Tải bản đầy đủ (.ppt) (118 trang)

giun dot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.72 MB, 118 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giảng viên HD: Nguyễn Thị Bình Sinh viên TH: 1. Đào Hồng Thúy 2. Trần Thị Hiền 3. Nguyễn Thúy Hồng 4. Nguyễn Thị Hà 5. Nguyễn Thị Liên 6. Nguyễn Thị Lý. Đề tài: Tìm hiểu về Ngành Giun đốt (Annelida).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG: I. II. III. IV.. Đặc điểm chung Sinh sản và phát triển Phân loại Vai trò.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Một số giun đốt thường gặp.. Giun đất. Sa sùng. Giun đỏ. Vắt. Rươi. Đỉa. Bông thùa.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giun Đỉa Rươiđỏ. Đỉa biển.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. Đặc điểm chung của giun đốt Cấu tạo của giun đốt 1. Đặc điểm chung.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giun đốt mở đầu cho một mức độ tổ chức mới của cơ thể động vật,thể hiện : - Cơ thể phân đốt. + Nhiều cơ quan sắp xếp lặp lại dọc cơ thể,tạo cho cơ thể giun đốt gồm một chuỗi các đơn vị giống nhau gọi là các đốt.Giữa các đốt liên tiếp có các vách ngăn..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Cơ thể của nhiều giun đốt cổ có các đốt tương đối giống nhau,gọi là phân đốt đồng hình. + Đã có sự phân hóa chức năng của các phần cơ thể ,trước nhất là ở phân đầu(hiện tượng đầu hóa) và phần đuôi ,tạo thành cơ thể phân đốt dị hình. + Xét về quá trình hình thành các đốt,có thể phân biệt thành hai nhóm đốt :các đốt ấu trùng và các đốt sau ấu trùng.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Cơ thể có thể xoang chính thức. + Khoang cơ thể của giun đốt được giới hạn hoàn toàn bằng lớp tế bào có nguồn gốc từ phôi giữa. + Trong thể xoang chứa dịch thể xoang.Thể xoang của mỗi đốt thông với ngoài bằng một đôi hậu đơn thận,có phễu thận mở trong thể xoang và ống thận mở ra ngoài qua đôi lỗ bài tiết ở đốt tiếp theo. Tuy nhiên khi hoạt động, mỗi đốt là một túi kín chứa dịch ,tiến hành chức năng của bộ xương nước ,có thể thay đổi sức căng trong hoạt động di chuyển.. Sơ đồ cắt ngang của giun đất.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Về mức độ tổ chức cơ quan: + Giun đốt có hệ tiêu hóa dạng ống + Hệ bài tiết là các đôi hậu đơn thận ứng với từng đốt + Hệ thần kinh bậc thang hoặc chuỗi. + Hệ sinh dục của giun đốt ở nhiều mức độ tổ chức. + Giun đốt có hệ tuần hoàn kín,máu màu đỏ +Hô hấp của giun đốt tiến hành chủ yếu qua da,một số nhóm hô hấp qua mang..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Cơ quan di chuyển ,ngoài hoạt động của bao cơ phối hợp với sức ép của dịch thể xoang còn có đôi chi bên hoặc các tơ,được coi là phần còn lại của chi bên khi cơ quan này tiêu giảm. - Trứng giun đốt phân cắt xoắn ốc và xác định..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II. Sinh sản và phát triển.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II.1. Lớp giun nhiều tơ (Polychaeta) 1. Sinh sản Vô tính. • Sinh sản Hữu tính.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> a. Sinh sản vô tính • Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi hay cắt đoạn. • Cắt đoạn có ở giun Dodecaceria caulleryi (một đốt tách rời, phình to chứa tế bào mầm và phát triển để cho ra 3-4 cá thể mới)..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> • Giun nhiều tơ trong họ Syllidae có thể sinh sản liệt sinh. Khi liệt sinh tế bào sinh dục gặp ở đốt cuối, các đốt sau này sẽ phát triển thành một cá thể hay hình thành chuỗi cá thể đồng tính (đực hay cái). Sau này các cá thể tách khỏi chuỗi và sinh sản hữu tính..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> b. Sinh sản hữu tính • Ở một số loài đến mùa sinh sản hình dạng cơ thể có thay đổi. Các đốt có chứa sản phẩm sinh dục thì có chi bên và tơ phát triển hơn, ruột tiêu giảm, thay đổi màu sắc và phân biệt rõ 2 phần là phần dinh dưỡng (atoque) và phần sinh sản (epitoque).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> • Khi bắt đầu giao hoan, giun từ mặt nước nổi lên, phóng sản phẩm sinh dục vào nước để thụ tinh. Tín hiệu giao hoan thường là sự thay đổi một số yếu tố nào đó của môi trường (ánh sáng, nhiệt độ …). Ninh Bình.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> • Ví dụ: Loài rươi Tylorhynchus heterochaetus ở nước ta thì tín hiệu giao hoan là sự thay đổi khí hậu của tuần trăng tháng 9 hay đầu tuần trăng tháng 10, trời u ám và có mưa nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 2. Phát triển. • Trứng phân cắt xoắn ốc hoàn toàn và xác định. Phôi vị phát triển theo kiểu lan phủ..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> • Phôi phát triển thành ấu trùng trochophora bơi lội tự do trong nước nhờ vành tiêm mao trước miệng và sau miệng. Sau đó một thời gian hình thành ấu trùng sau luân cầu (metatrochophora) sống bò trên đáy, mọc thêm các đốt cho tới lúc đạt thêm số đốt con trưởng thành..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> • Sự thay đổi bề ngoài được đánh dấu bằng cách hình thành các đốt khác nhau trong từng giai đoạn. Khi còn là ấu trùng trochophora, mầm lá phôi giữa (tế bào 4d) ở 2 bên hậu môn phân chia tạo thành 2 dải lá phôi giữa nằm ở 2 bên ruột. • Phần sau miệng của ấu trùng chia cùng một lúc, trước hết là phần ngoài rồi mới hình thành cùng lúc các đôi túi thể xoang tương ứng tạo thành một số đốt (3-13 đốt) được gọi là đốt ấu trùng..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> • Đồng thời giác quan trên phần trước miệng phát triển cùng với các phần não để tạo thành phần đầu. Lúc này đã chuyển sang giai đoạn ấu trùng metatrochophora. • Ở giai đoạn này 2 bên hậu môn còn giữ vùng sinh trưởng và vùng này dần dần hình thành các đốt tiếp theo. • Trước hết tách các đôi túi thể xoang về phía trước rồi hình thành phân đốt phía ngoài. Các đốt cứ thế nhân lên cho tới khi đạt tới số đốt của con trưởng thành. Đến đây kết thúc quá trình biến thái..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> • Như vậy cơ thể của Giun nhiều tơ trưởng thành có các phần có nguồn gốc khác nhau: • Phần đầu ứng với phần trước miệng của ấu trùng trochophora • Phần thân gồm cả các đốt ấu trùng ở phía trước và nhiều đốt sau ấu trùng ở phía sau. • Thùy đuôi ứng với phần tậnh cùng của ấu trùng trochophora..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> • Đặc điểm phát triển của giun nhiều tơ là cơ sở quan trọng để xác định mối quan hệ họ hàng của giun đốt với các nhóm động vật khác gần gũi với chúng (thân mềm, chân khớp…).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> II.2. Lớp giun ít tơ (Oligochaeta) 1. Sinh sản Vô tính. • Sinh sản Hữu tính.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> a.Sinh sản vô tính • Thường gặp ở giun ít tơ nước ngọt Acoelomatidae và Naididae. • Ở nhóm động vật này, cơ thể có vùng sinh trưởng hình thành phần đầu của cá thể sau và phần đuôi của cá thể trước. Các phần này có thể hình thành trước hay sau khi cá thể con tách rời cá thể mẹ. Nhiều khi cá thể con chưa tách rời cá thể mẹ đã hình thành thế hệ tiếp theo, kết quả tạo thành chuỗi cá thể..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Naididae.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> b. Sinh sản hữu tính.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> • Có hiện tượng ghép đôi bằng cách quay chéo đầu, áp mặt bụng vào nhau và trao đổi tinh dịch. • Tinh dịch có thể chuyển vào “bạn tình” dưới dạng tinh dịch hay khối tinh (spermatozeugma) hay bao tinh (spermatophora).

<span class='text_page_counter'>(30)</span> • Sau một thời gian kịp cho trứng chín, kén giun được hình thành. Kén có kích thước, hình dạng, số lượng trứng thay đổi tùy loài. • Ví dụ: kén của họ Naididae thường có một trứng, kén của họ Enchytraeidae có tới 53 trứng.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> • Ở giun khoang sau khi thụ tinh thì 2 cá thể rời nhau ra, sau 2-3 ngày đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi tuột lên phía đầu, qua lỗ nhận tinh lấy tinh dịch sau đó tuột khỏi đầu, bịt kín 2 đầu hình thành kén..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> • Kén có độ lớn thay đổi (kén của giun khoang có kích thước là 7mm x 5mm, còn của Megascolides auslalis lớn tới 75mm x 22mm và mỗi kén có khoảng 20 trứng. • Trứng ít noãn hoàng, phôi dùng albumin trong kén làm thức ăn..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> • Phát triển không qua ấu trùng, con non chui khỏi kén sau 8-10 ngày. Thời gian phát triển thay đổi theo môi trường và tùy loài..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> II.3.LỚP ĐỈA - Đỉa không có khả năng sinh sản vô tính - Đỉa là động vật lưỡng tính + Trên cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Đai sinh dục chiếm 3 đốt từ đốt thú X đến đốt thứ XII - Lỗ sinh dục đực và cái luôn nằm trong các đốt sinh dục + Lỗ sinh dục đực ở phía trước đốt thứ X hay đốt thứ XI + Lỗ sinh dục cái ở phía sau đốt thứ XI hay đốt thứ XII → Vị trí của lỗ sinh dục nói chung không thay đổi trong loài.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Cơ quan sinh dục đực có từ 4 đến 10 đôi tuyến tinh bắt đầu từ đốt thứ XI hay đốt thứ XII - Từ các tuyến tinh → ống thoát tinh → 2 ống dẫn tinh chạy dọc hai bên cơ thể - Cơ quan sinh dục cái thường nằm trước các tuyến tinh và sau bầu tinh + Bầu tinh là túi có thành cơ khoẻ tập trung các tế bào tuyến + Bầu tinh của các họ đỉa không vòi không lộn ra ngoài được để làạ cơ quan giao phối + Bầu tinh của họ đỉa trâu lộn ra ngoài được làm cơ quan giao phối..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Đỉa trâu.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Cơ quan sinh dục cái thường có một đôi tuyến trứng + Từ tuyến trứng →2 ống dẫn trứng ngắn tập trung thành một âm đạo và đổ ra ngoài ở lỗ sinh dục cái..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Qúa trình thụ tinh diễn ra khác nhau ở mỗi nhóm : - Các loài có cơ quan giao phối như đỉa trâu đỉa đui thì thụ tinh trong - Các loài không có cơ quan giao phối như vét thụ tinh giàn tiếp Hình thức thụ tinh gián tiếp như sau : + Bao tinh của các thể này gắn vào thành cơ thể của các thể khác khi thụ tinh thường ở sau lỗ sinh dục cái + Tinh trùng từ bao tinh chui vào cơ thể vét sau đó di chuyển đêếntuyến trứng nhờ mô định hướng (ở vùng thụ tinh vgà liên hệ với tuyến trứng ..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Sự thụ tinh và tạo kén của đỉa trâu.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Qúa trính thụ tinh và kén trứng của một số loài đỉa.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> → Sau hai ngày hoặc hàng tháng sau khi thụ tinh có hiện tượng như sau : + Đai sinh dục tuột về phía trước để tạo kén chứa trứng thụ tinh + Số lượng trứng trong kén và hình dạng kén thay đổi tuùy loài, tuỳ nhóm VD: Kén của đỉa trâu có hàng chục trứng , kén bé và có màu nâu Kén của đỉa cá có một trứng bám trên cơ thể vật chủ ( cá ) Kén của vét không có hình dạng điển hình , hoặc mất hẳn kén và trứng được giữ và bảo vệ ở mặt dưới bụng mẹ ..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Phát triển trực tiếp không qua biến thái.. Sơ đồ vòng đời phát triển của đỉa đui kí sinh ở cá : 1. Đỉa trưởng thành , 2. kén chứa trứng bám vào cây thuỷ sinh 3. Kén được cá ăn vào sau đó nở thành đỉa kí sinh trong cá..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> III. Phân loại giun đốt Nghành giun đốt được phân làm 2 phân nghành, bao gồm 6 lớp: - Phân nghành không đai(aclitellata): không đai sinh dục, hệ sinh dục có thể nằm dải dác trên nhiều đốt, đơn tính. Phát triển qua ấu trùng trochophora. Có 3 lớp: +Giun nhiều tơ +Mang râu + Echiurida - Phân nghành có đai(clitellata): có đai sinh dục hệ sinh dục tập chung ở 1 số đốt, lưỡng tính. Giai đoạn ấu trùng thu gọn trong trứng, trứng nở trực tiếp thành sâu non. Có 2 lớp: +Giun ít tơ +Đỉa - Lớp sa sùng.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 1.Lớp giun nhiều tơ(Polychaeta) (đại diện là Rươi) * Đặc điểm, cấu tạo + Lớp này khoảng 4.000 loài. + Một số sống ở biển, một số sống ở nước ngọt. + Thân có nhiều đốt, các đốt đều ngắn, chiều dài ngắn hơn chiều ngang. + Thể xoang chính thức của cơ thể chỉ có ở trong các đốt phần thân..

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Thể xoang: Được bao phiá ngoài là một lớp cơ bằng và cơ dọc. Một số loài có thêm cơ chéo. + Phía trong thể xoang(lá tạng) là các hệ tiêu hóa, sinh dục, bài tiết. + Trong dịch thể xoang thường chứa sản phẩm bài tiết, sản phẩm sinh dục..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Cơ thể chia thành 3 phần. Phần thân. Phần đuôi. Phần đầu.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Hệ tiêu hóa: + Dạng ống Miệng  Hầu  Ruột trước  Ruột giữa  Ruột sau  Hậu môn + Hầu của nhóm giun nhiều tơ di động có hàm hay răng kitin khỏe có thể phóng ra ngoài để bắt mồi và nghiền mồi. - Hệ hô hấp: Qua bề mặt cơ thể - Hệ tuần hoàn: + Kín + Máu có màu xanh hoặc đỏ + Một số hệ tuần hoàn tiêu giảm, chức năng tuần hoàn do thể xoang đảm nhận như: họ Gryceridae.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Hệ bài tiết: là các đôi hậu đơn thận sắp xếp theo từng đốt.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Hệ thần kinh: Có cấu tạo điển hình bao gồm: + Não + Vòng hầu + Đôi dây thần kinh bụng.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Giác quan: + Cơ quan cảm giác phát triển ở nhóm giun nhiều tơ sống di động. + Cơ quan thăng bằng phát triển là bình nang gặp nhiều ở nhóm giun nhiều tơ sống định cư. + Cơ quan thị giác là mắt với các mức độ phát triển khác nhau. + Một số có khả năng phát sáng do có tế bào phát sáng như một tín hiệu thông tin, hoặc tự vệ, có khi là tín hiệu giao hoan..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Hệ sinh dục: + Tuyến sinh dục nằm dưới lớp biểu mô thể xoang + Sản phẩm sinh dục  dịch thể xoang  chín + Sinh sản: thụ tinh ngoài.

<span class='text_page_counter'>(56)</span>  Phôi phát triển thành ấu trùng trochophora bơi lội tự do trong nước nhờ vành tiêm mao trước miệng và sau miệng  metatrochophora sống bò trên đáy  mọc thêm các đốt cho tới lúc đạt số đốt con trưởng thành Các giai đoạn phát triển của giun nhiều tơ A:Ấu trùng non trước khi nở; B và C: ấu trùng có nhiều đốt; D: ấu trùng phát triển sau 3 tuần..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> *Sinh thái: + Hầu hết sống ở biển + Tập trung nhiều ở ven bờ + Sống nổi + Sống đáy . Nhóm di động . Nhóm định cư.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> * Các đại diện của giun nhiều tơ + Giun nhiều tơ di động. Aphroditidae sống ở biển.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Polygordius. Protodrilus. Sống chui rúc trong bùn.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> + Giun nhiều tơ định cư. Spionidae sống ở biển.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Serpulidae. Sabellidae Sông bám trên đá.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 2. Lớp Mang Râu * Đặc điểm, cấu tạo - Có khoảng 120 loài - Sống định cư trong vỏ ống, trong đáy bùn sâu. - Cơ thể hình giun, kích thước thay đổi từ 6cm – 36cm về chiều dài, đường kính thân dưới 1mm. - Cơ thể chia làm 3 phần: phần trước thân, phần thân và phần đuôi..

<span class='text_page_counter'>(63)</span>

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Hệ tiêu hóa + Ống tiêu hóa chỉ có ở con non và tiêu giảm hoàn toàn ở con trưởng thành. - Hệ hô hấp + Hô hấp qua tua đầu và thành cơ thể - Hệ tuần hoàn + Kín.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 3. Echiurida * Đặc điểm, cấu tạo - Giữ đặc điểm chia đốt ở giai đoạn ấu trùng, phát triển qua ấu trùng trochophora, con trưởng thành không phân chia đốt. - Là 1 lớp bé có khoảng 150 loài. - Thường sống chui rúc trong bùn, hay trong các kẽ đá ven bờ biển. - Thành cơ thể có lớp biểu mô tiết cuticula ra mặt ngoài. - Hệ bài tiết là nguyên đơn thận - Ống tiêu hóa dài - Tế bào thần kinh không tập chung thành hạch.

<span class='text_page_counter'>(66)</span>

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - Mặt bụng sau miệng có 2 tơ lớn và cuối thân 2 vành tơ..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> * Một số hình ảnh.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 4. Lớp giun ít tơ (đại diện giun đất) - Có khoảng 4.000 loài - Phần lớn sống trong đất, chỉ có khoảng 7% số loài sống ở vùng ven biển. - Giun ít tơ lưỡng tính và phát triển trực tiếp.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> * Đặc điểm cấu tạo - Cơ thể có số đốt thay đổi từ 7 – 8 đến hàng trăm đốt. - Các bộ phận cảm giác trên đầu và chi bên tiêu giảm. - Tơ thường xếp thành 4 chùm tơ hay vành tơ trên mỗi đốt..

<span class='text_page_counter'>(71)</span>

<span class='text_page_counter'>(72)</span> - Thành. cơ thể :Lớp cuticun bao ngoài. - Lớp biểu mô có xen lẫn các tế bào tuyến và tế bào cảm giác. - Bao cơ của giun ít tơ có lớp cơ vòng ngoài và cơ dọc trong.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Hệ tiêu hóa có 3 phần: ruột trước, ruột giữa, ruột sau. + Ống tiêu hóa gồm: Miệng  Hầu  thực quản hẹp  Dạ dày  Ruột  Hậu môn +Tuyến tiêu hóa: có nhiều tuyến tiêu hóa đơn bào. + Dịch tiêu hóa humic làm cho mức độ axit giảm bớt và trung hòa..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Hệ tuần hoàn: + Hệ tuần hoàn kín, có cấu tạo phức tạp: gồm có 2 mạch chính là mạch lưng và mạch bụng. + Máu phần lớn là không màu, một số có hemoglobin..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Hệ bài tiết + Điển hình là hậu đơn thận. + Một số có cơ quan bài tiết là vi thận. + Ngoài ra còn có hàng lỗ lưng tiết chất dịch thể xoang ra ngoài tham gia vào quá trình bài tiết..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Hệ thần kinh và giác quan: + Hệ thần kinh có não và chứa hạch thần kinh bụng tạo lên hệ thần kinh bậc thang. + Giác quan: một số loài có tế bào cảm quan phân biệt độ sáng tối..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Hệ sinh dục + Sinh sản hữu tính và vô tính + Lưỡng tính + Thụ tinh chéo.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> *Một số đại diện. Aeolosomatidae. Naididae Sống ở nước ngọt.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Brachiobdellidae. Glossoscolecidae. sống kí sinh. sống trong đất.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 5. Lớp Đỉa - Là nhóm động vật chuyên hoá hẹp theo hướng ký sinh ngoài hay ăn thịt - Có khoảng 400 loài, sống ở nước ngọt,trên cạn, ít loài sống ở nước mặn. - Cấu tạo cơ thể có thay đổi ít nhiều so với mô hình cấu trúc chung của giun đốt.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> *Đặc điểm cấu tạo - Cơ thể có số đốt cố định là 33 đốt,phân đốt dị hình. - Cơ thể gồm 5 phần. - Bao cơ khoẻ gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ xiên. - Không có chi bên và tơ,có đốt ở đầu và đuôi tạo thành giác bám.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> - Hệ tiêu hóa + Các bộ phận sau: miệng, xoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột giữa, ruột thẳng và đổ ra ngoài qua hậu môn. + Lỗ miệng nằm trong giác miệng + Dạ dày là đoạn phình ra chứa đầy thức ăn là máu của các động vật mà Đỉa hút được..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Hệ tuần hoàn : Hệ tuần hoàn chính thức chỉ có ở Đỉa có tơ và Đỉa có vòi. + Ở Đỉa có vòi có một phần do thể xoang đảm nhận. + Hệ thống khe xoang gồm có 4 ống dọc (một ống lưng, một ống bụng và 2 ống bên).

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Ngoài hệ tuần hoàn chính thức, chức phận của hệ tuần hoàn ở Đỉa có vòi có một phần do thể xoang đảm nhận. +Các khe xoang dạn ống, chứa máu đỏ tươi. +Hệ thống khe xoang gồm 4 ống dọc: . 1 ống lưng . 1 ống bụng . 2 ống bên.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> - Hệ bài tiết + Gồm hậu đơn thận, có 17 đôi nằm ở hai bên mặt bụng cơ thể con vật (từ đốt thứ VI XXIII). + Các hậu đơn thận phần đầu nhỏ, phần sau lớn hơn. Mỗi hậu đơn thận có một ống dài cuộn khúc, đầu thận có phễu có tiêm mao nằm tự do trong xoang..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> - Hệ thần kinh + Gồm hạch não, hạch dưới hầu và chuỗi thần kinh bụng, hạch não và hạch dưới hầu nối với nhau bằng vòng thần kinh quanh hầu ngắn. - Giác quan + Có tế bào cảm giác dưới da + Có mắt và nhú cảm giác ở mỗi đốt: mắt chỉ phân biệt được sáng tối..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> - Hệ sinh dục + Là động vật lưỡng tính + Cơ quan sinh dục đực có: . 4-10 đôi tuyến tinh nằm từ đốt XII trở về phía đuôi cơ thể. .Ống thoát tinh .Ống dẫn tinh + Cơ quan sinh dục cái có: . 2 tuyến trứng . 2 ống dẫn chứng . Tử cung . Lỗ sinh dục cái.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> * Các đại diện - Đỉa có tơ. acanthobdella peledina.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> - Đỉa có vòi.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 6. Lớp Sa Sùng * Đặc điểm, cấu tạo - Bề ngoài giống như giun * Một số hình ảnh.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Sơ ĐỒ CÂY PHÁT SINH Lớp đỉa. giun ít tơ. lớp sa sùng. giun nhiều tơ giun đốt giun tròn. giun dẹp Giun thấp. Tổ tiên ĐV 3 lá phôi.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> IV. Vai trò của giun đốt:.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 1. Lợi ích:. Sa sùng chiên giòn. Sa sùng chế biến bằng cách phơi khô..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Sa sùng (giun biển) Sống chui rúc ở các vùng bờ ven biển. Là món ăn ngon ở nhiều địa phương và được sử dụng nhiều trong y học..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Bông thùa (giun đen) Thân nhẵn, không có các phần phụ. Sống ở đáy bùn, cát..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Giun đỏ là nguồn thức ăn cho nhiều loài như: gà, vịt , ngan… Ngoài ra giun còn có vai trò làm cho đất tơi xốp.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Nơi nào có sự hiện diện của giun đất thì ở đó mùa màng tươi tốt..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Thông tin • Vài bệnh có thể chữa bằng đỉa: +Viêm khớp xương +Thấp khớp +Chứng giãn tĩnh mạch +Chứng nghẽn tắc mạch +Lọc máu, tái sinh máu mới khi bị nhiễm độc máu..

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Những con đỉa trước khi được sử dụng.. Một nhà trị liệu đang cầm những con đỉa để chuẩn bị đặt lên cơ thể bệnh nhân.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Đỉa được đặt lên chân của một bệnh nhân để trị liệu.. Một con đỉa đang “chữa trị” cho một bệnh nhân khác..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Thông tin. Đỉa được sử dụng nhiều trong y học là nhờ trong nước bọt của đỉa có chất hirudin chống đông máu, làm giãn nở mạch máu …và nhiều chất khác. Có thể sử dụng ngăn nhồi máu cơ tim ,phục hồi tuần hoàn; tăng tốc độ lan rộng của thuốc tiêm ..

<span class='text_page_counter'>(102)</span> => - Làm thức ăn cho người và động vật: rươi, sa sùng, bông thùa…… - Làm thức ăn cho động vật khác: Giun đất, giun đỏ. Giun ít tơ nước ngọt…… - Làm cho đất trồng tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ: các loài giun…… - Dùng để chữa bệnh: vắt,……….. - Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sa sùng……...

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 2, Tác hại:. Vắt. Có cấu tạo giống như đỉa. Vắt sống trên lá cây, đất ẩm trong những khu rừng nhiệt đới. Hút máu người, động vật.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Đỉa gây hại : - Đỉa chui vào đường thở (mũi, thanh khí quản) gây bênh dị vật sống trong đường thở, chảy máu kéo dài , ... - Đỉa nằm trong bàng quang gây đau, rát, chảy máu khi đi tiểu - Đỉa bám vào chân, tay để hút máu hay chui vào mắt và bám chặt.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Đỉa bám vào chân, tay để hút máu.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Nguyên nhân: Tắm, uống nước ở hồ, ao, sông, suối … Biện pháp : -Không chơi đùa tắm sông, suối -Khi bị đỉa bám vào có thể dùng cồn, muối, nước vôi hay nước bọt… để gỡ đỉa ra..

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Chất độc hóa học ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> Chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường đất, nước.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> Ô nhiễm bờ biển do rác thải..

<span class='text_page_counter'>(110)</span> Ước gì bãi biển quê mình không có rác. Ô nhiễm bờ biển.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Thảm họa tràn dầu gây hủy hoại môi trường biển.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> Khai thác quá mức.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Vậy ta phải làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ ngành giun đốt tránh nguy cơ tuyệt chủng.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> Vệ sinh bãi biển.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Trồng rừng phòng hộ ven biển.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Vận động mọi tổ chức cá nhân cùng bảo vệ môi trường.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Chung tay bảo vệ môi trường.

<span class='text_page_counter'>(118)</span>

<span class='text_page_counter'>(119)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×