Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

GA dia 8 HK1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.05 KB, 72 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phần I - Thiên nhiên, con người các châu lục Chương XI.. Châu á. Ngày soạn: 15/8/2010 Ngày giảng: 17/8/2010 (8A1) 21/8/2010 (8A2) tiết 1 Bài 1: Vị trí địa lý, địa hình và khoáng sản Châu á I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Biết vị trí địa lý, giới hạn của châu á - Trình bày được những đặc điểm về kích thước lãnh thổ, địa hình và khoáng sản của châu á. 2. Về kỹ năng - Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên châu á để trình bày các đặc điểm tự nhiên (vị trí, địa hình, khoáng sản). - Giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Về thái độ Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học II. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên: - Bản đồ vị trí địa lý của Châu á trên địa cầu. - Bản đồ tự nhiên Châu á - Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ Châu á 2. Học sinh. SGK III. Hoạt động trên lớp. 1. Khởi động - Mục tiêu ; Gây hứng thú học tập - Thời gian ; 5 phút - Cách tiến hành : GV nói : Chương trình lớp 7 các em đã tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế xã hội của các châu như : châu phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương và châu Âu. Trong chương trình của học kỳ 1 năm nay chúng ta tìm hiểu thiên nhiên, con người ở châu á là châu lục rộng lớn nhất, có lịch sử phát triển lâu đời nhất và trong đó có Việt Nam của chúng ta. Hôm nay chúng ta tìm vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu á 2. Hoạt động 1 - Hoạt động nhóm Tìm hiểu vị trí địa lý và kích thước của châu lục - Mục tiêu : biết vị trí và các kích thước cơ bản của châu á - Thời gian ; 20 phút - Đồ dùng : Bản đồ tự nhiên châu á - Cách tiến hành : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GVtreo bản đồ vị trí địa lý của Châu 1. Vị trí địa lý và kích thước của á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. châu lục - GV cho học sinh thảo luận nhóm (5 nhóm ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Yêu cầu: quan sát lược đồ vị trí của Châu á trên địa cầu và trả lời các câu hỏi: N1: Châu á có diện tích là bao nhiêu? - Châu á là một bộ phận của lục địa á Nằm trên lục địa nào? Âu, diện tích phần đất liền rộng khoảng 41,5 triệu km2, nếu tính cả các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4triệu N2: Điểm cực bắc và cực nam phần đất km2. Đây là châu lục rộng nhất thế giới liền nằm trên những vĩ độ địa lý nào? - Điểm cực: Xỏc định trờn bản đồ? + ĐC Bắc: Mũi Sê-li-u-xkim: 77044'B + ĐC Nam: Mũi Pi-ai: 1010'B (Nam bán đảo Malacca) + ĐC Tây: Mũi Bala: 26010'B (Tây bán đảo tiểu á) N3: Châu á tiếp giáp với những đại + ĐC Đông: Mũi Điêgiônép: 169040'B dương và châu lục nào? (Giáp eo Bêring). - Nơi tiếp giáp: + Bắc giáp Bắc Băng Dương + Nam giáp ấn Độ Dương + Tây giáp Châu Âu, Châu Phi, Địa Trung Hải + Đông giáp Thái Bình Dương N4: Chiều dài từ điểm cực bắc đến - Nơi rộng nhất của châu á theo chiều điểm cực nam, chiều rộng từ bờ tây Bắc - Nam: 8500km, Đông - Tây: sang bờ đông nơi lãnh thổ mở rộng 9200km. nhất là bao nhiêu km? N5: Bằng hiểu biết của mình em hãy so sánh diện tích của châu á so với các châu lục khác? - Học sinh thảo luận trong 5 phút. Sau khi HS thảo luận xong, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - GV tổng kết. - GV có thể gọi đại diện các nhóm lên chỉ trên bản đồ những kiến thức cần thiết về vị trí địa lý, kích thước, nơi tiếp giáp. - GV: Diện tích Châu á chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất, lớn gấp rưỡi Châu Phi, gấp 4 lần Châu Âu.... 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản - Mục tiêu ; HS biết vị trí và tên các dãy núi chính , các đồng bằng lớn của châu á và các khoáng sản của châu á.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Thời gian 15 phút - Đồ dùng : BĐTN châu á - Cách tién hành ; Hoạt động của giáo viên và học sinh - GV: Những đặc điểm của vị trí địa lý, kích thước lãnh thổ Châu á có ý nghĩa rất sâu sắc, làm phân hóa khí hậu và cảnh quan tự nhiên đa dạng, thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ duyên hải vào nội địa. - GV treo lược đồ địa hình và khoáng sản Châu á lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát. -CH: Bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết + Đặc điểm địa hỡnh nổi bật nhất của chấu Á là gỡ? - HS quan sỏt trả lời: chủ yếu là đồi nỳi và sơn nguyờn xen kẽ - CH: Nhắc lại thế nào là "sơn nguyên"? - HS trả lời, GV chuẩn: Là những khu vực đồi núi rộng lớn, có bề mặt tương đối bằng phẳng. Các SN được hình thành trên các vùng nền cổ hoặc các KV núi già bị quá trình bào mòn lâu dài. Các SN có độ cao thay đổi, SN có thể đồng nghĩa với cao nguyên). - GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ H1.2 và trả lời câu hỏi. + Tìm và đọc tên các dãy núi chính, xác định hướng của các dãy núi đó? Chúng được phân bố ở đâu? + Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng nhất? Chúng được phân bố ở đâu? + Cho biết các sông chính chảy trên các đồng bằng đó? - GV gọi học sinh lên bảng chỉ trên lược đồ. -> GV xác định lại - CH: Em hãy nhận xét chung về đặc điểm địa hình Châu á?. Nội dung 2. Đặc điểm địa hình, khoáng sản a) Đặc điểm địa hình. - Có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới, băng hà bao phủ quanh năm, tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa, theo hai hướng chính là: Đông - Tây và Bắc - Nam. - Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa.. - HS nhận xét. GV chuẩn KT, ghi - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ lẫn nhau làm địa bảng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hình bị chia cắt phức tạp. VD: Hymalya là một dãy núi cao, đồ sộ nhất thế giới, hình thành cách đây 10 đến 20triệu năm, dài 2400km, theo tiếng địa phương là Chômôlungma, từ năm 1717 đã được sử dụng trên bản đồ do triều đình nhà Thanh biên vẽ. 1852, cục trắc địa ấn Độ đặt tên cho nó là Evơret để ghi nhớ công lao của Gioocgiơ Evơret, một người Anh làm cục trưởng cục đo đạc ấn Độ. - CH: Dựa vào H1.2 em hãy cho biết: + Châu á có những khoáng sản chủ yếu b) Đặc điểm khoáng sản nào? - Châu á có nguồn khoáng sản phong phú. + Dầu mỏ và khí đốt tập trung chủ yếu - Quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt ở những khu vực nào? than, sắt, crôm và kim loại. - GV Gọi 1 - 2 học sinh lên bảng chỉ trên lược đồ. HS khác NX. Giáo viên chuẩn kiến thức. - CH: Em hãy nhận xét về đặc điểm chung của khoáng sản Châu á ? - GV kết luận * Tổng kết (4’) - Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức - Cách tiến hành: GV củng cố lại toàn bộ bài học HS đọc nội dung ghi nhớ sgk và làm bài tập trắc nghiệm củng cố: Câu hỏi: Hãy ghép các ý ở cột trái và cột phải vào bảng sao cho đúng. Đồng bằng Đáp án Sông chính chảy trên đồng bằng 1. Turan g a. Sông Hằng + Sông ấn 2. Lưỡng Hà e b. Sông Hoàng Hà 3. ấn Hằng a c. Sông Ô-bi + Sông I-e-nit-xây 4. Tây Xi-bia c d. Sông Trường Giang 5. Hoa Bắc b e. Sông ơphrat + Sông Tigrơ 6. Hoa Trung d g. Sông Xưa Đa-ri-a + Sông A-mu Đa-ri-a * Hướng dẫn học tập ở nhà (1’) Học sinh học bài cũ và tìm hiểu vị trí, địa hình Châu á ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 2. Bài 2:. đặc điểm khí hậu Châu á. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu á ( Phân hóa đa dạng chia thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu khác nhau) do vị trí địa lý trải dài trên nhiều vĩ độ - Nờu và giải thớch được sự khỏc nhau giữa kiểu khớ hậu lục địa và kiểu khớ hậu giú mựa ở chõu Á. 2. Kỹ năng - Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiờn chõu Á - Giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Về thái độ Yêu mến môn học mong muỗn tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học II. Đồ dùng dạy học. 1. Giỏo viờn.. - Bản đồ vị trí địa lý của Châu á trên địa cầu. - Bản đồ tự nhiên Châu á - Lược đồ các đới khí hậu Châu á 2. HỌc sinh - SGK, đọc trước nội dung bài III. phương pháp; Đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình giờ học. 1. Khởi động - Thời gian: 2 phút - Tiến hành: Châu á nằm trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo, có kích thước rộng lớn và cấu tạo địa hình phức tạp. Đó là những điều kiện tạo ra sự phân hóa khí hậu đa dạng và mang tính lục địa cao. Đây chính là những đặc điểm nổi bật của khí hậu Châu á chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 1 Tìm hiểu sự phân hóa đa dạng của khí hậu - Mục tiêu: + Kể tên các đới khí hậu châu á + Biết sự phân hoá các đới khí hậu ra thành các kiểu khí hậu khác nhau và nguyên nhân của sự phân hoá đó. + Xác định vị trí của các đới, các kiểu khí hậu trên lược đồ. - Thời gian: 17 phút - Đồ dùng dạy học: + Lược đồ các đới khí hậu châu á. + Bản đồ tự nhiên châu á - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Khí hậu Châu á phân hóa rất đa dạng - CH: Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết: + Dựa vào đâu người ta có thể phân chia ra các đới khí hậu trên trái đất? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. Dựa vào các vành đai nhiệt mà người ta phân chia thành các đới khí hậu khác nhau trên trái đất tương ứng với các vành đai nhiệt đó. - GV treo lược đồ các đới khí hậu Châu á lên bảng. a) Khí hậu Châu á phân thành nhiều đới khác nhau - CH: Em hãy quan sát bản đồ tự nhiên - Đới khí hậu cực và cận cực nằm từ Châu á và lược đồ H2.1 Skg và cho biết: khoảng vòng cực Bắc đến cực. + Đi dọc theo kinh tuyến 800Đ từ vùng - Đới khí hậu ôn đới nằm từ khoảng cực đến xích đạo có các đới khí hậu nào? 400B - vòng cực Bắc. + Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao - Đới khí hậu cận nhiệt đới: Nằm từ nhiêu? chí tuyến Bắc - 400B - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. - Đới khí hậu nhiệt đới: Từ chí tuyến Bắc đến 50N. - GV giảng: Vòng cực là vòng vĩ tuyến song song với xích đạo ở vĩ độ 66033', nơi giới hạn của vùng cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ liền vào hạ chí và đông chí. - CH: Tại sao khí hậu Châu á lại phân thành nhiều đới như vậy? ( Lãnh thổ trải dài) b) Các đới khí hậu Châu á lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác - GV: Em hãy quan sát H2.1 và bản đồ nhau. tự nhiên cho biết: + Trong đới khí hậu ôn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới có những kiểu khí hậu nào? chỉ trên bản đồ. + Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa? - HS trả lời và xác định trên bản đồ. GV xác định lại. - CH: Tại sao khí hậu Châu á có sự phân - Nguyên nhân chính: hóa thành nhiều kiểu? + Kích thước lãnh thổ rộng lớn - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. + Đặc điểm địa hình: hướng của địa hình, độ cao địa hình.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + ảnh hưởng của biển,.... - CH: Em hãy cho biết đới khí hậu nào không phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu? Giải thích tại sao? - HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. Đới khí hậu xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm. Đới khí hậu cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị cả năm. 3.Hoạt động 2.. Tìm hiểu 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu á - Mục tiêu: + Biết 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu á là Gió mùa và lục địa + Trình bày được đựơc điểm của 2 loại khí hậu phổ biến. - Thời gian:20 phút - Đồ dùng dạy học: Lược đồ các đới khí hậu châu á. Bảng phụ - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 2. Khí hậu châu á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. - GV chia cả lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong 5' CH: Quan sát H2.1 em hãy: + Nhóm 1: Khí hậu gió mùa nhiệt đới +Nhóm 2: khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới + Nhóm 3+4: Các kiểu khí hậu lục địa Với các nội dung: * Phân bố? * Những đặc điểm chung đáng chú ý? - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. GV tổng kết bổ sung và chuẩn kiến thức. Bảng chuẩn kiến thức Các kiểu khí hậu lục địa Nội dung Các kiểu khí hậu gió mùa. Phân bố. Đặc điểm. - Khí hậu gió mùa nhiệt đới: - Chiếm diện tích lớn ở các Phân bố ở Nam á và Đông vùng nội địa và Tây Nam á Nam á - khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông á. Một năm có hai mùa : - Mùa đông khô và rất lạnh - Mùa đông có gió từ nội địa - Mùa hạ khô và nóng. ra, không khí lạnh, khô và mưa - Biên độ dao động nhiệt.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> không đáng kể. ngày và năm rất lơn nên - Mùa hạ có gió từ đại dương cảnh quan hoang mạc phát thổi vào, nóng ẩm và có mưa triển. nhiều. * Tổng kết (5’) GV củng cố lại toàn bộ bài học HS đọc nội dung ghi nhớ sgk và làm bài tập trắc nghiệm củng cố: * Hướng dẫn học tập ở nhà (1’) Học sinh học bài cũ và tìm hiểu vị trí, địa hình Châu á ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào?. Ngày soạn:28/ 8/ 2010 Ngày dạy: tiết 3. Bài 3: Sông. ngòi và cảnh quan châu á. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Trỡnh bày được đặc điểm chung của mạng lưới sông ngòi Châu á (khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn). - Nêu và giải thớch được sự khỏc nhau về chế dộ nước, giỏ trị kinh tế của cỏc hệ thống sụng lớn. - Trình bày được sự phân hóa đa dạng của các cảnh quan và mối quan hệ giữa khí hậu với cảnh quan. - Nêu được những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu á Với việc phát triển kinh tế- xã hội 2. Kỹ năng - Đọc lược đồ, bản đồ ự nhiờn chõu Á để tìm đặc điểm sông ngòi và cảnh quan của Châu á - Xác định trên bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn. - Xác lập được mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. 3. Thái độ Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học II. Đồ dùng dạy học. 1. Giỏo viờn. - Bản đồ tự nhiên Châu á - Tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên của Châu á 2. HỌc sinh. - SGK, đọc trước nội dung bài III. Phương pháp..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đàm thoại gợi mở. Hoạt động cá nhân IV. tiến trình giờ học. 1. Khởi động - Thời gian: 2 phút - Tiến trình: Chúng ta đã biết được địa hình, khí hậu Châu á rất đa dạng. Những đặc điểm đó lại có mối quan hệ mật thiết với hệ thống sông ngòi và cảnh quan ở Châu á. Để thấy rõ đặc điểm là sông ngòi rất đa dạng và phát triển dày đặc, cảnh quan thiên nhiên phân hóa đa dạng và có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những đặc điểm đó qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi - Mục tiêu: + Trỡnh bày được đặc điểm chung của sông ngòi Châu á: khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn, phõn bố khụng đều. + Giải thích được sự khỏc nhau về chế độ nước và giỏ trị kinh tế của cỏc hệ thống sụng lớn. - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên châu á - Phương pháp: Vấn đáp. Hoạt động nhóm - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Nội dung 1. Đặc điểm sông ngòi - GV treo bản đồ sông ngòi Châu á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát. - GV cho học sinh thảo luận nhóm (5 nhóm) quan sát bản đồ sông ngòi của Châu á và trả lời các câu hỏi: + N 1: Nêu nhận xét chung về mạng lưới sông ngòi ở Châu á? - Sông ngòi ở Châu á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn. - Phân bố không đều và có chế độ Sự phân bố mạng lưới và chế độ nước và nước khá phức tạp. giỏ trị kinh tế của sông ngòi 3 khu vực + N2: Hệ thống sông ngòi Bắc á - Có 3 hệ thống sông lớn: + N3: Hệ thống sông ngòi ở Đá, ĐNA và *) Hệ thống sông ngòi Bắc á nam á. + Mạng lưới sông ngòi dày đặc + N4: Hệ thống sông ngòi ở Tây Nam á và + Chảy theo hướng từ Nam - Bắc Trung á. + Mùa đông bị đóng băng, mùa hè tuyết tan, nước dâng cao và + N5: Kể tên các con sông lớn ở khu vực thường có lũ lớn? Bắc á, Đông á và Tây Nam á? Chúng bắt *) Hệ thống sông ngòi ở Đá, nguồn từ KV nào, đổ vào biển và đại dương ĐNA và nam á..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nào? Sông Mê Kông chảy qua nước ta bắt + Sông ngòi dày đặc và có nhiều nguồn từ sơn nguyên nào? sông lớn, lượng nước nhiều. + Chế độ nước lên xuống theo mùa, - Học sinh thảo luận trong 5 phút. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các *) Hệ thống sông ngòi ở Tây nhóm khác bổ sung, nhận xét. Nam á và Trung á. - GV tổng kết. + Rất ít sông + Nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng tuyết tan. - CH: Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ ở Châu á? - Sông ngòi và hồ ở Châu á có giá trị rất lớn trong sản xuất, đời sống, văn hoá, du lịch... + Các sông ở Bắc á có giá trị lớn - CH: Xác định các hồ nước mặn, ngọt về giao thông và thủy điện. của Châu á trên bản đồ treo tường? - HS xỏc định. GV chuẩn kiến thức và giới thiệu thờm: + Hồ Caxpi diện tích 371.000km 2, sâu 995m, chứa khoảng 300 tỉ m3 nước. Rộng gấp 12 lần hồ Baican. Hồ Baican là một hồ lớn của Châu á: dài 636km, chiều ngang rộng 50 - 70km, diện tích hồ rộng 31.500 km2, chứa được lượng nước 23.000m3. - CH: Em có thể cho biết một số nhà máy thủy điện lớn ở Bắc á? - HS kể tờn một số nhà mỏy. GV chuẩn kiến thức: + Nhà máy thủy điện Bơrat trên sông Angara có công suất: 4,5 triệu KW do hồ Baican cung cấp nước. + Nhà máy thủy điện Cơratnooiac trên sông Lênitxêi công suất 6 triệu KW + Nhà máy thủy điện Xaianô Xuxen công suất 6,4KW. - GV: Sông ở các KV khác cung cấp nước cho đời sống, sản xuất, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch... - CH: Em hãy liên hệ đến giá trị sông ngòi và hồ lớn ở Việt Nam? - Giá trị thủy điện lớn - Cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3 Hoạt động 2. Tìm hiểu các đới cảnh quan tự nhiên - Mục tiêu: + Trỡnh bày được các cảnh quan tự nhiên và giải thớch sự phõn bố của một số cảnh quan. - Thời gian: 15 phút - Phương pháp: Đàm thoại. Hoạt động cá nhân - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ cảnh quan châu á + Một số tranh ảnh về cảnh quan: đài nguyên, rừng lá kim,... - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 2. Các đới cảnh quan tự nhiên - GV treo lược đồ các đới cảnh quan Châu á lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát. - H: Em hãy cho biết: ? Tên các đới cảnh quan ở Châu á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam dọc theo kinh tuyến 800Đ. ? Em có nhận xét gì về các đới cảnh - Do vị trí địa hình và khí hậu đa dạng quan ở Châu á nên các cảnh quan Châu á rất đa dạng - Tên các cảnh quan phân bố ở KV khí - Cảnh quan tự nhiên KV gió mùa và hậu gió mùa và các cảnh quan ở KV vùng lục địa khô chiếm diện tích lớn. khí hậu lục địa khô? - Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở Xibia - Tên các cảnh quan thuộc KV khí hậu - Rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm có ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới? nhiều ở Đông TQ, ĐNA và Nam á. - Xác định trên bản đồ? - Kết luận.. => Sự phân hoá cảnh quan gắn liền với điều kiện khí hậu.. 4. Hoạt động 3 Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu á - Mục tiêu: + Nêu những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên Châu á Với việc phát triển kinh tế- xã hội - Thời gian: 8 phút - Đồ dùng dạy học: bảng phụ - Phương pháp: Vấn đáp. Thảo luận nhóm cặp - Kĩ thuật: Đọc hợp tác - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Những thuận lợi và khó khăn của - GV yêu cầu HS đọc SGK, dựa vào thiên nhiên Châu á. vốn hiểu biết và bản đồ tự nhiên Châu a) Thuận lợi á cho biết - Nguồn tài nguyên phong phú, đa + Những thuận lợi của thiên nhiên đối dạng, trữ lượng lớn: dầu khí, than, sắt... với sản xuất đời sống? + Những khó khăn do thiên nhiên b) Khó khăn mang lại thể hiện cụ thể như thế nào? - Địa hình núi cao hiểm trở - HS n/c nội dung SGK trả lời cỏc cõu - Khí hậu khắc nghiệt hỏi. GV chuẩn kiến thức. - Thiên tai bất thường - CH: Em hãy liên hệ tới tình hình thiên tai bão lụt ở Việt Nam? Có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân ta. - CH; Địa phương em sinh sống có thường xuyên phải chịu thiên tai gì? Làm thế nào để phòng tránh? - HS liờn hệ thực tế trả lời cõu hỏi. 5. Củng cố và hướng dẫn về nhà (5’) * Củng cố - GV củng cố lại toàn bộ bài học HS đọc nội dung ghi nhớ sgk và làm bài tập trắc nghiệm củng cố: Khoanh tròn vào những câu đúng: Châu á có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều vì: a) Lục địa có khí hậu phân hóa đa dạng, phức tạp b) Lục địa có kích thước rộng lớn, núi và sơn nguyên cao tập trung ở trung tâm có băng hà phát triển. Cao nguyên và đồng bằng rộng có khí hậu ẩm ướt. c) Phụ thuộc vào chế độ nhiệt và chế độ ẩm của khí hậu. d) Lục địa có diện tích rất lớn. Địa hình có nhiều núi cao đồ sộ nhất thế giới. Đáp án: b + c * Hướng dẫn học tập ở nhà Học sinh học bài cũ và tìm hiểu vị trí, địa hình Châu á ảnh hưởng đến khí hậu của vùng như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ngày soạn: 3/9/2010 Ngày dạy: /9/2010 /9/2010 (8B) Tuần 4 - Tiết 4. Thực hành Phân tích hoàn lưu gió mùa ở Châu á I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa ở Châu á. - Biết cỏch đọc lược đồ phân bố khí áp và hướng gió 2. Kỹ năng - Đọc và phân tích lược đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí áp và các loại gió trên trái đất. 3. Về thái độ - Học sinh yêu mến môn học, tích cực tìm hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên. II. đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên - Lược đồ khí hậu Châu á - Lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa Đông và mùa Hạ 2. Học sinh. - Sách giáo khoa III. phương pháp. Đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình giờ học. 1. Khởi động. - Thời gian: 2 phút - Tiến hành: Gió là một hiện tượng sảy ra thường xuyên và liên tục trên trái đất. Vậy gió là gì? Nguyên nhân nào sinh ra gió? Các hoàn lưu gió mùa hoạt động ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu. 2. Hoạt động 1:. Phân tích hướng gió về mùa đông và hướng gió về mùa hạ - Mục tiêu: + Hiểu được nguồn gốc hình thành và hướng gió vào mùa đông và mùa hạ của khu vực gió mùa ở Châu á. + Làm quen với lược đồ phân bố khí áp và hướng gió - Thời gian: 25 phút - Phương pháp: Đàm thoại. Hoạt động nhóm - Đồ dùng dạy học: + Lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ ở khu vực khí hậu gió mùa châu á - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - CH: Em hãy cho biết, gió sinh ra do những nguyên nhân nào? - HS dựa vào kiến thức đã biết trả lời : + Do sự chênh lệch khí áp, các đai khí áp di chuyển từ nơi áp cao xuống nơi áp thấp tạo ra vòng tuần hoàn liên tục trong không khí. - CH: Vậy hoàn lưu khí quyển có tác dụng gì? - HS: Điều hòa, phân phối lại nhiệt, ẩm, làm giảm bớt sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm giữa các vùng khác nhau... - GV: Các hoàn lưu này hoạt động đã dẫn đến các hiện tượng gió mùa khác nhau. 1. Phân tích hướng gió về mùa đông và mùa hạ - Giáo viên treo lược đồ H.41, H4.2 lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát - GV giải thích. Các trung tâm khí áp được xác định bằng các đường đẳng áp, nối các điểm có trị số khí áp bằng nhau. Hướng gió được biểu thị bằng các mũi tên. Có trung tâm áp cao: C Trung tâm áp thấp: T - GV cho học sinh thảo luận nhóm. Cả lớp 4 nhóm, thảo luận trong 4 phút. Quan sát H 4.1 và H4.2 Nhóm 1: Xác định các trung tâm áp thấp và trung tâm áp cao về mùa đông? Nhóm 2: Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông ? Nhóm 3: Xác định các trung tâm áp thấp và trung tâm áp cao về mùa đông ? Nhóm 4: Xác định các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ?. - GV kẻ mẫu lên bảng hướng dẫn HS kẻ bảng vào vở - Học sinh thảo luận, báo cáo, nhóm khác NX xét bạn - GV chuẩn kiến thức theo bảng. Mùa đông (T1) Mùa hạ (T7) Trung áp thấp + Alêut, + iran tâm khí + Xích đạo oxtrâylia áp + Ai -xơ -len áp cao + Xibia + Nam ấn Độ Dương.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Nam ấn Độ Dương + A - xo. Hướng gió theo Khu vực. Đông á Đông Nam á Nam á. Tây Bắc Bắc, Đông Bắc Đông Bắc. + Nam Đại Tây Dương + oxtraylia + Ha Oai Đông Nam Nam Tây Nam. - CH: Tại sao có sự thay đổi hướng gió theo mùa? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức. Do sự sưởi ấm và hóa lạnh theo mùa nên khí áp cũng thay đổi theo mùa  có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. 3. Hoạt động 2. Tổng kết. - Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức đã tìm hiểu trong bài 1và 2 - Thời gian: 13 phút - Phương pháp: Đàm thoại. Hoạt động cả lớp - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 3. Tổng kết - GV treo bảng bảng tổng kết lên bảng cho học sinh kẻ vào vở. - CH: Qua những kiến thức đã học, xem tranh. các em hãy điền vào trong bảng tổng kết. - Học sinh làm vào vở, 2 em lên bảng hoàn thành. Hướng gió Từ áp cao..... đến áp Mùa Khu vực chính thấp Đông á Tây Bắc Xibia-> A lê út Mùa đông Đông Nam á Bắc, Đông Bắc Xibia-> XĐ ỗtraylia Nam á Đông Bắc Xibia-> Xích đạo Đông á Đông Nam Ha Oai -> I Ran Mùa hạ Đông Nam á Nam Otraylia-> I Ran Nam á Tây Nam Nam ÂĐD-> I Ran 5. Kết luận và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) - GV kết luận nội dung toàn bài. - Yêu cầu học sinh nhắc lại hướng gió chính và kể tên một số loại gió phổ biến ở Việt Nam. - Yêu cầu HS về nhà hoàn thành xong bảng tổng kết..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 5. Bài 5:. Đặc điểm dân cư - xã hội Châu á. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư- xã hội châu á ( Châu lục đông dân nhất thế giới, mức độ tăng dân số ở mức trung bình của thế giới. Thành phần chủng tộc đa dạng.) 2. Kỹ năng. - Quan sát ảnh và lược đồ, nhận xét sự đa dạng của các chủng tộc. - Phân tích bảng thống kê về dân số. 3. Về thái độ Có ý thức tôn trọng và giữ gìn nét đẹp truyền thống của các tôn giáo. II. đồ dùng dạy học. 1. Giỏo viờn - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ sự phõn bố dõn cư. Tranh ảnh về cư dân châu á. - Các câu chuyện về sự ra đời của các tôn giáo. 2. HỌc sinh. SGK III. phương pháp:. Trực quan, hoạt động nhóm IV. tổ chức giờ học. 1. Khởi động - Thời gian: 2 phút - Tiến hành: Châu á là một châu lục có nền văn minh lâu đời nhất của thế giới, là một trong những nơi có người cổ đại sinh sống sớm nhất thế giới và theo đó là những đặc điểm kinh tế - xã hội - dân cư cũng có những đặc điểm nổi bật. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. 2. Hoạt động 1 Tìm hiểu số dân của Châu á - Mục tiêu: + Biết được châu á là một châu lục đông dân nhất trên thế giới + Hiểu nguyên nhân của sự đông dân đó - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng dạy học: Lược đồ phân bố dân cư Châu á - Phương pháp: Nêu vấn đề. Hoạt động cá nhân/ tập thể. - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 1. Một châu lục đông dân nhất GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5 phút thế giới. - CH: quan sát bảng 5.1 SGK trang 16 + Số dân châu á năm 2002 là bao nhiêu? + Nhận xét số dân của châu á so với các châu khác và so với thế giới?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> (Châu á: 262,7% Châu Phi: 354,7% Châu Âu: 133,2% Thế giới: 240% Châu ĐD: 233,8% Châu Mỹ: 244,5%) - HS quan sát, nhận xét, GV chuẩn kiến thức.. - Châu á là châu lục có số dân đông nhất thế giới: chiếm 61% dân số thế giới (diện tích chiếm 23,4%) - CH: Nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến số - Nguyên nhân: dân châu á? + Do châu á có nhiều đồng bằng tập trung đông dân. + Do sản xuất nông nghiệp trên các đồng bằng cần nhiều sức lao động. -GV: Châu á cũng là châu lục có nhiều nước có số dân rất đông. Trung Quốc: 1.280,7 triệu người ấn Độ: 1.049,5 triệu người Inđô: 217 triệu người - CH: Nhận xột tỉ lệ gia tăng dõn số tự nhiờn của chõu Á? So với thế giới? - HS quan sỏt bảng, nhận xột. GV chuẩn kiến thức. - CH: Để giảm bớt mức độ gia tăng dân số các nước đã có những chính sách gì? + Không sinh con thứ 3 + Mỗi gia đình chỉ có từ 1 - 2 con, mỗi con cách nhau 2 năm. + Quan niệm con trai cũng như con gái, xóa bỏ tư tưởng lạc hậu, phong kiến về dân số. - GV: Là thế hệ trẻ thỡ cỏc em cũng cần tuyờn truyền cho gđ chớnh sỏch kế hoạch hoỏ gia đỡnh.. - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao thứ 3 thế giới sau Châu Phi và Châu Mĩ, ngang với mức TB của thế giới. - Nhờ những chính sách về dân số mà tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số châu á đã giảm đáng kể,. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần chủng tộc của dân số - Mục tiêu: + Kể tên các chủng tộc chính ở châu á + Biết nơi phân bố của từng chủng tộc - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng dạy học: + Tranh ảnh về dân cư của các chủng tộc khác nhau + H 5.1 - Phương pháp: Đàm thoại. Hoạt động cá nhân.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.. - GV treo lược đồ H.51, lược đồ phân bố các chủng tộc ở châu á lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát. - CH: + Dân cư châu á thuộc những chủng tộc nào? + Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? Xác định trên lược đồ? - HS quan sát lược đồ, trả lời xác định trên lược đồ - Thành phần chủng tộc đa dạng. - GV chuẩn kiến thức. + Ơrôpêôit: Tây Nam á và Nam á. + Môngôlôit: Bắc á, Đông á, Đông Nam á. =>Nêu nhận xét chung về thành phần + ôxtralôit: Đông Nam á, Nam Á chủng tộc ở châu á? - CH: Tại sao châu á lại có thành phần chủng tộc đa dạng như vậy? - Nguyên nhân: - HS trả lời. GV chuẩn GV giới thiệu một số tranh ảnh về các + Sự giao lưu kinh tế - văn hoá + Di cư chủng tộc châu á + Người lai... - CH: Em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Âu và châu á? - HS so sánh - CH: Sự đa dạng của các chủng tộc có ảnh hưởng gì đến đời sống chung của các quốc gia hay không? - HS n/c SGK trả lời. HS khác nhận xét bạn 4. Hoạt động 3.. Tìm hiểu sự ra đời của các tôn giáo - Mục tiêu: Biết nguyên nhân ra đời của các tôn giáo; trình bày sự ra đời phát triển của các tôn giáo lớn - Thời gian: 13 phút - Phương pháp: Đàm thoại. Thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Đọc hợp tác - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV cho học sinh đọc mục 3 SGK 3. Nơi ra đời của các tôn giáo - CH: - Nguyên nhân: + Nguyên nhân xuất hiện tôn giáo? Tôn giáo ra đời do nhu cầu mong + Châu á là cái nôi ra đời của những tôn muốn của con người (cần liên hệ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> giáo nào? - HS/ nc SGK trả lời. GV chuẩn KT - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5' Trình bày sự ra đời và phát triển của các tôn giáo. Nhóm 1: Phật giáo Nhóm 2: ấn Độ giáo Nhóm 3: Kitô giáo Nhóm 4: Hồi giáo - HS thảo luận, báo cáo. GV chuẩn kiến thức. + Phật giáo: xuất hiện vào thế kỷ VI trước CN, khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác. + ấn Độ giáo: có xuất xứ từ đạo Blamôn từ đầu thiên niên kỷ I - trước CN. ấn Độ giáo thay thế đạo Blamôn khoảng thế kỷ VIII, IX - sau CN, tôn thờ thần Brama (thần đạo), Si - va (thần phá hoại). + Kitô giáo: Có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, + Hồi giáo: thờ một vị thần duy nhất là thánh A-la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về A-la. A- la giao cho Mô - ha - mét sứ mệnh truyền bá tôn giáo. - CH: Em hãy cho biết ở Việt Nam có những tôn giáo nào tồn tại?. đến...). - Các tôn giáo lớn: + Phật giáo (thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất TCN) ở ấn Độ + ấn Độ giáo (vào thế kỷ VI TCN) ở ấn Độ + Kitô giáo xuất hiện từ đầu CN tại Pa-le-xtin. + Hồi giáo: xuất hiện vào thế kỷ VII SCN tại ả rập Xê-ut. - Các tôn giáo ra đời đều khuyên răn con người làm điều thiện, tránh điều ác. - ở Việt Nam có rất nhiều tôn giáo cùng tồn tại như: phật giáo, thiên chúa giáo.... - CH: Sự đa dạng của các tôn giáo có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống kinh tế văn hoá chung của toàn xã hội. Tín ngưỡng của người Việt Nam mang đậm màu sắc dân gian Những tôn giáo du nhập vào Việt Nam như: Thiên chúa giáo, Phật giáo. 5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’) + GV củng cố lại toàn bài. + 1 học sinh đọc phần tổng kết + Về nhà vẽ biểu đồ về sự gia tăng dân số Châu á theo số liệu BT2 - Sách giáo khoa - Tr.18 + Chuẩn bị trước cho bài thực hành..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 6 Bài 6:. Thực hành Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu á. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Biết được các đặc điểm phân bố dân cư, những nơi tập trung đông dân: Ven biển Nam á, Đông Nam á, Đông á. Nơi thưa dân: Bắc á, Trung á - Biết được các thành phố lớn, đông dân cư - Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư và các thành phố của Châu á: khí hậu, địa hình, nguồn nước... 2. Kỹ năng - Quan sát lược đồ, phân tích lược đồ và bảng số liệu - Vẽ biểu đồ và nhận xét về sự gia tăng dân số. 3. Thái độ - Tích cực trong việc tuyên truyền thực hiện các chính sách dân số. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên.. - Bản đồ tự nhiên Châu á - Bản đồ trống để học sinh điền các yếu tố về dân số 2. Học sinh. - Sách giáo khoa, đồ dùng học tập III. phương pháp. Đàm thoại. Trực quan. Hoạt động nhóm IV. tiến trình giờ học. * Kiểm tra bài cũ (4’) Em hãy nhận xét thành phần chủng tộc của dân cư Châu á và trình bày nguồn gốc ra đời của các tôn giáo lớn ở Châu á. * Bài mới 1. Khởi động - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Thời gian: 2 phút. - Tiến hành: Chúng ta đã tìm hiểu những đặc điểm về dân cư và thành phần chủng tộc ở châu á. Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm phân bố dân cư của châu á cũng như mối liên hệ giữa chúng với các thành phố lớn, chúng ta sẽ cùng nhau làm bài thực hành để làm rõ vấn đề đó Hoạt động 1. Tìm hiểu sự Phân bố dân cư ở Châu á. - Mục tiêu: + Biết được các đặc điểm phân bố dân cư, những nơi tập trung đông dân, thưa dân của châu á..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Quan sát lược đồ, phân tích lược đồ và bảng số liệu - Thời gian: 19 phút - Đồ dùng dạy học: lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của Châu á. - Phương pháp: Nêu vấn đề. Hoạt động nhóm - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 1. Phân bố dân cư Châu á.. - GV treo lược đồ mật độ dân số và những thành phố lớn của Châu á lên bảng, giải thích phần chú giải. - Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ. Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu phần 1. SGK, - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 5 phút. - Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm 1 mục trong bảng thứ tự + Nhóm 1: Tìm những khu vực có mật độ dân số < 1 người/km2. Xác định trên lược đồ ? + Nhóm 2: Khu vực có mật độ dân số từ 1 - 50 người/km2. Xác định trên lược đồ ? + Nhóm 3: Khu vực có mật độ dân số từ 51 - 100 người/km2. Xác định trên lược đồ ? + Nhóm 4: Khu vực có mật độ dân số > 100 người/km2. Xác định trên lược đồ / - HS thảo luận, báo cáo. GV chuẩn kiến thức và xác định lại vị trí các địa điểm trên lược đồ. - CH: Giải thích tại sao dân cư ở châu á lại phân bố một cách không đồng đều? - HS trả lời, GV chuẩn: do các yếu tố ĐH, KH, sự phát triển KT,.... 1. Khu vực có mật độ dân số trung bình < 1 người/km2. - Bắc Liên bang Nga - Tây Bắc Trung Quốc - Pakixtan - ả rập Xê út 2. Khu vực có mật độ dân số trung bình 1 - 50 người/km2. - Iran, Thái Lan. - Mông Cổ - Mianma, Lào. 3. Khu vực có mật độ dân số trung bình 51 - 100 người/km2. - Bắc Thổ Nhĩ Kỳ. - Bắc - Nam Irắc. Trung ấn, Đông Nam Trung Quốc. 4. Khu vực có mật độ dân số trung bình > 100 người/km2. - ấn Độ, Đông Trung Quốc. - Nhật Bản - Hàn Quốc, - Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - CH: Vì sao một quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ dân cư tập trung đông như vậy? - GV giảng và bổ sung. + Khí hậu: Nhiệt đới, ôn hòa. + Địa hình: Nhiều đồng bằng, trung du, đất đai màu mỡ. + Nguồn nước: Nhiều hệ thống sông lớn. + Vị trí, tài nguyên thuận lợi. 4. Hoạt động 3. Tìm hiểu các thành phố lớn ở Châu á - Mục tiêu: Kể tên và xác định được vị trí các thành phố lớn đông dân cư - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng dạy học: Bảng 6.1 SGK ; H6.1 ( nếu có ) - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. Hoạt động nhóm - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh - GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng 6.1 SGK và quan sát H6.1 - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 5 phút. Đọc tên và chỉ trên lược đồ H6.1 4 thành phố lớn thuộc các quốc gia trên thế giới: + Nhóm 1: Tôkiô, Tê-hê-ran, Mumbai, Thượng Hải + Nhóm 2: Niu Đêli, Gia-các-ta, Bắc Kinh, Ca-ra-si + Nhóm 3: Côn-ca-ta, Xơ-un, Đăcca, Manila + Nhóm 4: Các quốc gia còn lại - Học sinh thảo luận, đại diện lên bảng xác định trên bản đồ - GV nhận xét, tuyên dương những nhóm làm tốt. - GV hướng dẫn học sinh về vẽ lược đồ vào vở và điền tên các thành phố. - CH: Em hãy cho biết các thành phố lớn của Châu á thường tập trung tại những khu vực nào? Tại sao? - HS quan sát, nhận xét. HS khác nhận. Nội dung 2. Các thành phố lớn ở châu á - Quốc gia có thành phố đông dân: + Tôkiô, + Thượng Hải + Mumbai - Thành phố có dân số ít hơn + Băng Cốc + Thành phố Hồ Chí Minh. - Những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh thường tập trung rất đông dân cư + Do điều kiện tự nhiên thuận lợi + Do quá trình phát triển kinh tế : Công nghiệp hóa, đô thị hóa, thu hút dân cư đô thị vào các thành phố lớn..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> xét bạn. GV chuẩn kiến thức. 5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút) + GV củng cố lại toàn bài. + Cho học sinh đọc phần tổng kết + Về nhà vẽ biểu đồ về dân số của 5 thành phố lớn Tôkiô, Thượng Hải, Cara-si, Xơ-un, Bát-đa + Chuẩn bị trước cho ôn tập. ************************************************************ ****************. Ngày soạn: Ngày giảng: Tuần 7 - tiết 7. ôn tập. I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Củng cố được các kiến thức đã học về châu á + Về vị trí địa lý, địa hình.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> + Khí hậu, sông ngòi châu á, các đặc điểm về cảnh quan + Các đặc điểm về dân cư - xã hội châu á 2. Kỹ năng - Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý như: mối quan hệ giữa tự nhiên với sự phân bố dân cư. Giữa tự nhiên với sự phân hóa của cảnh quan - Quan sát lược đồ, phân tích lược đồ và bảng số liệu - Vẽ biểu đồ và nhận xét các số liệu trên bản đồ. 3. Thái độ - Yêu mến môn học và có ý thức khám phá thế giới tự nhiên phong phú và đa dạng - GD ý thức tự giác tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên - Câu hỏi ôn tập + hướng dẫn - Các bản đồ về tự nhiên + dân cư châu á 2. Học sinh - Sách giáo khoa III.phương pháp. - Nêu vấn đề. Hoạt động cá nhân iv. tổ chức giờ học. 1. Khởi động - Mục tiêu: Tạo hứng thú tiếp thu bài mới - Thời gian: 2 phút - Tiến hành: Chúng ta đã tìm hiểu những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, dân cư và xã hội của các quốc gia ở châu á ở các bài học trước. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại để tìm hiểu khái quát và thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố đó tạo nên nét độc đáo của các quốc gia châu á về tự nhiên cũng như dân cư - xã hội 2. Hoạt động 1. Lý thuyết - Mục tiêu: ôn tập lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm của các bài đã học - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng dạy học: - Phương pháp: Nêu vấn đề. Hoạt động nhóm - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung I. Lý thuyết. - Giáo viên cho học sinh ghi các câu hỏi ôn tập, đồng thời hướng dẫn cho học sinh làm Câu 1 Câu 1: Hãy quan sát H1.1 SGK ( Lược đồ vị trí châu á trên địa cầu) và cho biết: a. Điểm cực Bắc: 77044' mũi.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> a. Phần đất liền của châu á trải dài từ vĩ Xê - li-u- xis thuộc lãnh thổ liên bang độ nào đến vĩ độ nào? Nga. Điểm cực Nam: 1016'. Mũi Pi- ai thuộc Ma- lai- xi- a b. Giới hạn: b. Các phía Bắc, Nam, Đông, Tây tiếp - Phía Bắc: Giáp Bắc Băng Dương. giáp với các châu lục và đại dương - Phía Nam: Giáp ấn Độ Dương, nào? - Phía Đông: Giáp Thái Bình Dương. - Phía Tây: Giáp châu Âu - Phía Tây Nam: Giáp châu Phi. d. Địa hình có 3 đặc điểm chính: - Nhiều hệ thống núi, sơn nguyên. - Địa hình bị chia cắt rất phức d. Đặc điểm nổi bật của địa hình châu á tạp. là gì? - Các núi và cao nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm - Đối với các câu hỏi trên, giáo viên có thể gọi học sinh trực tiếp trả lời - Giáo viên cho học sinh cả lớp thảo luận nhóm. - Mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi tổng quát trong vòng 10' + Nhóm 1: Vị trí địa lý lãnh thổ và địa hình châu á có ảnh hưởng gì đến khí hậu châu á?. Câu 2: - Khí hậu châu á phân hóa thành nhiều đới khác nhau rất đa dạng. - Các đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.. Câu 3: + Nhóm 2: Gió mùa mùa đông là gió từ đất liền Em hãy tìm những điểm khác nhau thổi ra biển, không khí lạnh và khô. cơ bản giữa gió mùa đông và gió mùa Gió mùa mùa hạ là gió thổi từ đại hạ ở Nam á và Đông Nam á? dương vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. + Nhóm 3: Trình bày đặc điểm sông ngòi? Tìm những khu vực ở châu á có rất ít sông ngòi và những khu vực sông ngòi dày đặc ?. Câu 4. Đặc điểm sông ngòi: - Có mạng lới sông ngòi dày đặc và có nhiều hệ thốngsông lớn: Trường.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Giang, Hoàng Hà… - Khu vực ít sông ngòi: Tây Nam á và Trung á. - Khu vực nhiều: Đông á, Đông Nam á và Nam á. Câu 5 + Nhóm 4: - Là châu lục đông dân nhất trên thế Em hãy nêu những đặc điểm chính giới. của dân cư châu á?. - Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Mongôloit và Ơrôpêoit. - Đại diện từng nhóm nhắc lại. - GV nhận xét và bổ sung. - GV nêu vài CH ? Vì sao châu á có nhiều đới khí hậu? kiểu khí hậu nào phổ biến nhất châu á? ( - do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến xích đạo - Diện tích rộng, có dạng hình khối khổng lồ, nhiều núi và cao nguyên ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền) ? Những y/tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư và đô thị châu á? - HS suy nghĩ trả lời . HS khỏc nhận xột bạn. GV chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động 2. Bài tập - Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét các số liệu trên bản đồ. GD ý thức tự giác tích cực trong học tập - Thời gian: 20 phút - Đồ dùng dạy học: - Phương pháp: Nêu vấn đề. Hoạt động cá nhân - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Giáo viên hướng dẫn HS làm bài. Nội dung II.Bài tập:. tập3 SGK trang 6. 1.Bài tập 3 SGK trang 6 :. HS làm việc cá nhân:. Hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các. GV:Yêu cầu HS trả lời. sông.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> chính chảy trên từng đồng bằng vào bảng. Bài tập 1SGK trang 9: - Gv cho HS tìm hiểu lại đặc điểm. 2. Bài tập 1(SGK trang9): Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng. khí hậu.. mưa của 3 địa điểm: Hãy cho biết. Sau đó nêu đặc điểmkhí hâu của mỗi. (SGK). địa điểm đó .Bài tập 2 (SGK trang9): - GV hướng dẫn cách vẽ:. 3.Bài tập 2 (SGK trang9):. vẽ cột lượng ma trước sau đó vẽ đư-. - Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của. ờng nhiệt độ. Thượng Hải (Trung Quốc). HS vẽ, GV quan sát nhắc nhở 5. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’) * Củng cố: GV củng cố hệ thống lại toàn bộ các câu hỏi và các phần đã học, ôn tập. Học sinh ghi đầy đủ các câu hỏi. * Hướng dẫn học tập ở nhà Học sinh về nhà ôn tập, tiết sau kiểm tra.. Ngày soạn: Ngày giảng:. tiết 8. Kiểm tra: 1 tiết I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Giỳp học sinh cú hệ thống kiến thức khỏi quỏt và vững chắc về các nội dung của châu á (tự nhiên, dân cư- xã hội) 2. Kĩ năng: - Trình bày 1 vấn đề địa lý.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng địa lí 3. Thỏi độ : - Gd tớnh nghiêm túc, trung thực trong thi cử: II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề kiểm tra. 2. Học sinh: - Kiến thức, bút, thước,… III. Tổ chức gìơ học: 1. ổn định tổ chức. 2. Phát đề kiểm tra 3. Thu bài ,nhận xét giờ học, nhắc nhở học sinh về nhà xem trước bài mới * ma trận đề thu gọn Mức Nội dung Vị trí địa lí châu á. Biết Trắc Tự nghiệm luận. Địa hình châu á. Khí hậu châu á Sông ngòi châu á Đặc điểm dân cư châu á Tổng điểm. Câu 2 1,0 đ. 3đ. Câu 2 2đ. Hiểu Trắc Tự nghiệm luận Câu 1A,D 0,5 đ Câu 1a 2đ Câu 1B 0,25 đ Câu1C 0,25 đ Câu 3 1,0 đ 4đ. Vận dụng Trắc Tự nghiệm luận. Tổng điểm 0,5 đ. Câu 1b 2đ. 4đ. 3,25 đ 0,25 đ. 3đ. Câu 3 2 đ 1đ 10 đ. Đề bài I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1. Khoanh tròn vào chữ đầu mà em cho là đúng. A. Phaàn ủaỏt lieàn chaõu AÙ khoõng tieỏp giaựp ủaùi dửụng naứo sau daõy? a. Thaựi Bỡnh Dửụng. b. Baộc Baờng Dửụng. c. ẹaùi Taõy Dửụng. d. AÁn ẹoọ Dửụng. B. Khớ haọu Chaõu AÙ phaõn hoaự ủa daùng tửứ Baộc ủeỏn Nam laứ do: a. Laừnh thoồ keựo daứi. c. Kớch thửụực roọng lụựn..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> b. ẹũa hỡnh nuựi ngaờn caỷn sửù aỷnh hửụỷng cuỷa bieồn. caực yự treõn. C. Khu vực có rất ít sông ngòi ở Châu á a- Bắc á c- Nam á và Đông Nam á b- Đông á d- Tây Nam á và Trung á D. Châu á là châu lục lớn thứ mấy trên thế giới? a- Lớn nhất c- Lớn thứ 3 b- Lớn thứ 2 d- Lớn thứ 4. d. Taỏt caỷ. Câu 2. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) Khí hậu châu á phổ biến là các kiểu khí hậu………………..(1) và các kiểu khí hậu……………….(2). Câu 3. Nối mỗi ý ở cột A (chủng tộc) với một ý ở cột B (nơi phân bố chính) sao cho phù hợp. A- Chủng tộc. B- Nơi phân bố chính. Đáp án. 1/ Môn-gô-lô-it. a/ Nam á, Tây Nam á, Trung á. 1 - ……….. 2/ Ơ-rô-pê-ô-it. b/ Bắc á, Đông á, Đông Nam á. 2 - ………... c/ Tây Nam á, Đông á II/Tự luận ( 7 điểm) Câu 1. (4 điểm) a/ Trình bày đặc điểm địa hình châu á? b/ Cho biết ảnh hưởng địa hình đến khí hậu? Câu 2. (2 điểm) Châu á nằm trong những đới khí hậu nào? Câu 3. (1 điểm) Nước nào ở châu á có số dân đông nhất ?. đáp án và THANG điểm: I/Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1. (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1 2 Đáp án C D Câu 2. (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm (1)- lục địa (2) gió mùa. Câu 3. (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm 1- b; 2- a. 3 D. 4 A.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> II/Tự luận: (7điểm) Câu 1: (4 điểm) * Đặc điểm địa hình châu á: 2đ - Châu á có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ nhất thế giới. Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa, Núi chạy theo 2 hướng chính: Đông- Tây và Bắc nam. (1 điểm) - nhiều đông bằng rộng lớn tập trung ở ven biển. VD: Hoa Bắc, Lưỡng Hà,... (0,5 điểm) - Núi, đồng bằng, sơn nguyên xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. (0,5 điểm) * ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu (2điểm) - Làm cho khí hậu phân hoá phức tạp theo hướng ĐT và từ thấp lên cao: + Ven biển có khí hậu gió mùa ẩm , càng vào sâu trong nôị địa khí hậu càng trở lên khắc nghiệt. (1 điểm) + Khí hậu có sự khác nhau rõ nét từ chân đến đỉnh núi (1 điểm) Câu 2: ( 3 điểm) * Khí hậu châu á rất đa dạng có 5 đới khí hậu theo thứ tự từ bắc xuống nam (0,5 điểm) - Đới khí hậu cực và cận cực (0,5 điểm) - Đới khí hậu ôn đới (0,5 điểm) - Đới khí hậu cận nhiệt (0,5 điểm) - Đới khí hậu nhiệt đới (0,5 điểm) - Đới khí hậu xích đạo (0,5 điểm) Câu 3 (1 điểm) Nước Trung Quốc. Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 9. đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu á I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: + Trình bày và giải thích được một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu Á.: Có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> hoá ; trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước và các vùng lãnh thổ 2. Kỹ năng - Khai thác và phân tích các bảng số liệu để so sánh, rút ra nhận xét về các giai đoạn và đặc điểm phát triển. - Đọc và phân tích bản đồ địa lý kinh tế Châu á. 3. Thái độ - Có ý thức liên hệ đến tình hình phát triển kinh tế ở nước ta trong lịch sử và trong thời kỳ hiện nay. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên - Bản đồ kinh tế Châu á - Bảng thống kê một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một số nước Châu á. 2. Học sinh: SGK, đọc trước nội dung bài học III. phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm IV. Tiến trình giờ học 1. Khởi động - Thời gian: 4 phút - Tiến hành: Châu á có thiên nhiên đa dạng, là cái nôi của nền văn minh nhân loại thời kỳ cổ đại. Có số dân đông nhất thế giới, có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Vậy các nước Châu á có đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội như thế nào? Đặc điểm ra sao chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 1 Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội - Mục tiêu: + Trình bày và giải thích được một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước Châu á. - Thời gian: 20 phút - Đồ dùng dạy học:Bảng thống kê một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một số nước Châu á. - Tiến hành: Hoạt động của GV và HS. - Trong chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Nhật Bản bị trì trệ nghiêm trọng do phục vụ chiến tranh. Từ nửa thế kỉ 20 trở lại đây, nền kinh tế có rất nhiều chuyển biến. - GV treo Bảng thống kê một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của một số. Nội dung 2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ của Châu Âu hiện nay. - Nhật Bản là nước có trình độ phát triển cao nhất Châu á, đứng thứ 2 trên thế giới - Một số nước và vùng lãnh thổ có tốc độ công nghiệp hóa cao. -> những nước công nghiệp mới.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> nước Châu á - CH: Dựa vào bảng 7.2 em hãy cho biết: + Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau bao nhiêu lần? + Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước phát triển so với...? - HS n/ c SGk trả lời. GV chuẩn kiến thức - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 5' N1, 2: Câu hỏi số 1 N3, 4: Câu hỏi số 2 - Các nhóm thảo luận , báo cáo KQ - GV chuẩn kiến thức - GV treo BĐ KT châu á, giới thiệu vị trí của một số nước châu á - GV lấy VD: nước Hoa Kì: + GDP: 9.000.000tr đô la + Thu nhập bình quân đầu người: 45000đôla/người/năm - CH: Việt Nam thuộc loại nước nào? - HS trả lời: VN là nước đang phát triển. - Trình độ phát triển không đồng đều Phân biệt thành: + Nước phát triển + Nước công nghiệp mới + Nước nông - công nghiệp + Nước đang phát triển. - Châu á có nhiều quốc gia có thu nhập thấp.. * Tổng kết (5') Giáo viên cho học sinh làm bài tập củng cố. Khoanh tròn vào 1 chữ cái ở đầu ý em cho là đúng. a. ý nào không thuộc nguyên nhân làm cho kinh tế các nước Châu á còn trong tình trạng thấp kém, phát triển chậm. A - Hậu quả của chế độ thực dân, phong kiến. B - Thiên nhiên phong phú đa dạng. C - Dân số tăng nhanh. D - Chậm đổi mới công nghệ sản xuất và cơ chế quản lý. b. Đồ gốm, vải bông, đồ trang sức bằng vằng, bạc...... là những mặt hàng nổi tiếng từ xa xưa của: A - ấn Độ B - Trung Quốc C - Đông Nam á D - Tây Nam á. c. Trung Quốc, ấn Độ là những nước. A - Phát triển P B - Công nghiệp mới, có tốc độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh. C - Đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> D - Nông - công nghiệp nhưng có các ngành công nghiệp rất hiện đại. * Hướng dẫn học tập ở nhà (1') Học sinh về học bài cũ. Chuẩn bị trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày soạn: 11/11/11 Ngày dạy 8A : 14/11; 8B: 15/11 TIẾT 10. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế (công- nông nghiệp, dịch vụ) và nơi phân bố chủ yếu . - Thấy rõ xu hướng phát triển hiện nay của các nước và vùng lãnh thổ Châu á: Ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân. 2. Về kỹ năng - Đọc, phân tích lược đồ phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu á. - Đọc và phân tích biểu đồ. 3. Về thái độ - Học sinh tìm hiểu thế giới và yêu mến môn khoa học. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ kinh tế Châu á - Một số bảng số liệu thống kê về lượng khai thác khoáng sản, về sản xuất lúa gạo, mệt số tranh ảnh ngày mùa... - Lược đồ phân bố vật nuôi, cây trồng ở Châu á. III. phương pháp. Đàm thoại. Hoạt động nhóm. IV. Hoạt động trên lớp 1.Khởi động. - Mục tiêu: Tạo tâm thế sẵn sàng tiếp thu bài học mới - Thời gian: 2 phút - Tiến hành: Chúng ta đã tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên dân cư kinh tế - xã hội của các quốc gia Châu á. Vậy tình hình phát triển kinh tế - xã hội như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hoạt động 1.. Tìm hiểu ngành nông nghiệp. - Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển và nơi phân bố chủ yếu của ngành nông nghiệp Đọc, phân tích lược đồ phân bố các cây trồng, vật nuôi ở Châu á. - Thời gian: 20 phút - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế chung châu á + Lược đồ phân bố các cây trồng vật nuôi ở châu á - Phương pháp: Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đọc hợp tác. - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 1. Nông nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - GV : Treo bản đồ KT chung chõu ỏ hoặc lược đồ phân bố cây trồng vật nuôi châu á - GV yêu cầu HS quan sát + Khí hậu và sông ngòi Châu á có đặc điểm gì nổi bật? + Những đặc điểm đó có tác dụng như thế nào trong việc phát triển nông nghiệp? - HS n/c SGK trả lời: - CH: Các kiểu khí hậu châu á có ảnh hưởng gì tới ngành nông nghiệp. - HS n/c SGK trả lời: GV chuẩn kiến thức. Xuất hiện 2 khu vực có cây trồng, vật nuôi khác nhau đó là: - Khu vực khí hậu gió mùa - Khu vực khí hậu lục địa - GV: Vậy ngành nông nghiệp nói chung có sự phát triển như thế nào? ? Em hãy nhìn vào bản đồ trên bảng và chỉ các khu vực khí hậu lục địa và gió mùa? - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên bản đồ và thảo luận nhóm trong 5' N1,2: Khu vực Đông á, ĐN á, Nam á. - Ngành nông nghiệp phát triển không đồng đều - Xuất hiện 2 khu vực có cây trồng, vật nuôi khác nhau.. a. Khu vực khí hậu gió mùa. - Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. - Cây trồng: + Cây lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất ở vùng khu vực này + Ngoài ra còn có: chè, cà phê lúa mì, ngô, dừa, cao su. - Vật nuôi: Đa dạng: trâu, bò, lợn, gà , vịt. N3, 4: Khu vực TN á và các vùng nội địa Giải thích Cây Vật sự Khu vực trồng nuôi phân bố Đá, ĐN á TN á và các vùng nội địa. - Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia có số lượng lúa gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới. - HS thảo luận, báo cáo, Giáo viên tổng hợp b. Khu vực khí hậu lục địa kết luận. - Giáo viên treo biển đồ số lượng lúa gạo ở - Cây trồng: Lúa mì, ...... một số nước Châu á và nhận xét về số lượng - Vật nuôi: dê, bò, cừu, tuần lộc lúa gạo ở đây? - Yêu cầu HS quan sát biểu đồ số lượng lúa gạo ở một số quốc gia Châu á. + Những nước nào ở châu á sản xuất nhiều lúa gạo và tỉ lệ so với thế giới là bao nhiêu? (Trung Quốc 28,7%, ấn Độ 22,9%). + ở Việt Nam, khu vực nào nhiều lúa gạo. ( Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Cửu Long) - CH: Em hãy so sánh các loại cây trồng, vật nuôi ở khu vực Đông á, Đông Nam á với khí hậu nội địa và Tây Nam á? - Hs so sánh - CH: Qua phần tìm hiểu về tình hình phát triển nông nghiệp ở các nước châu Á. Gợi ý : Sự phát triển,phân bố cây trồng, vật nuôi, SL lương thực, nước SX nhiều, nước XK nhiều lương thực. - CH: Quan sỏt ảnh 8.3 nhận xét : + Nội dung bức ảnh (Sản xuất nông nghiệp) + Diện tích mảnh ruộng? (nhỏ) + Số lao động? (nhiều) + Công cụ lao động? (thô sơ) + Nhận xét về trình độ sản xuất? (thấp) - GV Kết luận:  Khu vực khí hậu gió mùa phong phú, đa dạng hơn khu vực lục địa.  Nông nghiệp Châu á có nhiều tiến bộ vượt bậc do áp dụng công nghệ sinh học đưa máy móc, phân bón vào sản xuất nông nghiệp. Vậy công nghiệp phát triển như thế nào? 3. Hoạt động 2.. Tìm hiểu tình hình phát triển công nghiệp - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm, cơ cấu sản xuất công nghiệp - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, Hoạt động cá nhân - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - CH: Dựa vào kiến thức bài 7 và mục 1 ghi tên các 2. Công nghiệp. nước và vùng lãnh thổ đã đạt được thành tựu lớn trong nông nghiệp và công nghiệp vào bảng sau: Ngành kinh tế Nông nghiệp. Nhóm nước. Tên các nước và vùng lãnh thổ. Các nước đông dân Trung Quốc, ấn Độ sản xuất đủ lương thực Các nước xuất khẩu ... nhiều gạo.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Công nghiệp. Cường quốc công Nhật Bản nghiệp Các nước và vùng ... lãnh thổ công nghiệp cao. - Hs trả lời. GV chuẩn kiến thức. - CH: Cho biết tình hình phát triển công nghiệp ở các nước, lãnh thổ ở bảng trên? + Các nước nông nghiệp có tốc độ công nghiệp hoá nhanh là những nước nào. + Các nước nông nghiệp? + Rút ra kết luận chung về tình hình sản xuất công nghiệp của các nước châu á? + Nêu một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam hiện nay? -. Những nước nào khai thác than, dầu mỏ nhiều nhất? (Trung Quốc, A-rập Xê-út, - Sản xuất công nghiệp của các nước Châu á rất đa Brunây) dạng nhưng Những nước nào sử dụng các sản chưa đều. phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu? - CH: Em hãy kể tên các ngành sản xuất công nghiệp trong cơ cấu công nghiệp nói chung? - Năng lượng - VLXD và xây dựng - Luyện kim - CN thực phẩm - Cơ khí - CN sx hàng tiêu dùng - Hóa chất - Khai thác và chế biến lâm sản - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Mõi nhóm n/c 1 ngành công nghiệp + Nhóm 1: * Nông nghiệp nước nào khai thác dầu mỏ nhiều nhất. * Nông nghiệp nước nào sử dụng sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu?. - Công nghiệp khai khoáng: phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiêu liệu cho sản xuất và xuất khẩu. - Luyện kim, cơ khí chế tạo điện tử phát triển mạnh ở + Nhóm 2: Nhật Bản, Trung Quốc, * Ngành luyện kim, cơ khí phát triển nhờ nguồn Hàn Quốc..... nguyên liệu nào?.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> * Em hãy chỉ trên bản đồ những nơi phát triển luyện kim, cơ khí? + Nhóm 3 4: * Công nghiệp CB hàng tiêu dùng là phát triển những mặt hàng nào? * Ngành công nghiệp này phát triển ở đâu? - HS các nhóm thảo luận. Báo cáo. GV chuẩn kiến thức, ghi bảng. - CH: ở Việt Nam các ngành công nghiệp phát triển ra sao? - HS trả lời. GV chuẩn KT: Nước ta đang trong thời kỳ CNH - HĐH, tốc độ phát triển khá nhanh, xong vẫn còn xếp vào nhóm nước đang phát triển.. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: may mặc, chế biến thực phẩm.... phát triển ở hầu hết. 4. Hoạt động 3.. Tìm hiểu tình hình phát triển dịch vụ - Mục tiêu: Nêu được nét cơ bản nhất của ngành dịch vụ. - Thời gian: 8 phút. - Phương pháp: Vấn đáp - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 3. Dịch vụ - Tốc độ cao CH: - Điển hình: Nhật Bản, Hàn Quốc, + Nhận xét tốc độ phát triển của DV? Đài Loan... + Dựa vào bảng 7.2 T22 cho biết nước nào cú ngành dịch vụ phỏt triển.? - HS quan sát bảng, trả lời CH: Tỉ trọng giỏ trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật – Hàn Quốc – Sinh ga po là bao nhiờu. - HS quan sát bảng, trả lời CH: Mối quan hệ giữa tỉ trọng giỏ trị dịch vụ trong cơ cấu GDP theo đầu người cỏc nước trờn như thế nào rỳt ra kết luận. CH: Vai trũ của dịch vụ đối với sự phỏt triển KT-XH - HS nêu vai trò V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’) * Tổng kết Giáo viên cho học sinh làm bài tập củng cố. 1.. Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng.. Tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP của các nước xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: a) Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> b) Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc c) Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc d) Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Đáp án: Câu 3 (a) 2.. Tại sao một số nước như Brunây, Cô-oét, A-rập Xê-út là những nước giầu nhưng trình độ phát triển kinh tế chưa phát triển cao?. 3.. Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây Nam á lại trở thành những nước có thu nhập cao?. * Hướng dẫn học tập ở nhà. - Học sinh về học bài cũ. - Chuẩn bị trước bài mới.. Ngày soạn: 11/11/11 Ngày giảng 8A : 14/11 TIẾT 11. KHU VỰC TÂY NAM Á. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xác định được trên bản đồ vị trí khu vực Tây Nam á, các quốc gia trong khu vực và các miền địa lý của khu vực. - Trình bày được những nét nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của khu vực. 2. Kỹ năng - Đọc, phân tích lược đồ tự nhiên khu vực TN á - Quan sát tranh ảnh về khu vực để thấy được sự đa dạng của khu vực. 3. Thái độ - Học sinh tìm hiểu thế giới và yêu mến môn khoa học. - Có ý thức về khai thác sử dụng quá mức tài nguyên dầu khí, ủng hộ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và tìm nguồn năng lượng mới II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Tư duy ( HĐ 1, HĐ 2) - Giao tiếp ( HĐ 2) - Làm chủ bản thân ( HĐ 2) - Tự nhận thức ( HĐ 1,2,3) - Giải quyết vấn đề ( HĐ 3) III. phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài Trực quan. Hoạt động nhóm. Suy nghĩ- cặp đôi, trình bày 1 phút IV. đồ ding dạy học 1. Giáo viên. - Bản đồ tự nhiên, chính trị, kinh tế của Tây Nam á. - Tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên, kênh đào Xuy-ê..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 2. Học sinh. - Sách giáo khoa. v. Tổ chức giờ học.. 1. Ổn định lớp (1’) 2. Khởi động. (3’) Châu á chia ra làm 6 khu vực tương ứng với các phía khác nhau.Tây Nam á là khu vực nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục á, Âu và Phi, Vậy khu vực này có đặc điểm gì nổi bật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu. 3. Bài mới * Hoạt động 1. Tìm hiểu Vị trí địa lí khu vực Tây Nam á (10’). - Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ vị trí khu vực Tây Nam á, các quốc gia trong khu vực và các miền địa lý của khu vực Đọc, phân tích lược đồ tự nhiên khu vực TN á - Đồ dùng dạy học: Bản đồ các nước châu á Lược đồ tự nhiên Tây Nam á - Phương pháp: Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm bàn - Kĩ thuật: Đọc hợp tác. Hoạt động của giáo viên và học sinh - Giáo viên treo lược đồ cỏc nước chõu Á lên bảng và giới thiệu vị trớ khu vực Tõy Nam Á - GV treo bản đồ tự nhiờn Tõy Nam Á - GV sử dụng kĩ thuật đọc hợp tác tổ chức cho học sinh thảo luận nhúm bàn 3’ Quan sát bản đồ trả lời câu hỏi: + Tây Nam á nằm trong khoảng các vĩ độ nào? + Giáp vịnh, biển, khu vực và châu lục nào? + Xác định trên bản đồ: - Hs thảo luận, báo cáo. - GV nhận xét, chốt lại kiến thức trên bản đồ. Ghi bảng. - CH: Nờu ý nghĩa của vị trớ địa lớ khu vực Tõy Nam Á. - HS suy nghĩ trả lời. HS khỏc nhận xột . ( Gợi ý: Nằm ỏn ngữ trờn đường biển nào? So sỏnh con đường giữa Chõu ỏ và. Nội dung 1. Vị trí địa lý. - Tây Nam á nằm trong khoảng vĩ độ 120B đến 420B. - Nơi tiếp giáp: + Vịnh: Pec-xich + Biển: Đen, Đỏ, A-rap, Ca-xpi, Địa Trung Hải. + Châu lục: Châu Phi, chaõu Âu, KV Nam á và Trung á. - Tây Nam á có vị trí địa lý chiến lược quan trọng. + Nằm trên ngã 3 của 3 châu lục: á Âu Phi -> Giao lưu thuân lợi.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Âu đi qua đõy với vũng xuống phớa nam chõu Phi, chõu Âu Chõu õu.) - GV chuẩn kiến thức : Lợi ớch lớn lao : tớch kiệm tiền, thời gian, an toàn ; là đường giao thụng buụn bỏn quốc tế quan trọng ). - GV nhấn mạnh: Có kênh đào Xuy- ê - GV xỏc định vị trớ kờnh đào trờn bản - Có kênh đào Xuy-ê vừa có giá trị đồ to lớn về tự nhiên, vừa có giá trị về - GV mở rộng: Kênh đào Xuy-ê. mặt kinh tế. Kì quan vừa có giá trị tự nhiên, vừa có giá trị kinh tế. Là gianh giới của Châu á và Châu Phi, nối liền Địa Trung Hải với biển Hồng Hải, nối liền Đại Tây Dương với ấn Độ Dương, Khởi công năm 1859 trong 10 năm, dài 173 km. Là con đường tắt trên biển giữa phương Đông và Phương Tây: ĐTD - ĐTH - Kênh Xuy-ê- Biển đỏ AĐD Là con đường ngắn nhất từ Châu Âu - Châu á và ngược lại. - GV: Vậy Tây Nam á nằm trong môi trường tự nhiên nào? Có đặc điểm gì nổi bật, chúng ta cùng tiến hành sang hoạt động 2.. * Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực (12’). - Mục tiêu: +Trình bày được các đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam á về: địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. + Quan sát, nhận xét, phân tích lược đồ - Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập; Lược đồ tự nhiên Tây Nam á - Phương pháp: Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm tổ Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 2. Đặc điểm tự nhiên. CH: diện tích tự nhiên khu vực Tây Nam á là bao nhiêu? - HS đọc SGK trả lời. GV chốt - Tây Nam á có diện tích tự nhiên 7 triệu km2 - GV yêu cầu Hs kết hợp quan sát lược đồ.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> và đọc SGK thảo luận nhóm 2 bàn trong 4 phút với nội dung. Nhóm 1 : + Đi từ TB xuống ĐN, có những dạng địa hình nào? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất? + Xác định vị trí trên bản đồ?. - Địa hình có nhiều núi và cao nguyên + Phía ĐB: các dãy núi và sơn nguyên (Thổ Nhĩ Kỳ và SN Iran) + ở giữa là ĐB Lưỡng Hà + Phía Tây Nam là SN A-rap. Nhóm 2: - Có rất ít sông ngòi, lớn nhất là + Nhận xét về mật độ sông ngòi của khu Sông Ti-grơ và Ơ-phrat. vực? + Đọc tên và xác định vị trí các con sông lớn của khu vực trên bản đồ? Nhóm 3 + Tây Nam á có những loại khoáng sản - Khoáng sản quan trọng nhất là dầu gì? Tập trung chủ yếu ở đâu? mỏ, khí đốt: ĐB Lưỡng Hà, quanh + Xác định trên bản đồ? vịnh Pec-xích. - Nhóm 4: + Tây Nam á nằm trong đới khí hậu nào? + Mỗi đới KH có các kiểu KH nào? Kiểu nào chiếm vị trí lớn nhất? Tại sao? - HS các nhóm tiến hành thảo luận - Nhóm 5: + Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là gì? + Phân bố chủ yếu ở đâu? - GV gọi học sinh các nhóm lên trả lời lần lượt, đồng thời bổ sung và chuẩn kiến thức.( theo cột bên phải) - GV: + TNA có vị trí chiến lược quan trọng, nơi giao lưu của nhiều nền văn minh cổ đại, với KH khô hạn, nhiều dầu mỏ và khí đốt. + TNA đã tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội ở các quốc gia. - GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1’ yêu cầu HS trả lời Nêu đặc điểm nổi bật nhất của địa hình, khí hậu khu vực Tây Nam á. - Khí hậu: + Nằm trong đới khí hậu cận nhiệt địa trung hải và lục địa khô. + Nhìn chung khí hậu khô hạn. - Tài nguyên : quan trọng nhất là dầu mỏ, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> * Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị (12’). - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị của các nước Tây Nam á - Đồ dùng dạy học: Bản đồ các nước châu á - Phương pháp: Nêu vấn đề; đàm thoại - Tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị. - GV treo bản đồ các nước châu Á; giới thiệu bản đồ và yêu cầu HS quan sát - CH: + TNÁ cú bao nhiêu quốc gia? Kể tên và xác định vị trí trên bản đồ? Nước nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất? - HS quan sát xác định trên BĐ, GV xác a. Đặc điểm dân cư : định lại. Ả Rập Xờ ỳt : 2.400.000 Km2 - TNA là cái nôi của nhiều nền văn 2 Cụ Oột : 18.000 Km minh cổ đại. - CH: Tây Nam Á là cái nôi của các tôn giáo, nền văn minh cổ đại nào? - HS đọc SGK trả lời. HS khác NX, GV chuẩn xác: + 2 tôn giáo : Do Thái – Cơ Đốc Đạo hồi + Nền văn minh : Lưỡng Hà, Ả rập, babilon - GV giới thiệu thêm về văn minh Lưỡng Hà, Ba bi lon - CH: - Dân số: khoảng 286 triệu người, + Vùng có số dân bao nhiêu? phần lớn là người Ả Rập theo đạo + Nhận xét Tình hình phân bố dân cư của hồi. khu vực? giải thích tại sao? - Phân bố không đều tập trung chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà và ven - GV chuẩn xác kiến thức biển. - CH: Nhận xét về sự phát triển công nông nghiệp của khu vực Tây Nam á ? - HS đọc SGK trả lời. GV chuẩn. b. Đặc điểm kinh tế - chớnh trị : . - Trước đây chủ yếu phát triển nông nghiệp - Ngày nay công nghiệp đã phát.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> GV mở rộng : BQ thu nhập 19.040 đo la/ người ( Cụ oột), Cú HT gd bắt buộc 8 năm GD và ytế khụng mất tiền. CH: ở KV TNA, ngành công nghiệp nào đóng vai trò quan trọng và thu hút được các ngành kinh tế khác phát triển theo? - Khai thác >1 tỉ tấn dầu/năm - Chiếm 1/3 sản lượng dầu TG CH: Dựa vào H9.4 cho biết TNÁ XK’ dầu đến khu vực nào trờn thế giới. ( Dầu mỏ được xk đến Châu Mĩ, Châu Âu, Bắc á, Bắc Đại Tây Dương) - HS quan saựt hỡnh vaứ traỷ lụứi caõu hoỷi - GV nhận xét, chốt kiến thức. CH: Tình hình chính trị ở các nước Tây Nam á có đặc điểm gì? Có ảnh hưởng gì đến phát triển KT- XH? - HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức. - GV : Chiến tranh Iran IRắc : 1980- 88 - Chiến tranh vùng vịnh : 42 ngày từ 17.1 – 28/2/1991. - Chiến tranh do Mỹ đơn phương phát động tấn công IRắc đơn phương phát động tấn công I Rắc : 3/2003 - CH: Khai thác dầu quá mức sẽ dấn đến hậu quả gì? giải pháp khắc phục ? - HS: Cạn kiệt tài nguyên -> cần khai thác tiết kiệm, hợp lí đồng thời tìm nguồn năng lương mới. triển mạnh mẽ.. + CN khai thác và chế biến dầu mỏ đúng vai trũ chủ yếu trong phỏt triển kinh tế. Là khu vực XK’ dầu lớn nhất thế giới,. - Tình hình chính trị không ổn định luôn xẩy ra các cuộc tranh chấp chiến tranh dầu mỏ -> ảnh hưởng xấu đến KT - XH.. V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’) * Tổng kết. GV hệ thống lại toàn bài đã học - Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ cuối bài - Làm bài tập trắc nghiệm củng cố. Bài 1: Khoanh tròn vào trước chữ cái em cho là đúng. Hầu hết lãnh thổ Tây Nam á chủ yếu thuộc đới khí hậu A. Nóng và cận nhiệt C. Cận nhiệt và ôn hoà B. Ôn hoà và lạnh D. Tất cả đều sai Bài 2: Tổ chức chức những nước sản xuất dầu mỏ thế giới có tên gọi tắt là: A. ASEAN B. UNDP C. OPEC D. UNICEF *Hướng dẫn học tập ở nhà : Học sinh học bài cũ và tìm hiểu trước về khu vực Nam á..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> ****************************************************. Ngày soạn: 18/11/11 Ngày giảng 8A: 21/11; 8B:22/11. Tiết 12. Bài 10:điều. kiện tự nhiên khu vực Nam Á. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lý và địa hình khu vực Nam á và xác định trên lược đồ - Trình bày được các đặc điểm chung về khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam á. 2. Kỹ năng - Đọc, phân tích lược đồ tự nhiên khu vực Nam á - Quan sát tranh ảnh về khu vực để thấy được sự đa dạng về cảnh quan của khu vực. 3. Thái độ - Học sinh tìm hiểu thế giới và yêu mến môn khoa học. II. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng Trực quan. Nêu vấn đề. Đọc hợp tác III. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên. - Lược đồ tự nhiên khu vực Nam á - Lược đồ phân bố lượng mưa ở Nam á - Các tranh ảnh về khu vực. 2. Học sinh: Sách giáo khoa IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra 15’ - Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm địa hình, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam á. Đề bài a/ Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Tây Nam á? b/ Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của khu vực là gì? Đáp án, biểu điểm Nội dung a/ Đặc điểm địa hình: là khu vực nhiều núi và cao nguyên + Phía Đông Bắc: Là các dãy núi cao và sơn nguyên cao như: sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên Iran + ở giữa: Đồng bằng Lưỡng Hà. Số điểm 1 điểm 2 điểm 2 điểm.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> + Phía Tây Nam: Sơn nguyên A- Rap b/ Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng lớn nhất thế giới. 2 điểm 3 điểm. 3. Bài mới. * Hoạt động 1.. Tìm hiểu Vị trí địa lý và địa hình. - Mục tiêu: Nêu được vị trí địa lý và địa hình khu vực Nam á và xác định trên lược đồ - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng; Lược đồ tự nhiên khu vực Nam á Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung I. Vị trí địa lý và địa hình. - GV treo và giới thiêu lược đồ tự nhiên khu vực Nam á - GV yêu cầu HS Quan sát lược đồ và hình 10.1: + Xác định các quốc gia trong khu vực Nam á? Nước nào có diện tích lớn nhất? Nhỏ nhất ? - HS quan sát, 1 HS lên bảng xác định, HS khác NX bạn. - GV xác định lại trên bản đồ, chuẩn kiến thức: (ấn Độ: 3,28 triệu km2) (Manđivơ: 289 km2) - CH: ? Nêu đặc điểm vị trí địa lý của khu vực.. * Vị trí địa lí: Là bộ phận nằm rìa phía nam của lục địa.. ? Kể tên các miền địa hình chính từ bắc xuống nam? - HS trả lời. GV chốt - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm trong 4 phút. * Địa hình: chia 3 khu vực -. Phía bắc: miền núi. + Nhóm 1: Miền núi Himalaya. Hymalaya. + Nhóm 2: Đồng bằng ấn- Hằng. + Cao, đồ sộ. + Nhóm 3,4: Sơn nguyên Đê- can. + hướng tây bắc - đông nam. Với nội dung thảo luận:. + Dài 2600km, rộng 320 - 400 km.. ? Nêu rõ đặc điểm địa hình mỗi miền.. -. Nằm giữa: bằng bồi tụ ấn - Hằng. đồng.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> ? Xác định vị trí các miền địa hình trên + Thấp rộng lược đồ tự nhiên khu vực. + Dài hơn 3000km, rộng trung bình - Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả, 250 - 350km. nhóm khác bổ sung. - Phía nam: sơn nguyên Đêcan: hai rìa được nâng cao thành dai dãy Gát - GV: nhận xét, Kết luận. Tây, Gát Đông cao trung bình 1300m. 3. Hoạt động 2.. Tìm hiểu Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên. - Mục tiêu: Trình bày được những nét cơ bản nhất về khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Nam á - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng: Lược đồ phân bố lượng mưa Nam á - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung. 2. khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên. a. khí hậu - CH: Quan sát lược đồ khí hậu châu á hình 2.1 cho biết ? Nam á nằm chủ yếu trong đới khí hậu - Nam á có khí hậu nhiệt đới gió nào? (nhiệt đới gió mùa) mùa. - GV treo và giới thiệu Lược đồ phân bố lượng mưa châu á (H10.2 phóng to) CH: Dựa vào hình 10.2 + Đọc, nhận xét số liệu khí hậu 3 địa - Là khu vực mưa nhiều của thế điểm Muntan, Sa-ra-pun-di, Munbai ở giới. hình 10.2. + Nhận xét về sự phân bố mưa của khu - Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều. vực và Giải thích ?. - HS trả lời. HS khác bổ sung nhận xét - GV : chuẩn xác kiến thức : ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu lượng mưa của Nam á . Dãy Hy ma lay a là một bức tường thành : + Cản gió mùa tây nam nên mưa trút ở sườn nam . Lượng mưa lớn nhất . + Ngăn sự sâm nhập của khối khí lạnh từ.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> phương bắc nên nam á hầu như không có mùa đông lạnh và khô . Dãy Gát tây chắn gió mùa tây nam nên lượng mưa ven biển phái tây ( Mun Bai...) lớn hơn nhiều sơn nguyên Đê- Can. -Lượng mưa hai địa điểm ( Se- ra- pundi, Mun- Tan ) khác nhau do vị trí địa lý + Mun -Tan thuộc khí hậu nhiệt đới khô , do gió mùa tây nam gặp núi hyma lay a chắn gió chuyển hướng tây bắc lượng mưa thay đổi từ tây sang đông khu vực. Do đó Mun -Tan ít mưa hơn Se- rapun - di. Mun Bai năm sườn đón gió dãy Tây Gát nên lượng mưa khá lớn . - GV Y/C học sinh đọc SGK thể hiện tính nhịp điệu của gió mùa nam á . - HS đọc và trả lời - GV chốt kiến thức. - Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.. - GV Mô tả sự ảnh hưởng sâu sắc của nhịp điệu gió mùa đối với sinh hoạt của dân cư khu vực nam á ( phần sách giáo b. Sông ngòi , cảnh quan tự viên) nhiên. - Nam á có nhiều sông lớn : sông - CH: Dựa vào hình 10.1 cho biết các ấn, sông Hằng , sông Bra- ma -pút. sông chính trong khu vực nam á ? Xác định trên lược đồ? - Các cảnh quan tự nhiên chính: - HS n/c SGk trả lời. GV chuẩn KT. rừng nhiệt đới, xa van, hoang mạc núi cao. - CH: Dựa vào đặc điểm vị trí địa lý, địa hình và khí hậu , khu vực nam á có các kiểu cảnh quan tự nhiên chính nào? - HS quan sát hình kết hợp với SGK trả lời các câu hỏi - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (4’) * Tổng kết GV hệ thống lại toàn bài đã học - Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ cuối bài.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> * Hướng dẫn học ở nhà Học sinh học bài cũ và tìm hiểu trước về đặc điểm kinh tế khu vực Nam á..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Ngày soạn: 25/ 11/2011 Ngày giảng: 28/ 11/ 2010 (8A); 29/11/2010 (8B) Tiết 13 Bài 10: dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực nam á I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư Nam á: là khu vực tập trung dân cư đông đúc, có mật độ cao nhất thế giới, dân cư Nam á chủ yếu theo ấn Độ giáo và đạo Hồi. - Biết được ảnh hưởng của tôn giáo đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Nam á. - Trình bày được đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực Nam á ( có nền kinh tế đang phát triển trong đó ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất). 2. Về kỹ năng - Quan sát nhận xét tranh ảnh - Phân tích lược đồ và phân bố dân cư. - Phân tích bảng thống kê về dân số, kinh tế 3. Về thái độ - Học sinh yêu thích tìm hiểu thế giới và yêu mến môn khoa học. II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng. Trực quan. Nêu vấn đề. Hoạt động cá nhân +nhóm. III. Đồ dùng dạy học. 1. giáo viên - Bản đồ khu vực Nam á, - Bản đồ dân cư, kinh tế châu á. 2. học sinh. - Sách giáo khoa, đọc trước nội dung bài học IV. tổ chức giờ học. 1. ổn định lớp (1’) 2. Khởi động (4’) GV gọi 1 HS lên xác định vị trí khu vực Nam á 3. Bài mới. * Hoạt động 1.. Tìm hiểu những đặc điểm về dân cư - Mục tiêu: + Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư Nam á: là khu vực tập trung dân cư đông đúc, có mật độ cao nhất thế giới, dân cư Nam á chủ yếu theo ấn Độ giáo và đạo Hồi. + Biết được ảnh hưởng của tôn giáo đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Nam á. - Thời gian: 20 phút. - Đồ dùng: + Bản đồ dân cư, kinh tế châu á. + Bản đồ khu vực Nam á. Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 1. Đặc điểm dân cư - Yêu cầu HS quan sát bảng 11.1, H11.1 kết hợp với sgk và kiến thức đã học em hãy cho biết: + Số dân, mật độ dân số giữa các khu vực của Châu á? + Nêu nhận xét về dân số và mật độ dân số của châu á? - HS nghiên cứu SGK trả lời. GV chuẩn kiến thức. Cao nhất là KV Đông á: 1053 triệu - Nam á là một trong 2 KV đông người. Thứ 2 là khu vực Nam á dân nhất Châu á. - CH: + Tính mật độ dân số Nam á so sánh với mật độ dân số một số các khu vực châu á (Đông á: 127,8 người/km2; Trung á: 0,01 2 người/km ; Nam á: 302 người/km2; Tây Nam á: 40,8 người/km2; Đông Nam á: 117,5 người/km2) + Rút ra nhận xét: những khu vực nào - Mật độ dân số cao nhất châu lục. Đông dân nhất châu á, trong những khu vực đó khu vực nào có mật độ dân cao hơn? CH:+ Đặc điểm chung của sự phân bố dân số? + Dân cư tập trung đông ở khu vực - Dân cư tập trung đông đúc ở các nào? Giải thích tại sao? vùng đồng bằng và các khu vực có + Các siêu đô thị tập trung phân bố lượng mưa lớn. ở đâu? Tại sao có sự phân bố đó? (Ven biển, điều kiện thuận tiện, có mưa...) - HS nghiên cứu SGK trả lời. GV chuẩn kiến thức. CH: Em hãy kể tên các tôn giáo lớn ở - Dân cư chủ yếu theo ấn Độ giáo và Nam á? Hồi giáo. - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV giảng KV Nam á trước kia có tên chung là ấn Độ, là thuộc địa của đế quốc Anh trong suốt gần 200 năm. - Sau CTTG II, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, Anh đã trao trả độc lập cho các nước nhưng lại gây chia rẽ,.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> gây mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. - 1947, các nước Nam á đã giành độc lập và tiến lên xây dựng nền kinh tế của mình.. * Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội. - Mục tiêu: Biết Nam á có nền kinh tế đang phát triển trong đó ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất. - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng: Bản đồ dân cư, kinh tế châu á Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. CH 1: Bằng kiến thức lịch sử và đọc thêm SGK Mục 2 cho biết những trở ngại lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước Nam á? Đế quốc nào đô hộ? Trong bao - Trước đây Nam á là thuộc địa của đế quốc Anh, nền kinh tế nhiêu năm? phục vụ cho thực dân Anh. Nền kinh tế thuộc địa có đặc điểm gì? -. Tình hình chính trị - xã hội như thế nào? Tại sao là khu vực không ổn định? (mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo) CH: Khó khăn lớn nhất là gì? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức Thuận lợi: Đồng bằng ấn Hằng rộng lớn, 2 hệ thống sông lớn, sơn nguyên Đêcan đồ sộ, KH nhiệt đới gió mùa, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Khó khăn: Mùa khô kéo dài, thực dân Anh đô hộ gần 200 năm, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, gây mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc. -. CH: Quan sát 2 bức ảnh 11.3; 11.4 cho biết. -. Vị trí hai quốc gia ở hai bức ảnh trên trong khu vực? (Nêpan ở chân dãy Hymalaya, Crilanca quốc đảo). Nội dung hai bức ảnh: - CH: Dựa vào bảng 11.2 kết hợp kiến thức đã -.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> học: + Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của ấn Độ từ 1995 - 2001? - Ngày nay, các nước Nam á có + Nhận xét sự chuyển dịch đó phản ánh xu nền kinh tế đang phát triển, chủ thế phát triển kinh tế như thế nào? Tại sao? yếu là sản xuất nông nghiệp - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức Chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chứng tỏ nền kinh tế đang công nghiệp hoá, hiện đại hoá. CH: + Nước nào có KT phát triển nhất khu vực? + Em hãy kể tên các ngành công nghiệp, ấn Độ là nước có trung tâm CN và các sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế phát triển nhất khu ấn Độ? vực Nam á - HS trả lời, gv nhận xét bổ sung Gọi 1 - 2 học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ CH: Tại sao ấn Độ đảm bảo LT-TP cho hơn 1 tỷ dân? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức CH KV Nam á có tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc. Vậy kinh tế - xã hội có phát triển không? Tại sao? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV tổ choc cho HS thảo luận nhóm bàn 3’ Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, + Công nghiệp: Nhiều ngành đặc dịch vụ của ấn Độ phát triển như thế nào? biệt công nghệ cao. - HS thảo luận, báo cáo, GV chuẩn xác kiến + Nông nghiệp: Lúa mì, ngô, bông, bò, cừu... thức: Nhờ cuộc"Cách mạng xanh" trong + Dịch vụ khá phát triển trồng trọt, "Cách mạng trắng" trong chăn nuôi ấn Độ đã giải quyết được nạn đói kinh niên, tăng sản lượng sữa - CH: cho biết tên các nước trong khu vực Nam á lần lượt theo số ký hiệu hình 11.5. (1. Pa-ki-xtan. 2. ấn Độ. 4. Butan 5. Băngladét ca 7- Mandivơ - GV chốt kiến thức mục 2. 3. Nêpan 6.. Xri-lan-.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> V. tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’). * Tổng kết + Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ cuối bài + Làm bài tập trắc nghiệm củng cố. Bài 1: Khoanh tròn vào trước chữ cái em cho là đúng. Dân cư Nam á tập trung chủ yếu ở: A. Vùng hạ lưu sông Hằng B. Ven biển bán đảo ấn Độ C. Các đồng bằng và các khu vực có mưa lớn Bài 2: Những trở ngại đồi với sự phát triển kinh tế A. Hậu quả của chế độ thực dân Anh đô hộ B. Mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn giáo C. Cả A và B * Hướng dẫn học bài ở nhà Học sinh học bài cũ và tìm hiểu trước về đặc điểm tự nhiên khu vực Đông á ************************************************************. Ngày soạn: 2/12/2011 Ngày dạy: 6/ 12/ 2011 ( 8A) 5/ 12/ 2011 (8B) Tiết 14Bài 12:. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Biết vị trí địa lý, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông á - Trình bày được đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực (địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực) 2. Về kỹ năng - Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên khu vực Đông á để trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực - Quan sát tranh ảnh, nhận xét về các cảnh quan tự nhiên 3. Về thái độ - Học sinh tìm hiểu thế giới và yêu mến môn khoa học. II. phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng Trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm, hỏi đáp III. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên. - Bản đồ tự nhiên Châu á - Bản đồ khu vực Đông á - Bảng phụ 2. Học sinh : Sách giáo khoa, đọc trước nội dung bài học IV. tổ chức giờ học 1. ổn định lớp ( 1’) 2. . Khởi động. (4’) Em hãy cho biết trên thế giới hiện nay nước nào đông dân nhất? Nước đó nằm ở đâu? - Trung Quốc - KV Đông á Vậy khu vực Đông á là một khu vực ở gần nơi chúng ta sinh sống, khu vực đó có đặc điểm tự nhiên như thế nào, có điểm gì đặc biệt đáng quan tâm và chú ý, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay; "Điều kiện tự nhiên khu vực Đông á" 3. Bài mới * Hoạt động 1. Tìm hiểu giới hạn vị trí địa lí và phạm vi lanh thổ - Mục tiêu: Biết vị trí địa lý, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông á - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng: Bản đồ các nước châu á Hoạt động của giáo viên và học sinh - GV treo bản đồ châu á - Yêu cầu HS kết hợp quan sát bản đồ, H12.1 và đọc nội dung SGK em hãy cho biết: CH: KV Đông á nằm giữa những vĩ độ bao nhiêu? Gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? ? Các quốc gia và vùng lãnh thổ của Đông á tiếp giáp với các biển nào ?. Nội dung 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Đông á - Khu vực Đông á gồm 2 bộ phận: đất liền và hải đảo. - Gồm: 4 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc. Và 1 vùng lãnh thổ: Đài Loan..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> ? Xác định trên bản đồ - Học sinh trả lời, xác định trên bản đồ - GV tóm tắt, bổ sung, chốt kiến thức. - GV: Đông á có diện tích rộng lớn, có cả đất liền và hải đảo. Vậy thiên nhiên khu vực này có đặc điểm gì? * Hoạt động 2. Tìm hiểu Đặc điểm tự nhiên - Mục tiêu: + Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực + Phân tích lược đồ, bản đồ tự nhiên khu vực - Thời gian: 20 phút - Kĩ thuật: Khăn trải bàn - Đồ dùng: + Bảng phụ + Bản đồ tự nhiên Châu á - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 2. Đặc điểm tự nhiên GV đặt vấn đề: Khi tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên một khu vực cần tìm hiểu những vấn đề gì? (+ Địa hình và sông ngòi + Khí hậu và cảnh quan). a. Địa hình, sông ngòi - GV treo bản đồ tự nhiên châu á - GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm và áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Mỗi nhóm làm việc trong 5 phút, cử nhóm trưởng ghi lại kết quả. * Phần đất liền * Nhóm 1, 3: Nêu các đặc điểm địa hình, sông ngòi phần đất liền. - Địa hình ? Em hãy đọc tên các dãy núi, sơn nguyên đồng bằng và bồn địa lớn ? + Phía Tây: núi, sơn nguyên cao, ? Nêu đặc điểm từng dạng địa hình ? Dạng nào hiểm trở và các bồn địa rộng. chiếm diện tích chủ yếu ? ở đâu? + Phía Đông: đồi núi thấp xen kẽ ? Tên các sông lớn, nơi bắt nguồn, đặc điểm với đồng bằng rộng lớn. chế độ nước như thế nào ? Xác định trên bản đồ - Sông ngòi: - HS báo cáo kết quả: dán phần thảo luận của + Có 3 sông lớn: Amua, Hoàng nhóm lên bảng Hà, Trường Giang. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức + Chế độ nước theo mùa, lũ lớn - Giỏo viờn: nguồn cung cấp nước là tuyết và vào cuối hạ, đầu thu. băng tan, lũ lớn cuối hạ đầu thu, cạn vào đụng xuõn..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> * Phần hải đảo: * Nhóm 2, 4: nghiên cứu địa hình, sông ngòi phần hải đảo: ? Tại sao phần hải đảo của Đông á thường xuyên có động đất, núi lửa ? ? Các hoạt động đó diễn ra như thế nào ? Có ảnh hưởng gì tới địa hình ? ? Đặc điểm địa hình, sông ngòi? - HS báo cáo kết quả: dán phần thảo luận của nhóm lên bảng - GV nhận xét, chuẩn kiến thức - GV mở rộng: Nờu sự giống và khỏc nhau giữa Hoàng Hà và trường Giang? TL: * Giống nhau: Bắt nguồn từ sơn nguyờn Tõy Tang hướng đụng đến Hoàng Hải và Hoa Đụng. Hạ lưu cú đồng bằng phự sa màu mỡ. * Khỏc nhau: - Hoàng Hà chế độ nước thất thường, chảy qua nhiều vựng khớ hậu. - Trường Giang: Chế độ nước điều hũa do phần lớn chảy qua vựng nhiệt đới giú mựa.  "Trường Giang như một cô gái dịu hiền, Hoàng Hà như một bà già cay nghiệt". + Sụng ngũi cú giỏ trị kinh tế như thế nào? Liờn hệ thực tế? TL: Giao thụng, thủy điện. - GV treo, giới thiệu một số tranh ảnh về núi non hùng vĩ, hoang mạc, đồng bằng Trung Hoa - Chuyển ý: Địa hình luôn là yếu tố ảnh hưởng lớn tới khí hậu và cảnh quan. Cụ thể ra sao chúng ta sang phần b. - GV yêu cầu HS quan sát H4.1 và H4.2 SGK trang 14, 15 kết hợp đọc SGK mục b, hãy cho biết: ? Nhắc lại các hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ? ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu nơi chúng đi qua ? ? Phía Đông có khí hậu gì? Cảnh quan tương ứng? ? Phía Tây có khí hậu gì? Cảnh quan tương ứng là gì? ? Các cảnh quan đó có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. - Học sinh trả lời lần lượt từng câu hỏi. - Địa hình: Núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa. Các núi cao phần lớn là núi lửa. - Sông ngòi: Các sông đều ngắn và dốc.. b. Khí hậu, cảnh quan. - Phía Đông phần đất liền và phần hải đảo: Khí hậu gió mùa ẩm với cảnh quan rừng là chủ yếu. - Phía Tây phần đất liền: Khí hậu khô hạn với cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - GV nhận xét, tổng kết và ghi bảng. V. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5’) 1. Tổng kết GV củng cố lại toàn bài. Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm bài tập.( GV sử dụng bảng phụ ghi câu hỏi) Ghép các ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp A B Khu vực Đông á Đặc điểm địa hình 1. Phía Đông phần đất liền a. Núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa. 2. Phía Tây phần đất liền b. Đồi núi thấp, xen các đồng bằng ở hạ lưu các sông lớn. 3. Hải đảo c. Nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở. d. Núi cao xen với núi Trung bình, địa hình hiểm trở Đáp án: 1b ; 2c ; 3a 2. Hướng dẫn học ở nhà Học sinh về học bài cũ, làm bài tập. Chuẩn bị trước bài mới.. Ngày soạn: 20/ 11/ 2010 Ngày giảng: …/ 11/ 2010 (8A). …./ 11/ 2010 (8B). tiết 15 Bài 13:. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở đông á I. Mục tiêu. 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Đông á: Đông á là khu vực đông dân nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tình hình chính trị cũng như xã hội ổn định - Trình bày được tình tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản và Trung Quốc. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ - Phân tích các hình ảnh địa lý 3. Thái độ - Học sinh ham muốn tìm hiểu thế giới và yêu mến môn học. II. phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.. Trực quan. Đàm thoại. Hoạt động nhóm III. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên - Bản đồ tự nhiên Châu á - Bản đồ khu vực Đông á - Một số tranh ảnh về sản xuất lương thực và Công nghiệp , tranh ảnh về đất nước Nhật Bản và Trung Quốc 2. Học sinh - Sách giáo khoa. Iv. tổ chức giờ học. 1. ổn định lớp (1’) 2. Khởi động.(4’) - Đồ dùng: Bản đồ tự nhiên châu á - Cách tiến hành: Em hãy xác định trên bản đồ 3 sông lớn của Đông á. CH: Em hãy cho biết khu vực Đông á gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào? Theo hiểu biết của em thì những quốc gia và vùng lãnh thổ đó có đặc điểm phát triển kinh tế và xã hội ra sao? Có điều gì nổi bật và khác biệt so với các khu vực khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu. "Tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông á" 3. Bài mới, * Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về dân cư. và đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Đông á: Đông á là khu vực đông dân nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh - Thời gian: 20 phút - Đồ dùng: + Một số tranh ảnh về núi non hùng vĩ, hoang mạc, đồng bằng Trung Hoa + Bản đồ tự nhiên Châu á + Bản đồ sự phân bố dân cư châu á Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 1. Khái quát về dân cư và đặc - GV treo Bản đồ sự phân bố dân cư châu điểm pt kt KV Đông á.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> á lên bảng yêu cầu học sinh quan sát: CH: Dựa vào bảng số liệu và H6.1, kết a. Dân cư hợp với vốn hiểu biết của mình em hãy: ? So sánh dân số Đông á với số dân của Nam á, Tây Nam á, Đông Nam á và Trung á? - HS quan sát, so sánh ? Từ sự so sánh trên em có rút ra nhận xét gì? - HS nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức. - Đông á là một khu vực rất đông Ghi bảng dân. CH: ? Dân cư Đông á tập trung chủ yếu ở những khu vực nào? ? Gồm những chủng tộc nào là chủ yếu? - HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức. Ghi - Dân cư tập trung chủ yếu ở phía bảng Đông - Thành phần chủng tộc đa dạng. - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm b. Đặc điểm phát triển kinh tế. 5' về tình hình phát triển kinh tế của khu vực. + Nhóm 1, 2: Quá trình phát triển kinh tế các nước trong khu vực Đông á thể hiện như thế nào? + Nhóm 3: Nước nào có giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu cao nhất? Tại sao?. (- Nhật Bản có giá trị xuất > nhập 54,4 tỉ USD) + Nhóm 4: Khái quát đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông á? - Học sinh QS bảng 13.2 + đọc sách giáo khoa + vốn hiểu biết -> trả lời các câu hỏi thảo luận. - Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét chung và chuẩn kiến thức - CH: (dành cho HS khá) + Hãy cho biết vai trò của các nước, vùng lãnh thổ khu vực Đông á trong sự phát triển hiện nay trên thế giới.. - Ngày nay, nền kinh tế các nước Đông á phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> (- Tốc độ phát triển kinh tế cao, hàng hoá nhiều đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển. - Trở thành trung tâm buôn bán của khu vực châu á - Thái Bình Dương. - Trung tâm tài chính lớn, thị trường chứng khoán sôi đội của thế giới (Nhật Bản và Hồng Kông) - GV giới thiệu: Do các quốc gia và vùng lãnh thổ có đường lối chính sách phù hợp với tiềm năng của đất nước - Chuyển ý: Mỗi quốc gia trong khu vực lại có đặc điểm phát triển riêng tạo nên nét độc đáo. Cụ thể ra sao chúng ta sang phần 2.. * Hoạt động 2.. Tìm hiểu đặc điểm phát triển kinh tế của một số quốc gia điển hình. - Mục tiêu: + Trình bày được tình tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản và Trung Quốc. + Phân tích các hình ảnh địa lý - Thời gian: 15 phút - Đồ dùng: + Một số tranh ảnh về núi non hùng vĩ, hoang mạc, đồng bằng Trung Hoa + Bản đồ khu vực Đông á Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông á - GV: Dựa vào bảng 7.2 và bản đồ khu a. Nhật Bản vực Đông á kết hợp nội dung sách giáo khoa và vốn hiểu biết của mình: - CH: Em hãy cho biết cơ cấu giá trị các ngành kinh tế trong GDP của Nhật Bản được biểu hiện như thế nào? - CH: Em hãy đánh giá trình độ phát triển - Là cường quốc kinh tế thứ 2 thế kinh tế của Nhật Bản? giới sau Mỹ - HS cần trả lời được: GDP đầu người: > 33.000 USD Các ngành công nghiệp hiện đại phát triển. ? Em hãy cho biết tên các ngành công.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> nghiệp đứng đầu thế giới của Nhật Bản - HS phát biểu. - Nhiều ngành CN đứng hàng đầu - GV chuẩn kiến thức thế giới đặc biệt các ngành công GV: Tổng kết những đặc điểm phát nghệ cao. triển kinh tế Nhật Bản Công nghiệp: là ngành mũi nhọn, là sức mạnh kinh tế. -. Nông nghiệp: quỹ đất nông nghiệp ít, nhưng năng suất và sản lượng cao.. -. Giao thông vận tải phát triển mạnh phục vụ đắc lực cho kinh tế và đời sống.. - GV: Nguyên nhân thành công của nền kinh tế Nhật (5 nguyên nhân), cần nhấn mạnh: người Nhật lao động cần cù nhẫn nại, có ý thức tiết kiệm, kỷ luật lao động rất cao, tổ chức quản lý chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ khoa học đông và có trình độ cao). - CH: Em hãy kể tên một số sản phẩm của nước Nhật Bản mà em biết? - GV giới thiệu tranh H 13.1, một số thành phố nổi tiếng của Nhật Bản. b. Trung Quốc. - Yêu cầu HS dựa vào bảng 13.1, 5.1 tính tỷ lệ dân số Trung Quốc: + So với khu vực Đông á? (85%) + So với khu vực Châu á? (34,1%) + So với khu vực thế giới? (20,7%) - HS tính. GV chuẩn kiến thức - GV nêu lần lượt các câu hỏi: Dựa vào bảng 13.3 bản đồ Đông á, kết hợp nội dung SGK hãy?. - Là nước có dân số đông nhất thế giới: 1288 triệu người (2002). - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. ? Nhận xét sản lượng lương thực và một - Nông nghiệp: sản xuất lương thực số sản phẩm nông nghiệp của TQ năm đứng đầu thế giới, giải quyết đủ vấn 2001 đề lương thực cho hơn 1,2 tỷ dân ? Nêu tên các sản phẩm công nghiệp và - Công nghiệp: phát triển nhiều các ngành công nghiệp chính của TQ?.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> ngành đặc biệt là các ngành công nghiệp hiện đại ? Em hãy nêu các thành tựu kinh tế của Trung Quốc và nguyên nhân dẫn đến các thành tựu đó. ? Kể tên một số sản phẩm hàng hoá của Trung Quốc có mặt ở Việt Nam? - HS trả lời, - GV tổng hợp, chuẩn kiến thức. GV: Tổng kết đặc điểm kinh tế Trung Quốc. CH: (Dành cho HS khá, giỏi) Trung Quốc xây dựng, hình thành các đặc khu kinh tế lớn nào? ý nghĩa các đặc khu kinh tế trên. (- 5 đặc khu kinh tế lớn: Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam + Hải Nam: Đảo lớn phía nam Trung Quốc nối thông vịnh Bắc Bộ với Thái Bình Dương. + Thẩm Quyến đối diện với Hương Cảng. + Hạ Môn trông ra eo biển Đài Loan. + Chu Hải đối diện với Hồng Kông. + Sán Dầu hải cảng rất nổi tiếng về các ngành công nghiệp thực phẩm và sản xuất hoá chất cảm quang. ý nghĩa: Các đặc khu kinh tế tạo thành vành đai duyên hải mở cửa ra bên ngoài tạo thế đứng trong khu vực châu á - Thái Bình Dương). V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà. (5’) 1. Tổng kết. Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ cuối bài Làm bài tập trắc nghiệm củng cố Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng Câu 1: ý nào thể hiện đúng nhất đặc điểm dân số của Châu á A. Đông á là khu vực đông dân B. Đông á là khu vực rất đông dân C. Đông á là khu vực đông dân nhất trong các khu vực của Châu á.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> D. Số dân của Châu á đông hơn số dân của Châu Mỹ, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. E. Cả ý C và D đúng Câu 2: Các ngành Công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản là: A. Chế tạo ô tô, đóng tàu biển B. Chế tạo máy tính điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng C. Chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng D. Chế tạo ô tô, đồng hồ, tàu biển, máy tính, xe máy. 2. Hướng dẫn học bài ở nhà. Học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài hôm sau. Ngày soạn: 27 / 11/ 2010 Ngày dạy: 3/12/2010 (8A). 4/12/2010 (8B). tiết 16 Bài 14:. Đông nam á - đất liền và hải đảo I. Mục tiêu bài học.. 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn của khu vực Đông Nam á.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Trình bày được những nét cơ bản nhất về tự nhiên của khu vực ( địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan ) 2. Kỹ năng - Phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ lượng mưa 3. Thái độ - Học sinh ham muốn tìm hiểu thế giới và yêu mến môn học. II. phương pháp.. Trực quan. Hoạt động nhóm III. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên. - Bản đồ tự nhiên Châu á - Bản đồ khu vực Đông Nam á - Một số tranh ảnh về tự nhiên khu vực Đông Nam á 2. Học sinh. - Sách giáo khoa - Đồ dùng học tập IV. tổ chức giờ học. 1. ổn định lớp (1’) 2. Khởi động (4’) CH: Em hãy cho biết nước ta nằm trong khu vực nào của châu á? Vậy, khu vực Đông Nam á có vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ ra sao? Có đặc điểm tự nhiên gì? Chúng ta vào bài hom nay? 3. Bài mới * Hoạt động 1.. Tìm hiểu Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam á - Mục tiêu: + Nêu được vị trí địa lí, giới hạn của khu vực Đông Nam á + Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ - Thời gian: 10 phút - Đồ dùng + Bản đồ tự nhiên Đông Nam á + Bản đồ châu á Hoạt động của giáo viên và học sinh. Nội dung 1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam á. - GV treo bản đồ khu vực Đông Nam á. - Gọi 1 HS đọc đoạn đầu mục 1 ? Vì sao bài đầu tiên về khu vực lại có tên " Đông Nam á - đất liền và hải đảo" - Học sinh đọc bài , trả lời,. - Đông Nam á gồm - GV nhận xét, Ghi bảng + Phần đất liền: bán đảo Trung ấn + Phần hải đảo: bán đảo Mã Lai. - GV nêu câu hỏi: quan sát bản đồ kết hợp H 15.1 SGK: ? Xác định vị trí, các điểm cực của khu vực Đông Nam á trên bản đồ?.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> ? Các điểm cực đó nằm ở những nước nào ? - 1 HS đứng dưới đọc các điểm cực, 1 HS khác xác định trên bản đồ: - Cực Bắc thuộc Mi-an-ma (biên giới với Trung Quốc vĩ độ 2805'B). - Điểm cực Tây thuộc Mi-an-ma (Biên giới với Băng -la- đét kinh tuyến 920Đ). - Điểm cực Nam thuộc Inđônêxia, vĩ tuyến 0 10 5'N. - Điểm cực Đông trên kinh tuyến 1400Đ - Biên giới với Niu - Ghinê. - GV xác định lại trên bản đồ, chuẩn kiến thức, - GV nêu câu hỏi: ? Cho biết Đông Nam á là cầu nối giữa 2 đại dương và châu lục nào ?. - ý nghĩa của vị trí địa lí: + Khu vực là cầu nối giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Giữa Châu á và châu Đại Dương.. ? Đọc tờn 5 đảo lớn ở ĐNÁ? TL: Xumatơra, Giava, Calimanta, Luxụn, xulavờđi.. ? Giữa các bán đảo và quần đảo của khu vực có hệ thống biển nào ? Đọc tên, xác định vị trí ? - GV Gọi học sinh lên đọc tên, xác định vị trí. ? Khu vực có ý nghĩa gì về vị trí ? - HS cần trả lời được: Tạo nên khí hậu thuộc đới nóng, kiểu nhiệt đới gió mùa của lãnh thổ, ảnh hưởng rất sâu tới thiên nhiên khu vực. - VD: Inđônêxia có diện tích rừng rậm lớn thứ 3 thế giới sau vùng Amadôn và khu vực Cônggô. - Khí hậu ảnh hưởng tới nền sản xuất nông nghiệp lúa nước. Nơi phát triển cây công nghiệp từ rất sớm. - Vị trí địa lý của khu vực có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và quân sự, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của các quốc gia.. * Hoạt động 2.. + Vị trí địa lý có ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu và cảnh quan của khu vực.. + Có ý nghĩa lớn về kinh tế và quân sự.. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên. - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên của khu vực:.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> + Địa hình đồi núi là chính, đồng bằng màu mỡ, + Nằm trong vành đai khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa, + Sông ngòi có chế độ nước theo mùa, + Rừng rậm thường xanh chiếm phần lớn diện tích. - Thời gian: 20 phút - Đồ dùng: + Bản đồ tự nhiên Đông Nam á + Bản đồ châu á Hoạt động của giáo viên và học sinh ? Dựa vào hình 14.1 và nội dung SGK em hãy giải thích các đặc điểm tự nhiên của khu vực ? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5 phút * Nhúm 1: Đặc điểm địa hỡnh bỏn đảo Trung An và quần đảo Mó Lai ( nột đặc trưng, dạng địa hỡnh chủ yếu, hướng, sự phõn bố, giỏ trị đồng bằng) ? TL: # Giỏo viờn: + Bỏn đảo Trung ấn: Nỳi cao hướng B – N, TBĐN, cao nguyờn thấp, đồng bằng màu mỡ giỏ trị kinh tế cao tập trung đụng dõn. + Quần đảo Mó Lai: Hệ thống nỳi vũng cung Đ – T, ĐBTN, nỳi lửa. = Địa hỡnh tương phản sõu sắc giữa đất liền và hải đảo. * Nhúm 2: Trỡnh bày đặc điểm khớ hậu của bỏn đảo Trung An và quần đảo Mó Lai? ( Quan sỏt H14.1 nờu hướng giú mựa hạ và mựa đụng; nhận xột hai biểu đồ. H14.2 thuộc đới khớ hậu nào; vị trớ trờn hỡnh 14.1)? TL: # Giỏo viờn: + Hướng giú Mhạ là TNĐB. + Hướng giú Mđụng là Đđbắc. + Bỏn đảo Trung An khớ hậu nhiệt đới giú mựa( bóo hố thu) - YanGun( Mianma). + Quần đảo Mó Lai khớ hậu xớch đạo và nhiệt đới giú mựa ( bóo nhiều) – Pađăng (Iđụ).. Nội dung 2. Đặc điểm tự nhiên a. Bán đảo Trung ấn. - Địa hình: Chủ yếu là núi cao hướng Bắc - Nam, Tây Bắc - Đông Nam, cao nguyên thấp. + Thung lũng sông chia cắt địa hình + ĐB màu mỡ, giá trị lớn - Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa - Sông ngòi: Có 3 sông lớn, chế độ nước theo mùa, phù sa nhiều. - Cảnh quan: Rừng nhiệt đới, rừng thưa, xa van. b) Quần đảo Mãlai - Địa hình: + Núi vòng cung: Đ-T, ĐB-TN + ĐB nhỏ hẹp ven biển - Khí hậu: Xích đạo và nhiệt đới gió mùa, bão nhiều (Pađăng) - Sông ngòi: Ngắn, dốc, chế độ nước điều hoà, ít có giá trị giao thông, có giá trị thuỷ điện lớn. - Cảnh quan: Rừng rậm 4 mùa.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> * Nhúm 3: Đặc điểm sụng ngũi của bỏn đaỏ Trung An và quần đảo Mó lai( Nơi bắt nguồn, hướng chảy, nguồn cung cấp nước, chế độ nước) ? TL: # Giỏo viờn: + Bỏn đaỏ Trung An: 5 sụng lớn bắt nguồn từ nỳi phớa bắc hướng B – N. Nguồn cung cấp nước là mưa; Chế độ nước theo mựa, hàm lượng phự sa lớn. + Quần đảo Mó Lai: Sụng ngắn dốc, chế độ nước điều hũa, ớt cú giỏ trị giao thụng, cú giỏ trị thủy điện. * Nhúm 4: Nờu đặc điểm cảnh quan hai khu vực trờn? TL: # Giỏo viờn: + Bỏn đảo Trung An; cảnh quan rừng nhiệt đới, rừng thưa rụng lỏ mựa khụ, xa van. + Quần đảo mó Lai: Rừng xanh 4 mựa - Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV tổng hợp và chuẩn kiến thức *) Tài nguyên - Có nhiều tài nguyên quan trọng, đặc - Gv nêu câu hỏi: CH: Khu vực Đông Nam á có những biệt là dầu mỏ, khí đốt. nguồn tài nguyên quan trọng nào? - Thuận lợi: + TN khoáng sản phương pháp CH: Hãy nhận xét những thuận lợi và khó + Khí hậu nóng ẩm, thuận tiện cho khăn của điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống? phát triển nông nghiệp - HS trả lời. GV nhận xét. - Chuẩn kiến thức, ghi bảng. + TN nước, biển, rừng phong phú - Khó khăn + Động đất, núi lửa + Bão, lũ lụt, hạn hán + Sâu bệnh hại cây trồng. V. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’) 1. Tổng kết (4’) GV củng cố lại toàn bài. Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Làm bài tập: Gọi học sinh lên bảng xác định các dãy núi lớn và hướng của núi trên bản đồ. 2. Hướng dẫn học bài ở nhà Học sinh về học bài cũ, làm bài tập. Chuẩn bị trước bài mới..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> Ngày soạn: 5/ 12/ 2010 Ngày giảng: 8/ 12/ 2010 (8A) 10/ 12/ 2010 (8B) Tiết 17. ôn tập học kỳ. I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Hệ thống lại toàn bộ các kiến thức đã học về các khu vực của Châu á - Các đặc điểm tự nhiên của Châu á, Tây Nam á, Đông á, Nam á - Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu á cũng như các khu vực 2. Về kỹ năng - Phân tích lược đồ, vẽ biểu đồ dân số, sản lượng lương thực, biểu đồ cán cân xuất nhập khẩu. - Phân tích các hình ảnh địa lý 3. Về thái độ - Học sinh ham muốn tìm hiểu thế giới và yêu mến môn học. II. Phưong pháp.. Vấn đáp.Trực quan. Hoạt động cá nhân/ tập thể III. Đồ dùng dạy học. - Câu hỏi ôn tập - Dàn ý hướng dẫn ôn tập - Các biểu đồ mẫu để học sinh quan sát iv. Hoạt động trên lớp. 1. ổn định lớp (1’) 2. Khởi động. (3’) Em hãy nêu những đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông á? Điều kiện đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của khu vực? Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới. (37’) Ôn tập HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.. NỘI DUNG.. 1. Đặc điểm phỏt triển kinh tế xó hội cỏc nước chõu Á:. + Thời cồ trung đại cỏc nước chõu Á như thế nào? - Cú trỡnh độ phỏt triển rất sớm, đạt nhiều TL: thành tựu trong kinh tế xó hội. + Từ thế kỉ XVI đến chiến tranh w - Chế độ thực dõn phong kiến kỡm hóm nờn II? kinh tế chậm phỏt triển kộo dài TL: - Sau chiến tranh thế giới thứ 2 cú nhiều + KTXH hiện nay như thế nào? chuyển biến mạnh mẽ. TL: - Kinh tế phỏt triển khụng đồng đều. 2. Tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế xó hội hiện nay của chõu Á?.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> + Nụng nghiệp chõu Á như thế nào? - Nụng nghiệp phỏt triển khụng đồng đều TL: giựa khu vực giú mựa ẩm và khu vực khớ hậu lục địa khụ hạn. - TQ, AĐ là hai quốc gia sản xuất lỳa gạo lớn nhất w. - VN, TL là hai nước đứng thứ nhất và thứ hai /w về xuất khẩu lỳa gạo. + Cụng nghiệp phỏt triển như thế - Ưu tiờn phỏt triển cụng nghiệp, sản xuất nào? cụng nghiệp đa dạng, nhưng phỏt triển chưa TL: đều. + Ngành dịch vụ như thế nào? TL:. + vị trớ đĩa lớ như thế nào? TL: + Tự nhiờn TNÁ như thế nào? TL:. + Dõn cư TNÁ như thế nào? TL:. - Nước cú hoạt động dịch vụ cao, là những nước cú trỡnh độ phỏt triển cao đời sống nhõn dõn được cải thiện 3. TNA cú VTĐL, TN, dõn cư,xó hội như thế nào? * VTĐlớ: nằm trong đới núng và cận nhiệt. Giữa ngó 3 của 3 chõu lục. Cú ý nghĩa chiến lược quan trọng. * Khu vực cú nhiều nỳi và cao nguyờn. ĐB & TN tập trung nhiều nỳi và sơn nguyờn. Ở giữa là đồng bằng. - Cảnh quan Tng, HM, bỏn hoang mạc chiếm phần lớn diện tớch. - Nguồn tài nguyờn dầu mỏ chiếm phần lớn diện tớch. * Dõn số 286 tr người, chủ yếu là người Arập theo đạo hồi. - Dõn cư phõn bố khụng đều.. + Tỡnh hỡnh kinh tế chớnh trị TNÁ * Cụng nghiệp chế biến khai thỏc dầu mỏ như thế nào? phỏt triển. TL: - Nơi sản xuất dầu mỏ lớn nhất/ w. - Nơi thường khụng ổn định về chớnh trị. 4. ĐKTN khu vực Nam Á: + Nờu VTĐLớ nam Á? TL:. * VTĐL: gồm 7 quốc gia, là bụ phận nằm rỡa phớa Nam lục địa chõu Á.. + Địa hỡnh như thế nào? TL:. * Địa hỡnh chia thành 3 miền; Phớa Bắc Himalaya, Nan sơn nguyờn Đề can, ở giữa là đồng bằng Ấn .. + Khớ hậu cảnh quan, sụng ngũi như thế nào? * Khớ hậu : Nằm trong khu vực giú mựa..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> TL:. Nhiều sụng lớn, cảnh quan rừng nhiệt đới, xavan hoang mạc nỳi cao. 5. Dõn cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á:. + Dõn cư nơi đõy như thế nào? TL:. - Là nơi đụng dõn của chõu Á, nơi cú mật độ dõn số cao, phõn bố khụng đồng đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng.. + Kinh tế như thế nào? TL:. - Tỡnh hỡnh chớnh trị hkụng ổn định. Nền kinh tế đang phỏt triển chủ yếu là nụng nghiệp. An Độ là nước phỏt triển nhất khu vực. 6. Đặc điểm tự nhiờn Đụng Á:. + Nờu vị trớ địa lớ Đụng Á? TL:. - Gồm 4 quốc gia. Gồm 2 bộ phận đất liền và hải đảo.. + Tự nhiờn của đụng Á như thế nào? - Địa hỡnh: Khu vực cú nhiều nỳi và cao TL: nguyờn, bồn địa ờ phớa tõy. Đồi nỳi thấp xen kẽ với đồng bằng ở phớa đụng. Hải đảo cú nỳi lửa động đất - Khớ hậu: . Phớa tõy khớ hậu cận nhiệt khụ, cảnh quan hoang mạc. . Phớa đụng và hải đảo khớ hậu giú mựa ẩm phỏt triển rừng. - Sụng ngũi: Cú 3 sụng lớn bồi đắp phự sa cho đồng bằng ven biển. 7. Tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế xó hội + Dõn cư Đụng Á như thế nào? ĐÁ: TL: - Nơi cú dõn số đụng. - Ngày nay nền kinh tế cỏc nước phỏt triển + Nbản, TQuốc phỏt triển như thế nhanh duy trỡ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. nào? + Nbản: Là nước cụng nghiệp phỏt triển cao TL: nhất cụng nghiệp đứng đầu /w , cuục sống ổn định. + TQ: Đụng dõn nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng cuộc sống được nõng cao.. V. Tổng kết và hướng dãn về nhà (4’) GV củng cố lại toàn bài. Làm bài tập. Nhận xét giờ ôn tập, có thể cho điểm khuyến khích động viên Chuẩn bị kiểm tra học kỳ.

<span class='text_page_counter'>(73)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×