Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của lan kim tuyến anoectochilus roxburghi wall

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHỬ SONG KIM THOA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ MỘT SỐ LOẠI PHÂN
BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA LAN KIM TUYẾN
(Anoectochilus roxburghii Wall.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



CHỬ SONG KIM THOA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ MỘT SỐ LOẠI PHÂN
BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG CỦA LAN KIM TUYẾN
(Anoectochilus roxburghii Wall.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K45 TTN03

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn


: TS. Lê Sỹ Lợi

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và một số
loại phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của lồi Lan kim tuyến
(Anoectochilus roxburghii Wall.) là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Sỹ Lợi trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên. Các kết quả đạt được trong luận văn là trung thực và chưa từng
công bố trong bất cứ nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Nếu sai tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 07 năm 2017
Sinh viên

Chử Song Kim Thoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Lê Sỹ Lợi đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo để em hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong ban Chủ nhiệm khoa
Nông học – Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình thực hiện đề tài.

Ngồi ra, em cịn nhận được sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè
và người thân trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế. Em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 07 năm 2017
Sinh viên

Chử Song Kim Thoa


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây ............................... 26
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng chiều cao Lan kim tuyến 27
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của giá thể đến số lá lan kim tuyến ............................. 29
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá lan Kim tuyến ................. 30
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá ....................................... 32
Bảng 4.6 : Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ sống Lan kim tuyến ........... 33
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao Lan kim tuyến ............ 34
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá Lan kim tuyến. .................. 35
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài lá Lan kim tuyến ......... 37
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều rộng lá Lan kim tuyến. ... 38


iv

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Hình ảnh Lan kim tuyến ngồi tự nhiên ......................................... 10
Hình 4.1. Biểu đồ ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của Lan kim tuyến.. 28
Hình 4.2. Biểu đồ ảnh hưởng của giá thể đến số lá lan kim tuyến ................ 30
Hình 4.3. Biểu đồ ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá Lan kim tuyến ..... 31
Hình 4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá Lan kim tuyến ............... 33
Hình 4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao Lan kim tuyến ............ 35
Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá Lan kim tuyến. ....... 36
Hình 4.7. Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài lá Lan kim tuyến ....38
Hình 4.8. Biểu đồ về ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều rộng lá Lan
kim tuyến .............................................................................................. 39


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vii
PHẦN I MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...........................................................................2
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu .....................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .........................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................2

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 4
2.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu về Lan kim tuyến .........................................4
2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về giá thể......................................................4
2.1.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu về phân bón cho lan .....................................5
2.2. Giới thiệu chung về lan Kim tuyến ................................................................. 8
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại ............................................................................8
2.2.2. Đặc điểm thực vật học ..............................................................................9
2.2.3. Đặc điểm phân bố ...................................................................................11
2.2.4. Đặc tính dược liệu và cơng dụng ............................................................14
2.2.5. Biện pháp kỹ thuật ..................................................................................15
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ....................................................18
2.3.1 . Trên thế giới ..........................................................................................18
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 19


vi
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................22
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................22
3.1.2. Thời gian và địa điểm .............................................................................22
3.1.3. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................22
3.2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................23
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................23
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................................23
3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .........................................................25
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................25
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................26
4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của lan Kim

tuyến......................................................................................................................26
4.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống ....................................................26
4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao của cây .......................................27
4.1.3. Ảnh hưởng của giá thể đến số la của lan Kim tuyến ..............................29
4.1.4. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài lá lan Kim tuyến .........................30
4.1.5. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều rộng lá lan Kim tuyến .......................32
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
Lan kim tuyến .......................................................................................................33
4.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của lan Kim tuyến ..................33
4.2.2. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao của lan Kim tuyến ..................34
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá lan Kim tuyến ............................35
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài lá lan Kim tuyến .................37
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều rộng lá lan Kim tuyến ...............38
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................40
5.1. Kết luận. .........................................................................................................40
5.2. Đề nghị ...........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................41
PHỤ LỤC ..................................................................................................................45


vii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CT: Công thức
ĐC: Đối chứng
NL: Nhắc lại
CV: Hệ số biến động
LSD: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa



1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Cây Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghi Wall.) thuộc họ Phong lan
(Orchidaceae), phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Phía nam
Trung Quốc và quần đảo Nam Thái Bình Dương dưới các tán rừng ẩm với độ
cao 500 – 1.600 m.
Lan kim tuyến được biết đến như một thảo dược quý có thể chữa được
nhiều bệnh và còn tăng cường sức khỏe con người. Theo y học cổ truyền
Trung Hoa, Lan kim tuyến được dùng để điều trị bệnh tiểu đường, làm tan
khối u, phòng ngừa các bệnh u bướu và tim mạch. Nghiên cứu về Trung y
tuyên bố năm 1924: toàn thân cây thuốc được dùng để tăng cường sức khỏe,
trị bệnh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ và các vết thương do rắn
cắn; ngoài ra Lan kim tuyến cịn có tác dụng bổ máu, giải nhiệt [7].
Ngày nay, y học hiện đại đã phân tích và xác định được Lan kim tuyến
chứa các thành phần hoạt chất có dược tính cực kỳ quan trọng bao gồm:
Flavonoid, steroid, trierpenoids, acid amin và các loại khoáng đa vi lượng
khác có thể chữa các bệnh như: trị lao phổi, ho do viêm phế quản, chấn
thương, viêm dạ dày mãn tính, suy nhược thần kinh, làm khí huyết lưu thơng,
kháng khuẩn, đau bụng, đau ngực, viêm thận, sốt cao, đắp vết thương do bị
rắn cắn... [21], [22]
Lan kim tuyến không chỉ là nguồn thảo dược q mà cịn có giá trị kinh
tế cao. Vì vậy lồi cây này đã bị khai thác quá mức và đang có nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên. Hiện nay, Lan kim tuyến được đưa vào sách đỏ ở Việt
Nam năm 2007 theo nghị định 32/2006/NĐ-CP, xếp hạng EN A1 a, c, d và bị
cấm khai thác sử dụng với mục đích thương mại. [2], [3].



2

Hiện nay, quy mơ trồng lan Kim tuyến vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún và
thiếu tập trung; năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất lan Kim tuyến vẫn
còn thấp và khơng ổn định do chưa có cơng trình nghiên cứu đầy đủ về giống
cũng như các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Để phát huy thế mạnh của địa
phương và cung ứng nguồn nguyên liệu dược liệu cho thị trường thì việc cần
phải có những nghiên cứu cơ bản về các biện pháp kỹ thuật là hết sức cần
thiết. Vậy để tăng được năng suất và sản lượng lan Kim tuyến phải xác định
được các biện pháp kỹ thuật phù hợp như phân bón, giá thể phù hợp để tạo
mơi trường sống thích hợp cho lan Kim tuyến sinh trưởng tốt.
Xuất phát từ cơ sở trên tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của
giá thể và một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của lan Kim tuyến
(Anoectochilus roxburghi Wall.) ”
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định được giá thể và loại phân bón lá phù hợp cho lan Kim tuyến
tại Thái Nguyên. Góp phần bảo tồn và phát triển loại lan này.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của lan Kim
tuyến.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của lan
Kim tuyến.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thúc đẩy sản xuất để phát triển
nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.


3


- Kết quả nghiên cứu thu được làm tài liệu cần thiết cho công tác nghiên
cứu khoa học và giảng dạy tại các Viện nghiên cứu và các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố (giá thể và phân bón) đến tỷ
lệ sống, sự sinh trưởng và phát triển của Lan kim tuyến.
- Khuyến cáo các kỹ thuật phù hợp cho người dân.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu về Lan kim tuyến
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, y học, việc vận dụng tính dược
liệu của các loại lan trong những năm gần đây ngày càng được coi trọng và
dần đi theo chiều sâu, đặc biệt là loài lan đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng và cần được bảo tồn. Lan đang là nhu cầu của nhiều người trên thế giới
trong việc thưởng thức cái đẹp hay trong y học. Hiện nay Lan là một loại cây
trồng có giá trị cao. Ở Việt Nam, loài lan đã được một số nhà khoa học
nghiên cứu đánh giá và bước đầu thu được những kết quả tốt. Tuy nhiên việc
đưa ra biện pháp kỹ thuật phù hợp để chăm sóc lan mọc ở rừng của Việt Nam
đã được thuần hóa như Lan kim tuyến cịn nhiều khó khăn cho người trồng,
hiệu quả kinh tế thấp, có khi dẫn đến thất bại. Nghiên cứu về Lan kim tuyến
sẽ giúp chúng ta nắm bắt được đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng phù
hợp của chúng với điều kiện ngoại cảnh, từ đó có thể lựa chọn được biện pháp
kỹ thuật phù hợp với cây trước khi đưa vào sản xuất.
2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về giá thể

- Giá thể: là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ
của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa đặc biệt đối với
các loại cây trồng. Các giá thể được sử dụng hiện nay gồm: than củi, vỏ
thông, xơ dừa, rễ bèo tây, rễ cây dương xỉ, gạch nung... Tác giả Việt Chương,
Nguyễn Việt Thái, 2001 [4] cho rằng: dùng than hoa, gạch, xơ dừa, rễ lục
bình, vỏ thơng để trồng hoa lan. Những vật liệu này dễ kiếm và rẻ tiền ở Việt
Nam, có thể phối trộn các loại giá thể với nhau để trồng lan tùy theo từng
giống lan, độ tuổi của lan và điều kiện cụ thể từng nơi.
- Đặc điểm của một số loại giá thể:


5

Xơ dừa: là giá thể rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm thốt
nước nhanh, chóng mục, vì vậy dễ bị sâu bệnh. Đối với giá thể này cần phải
thường xun phun thuốc phịng trừ sâu bệnh.
Vỏ thơng: giá cả của vỏ thông so với xơ dừa hoặc than củi là tương
đương nhau. Trong vỏ thơng có chứa Resin nên có tính sát khuẩn cao, lâu
mục, khơng đóng rêu, ít có mầm bệnh các loại nấm hại.
Than củi: dùng để giữ ẩm. Là một giá thể tốt vì khơng chứa mầm bệnh,
khơng mục nát và có khả năng giữ nước, hấp thụ dinh dưỡng tốt. Phù hợp với
rất nhiều loại lan như Cattleya, Rhychostylis, Oncidium…
Gạch nung: trồng lan rất tốt nhưng phải nung già, ngăn rêu mọc, luôn tạo
độ thống thích hợp cho bề mặt rễ bám, nhược điểm là nặng chỉ phù hợp
trồng chậu thích hợp với nhiều lồi lan thuộc chi Cymbidium…
Rêu: có dạng sợi, dai, thoáng xốp giữ ẩm rất tốt, hấp thụ dinh dưỡng tốt
rất phù hợp với nhiều loài lan khác nhau, nhất là lan Hồ điệp, nhưng giá thành
rất cao, đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm.
Rễ bèo tây (lục bình): giữ ẩm tốt, dễ kiếm, rẻ tiền, trong rễ bèo có chứa
một phần dinh dưỡng. Chính vì vậy, từ xa xưa con người đã dùng để bó bầu

cành chiết nhanh ra rễ, nhưng chóng mục, dễ bị sâu bệnh vì vậy cũng phải
thường xun phun phịng trừ sâu bệnh.
Mút xốp: dễ kiếm, giữ nước rất nhanh nhưng thốt cũng nhanh vì vậy
khi sử dụng giá thể này cần chú ý đến chế độ tưới nước, phân.
2.1.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu về phân bón cho lan
Dinh dưỡng đóng vai trị rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh
dưỡng cây tươi tốt, các bộ phận trên cây phát triển tốt trong khi thiếu chất
dinh dưỡng cây còi cọc kém phát triển, dễ bị sâu bệnh. Lan cần 13 chất dinh
dưỡng khống, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: dinh dưỡng đa lượng


6

gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh
(S), Magie (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm
(Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl) (Lê
Thanh Nhuận và cs, 2009) [11].
Nguyễn Hạc Thúy, 2001 [18] phân bón qua lá gồm: phân hóa học, phân
hữu cơ. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 40 loại phân bón lá
khác nhau, trong đó có rất nhiều loại phân bón lá dùng cho lan, phần lớn là
các sản phẩm nhập ngoại, hoặc được sản xuất theo quy trình nước ngoài. Do
chủng loại phong phú và đa dạng nên việc tính tốn phân bón cho lan phải tùy
thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà bón cho phù hợp, đem lại
hiệu quả kinh tế nhất. Vì vậy việc nghiên cứu phân bón qua lá cho Lan kim
tuyến là hết sức cần thiết.
Thiếu đạm, cây cịi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng, rễ cây
cằn cỗi, cây khó phát triển về chiều cao.
Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh,
đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.
Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ chuyển màu

xám đen.
Thừa lân cây thấp, lá dày, thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và
Mangan.
Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá
sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu
magiê và can xi.
Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển,
sinh trưởng của chồi bị hạn chế.


7

Thiếu Magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các
lá già trong khi hai bên gân chính vẫn cịn xanh do diệp lục tố hình thành
khơng đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh.
Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây
yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công.
Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt
chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít
nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp.
Thiếu Đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá
chuyển trắng, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
Thiếu Sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây cịi cọc,
ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Thiếu Mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất
hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non, cây còi
cọc, chậm phát triển.
Thiếu Bo, lá đơi khi bị cong lên và dịn, cây cịi cọc, dễ bị chết khơ đỉnh
sinh trưởng, rễ cịi cọc.

Thiếu Clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển
màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.
Lan rất cần phân bón nhưng khơng chịu được nồng độ dinh dưỡng cao,
vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách
phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung
và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá
mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp. (Trần Duy Quý, 2005)[14].
Phân bón là những chất hay hợp chất có chứa một hay nhiều chất dinh
dưỡng khoáng thiết yếu với cây trồng, nó có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng
và phát triển của cây trồng.


8

Đặc biệt phân bón lá chiếm vị trí thiết yếu trong nền nông nghiệp sạch
nhất là rau, hoa quả. Lan cũng khơng nằm ngồi ảnh hưởng này. Cây lan
mang về trồng thì nguồn dinh dưỡng từ nước mưa, vỏ lá mục, rêu, dương xỉ ...
bị cắt đứt, các giá thể trồng lan chỉ có tác dụng giữ ẩm, đỡ cây nên cần thiết
phải bón thêm phân cho lan.
Cách thích hợp nhất hiện nay là dùng phân bón qua lá (phân lỏng). Phân
bón khơ khó sử dụng đồng đều, nếu nó hồ tan có thể gây hại cho rễ non.
Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân được phân tán trong chậu, mau thấm
xuống rễ và lá.
2.2.Giới thiệu chung về lan Kim tuyến
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
2.2.1.1. Nguồn gốc
Lan (Orchidologia) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ đại. Theo Phrastus
(370-285 trước công nguyên) là người đầu tiên dùng danh từ orchis trong
„‟Nghiên cứu về thực vật‟‟ [19]

Lobelius (1539 – 1616) trong nghiên cứu về thực vật và đã nêu ra những
nhận xét về cây cỏ và xếp thành các họ đơn giản trong đó có họ lan [19]
Đến năm 1753, Linnaeus đã dùng danh từ orchis trong cuốn thảo mộc
Specles Platarum để chỉ các loài lan. Năm 1836, John Lindely dùng danh từ
orchis dịch danh chung cho các loài lan. Cịn chữ orchis dùng để chỉ một ồi
địa lan ở Châu Âu [19]
Ngày nay, các loài lan đã được xếp thành một họ trong hệ thống phân
loại chung là Orchidaceaae, lan rừng đã xác định được khoảng 750 giống và
hơn 25.000 lồi và có hơn 30.000 lồi lan lai (Trần Hợp, 2009) [12].
2.2.1.2. Phân loại
Theo hệ thống thực vật lan Kim Tuyến đƣợc phân loại nhƣ sau:


9

Giới (regnum)

: Plantae

Ngành (Phylum)

: Magnoliophyta

Lớp (Class)

: Liliospida

Bộ ( ordo)

: Asparagales


Họ (Family)

: Orchidaceae

Chi (genus)

: Anoectochilus

Loài (species)

: roxburghii

2.2.2. Đặc điểm thực vật học
- Thân rễ
Dài từ 5-12 cm trung bình là 3cm. Số lóng trên thân rễ từ 3-7 lóng, trung
bình là 4,03 lóng. Chiều dài lóng từ 1-6 cm, trung bình là 1,99cm. Thân
thường có màu xanh trắng, đơi khi có màu nâu đỏ, thường nhẵn, không phủ
lông (Phùng Văn Phê và Nguyễn Thành Trung, 2010) [12].
- Thân khí sinh
Thân khí sinh thường mọc thẳng đứng trên mặt đất, ít mọc nghiêng.
Chiều dài thân khí sinh từ 4-8 cm, trung bình là 3,08cm . Thân khí sinh mang
nhiều lóng, các lóng có chiều dài khác nhau. Số lóng trên thân thay đổi từ 2-4
lóng, trung binh là 2,87. Chiều dài mỗi lóng từ 1-4cm, trung bình 2,32cm.
Thân khí sinh thường mọng nước, nhẵn, khơng phủ lơng; thường có màu xanh
trắng, đơi khi có màu hồng nhạt (Phùng Văn Phê và Nguyễn Thành Trung,
2010) [12].
Rễ mọc ra từ các mấu trên thân rễ, đơi khi rễ cũng được hình thành từ
thân khí sinh. Rễ thường đâm thẳng xuống đất. Thông thường mỗi mấu chỉ có
một rễ, đơi khi có vài rễ cùng được hình thành từ một mấu trên thân rễ. Số

lượng và kích thước rễ cũng thay đổi tùy theo cthể. Số rễ trên một cây thường


10

3-10, trung bình là 5,4. Chiều dài của rễ thay đổi 0,5-8cm, rễ dài nhất trung
bình là 6,07cm và ngắn nhất trung bình là 1,22cm, chiều dài trung bình của
các rễ trên một cây là 3,82cm (Phùng Văn Phê và Nguyễn Thành Trung,
2010) [12]
- Lá
Lá lan Kim tuyến mọc cách xoắn quanh thân, kích thước của lá cũng
thay đổi, thường dài từ 3-5 cm. Các lá trên một thân cây thường có kích thước
khác nhau rất rõ rệt. Chiều rộng trung bình của các lá trên một cây là 2,5cm.
Hệ gân lá và mạng lưới lơng chim, thường có 5 gân gốc. Các gân này thường
có màu hồng ở mặt trên nổi rất rõ. Đơi khi gân có màu vàng nhạt. Mặt dưới
của lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Các gân bên trên phía rìa lá nổi rõ, gân ở
giữa lá ở mặt dưới không rõ. Cuống lá dài 0,5-1,2 cm, thường nhẵn và có màu
trắng xanh, đơi khi hơi đỏ tía ở bẹ lá. Bẹ lá nổi rõ và nhẵn. Một số cây thì tồn
bộ lá có màu xanh lục sẫm. Tuy nhiên, hệ thống gân lá rất giống với lồi đã
mơ tả. Một số lá có 2 màu, phía ngồi màu nâu đỏ, phía trong màu xanh và
vàng nhạt. Đối với những lá này thì gân ở giữa lá khơng rõ (Nguyễn Tiến Bân,
2005) [1].

Hình 2.1. Hình ảnh Lan kim tuyến ngoài tự nhiên


11

2.2.3. Đặc điểm phân bố
Phân bố: Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Quản Bạ), Yên Bái,

Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Quảng Trị (Đồng
Chè)....Thế Giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Ấn Độ, Lào,
Indonexia,....
Phân bố theo kiểu rừng (Nguyễn Tiến Bân, 2005) [1]
Tầng ưu thế sinh thái A2: độ tán che thường từ 85 – 95%, với các loài cây
gỗ chủ yếu như: Dẻ gai bắc bộ Castanopsis tonkinensis, Trâm trắng Syzygium
chanlos, Sụ lá dài Phoebe poilanei, Trường mật Amesiodendron chinense.
Chiều cao của tầng A2 từ 15-24 m.
Tầng cây gỗ A3: bao gồm các loài cây của tầng trên cịn nhỏ và các lồi
cây của tầng dưới như: Phân mã Archidendron chevalieri, Táu nước Vatica
subglabra, Xoan đào Prunus arborea, Vàng kiêng Nauclea orientalis, Nhựa
ruồi Ilex sp., Mán đỉa Archidendron clypearia, Mắc niễng Eberhardtia
tonkinensis, Nanh chuột Cryptocarya lenticellata, Hoa trứng gà Magnolia
coco, Re hương Cinnamomum iners, v.v. Chiều cao của tầng A3 từ 8-15m.
Tầng cây bụi B: gồm các loài thực vật như: Ớt sừng lá nhỏ Kibatalia
mycrophylla, Lấu Psychotria rubra, Mua đất Melastoma sp., Bồ cu vẽ Brenia
fruticosa, Bọt ếch Glochidion hirsutum, Găng Randia spinosa, Hồng bì dại
Clausena spp., v, v,
Tầng cỏ quyết: bao gồm chủ yếu các loài Thu hải đường Begonia spp.,
Sẹ Alpinia tonkinensis, Sa nhân Amomum villosum, Cỏ chân vịt
Dactyloctenium aegyptium, Cỏ lá tre Centosteca latifolia, Thường sơn
Dichroa febrifuga, Guột Dicranopteris linearis, Tóc thần vệ nữ Adiantum
capillus-veneris, Ráy Alocasia macrorhiza, Cao cẳng các loại Ophiopogon
spp., Trọng lâu Tacca chantrieri, Chàm núi Strobilanthes cusia, Chuối rừng


12

Musa coccinea, Mía dị Costus speciosus, Dớn Diplazium esculentum, Quyết
lá dừa Blechnum orientale, v, v.

Thực vật ngoại tầng: bao gồm các loài thuộc chủ yếu các họ Cau
Arecaceae, họ Na Annonaceae, họ Kim cang Smilacaceae, họ Củ nâu
Dioscoreaceae, họ Tiết dê Menispermaceae, họ Cà phê Rubiaceae, họ Đậu
Fabaceae, họ Vang Caesalpiniaceae, họ Trinh nữ Mimosaceae, họ Ráy
Araceae. Điển hình như: Dây hoa dẻ Desmos chinensis, Dây dất
na Desmos sp., Dây kim cang các loại Smilax spp., Củ nâu Dioscorea
cirrhosa., Móc câu đằng Uncaria sp., Ráy leo Pothos scandens, Dây
sưa Dalbergia candenatensis, Dây móng bị Bauhinia sp., Bịng bong các
loại Ligodium spp., Dây thèm bép Tetrastigma rupestre, v.v.
- Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới núi thấp
Tầng ưu thế sinh thái A2: độ tán che thường từ 80-95%, với các loài cây
gỗ chủ yếu như: Chân chim Socheffera octopphylla, Sồi phảng Lithocarpus
cerbrinus, Dẻ gai bắc bộ Castanopsis tonkinensis, Trâm trắng Syzgium
chalos, Vỏ sạn Osmanthus spp., Côm tầng Elaeocarpus griffithii, Trâm tía
Syzygium sp., Thừng mực mỡ Wrightia laevis, Gội nếp Aglaia spectabilis,
Trám trắng Canarium album, Thích các loại Acer spp., Chắp tay
Exbucklandia tonkinensis, Exbucklandia populnea, v.v. Chiều cao của tầng
A2 từ 15-23m.
Tầng cây gỗ A3: bao gồm các loài cây của tầng trên cịn nhỏ và các lồi
cây của tầng dưới như: Hồi núi Illicium sp., Trứng gà 3 gân Linder sp., Hoa
trứng gà Magnolia coco, Phân mã Archidendron chevalieri, Mắc niễng
Eberhardtia tonkinensis, Nanh chuột Crytocarya lenticellata, Re hương
Cinnamomum iners, Mò roi Lisea balanse, v.v. Chiều cao của tầng A3 từ 8-12m.
Tầng cây bụi B: gồm các loài thực vật như Mua đất Melastoma sp., Ớt
sừng lá nhỏ Kibatalia mycrophylla, Lấu Psychotria rubra, v,v.


13

Tầng cỏ quyết: bao gồm chủ yếu các loài Dương xỉ thường Christella

parasitica, Lụi Rhapis cochinchinensis, Cỏ lá tre Centosteca latifoolia,
Thường sơn Dichroa febrifuga, Cao cẳng Ophiopogon spp., Chàm núi
Strobilanthes cusia, Chuối rừng Musa coccinea, Mía dị Costus speciosus, Cỏ
xước Achyranthes aspera, v,v.
Phân bố Lan kim tuyến theo trạng thái rừng và sinh cảnh
- Theo trạng thái rừng
Kết quả điều tra trên 2 tuyến và 10 ô tiêu chuẩn đại diện đã khẳng định:
Lan kim tuyến phân bố tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng IIIA2, thuộc vùng
lõi của Vườn quốc gia. Độ tàn che của các trạng thái này từ 80-90%. Đặc
điểm của cây bụi và thảm tươi ở khu vực Lan kim tuyến phân bố là thưa thớt,
độ che phủ thấp thường vào khoảng từ 20-30%, với độ cao của lớp cây bụi và
thảm tươi khoảng từ 0.1-0.45m tuỳ từng khu vực. Lan kim tuyến thường ít
phân bố ở những nơi cây bụi thảm tươi dày đặc. Chúng có thể nằm ngay trên
lớp thảm mục của rừng đang bị phân huỷ (Nguyễn Tiến Bân, 2005) .[1]
- Về sinh cảnh
Lan kim tuyến chủ yếu phân bố trên đất, chúng mọc sát ngay bề mặt đất,
nơi đất giàu mùn, độ ẩm và độ xốp cao, thống khí; thậm chí ngay trên lớp
thảm mục của rừng đang phân huỷ. Đôi khi chúng mọc trên các tảng đá ẩm,
trên các đoạn thân cây gỗ mục, trong gốc cây. Có thể bắt gặp Lan kim tuyến ở
trong rừng nơi ẩm ướt, ven các khe suối, dưới tán rừng cây gỗ lớn, hoặc dưới
rừng trúc, rừng sặt, trên đường mòn đi lại trong rừng.
Phân bố Lan kim tuyến theo địa lý, địa hình và đai cao
Về địa lý, địa hình: có thể gặp chúng ở hầu hết các dạng địa hình, như
chân núi, sườn núi, đỉnh núi; chúng thường phân bố bố ở những nơi dốc hay
rất dốc.


14

Về đai cao: Lan kim tuyến thường phân bố ở đai cao trên 550m, tập

trung chủ yếu ở độ cao trên 900m.
2.2.4. Đặc tính dược liệu và cơng dụng
Tác dụng dược lý: Lan kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng
tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thơng, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh
viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh. Loài lan này được
dùng làm thuốc chữa bệnh lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp xương, viêm dạ
dày mãn tính (Nguyễn Tiến Bân, 2005) [1]. Trước đó, lan Kim tuyến là một trong
những thảo dược quý giá, giúp bổ máu, dưỡng âm, chưa trị nóng phổi và nóng gan
(Phạm Hoàng Hộ, 2000) [7]. Hơn nữa mới đây người ta đã phát hiện ra khả năng
phòng chống ung thư của loại thảo dược này.
Lan kim tuyến có tác dụng chữa bệnh đa dạng như đau bụng, sốt cao, rắn
cắn, bệnh tiểu đường, bệnh viêm thận, phòng ngừa u bướu và chữa các bệnh
tim mạch.
Ở Việt Nam, Lan kim tuyến chưa có tài liệu nào nghiên cứu và chưa
dùng làm thuốc. Theo tài liệu của Đài Loan là một loại cây nổi tiếng vơ cùng
q giá có bán tại các tiệm thuốc bắc hoặc dùng trong nhân dân. Cây Lan kim
tuyến có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thơng. Cây có tính
kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngồi ra cịn
dùng chữa thần kinh suy nhược, chữa kho khan, đau họng, cao huyết áp, suy
thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm giải nhiệt, giải độc...
Cây Lan kim tuyến dùng cả tươi hoặc khô sắc uống. Liều dùng trong
ngày khoảng 20g tươi hoặ 5g khơ. Dùng ngồi: Cả cây tươi giã nát đắp chỗ
vết thương sưng đau.


15

2.2.5. Biện pháp kỹ thuật
2.2.5.1. Giá thể trồng lan Kim tuyến
Mỗi loại lan cần một giá thể trồng khác nhau và mỗi giá thể lại cần một

cách tưới bón thích hợp. Ví dụ loại phong lan khơng thể dùng những giá thể
cho địa lan hay ngược lại. Sau đây là một vài công thức khá thông dụng, đem
lại tỷ lệ cây sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
1. Đất mục dưới tán rừng
Giữ và thoát nước tốt rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển các
loài thực vật nói chung và đặc biệt lồi Lan kim tuyến nói riêng (Trần Hợp,
1990) [8].
2. Rễ cây dương xỉ
Giá thể rễ cây dương xỉ thích hợp với nhiều lồi lan, trong đó có Lan
kim tuyến, giá thể này có ưu điểm mau khơ, lâu bền, nhẹ thích hợp với những
rổ treo. Trước đem trồng có thể xử lý như sau: rễ dương xỉ khô, xé nhỏ ngâm
trong nước 30 phút cho ngấm no nƣớc rồi đong vào chậu, cố trồng, ấn cho giá
thể chặt vừa phải (Trần Hợp, 1990) [8].
3.Xơ dừa
Xơ dừa là nguyên liệu rất cần trong thành phần giá thể ni trồng lan, xơ
dừa có nhược điểm là dễ mọc rêu, thơng thống, dễ mục mặt trên, mau khô và
nhẹ cho nên cây hay bị đổ. Do vậy khi dùng xơ dừa trồng phải chú ý đến chế
độ tưới nước, không để bị ngậm nước gây thối rễ. Cần chú ý các loại xơ dừa
đề phịng có nhiều muối ở trong nên cần phải ngâm nước vài ngày, xả cho
sạch rồi mới trồng được.
4. Vỏ thông
Vỏ thông cũng là nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan, bởi tính
lâu mục khơng làm lan bị bí, đọng nước gây thối rễ. Đồng thời đó cũng là mơi


16

trường thích hợp cho một số loại sâu hại rễ lan sinh sống, do vậy cần quan sát
vỏ thông thật kỹ để phòng trừ sâu bệnh hại phát triển. Trong vỏ cây có chất
resin có tính sát khuẩn cao, lâu mục, khơng đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại.

5. Than
Than trồng lan không phải là thứ than đốt lò đã làm sẵn từng viên. Than
phải đốt từ củi dùng cho việc trồng trọt. Than có ưu điểm lâu bền từ 5-6 năm
mới phải thay chậu và chỉ dùng một cỡ cho đủ thứ cây lớn nhỏ. Sên không vỏ
khơng ưa sống trong than (Trần Hợp, 1990)[8].
2.2.5.2. Phân bón cho Lan kim tuyến
Bón phân qua lá là một giải pháp chiến lược an tồn dinh dưỡng cây
trồng. Diện tích lá bằng 15 – 20 lần diện tích đất mà rễ cây ăn tới, do đó dinh
dưỡng mà cây trồng nhận được qua lá nhanh và triệt để hơn. Tốc độ hút thu
và vận chuyển chất dinh dưỡng qua lá cũng nhanh hơn gấp 30 lần hút thi từ rễ lên.
Dựa theo nguyên tắc bón phân chung và ở mỗi tuổi của lan thì có chế độ
bón phân phù hợp. Chế độ bón tùy thuộc vào chủng loại phân và liều lượng,
số lần bón.
1. Tuổi 1: do được ni trong chai mô ở điều kiện vô trùng và môi
trường đủ dinh dưỡng nên khơng có bất cứ một tác động nào khác ngoại trừ
ánh sáng và nhiệt độ. Tuổi này nên dùng phân bón kích thích rễ và lá phát
triển (Phân đầu trâu dạng tan trong nước: Đầu trâu 501, Viên sủi xanh,
vitamin nhất là B1)
2. Tuổi 2: đây là tuổi cây mới tách từ mơi trường trong phịng ra vườn
ươm, vì vậy phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Tuổi này nên dùng phân bón kích
thích rễ và lá phát triển (Phân đầu trâu dạng tan trong nước: Đầu trâu 501,
Viên sủi xanh, vitamin nhất là B1) theo hướng dẫn sử dụng.
Bón phân theo “nguyên tắc 4 đúng”:
+ Đúng chủng lọai phân phù hợp với từng giai đọan sinh trưởng, phát triển.


×