Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng ước lượng thương trong phép chia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.97 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Phương pháp nghiên cứu:

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm:
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề:
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
2. Kiến nghị:
3. Tài liệu tham khảo:

TRANG
2
2
2
3
3
4
4
4
5


11
12
12
12
13

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với các mơn học khác ở bậc tiểu học, mơn Tốn có vai trị vơ cùng
quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng khơng gian
của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận
thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp
suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thơng
minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến
thức, kĩ năng mơn tốn ở tiểu học cịn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
Là một giáo viên tiểu học tôi, luôn xác định: Phải đổi mới phương pháp dạy học.
Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tơi thường xun học hỏi, tìm tịi các biện
pháp giúp học sinh nắm được các tri thức mới một cách có hiệu quả hơn, ở các
mơn học; Với phương châm: “ Học sinh phải là chủ thể của quá trình học tập” .
Đặc biệt là trong mơn Tốn, tơi luôn trăn trở: Làm sao để giúp học sinh tiếp cận
với kiến thức Toán học một cách thuận tiện nhất, chính xác nhất. Nội dung mơn
Tốn bao gồm nhiều mạch kiến thức khác nhau. Song qua thực tế dạy học Tốn
ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, tơi nhận thấy phép chia cho số có
nhiều chữ số ( một nội dung trong mạch kiến thức số học) là một trong những
phép tính khó nhất ở tiểu học. Để thực hiện được phép chia cho số có nhiều chữ
số, học sinh phải làm thành thạo phép nhân, phép trừ và điểm mấu chốt là phải
biết “ ước lượng thương” ở mỗi lần chia.

Trong thực tế giảng dạy, từ học sinh lớp 4 cho đến học sinh lớp 5 khi học đến
“chia cho số có nhiều chữ số”, phần lớn học sinh đều gặp khó khăn, nhìn chung
các em đều lúng túng và tốn nhiều thời gian do chưa biết “ ước lượng thương” ở
mỗi lần chia.
Tôi luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề này. Làm thế nào để học sinh khắc
phục được những khó khăn để có biện pháp tính, kỹ năng tính, sự thuần thục khi
thực hiện phép tính. Để có được kết quả này thì việc “Rèn kỹ năng ước lượng
thương” là cần thiết và vơ cùng quan trọng. Vì vậy tơi đã mạnh dạn nghiên cứu
việc rèn kỹ năng “ước lượng thương” cho học sinh lớp 4 và trong phạm vi sáng
kiến kinh nghiệm này, xin được trình bày việc “ Một số biện pháp rèn kỹ năng
ước lượng thương trong phép chia cho số có nhiều chữ số đối với học sinh
lớp 4 trường Tiểu học Hải An” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này
nhằm nâng cao trình độ chun mơn cho bản thân cũng như muốn đóng góp một
phần nào đó khả năng của mình vào việc nâng cao chất lượng học tập của học
sinh.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp về “ước lượng thương” cho học sinh lớp 4.
- Nghiên cứu nhận thức đúng quy luật của tư duy: từ trực quan sinh động đến tư
duy triều tượng, từ tư duy triều tượng về thực tiễn để hình thành cho học sinh kĩ
năng “ ước lượng thương” trong phép chia cho số có nhiều chữ số ở lớp 4.

2


- Nghiên cứu nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi khi thực hiện phép chia cho
số có nhiều chữ số.
- Ngiên cứu xây dựng một số biện pháp tích cực nhằm giúp giáo viên và học
sinh khắc phục những khó khăn trong quá trình “ước lượng thương” trong khi
thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số ở lớp 4.
3. Đối tượng nghiên cứu:

- Các bài toán dạng chia cho số có nhiều chữ số .
- Phương pháp “ước lượng thương” khi thực hiện phép chia cho số có nhiều
chữ số.
- Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Hải An.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu, sách báo, sách
tham khảo liên quan đến vấn đề “ Ước lượng thương” trong phép chia cho số có
nhiều chữ số.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Dự giờ, khảo sát
chất lượng, trao đổi với đồng nghiệp, trao đổi với học sinh để tìm hiểu những
khó khăn của các em trong q trình học tốn.
- Phương pháp thực nghiệm kiểm tra: Tổ chức dạy học toán về “ Ước lượng
thương” trong phép chia cho số có nhiều chữ số.

3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận :
Dạy hoc bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia là một thành phần vơ cùng quan
trọng trong chương trình giảng dạy mơn Tốn ở bậc Tiểu học. Học xong chương
trình Tiểu học bắt buộc các em phải thành thạo bốn phép tính được thực hiện với
số tự nhiên, phân số, số thập phân nhưng trong đó thực hiện phép chia là khó
nhất, nhất là chia cho số có càng nhiều chữ số thì càng khó. Nội dung của việc
dạy và học bốn phép tính gắn chặt và đan xen với các nội dung tốn học khác
của chương trình học. Vì vậy, việc thực hiện bốn phép tính có một vị trí quan
trọng thể hiện ở các điểm sau:
- Bốn phép tính được dạy xuyên suốt và tăng dần ở chương trình Tiểu học (Từ
lớp 3 đến lớp 5), nó đi theo để giải quyết vấn đề của các bài tốn giải, bài tốn
hình,… nếu khơng thực hiện thành thạo một trong bốn phép tính thì việc học của

các em vơ cùng khó khăn.
- Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện
thông qua việc cho học sinh luyện nhiều vào các bài tập thực hiện phép tính
hoặc giải quyết bài tốn giải…
- Việc thực hiện thành thạo bốn phép tính là cơ sở ban đầu cho các em học tiếp
lên các lớp trên.
- Những năm gần đây do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới
phương pháp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí đã phát
động phong trào cải tiến phương pháp dạy học. Những cố gắng của các cấp quản
lí giáo dục và của giáo viên đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục ở Tiểu học. Tuy nhiên, cũng như việc dạy và học nói chung, dạy học
mơn Tốn (dạy chia cho số có nhiều chữ số) ở lớp 4 nói riêng vẫn chưa vượt qua
quỹ đạo cũ là bao.
- Mặc dù đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng trong việc cải tiến phương pháp
dạy học, song nhìn chung phần lớn giáo viên vẫn cịn dạy tốn theo một hệ
thống phương pháp hiện có (chủ yếu là giảng giải và hỏi đáp ).
2. Thực trạng của vấn đề dạy chia cho số có nhiều chữ số ở lớp 4 của trường
Tiểu học Hải An.
* Về phía giáo viên:
- Nhìn chung, giáo viên đều cố gắng đổi mới phương pháp dạy học một cách
tích cực song nhiều khi chưa thực sự chú ý đến một số thủ thuật trong dạy toán.
- Chưa mạnh dạn áp dụng một số sáng kiến của mình vào trong dạy học tốn.
- Đơi khi chưa thực sự tìm tịi, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp
dạy học để tìm ra cách thích hợp nhất trong dạy thực hiện chia cho số có nhiều
chữ số.
- Hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu, chưa thực sự lôi cuốn học sinh.
- Hướng dẫn học sinh biết cách thực hiện phép chia (chia theo thứ tự từ trái sang
phải, các thao tác khi chia) song dường như không khắc sâu điểm mấu chốt
trong biện pháp tính này là cách “ước lượng thương” ở mỗi lần chia.
Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện phép chia: 31858 : 623 = ?


4


ở lần chia thứ nhất, lấy 3185 chia 623 được 5. Giáo viên cũng có hướng dẫn
học sinh ước lượng để tìm được thương là 5 nhưng hướng dẫn rất qua loa mà
chưa hiểu được đây chính là chỗ vướng nhất của học sịnh khi làm tính chia. Các
lần chia tiếp theo cũng tương tự như vậy.
* Về phía học sinh:
- Một số học sinh chưa chia được do chưa thuộc bảng nhân, chia.
- Đa số học sinh rất khó khăn khi thực hiện chia cho số có nhiều chữ số. Khi
được hỏi vì sao khơng chia được, hầu hết học sinh đều trả lời là tìm mãi mà
khơng ra kết quả ở mỗi lần chia. Điều đó chứng tỏ học sinh chưa nắm được cách
ước lượng thương ở mỗi lần chia. Nhiều em đã phải mị mẫm tìm thương bằng
cách lấy số chia nhân thử với 1, rồi với 2, với 3,... cho đến khi kết quả gần bằng
số bị chia thì mới tìm được thương.
- Tốn nhiều thời gian, cơng sức khi thực hiện.
- Nói đến phép chia là nhiều em ngại khó.
Sau khi học xong phép chia trong chương trình, tơi đã tiến hành khảo sát chất
lượng lớp 4A ( lớp kiểm chứng).
- Thời gian cụ thể: ngày 16/12/2015
- Nội dung kiểm tra: Thực hiện phép chia, vận dụng vào giải toán.
- Thời gian làm bài: 20 phút.
* Đề khảo sát cụ thể như sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 62321 : 307
b) 81350 : 187
Bài 2: Giải bài toán sau:
Một nhà máy sản xuất trong một năm được 49410 sản phẩm. Hỏi trung bình
mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, biết một năm làm việc

305 ngày?
Kết quả khảo sát ở lớp 4A như sau:

Tổng số
học sinh
31 em

Điểm 9-10
SL
TL %
3
9,6

Điểm 7- 8
SL
TL %
7
22,6

Điểm 5-6
SL
TL %
10
32,3

Điểm dưới 5
SL
TL %
11
35,5


Từ kết quả trên cho thấy, số học sinh làm thành thạo phép chia là rất ít, đa
phần học sinh cịn rất khó khăn khi thực hiện, hầu hết các em đều vướng khi
ước lượng thương. Từ chỗ không biết ước lượng thương dẫn đến khơng tính
được kết quả của phép chia kéo theo các dạng bài tập liên quan đến phép chia
(ví dụ như bài tập 2) mặc dù biết cách giải nhưng không thể hoàn thành bài tập.
Cũng trong năm học này, năm học 2015 - 2016, tôi được phân công giảng dạy
lớp 4A, bản thân tơi đã trăn trở, nghiên cứu tìm những giải pháp thiết thực và
mạnh dạn áp dụng ngay tại lớp mình phụ trách.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề:
a. Các giải pháp.

5


Để giúp học sinh lớp 4 rèn kỹ năng ước lượng thương khi thực hiện chia cho
số có nhiều chữ số, tôi đã thực hiện một số giải pháp sau:
1. Nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình của lớp học, đầu tư thời gian vào việc
xây dựng kế hoạch bài học để giảng dạy trên lớp sát đối tượng.
- Học sinh được học phép chia số tự nhiên từ Tuần 14 đến Tuần 17.
- Nội dung chủ yếu: Chia số tự nhiên có đến 6 chữ số cho số tự nhiên có đến 3
chữ số.
- Giúp học sinh biết cách ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số.
2. Kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh trước khi học phép chia cho số có
nhiều chữ số.
- Bao nhiêu em đã thực hiện nhân nhẩm, trừ nhẩm thành thạo.
- Bao nhiêu em thực hiện tốt phép chia cho số có một chữ số ( đã học ở lớp 3)
- Bao nhiêu em biết thực hiện nhưng còn chậm. Ngun nhân?
- Bao nhiêu em khơng biết thực hiện. Vì sao?

3. Tổ chức tốt các hoạt động học tập nhằm rèn kỹ năng ‘ ước lượng thương” cho
HS khi thực hiện chia cho số có nhiều chữ số.
b. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
b1. Kiểm tra kỹ năng nhân nhẩm, trừ nhẩm của học sinh.
Khi học về các phép tính với số tự nhiên thì phép chia bao giờ cũng là phép
tính được học cuối cùng bởi để thực hiện được các thao tác khi chia đòi hỏi học
sinh phải biết nhân nhẩm, trừ nhẩm thành thạo. Không nhân, khơng trừ được thì
học phép chia cũng vơ ích.
Vì vậy: Trước khi chuyển sang học phép chia ( cuối tuần 18), tôi đã tiến hành
kiểm tra, phân loại đối tựơng HS . Kết quả cụ thể:
Tổng số lớp 4A là 31 em. Trong đó:
- Số học sinh đã biết nhân nhẩm, trừ nhẩm: 19 em
- Số học sinh thực hiện tốt phép chia cho số có một chữ số ( đã học ở lớp 3) là:
15 em.
- Số học sinh biết thực hiện nhưng còn chậm: 5 em
- Số học sinh không hề biết làm : 4 em
Nguyên nhân: Không thuộc bảng nhân, chia, trừ nhẩm rất chậm.
Để khắc phục và giúp học sinh chuẩn bị tốt để học chia cho số có nhiều chữ
số, tơi đã dành thời gian ( học tăng buổi ) cho học sinh ôn luyện lại các phép tính
đã học chủ yếu là phép nhân, phép trừ, luyện nhân nhẩm, trừ nhẩm thành thạo,
khắc sâu để học sinh nhớ rằng” số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia”. Riêng đối
với 4 em chưa thuộc bảng nhân, chia tôi vừa động viên song cũng đưa ra biện
pháp nghiêm khắc yêu cầu các em phải học thuộc nhưng không phải là thuộc
“vẹt” mà phải hiểu để vận dụng. Tôi trực tiếp đến nhà để trao đổi với phụ huynh
và cùng phối kết hợp để giáo dục. Bên cạnh đó, tơi ln ln động viên học sinh
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Được sự kèm cặp, giúp đỡ, tuy chưa nhanh, chưa
thạo song bước đầu các em đã có tiến bộ.
b2. Hướng dẫn học sinh “ ước lượng thương”:

6



Trên cơ sở học sinh đã biết nhân nhẩm, trừ nhẩm thành thạo. Khi thực hiện
phép chia cho số có nhiều chữ số, học sinh chỉ cần biết thêm cách “ ước lượng
thương” ở mỗi lần chia là việc thực hiện được dễ dàng hơn rất nhiều.
Trước hết, giáo viên phải giúp học sinh nhận rõ:
- Ước lượng thương là thế nào?( là tìm cách nhẩm nhanh kết quả ở mỗi lần
chia).
- Ước lượng thương để làm gì? ( để tìm được kết quả ở mỗi lần chia)
- Vì sao phải ước lượng thương? ( phải ước lượng thương để việc tính tốn được
nhanh gọn, thuận tiện.)
Để giúp học sinh ước lượng thương, tôi đã hướng dẫn cho các em làm trịn số
bị chia và số chia để dự đốn nhanh kết quả, sau đó nhân lại để thử. Nếu tích
vượt q số bị chia thì phải rút bớt chữ số đã dự đốn ở thương. Nếu tích cịn
kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số đã dự đốn ở thương. Hướng dẫn
học sinh làm trịn số thông qua một số thủ thuật thường dùng là che bớt chữ số
và tuỳ thuộc vào từng phép chia cụ thể để làm tròn giảm, làm tròn tăng, hay làm
tròn cả tăng lẫn giảm.
Cách làm như sau:
* Làm tròn giảm:
- Hướng dẫn học sinh: Nếu số chia tận cùng là 1,2 hoặc 3 thì ta thường làm trịn
giảm ( tức là bớt đi 1,2 hoặc 3 đơn vị ở số chia). Khi thực hành ta chỉ việc che
bớt chữ số tận cùng đó đi ( đồng thời che bớt chữ số tận cùng của số bị chia).
Ví dụ1:
+ Muốn ước lượng thương 252 : 42 = ?
Ta làm tròn 252 thành 250; 42 thành 40 rồi nhẩm:
250 : 40 được 6
Sau đó thử: 42 x 6 = 252
Vậy: 252 : 42 = 6
+ Khi thực hành, để nhanh gọn, tiện lợi, hướng dẫn HS dùng thủ thuật che bớt

chữ số tận cùng của số bị chia và số chia ( che bớt chữ số 2 ở hàng đơn vị của số
bị chia và số chia) để có 25 : 4
Nhẩm nhanh kết quả: 25 : 4 được 6
Sau đó thử:
42 x 6 = 252
Vậy:
252 : 42 = 6
Ví dụ 2:
Có thể ước lượng thương 561: 83 = ? như sau:
- ở số chia ta che 3 đi
- ở số bị chia ta che 1 đi
Như vậy ta chỉ còn:
56 : 8
- Vì 56 : 8 được 7 nên ta ước lượng thương là 7.
- Thử: 83 x 7 = 581 > 561. Vậy thương ước lượng là 7 thì thừa .
Ta giảm xuống 6 và thử lại:
83 x 6 = 498
561 – 498 = 63 < 83 ( số dư < số chia)

7


Do đó: 561 : 83 được 6
Ví dụ 3:
Có thể ước lượng thương 1730 : 243 = ? như sau:
- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia và số bị chia
Như vậy ta chỉ còn: 17 : 2
Vì 17 : 2 được 8 nên ta ước lượng thương là 8
- Thử: 243 x 8 = 1944 > 1730
Vậy thương ước lượng là 8 thì thừa.

Ta giảm xuống 7 và thử lại:
243 x 7 = 1701
1730 – 1701 = 29 < 43
Vậy: 1730 : 243 được 7
*Làm tròn tăng:
- Hướng dẫn học sinh: Nếu số bị chia tận cùng là 7, 8 hoặc 9 thì ta làm trịn tăng
( tức là thêm 3,2 hoặc 1 đơn vị vào số chia). Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt
chữ số tận cùng đó đi và thêm 1 vào chữ số liền trước ( đồng thời che bớt chữ số
tận cùng của số bị chia)
Ví dụ 1:
167 : 27 = ?
Ta làm như sau:
- Làm tròn 27 theo cách che bớt chữ số 7 nhưng vì 7 khá gần 10 nên ta phải tăng
chữ số 2 ở hàng chục lên 1 đơn vị để được 3. Còn đối với số bị chia ta vẫn làm
tròn giảm bằng cách che bớt chữ số 7 ở hàng đơn vị.
Lúc này ta có: 16 : 3
- Kết quả ước lượng 16 : 3 được 5
Thử lại: 27 x 5 = 135 < 167.
Vì 167-135 = 32 > 27 nên thương ước lượng thì thiếu. Do đó ta phải tăng
thương đó (5) lên thành 6 rồi thử lại:
27 x 6 = 162
167- 162 = 5 < 27
Vậy: 167 : 27 được 6 ( dư 5 ).
Ví dụ 2: Có thể ước lượng thương 4850 : 683 = ? như sau:
- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia. Vì 8 khá gần 10 nên ta tăng chữ số 6 ở
số chia lên thành 7.
- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia
Ta có: 48 : 7 được 6
Vậy ta ước lượng thương là 6
Thử lại: 683 x 6 = 4098

4850 – 4098 = 752 > 683
Vậy thương ước lượng (6) thì thiếu, ta tăng lên 7 rồi thử lại:
683 x 7 = 4781
4850 – 4781 = 69 < 683
Vậy: 4850 : 683 được 7
* Làm tròn cả tăng lẫn giảm:

8


- Hướng dẫn học sinh: Trong trường hợp: Nếu số chia tận cùng là 4,5 hoặc 6 thì
nên làm trịn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng 2 thương ước
lượng này.
Ví dụ: Có thể ước lượng thương 195 : 36 = ? như sau:
- Làm tròn giảm 36 ( che chữ số 6) còn 3
- Làm tròn tăng 36 (che chữ số 6, tăng 3 thành 4) còn 4
- Làm tròn giảm 195 (che chữ số 5) cịn 19
Ta có: 19 : 3 được 6
19 : 4 được 4
Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử lại với số 5
36 x 5 = 180
195 – 180 = 15 < 37
Vậy: 195 : 37 được 5
- Với cách hướng dẫn như trên, tôi đã tổ chức cho học sinh thực hành, luyện tập
để rèn kỹ năng “ ước lượng thương” khi thực hiện chia cho số có nhiều chữ số.
b3. Tổ chức cho học sinh thực hành- luyện tập:
- Trước khi tổ chức cho học sinh thực hành – luyện tập, tôi đã cho học sinh
nhận xét về 2 cách tìm thương ở phép chia sau:
1608 : 321 = ?
Cách1: Thử chọn:

321 x 1 = 321
321 x 2 = 642
321 x 3 = 963
321 x 4 = 1284
321 x 5 = 1605
1608 – 1605 = 3 < 321
Vậy 1608 : 321 được 5
Cách2: ( ước lượng )
- Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia và số chia
Như vậy ta chỉ còn 16 : 3
Vì 16 : 3 được 5 nên ta ước lượng thương là 5
- Thử: 321 x 5 = 1605
1608 – 1605 = 3 < 321
Vậy: 1608 : 321 được 5
Rõ ràng, cách làm (2) ngắn gọn, dễ và thuận tiện hơn nhiều.Qua đó giúp học
sinh thấy được tại sao cần phải ước lượng thương, nắm rõ mục đích của việc
“ước lượng thương”, học sinh sẽ hào hứng học tập.
- Trong chương trình khơng có các tiết học riêng để dạy “ ước lượng thương” mà
học sinh chỉ được biết và được tập “ ước lượng thương” qua các ví dụ cụ thể khi
học về phép chia. Song qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, tôi thấy học
sinh rất khó khăn khi “ước lượng thương” ( như đã trình bày ở phần thực trạng).
Vì vậy: Ngay từ những ngày đầu chuyển sang học về phép chia (bắt đầu từ tuần
14) tôi đã mạnh dạn dành hẳn thời gian học toán của 2 buổi học chiều
( Chiều thứ 4 – Tuần 19- 2 tiết

9


Chiều thứ 6 – Tuần 19- 2 tiết)
để cho học sinh chỉ chuyên luyện tập ước lượng thương.

- Với cách hướng dẫn như đã trình bày, tơi đã cho học sinh tập ước lượng
thương bắt đầu từ những bài dễ đến những bài khó. Lúc đầu là những bài dễ
nhẩm ngay ra kết quả, tất cả học sinh đều có thể làm được
Ví dụ:
70 : 35 = ?
450 : 150 = ?
271 : 30 = ?
Tiếp đến là những bài khó hơn.
Ví dụ:
816 : 37 = ?
186 : 65 = ?
398 : 123 = ?
Mục đích, vừa phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, vừa tạo được
niềm tin trong học tập. Học sinh giải quyết được những bài dễ, từ đó mới có
hứng thú để học, để làm các bài khó hơn, tránh việc ngại khó khi suy nghĩ.
- Khi tiến hành cho học sinh luyện tập, tơi đã ln thay đổi các hình thức dạy
học. Đầu tiên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 để tìm cách ước lượng
thương . Học sinh trong nhóm có cơ hội, có điều kiện để hướng dẫn cho nhau.
Sau đó đến trao đổi nhóm đơi. Khi đã nắm vững cách làm , học sinh sẽ làm việc
cá nhân.
- Trong khi luyện tập, để tạo khơng khí học tập sôi nổi, giờ học nhẹ nhàng, tôi đã
tổ chức một số trò chơi học tập như: Trò chơi kết bạn ( chuẩn bị một số tấm thẻ
hình chữ nhật, mỗi thẻ ghi một phép tính hoặc một kết quả ước lượng. Học sinh
xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tập hợp thành vịng trịn, các em cầm
thẻ trước ngực. Mỗi em tự quan sát nội dung trong thẻ của mình và của bạn, cả
đội vừa đi vịng tròn vừa hát cùng cả lớp . Khi giáo viên bất ngờ hơ” Tìm bạn,
tìm bạn.”, các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn cầm thẻ có kết quả,
phép tính tương ứng với nội dung ghi trên thẻ của mình.) , trị chơi “ Giải đáp
nhanh” và còn tổ chức cho học sinh thi đua giữa các nhóm. Đầu tiên là thi ước
lượng nhanh kết quả những phép tính chia mà giáo viên đưa ra. Sau đó tổ chức

cho các nhóm ( hoặc 2 dãy bàn) thi đưa ra các phép chia để đố nhóm bạn ước
lượng nhanh thương. Nhóm được trả lời nêu kết quả ước lượng cùng cách ước
lượng để tất cả các bạn trong lớp cùng học tập. Học sinh đã rất sôi nổi, tích cực
trong học tập. Việc ước lượng thương trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Nắm chắc cách ước lượng. Khi dạy học chia cho số có 2, 3 chữ số, GV chỉ cần
hướng dẫn học sinh cách đặt phép chia và các thao tác chia . Học sinh thực hiện
dễ dàng.
Ví dụ:
Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 8469 : 241 = ?
( SGK Toán 4 – trang 86) như sau:
8469 : 241 = ?
Chia theo thứ tự từ trái sang phải
8469 241
* 846 chia 241 được 3, viết 3;
1239 35
3 nhân 1 bằng 3; 6 trừ 3 bằng 3, viết 3;
034
3 nhân 4 bằng 12; 14 trừ 12 bằng 2, viết 2 nhớ 1;

10


3 nhân 2 bằng 6, thêm 1bằng7; 8 trừ 7 bằng1, viết1;
* Hạ 9, được 1239; 1239 chia 241 được5, viết5;
5 nhân1 bằng5; 9 trừ 5 bằng4, viết4;
5 nhân4 bằng20; 23 trừ 20 bằng3, viết3 nhớ2;
8469 : 241 = 35 (dư 34) 5 nhân2 bằng 10, thêm 2 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0,
viết 0.
- Để học sinh được ơn luyện nhiều, ngồi những buổi học chính khố, buổi học
tăng buổi, tơi cịn giao thêm bài tập về nhà với số lượng và mức độ phù hợp cho

từng đối tượng học sinh. Có kiểm tra, chữa bài cụ thể, kịp thời sửa chữa những
sai sót của học sinh. Và không quên thường xuyên động viên tinh thần học tập
của các em.
Với cách hướng dẫn và tổ chức thực hiện như trên, tôi thấy học sinh đã rất
thành thạo khi ước lượng thương. Vì thế, khi thực hiện chia cho số có nhiều chữ
số, học sinh khơng cịn lúng túng và mất nhiều thời gian như trước đây.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
Sau khi thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, kết quả thu được thật đáng
mừng. Học sinh đã rất ham thích học tốn và say sưa với các phép tính chia cho
số có nhiều chữ số, thực hiện chia một cách dễ dàng, khơng cịn lo sợ khi làm
tốn có liên quan đến phép tính được xem là khó này nữa.
Để kiểm chứng kết quả dạy thực nghiệm của mình, ngay sau khi học xong về
phép chia, với cùng đề bài, cùng ngày đã khảo sát ở lớp 4A, tôi đã tiến hành
khảo sát ở lớp 4B để đối chứng. Kết quả thu được của hai lớp như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA LỚP 4B
Tổng số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
học sinh
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL TL%
32 em

4
12,5
7
21,9
12
37,5
9
28,1
Tổng số
học sinh
31 em

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA LỚP 4A
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL % SL TL %
10
32,2
10
32,2
11
35,6
0

0

( Thời điểm khảo sát vào ngày 23 tháng 3 năm 2016- tức là tuần 29 ).
Qua việc làm bài khảo sát chất lượng ở 2 lớp cho thấy: Kết quả của lớp
4A đã áp dụng cách “ước lượng thương trong phép chia cho số có nhiều chữ số”
cao hơn hẳn so với kết quả của lớp 4B ( Không áp dụng cách “ước lượng
thương” ). Tất cả học sinh trong lớp đều đã biết thực hiện phép chia. Nhiều học
sinh thực hiện nhanh và thành thạo, nắm chắc cách ước lượng thương. Vận dụng
vào giải toán nhanh và rất tốt. Chỉ còn lại một số em mặc dù đã biết làm nhưng
tính tốn cịn chậm.

11


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Với những kết quả đã đạt được, tôi thấy rằng: Tuy phép chia cho số có nhiều
chữ số là một phép tính khó ở tiểu học, song để giúp các em tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc. Giáo viên cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Khi dạy học sinh học toán với phép tính chia, đặc biệt là chia cho số có nhiều
chữ số. Điều mà giáo viên cần nắm chắc là điểm mấu chốt trong biện pháp tính
này chính là vấn đề ước lượng thương và có phương pháp hướng dẫn học sinh
ước lượng thương một cách hợp lý.
- Động viên học sinh học thuộc các bảng nhân, chia, rèn cách nhân nhẩm, trừ
nhẩm thành thạo để thuận lợi khi thực hiện ước lượng thương trong phép chia.
- Cho học sinh luyện tập nhiều để các em nắm chắc các cách ước lượng thương
và có khả năng vận dụng tốt.
- Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học trên lớp, tạo động cơ và hứng thú học
tập cho học sinh.
2. Kiến nghị:

Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy “ Giúp học sinh
lớp 4 rèn kỹ năng ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số”. Với sự cố
gắng nỗ lực của cả thầy và trò, kết quả đạt được là nguồn động viên thầy – trị
chúng tơi rất lớn. Tuy nhiên trong q trình thực hiện vẫn cịn những khó khăn.
Và để đạt kết quả cao hơn nữa, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
* Đối với giáo viên:
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ cho bản thân.
- Tích cực, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học để tiết học nhẹ nhàng mà
đạt hiệu quả cao.
* Đối với nhà trường:
- Khuyến khích việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng mở.
- Nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên về thời gian nghiên cứu
bài dạy và các tài liệu tham khảo.
- Tổ chức các chuyên đề nhiều hơn nữa để giáo viên có cơ hội trao đổi, học tập
kinh nghiệm.
Thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Tôi xin can đoan đây là sáng kiến của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết
Hoàng Minh Trung

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Toán ở trường Tiểu học: NXB Giáo dục; NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội năm 2007, Vũ Quốc Chung (chủ biên).
2. Sách giáo khoa, vở bài tập toán 4, NXB Giáo dục 2005, Đỗ Đình Hoan
(chủ biên).
3. Sách giáo khoa Tốn 4, NXB Giáo dục.
4. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 4 ( Sách giáo viên ) NXB Giáo duc 2005.
5. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng ( Lớp 4), NXB GD.
6. Chuyên đề giáo dục Tiểu học.
7. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 ( Tập 1): Vũ Văn Dương,
Ngô Thị Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thơng NXB
GD 2007.
8. Báo Tốn học tuổi trẻ.
9. Sách Toán Tuổi thơ.
10. Tài liệu bồi dưỡng thường xun mơn tốn chu kì 2003-2007 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

13



×