Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Hướng dẫn thực hành Lập kế hoạch khuyến nông - ĐH Lâm Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.92 KB, 37 trang )

ThS. TRNH HI VN

HƯớng dẫn thực hành

Lập kế hoạch khuyến n«ng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017


ThS. TRỊNH HẢI VÂN

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
LẬP KẾ HOẠCH KHUYẾN NÔNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017
1


2


LỜI NĨI ĐẦU
Lập kế hoạch khuyến nơng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu khi tiến hành các hoạt động khuyến nông ở các cấp, đặc biệt là cấp địa
phương. Bên cạnh việc trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức về quá trình
lập kế hoạch khuyến nông, việc thực hành các kỹ năng là hết sức cần thiết, giúp
cho các em củng cố được kiến thức lý thuyết.
Với mục đích cung cấp các thơng tin cần thiết cho giảng viên và sinh viên
để thực hiện tốt hoạt động giảng dạy và học tập, chúng tôi biên soạn cuốn bài
giảng: “Hướng dẫn thực hành Lập kế hoạch khuyến nông”. Nội dung bài
giảng được kết cấu gồm có 5 bài, gắn với các bước thực hiện lập kế hoạch


khuyến nơng cụ thể ở địa phương.
Để hồn thành cuốn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà chun mơn và các đồng nghiệp, đặc biệt là các ý kiến của
thầy Phạm Quang Vinh, thầy Hồng Ngọc Ý. Chúng tơi xin chân thành cảm ơn
những ý kiến đóng góp quý báu đó.
Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chun mơn, các
thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để cuốn bài giảng ngày càng được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

3


4


BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NƠNG - LÂM NGHIỆP
VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NƠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Thời lượng
Gồm 3 tiết thực hành.
1.2. Mục tiêu
Cuối buổi học, sinh viên có thể thực hiện được đầy đủ các bước trong việc
đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nơng - lâm nghiệp và hoạt động khuyến
nơng tại một địa phương bất kỳ bằng việc đóng vai cán bộ khuyến nơng và nơng
dân trong tình huống giả định ở trên lớp.

1.3. Yêu cầu
- Sinh viên nắm vững lý thuyết về cách đánh giá thực trạng sản xuất nông
- lâm nghiệp và hoạt động khuyến nông tại địa phương.
- Sinh viên cần có kỹ năng đặt câu hỏi, phân tích và tổng hợp thơng tin.
1.4. Nội dung thực hành
1.4.1. Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và hoạt động
khuyến nông
- Đánh giá thực trạng sản xuất nơng - lâm nghiệp trên 4 nhóm lĩnh vực:
trồng trọt (cây ngắn ngày), cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp,
chăn nuôi.
- Đánh giá cơ sở hạ tầng: Đánh giá được cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
- Đánh giá lao động: Đánh giá được nguồn lao động sản xuất nông - lâm
nghiệp tại địa phương.
- Đánh giá nguồn lực tài chính: Đánh giá các nguồn lực tài chính, tín dụng
tại địa phương.
- Đánh giá việc thực hiện các hoạt động khuyến nông tại địa phương.
5


1.4.2. Xác định thuận lợi, khó khăn trong từng lĩnh vực sản xuất ở địa phương
Xây dựng sơ đồ 2 mảng: Thuận lợi, khó khăn để phân tích những thuận
lợi, khó khăn chủ yếu trong từng lĩnh vực: trồng trọt (cây ngắn ngày), cây ăn
quả và cây công nghiệp dài ngày, phát triển cây lâm nghiệp và chăn nuôi ở
địa phương.
1.5. Hướng dẫn thực hiện
1.5.1. Chuẩn bị
Gồm 04 nhóm chuẩn bị đầy đủ các nội dung sau đây:
- Chia nhóm thảo luận theo 4 nhóm chủ đề:
+ Nhóm 1: Trồng trọt (cây ngắn ngày);

+ Nhóm 2: Cây ăn quả, cây cơng nghiệp dài ngày;
+ Nhóm 3: Phát triển cây lâm nghiệp;
+ Nhóm 4: Chăn ni.
- Mỗi nhóm gồm có 05 sinh viên. Các nhóm đã thu thập đầy đủ các thông
tin giả định ở một địa phương, bao gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
một thôn/bản.
- Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đây:
+ 03 tờ giấy A0;
+ 03 bút dạ các màu xanh, đen, đỏ;
+ 20 thẻ màu các màu xanh, vàng, đỏ;
+ 01 cuộn băng dính giấy khổ 3 cm;
+ Giấy A4, bút bi, bút chì, thước kẻ
- Phân chia nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm làm việc: 1 sinh viên
đóng vai cán bộ khuyến nơng; 1 sinh viên đóng vai trị cán bộ hỗ trợ; các sinh
viên khác đóng vai nơng dân.
- Các nhóm xây dựng đầy đủ kịch bản, nội dung để chuẩn bị trình diễn
trước lớp.
1.5.2. Tổ chức thực hành theo từng nhóm
Áp dụng phương pháp đóng vai, trình diễn. Mỗi nhóm có thời gian 50
phút để thực hiện. Trong q trình 1 nhóm trình diễn, các nhóm cịn lại cử đại
diện làm nhiệm vụ quan sát.
6


* Bước 1: Thu thập và đánh giá các thông tin trong từng lĩnh vực sản
xuất và hoạt động khuyến nơng
- Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nơng: giới thiệu, chào hỏi, giải thích
rõ cho người dân về: mục đích, cách đánh giá hoạt động sản xuất nơng lâm
nghiệp và hoạt động khuyến nông tại địa phương.
- Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nơng đặt câu hỏi về thực trạng sản

xuất và hoạt động khuyến nơng cho nhóm nơng dân tham gia trả lời. Sinh viên
đóng vai cán bộ hỗ trợ có thể giúp tài liệu hóa lên giấy A4 hoặc A0.
Kết quả các thông tin được ghi vào giấy A4 và biểu A0 sau đây:
Biểu 1.1. Thực trạng sản xuất và hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực
trồng trọt tại thôn.......................... xã...................
(1) Thực trạng trồng trọt
- Diện tích sản xuất.
- Số hộ tham gia.
- Lồi cây trồng chính.
- Giống cây trồng.
- Năng suất, sản lượng.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng trọt.
- Thị trường tiêu thụ và giá bán.
- Vốn hỗ trợ, chính sách hỗ trợ.
(2) Hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt
- Liệt kê những hoạt động khuyến nông đã được thực hiện tại địa phương
trong năm vừa qua:
+ Tên hoạt động: (hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, xây dựng mơ
hình trình diễn...);
+ Thời gian thực hiện: Tháng nào trong năm? Bao nhiêu ngày/tháng;
+ Số lượng hộ gia đình tham gia từng hoạt động khuyến nông, loại hộ.
7


- Liệt kê những hỗ trợ từ các hoạt động khuyến nơng: Ai hỗ trợ? Loại hỗ
trợ? Kinh phí?
* Bước 2: Phân tích thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông lâm
nghiệp và hoạt động khuyến nông tại địa phương
- Tiến hành xây dựng sơ đồ 2 mảng (thuận lợi, khó khăn) trong từng lĩnh

vực: trồng trọt; cây ăn quả và cây công nghiệp; cây lâm nghiệp; chăn nuôi bằng
cách như sau:
Cán bộ khuyến nơng phát thẻ màu (có thể dùng 2 màu thẻ để minh họa
cho thuận lợi, khó khăn), bút dạ cho nông dân, đặt câu hỏi để nông dân tham gia
trả lời hoặc để nông dân tự thảo luận và xác định thuận lợi, khó khăn trong sản
xuất nông lâm nghiệp và hoạt động khuyến nông tại địa phương.
Biểu 1.2. Thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực ..............
tại thơn..................., xã......................
Thuận lợi

Khó khăn

* Bước 3: Trình bày kết quả và thảo luận
- Từng nhóm lần lượt trình bày kết quả biểu 1.1, biểu 1.2 trên giấy A0,
dán giấy A0 lên trên bảng/tường. Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nơng trình
bày tóm tắt lại tồn bộ kết quả.
- Thống nhất và hoàn thiện kết quả.
* Bước 4: Thu dọn vật tư, bảo quản sản phẩm
- Thu dọn hết vật tư còn thừa, để vào túi/bao theo quy định.
- Tháo giấy A0 theo từng nội dung, cuộn lại để lưu trữ, làm cơ sở thực
hiện bài thực hành tiếp theo.
8


1.6. Đánh giá
- Mỗi nhóm cử 01 đại diện tham gia đánh giá. Phần đánh giá được thực
hiện ngay sau khi kết thúc phần thực hành của từng nhóm.
- Đánh giá kết quả theo một số tiêu chí: Có đưa ra được đúng, đầy đủ hiện
trạng sản xuất nông lâm nghiệp; có phân tích được đầy đủ thuận lợi, khó khăn
trong từng lĩnh vực sản xuất ở địa phương.

- Đánh giá phương pháp đóng vai, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng trình bày
của nhóm sinh viên thực hiện: đóng vai cán bộ khuyến nơng, đóng vai cán bộ hỗ
trợ, đóng vai nơng dân.

9


BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
XÂY DỰNG CÂY VẤN ĐỀ VÀ CÂY MỤC TIÊU
2.1. Thời lượng: 3 tiết thực hành.
2.2. Mục tiêu
Cuối buổi học, sinh viên có thể thực hiện được đầy đủ các bước trong xây
dựng cây vấn đề, cây mục tiêu bằng việc đóng vai cán bộ khuyến nơng và nơng
dân trong tình huống giả định ở trên lớp.
2.3. Yêu cầu
- Sinh viên nắm vững lý thuyết về cách xây dựng cây vấn đề, cây mục tiêu.
- Sinh viên cần có kỹ năng phân tích, tổng hợp và trực quan hóa thơng tin.
2.4. Nội dung thực hành
2.4.1. Xây dựng cây vấn đề
- Xác định được các vấn đề quan trọng trong sản xuất nông - lâm nghiệp
và hoạt động khuyến nơng.
- Phân tích được các ngun nhân dẫn tới vấn đề.
2.4.2. Xây dựng cây mục tiêu
Trên cơ sở kết quả thực hiện cây vấn đề, các nhóm tiến hành xây dựng
cây mục tiêu để xác định được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của kế
hoạch khuyến nông.
2.5. Hướng dẫn thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
- Chia nhóm thảo luận: Theo 4 nhóm chủ đề đã được xác định từ Bài thực
hành 1. Mỗi nhóm gồm có 05 sinh viên.

- Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đây:
+ 50 tấm thẻ màu A4 với kích thước bằng 1/3 tờ bìa màu A4 theo chiều
ngang, có đầy đủ các màu: xanh da trời, xanh lá cây, vàng, hồng;
+ 03 bút dạ các màu xanh, đen, đỏ;
+ 01 cuộn băng dính giấy khổ 2 cm;
+ 02 tờ giấy A0;
+ Giấy A4, bút bi, bút chì, thước kẻ;
+ Các kết quả của Bài thực hành số 1.
- Phân chia nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm làm việc: 1 sinh viên
đóng vai cán bộ khuyến nơng; 1 sinh viên đóng vai trị cán bộ hỗ trợ; các sinh
viên khác đóng vai nơng dân.
10


Yêu cầu: Sinh viên thực hiện các nhiệm vụ ở bài thực hành số 2 thay đổi
so với sinh viên thực hiện nhiệm vụ ở Bài thực hành số 1.
- Các nhóm xây dựng đầy đủ kịch bản, nội dung để chuẩn bị trình diễn
trước lớp.
- Áp dụng phương pháp đóng vai, trình diễn. Mỗi nhóm có thời gian 60
phút để thực hiện. Trong q trình 1 nhóm trình diễn, các nhóm cịn lại cử đại
diện làm nhiệm vụ quan sát.
* Bước 2: Xác định vấn đề chủ yếu cần giải quyết
- Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nơng giải thích rõ cho người dân về:
mục đích, cách xây dựng cây vấn đề, cây mục tiêu.
- Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nơng giải thích cho người dân hiểu về
vấn đề chủ yếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp tại địa phương: Dựa vào các
khó khăn đã được xác định trong Bài thực hành số 1.
- Sinh viên đóng vai cán bộ khuyến nơng phát thẻ màu, bút dạ cho nơng
dân trong nhóm, đề nghị nơng dân thảo luận, liệt kê các vấn đề chủ yếu hiện có
ở địa phương trong từng lĩnh vực: trồng cây ngắn ngày, phát triển cây ăn quả,

phát triển lâm nghiệp, chăn ni. Mỗi nhóm thảo luận cùng người dân để lựa
chọn 01 vấn đề gốc đại diện cho lĩnh vực của nhóm.
Lưu ý: Vấn đề phải mang tính đại diện; ưu tiên sử dụng thẻ màu đỏ để xác
định các vấn đề gốc.
Ví dụ: Các vấn đề trong sản xuất nơng lâm nghiệp tại địa phương:
+ Năng suất lúa ngày càng giảm;
+ Sâu bệnh hại cây ăn quả ngày càng nhiều;
+ Độ che phủ rừng ngày càng giảm;
+ Dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc ngày càng tăng.
* Bước 3: Xác định vấn đề nhánh các cấp
- Cán bộ khuyến nông phát thẻ màu (với nhiều màu sắc khác nhau), bút dạ
cho nơng dân trong nhóm.
- Cán bộ khuyến nơng đặt câu hỏi cho người dân thảo luận: Nguyên nhân
trực tiếp nào gây ra vấn đề gốc? (Tại sao?).
Vấn đề nhánh cấp I: Là những nguyên nhân trực tiếp của vấn đề gốc. Một
vấn đề gốc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: nguyên nhân 1, nguyên nhân
2, nguyên nhân 3...
- Tiếp tục xác định các vấn đề nhánh cấp II, vấn đề nhánh cấp III...
11


+ Vấn đề nhánh cấp II: Là những nguyên nhân gây ra vấn đề nhánh lớn cấp
I. Bằng việc đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào gây ra vấn đề nhánh cấp I (vấn đề nhánh
1, vấn đề nhánh 2, vấn đề nhánh 3...) sẽ có được các nguyên nhân cấp II bao gồm:
nguyên nhân 1.1, nguyên nhân 1.2, nguyên nhân 1.3; nguyên nhân 2.1, nguyên
nhân 2.2, nguyên nhân 2.3; nguyên nhân 3.1, nguyên nhân 3.2, nguyên nhân 3.3...
+ Vấn đề nhánh cấp III: Là những nguyên nhân gây ra vấn đề nhánh lớn
cấp II. Bằng việc đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào gây ra vấn đề nhánh cấp II sẽ có
được các nguyên nhân cấp III bao gồm: nguyên nhân 1.1.1, nguyên nhân 1.1.2,
nguyên nhân 1.1.3; nguyên nhân 2.1.1, nguyên nhân 2.1.2, nguyên nhân 2.1.3;

nguyên nhân 3.1.1, nguyên nhân 3.1.2, nguyên nhân 3.1.3...
* Bước 4: Xác định các hậu quả của vấn đề gốc
Trên cơ sở đã xác định được vấn đề gốc, cán bộ khuyến nông phát thẻ
màu, bút dạ để nhóm nơng dân cùng thảo luận, trả lời câu hỏi: Nếu vấn đề gốc
khơng được giải quyết thì sẽ gây ra những hậu quả gì?
Thơng thường chỉ lựa chọn từ 2 - 3 hậu quả chính, tùy thuộc vào vấn đề gốc.
* Bước 5: Tập hợp các vấn đề, nguyên nhân, hậu quả thành cây vấn đề
Sắp xếp, dán các tấm thẻ màu ghi tên vấn đề gốc, các nguyên nhân, hậu
quả lên giấy A0 theo trình tự logic của cây vấn đề như sau:
Biểu 2.1. Cây vấn đề trong lĩnh vực………….. tại thôn…………
Hậu quả 1

Hậu quả 2

Vấn đề

Nguyên nhân 1

1.1

1.2.1

1.2

1.2.2

Nguyên nhân 2

1.3


2.1

2.2

1.2.3

3.1.1

Nguyên nhân 3

3.1

3.2

3.3

3.1.2

* Bước 6: Trình bày kết quả xây dựng cây vấn đề và thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A0, dán giấy A0 lên trên
bảng/tường. Mỗi nhóm cử 01 đại diện lên trình bày.
12


- Các nhóm cùng nhau thảo luận về kết quả xây dựng cây vấn đề. Nếu có
gì chưa hợp lý, có thể quay trở lại điều chỉnh các thơng tin trong cây vấn đề.
- Thống nhất cây vấn đề hoàn chỉnh.
* Bước 7: Xác định mục tiêu tổng quát
- Cán bộ khuyến nông phát thẻ màu, bút dạ cho nông dân trong nhóm, đề
nghị nơng dân thảo luận, liệt kê các vấn đề chủ yếu hiện có ở địa phương trong

từng lĩnh vực: trồng trọt (cây ngắn ngày); cây ăn quả và cây công nghiệp; phát
triển lâm nghiệp; chăn nuôi.
- Trên cơ sở vấn đề gốc đã được xác định trong cây vấn đề, để nông dân
cùng thảo luận để xác định mục tiêu tổng quát.
Ví dụ: Các mục tiêu tổng quát trong sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương:
+ Tăng năng suất cây lúa;
+ Giảm sâu bệnh hại cây ăn quả;
+ Nâng cao độ che phủ rừng;
+ Giảm dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc.
* Bước 8: Xác định các hậu quả, mục tiêu cụ thể, kết quả cần đạt
được và các hoạt động
- Cán bộ khuyến nông phát thẻ màu (với nhiều màu sắc khác nhau), bút dạ
cho nơng dân trong nhóm.
- Cán bộ khuyến nơng hướng dẫn để người dân chuyển hóa từ các phát
biểu trong cây vấn đề thành các hậu quả, mục tiêu cụ thể, kết quả cần đạt được
và các hoạt động trong cây mục tiêu theo sơ đồ sau đây:
Hậu quả 1

Hậu quả 2

Mục tiêu
tổng quát

Vấn đề

Nguyên nhân

1.1

1.2.1


1.2

1.2.2

Nguyên nhân

1.3

1.2.3

2.1

3.1

2.2

3.1.1

13

Nguyên nhân

Mục tiêu
cụ thể

3.2

Kết quả đạt
được


3.1.2

3.3

Hành động


- Kiểm tra lại các thông tin trong cây mục tiêu đảm bảo tính logic, rõ ràng
và đơn giản.
* Bước 9: Trình bày kết quả xây dựng cây mục tiêu và thảo luận
Biểu 2.2. Cây mục tiêu trong lĩnh vực………….. tại thôn…………
Kết quả 1

Kết quả 2

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu cụ thể 1

Mục tiêu cụ thể 2

Mục tiêu cụ thể 3

Giải

Giải

Giải


Giải

Giải

Giải

Giải

pháp

pháp

pháp

pháp

pháp

pháp

pháp

1.1

1.2

1.3

2.1


1.3

3.1

3.2

Hoạt

Hoạt

Hoạt

Hoạt

Hoạt

động

động

động

động

động

1.2.1

1.2.2


1.2.3

1.3.1

1.3.2

- Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A0, dán giấy A0 lên trên
bảng/tường. Mỗi nhóm cử 01 đại diện lên trình bày.
- Các nhóm cùng nhau thảo luận về kết quả xây dựng cây mục tiêu. Tập
trung để lựa chọn và xác định các mục tiêu cần ưu tiên.
- Thống nhất cây mục tiêu hoàn chỉnh.
* Bước 10: Thu dọn vật tư, bảo quản sản phẩm
- Thu dọn hết vật tư còn thừa, để vào túi/bao theo quy định.
- Tháo giấy A0 theo từng nội dung, cuộn lại để lưu trữ, làm cơ sở thực
hiện bài thực hành tiếp theo.
2.6. Đánh giá
- Mỗi nhóm cử 01 đại diện tham gia đánh giá kết quả thực hiện xây dựng
cây vấn đề, cây mục tiêu. Phần đánh giá được thực hiện ngay sau khi kết thúc
14


phần thực hiện xây dựng cây vấn đề, cây mục tiêu.
- Đánh giá theo Phiếu đánh giá Bài thực hành số 2 sau đây:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

VIỆN QLĐĐ & PTNT

Kỹ năng: Xây dựng cây vấn đề, cây mục tiêu

Tên nhóm sinh viên:

Bộ mơn: Khuyến nơng & KHCT

Ngày kiểm tra:

Điều kiện kiểm tra:

Mức độ chấp nhận tối thiểu: Tất cả các

- Địa điểm: Phòng học;

tiêu chuẩn đều đạt mức chấp nhận trở lên.

- Dụng cụ, vật tư: Học viên tự chuẩn bị.

- Số điểm tối thiểu: 50.

Tiêu chuẩn

Mức chấp
nhận

Thang điểm
0

10

Xác định
vấn đề


10
Không xác định được
đúng vấn đề

Xác định đúng vấn đề

0

10

Xác định
hậu quả

10
Không xác định được
đúng hậu quả của vấn đề

Xác định
các nguyên
nhân gây
ra vấn đề

0

Xác định đúng
hậu quả của vấn đề

10


20

30
10

15

Thực
hiện


Tiêu chuẩn

Thang điểm
Không xác
định được
nguyên nhân
gây ra vấn đề

Xác định
được nguyên
nhân cấp 1

Mức chấp

Thực

nhận

hiện


Xác định
được đầy đủ
nguyên nhân
cấp 1, cấp 2

0

10

Xác định
mục tiêu
tổng quát

10
Không xác định được
đúng mục tiêu tổng quát
0

Xác định
mục tiêu
cụ thể, giải
pháp và
hoạt động

10

Không xác
định được
các mục

tiêu, giải
pháp và
hoạt động

Xác định đúng mục
tiêu tổng quát

20

Xác định
được 1
mục tiêu
cụ thể, 1
giải pháp,
1 hoạt
động

30

Xác định
được 2
mục tiêu
cụ thể, 2
giải pháp,
2 hoạt
động

40

Xác định

được đầy
đủ các
mục tiêu
cụ thể,
giải pháp
và hoạt
động

10

Hướng dẫn thực hiện: Kiểm tra được thực Tổng số điểm: ……………/100
hiện ngay sau khi kết thúc phần thực hiện Người kiểm tra: ………………
kỹ năng.

16


BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
3.1. Thời lượng: 3 tiết thực hành.
3.2. Mục tiêu
Cuối buổi học, sinh viên có thể xác định và lựa chọn được các giải pháp,
hoạt động khuyến nông phù hợp với thông tin giả định ở địa phương.
3.3. Yêu cầu
- Sinh viên có thể lý thuyết về cách xác định giải pháp và hoạt động
khuyến nông.
- Sinh viên cần có các kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin.
3.4. Nội dung thực hành
3.4.1. Xác định và lựa chọn các giải pháp
3.4.2. Xác định và ưu tiên các hoạt động khuyến nông

3.5. Hướng dẫn thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
- Chia nhóm thảo luận: Theo 4 nhóm chủ đề đã được xác định từ Bài thực
hành 1. Mỗi nhóm gồm có 05 sinh viên.
- Phân chia nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm làm việc: 1 sinh viên
đóng vai cán bộ khuyến nơng, các sinh viên khác đóng vai nơng dân.
- Cán bộ khuyến nơng giải thích rõ cho người dân về: mục đích, cách xác
định các giải pháp và hoạt động khuyến nông.
- Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đây:
+ 02 tờ giấy A0;
+ 03 bút dạ các màu xanh, đen, đỏ;
+ 01 cuộn băng dính giấy khổ 2 cm;
+ Giấy A4, bút bi, bút chì, thước kẻ;
+ Các kết quả của Bài thực hành số 1, Bài thực hành số 2
* Bước 2: Xác định và lựa chọn các giải pháp phù hợp
- Dựa vào kết quả xây dựng cây vấn đề và cây mục tiêu, các nhóm liệt kê
đầy đủ các giải pháp khuyến nông. Các giải pháp đưa ra có thể là giải pháp về
kỹ thuật, giải pháp về cơ chế chính sách...
17


- Tiến hành phân tích tính khả thi của các giải pháp.
* Bước 3: Liệt kê và lựa chọn các hoạt động khuyến nông trong từng
giải pháp
Dựa vào kết quả lựa chọn được các giải pháp phù hợp, các nhóm liệt kê
đầy đủ các hoạt động ứng với từng giải pháp.
Lưu ý: Các hoạt động cần ghi đủ tên hoạt động, khối lượng thực hiện hoạt
động (ví dụ: Bao nhiêu hộ, bao nhiêu ha...).
* Bước 4: Xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động khuyến nông
- Dựa vào kết quả bước 3, để người dân thảo luận xếp thứ tự ưu tiên các

hoạt động. Các hoạt động ưu tiên theo thứ tự giảm dần (hoạt động nào cần làm
trước, hoạt động nào cần làm sau...).
- Giải thích rõ lý do ưu tiên cho từng hoạt động.
* Bước 5: Trình bày kết quả và thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A0, dán giấy A0 lên trên
bảng/tường. Mỗi nhóm cử 01 đại diện lên trình bày.
Biểu 3.1. Giải pháp và hoạt động của kế hoạch khuyến nông tại thôn:.......
Mục tiêu chung: ...................................................................................
Mục tiêu
cụ thể

Tên giải pháp
lựa chọn

Hoạt động

Xếp thứ tự ưu tiên
các hoạt động

- Các nhóm cùng nhau thảo luận về kết quả xác định các giải pháp và các
hoạt động ưu tiên.
- Thống nhất kết quả hoàn chỉnh.
* Bước 6: Thu dọn vật tư và bảo quản sản phẩm
- Thu dọn hết vật tư còn thừa, để vào túi/bao theo quy định.
- Tháo giấy A0, cuộn lại để lưu trữ, làm cơ sở thực hiện bài thực hành tiếp theo.
3.6. Đánh giá
Mỗi nhóm cử 01 đại diện tham gia đánh giá kết quả xác định các giải
pháp và các hoạt động. Phần đánh giá được thực hiện ngay sau khi kết thúc phần
thực hành.
18



BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

4.1. Thời lượng: 3 tiết thực hành.
4.2. Mục tiêu
Cuối buổi học, sinh viên có thể lập được bảng kế hoạch khuyến nông chi
tiết hàng năm ở địa phương.
4.3. Yêu cầu
- Sinh viên nắm vững lý thuyết về cách lập bảng kế hoạch khuyến nông
hàng năm tại địa phương.
- Sinh viên cần có kỹ năng phân tích, tổng hợp thơng tin.
4.4. Nội dung thực hành
Lập bảng kế hoạch hoạt động khuyến nông chi tiết hàng năm, bao gồm
các nội dung: hoạt động; thời gian; địa điểm; phương pháp thực hiện; vật tư,
phương tiện hỗ trợ; kết quả dự kiến; người chịu trách nhiệm.
Mẫu biểu Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông chi tiết hàng năm như sau:

TT
(1)

Hoạt động

Thời
gian

Địa
điểm


(2)

(3)

(4)

Phương Vật tư,
pháp
phương
thực
tiện hỗ
hiện
trợ
(5)

(6)

Kết
quả
dự
kiến

Người
chịu
trách
nhiệm

(7)

(8)


4.5. Hướng dẫn thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
- Chia nhóm thảo luận: theo 4 nhóm chủ đề đã được xác định từ Bài thực
hành 1. Mỗi nhóm gồm có 05 sinh viên.
- Phân chia nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm làm việc: 1 sinh viên
đóng vai cán bộ khuyến nơng, các sinh viên khác đóng vai nơng dân.
- Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đây:
+ 03 tờ giấy A0;
+ 03 bút dạ các màu xanh, đen, đỏ;
+ 01 cuộn băng dính giấy khổ 2 cm;
+ Giấy A4, bút bi, thước kẻ, bút chì.
19


- Cán bộ khuyến nơng giải thích rõ cho người dân về: mục đích, cách xây
dựng bảng kế hoạch khuyến nơng hàng năm tại thơn/bản.
- Các nhóm tiến hành kẻ khung Bảng kế hoạch khuyến nông hàng năm tại
địa phương gồm 8 cột theo mẫu sau:

Hoạt động

TT
(1)

(2)

Thời

Địa


gian

điểm

(3)

Phương
pháp
thực hiện

(4)

(5)

Vật tư,

Kết

Người

phương

quả

chịu

tiện hỗ

dự


trách

trợ

kiến

nhiệm

(6)

(7)

(8)

* Bước 2: Thảo luận để xác định các thông tin trong bảng kế hoạch
- Tiến hành cuộc thảo luận để xây dựng bảng kế hoạch hoạt động khuyến
nông chi tiết hàng năm:
+ Nhóm 1: Kế hoạch khuyến nơng chi tiết hàng năm cho lĩnh vực Trồng trọt;
+ Nhóm 2: Kế hoạch khuyến nông chi tiết hàng năm cho lĩnh vực Cây ăn
quả, cây cơng nghiệp dài ngày;
+ Nhóm 3: Kế hoạch khuyến nông chi tiết hàng năm cho lĩnh vực Cây lâm
nghiệp;
+ Nhóm 4: Kế hoạch khuyến nơng chi tiết hàng năm cho lĩnh vực Chăn nuôi.
- Cán bộ khuyến nơng đặt câu hỏi cho nhóm nơng dân để xác định đầy đủ
các thông tin trong bảng kế hoạch, tương ứng theo logic chiều ngang của bảng:
+ Cột (1): Đánh số thứ tự các hoạt động khuyến nông theo thứ tự giảm
dần về mức độ ưu tiên (số thứ tự 1 là ưu tiên số 1);
+ Cột (2): Hoạt động.
Dựa vào kết quả các hoạt động đã được xác định trong bài thực hành số 3,

các nhóm liệt kê lần lượt các hoạt động khuyến nông cần thực hiện theo thứ tự
ưu tiên;
+ Cột (3): Xác định thời gian tiến hành từng hoạt động khuyến nông.
Xác định cụ thể thời gian thực hiện hoạt động khuyến nông: Mấy tháng
trong năm, là những tháng nào?; Bao nhiêu ngày trong tháng, là những ngày nào?
+ Cột (4): Xác định địa điểm thực hiện từng hoạt động khuyến nông.
20


- Địa điểm thực hiện hoạt động khuyến nông: cần nêu rõ ở thôn, xã,
huyện, tỉnh thực hiện hoạt động khuyến nông.
Chú ý: Đối với hoạt động đào tạo khuyến nông: bao gồm cả địa điểm lý
thuyết và địa điểm đào tạo thực hành...;
+ Cột (5): Phương pháp thực hiện.
Nêu rõ phương pháp thực hiện đối với từng hoạt động khuyến nơng.
Ví dụ: Phương pháp thực hiện hoạt động đào tạo, tập huấn khuyến nơng
sẽ bao gồm: thuyết trình có minh họa, trình diễn...;
+ Cột (6): Vật tư, phương tiện hỗ trợ.
Liệt kê đầy đủ các vật tư, phương tiện hỗ trợ cho từng hoạt động. Ví dụ:
bảng, phấn, giấy A0, tranh ảnh, cuốc, xẻng...;
+ Cột (7): Kết quả dự kiến: Xác định kết quả dự kiến sau khi thực hiện
từng hoạt động khuyến nơng. Ví dụ: Bao nhiêu % học viên tham gia học tập mơ
hình; Bao nhiêu % học viên làm được...;
+ Cột (8): Người chịu trách nhiệm.
Liệt kê đầy đủ những người tham gia trong từng hoạt động khuyến nơng, ví
dụ như: cán bộ khuyến nơng cấp xã, cộng tác viên khuyến nơng, hộ gia đình...
* Bước 3: Trình bày kết quả và thảo luận
- Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A0, dán giấy A0 lên trên
bảng/tường. Mỗi nhóm cử 01 đại diện lên trình bày kế hoạch hoạt động khuyến
nông hàng năm theo từng lĩnh vực tại địa phương.

Biểu 4.1. Kế hoạch khuyến nông năm .....
Thôn: ....... Xã:...... Huyện: ....... Tỉnh: .......
Lĩnh vực: ....................................................

TT

Hoạt động

Thời

Địa

gian

điểm

Phương
pháp
thực hiện

21

Vật tư,
phương
tiện hỗ
trợ

Kết
quả dự
kiến


Người
chịu
trách
nhiệm


- Các nhóm cùng nhau thảo luận về kế hoạch hoạt động khuyến nông
hàng năm theo từng lĩnh vực tại địa phương.
- Thống nhất kết quả hoàn chỉnh.
* Bước 5: Thu dọn vật tư và bảo quản sản phẩm
- Thu dọn hết vật tư còn thừa, để vào túi/bao theo quy định.
- Tháo giấy A0, cuộn lại để lưu trữ, làm cơ sở thực hiện bài thực hành
tiếp theo.
4.6. Đánh giá
Mỗi nhóm cử 01 đại diện tham gia đánh giá. Phần đánh giá được thực
hiện ngay sau khi kết thúc phần thực hành.

22


BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG

5.1. Thời lượng: 3 tiết thực hành.
5.2. Mục tiêu
Cuối buổi học, sinh viên có thể lập kế hoạch tài chính cho một số hoạt
động khuyến nơng chủ yếu như: tập huấn, đào tạo, xây dựng mơ hình trình diễn,
tham quan... trong điều kiện giả định ở trên lớp.
5.3. Yêu cầu

- Sinh viên nắm vững lý thuyết về cách lập kế hoạch tài chính cho các
hoạt động khuyến nơng tại địa phương.
- Sinh viên cần có kỹ năng phân tích, tổng hợp thơng tin.
5.4. Nội dung thực hành
- Lập bảng dự trù kinh phí cho từng hoạt động khuyến nông theo từng lĩnh
vực: trồng trọt; cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày; cây lâm nghiệp; chăn nuôi.
- Mẫu biểu Lập kế hoạch tài chính cho các hoạt động khuyến nơng như sau:
Hạng

Đơn vị

Khối

Đơn giá

mục

tính

lượng

(đồng)

Tổng

Số hộ

kinh phí

tham


(đồng)

gia

Dân
Hỗ trợ

đóng
góp

1.
2.
3....
5.5. Hướng dẫn thực hiện
* Bước 1: Chuẩn bị
- Chia nhóm thảo luận: Theo 4 nhóm chủ đề đã được xác định từ Bài thực
hành 1. Mỗi nhóm gồm có 05 sinh viên.
- Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ vật tư sau đây:
+ 03 bút dạ các màu xanh, đen, đỏ;
+ 01 cuộn băng dính giấy khổ 2 cm;
+ 02 tờ giấy A0;
+ Giấy A4, bút bi, bút chì, thước kẻ.
23


- Phân chia các chủ đề thảo luận cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: Lập bảng dự trù kinh phí khuyến nơng cho hoạt động xây
dựng mơ hình trình diễn; hoạt động tập huấn trong lĩnh vực trồng trọt;
+ Nhóm 2: Lập bảng dự trù kinh phí khuyến nơng cho hoạt động xây

dựng mơ hình trình diễn; tổ chức đi tham quan trong lĩnh vực cây ăn quả, cây
công nghiệp dài ngày;
+ Nhóm 3: Lập bảng dự trù kinh phí khuyến nông cho hoạt động tập
huấn; tổ chức đi tham quan trong lĩnh vực cây lâm nghiệp;
+ Nhóm 4: Lập bảng dự trù kinh phí khuyến nơng cho hoạt động tập
huấn; tổ chức đi tham quan trong lĩnh vực chăn nuôi.
- Các nhóm kẻ khung bảng dự trù kinh phí cho từng hoạt động khuyến nông.
* Bước 2: Thảo luận để xác định kinh phí cho từng hoạt động khuyến nơng
- Với từng hoạt động cần xác định rõ:
+ Cần những hạng mục gì để thực hiện được hoạt động đó;
+ Khối lượng thực hiện hoạt động là bao nhiêu;
+ Đơn giá từng hạng mục (theo định mức, theo giá thị trường, theo quy
mơ thực hiện);
+ Tổng kinh phí được tính bằng tổng khối lượng nhân với đơn giá;
+ Liệt kê đủ số lượng hộ tham gia;
+ Nguồn hỗ trợ cho từng hoạt động có thể từ nguồn vốn của các chương
trình, dự án của nhà nước...;
+ Xác định xem người dân, cộng đồng có thể đóng góp cho hoạt động
nào? Đóng góp hạng mục nào? Đóng góp bao nhiêu tiền?
- Tổng hợp các chi phí cho từng hoạt động khuyến nơng thành bảng kế
hoạch tài chính.
* Bước 3: Trình bày kết quả và thảo luận
Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A0, dán giấy A0 lên trên
bảng/tường. Mỗi nhóm cử 01 đại diện lên trình bày bảng dự trù kinh phí cho
một số hoạt động khuyến nơng theo từng lĩnh vực tại địa phương.
24


×