Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Can cuoc cach mang xanh trong nen kinh te xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.75 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cần cuộc cách mạng xanh trong nền kinh tế xanh</b>


<b>Cuộc khủng hoảng lương thực cách nay đúng một năm có thể là sự mở đầu cho một</b>
<b>cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn trong thập kỷ tới, nếu khơng có những giải pháp</b>
<b>chính xác cho một loạt vấn đề mới nảy sinh như sản lượng nông nghiệp sụt giảm, mạng</b>
<b>lưới phân phối kém và mơi trường suy thối trên tồn cầu. </b>


Mới đây, Chương trình Mơi trường của LHQ (UNEP) công bố một báo cáo cho rằng việc
thay đổi phương thức sản xuất, phân phối và phân loại lương thực từ các nơng trại tới các
cửa hàng, có thể vừa nuôi sống được dân số ngày càng đông trên thế giới, vừa hậu thuẫn cho
các dịch vụ môi trường vốn là nền tảng trong sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo, mỗi ngày
hành tinh chúng ta lại có thêm 200.000 miệng ăn nữa và từ nay đến 2050, dân số thế giới sẽ
lên đến 9,2 tỷ người (trong khi hiện nay mới chỉ có 6,7 tỷ). Để ni sông được ngần ấy con
người, sản lượng lương thực thế giới cần tăng gấp rưỡi so với hiện nay.


Báo cáo của UNEP cảnh báo nếu hệ thống nông nghiệp thế giới khơng có một phương pháp
quản lý sáng tạo và thơng minh hơn, thì cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 sẽ là khởi
đầu cho một cuộc khủng hoảng thậm chí có tầm cỡ lớn hơn vào những năm tới. Ngồi ra,
biến đổi khí hậu có thể là một trong những nhân tố chính làm mất cơ hội ni sống hơn 9 tỷ
người vào năm 2050. Tình trạng khan hiếm nước gia tăng, sự xuất hiện và lan tràn các lồi
cơn trùng, bệnh tật và cỏ dại cũng có thể ảnh hưởng tới sản lượng nông nghiệp trong tương
lai.


Báo cáo này đã được công bố trong thời gian diễn ra Hội nghị lần thứ 25 Hội đồng điều
hành UNEP và Diễn đàn Bộ trưởng Mơi trường tồn cầu. Báo cáo nêu rõ, mấy chục năm
qua, song song với khơng ngừng đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa tồn cầu, dân số tiếp
tục tăng trưởng, mơi trường tồn cầu đã không ngừng xấu đi. Hàng loạt nhân tố mơi trường
như khí hậu ấm lên, khí thải gây hiệu ứng nhà kính gia tăng, diện tích đất canh tác khơng
ngừng giảm thiểu, hiện tượng sa mạc hóa càng thêm nghiêm trọng v.v đã trực tiếp dẫn đến
sản lượng lương thực toàn cầu giảm xuống, rút cuộc xuất hiện khủng hoảng thiếu lương
thực, giá lương thực tăng vọt. Nếu không áp dụng biện pháp hữu hiệu trong việc cải thiện


môi trường, đến năm 2050, sản lượng lương thực toàn cầu sẽ giảm 25%, giá lương thực sẽ
có thể tăng từ 30-50%. Báo cáo viết, trong quá trình canh tác, con người chúng ta đã phá
hoại ruộng đất phì nhiêu và tài nguyên nước dồi dào của môi trường thiên nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cách lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mà còn phải cải cách các khâu vận chuyển, tiêu thụ và
tiêu dùng lương thực.


Xét đến nhiều nguyên nhân làm cho lương thực toàn cầu khan hiếm và giá lương thực tăng
vọt, báo cáo của Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc đã đề xuất kiến nghị những điểm
như sau:


- Giảm thiểu sự bấp bênh về giá lương thực, tăng thêm dự trữ lương thực, giảm thiểu các
khâu giữa sản xuất và tiêu thụ lương thực, áp dụng cơng nghệ mới để giảm thiểu hiện tượng
lãng phí lương thực.


- Khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học thế hệ hai, giảm thiểu thậm chí ngừng sản xuất
nhiên liệu sinh học thế hệ một. Nhiên liệu sinh học quả có tác dụng bảo vệ mơi trường nhiều
hơn so với nhiên liệu hóa thạch, song nếu trực tiếp sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu
sinh học thế hệ một thì sẽ lãng phí rất nhiều lương thực. Báo cáo kiến nghị sử dụng phế liệu
lương thực có thể thu hồi để sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ hai.


- Giảm thiểu trực tiếp dùng lương thực để chế biến thức ăn gia súc, mà thay bằng các sản
phẩm khác nhằm làm dịu khủng hoảng lương thực hiện nay.


- Hỗ trợ nông dân triển khai hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hệ thống nông nghiệp sinh
thái đa dạng hóa, giảm thiểu sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu.


- Thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, các nước phát triển hạ thấp hoặc xóa bỏ mức trợ giá cao
cho xuất khẩu nông sản phẩm cũng như giảm thiểu hàng rào thương mại giữa các nước, tăng
thêm sản phẩm lương thực thâm nhập thị trường nhằm thiết thực đảm bảo an ninh lương


thực.


Ngoài ra, báo cáo cịn kiến nghị giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế khí
hậu tồn cầu ấm lên, kiểm soát dân số tăng trưởng và thay đổi phương thức tiêu dùng hiện
nay, tạo điều kiện có lợi cho sự phát triển theo hướng xây dựng hệ thống sinh thái bền vững.
Trong khi đó, một nghiên cứu công bố hồi tuần trước, Hội nghị thương mại và phát triển
LHQ (UNCTAD) cho biết, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp hữu cơ sẽ tiếp
tục phát triển, tạo cơ hội cho người nông dân ở những nước đang phát triển, kể cả châu Phi.
Báo cáo cho biết, doanh thu từ tiêu thụ nơng sản hữu cơ có thể lên tới gần 70 tỷ USD vào
năm 2012, tăng so với 23 tỷ USD của năm 2002. Phó Tổng thư ký UNEP Achim Steiner nói:
“Chúng ta cần một cuộc cách mạng Xanh trong một nền kinh tế Xanh. Chúng ta cần giải
quyết không những về cách thức sản xuất lương thực mà còn về cách thức phân phối, tiêu
thụ và tiêu dùng. Chúng ta cần một cuộc cách mạng giúp tăng sản lượng thuận với tự nhiên
hơn là trái với tự nhiên”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lương thực hiện nay có thể cho phép nuôi sống phần dân số gia tăng từ nay đến năm 2050.
Theo UNEP, ngoài những yếu kém của các nền nơng nghiệp ở phía Nam (ln bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh thực vật, hạn chế về phương tiện bảo quản và chuyên chở…), sự lãng phí của
xã hội dư thừa cũng góp phần đáng kể vào lượng lương thực, thực phẩm bị vứt bỏ trên thế
giới. Số liệu thống kê do UNEP đưa ra cho thấy ở Anh, 1/3 thức ăn người dân mua về không
được sử dụng đến. Ở Mỹ, lượng lương thực, thực phẩm thất thốt trong q trình phân phối
và vận chuyển hàng hố ước tính lên đến khoảng 100 tỷ USD mỗi năm. Tổng cộng, gần một
nửa sản lượng lương thực hiện nay hoặc bị thất thốt trong q trình thu hoạch và vận
chuyển, hoặc bị loại trong quá trình sản xuất do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị
trường, hoặc bị bỏ phí trong q trình tiêu dùng. Chỉ tính riêng về cá, khoảng 30 triệu tấn cá
thải đã phải đổ ra biển mỗi năm. Trong khi số lượng này đủ để bảo đảm một nửa nhu cầu
phát sinh của ngành cá từ nay đến năm 2050 để có thể cung cấp đủ mức cá tiêu thụ trung
bình cho một người dân theo tiêu chuẩn hiện nay.


Để hạn chế sự lãng phí này và đáp ứng nhu cầu lương thực của trái đất từ nay đến 2050,


UNEP đang đề nghị các nước tận dụng các loại “rác thải nông nghiệp” để tái chế lại, phục vụ
chăn nuôi gia súc. Điều này cũng nhằm giảm một phần đáng kể lượng ngũ cốc phục vụ chăn
nuôi, hiện đang chiếm hơn 30% sản lượng ngũ cốc thế giới, và dự kiến có thể tăng lên đến
50% từ nay đến 2050. Khơng chỉ có vậy, việc nghiên cứu để đưa lương thực, thực phẩm bị
loại bỏ vào phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học cũng góp phần hạn chế được sự cạnh tranh
trong khai thác đất trồng, nguyên nhân gây ra các cơn sốt giá cả và khủng hoảng lương thực
thế giới trong tương lai.


</div>

<!--links-->
nguyên nhân, thực trạng và giải pháp cần thiết chống dollar hoá trong nền kinh tế nước ta.DOC
  • 22
  • 602
  • 0
  • ×