnh vì có các điều kiện thuận lợi (Đất ba dan, khí hậu nóng , mưa nhiều, nguồn nước phong phú; nguồn.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> -. nhân lực đông, CN chế biến phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, chính sách phát triển của nhà nước) Sự phân bố các cây CN : Điều kiện sinh thái thích nghi: Cà phê, cao su thích nghi các cao nguyên phía Nam, chè thích nghi với các cao nguyên cao có khí hậu lạnh phía bắc… điều thích nghi với đất xám trên nền phù sa cổ). Câu 6 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta. (trang 20-Atlat) Thuận lợi : - Đường bờ biển dài >3260km có nhiều dạng địa hình, hệ sinh thái: vũng, vịnh, đầm, phá, nhiều bãi triều, rừng ngập mặn - Biển Đông trên 1 tr km2, biển ấm , có các dòng hải lưu chảy theo mùa, đa dạng sinh vật biển - Có 4 ngư trường lớn (Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa-Trường Sa, Trường Sa-Côn Đảo, Vịnh Thái lan) - Nước ta có nhiều sông, suối, kênh, rạch, DT ngâp nước - Nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt - Phương tiện ngày càng được hiện đại - CN chế biến phát triển - Thị trường ngày càng được mở rộng - Chính sách của nhà nước Khó khăn : - Thiên tai( bão, lũ, lụt, rét) - Môi trường biển bị suy thoái, làm suygiarm đa dạng sinh vật biển - Cơ sở hạ tầng, CN chế biến chưa đáp ứng - Thị trường thiếu ổn định Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, trình bày tình hình khai thác, chế biến lâm sản và trồng rừng ở nước ta (trang 20-Atlat) Thực trạng về DT rừng và tình hình trồng rừng: - Địa phương có độ che phủ >60% còn rất ít (Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng); phần lớn là các địa phương có độ che phủ từ 20-40% DT tự nhiên - DT rừng cả nước năm 2007 chỉ chiếm 38,5% DT tự nhiên , DT rừng trồng có tăng nhưng chậm và chiếm tỉ lệ nhỏ(2,5 trha/12,7 tr ha). DT rừng bị chặt phá và bị cháy hằng năm còn nhiều Tình hình khai thác :. -. Sản phẩm chính : Gỗ, tre , nứa Giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất là vùng Bắc Trung Bộ, TDMN, Tây Nguyên. Câu 8 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học,trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta. Tại sao có sự phân hóa đó ? (trang 21-Atlat) Tập trung : * Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung cao nhất Hà Nội là trung tâm, tỏa đi các hướng theo hướng chuyên môn hóa: Hà Nội : - Hải Phòng – Quảng Ninh ( cơ khí,, than) - Đáp Cầu-Bắc Giang ( VLXD, phân bón) - Đông Anh- Thái Nguyên ( cơ khí, luyện kim) - Việt Trì- Phú Thọ ( Hóa chất, giấy) - Hà Đông- Hòa Bình ( cơ khí, điện) - Nam Định- Ninh Bình ( Dệt- VLXD) * Nam Bộ hình thành một dải CN có các trung tâm: TPHCM, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Biên Hòa * DHMT : các trung tâm CN quy mô vừa và nhỏ( Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Huế… Tây Nguyên và TDMN công nghiệp thưa thớt Nguyên nhân : Những nơi có CN tập trung là do : + Vị trí, giao thông thuận lợi + Tài nguyên phong phú + Nguồn lao động có tay nghề + Thị trường + Kết cấu hạ tầng Câu 9 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực và giải thích sự phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta. (trang 22-Atlat) Tình hình phát triển ngành điện lực: Ngành điện nước ta được sản xuất từ 2 nguồn chính : thủy điện và nhiệt điện Hệ thống trạm và đường dây tải điện ngày càng nối dài đến vùng sâu, xa.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Sản lượng điện tăng khá nhanh : năm 2000:26,7 tỉ kWh, năm 2007 đạt 64,1 tỉ kWh) Trước đây thủy điện chiếm ưu thế, hiện nay nhiệt điện chiếm ưu thế Giải thích sự phân bố của nhiệt điện: - Phía Bắc : Nhiệt điện từ than ( nguồn than Quảng ninh, Lạng Sơn) - Phía Nam: Nhiệt điện từ khí ( nguồn khí từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ), nhiệt điện từ dầu( nguồn dầu của Đông nam Bộ) Câu 10. Dựa vào kiến thức đã học và Atlát Địa lý Việt Nam trong bản đồ CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG, hãy nêu tên các nhà máy điện có công suất trên 1000MW ở nước ta và giải thích sự phân bố của chúng? ( trang 22- Atlat) Các nhà máy điện có công suất>1000MW : + Thủy điện : Hòa Bình ( 1920MW), Sơn La(2400MW- đang xây dựng) + Điện tuốc bin khí : Tổ hợp Phú Mỹ (4164MW), Tổ hợp Cà Mau (1500MW) + Điện có nguồn than : Tổ hợp Phả Lại (1040MW) Giải thích : Sông Đà thuộc hệ thống sông Hồng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta (6tr kW), Khả năng cung cấp khí của mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, nhu cầu điện của ĐNB Khả năng cung cấp than của vùng Đông Bắc, bổ sung cầu sử dụng điện của ĐBSH và các vùng phụ cận. Câu 11 : Dựa vào Atlat Địa lý VN , hãy xác định một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ công nghiệp chung. Tại sao TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? (trang 21-Atlat) Các trung tâm CN lớn : TPHCM( rất lớn), Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu(lớn) TPHCM là trung tâm CN lớn nhất nước ta vì : (Các ngành của Tp Hồ Chí Minh : Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.) -Vị trí địa lý thuận lợi -Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt nhất nước. -Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng cao nhất nước. -Thị trường tiêu thụ lớn.. Câu 12 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy kể tên một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Bắc – Nam và một số tuyến đường biển quốc tế của nước ta.Vì sao quốc lộ 1 là tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta ? (trang 23-Atlat) Tuyến Bắc –Nam quan trọng : Quốc lộ I ,Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14 Một số tuyến đường biển quốc tế : - Hải Phòng- Hồng Kông , Hải Phòng – Tokyo, Hải Phòng – Manila - TPHCM- Hồng Kông, TPHCM- Vlavoxtoc, TPHCM- Xihanuc vin, TPHCM – Băngkoc, TPHCM- Xingapo Quốc lộ 1 là tuyến giao thông quan trọng vì : - Nối liền từ Bắc đến Nam, đảm nhận giao thông Bắc-Nam, từ Trung ương đến địa phương - Nối các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế cả nước Câu 13 : Dựa vào Atlat Địa lý VN, kể tên các trung tâm công nghiệp của trung du và miền núi Bắc Bộ, tên ngành công nghiệp của mỗi trung tâm. Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng . (trang 21, 26-Atlat) Một số trung tâm CN của TDMN Bắc Bộ : -Việt Trì (Hóa chất, giấy, chế biến nông sản,VLXD), - Thái Nguyên (Luyện kim, điện, chế biến nông sản, VLXD) - Cẩm Phả (Điện, than), - Uông Bí( Điện, VLXD,đóng tàu) - Bắc Giang( hóa chất) Nhận xét về sự phân bố :Các trung tâm CN có quy mô nhỏ, phân bố liền kề vùng ĐBSH và phụ cận; Các trung tâm khác chủ yếu là khai thác ở những nơi có khoáng sản, có điều kiện (thủy điện) Câu 14 : Dựa vào Atlat Địa lý VN, kể tên ( ở vùng Đông Nam Bộ) - Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện - Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển - Các mỏ dầu và mỏ khoáng sản - Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế - Các tuyến giao thông quan trọng - Hoàn thành bảng sau : Trung tâm CN Quy mô Các ngành công nghiệp (trang 25,29-Atlat) - Các nhà máy thủy điện: Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn - Các nhà máy nhiệt điện : Phú Mỹ, Bà Rịa, Thủ Đức.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Các vườn quốc gia: Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò Xa Mát - Các khu dự trữ sinh quyển: Cần Giờ, Cát Tiên - Các mỏ dầu : Hồng Ngọc, Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông - Các cửa khẩu quốc gia, quốc tế : Hoa Lư, Mộc Bài, Xa Mát - Các tuyến giao thông quan trọng : QL 1,14, 20,13,22,51 - Hoàn thành bảng sau : Trung tâm CN Quy mô Các ngành công nghiệp TPHCM Rất lớn Nhiệt điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản. Biên Hòa. Lớn. Cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, chế biến nông sản.. Thủ Dầu Một. Lớn. Giấy, VLXD, chế biến nông sản, nhiệt điện, điện tử, hóa chất, dệt. Vũng Tàu. Lớn. Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt, may, chế biến nông sản.. Câu 15 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nêu vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ và đánh giá những thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng. (trang 4, 18,27Atlat) Vị trí địa lý : Bắc giáp ĐBSH và TDMN BB, phía Nam giáp DHNTB, tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp biển Đông Thuận lợi : - Án ngữ trên con đường giao thông Bắc-Nam - Có thể giao lưu với nước ngoài bằng đường biển Khó khăn: - Nằm trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của fơn mùa hè, gió mùa đông bắc vào mùa đông, bão, lũ lụt. Câu 16 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, phân tích điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nông-lâm- ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ ( trang 27- Atlat) Điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp : Có đầy đủ các dạng địa hình, các nguồn tài nguyên để phát triển: + Độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tây Nguyên, có nhiều loại gỗ quý + Vùng đồi trước núi DT rộng + DT đất ba dan tuy không rộng nhưng khá tốt + Đồng bằng cát pha thuận lợi trồng CCN hàng năm + Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá Câu 17 : Dựa vào Atlat Địa lý VN và kiến thức đã học, hãy nêu vấn đề khai thác khoáng sản và thủy điện ở trung du và miền núi Bắc Bộ.( trang 8,22,26- Atlat) Khai thác khoáng sản : - Than ( Quảng Ninh, Lạng Sơn,Sơn la) - Sắt(Thái Nguyên,Yên Bái,Lào Cai, Hà Giang) - Đồng ( Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang) - Chì (Bắc Kạn) - Thiếc (Tuyên Quang)…. Thủy điện : Hòa Bình ( 1920MW), Thác Bà (110MW),Tuyên Quang(342MW), Sơn La(2400MW) Câu 18: Sử dụng tập Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? ( trang 19,28 Atlat) Thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên : Đất badan có tầng phong hóa dày, giàu dinh dưỡng, phân bố trên những mặt bằng rộng lớn( cao nguyên Kon Tum, PleiKu, Buôn Ma Thuột, Mơ Nông…) Khí hậu cận xích đạo có 2 mùa Nguồn nước tương đối đảm bảo Nguồn nhân lực có kinh nghiệm CN chế biến phát triển Thị trường mở rộng Chính sách phát triển của nhà nước.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Câu 19 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định hướng di chuyển của bão vào nước ta Thời gian hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất. ( trang 9- Atlat) Bão ảnh hưởng đến nước ta từ tháng 6 đến tháng 12 Chậm dần từ Bắc vào Nam Đầu mùa hướng Tây Tây Bắc, cuối mùa hướng Tây Tây Nam Tần suất mạnh nhất vào tháng 9,10 ảnh hưởng trực tiếp vào các tỉnh Trung Trung Bộ , càng vào phía Nam bão càng ít ảnh hưởng.. -Đầu mối giao thông trong và ngoài nước. -Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Có thể kết hợp nhiều bản đồ có liên quan. b.Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Dựa vào bản đồ trang 24 hoặc trang 16, để nêu: -Vị trí đầu mối GTVT trong và ngoài nước. -Là TTCN lớn nhất nước (trang 16) -Trung tâm có nhiều ngành CN quan trọng: luyện kim, cơ khí, hoá chất, dệt may, thực phẩm.... Câu 20 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết sự phân bố các loại đất ở ĐBSCL ? ( trang 11) Đất phù sa ngọt ven sông Tiền sông Hậu, chiếm 1/3 diện tích Đất phèn ở những vùng ngập nước ( Đồng Tháp Mười, Cần Thơ, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Hà Tiên.. chiếm DT nhiều nhất.) Đất mặn ở ven các cửa sông ( Sóc Trăng, Bến Tre, ven 9 cửa sông ). Câu 22. Trình bày về những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Hãy cho biết từng vùng ở nước ta trồng chủ yếu các cây công nghiệp lâu năm như: cafe, chè, cao su, dừa, hồ tiêu. a. Thuận lợi: a.1. Tự nhiên: Cần sử dụng các bản đồ sau: -Bản đồ khí hậu, trang 7, để nêu đặc điểm khí hậu từng vùng. -Bản đồ Đất-thực vật-động vật, trang 8, để nêu đặc điểm đất từng vùng. a.2. KT-XH: Tương tự sử dụng các bản đồ ở các trang 11, 16... b. Các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm: Sử dụng bản đồ NN trang 14 sẽ thấy được cây công nghiệp lâu năm yếu của từng vùng như sau: -Trung du-miền núi Bắc Bộ: chè. -Tây Nguyên: cafe, cao su, chè, hồ tiêu. -Đông Nam Bộ: cao su. Sử dụng bản đồ các vùng kinh tế trang 21, 23, 24, để thấy được các cây công nghiệp lâu năm khác.... Câu 21. a.Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. .Thế mạnh và hạn chế: a.1. Dùng bản đồ NN trang 13 để: +Xác định vị trí, giới hạn của vùng, đánh giá vị trí vùng. +Đối chiếu bản đồ NN chung với các bản đồ cần sử dụng khác, để xác định tương đối ranh giới của vùng. b.Hãy trình bày và phân tích trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng bản đồ Đông Nam Bộ trang 24 để xác định tiềm năng của vùng: + Tự nhiên: -Các mỏ dầu.... -Rừng ở phía Tây Bắc của vùng. + KT-XH: -Nhiều TTCN lớn, đặc biệt thành phồ Hồ Chí Minh, nên có nhiều lao động lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao. -Vùng còn là vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả lớn tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp chế biến. -Cơ sở hạ tầng thuận lợi. Hệ thống cơ sở vật chất tốt.. Câu 23. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả theo những hướng chính nào ? Hãy cho biết từng hướng có những trung tâm công nghiệp nào và hướng chuyên môn hoá của từng cụm. Có thể sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 16, nhưng tốt hơn là dùng bản đồ trang 21, để thấy từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa ra các hướng chuyên môn hoá sau: -Phía Đông: Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả với các ngành chuyên môn hoá: cơ khí, khai thác than. -Phía Đông Bắc: Bắc Giang, chuyên môn hoá: phân hoá học. -Phía Bắc: Thái Nguyên, chuyên môn hoá: luyện kim, cơ khí. -Phía Tây Bắc: Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ, chuyên môn hoá: hoá.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> chất, chế biến gỗ. -Phía Tây: Hoà Bình, chuyên môn hoá: thuỷ điện. -Phía Nam: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá: dệt, vật liệu xây dựng. Câu 24. Dựa vào trang 14, Atlas Địa lý Việt Nam, hãy nhận xét sự phân bố ngành chăn nuôi ở các vùng. Nêu một số xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi. Có thể sử dụng bản đồ NN trang 14, hoặc trang 13 để thấy phân bố: -Gia súc -Gia cầm Câu 25. Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ ? Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ? Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ? -Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ có thể sử dụng bản đồ trang 24. -Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ? Dùng bản đồ NN chung trang 13 hoặc trang 24. -Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ? Sử dụng bản đồ địa hình trang10 và bản đồ đất trang 8 để nêu. **************.
<span class='text_page_counter'>(31)</span>