Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nghệ thuật sống "Ăn cục vàng, trả quả khế" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.29 KB, 4 trang )

Ăn cục vàng, tr
Đó là một hĩ về đầu
ư giáo dục hiện nay. Nói là vàng, bởi


Phần nhiều trong kết cục giáo dục hiện tại là để thỏa mãn mệnh đề của Khổng Phu
Chúng ta cũng không nên nghĩ rằng đầu tư cho giáo dục chỉ là đầu tư cho học sinh,
c
Xét như thế mới thấy hiện là ăn cục vàng và trả quả khế. Bỏ qua sinh viên, mà nói
i
ệu
ả quả khế
phần đáng suy ng
t
lẽ đầu tư cho giáo dục, từ góc nhìn
toàn xã hội hay gia đình đều là vàng
thật, tiền thật, đại diện cho sức mua.
Nói cách khác, một xã hội ảnh hưởng
Nho giáo lâu đời như Việt Nam, thì
giáo dục và phẩm hàm luôn bắt tất cả
gia đình và xã hội thúc đẩy các khoản
đầu tư từ nho nhỏ (quy mô gia đình) tới khổng lồ (quy mô toàn xã hội).
Tử: Thể diện quan trọng hơn cả trong số phận kẻ sĩ. Mất thể diện đáng sợ hơn mất
một phần thân thể, ví dụ cái tai.[1]
sinh viên, nghiên cứu sinh, mà còn là phần đầu tư cho cái hạ tầng sản xuất ra sản
phẩm là học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh đã và sẽ tốt nghiệp. Mà, như ta đều
biết, hạ tầng mới là chỗ ngốn nguồn lực khủng khiếp, tiền bạc, thời gian, công sứ
và trí não.
tới hạ tầng là hệ thống người đang nắm giữ các nguồn lực có thể bẻ ghi định
hướng giáo dục. Cả một trường đại học lớn
đào tạo ra hàng ngàn sinh viên mỗ


năm
có thể rung động chuyển hướng chỉ vì một Hiệu trưởng mới và hệ thống Hi
phó, lãnh đạo ban, khoa, phòng, viện, trung tâm, bộ môn, tổ nghiệp vụ, v.v..
Liệu bộ máy hàng trăm người ở một trường như thế có sản sinh ra cục vàng to hơn
cái nó đang phải "ngốn" hay không, không ai dám chắc. Hay ăn vàng trả khế.
Một lần, được một người quan tâm tới định giá cổ phiếu hỏi một câu rất hay: "Nếu
bây giờ được cổ-phần-hóa trường đại học, ta phải tính giá trị cổ phần theo cách
nào." Đầu bài hay quá. Nhưng lời giải thì không hay. Ta cần tính doanh thu, lỗ lãi,
chiết khấu lằng-văn-nhằng để tính. Các bạn biết đấy, tính được, nhưng tính trên
căn cứ hợp lý mức độ nào.
Ta cứ nhìn vào cái gốc của vấn đề: Doanh thu và đầu tư. Nếu xét doanh thu là số
bằng cấp nhân với số tiền phải trả của người học, đó là doanh thu thực. Nhưng
theo tôi, đó là quả khế! Doanh thu này chẳng liên quan gì tới
sức sáng tạo và năng
lực cải tạo trí não xã hội
là cái một quốc gia mong muốn ở trường đại học. Giả thử
như học sinh thi lại nhiều, tiền nộp thi sẽ tăng lên, nhưng sản phẩm đầu ra ta đã
biết... chắc chắn là kém hơn. (Trong một lúc ở Mỹ, tôi có nói chuyện với một anh
kiều, học ngành công nghệ máy tính sau chuyển ngành khác, chỉ vì có 2 môn trong
số nhiều môn không sao vượt qua được. Thi lại 70$/lần, mà thi rất nhiều lần không
qua, thế thì "doanh thu" cho việc thi lại của nguyên anh bạn này đáng kể, phải
không ạ?!)
Quả khế còn có thể xem như việc doanh nghiệp cần đào tạo lại. Giờ mà nói
chuyện
đào tạo ra rồi thẳng tiến vào môi trường chuyên nghiệp thì nghe như giấc
mộng thiên thu vậy. Lại thêm vàng nữa đổ vào. Rồi học ngành này làm ngành
khác (quy luật tất yếu khi mà
đào tạo kỹ năng ở trạng thái cực thấp), lại vàng đổi
khế. Đáng lẽ 4 năm hay 6 năm là để sẵn sàng ở mức độ chuyên nghiệp cao nhất thì
đổi lấy vài tháng tập sự sang một ngành khác ở mức độ chuyên nghiệp rất thấp, đó

là lấy sở đoản làm sở trường vậy, chí ít thì là trước mắt. Tiếp diễn là trạng thái của
những câu hỏi: Không rõ đường này đi đúng hay chưa. Các bạn biết đấy, hỏi nhiều
quá tới 50-60 tuổi mà mới giật mình thấy chưa đúng thì muộn rồi. Số người giật
mình ở giai đoạn đó xin cam đoan là không ít.[3]
Thiên hạ còn thấy nhiều khế trong những cơ quan quyền lực. Well-trained
starfruits. Họ chỉ làm cho việc cãi lý với những khế nhiều quyền lực trở nên khổ
sở hơn ở các đơn vị hành chính mà thôi. Khế cùn.
Cách đây mười năm, tôi mong cho con cái tôi được hưởng một hệ thống
giáo dục
nhiều bứt phá mạnh mẽ, chất lượng tăng lên rùng rùng. Bây giờ tôi mong tôi có
khả năng tự thay đổi điều kiện giáo dục, và hiểu rằng "đừng chờ phúc lợi xã hội".
Phúc lợi là tự thân. Vòng quay và món nợ đồng lần về thi cử-việc làm cứ nặng trĩu
mãi trên vai những người dân nghèo lương thiện đang ngày đêm đóng góp mồ hôi
nước mắt cho những tòa nhà chọc trời mọc lên hàng ngày với những cái móng bị
thách đố về chất lượng... Khó hiểu mà rất dễ giải thích.
Vấn đề là vẫn có những khối vàng lấp lánh, nhưng nó không sinh ra từ khối vàng
đầu tư cho giáo dục. Những khối vàng đó là sự
phấn đấu tự thân, là mồ hôi nước
mắt của các gia đình. May thay, những cơ hội giáo dục hiện đại đâu đó vẫn trục
vớt những tài sản quý ấy và tìm cách gọt giũa nâng niu. Sau này chúng ta gọi đó là
tài năng Việt. Thế còn có phải thuộc sở hữu của Việt Nam không thì cứ từ từ hẵng
xét.
Truyện kể về Einstein có đoạn rất hay. Người Mỹ vì muốn ông sang Mỹ cống
hiến, nên o bế ông rất kỹ, khi đó là nhà khoa học nghèo khổ sống ở Thụy Sĩ một
cuộc đời khiêm tốn. Bà vợ ông được mời đi tham quan trung tâm khoa học lớn ở
Mỹ để gây ấn tượng. Khi bà thấy những khối máy đồ sộ, tối tân thì bà hỏi nó dùng
để làm gì. Các
nhà khoa học Mỹ hẳn là rất tự hào rằng đó là những thiết bị đắt
nhất có thể đầu tư, và để tìm cách chứng minh một số luận điểm về thuyết tương
đối của Einstein.

Bà ngạc nhiên lắm: Tôi không hiểu rõ lắm, nhưng ông nhà tôi đã chứng minh nó
bằng bút chì trên các mẩu giấy trắng một mặt do tôi gom góp thời hàng hóa khan
hiếm rồi cơ mà. Thế đấy, ông ấy ăn quả khế và trả cục vàng lớn chưa từng có cho
kho tàng tri thức nhân loại, giúp con người sáng rõ những thứ tưởng như vĩnh viễn
là bí ẩn... Hãy thử xem như
Giáo sư Hoàng Tụy cái cách này có giống không? Tôi
thì tự thấy là rất giống, có vẻ chỉ khác không-thời gian mà thôi.
Tôi nghĩ, có thể sai lắm, rằng phương trình giáo dục phải là ngược lại, phải đúng
là ăn quả khế trả cục vàng. Nói như vậy, việc chỉ chăm chăm những dự án hoành
tráng ghê gớm không góp phần làm nên cái phương trình này.
Thôi thì về đại cục chúng ta chấp nhận ăn khế. Chua nhưng không thể đổi cái ngọt
hơn.[4] Kể từ thời xa xưa mà cụ Murray Rothbard viết về tiền tệ, thì chưa bao giờ
thấy liệt kê khế vào danh mục hàng hóa làm vật ngang giá chung, có vẻ tính thanh
khoản và khả năng chấp nhận thanh toán thấp.
Trên đây chỉ là vài suy nghĩ cá nhân, các bạn thấy ngang tai thì bỏ qua nhé. Có ý
kiến đóng góp thì rất mừng. Cảm ơn đã đọc.
Chú thích:
[1] Đảo vế truyện cổ tích dân gian Việt Nam (cụ Nguyễn Đổng Chi)
[2] Thực ra đối với cá nhân tôi thì cái tai lại quan trọng vì là biểu hiện thật của vật
chất.
[3] Giật mình là tỉnh giấc mộng. Thuở sinh viên, chúng tôi hay ngắm những người
giật mình kiểu khác trên thư viện. Trầm ngâm nhổ râu, suy tư ghê lắm. Vỗ vai một
cái là giật mình ngã lăn ra đất. Hỏi kỹ té ra là trạng thái tựa-ngủ-gật.
[4] Thế hệ hỏng men răng do tetracilin chúng tôi thường sợ đồ chua vì ghê răng cả
tuần mỗi lần ăn.


×