Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Luận văn thạc sĩ truyền thuyết vùng ven sông cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THU HƯƠNG

TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SÔNG CẦU
(Khảo sát trên địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THU HƯƠNG

TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SÔNG CẦU
(Khảo sát trên địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên)
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG

THÁI NGUYÊN - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực, khách quan và chưa có ai cơng bố trong bất cứ cơng trình
nghiên cứu nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn

gốc.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2020
Tác giả Luận văn

Cao Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ
tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ
văn, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó tơi xin chân thành cảm ơn UBND phường Đồng Bẩm, ban
quản lý đền Túc Duyên, ban quản lý đền Xương Rồng, ban quản lý đền Mỏ
Bạch, ban quản lý đền Cột Cờ, ban quản lý đền Mẫu Thoải,… đã hết lịng hỗ
trợ thơng tin, giúp đỡ để tơi hồn thành được luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, các anh các chị
bạn đọc đã động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.


Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả

Cao Thu Hương

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................. iii
MỞ ĐẦU................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................8
6. Đóng góp của luận văn........................................................................9
7. Bố cục của luận văn............................................................................ 9
NỘI DUNG...........................................................................................10
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA THÁI NGUYÊN

VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN...................................................... 10
1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa và truyền thống lịch
sử ở thành phố Thái Nguyên.................................................................10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................10

1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội............................................................. 12
1.1.3. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử...................................15
1.2. Một số vấn đề lý luận về truyền thuyết..........................................19
1.2.1. Khái niệm....................................................................................19
1.2.2. Phân loại......................................................................................20
1.2.3. Một số đặc trưng cơ bản..............................................................33
1.3. Tổng quan về văn học dân gian Thái Nguyên................................33
1.3.1. Một số thể loại cơ bản.................................................................34
1.3.2. Khái quát về truyền thuyết Thái Nguyên....................................39

iii


Chương 2. TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SÔNG CẦU, MỘT SỐ

GIÁ TRỊ THỂ LOẠI.......................................................................... 43
2.1. Giá trị nội dung của truyền thuyết vùng ven sông Cầu..................43
2.1.1. Truyền thuyết phản ánh lịch sử và đời sống dân gian xưa..........43
2.1.2. Truyền thuyết tôn vinh các vị anh hùng lịch sử.......................... 46
2.1.3. Truyền thuyết ghi công các vị thần làng..................................... 49
2.2. Giá trị nghệ thuật của truyền thuyết vùng ven sông Cầu...............51
2.2.1. Cốt truyện....................................................................................51
2.2.2. Nhân vật......................................................................................52
2.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật............................................54
2.2.4. Mô típ..........................................................................................56
Chương 3. TRUYỀN THUYẾT VÙNG VEN SƠNG CẦU TRONG
MỐI QUAN HỆ VỚI LỄ HỘI VÀ TÂM THỨC DÂN GIAN........59
3.1. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong mối quan hệ với lễ hội tôn
vinh các vị anh hùng trong lịch sử........................................................60
3.1.1. Truyền thuyết về Chầu Bảy Kim Giao và Dương Tự Minh với lễ

hội Đền Mỏ Bạch.................................................................................. 60
3.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh và công chúa Thiều Dung với
lễ hội đền Túc Duyên............................................................................62
3.1.3. Truyền thuyết về Đội Cấn với lễ hội Đền Đội Cấn.....................63
3.1.4. Truyền thuyết về Bà Chúa bản tỉnh và Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn với lễ hội Đền Cột Cờ.........................................................65
3.2. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu với các lễ hội ghi công các vị thần

bảo hộ, che chở cho nhân dân............................................................... 68
3.2.1. Truyền thuyết Đền Bến Than với lễ hội Mẫu Thoải...................68
3.2.2. Truyền thuyết Đền Xương Rồng với lễ hội Đền Xương Rồng...69
3.2.3. Truyền thuyết Đền Kim Sơn (Gốc Sấu) với lễ hội đền Kim
Sơn........................................................................................................ 71

iv


3.2.4. Truyền thuyết Đình - Đền Đồng Tâm với lễ hội Đình - Đền Đồng
Tâm....................................................................................................... 75
3.3. Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong tâm thức dân gian..........77
3.3.1. Tâm thức hướng về cội nguồn.................................................... 77
3.3.2. Tâm thức đoàn kết sức mạnh cộng đồng.....................................78
3.3.3. Tâm thức bảo tồn và lưu truyền văn hóa, văn học dân gian.......78
KẾT LUẬN..........................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................84
PHỤ LỤC.............................................................................................88

v



MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học dân gian rất phong phú và đa dạng về thể loại, trong đó

truyền thuyết là một thể loại văn học hết sức đặc biệt bởi đặc trưng thể loại đã
cho ta thấy được những giá trị to lớn trong việc lưu truyền và phát huy lịch sử
văn hóa dân tộc. Mỗi câu chuyện truyền thuyết dù lưu truyền trong sử sách
hay trải qua năm tháng với những lời kể có phần khác nhau thì tất cả vẫn giữ
nguyên những giá trị, nét đẹp thiêng liêng trong lịch sử hình thành và phát
triển cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2. Sự hình thành và phát triển của dòng văn học dân gian nói chung
cũng như truyền thuyết nói riêng khơng thể khơng kể đến những truyền thuyết
gắn liền với từng địa danh khu vực. Mỗi nơi ta đến, mỗi bản làng ta qua đều
mang theo những dấu tích từ xưa cổ, đó chính là những giá trị lâu đời mà
những người làm nghiên cứu cần tìm tịi và bảo tồn phát triển.
Sơng Cầu (cịn gọi là sơng Như Nguyệt, sơng Thị Cầu, sơng Nguyệt Đức
hay mỹ danh Dịng sơng quan họ), là con sơng quan trọng nhất trong hệ thống
sơng Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Lưu vực sông
Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc, Việt Nam (cùng với sông
Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sơng
lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lí đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên
cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của
nó. Sông Cầu bắt nguồn từ Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân
Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng tây bắc-nam đơng sau đó theo dịng chảy
hướng khác. Từ địa phận Chợ Mới (Bắc Kạn), nó nhận một chi lưu nữa phía hữu
ngạn rồi đổi hướng sang Tây Bắc - Đông Nam. Tới địa phận xã Vân Lăng (huyện
Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên), nhận một chi lưu phía tả ngạn


1


rồi đổi hướng sang Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Tới xã Sơn Cẩm, thành phố
Thái Nguyên tiếp nhận một chi lưu phía hữu ngạn là sơng Đu rồi chảy qua lòng
thành phố. Chảy tới xã Nga My huyện Phú Bình thì đổi sang hướng Đơng Bắc

Tây Nam tới xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên nhận tiếp một chi lưu
và tiếp
tục chảy. Có thể thấy rằng dịng chảy lưu vực sông Cầu kéo dài trọn khu vực
thành phố Thái Nguyên. Song song bên cạnh đó là sự hiện diện của những giá
trị truyền thuyết mang truyền thống, văn hóa dân tộc có thể thấy qua những
ngơi đền, chùa, những di tích lịch sử các cấp qua mỗi địa bàn cụ thể.
Theo kết quả phỏng vấn khảo sát nhanh quanh khu vực thành phố Thái
Nguyên, đa phần người dân nói chung và giới trẻ nói riêng khơng có sự hiểu
biết nhất định về những truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng gắn với
các ngơi đền, di tích lịch sử địa phương. Đặc biệt, tập trung vào lứa tuổi thanh
thiếu niên, trung niên. Một điều dễ nhận thấy là ngay cả những người dân sinh
sống sát cạnh những ngôi đền, di tích lịch sử đó nhiều chục năm cũng khơng
có những thơng tin cơ bản về giá trị truyền thuyết cũng như giá trị văn hóa
cần bảo tồn và phát triển.
Mặt khác, hoạt động truyền thông và giáo dục văn học địa phương nói
chung và truyền thuyết địa phương nói riêng chưa được quan tâm và thực hiện
một cách bài bản. Học sinh bậc THCS, THPT ở Thái Nguyên hiện nay tiếp
cận những tác phẩm văn học địa phương chưa thực sự gần gũi và thực tế.
Thay vào đó nên để các em có cơ hội được học tập, tìm hiểu về truyền thuyết,
giá trị văn hóa ngay tại chính các ngơi đền, di tích lịch sử gần với mình để
thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về mảnh đất quê hương mình.
1.3. Bản thân tác giả là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái
Nguyên - vùng ven sơng Cầu giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhận thức

được thực những giá trị truyền thuyết địa phương, với tình yêu quê hương, xứ
2


sở, đặc biệt tình u với truyền thuyết nói riêng và văn học dân gian nói
chung, thơng qua luận văn này, tác giả mong muốn bày tỏ tình yêu đối với
mảnh đất đã sinh ra và ni dưỡng mình, đồng thời, ln thường trực một tâm
ý gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thuyết lịch sử và văn hóa dân tộc mình.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Truyền thuyết vùng ven sông
Cầu (khảo sát trên một số địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên)” được lựa
chọn để thực hiện trong luận văn này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Việt Nam
Truyền thuyết là một trong những loại truyện tiêu biểu của loại hình tự
sự dân gian. Vấn đề nghiên cứu thể loại truyền thuyết ở nước ta đã có từ rất
lâu và đặt ra nhiều vấn đề, ý kiến khác nhau về thể loại này.
Theo sử sách ghi chép lại, ngay từ thời Bắc thuộc, các học giả phương Bắc
đã ghi lại truyền thuyết về thời Hùng Vương qua các sách: Giao châu ngoại vực
kí (thế kỉ IV), Việt Nam chí (thế kỉ V). Khoảng thế kỷ X đến thế kỉ XIV có các
sách ghi chép truyền thuyết như Báo cực truyện, Ngoại sử kí của Đỗ Thiện (nay
đã thất truyền). Các cơng trình sưu tầm, tuyển tập văn học dân gian Việt

Nam như: Việt điện u linh 越越越越 của Lí Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái
越越越越 của Trần Thế Pháp, Truyền kì mạn lục 越越越越 của Nguyễn Dữ,
Nam Ông mộng lục 越越越越,v.v...

là những minh chứng: truyền thuyết đã

được các tác giả văn học, học giả quan tâm nghiên cứu từ lâu. Đến thế kỉ thứ
XV thì truyền thuyết dân gian mới được ghi chép nhiều hơn. Ngô Sĩ Liên có

ghi chép lại các truyền thuyết ở phần ngoại kỉ trong cuốn Đại Việt sử kí tồn
thư. Truyền thuyết đã được nhà sử học sưu tầm, ghi chép, sắp xếp và hệ thống
hóa lại.
3


Tuy nhiên, những tác phẩm nói trên được sưu tầm, tuyển chọn để lưu giữ,
chưa thực sự được coi là một tác phẩm văn học dân gian. Cho đến sau này, nhiều
nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng đã đưa ra và tranh luận nhiều đến khái
niệm truyền thuyết. Một số tác giả có thời kỳ đã phủ nhận sự tồn tại của truyền
thuyết với tư cách là thể loại văn học dân gian độc lập như Nguyễn Đổng Chi,
Đinh Gia Khánh... Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên
cứu khác quan niệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian.

Tác giả Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa “Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam” cho rằng: Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ
những sự việc lịch sử còn được quần chúng truyền lại nhưng khơng đảm bảo
về mặt chính xác (có thể do truyền rộng mà sai lệch) và truyền thuyết phần
nhiều chưa được xây dựng thành truyện. Nó mới chỉ là những câu chuyện cịn
nếu nó phát triển đến mức hồn thiện thì tùy theo nội dung nó có thể là cổ tích
hoặc thần thoại: hiện nay truyền thuyết Việt Nam tìm được rất ít ỏi đượm khí
cổ tích nhiều hơn thần thoại vì thế khi sưu tầm thì thường xếp lẫn với cổ tích
và coi như truyện cổ tích.
Với tác giả Kiều Thu Hoạch, cần đặc biệt đáng chú ý đến truyền thuyết
anh hùng trong thời kì phong kiến. Tác giả đã đưa ra định nghĩa và phân loại
truyền thuyết, đồng thời đưa ra những kiến giải sâu sắc về bản chất thể loại.
Ý

kiến của thủ tướng Phạm Văn Đồng tuy không chú ý đến định nghĩa


truyền thuyết nhưng nó có ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu văn học dân gian .
Thủ tướng cho rằng: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là
sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó
một tâm tính thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đơi cánh của sức
tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hóa mà đời con
cháu ưa thích” .

4


Đầu những thập niên 90 cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”
của đại học tổng hợp được viết lại, tác giả Lê Chí Quế đã dành một phần viết
về truyền thuyết, trong đó ơng đã đưa ra khái niệm và là phân loại truyền
thuyết. Tác giả Lê Văn Kỳ trong một bài viết năm 1991 mối quan hệ giữa
truyền thuyết người Việt và lễ hội các anh hùng “cũng đã đề cập đến định
nghĩa hội, lễ, mối quan hệ giữa hội lễ như hội lễ Hai Bà Trưng; Thánh Gióng.
Luận án “Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các
anh hùng” của tác giả Lê Văn Kỳ bảo vệ năm 1995 có cái nhìn tổng quan về
sự gắn bó song song giữa truyền thuyết và lễ hội. Tác giả tập trung khai thác
đến những lễ hội về các vị anh hùng từ đó có sơ sở nghiệm hướng nghiên cứu
một thể loại văn học dân gian trong chỉnh thể folklore.
Qua một số ý kiến nghiên cứu chuyên hoặc không chuyên về thể loại
truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam có thể thấy rằng: truyền thuyết
ra đời sau thần thoại nhưng vẫn có yếu tố song trùng với thần thoại và gần gũi
với cổ tích. Thời kì về sau các nhà nghiên cứu đều coi truyền thuyết là một
thể loại riêng của văn học dân gian và có những cơng trình nghiên cứu đi sâu
theo đặc trưng thể loại này. Tuy nhiên, hầu hết mới dừng lại ở việc tìm hiểu,
nghiên cứu bản thân các câu chuyện truyền thuyết mà chưa đặt chúng vào mối
quan hệ hữu cơ với các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng,
mà cụ thể là lễ hội tại các đền, di tích lịch sử.

2.2. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Thái Nguyên
Truyền thuyết ở Thái Nguyên khá phong phú và có mối quan hệ chặt
chẽ với lễ hội và tâm thức dân gian. Nó có giá trị như là nơi lưu giữ tri thức
dân gian và tâm hồn dân tộc.
Cũng đã có những cơng trình nghiên cứu về truyền thuyết ở Thái
Nguyên đặc biệt là những truyền thuyết gắn liền với đền, chùa - nơi hội tụ đầy
đủ sự linh thiêng và giá trị văn hóa. Có thể kể đến như Ngơ Đức Thọ trong từ
điển di tích lịch sử văn hóa Việt Nam đã giải thích về nguồn gốc về đền, chùa
trên địa bàn cả nước trong đó có Thái Ngun. Tuy nhiên, những chú thích
của ơng cịn ngắn gọn chưa có được sự chi tiết, tỉ mỉ.
5


Cuốn sách “Địa chí Thái Nguyên” (2007) - NXB Chính trị quốc gia
trong đó có phần 2 về lịch sử Thái Nguyên từ thời Hai Bà Trưng đến khi trở
thành căn cứ địa cách mạng, thủ đô kháng chiến. Và phần 7 phụ lục về các
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa các di sản của dân tộc nhưng tất
cả đều ít hoặc khơng đi sâu đến những giá trị truyền thuyết văn hóa cổ xung
quanh khu vực các đền thuộc thành phố Thái Nguyên.
Một số công trình nghiên cứu truyền thuyết lịch sử về vị tướng Dương
Tự Minh - một vị thủ lĩnh người Thái Nguyên được thờ phụng ở nhiều ngôi
đền khác nhau nhưng phần lớn các bài viết chỉ tập trung tìm hiểu tại địa điểm
Đền Đuổm (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) như cuốn sách “Núi Đuổm
và Dương Tự Minh” (Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm
2010); luận văn tốt nghiệp Đại học của Trần Thị Ngọc tìm hiểu về Truyền
thuyết Dương Tự Minh và lễ hội đền Đuổm; luận văn thạc sĩ của 2 tác giả:
Nguyễn Thị Phương Thủy nghiên cứu về hệ thống truyền thuyết và lễ hội về
võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên năm 2013; Nguyễn Hương Cúc
khảo cứu về Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên năm
2017...

Đề tài Truyền thuyết và lễ hội dân gian ở tiểu vùng văn hóa Thái Nguyên

[29] của Chi hội Văn nghệ dân gian Trường ĐHSP TN, nghiệm thu năm 2019
là một nghiên cứu nữa theo xu hướng này. Đề tài đã tập hợp, sưu tầm, nghiên
cứu những giá trị của truyền thuyết và lễ hội dân gian trên mảnh đất giầu
truyền thống văn hóa này trên phạm vi khá rộng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên
chưa quan tâm tìm hiểu những truyền thuyết và lễ hội nhỏ lẻ ven sông Cầu
trong địa bàn văn hóa quanh thành phố Thái Nguyên.
Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về truyền thuyết vùng ven sông Cầu
(trên một số địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên) là một hướng đi
6


đem lại nhiều giá trị cao về mặt khoa học. Chưa có một cơng trình nghiên cứu
cụ thể và hệ thống về vấn đề này. Tuy nhiên, những cơng trình nói trên sẽ là
tiền đề khoa học quý báu, là gợi mở tích cực cho chúng tơi thực hiện luận văn
này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền thuyết vùng ven sông Cầu thuộc thành phố Thái
Nguyên.
Do đặc điểm truyền thuyết gắn liền với với các mùa và nghi lễ
nên trong

điều kiện có thể, người viết đồng thời khảo sát truyền thuyết trong mối quan
hệ với lễ hội và tâm thức dân gian.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống truyền thuyết tại một số đền thuộc khu vực thành phố
Thái
Nguyên (tư liệu đã xuất bản và mới sưu tầm).

-

Luận văn chủ yếu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị nội dung,

nghệ thuật của những truyền thuyết quanh khu vực thành phố dưới góc độ
khoa học văn học dân gian và trong mối quan hệ với lễ hội dân gian.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tập hợp, sưu tầm các truyền thuyết ở một số địa bàn khu vực
thành phố

Thái Nguyên.
-

Trên cơ sở đó tìm hiểu giá trị của hệ thống truyền thuyết này với tư

cách một thể loại văn học truyền thống của dân tộc trong môi trường sinh hoạt
dân gian.
-

Khẳng định vai trị, vị trí, ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn

kho tàng truyền thuyết của thành phố Thái Nguyên nói riêng và của cả nước

nói chung.


7



4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.

Tập hợp, sưu tầm và khảo cứu các truyền thuyết tại một số địa bàn

thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên.
-

Trong điều kiện cho phép, tìm hiểu thêm một số lễ hội gắn với truyền

thuyết tại các đền trong mối quan hệ với tâm thức dân gian.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điền dã sưu tầm văn học dân gian
Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực tế sưu tầm, tìm hiểu
lịch sử, truyền thuyết còn được lưu lại hoặc truyền tụng tại các đền khu vực
thành phố Thái Nguyên để thu thập các thông tin cần thiết. Để thu thập tư
liệu, tác giả luận văn sẽ tiến hành khảo sát tại một số phường, xã trên địa bàn
như: phường Gia Sàng, phường Hoàng Văn Thụ, phường Trưng Vương,
phường Thịnh Đán, phường Đồng Bẩm, xã Đồng Liên...
5.2. Phương pháp thống kê
Thống kê là một việc làm quan trọng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát
truyền thuyết vùng ven sông Cầu. Phương pháp giúp chỉ ra được hệ thống
truyền thuyết có sẵn từ đó làm cơ sở để sưu tầm, phát hiện những bản kể khác
mang giá trị trong quá trình nghiên cứu.
5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này giúp phân tích các cơng trình nghiên cứu về truyền
thuyết, văn hóa nói chung và địa phương Thái Ngun nói riêng. Đồng thời
phân tích và tổng hợp những dữ liệu thơng tin mình sưu tầm, tìm hiểu được

làm tiền đề cho sự phát triển của luận văn và rút ra các nhận xét, kết luận về
vấn đề khảo sát.

8


5.4. Phương pháp so sánh
Trong luận văn này, phương pháp so sánh sẽ được vận dụng để đối
chiếu các truyện được xuất bản và sưu tầm về mặt cốt truyện. Từ đó có những
đánh giá khách quan về nội dung và nghệ thuật của các bản kể.
5.5. Phương pháp liên ngành
Phương pháp này được sử dụng khi áp dụng phương pháp của nhiều
ngành vào trong quá trình nghiên cứu như Lịch sử, Địa lí, Văn hóa để từ đó
có cơ sở phân tích, phát triển bài luận một cách chính xác và khoa học.
6. Đóng góp của luận văn
-

Luận văn đã tập hợp, sưu tầm và ghi lại thành văn những truyền

thuyết về các đền tại nhiều khu vực thuộc thành phố Thái Nguyên đang được
lưu truyền.
-

Phân tích đánh giá những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền

thuyết vùng ven sơng Cầu dưới góc độ khoa học nghiên cứu văn học dân gian.
-

Đồng thời, trực tiếp tham gia khảo sát một số lễ hội tại các đền vào


dịp quan trọng, góp phần nâng cao ý thức bảo lưu, giữ gìn vốn văn hóa văn
học dân gian trong xã hội hiện đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tiểu vùng văn hóa Thái Ngun và một số vấn
đề lí luận.
Chương 2: Truyền thuyết vùng ven sông Cầu - một số giá trị thể loại.
Chương 3: Truyền thuyết vùng ven sông Cầu trong mối quan hệ với lễ
hội và tâm thức dân gian.

9


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa và truyền thống lịch sử
ở thành phố Thái Nguyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến
sự tồn tại và phát triển của con người. Cũng nhờ vào hoàn cảnh tự nhiên mà
các giá trị văn hóa, văn học mới nảy sinh, tồn tại và phát triển.
Thái Nguyên là thành phố tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên, lớn thứ ba miền
Bắc sau Hà Nội và Hải Phịng, thành phố đơng dân thứ 10 cả nước, trung tâm
vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập
vào năm 1962, đây là một thành phố công nghiệp nằm bên bờ sơng Cầu. Tổng
diện tích tự nhiên 222,93 km2. Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của
Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965).

Ngoài ra, thành phố được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Thái Ngun là đơ thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên
(trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,
khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung
du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đơ
Hà Nội 80 km. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía
đơng giáp thành phố Sơng Cơng, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp
thị xã Phổ n và huyện Phú Bình.
10


Về khí hậu, thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của vùng
đơng bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đơng lạnh
giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên
chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng
mưa trung bình khá lớn.
Theo thống kê của báo Thái Nguyên, tài nguyên thiên nhiên nơi đây rất
phong phú và đa dạng, có thể kể đến như:
+

Tài nguyên đất: So với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất

phù sa khơng được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha,
chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng
năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên
được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm
trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất
(Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới

nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có
sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%...
+

Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và

rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng
chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải,
quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngơ, đậu... thích hợp
và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát
triển, đất glây trung tính ít chua.
+

Tài ngun khống sản: 2 tuyến sơng lớn chảy qua (sơng Cầu và

sơng Cơng), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây
dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố
nằm trong vùng sinh khống đơng bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khống
Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hồ thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng
than rất lớn.
11


+

Nguồn nước: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có

lượng nước ngầm phong phú. [59]
Những điều kiện tự nhiên phong phú đã góp phần khơng nhỏ vào sự
phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên.

1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Bên cạnh sự phong phú và đa dạng về điều kiện tự nhiên, Thái Nguyên
cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng Việt Bắc. Đây
là đầu mối giao thông trực tiếp với thủ đô Hà Nội, có đường sắt, đường sơng,
quốc lộ số 3 chạy qua.
Xét trên toàn tỉnh, với riêng thành phố Thái Nguyên, tốc độ phát triển
kinh tế của thành phố luôn đạt và vượt chỉ tiêu.
Năm 2016, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc
độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5%. Trong đó:
-

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1%.

tăng

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng,

-

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%.

15%.

-

Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (theo giá so sánh 2010) năm

2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch.
-


Thu ngân sách: năm 2017 đạt 2.500 tỷ đồng

Năm 2018, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 16%. Thu ngân
sách 8 tháng đầu năm 2018 đạt 3.008 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư đăng ký
trên 34 nghìn tỷ đồng. [53]
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của
tỉnh Thái Nguyên (bao gồm cả TP Sông Công và TX Phổ Yên), là trung tâm
công nghiệp lâu đời với trung tâm công nghiệp Gang Thép. Ngồi ra thành phố
cịn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, các di tích lịch sử, cách mạng.

12


Nơi đây có đội ngũ cán bộ, cơng nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và
đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và
công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Bên cạnh đó, để thu hút và thúc đẩy kinh tế, thành phố đã và đang có
những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào
thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực
cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư
tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "một cửa", giảm thiểu thời gian
khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại
thành phố.
Khác với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Nam Định hay
các thành phố khác thuộc vùng đồng bằng, thành phố Thái Nguyên là một thành
phố thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc với những quả đồi thấp, và dịng
sơng Cầu, sơng Cơng chảy qua. Nhiều cơng trình mang tính lịch sử có những đặc
trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các
anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên,.. Cùng với đó là các cơng

trình mới liên tục được xây dựng như: Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc,
tháp tài chính FCC, tòa nhà Kim Thái, trung tâm thương mại Vincom, các khu
chung cư cao tầng TBCO, TECCO,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái
Nguyên với một bộ mặt mới ngày càng hiện đại hơn. Trong tương lai, thành phố
Thái Nguyên sẽ tiếp tục phát triển đô thị khang trang hơn với các dự án và cơng
trình đã và đang triển khai như: Dự án đô thị hai bên bờ sông Cầu kết hợp chỉnh
lũ sông Cầu, khu đô thị Picenza 1 và 2, khu nhà ở HUDS Đồng Bẩm,... Các cơng
trình này hứa hẹn sẽ tạo điểm nhấn mới cho sự phát triển năng động của thành
phố Thái Nguyên trong tương lai.

Về giáo dục: Giáo dục, đào tạo ở thành phố Thái Nguyên có bước phát
triển cả về mạng lưới, quy mơ, loại hình; chất lượng giáo dục ngày càng được
13


nâng cao (tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học, THCS đạt 100%,
THPT đạt trên 80%). Kết quả thi THPT quốc gia ln có các trường tiêu biểu
nằm trong top đầu của cả nước như THPT Chuyên Thái Nguyên, THPT Chu
Văn An. Qua đó một lần nữa khẳng định sự phát triển toàn diện từng ngày của
thành phố Thái Nguyên.
Theo số liệu thống kê về nguồn nhân lực giáo dục: Thái Nguyên là
trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ 3 của cả nước với 9 trường đại học, 25
trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (có 15 giáo sư, 150 phó giáo sư và
670 tiến sĩ), 52 cơ sở dạy nghề. Hằng năm đào tạo, bồi dưỡng gần 20.000 sinh
viên có trình độ cao đẳng, đại học; trên 2.000 học viên cao học và nghiên cứu
sinh; cung cấp hàng chục nghìn cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật ở nhiều
lĩnh vực phục vụ cho sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Nhiều
cựu sinh viên của Đại học Thái Nguyên đã trở thành cán bộ lãnh đạo các ban,
bộ, ngành Trung ương; nhiều người là Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh
hùng lao động thời kỳ đổi mới, giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo nhân dân, nhà giáo

ưu tú; nhiều đồng chí đã và đang giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thái
Nguyên và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Hoạt động liên kết đào tạo
hợp tác quốc tế được tăng cường; hằng năm tỉnh đã đào tạo được trên 2.000
học sinh, sinh viên của các nước Lào, Campuchia, Philippin,…
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được tăng
cường; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể thao chào mừng các sự kiện chính trị, ngày lễ, kỷ niệm được tổ
chức kịp thời, hiệu quả, sơi nổi và rộng khắp.
Các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được triển khai đồng bộ,
kịp thời, đạt hiệu quả thiết thực. Tỷ lệ hộ nghèo hiện là 9% và đã được giảm bình
quân hằng năm hơn 2%; chỉ đạo thực hiện hỗ trợ sửa chữa hoặc xây mới nhà ở
cho tất cả 34 hộ nghèo có thành viên là đảng viên từ 50 tuổi Đảng trở lên

14


có khó khăn về nhà ở; hỗ trợ các trường học cịn khó khan để đảm bảo điều
kiện tốt nhất cho giáo dục.
Với sự phát triển kinh tế và thay đổi tích cực đời sống xã hội từng ngày,
thành phố Thái Nguyên đang dần từng bước khẳng định sự lớn mạnh của
thành phố so với các khu vực khác. Đây cũng là cơ hội tốt để người dân thành
phố yên tâm sinh hoạt đồng thời có nhiều quan tâm, chú trọng đến sự phát
triển văn hóa và truyền thống lịch sử địa phương.
1.1.3. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử
Có thể nói, bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế xã hội, Thái
Nguyên cũng rất chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử
văn hóa gắn với phát triển du lịch của thành phố.
Thành phố Thái Nguyên có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, được
biết đến với những địa danh nổi tiếng: Đền Mỏ Bạch, Đền Xương Rồng, Ðền
thờ Ðội Cấn, Nhà lao Thái Nguyên, Khu di tích lịch sử 915 Gia Sàng... nơi

ghi dấu sự kiện vang dội cả nước, chấn động nước Pháp, đó là cuộc khởi
nghĩa Thái Nguyên năm 1917 do Ðội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo.
Thái Nguyên là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống lịch sử lâu đời.
Lịch sử dân tộc đã khắc ghi chiến thắng của quân dân Đại Việt do Thái úy Lý
Thường Kiệt chỉ huy đập tan quân xâm lược nhà Tống năm 1076 trên sông Như
Nguyệt (sơng Cầu). Phía tây của phịng tuyến ấy kéo dọc sông Cầu tới cực Nam
đất Thái Nguyên ngày nay. Nhân dân địa phương cùng quan quân triều đình nhà
Lý chặn đứng và tiêu diệt nhiều sinh lực địch ở vùng Vạn Nhai (Võ Nhai), vùng
phía Đơng sơng Cầu góp phần đánh tan chủ lực giặc Tống do Quách Quỳ chỉ huy
trên phịng tuyến sơng Như Nguyệt, khiến vương triều Tống không một lần dám
đưa quân trở lại xâm lược Đại Việt. Chính trong giai đoạn lịch sử này, mảnh đất
Thái Nguyên đã sinh ra con người làm rạng rỡ quê hương

15


- Dương Tự Minh. Đây cũng là vị anh hùng được nhân dân lập nhiều đền thờ
nhất ở thành phố Thái Nguyên.
Là trung tâm công nghiệp đầu tiên của miền bắc, TP Thái Nguyên trở
thành trọng điểm bắn phá của địch. Tiếp nối lịch sử, ngày 17-10-1965, giặc
Mỹ huy động 29 lượt máy bay tập trung đánh phá cầu Gia Bẩy và xã Gia
Sàng, giết hại 147 người, phá sập nhiều nhà cửa, phương tiện làm ăn sinh
sống của nhân dân. TP Thái Nguyên chính thức bước vào cuộc chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ.
Trong suốt tám năm trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, quân, dân thành phố đã xây dựng gần 100 trận địa bắn máy bay địch.
23 máy bay các loại, trong đó có chiếc máy bay thứ 1.000 và hai chiếc máy bay
ném bom chiến lược B52 đã bị bắn rơi trên bầu trời TP Thái Nguyên.

Vượt lên bom đạn ác liệt, dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ, chính quyền,

hoạt động sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, trên đồng ruộng
vẫn được duy trì. Ðiện vẫn sáng, gang vẫn ra lò, hơn 70 cơ sở thuộc 13 ngành
nghề thủ cơng nghiệp vẫn hồn thành chỉ tiêu sản xuất; giá trị tổng sản lượng
lương thực, thực phẩm, rau xanh đều tăng; các hoạt động văn hóa, xã hội, y tế,
giáo dục vẫn đạt kết quả cao; an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn được giữ vững.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng nghìn tấn lương
thực, thực phẩm của nhân dân thành phố gửi ra chiến trường. Hơn 4.000
người con ưu tú của thành phố đã lên đường chiến đấu trên khắp các mặt trận,
lập nhiều chiến cơng xuất sắc. Nhiều đồng chí đã hy sinh anh dũng, để lại một
phần xương máu trên các chiến trường. Sự hy sinh anh dũng ấy đã góp phần
xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

16


Do có những đóng góp, cống hiến lớn lao trong cơng cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, TP Thái Ngun và 19 tập thể, bốn cá nhân đã được Ðảng
và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
30 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hàng
nghìn tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu cao q.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của Tỉnh. Nằm trải dọc
bên bờ sông Cầu, thành phố Thái Nguyên có 25 phường xã và 95 điểm di tích
lịch sử văn hố đã kiểm kê.
Có thể kể đến một số các điểm tham quan văn hóa tiêu biểu của thành
phố như:
+ Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Toạ lạc giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, trên một vùng đất rộng
39.000m2. Tại đây thời Pháp thuộc năm xưa từng là khn viên của tồ sứ,

tồ phó sứ tỉnh Thái Ngun. Bảo tàng Văn hố Các Dân Tộc Việt Nam
hướng ra đảo tròn trung tâm Thành phố, phía sau là một khn vườn rộng
nhiều cây cối cổ thụ, tạo phong cảnh râm mát, có dịng Sơng Cầu như một dải
lụa mềm ngày đêm miệt mài chảy về xuôi.
Khởi công xây dựng ngày 19/12/1960, Bảo tàng văn hố các dân tộc
Việt Nam (lúc đó gọi là Bảo Tàng Việt Bắc) và được khánh thành và đưa vào
sử dụng năm 1962. Là một cơng trình kiến trúc lớn, đẹp nhất của tỉnh Thái
nguyên, và có lẽ cũng là một trong những bảo tàng có kiến trúc đẹp nhất cả
nước, kể từ khi hoàn thành đến nay Bảo tàng luôn là niềm tự hào của mỗi
người dân Thái nguyên. Với hơn 3000m2 sử dụng cho trưng bày, kho bảo
quản và các hoạt động khác. Bảo tàng lưu giữ và trưng bày hơn 10000 hiện
vật, tài liệu thuộc di sản văn hoá của 54 dân tộc Việt nam. Bảo tàng được xây
dựng thành 5 khối kiến trúc là 5 phòng trưng bày lớn:
17


×