Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu phương pháp trí tuệ tính toán xây dựng mô hình lập luận và ứng dụng trong chuẩn đoán bát cương​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.75 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

VŨ TÙNG LÂM

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TRÍ TUỆ TÍNH
TỐN XÂY DỰNG MƠ HÌNH LẬP LUẬN VÀ
ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN BÁT CƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH

THÁI NGUYÊN, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THƠNG

VŨ TÙNG LÂM

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP TRÍ TUỆ TÍNH
TỐN XÂY DỰNG MƠ HÌNH LẬP LUẬN VÀ
ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐỐN BÁT CƯƠNG
Chun ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 8480101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG

THÁI NGUYÊN, 2018


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này của tự bản thân tơi tìm hiểu, nghiên cứu.
Các tài liệu tham khảo được trích dẫn và chú thích đầy đủ. Nếu khơng đúng tơi
xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Vũ Tùng Lâm


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của cơ quan, gia đình và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy giáo, cơ giáo
phịng Sau đại học trường Đại học Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông – Đại học
Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong
suốt q trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn chân thành nhất đến Thầy PGS. TS. Nguyễn Hoàng Phương, Thầy đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tơi khơng tránh khỏi thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin chân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …. tháng …. năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Tùng Lâm



iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN… ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN… .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC.. ................................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC BẢNG… .........................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ… ...................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU… .............................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài.. ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.. .............................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu.. ....................................................................................... 2

4. Bố cục và tóm tắt từng chương trong luận văn.................................................................... 2
Chương I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ…................................................................................. 4
1.1. Sơ lược về Y học cổ truyền Việt Nam.................................................................................. 4
1.2. Một số khái niệm về Chẩn đoán Bát Cương trong Y học cổ truyền.........................4
1.3. Các hội chứng cơ bản trong chẩn đoán Bát Cương........................................................ 5
1.3.1. Biểu và lý............................................................................................................................... 5
1.3.2. Hàn và nhiệt.......................................................................................................................... 6
1.3.3. Hư và thực............................................................................................................................. 6
1.3.4. Âm dương.............................................................................................................................. 6
1.4. Qui trình Chẩn đốn Bát Cương............................................................................................ 7
1.4.1. Xem và đọc kỹ các thông tin thu được từ việc khám bệnh................................. 7
1.4.2. Cần nắm vững tám cương lĩnh chẩn đoán (bát cương)......................................... 7
1.4.3. Cần nắm vững được sự phối hợp của các cương lĩnh, hiện tượng chân giả,
bán biểu bán lý............................................................................................................................................ 7
1.4.3.1. Sự phối hợp giữa các cương lĩnh......................................................................... 7

1.4.3.2. Sự lẫn lộn (thác tạp) giữa các cương lĩnh......................................................... 8
1.4.3.3. Hiện tượng chân giả................................................................................................. 8
1.4.3.4. Hiện tượng bán biểu bán lý................................................................................... 8
1.5. Sơ lược về các phương pháp trí tuệ tính tốn.................................................................... 9
1.6. Logic mờ....................................................................................................................................... 10
1.6.1. Khái quát về Logic mờ................................................................................................... 10


iv
1.6.2. Các phép toán trên tập mờ............................................................................................ 11
1.6.2.1. Phép phủ định........................................................................................................... 11
1.6.2.2. Phép hội...................................................................................................................... 11
1.6.2.3. Phép tuyển…............................................................................................................. 12
1.7. Hệ chuyên gia…......................................................................................................................... 13
1.7.1. Giới thiệu về Hệ chuyên gia......................................................................................... 13
1.7.2. Định nghĩa Hệ chuyên gia............................................................................................ 13
1.7.3. Lí do xây dựng và phạm vi ứng dụng của Hệ chuyên gia................................14
1.7.4. Cấu trúc của Hệ chuyên gia.......................................................................................... 15
1.7.4.1. Cơ sở tri thức............................................................................................................ 16
1.7.4.2. Bộ nhớ làm việc...................................................................................................... 16
1.7.4.3. Mô tơ suy diễn......................................................................................................... 17
1.7.4.4. Cơ chế giải thích..................................................................................................... 17
1.7.4.5. Giao diện.................................................................................................................... 18
1.8. Kết luận chương I...................................................................................................................... 18
Chương II: MƠ HÌNH HỆ CHUN GIA KẾT HỢP LUẬT DƯƠNG VÀ LUẬT ÂM
CHO CHẨN ĐOÁN BÁT CƯƠNG ….......................................................................................... 19
2.1. Mở đầu........................................................................................................................................... 19
2.2. Cơ sở tri thức và sự lan truyền tri thức.............................................................................. 19
2.2.1. Cơ sở tri thức...................................................................................................................... 19
2.2.2. Cơ chế suy diễn................................................................................................................. 20

2.2.3. Cấu trúc đại số của các hệ giống MYCIN.............................................................. 21
2.3. Kết hợp tri thức dương và tri thức âm cho chẩn đoán Bát cương...........................22
2.4. Kết luận chương II..................................................................................................................... 37
Chương III: XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM HỆ CHUN GIA CHO CHẨN ĐỐN
BÁT CƯƠNG........................................................................................................................................... 38
3.1. Mơ tả các thành phần của Hệ chuyên gia cho chẩn đoán Bát Cương....................38
3.1.1. Thành phần thu nhận tri thức....................................................................................... 39
3.1.2. Thành phần Cơ sở tri thức............................................................................................. 41
3.1.3. Thành phần Cơ chế suy diễn........................................................................................ 41
3.1.4. Thành phần Giải thích suy diễn chẩn đoán............................................................. 42


v
3.1.5. Thành phần Giao diện người dùng và Hệ chuyên gia........................................ 43
3.2. Cài đặt thử nghiệm hệ thống Hệ chuyên gia cho chẩn đốn Bát Cương..............44
3.2.1. Lựa chọn ngơn ngữ lập trình........................................................................................ 44
3.2.2. Thử nghiệm hệ thống Hệ chuyên gia cho chẩn đoán Bát Cương...................44
3.3. Đánh giá hệ thống Hệ chuyên gia hỗ trợ cho chẩn đoán bát cương.......................47
3.4. Kết luận chương III.................................................................................................................. 47
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO…............................................................................................................... 49
PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 52


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh chuyên gia người và Hệ chuyên gia …...................................................... 14
Bảng 3.1: Bảng các triệu chứng và trọng số kèm theo của bệnh nhân................................ 44
Bảng 3.2: Bảng kết luận chẩn đoán................................................................................................... 46



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Minh họa cho việc mềm dẻo của logic mờ ….......................................................... 11
Hình 1.2: Lược đồ cơ bản của Hệ chuyên gia............................................................................... 13
Hình 1.3: Giải quyết vấn đề của chuyên gia.................................................................................. 15
Hình 3.1: Sơ đồ Hệ chun gia cho chẩn đốn Bát Cương...................................................... 38
Hình 3.2: Các triệu chứng của chứng biểu được thêm và cơ sở tri thức.............................39
Hình 3.3: Danh sách các luật Dương đi kèm trọng số của Chứng biểu.............................. 40
Hình 3.4: Danh sách các luật Âm đi kèm trọng số của Chứng biểu..................................... 40
Hình 3.5: Kết quả chẩn đốn............................................................................................................... 41
Hình 3.6: Liệt kê các luật Dương thỏa mãn Hội Chứng Nhiệt............................................... 42
Hình 3.7: Liệt kê các luật Âm thỏa mãn Hội Chứng Lý........................................................... 42
Hình 3.8: Q trình tính tốn mức độ của Hội Chứng Hư....................................................... 43
Hình 3.9: Giao diện Người dùng và Hệ chuyên gia.................................................................... 43
Hình 3.10: Các triệu chứng kèm mức độ của từng triệu chứng trên người bệnh............45
Hình 3.11: Kết luận của Hệ chuyên gia........................................................................................... 46


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, hệ thống trợ giúp sử dụng các phương pháp của trí tuệ tính
tốn trong chăm sóc sức khỏe đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngay từ những
thập niên cuối thế ký trước, các hệ thống trợ giúp chẩn đốn bệnh sử dụng phương
pháp của trí tuệ tính toán đã được đầu tư nghiên cứu và được đưa vào thử nghiệm
đạt tỷ lệ khá cao.
Đến năm 2013, Amato và các cộng sự đã có đánh giá sự hữu ích của mạng
nơ ron (ANNs) trong trợ giúp chẩn đoán y học. Cụ thể là ANNs đã được áp dụng

trong việc phân tích máu và mẫu nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường, trong chẩn
đoán bệnh lao, trong phân loại bệnh bạch cầu, phân tích các mẫu tràn dịch phức tạp,
và hình ảnh phân tích của X quang và thậm chí cả các mơ sống.
Phương pháp Fuzzy Logic (FL) và các ứng dụng của nó trong y học đã được
nghiên cứu [5],[6],[8],[9].
Có một vấn đề nghiên cứu nhiều tiềm năng đó là nghiên cứu các phương
pháp của trí tuệ tính toán trong y học cổ truyền Việt Nam. Y học Việt Nam bao gồm
Y học hiện đại kết hợp với Y học cổ truyền Việt Nam. Trên thực tế Y học cổ truyền
Việt Nam cùng với y học hiện đại đã đóng góp đáng kể trong việc chăm sóc sức
khỏe nhân dân.
Theo Y học cổ truyền Việt Nam, Âm và Dương là hai khái niệm đối lập và
tồn tại xen kẽ nhau. Trong chẩn đoán, các triệu chứng Âm và Dương được dùng để
mô tả bản chất của bệnh..., một Lương y tốt với kỹ thuật chẩn đoán điêu luyện sẽ
xem xét sắc thái của bệnh nhân và bắt mạch và sau đó sẽ phân loại tất cả các triệu
chứng vào bản chất Âm và Dương như bước đầu tiên trong việc chẩn đoán theo Y
học cổ truyền. Dựa trên lý thuyết Âm - Dương, cơ thể con người có thể cùng một
thời điểm có lẫn lộn các triệu chứng/hội chứng Âm và Dương, do đó Lương y trong
y học cổ truyền cần kết hợp các triệu chứng Âm và Dương dùng trong chẩn đoán

Bát Cương.
Trong nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi đưa ra một cách tiếp cận mới
kết hợp các luật Dương (khẳng định kết luận) và các luật Âm (loại trừ kết luận) và
áp dụng chúng trong chẩn đoán Bát Cương trong Y học cổ truyền bao gồm chẩn
đoán Âm - Dương, Hàn - Nhiệt, Hư - Thực, Biểu - Lý.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu của luận văn sẽ mở ra một hướng mới trong nghiên cứu là áp

dụng phương pháp trong trí tuệ tính tốn để trợ giúp chẩn đoán bệnh, đặc biệt là
việc áp dụng kết hợp các luật Dương và luật Âm trong chẩn đoán Bát Cương trong
Y học cổ truyền Việt Nam. Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu áp dụng phương pháp Trí tuệ tính toán trong y học cổ truyền

đặc biệt là chẩn đoán Bát cương.
+ Đề xuất mơ hình mờ cho chẩn đốn Bát cương
+ Dựa trên mơ hình đề xuất, xây dựng hệ hỗ trợ tư vấn cho các bác sỹ đưa ra kết

luận chẩn đoán Bát cương bao gồm chẩn đoán các Hội chứng Âm - Dương, Hàn Nhiệt, Hư - Thực, Biểu - Lý với cách tiếp cận kết hợp các luật Dương và các luật Âm.
+ Đóng góp việp áp dụng các phương pháp hiện đại của Trí tuệ nhân tạo góp

phần làm sáng tỏ lý thuyết của Y học cổ truyền Việt Nam.
+ Hỗ trợ cho việc giảng dạy, mô phỏng cho các sinh viên Y học cổ truyền về

q trình chẩn đốn Bát Cương.
3. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng cả nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm mô phỏng trên máy tính.
Nghiên cứu lý thuyết:
+ Tập trung nghiên cứu các phương pháp của trí tuệ tính tốn như: Fuzzy

Logic, Hệ chuyên gia… ứng dụng của các phương pháp này trong trợ giúp chẩn
đốn bệnh nói chung và chẩn đốn Bát cương nói riêng. Nghiên cứu các mặt tích
cực và các mặt còn hạn chế của mỗi phương pháp.
+ Đề xuất mơ hình là sự kết hợp giữa các luật Dương và luật Âm gần với

thực tế hơn trong trợ giúp chẩn đốn Bát Cương.
Nghiên cứu thực nghiệm: Mơ phỏng trên máy tính bằng cách:
+ Xây dựng các bộ luật Dương - Âm cho chẩn đoán Bát Cương.

+ Cài đặt trên máy tính chương trình thử nghiệm hỗ trợ chẩn đốn Bát Cương.
4. Bố cục và tóm tắt từng chương trong luận văn

Ngoài phần mở đầu giới thiệu ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
nghiên cứu, bài tốn cần giải quyết. Phần kết luận trình bày các kết quả thu được
của luận văn và hướng phát triển tiếp theo, nội dung chính của luận văn gồm ba


3

chương như mơ tả dưới đây:
Mở đầu
- Tính cấp thiết của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Bố cục và tóm tắt từng chương trong luận văn

Chương I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ
- Sơ lược về Y học cổ truyền
- Các nguyên tắc về Chẩn đoán Bát Cương trong Y học cổ truyền
- Các Hội chứng cơ bản trong chẩn đốn Bát Cương
- Qui trình Chẩn đoán Bát Cương
- Sơ lược về các phương pháp trí tuệ tính tốn
- Logic mờ
- Hệ chun gia

Kết luận chương I
Chương II: MƠ HÌNH HỆ CHUN GIA KẾT HỢP LUẬT DƯƠNG VÀ
LUẬT ÂM CHO CHẨN ĐOÁN BÁT CƯƠNG
- Vấn đề biểu diễn tri thức

- Cơ chế suy diễn
- Kết hợp luật Dương với luật Âm
- Giải thích kết luận

Kết luận chương II
Chương III: Xây dựng thử nghiệm Hệ chuyên gia cho chẩn đoán Bát cương
- Thu thập tri thức
- Cài đặt thử nghiệm hệ thống Hệ chuyên gia cho chẩn đoán Bát Cương
- Đánh giá hệ thống
- Kết luận chương III.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

Chương I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược về Y học cổ truyền Việt Nam [26]
Nền y học cổ truyền được bắt nguồn từ một nền y học dân gian phong phú.
Thông qua thực tiễn nhiều đời, các kinh nghiệm được đúc kết thành lý luận phong
phú. Mặt khác các lý luận triết học duy vật cổ đại (thuyết âm dương, ngũ hành...) lại
được các nhà y học cổ phương Đông vận dụng vào y học trong mọi lĩnh vực từ
phòng bệnh đến chẩn trị, bào chế thuốc men, làm phong phú thêm cho kho tàng lý
luận của Y học cổ truyền. Từ đó Y học cổ truyền có một nền tảng vững chắc dựa
trên hệ thống lý luận đã đươc ghi chép thành văn bản, trên cơ sở đó nền Y học cổ
truyền Việt Nam có điều kiện phát triển. Do vậy có thể khẳng định rằng đây là một
nền y học của dân, do dân và vì dân. Nó có tính chất quần chúng rộng rãi, tính sáng
tạo và tính nhân đạo sâu sắc. Nó tiếp thu tinh hoa của nền Y học cổ truyền Phương
Đông, trong đó cơng đầu phải kể đến Đại y tơn Hải Thượng Lãn Ơng người đã có

cơng Việt Nam hóa nền y học cổ truyền Trung hoa vào Việt Nam. Chính ơng là một
tài năng, đã đúc kết và sáng tạo các di sản quý báu vừa mang sắc thái phi vật thể và
vật thể của nền Y học cổ truyền Việt Nam. Nền Y học cổ truyền Việt Nam dưới ánh
sáng của các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam và được sự quan tâm của Bác
Hồ vĩ đại, đã ngày càng được phát triển mạnh mẽ.
Hệ thống Y học cổ truyền dựa trên cơ sở triết học duy vật biện chứng cổ đại
bao gồm các tác phẩm Kinh dịch, Khổng tử, Lão tử… một số luận thuyết đã được
vận dụng trong Y học cổ truyền như: âm, dương, ngũ hành kinh lạc, thiên nhân hợp
nhất…Những quy luật của luận thuyết đó được vận dụng vào việc tìm hiểu sinh lý,
bệnh lý của con người, chỉ đạo việc chữa bệnh, phịng bệnh bằng thuốc hoặc khơng
dùng thuốc. Phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền được sử dụng chữa các
bệnh cấp và mãn tính.
1.2. Một số khái niệm về Chẩn đoán Bát Cương trong Y học cổ truyền
Để đưa ra những chẩn đốn thì việc đầu tiên là Bác sỹ phải thực hiện khám
bệnh cho người bệnh.
Khám bệnh trong Y học cổ truyền chủ yếu là khám lâm sàng nhưng là khâu
rất quan trọng để giúp người thầy thuốc xác định chẩn đoán (mặc dù y học ngày nay
có rất nhiều phương tiện và phương pháp hóa sinh để xác định chẩn đoán nhưng
phần khám lâm sàng là không thể thiếu được).


5

Tứ chẩn là 4 nội dung hỏi và khám bệnh gồm vấn (hỏi bệnh), vọng (nhìn),
văn (nghe, ngửi), thiết (sờ nắn, bắt mạch). Hỏi bệnh (vấn chẩn) là ngoài phần hỏi về
mặt hành chính cịn hỏi về bệnh lý chính, thời gian mắc bệnh, tình hình đau, tình
hình ăn, uống, tiêu, tiểu...Khám bệnh trong Y học cổ truyền gồm ba phần: Vọng
(nhìn): Nhìn tồn thân, nhìn từng bộ phận và nhìn chất xuất tiết; Văn (nghe và
ngửi): Nghe âm thanh và ngửi mùi vị; Thiết chẩn (Sờ nắn và bắt mạch): Sờ nắn là
dùng cảm giác của bàn tay mà người thầy thuốc biết được vị trí và tính chất của

bệnh. Bắt mạch là để biết được tình trạng khỏe yếu của cơ thể người bệnh và tính
chất của bệnh.
Mục đích của “tứ chẩn” là giúp người thầy thuốc tìm hiểu tính chất bệnh lý
của bệnh nhân, tình hình sinh hoạt cũng như hoàn cảnh sinh sống của người bệnh,
những nguyên nhân gây bệnh để dựa trên cơ sở đó mà xác định chẩn đoán theo các
hội chứng bệnh lý: hàn - nhiệt, hư - thực, biểu - lý, âm - dương hoặc bệnh thuộc
tạng phủ nào, đường kinh nào. [7].
Trước triệu chứng phức tạp của bệnh tật được thu thập qua khám bệnh, người
thầy thuốc phải dựa vào bát cương để đánh giá được vị trí, tính chất, trạng thái và xu
thế hướng tiến triển của bệnh tật, giúp cho cơng việc chẩn đốn ngun nhân bệnh và
đề ra được các phương pháp chữa bệnh chính xác và có hiệu quả. Bát cương bao gồm:
biểu và lý (ngoài, trong); hàn và nhiệt (nóng, lạnh); hư và thực; âm và dương. Trong đó
âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát, nên gọi là tổng cương.

1.3. Các hội chứng cơ bản trong chẩn đoán Bát Cương
1.3.1. Biểu và lý
Chẩn đoán về giai đoạn của bệnh biểu và lý là hai cương lĩnh đầu tiên trong 8
cương lĩnh để xác định về bệnh tật, chức năng của nó là đánh giá và xác định vị trí
nơng sâu của bệnh tật, giúp cho khả năng tiên lượng bệnh và đề ra phương pháp
chữa bệnh thích hợp (bệnh tại biểu thường dùng các phép phát tán, bệnh tại lý thì
hay dùng các phép thanh, hạ, ôn, bổ ...).
Các triệu chứng của Chứng Biểu: Sốt nóng sợ gió, Sợ lạnh, Đau đầu, Đau
mình mẩy, Ngạt mũi và ho, Rêu lưỡi trắng mỏng.
Các triệu chứng của Chứng Lý: Sợ lạnh và thích ấm, Miệng nhạt không
khát, Tay chân lạnh, Nước tiểu trong dài và đại tiện thì lỏng, Chất lưỡi thì nhạt, Rêu
lưỡi trắng trơn ướt, Mạch trầm trì.


6


1.3.2. Hàn và nhiệt
Chẩn đốn tính chất bệnh hàn và nhiệt là hai cương lĩnh đánh giá tính chất
của bệnh, giúp cho thầy thuốc chẩn đốn các loại hình của bệnh và đề ra phương
pháp chữa bệnh hợp lý (bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn;
nhiệt thì châm, hàn thì cứu).
Các triệu chứng của Chứng hàn: Sợ lạnh và thích ấm, Miệng nhạt khơng
khát, Tay chân lạnh, Nước tiểu trong dài và đại tiện thì lỏng, Chất lưỡi thì nhạt, Rêu
lưỡi trắng trơn ướt, Mạch trầm trì.
Các triệu chứng của Chứng nhiệt: Sốt hoặc sốt cao nhưng thích mát (ăn và
uống …), Sắc mặt đỏ, Tay chân nóng, Tiểu tiện ngắn đỏ và đại tiện thì táo, Chất lưỡi
đỏ, Rêu lưỡi vàng và khô, Mạch sác.
1.3.3. Hư và thực
Đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh - mức độ bệnh Hư và
thực là hai cương lĩnh dùng để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh,
để thấy thuốc áp dụng nguyên tắc điều trị bệnh (hư thì bổ, thực thì tả).
Các triệu chứng của Chứng Hư: Tinh thần thì yếu đuối và người thì mệt
mỏi, Sắc mặt thì trắng bợt và tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, Thể trạng sút cân gầy,
Hay hồi hộp thở ngắn và Đoản hơi khí - ngại nói, Tiểu nhiều lần hoặc khơng tự chủ,
Chất lưỡi nhạt, Mạch thì tế nhược.
Các triệu chứng của Chứng Thực: Tiếng thở thơ mạnh và phiền tối, Ngực
bụng đầy chướng, Phân táo và mót rặn, Bí tiểu tiện - đái buốt và rắt, Rêu lưỡi vàng,
Mạch thực hữu lực.
1.3.4. Âm dương
Âm dương là hai cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu thế chung của bệnh tật,
vì những hiện tượng, hàn, nhiệt, hư, thực, luôn luôn phối hợp và lẫn lộn với nhau.
Sự mất thăng bằng của âm dương biểu hiện bằng sự Thiên thắng (âm thịnh và
dương thịnh) Thiên suy (âm hư, dương hư, vong dương và vong âm).
Các triệu chứng của Chứng Âm: Người lạnh và tay chân lạnh, Tinh thần
mệt mỏi và thở nhỏ, Thích ấm và không khát, Tiểu tiện trong dài và đại tiện lỏng,
Sắc mặt trắng, Lưỡi nhạt, Mạch trầm nhược.

Các triệu chứng của Chứng Dương: Tay chân ấm, Tinh thần hiếu động
(hưng phấn, kích động), Thở to và thơ, Sợ nóng và khát nước, Nước tiểu đỏ, đục, ít


7

và đại tiện thì táo, Sắc mặt đỏ, Mạch hoạt sác và phù sác hữu lực.
1.4. Qui trình Chẩn đốn Bát Cương
Chẩn đoán Y học cổ truyền là một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích
thăm khám lâm sàng, chẩn đốn và điều trị góp phần đáng kể vào kết quả trị liệu.
Q trình chẩn đốn được thực hiện tiếp sau các bước thăm khám lâm sàng. (Tứ
chẩn: Vọng, Văn, Vấn, Thiết) và làm nền tảng cho mắt xích điều trị và dự phịng.
Để cơng việc chẩn đốn được chính xác địi hỏi mắt xích khám lâm sàng (tứ chẩn)
phải chính xác và đầy đủ khơng bỏ sót và bỏ qua bất cứ khâu nào, đồng thời cần tôn
trọng tính khách quan trong q trình thăm khám, dữ liệu thơng tin về bệnh tật.
Để có một kết quả chẩn đoán đúng hợp lý và logic cần tuân thủ các ngun
tắc cơ bản của quy trình chẩn đốn, nắm chắc cương lĩnh của bát cương nói riêng và
hệ thống lý luận của Y học cổ truyền nói chung đặc biệt là lý luận học thuyết âm
dương và ngũ hành, bởi nó xun suốt tồn bộ lĩnh vực Y học cổ truyền từ sinh lý,
bệnh lý đến thăm khám lâm sàng, chẩn đốn, điều trị và dự phịng.
Để đảm bảo cho việc chẩn đốn được chính xác đầy đủ khơng bỏ sót cần
tn thủ các quy trình sau:
1.4.1. Xem và đọc kỹ các thông tin thu được từ việc khám bệnh
Việc xem xét và thẩm định kỹ các thông tin (triệu chứng) thu được từ việc
thăm khám là công việc quan trọng và cần thiết, bởi trên cơ sở của việc làm này sẽ
giúp thầy thuốc thiết lập các mối liên hệ từ các thông tin rời rạc thành một hệ thống
các thơng tin có mối liên hệ với nhau tạo nên các hội chứng bệnh lý qua đó giúp
thầy thuốc hướng đến việc lựa chọn một chẩn đoán phù hợp nhất và giúp cho việc
chẩn đoán loại trừ.
1.4.2. Cần nắm vững tám cương lĩnh chẩn đoán (bát cương)

Nội dung tám cương lĩnh giúp cho các thầy thuốc trong khi chẩn đốn cần
phải chỉ ra được vị trí nơng sâu, tính hàn nhiệt, trạng thái hư thực và xu thế chung
của bệnh thuộc âm hay dương, từ đó giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân và đề ra
các phương pháp chữa bệnh chính xác.
1.4.3. Cần nắm vững được sự phối hợp của các cương lĩnh, hiện tượng
chân giả, bán biểu bán lý:
1.4.3.1. Sự phối hợp giữa các cương lĩnh
* Biểu lý hàn nhiệt:


8

Biểu hàn: Sợ lạnh nhiều, sốt ít, đau người, khơng có mồ hơi, trời lạnh bệnh
tăng lên, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn…
Biểu nhiệt: Sợ lạnh ít, sốt nhiều, miệng hơi khát, lưỡi đỏ rêu vàng mỏng,
mạch phù sác…
Lý hàn: Người lạnh, tay chân lạnh, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong dài, lưỡi nhạt
bệu, rêu trắng dày, mạch trầm trì…
Lý nhiệt: Người nóng, mặt đỏ, miệng khơ khát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng dày,
đại tiện táo, tiểu vàng, mạch sác…
* Biểu lý hư thực:

Biểu hư: Sợ gió, tự ra mồ hơi, rêu lưỡi mỏng, mạch phù hỗn…
Biểu thực: Sợ lạnh, sợ gió, đau mình, khơng có mồ hơi, rêu mỏng, mạch phù
hữu lực…
Lý hư: Người mệt mỏi, ăn ít, giọng nói nhỏ yếu, hồi hộp mất ngủ, thân lưỡi
thon hoặc bệu, mạch trầm vơ lực.
Lý thực: Táo bón, đầy bụng ấn đau, sốt cao mê sảng hoặc phát cuồng, rêu
lưỡi vàng dày, mạch trầm có lực.
1.4.3.2. Sự lẫn lộn (thác tạp) giữa các cương lĩnh

Biểu lý lẫn lộn: Vừa có bệnh ở biểu vừa có ở lý.
Hàn nhiệt lẫn lộn: Bệnh vừa có chứng hàn vừa có chứng nhiệt.
Hư thực lẫn lộn: Bệnh vừa có cả hư vừa có cả thực.
1.4.3.3. Hiện tượng chân giả
Là hiện tượng triệu chứng bệnh xuất hiện không phù hợp với bản chất, với
nguyên nhân của bệnh. Có hai hiện tượng sau:
* Chân hàn giả nhiệt: Bản chất của bệnh là hàn (chân hàn) nhưng biểu hiện

ra bên ngoài là các triệu chứng thuộc về nhiệt (giả nhiệt). Ví dụ đau bụng ỉa chảy do
lạnh (chân hàn) gây mất nước, mất điện giải dẫn đến sốt cao (giả nhiệt).
* Bệnh nhiệt giả hàn: Nhiễm trùng gây sốt cao, vật vã, khát nước (chân

nhiệt) bệnh diễn biến nặng gây sốc nhiễm trùng rét run, mạch nhanh tay chân lạnh,
vã mồ hôi, huyết áp tụt (giả hàn).
1.4.3.4. Hiện tượng bán biểu bán lý: Bệnh tà không ở biểu mà cũng không
ở lý, bệnh thuộc kinh thiếu dương, lúc nóng, lúc rét.


9

1.5. Sơ lược về các phương pháp trí tuệ tính tốn [27]
Các phương pháp của trí tuệ tính tốn bao gồm chính là các hệ mờ, mạng nơ
ron nhân tạo và tính tốn di truyền. Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến
Logic mờ và Hệ chuyên gia áp dụng Logic mờ.
Khái niệm đầu tiên của Logic mờ và các phương pháp luận Trí tuệ tính tốn
khác là xử lý các tình huống trong đó hiểu biết của chúng ta là khơng chính xác.
Thường thì những số thực được sử dụng để diễn tả mức độ tin cậy. Trong thực tế,
chỉ có những giá trị xấp xỉ của độ tin cậy mới được biết đến, trong khi việc hình
thức hóa Trí tuệ tính tốn hiện có lại thường dựa trên giả thiết cho rằng chúng ta đã
biết những giá trị chính xác của các các mức độ này. Sự khác nhau này đã tạo ra một

khoảng cách giữa lý thuyết và ứng dụng.
Để lấy ví dụ về phương pháp luận chủ đạo của Trí tuệ tính tốn, chúng ta hãy
xem xét logic mờ và điều khiển mờ. Trong phương pháp luận này, chúng ta bắt đầu
bằng những phát biểu của chun gia được hình thức hóa bằng ngơn ngữ tự nhiên.
Bản thân các chuyên gia cũng không chắc chắn 100% về những phát biểu này. Sự
chắc chắn tương đối của các phát biểu khác nhau là một phần quan trọng của tri
thức chuyên gia: ví dụ: nếu hai tri thức dẫn đến những kết luận khác nhau thì chúng
sẽ chấp nhận kết luận được chứng minh bởi phát biểu chắc chắn hơn. Do đó, chúng
ta phải mơ tả các mức độ chắc chắn này cho máy tính. Chắc chắn đúng thường được
biểu diễn bằng 1, chắc chắn sai được biểu diễn bằng 0. Vì vậy, một cách tự nhiên để
mô tả độ tin cậy tùy ý là gán cho chúng những số từ 0 tới 1. Những giá trị này được
gọi là độ tin cậy hoặc giá trị của các hàm thuộc. Có nhiều cách gán một mức độ tin
cậy t(S) cho một phát biểu S, ví dụ chúng ta có thể thăm dị ý kiến của nhiều (N)
chuyên gia trong đó M người tin tưởng S và lấy tỉ lệ M/N làm giá trị cho t(S).
Chúng ta cũng có thể u cầu một chun gia mơ tả độ tin cậy S của anh ta theo một
thang đo nào đó, ví dụ từ 0 đến 10 và nếu anh ta cho là 8 thì t(S) sẽ là 8/10=0,8.
Sau khi chúng ta gán độ tin cậy t(A), t(B),... cho các phát biểu nguyên tử
A,B,.. chúng ta phải có khả năng đánh giá mức độ tin cậy trong các kết hợp logic
của chúng A&B, A v B,...Khi đánh giá chúng, ta chỉ có thể sử dụng những giá trị
t(A),...Do đó chúng ta phải có các hàm f &(a,b), fv(a,b), f¬(a,b) chuyển đổi những giá
trị số t(A) và t(B) thành những ước lượng mong muốn f &(t(a),t(b)), fv(t(a),t(b)).
Những hàm này được gọi là các phép toán & và v (hoặc, sử dụng một thuật ngữ
toán học hơn, chuẩn tam giác (t-norms) và đối chuẩn tam giác (t-conorms)).


10

Nếu cần độ tin cậy của một phát biểu phức tạp hơn,ví dụ A v ( ¬A&B), thì
chúng ta có thể áp dụng những phép tốn này từng bước một.
Tồn bộ những phép toán này tạo ra các tri thức mờ mới từ tri thức hiện tại.

Với những Hệ chuyên gia mà mục đích của chúng là cung cấp gợi ý (có thể mờ) cho
một người ra quyết định thì đây là tất cả những gì chúng ta cần. Tuy nhiên, với một
điều khiển tự động, chúng ta phải chuyển đổi những chỉ dẫn mờ thành một quyết
định rõ ràng. Bước cuối cùng này được gọi là giải mờ. Một tình huống ra quyết định
đặc trưng là khi chúng ta muốn đưa ra một quyết định tối ưu. Trong trường hợp này,
sự giải mờ được gọi là tối ưu với các ràng buộc mềm.
Chúng ta có thể tóm tắt những điều này trong các bước sau:
Bước 1: Đánh giá độ tin cậy
Bước 2: Ước lượng các hàm thuộc
Bước 3: Chọn các phép tình & và v
Bước 4: Ước lượng độ tin cậy của các kết hợp logic phức tạp của các phát
biểu nguyên tử
Bước 5: Giải mờ (bao gồm tối ưu với các ràng buộc mềm)
1.6. Logic mờ
1.6.1. Khái quát về Logic mờ
Logic mờ (Fuzzy logic) được phát triển từ lý thuyết tập mờ để thực hiện lập
luận một cách xấp xỉ thay vì lập luận chính xác theo logic vị từ cổ điển. Logic mờ
có thể được coi là mặt ứng dụng của lý thuyết tập mờ để xử lý các giá trị trong thế
giới thực cho các bài toán phức tạp.
Người ta hay nhầm lẫn mức độ đúng của logic mờ với xác suất. Tuy nhiên, hai
khái niệm này khác hẳn nhau; Độ đúng đắn của logic mờ biểu diễn độ liên thuộc với
các tập được định nghĩa không rõ ràng, chứ không phải khả năng xảy ra một biến cố
hay điều kiện nào đó.
Logic mờ cho phép độ liên thuộc có giá trị trong khoảng đóng 0 và 1, và ở
hình thức ngơn từ, các khái niệm khơng chính xác như “hơi hơi”, “khoảng”, “rất”.
Nó cho phép quan hệ thành viên không đầy đủ giữa thành viên và tập hợp. Tính chất
này có liên quan đến tập mờ và lý thuyết xác suất. Logic mờ đã được đưa ra lần đầu
vào năm 1965 bởi GS. Lotfi Zadeh tại đại học Califomia, Berkeley [15].
Một ví dụ để minh họa cho việc mềm dẻo của logic mờ là việc xác định lứa tuổi



11

Hình 1.1: Minh họa cho việc mềm dẻo của logic mờ
Nhìn ở hình trên, nếu như với Boolean logic quy định ở tuổi 23 mới được gọi
là “trẻ tuổi” thì ở logic mờ, có sự xác định mềm dẻo hơn khi khơng quy định chính
xác bao nhiêu tuổi mới gọi là trẻ. Điều này hợp với thực tế vì đơi khi tuổi tác là do
con người cảm nhận, có người coi dưới 23 tuổi là trẻ, có người coi trên 23 tuổi một
vài năm vẫn là trẻ, hoặc dưới 23 tuổi một vài năm đã khơng cịn trẻ nữa. Qua ví dụ
này ta thấy các giá trị mờ mềm dẻo hơn rất nhiều.
Sau đây chúng ta xem xét một số khái niệm cơ bản của tập mờ sẽ được phát
triển để xây dựng các Hệ chuyên gia mờ.
Giả sử X là tập không rỗng, được gọi là tập vũ trụ. Một tập mờ A trong vũ trụ
X là hàm:


Hàm µ

A

A

: X →[0,1]

thường được gọi là hàm thuộc của tập mờ A. Mỗi phần tử x ∈ X

được gắn một giá trị µA (x) ∈[0,1] mà nó được gọi là mức phụ thuộc của x trong tập mờ
A.

1.6.2. Các phép toán trên tập mờ

1.6.2.1. Phép phủ định
Phủ định là một trong những phép toán cơ bản. Để suy rộng chúng ta cần tới
toán tử v(NOT P) xác định giá trị chân lý của NOT P đối với mỗi mệnh đề P.
Định nghĩa 1.6.2.1: Hàm n : [0,1] →[0,1]mà thỏa mãn các điều kiện n(0) = 1,
n(1) = 0, gọi là hàm phủ định.
Hàm n là phép phủ định mạnh, nếu n giảm chặt và n(n(x)) = x với mỗi x.
1.6.2.2. Phép hội
Phép hội (vẫn quen gọi là phép AND - conjunction) là một trong mấy phép


12

toán logic cơ bản nhất.
Định nghĩa: Hàm T : [0,1]2 → [0,1] là một t-chuẩn (hay t-norm), nếu thỏa mãn
các điều kiện sau:
a) T(1,x) = x, với mọi 0 ≤ x ≤1
b) T có tính giao hốn, tức là T (x, y) = T ( y, x) với mọi 0 ≤ x, y ≤1
c) T không giảm theo nghĩa T (x, y) ≤ T (u, v) với mọi x ≤ u, y ≤ v
d) T có tính kết hợp T (x,T ( y, z)) = T (T (x, y), z) với mọi 0 ≤ x, y, z ≤1

1.6.2.3. Phép tuyển
Định nghĩa: Hàm S : [0,1]2 → [0,1]là một phép tuyển (OR suy rộng) (hay snorm), nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
a) S(0,x) = x, với mọi x ∈[0,1] ,
b) S có tính giao hốn, tức là S(x, y) = S( y, x) với mọi 0 ≤ x, y ≤1,
c) S không giảm theo nghĩa S(x, y) ≤ S(u, v) với mọi 0 ≤ x,u ≤1và 0 ≤ y, v ≤1
d) S có tính kết hợp S(x, S( y, z)) = S(S(x, y), z) với mọi 0 ≤ x, y, z ≤1

* Phép toán đơn giản [15]:

Zt (x, y) = min{ x, y}

Z

s

(x, y) = max{ x,

y} Z N (x) = 1 − x
* Các phép toán xác suất (Probabilistic Operators)

At (x, y) = x.y
As (x, y) = x + y − x.y
AN (x) = 1 − x
* Các phép toán Lukasiewicz (Lukasiewicz Operators)

Lt (x, y) = max{ x + y
−1,0} Ls (x, y) = min{ x +
y,1} LN (x) = 1 − x


13

Trên đây là một số phép toán mờ thường dùng để xây dựng các Hệ chuyên
gia mờ.
1.7. Hệ chuyên gia
1.7.1. Giới thiệu về Hệ chuyên gia
Hệ chuyên gia là một chương trình máy tính có khả năng “bắt chước” những
suy nghĩ của con người khi giải quyết vấn đề.
MYCIN là Hệ chuyên gia trong lĩnh vực y học đầu tiên ra đời đã thành công
trong việc áp dụng khoa học trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực Y học, cụ thể là lĩnh vực
chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng máu [2].

CADIAG-2 là Hệ chuyên gia áp dụng tập mờ và logic mờ cho chẩn đoán các
bệnh trong y học [3]. INTERNIST-1 là Hệ chuyên gia hỗ trợ chẩn đốn các bệnh nội
khoa. Đó là những Hệ chun gia tiêu biểu trong lĩnh vực chẩn đoán trong y học.

Sau đây chúng ta xem xét một số khái niệm và các chức năng chính của một
Hệ chun gia nói chung.
1.7.2. Định nghĩa Hệ chuyên gia
Hệ chuyên gia là một chương trình máy tính được thiết kế để mơ hình hóa
khả năng giải vấn đề của chuyên gia người.
Chuyên gia con người có hai phần cơ bản: Tri thức của chuyên gia và lập luận.
Từ đó Hệ chuyên gia cũng có hai phần chính: một cơ sở tri thức và một mô tơ suy diễn.

Cơ sở tri thức chứa các tri thức chuyên sâu về lĩnh vực như chuyên gia. Cơ
sở này gồm các sự kiện, các luật, các khái niệm và các quan hệ. Người ta cần thể
hiện các tri thức này ở dạng thích hợp. Chẳng hạn, trong lĩnh vực chẩn đốn trong Y
học cổ truyền Việt Nam, nó có thể chứa tri thức sách vở cũng như tri thức kinh
nghiệm của một bác sĩ chẩn đoán bệnh về Bát cương.
Mô tơ suy diễn (hay cơ chế suy diễn) là bộ xử lý tri thức được mơ hình hóa
theo cách lập luận của chuyên gia. Mô tơ suy diễn hoạt động trên thông tin về vấn
đề đang xem xét, so sánh với tri thức lưu trong cơ sở tri thức rồi rút ra kết luận. Như
vậy người ta cần có kỹ thuật về suy diễn. Thuật ngữ mơ tơ được dùng với nghĩa bộ
phận quan trọng trong hệ thống tự động.

Cơ sở tri thức
Hình 1.2: Lược đồ cơ bản của Hệ chuyên gia


14

1.7.3. Lí do xây dựng và phạm vi ứng dụng của Hệ chuyên gia

Hệ chuyên gia yêu cầu đầu tư và vật tư tối thiểu, nhưng nó phục vụ nhiều cho
con người trong các lĩnh vực khác nhau như dự báo, robot, quân sự, y học, nông
nghiệp ....lĩnh vực công nghệ thông tin. Về nguyên nhân đầu tiên khiến người ta đầu
tư vào xây dựng Hệ chuyên gia có thể gồm:
- Hệ chuyên gia có thể hoạt động như một chun gia trong việc truy tìm

thơng tin từ nhiều nguồn, từ nhiều chuyên gia.
- Hệ chuyên gia lưu trữ lâu dài các tri thức chuyên gia, ngay cả khi chuyên

gia mất đi.
- Hệ chuyên gia cho kết quả bền vững, khơng bị cảm tính và thất thường như

con người.
- Tốc độ của Hệ chuyên gia tỏ ra ưu việt, nhất là khi xử lý nhiều vấn đề cùng lúc.
- Đóng góp của chuyên gia là cao và có xu hướng tăng lên, trong khi chi phí

xây dựng Hệ chuyên gia giảm.
So sánh chung giữa chuyên gia và Hệ chuyên gia, người ta có thể nêu ra:
Nhân tố so sánh
Thời gian sẵn sằng
Địa điểm
Độ an tồn
Tồn tại
Hiệu suất
Tốc độ
Chi phí
Bảng 1.1: So sánh chuyên gia người và Hệ chuyên gia
Một vài lý do để Hệ chuyên gia được phát triển nhằm thay thế các chuyên gia
người là:
- Người ta cần có chuyên gia cả ngoài trời hay tại những nơi xa, nguy hiểm.

- Việc tự động hóa cơng việc trong dây chuyền cần đến chuyên gia, mà con

người không đáp ứng được.


15

- Cần tạo điều kiện để chuyên gia nghỉ ngơi và khi cần đến chun gia thì có

thể th với giá cao.
Hệ chun gia khơng những trợ giúp người bình thường mà còn sử dụng cho các
chuyên gia. Người ta xây dựng Hệ chuyên gia để giúp bản thân chuyên gia do nhu cầu:
- Hỗ trợ chuyên gia trong công việc nhỏ để nâng cao công suất.
- Hỗ trợ chuyên gia trong công việc phức tạp để quản lý sự phức tạp một

cách hiệu quả
- Dùng lại các tri thức chun gia khi khơng cịn nhớ được.

Tuy nhiên con người có ưu điểm đặc biệt, khơng thể thay thế được, là linh cảm
trước vấn đề; điều này giúp con người linh hoạt hơn trong lựa chọn. Ngay trong cách
mạng công nghiệp, khơng phải máy đã thay thế người trong tồn bộ dây chuyền được.

1.7.4. Cấu trúc của Hệ chuyên gia
Trong lĩnh vực Hệ chuyên gia, các chuyên gia chú trọng vào tri thức của vấn
đề. Loại tri thức này được gọi là tri thức lĩnh vực, được lưu trong bộ nhớ vĩnh cửu
LTM (long term memory) của Hệ chuyên gia.
Trên thực tế, người ta coi cơ sở tri thức trong Hệ chuyên gia là trái tim của
hệ. Khi tri thức về lĩnh vực nào đó của Hệ chuyên gia càng đầy đủ, Hệ chuyên gia
càng trở nên “thông minh” hơn.
Lúc đưa ra lời khuyên trong chẩn đoán y tế, chuyên gia cần thu thập các triệu

chứng từ bệnh nhân và lưu nó trong bộ nhớ tạm thời STM (short term memory). Hệ
chuyên gia lập luận về vấn đề bằng cách kết hợp với các sự kiện thu được trong bộ
nhớ tạm thời với tri thức lưu trong bộ nhớ vĩnh cửu. Trong quá trình suy diễn này,
Hệ chuyên gia suy diễn ra thông tin mới về vấn đề và đưa ra kết luận.
Bộ nhớ vĩnh cửu(LTM)
(Các tri thức về lĩnh vực)
Lời khuyên
(Các sự kiện, các kết luận)

Cơ chế lập luận

Bộ nhớ tạm thời(STM)
(Các sự kiện suy luận,
các kết luận)
Hình: 1.3: Giải quyết vấn đề của chuyên gia


16

1.7.4.1. Cơ sở tri thức
Trong Hệ chuyên gia, các tri thức chuyên gia được lưu trữ trong cơ sở tri
thức. Nó cũng là khối LTM trong mơ hình giải vấn đề của con người.
Cơ sở tri thức là thành phần chính bên cạnh các thành phần khác trong hệ thống
dựa trên tri thức. Trong khuôn khổ của Hệ chuyên gia thì cơ sở tri thức được định nghĩa
là một thành phần quan trọng trong Hệ chuyên gia chứa các tri thức về lĩnh vực.

Tri thức trong Hệ chuyên gia thông thường được biểu diễn trong dạng logic,
luật IF-THEN, dạng khung (frame) hoặc đồ thị... Trong nghiên cứu của luận văn,
chúng tôi sử dụng cách biểu diễn IF-THEN (trọng số luật) để xây dựng Hệ chun
gia chẩn đốn Bát cương, vì cách biểu diễn này gần với cách suy nghĩ của các lương

y trong Y học cổ truyền Việt Nam.
Các “kỹ sư tri thức” thực hiện việc thu thập các tri thức và mã hóa chúng
theo một vài kỹ thuật xây dựng Hệ chuyên gia. Một cách thể hiện tri thức điển hình
để biểu diễn các kinh nghiệm của chuyên gia người trong việc giải quyết vấn đề là
dùng luật IF-THEN. Một luật có cấu trúc IF… THEN cho phép thể hiện mối quan
hệ giữa thông tin trong phần tiền đề IF và thơng tin khác trong phần kết luận THEN.
Ví dụ: IF Sốt nóng sợ gió, Sợ lạnh, Đau đầu, Đau mình mẩy, Ngạt mũi và ho,
Rêu lưỡi trắng mỏng
THEN chứng Biểu (mức độ tin cậy mờ = 0.8)
Câu IF…THEN được hiểu là nếu Tiền đề thì Kết luận với mức độ tin cậy mờ
nào đó; chẳng hạn như ví dụ trên là nếu gặp đầy đủ các triệu chứng: Sốt nóng sợ
gió, Sợ lạnh, Đau đầu, Đau mình mẩy, Ngạt mũi và ho, Rêu lưỡi trắng mỏng thì
người bệnh sẽ gặp phải hội chứng Biểu với mức độ tin cậy “mờ” là 0.8. Điều này có
nghĩa nếu bệnh nhân có các triệu chứng trên, thì “hầu như khẳng định” có khả năng
bệnh ở Biểu theo thang đo giá trị của tập mờ trong khoảng [0,1]. Chúng ta có thể
thấy biểu diễn của các mức độ này trong khoảng [0,1] ở Đồ thị 1.
0_ ε ___________|__0.6___________1
Có thể

Hầu như khẳng định

Đồ thị 1: Ví dụ về biểu diễn các mức độ tin cậy trong khoảng
[0,1] 1.7.4.2. Bộ nhớ làm việc
Bộ nhớ làm việc chứa các sự kiện liên quan đến vấn đề đang xem xét. Nó
tương ứng với STM trong mơ hình Hệ chuyên gia nhằm giải quyết vấn đề của


×