Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VĂN học ý THỨC nữ QUYỀN TRONG HỒNG lâu MỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.77 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN MÔN
LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH VĂN HỌC HIỆN ĐẠI PHƯƠNG TÂY

Đề tài:

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG HỒNG LÂU MỘNG

GVHD: PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
HVTH: ĐẶNG NGỌC NGẬN

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2018
MỤC LỤ


1.Đặt vấn đề.................................................................................................................4
2. Ý thức “Nữ quyền” được bắt đầu từ tư tưởng trong “Giấc mộng lầu hồng”.........4
2.1. Đôi nét về vấn đề Nữ quyền..................................................................................4
2.2. Nữ quyền trong Hồng lâu mộng _ một tư tưởng mới..........................................6
2.2.1. Tư tưởng từ huyền thoại đến hiện thực của thời đại.........................................6
2.2.2. Nữ quyền – sự cách tân trong “Giấc mộng lầu hồng” qua các nhân vật nữ....8
3. Nữ quyền trong Hồng lâu mộng – một cách viết mới ở tiểu thuyết trường thiên 16
3.1. Không gian lạ _ cách thể hiện độc đáo ý thức Nữ quyền trong “Giấc mộng lầu
hồng”.........................................................................................................................16
3.1.1. Không gian nam giới trong đời sống của nữ nhân..........................................16
3.1.2. Không gian nữ nhân trong đời sống của nam giới..........................................17
3.2. Cách viết mới từ nghệ thuật “tạo dòng” đến gợi mở một thế giới ý thức hạnh
phúc cho người phụ nữ..............................................................................................18
3.2.1. Dòng chảy mộng - thực trong “Kim Lăng thập nhị kim thoa”.......................18


3.2.2. Huyền thoại trong “Giấc mộng lầu hồng”– một công cụ đắc lực vẽ nên một
thế giới ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ........................................................20
4. Kết luận.................................................................................................................21
5. Tài liệu tham khảo.................................................................................................23

2


1. Đặt vấn đề
Một câu chuyện thần thoại Hy Lạp đã kể rằng, Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn
của mặt trăng, đường uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ
hoa…đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ nữ. Quả thật, phụ nữ như là
linh hồn của cuộc sống mn lồi... Phụ nữ chiếm một nửa thế giới, có lẽ vì thế, mà
văn học - một trong những tấm gương trung thành, phản chiếu địa hạt của cuộc
sống, đã thể hiện về người phụ nữ một cách khá đầy đủ và tinh tế. Một trong những
tác phẩm đã làm được điều ấy, chính là Hồng lâu mộng. Với tác phẩm này, Tào
Tuyết Cần đã thể hiện một cách đầy mới mẻ về ý thức Nữ quyền từ “những chiếc
thoa vàng” trong Đại Quan viên nói riêng, và nhân loại nói chung.
Dựa vào nền tảng từ những cơng trình nghiên cứu về con người, dấu ấn Nữ
quyền trong văn học nói chung và trong Hồng lâu mộng nói riêng, người viết xin
mạn phép trình bày Ý thức Nữ quyền trong Hồng lâu mộng ở bài viết của mình.
Nghiên cứu về những vấn đề “Nữ quyền” hay tiểu thuyết Hồng lâu mộng không
phải là một vấn đề mới, nhưng việc tìm hiểu tác phẩm này qua ý thức Nữ quyền mà
Tào Tuyết Cần đã xây dựng, ở Việt Nam là một vấn đề chưa được khám phá tồn
diện. Vì vậy, mà người viết cảm thấy việc tìm hiểu về Ý thức Nữ quyền trong Hồng
lâu mộng của Tào Tuyết Cần cũng khá quan trọng và thú vị.
2. Ý thức “Nữ quyền” được bắt đầu từ tư tưởng trong “Giấc mộng lầu hồng”
2.1. Đôi nét về vấn đề Nữ quyền
2.1.1.Vấn đề Nữ quyền, một hiện tượng văn hố hiện đại
Một cách hiểu thơng dụng nhất cho khái niệm Nữ quyền là: Quyền bình đẳng

của phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và giáo dục. Khái niệm Nữ quyền nếu
hiểu ở cấp độ rộng là quyền lợi của người phụ nữ đặt trong thế tương quan với
quyền lợi của nam giới để đạt tới cái gọi là nam nữ bình quyền. Ở cấp độ hẹp thì
Nữ quyền có mối liên quan với các khái niệm như giới tính, phái tính trong văn học.
Nếu “giới tính”; “phái tính” là những cơng cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái
3


(nam; nữ) thì khái niệm Nữ quyền khơng dừng lại ở đó mà mục đích của nó hướng
tới là sự bình quyền của nam; nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của nữ giới
[8, tr. 30].
Vấn đề Nữ quyền chính là một hiện tượng văn hóa hiện đại, và nó phát triển
một cách mới mẻ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Rõ ràng, khi đã thoát thai từ một
thời gian dài hàng thế kỷ, vấn đề Nữ quyền mang một sứ mệnh cao cả là lên tiếng ý
thức về hạnh phúc của người phụ nữ. Chúng phát triển một cách nhanh chóng và
mạnh mẽ.
2.1.2. Nữ quyền –Ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ
Với mục tiêu mang lại một quan niệm mới về người phụ nữ, xuất phát từ các
mẫu quy ước văn hóa – xã hội cũ được thiết lập trong quá khứ, quy ước mọi quyền
hạn trong xã hội đều được tập trung vào nam giới, chủ nghĩa Nữ quyền muốn đánh
giá đúng vai trò và vị trí của phụ nữ qua sự nỗ lực tạo ra một điểm nhìn mới về thế
giới của riêng họ.
Vấn đề Nữ quyền đã phát triển thành nhiều nhánh khác nhau, ở mỗi nhánh
người ta lại đưa ra cách khai thác, cách tiếp cận khác nhau mà theo sự khảo sát và
tìm hiểu của người viết thì cụ thể gồm ít nhất là những nhánh nhỏ về thuyết Nữ
quyền như: Thuyết Nữ quyền Tự do (Liberal feminism); Thuyết Nữ quyền Xã hội
chủ nghĩa (Socialist feminism); Thuyết Nữ quyền cấp tiến (Radical feminism);
Thuyết Nữ quyền phân tâm học (Psychoanalytic feminism); Thuyết Nữ quyền hiện
sinh (Existentialist feminism); Thuyết Nữ quyền hậu hiện đại (Post Modern
feminism); ..v.v..

Sự ra đời của cuốn sách “A vindication of the Right of Wormen – Sự xác minh
quyền phụ nữ” của Mary Wolfstronecraft đã lên tiếng yêu cầu phải thừa nhận quyền
bình đẳng của phụ nữ đương thời. Đây được xem là cột mốc quan trọng trong
phong trào chống lại sự bất bình đẳng giới, và cũng là tác phẩm đã lên tiếng cho ý
thức về hạnh phúc của người phụ nữ.
4


Từ cuộc sống hiện thực, Lev Tolstoy đã lên án những bất công mà phụ nữ phải
gánh chịu, kể cả về kinh tế lẫn đời sống tinh thần. Ông đã cất lên ý kiến của mình,
rằng“Vấn đề quyền phụ nữ khơng phải ở chỗ phụ nữ có thể hay khơng thể bầu cử và
làm quan tịa, làm những chuyện đó chẳng cần đến quyền gì cả.Vấn đề là ở chỗ có
quyền để được bình đẳng trong quan hệ giới tính với đàn ơng, để có quyền sử dụng
đàn ơng hay loại bỏ anh ta tùy theo ý mình, được theo ý mình lựa chọn đàn ơng chứ
khơng phải là kẻ bị lựa chọn”1.
Như vậy, vấn đề Nữ quyền khi đi vào nhiều lĩnh vực khác nhau đều có chung
một đặc điểm là “vì quyền phụ nữ”, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật.
2.2. Nữ quyền trong Hồng lâu mộng _ một tư tưởng mới
2.2.1. Tư tưởng từ huyền thoại đến hiện thực của thời đại
2.2.1.1. Âm hưởng Nữ quyền được bắt đầu từ bức tranh huyền thoại
Hình tượng Nữ Oa2 được người Trung Quốc tôn là vị thần “Mẫu”, vị thần tiên
sáng tạo ra mn lồi, ln theo dõi và nâng đỡ con người. Truyền thuyết Nữ Oa đội
đá vá trời giúp cho vạn vật sinh tồn và nảy nở theo vịng tạo hóa đã được lưu truyền
khắp nhân gian và ai cũng nhớ đến ơn bà… Nữ Oa trong tâm thức của người Trung
Quốc là có thật, hình ảnh ấy thiêng liêng và tồn tại trong tâm thức của họ như mẹ
Âu Cơ trong lòng dân Việt. Nếu như dân tộc Việt Nam được mẹ Âu Cơ sinh ra từ
bọc thơm trăm trứng và nuôi sống dưới biển, trên non, thì Nữ Oa đã “nặn đất vàng
thành người” [3, tr. 9], đã “giết rồng đen cứu vùng Kí Châu, lấy tro cây lau đắp bờ
ngăn nước lũ…” để “thú giữ bị giết sạch, nhân dân yên ổn làm ăn” [3, tr. 9]. Như
vậy, ta có thể chấp nhận với nhau rằng, dấu ấn Nữ quyền được thể hiện trong Hồng

lâu mộng ít nhiều có nguồn gốc từ huyền thoại.
Thật vậy, “huyền thoại là một loại truyện kể mang tính truyền thuyết kể về
những chiến cơng của người cổ xưa nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên và xã hội”
[2, tr. 38]. Điều đó cho ta thấy, Tào Tuyết Cần đã mượn huyền thoại Nữ Oa để dẫn
1 Lev Tolstoy và vấn đề quyền phụ nữ (2011), Trần Thị Phương Phương, Khoahoc-ngonngu.edu.vn
2

5


dắt câu chuyện, và đã được chính tác giả thừa nhận ngay ở phần đầu tác phẩm
“Người làm sách xin nói: trải qua quãng đời mộng ảo, nên có ý giấu những việc
thực, mượn chuyện “hòn đá thiêng” mà viết ra bộ Thạch đầu kí này” [1, T.1, tr. 17].
Yếu tố huyền ảo được Tào Tuyết Cần lựa chọn chính là mốc khởi đầu từ dấu tích
cịn đọng lại trong huyền thoại, nó được bắt nguồn từ cuộc sống đa dạng đầy phong
phú với những chất liệu tuyệt vời. Ngoài ra, nhà văn đã xây dựng cho nhân vật của
mình đi vào Thái hư cảnh ảo. Ở đó, người phụ nữ sống cùng thiên nhiên, dù có
phép tắc, lễ nghi, nhưng cũng khơng có điều gì trói buộc. An nhiên, tự tại là đặc
điểm nổi bật của các tiên nữ nơi Thái hư cảnh ảo. Bằng sức tưởng tượng phi thường,
tác giả đã tạo ra một cảnh giới tuyệt vời hơn cả vườn Đại Quan, khác xa với hiện
thực trần trụi của xã hội. Phác họa một chốn bồng lai tiên cảnh cho nữ giới, cho
những con người có tâm hồn thanh cao, có lối sống tinh tế, có khí chất thốt tục như
Un Ương, Tình Văn, ... Qua đó thể hiện một sự trân trọng và khẳng định nữ giới
xứng đáng được hưởng cuộc sống như vậy.
Rõ ràng, mỗi tác phẩm văn học nếu không được bắt nguồn từ cuộc sống thì
cũng chỉ tồn tại như những phế vật khơng có tâm hồn. Đồng thời mỗi nhà văn chân
chính lại phải là những người lao động miệt mài trên cánh đồng đầy chất liệu tươi
nguyên ấy. Mỗi người có một cách khám phá, tìm kiếm và xây dựng cũng như đúc
nặn để có một sản phẩm của riêng mình _ những sản phẩm được bắt đầu từ cuộc
sống khác nhau. Âm hưởng Nữ quyền trong Hồng lâu mộng mà Tào Tuyết Cần và

Cao Ngạc đã viết nên chính là một sản phẩm như thế - “hiện thực đến tươi nguyên”.
2.2.1.2. Âm hưởng Nữ quyền trong hiện thực của thời đại
Trong xã hội phong kiến, phụ nữ là người bị áp bức nặng nề nhất. Chế độ
phong kiến càng hoàn chỉnh và phát triển bao nhiêu thì người phụ nữ càng bị áp bức
nặng nề bấy nhiêu. Nhìn rõ những điều ấy trong thời đại của mình đang sống, Tào
Tuyết Cần đã xây dựng nên một Bảo Ngọc trân trọng và sẻ chia những nỗi đau của
phụ nữ. Nếu hình ảnh người phụ nữ trong Chuyện làng nho của Ngô Kính Tử, có sự
nguyền rủa của Chu Ngun Chương đối với phụ nữ bằng lời lẽ hung hăng “Thái tổ
6


Cao hồng đế chúng ta nói: nếu ta khơng phải do người đàn bà đẻ ra, thì ta đã giết
tất cả đàn bà trong thiên hạ rồi. Làm gì có người đàn bà tốt, tính tình của tơi khơng
chịu họ được. Họ ở cách xa ba gian phịng tơi đã ngửi thấy mùi hôi thối của họ rồi”
[6, T.2, tr. 82] thì Bảo Ngọc lại sẻ chia gánh nặng tinh thần với mọi nỗi đau khổ dằn
vặt họ, chàng nâng niu, chiều chuộng con gái; vì với chàng thì “Xương thịt của con
gái là nước kết thành, xương thịt của con trai là bùn kết thành…nhìn thấy con gái
thì người … nhẹ nhàng, khoan khối, trơng thấy con trai thì như bị phải hơi dơ bẩn
vậy…” [1, T.1, tr. 46]. Âm hưởng Nữ quyền trong thời đại mà Tào Tuyết Cần sống
được ông đưa vào từng trang viết một cách sinh động. Nhà văn thấy hiện thực của
thời đại là một thái độ chấp nhận của xã hội, họ mặc nhiên thừa nhận với nhau rằng
“Phải đấy, đàn bà khôn khéo khơng có gạo cũng chẳng nấu được thành cháo” [1,
T.2, tr. 628].
Thật vậy, âm hưởng Nữ quyền trong hiện thực của thời đại mà Tào Tuyết Cần
đã phác họa trong Hồng lâu mộng là những cuộc đời đầy cay đắng của thân phận
người phụ nữ. Nhìn thấy những nỗi đau đó, ơng viết cho họ bằng cả trái tim u
thương, trân trọng và khả kính đến vơ cùng. Có lẽ chính vì “những điều trơng
thấy” ấy mà tác giả Hồng lâu mộng đã viết rằng “…Nay tôi đã sống cuộc đời gió
bụi, khơng làm nên trị trống gì. Chợt nghĩ đến những người con gái ngày trước
cùng sống với tôi, so sánh kỹ lưỡng, thấy sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn

tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi, lại chịu kém bạn quần thoa, thực rất đáng
thẹn… nhưng trong khuê các còn biết bao người tài giỏi, tôi không thể nhất thiết
mượn cớ ngu dại muốn che giấu lỗi mình, để cho họ bị mai một… dù học ít, hạ bút
khơng viết nên văn, tơi cũng chẳng ngại gì mượn lời nơm na thêu dệt…” [1,T.1, tr.
18] nên “Giấc mộng lầu hồng”.
2.2.2. Nữ quyền – sự cách tân trong “Giấc mộng lầu hồng” qua các nhân vật nữ
Hịa mình vào dịng chảy chung của văn học trung đại Trung Quốc, tiểu
thuyết Minh_Thanh cũng góp phần vào đề tài người phụ nữ với những đóng góp
rất lớn. Chắc hẳn ai đã từng theo dõi nền Văn học Trung Quốc, có lẽ sẽ đều biết
7


đến một Tam Quốc Chí của La Quán Trung, một Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân hay một Thủy hử của Thi Nại Am … với khá nhiều những nhân
vật nữ. Trong văn học giai đoạn ấy, người phụ nữ hiện lên với sự phong phú và
đa dạng, nhưng rõ ràng cho đến khi Hồng lâu mộng sừng sững bước lên văn đàn
văn học, thì hình ảnh người phụ nữ đời thường mới thật sự trở nên mới mẻ hơn
bao giờ hết. Họ đã được sắm cho mình một tính cách mà “khơng thể nào lẫn
lộn”, lúc này người ta mới thấy rõ hình ảnh của nữ giới vừa đáng yêu, đáng mến
lại vừa nổi loạn, nắm quyền.
2.2.2.1. Người phụ nữ “nổi loạn” trong “Giấc mộng lầu hồng”
Chỉ có nổi loạn tơi mới tìm thấy được bản thể của tơi; chỉ có nổi loạn tơi mới
tìm thấy được cái nét hùng vĩ của con người. Tôi nổi loạn, vậy tôi hiện hữu3.
Thật vậy, sự nổi loạn được xem là hành vi trở về với bản ngã của chính mình.
Mang tư tưởng chống đối lại một thế lực nào đó, cụ thể trong Hồng lâu mộng, thế
lực ấy chính là tư tưởng mục nát của chế độ phong kiến Trung Quốc đương thời.
Tào Tuyết Cần đã để cho nhân vật của mình đến với bản ngã của họ, đặc biệt là
những nhân vật nữ. Nếu như Diệu Ngọc – “người dòng dõi nhà quan, khi bé lắm
bệnh, …làm bao nhiêu hình nhân thế mạng, vẫn khơng khỏi; … phải xuất gia” [1,
T.1, tr. 298] để có được “kết quả tốt” về sau, thì nàng Lâm Đại Ngọc – nhân vật

được Tuyết Cần chăm sóc kĩ lưỡng lại khơng như thế. Ngay thuở nhỏ, có nhà sư
chốc đầu bảo Đại Ngọc nên đi tu nhưng Tào Tuyết Cần đã xây dựng một Đại Ngọc
“không thỏa hiệp”. Đại Ngọc biết “tiền định” của mình, song nàng vẫn làm trái lại,
nàng vẫn đến ở nhà bà ngoại, cứ dấn thân trong cõi đời phàm tục, từ bỏ mọi an
nhiên mà số phận an bài. Cũng là đóa phù dung, nhưng nàng Lâm là thủy phù
dung,“ sương gió buồn tênh”. Đóa phù dung ở đây, được mệnh danh là thần hoa
mùa hạ, cái cốt cách của Đại Ngọc cũng thẳng ngay như thủy phù dung vậy. Khi dạo
chơi trong Đại Quan viên, Đại Ngọc tỏ ý yêu cả những lá sen ở mặt hồ: “xưa nay tơi
khơng thích thơ Lí Nghĩa Sơn, chỉ thích có một câu của ơng ta là “sen tàn nghe rốn
3 Theo thạch Chương -Trình bày và phê bình hai quan niệm nổi loạn của Albert Camus.

8


tiếng mưa thu”. Bây giờ các người lại không để lại những lá sen tàn à!” [1, T.2, tr.
704]. Đại Ngọc thích mỗi câu ấy để rồi mệnh bạc lại gieo vào nàng bao uất hận đầy
buồn khổ. Lần theo tác phẩm Hồng lâu mộng, ta có thể thấy rằng nếu Bảo Thoa là
con đẻ của thời đại, tiếp thu ngoan ngoãn những tư tưởng của chế độ phong kiến, thì
Đại Ngọc lại là đứa con phản nghịch của thời đại. Nàng sắc sảo, thơng minh, tự do
bày tỏ chính kiến của mình và ra mặt sống vì tình yêu, đau khổ vì tình u chứ
khơng giống Bảo Thoa, lúc nào cũng tự giấu mình. Nếu Bảo Thoa sống phải e dè,
mừng giận khó lộ, thì Đại Ngọc đã mới mẻ hơn. Nàng thật lạ, gặp chuyện gì cũng có
thể rơi lệ, mà lại sống ở những nơi dễ tức cảnh sinh tình _rừng trúc “tiêu tương”.
Rơi lệ, nhưng khơng có nghĩa là bi lụy, mà ở đây tiếng khóc của nàng là tiếng khóc
của người đa sầu đa cảm. Nghe tuồng hát đầy ai ốn _khóc, nhìn cảnh vật thê lương
_khóc, “lúc rỗi, ngồi buồn khơng cau mày cũng thở dài”. Con người ấy với mặc
cảm trong kiếp ăn nhờ ở đậu “nói khơng được thừa nửa lời, đi không được thừa nửa
bước” ấy luôn đa sầu đa cảm, nước mắt của nàng như ứng với lời nguyền ngày
trước, như dành hết nước mắt của cuộc đời mình mà trả nợ cho hịn đá Thạch Anh,
tiếng khóc của nàng khiến cho “chim chóc đương đậu trên cành liễu, khóm hoa gần

đấy cũng xào xạc bay xa, không nỡ nghe những tiếng khóc than ai ốn”[1, T.1, tr.
456]. Qua đó, ta thấy Tào Tuyết Cần như muốn đánh đổ quan niệm của xã hội cũ,
nếu như chế độ xã hội ấy đã khẳng định muốn cho Lâm Đại Ngọc khỏe, điều cần
nhất là “từ giờ trở đi, chớ để nó nghe tiếng khóc; …” thì nhà văn lại để cho Đại
Ngọc “nhiều khi bỗng đang n lành, khơng biết vì sao cũng rơm rớm nước mắt”
[1,T.1, tr. 457].
Sự nổi loạn lạ đời ấy, còn được thể hiện qua cách suy nghĩ khác người của Lâm
Đại Ngọc, nếu như Bảo Thoa cho rằng “con gái khơng có tài ấy là đức” đấy! Con
gái cần phải lấy trinh tĩnh làm chủ, nữ cơng cũng chỉ là việc cần thiết thứ hai. Cịn
như thi từ, chẳng qua là để chơi đùa trong khuê các…” [1, T.2, tr. 429] thì Đại Ngọc
đã vận dụng hết tài năng để làm nên những bài thơ khiến chị em vườn Đại Quan
phải ngợi khen. Ngay cả suy nghĩ “riêng chung” Tào Tuyết Cần cũng để nàng “bộc
9


bạch” cùng Bảo Ngọc qua hình ảnh cánh “cửa” đầy ma mị. Nếu Bảo Ngọc không
sang thăm chị Bảo Thoa là vì “cái cửa nhỏ kia” khơng “qua lại được” …muốn qua
bên ấy phải đi vịng ra bên ngồi, cho nên khơng tiện”… [1, T.3, tr. 182] thì Đại
Ngọc lại “tỏ hết nỗi lịng” của bản thân mình với chàng Bảo, bất giác ta thấy đâu đó
câu nói “nam nữ thụ thụ bất tương thân” mà xã hội phong kiến vẫn xem là câu cửa
miệng khi nói về chuyện trai, gái… đã bị đẩy xuống tận cùng qua cách nghĩ, cách
cảm và câu nói của cơ Lâm … “Hiện nay cửa sổ của chúng ta đều che bằng thứ sa
màu ráng trời,…có hại gì? Cửa sổ của em tức là cửa sổ của anh, việc gì phải phân
biệt như thế? Chỉ tổ làm cho thêm xa lạ mà thôi” [1, T.2, tr. 712].
Là một nhân vật nữ điển hình tuân thủ nghiêm ngặt “giáo điều phong kiến”,
Tiết Bảo Thoa đã can ngăn khi Hương Lăng muốn học làm thơ. Dù vậy, nàng
Hương Lăng vẫn được sự bảo ban tận tình của Sử Tương Vân “suốt ngày say đắm”
để cuối cùng cũng viết nên những vần thơ hay đến lạ. Theo cách nói của Đặng Tiến,
thì người đàn bà trong thơ là một huyền thoại; thơ trong người đàn bà là một huyền
thoại khác; thơ của người đàn bà là huyền thoại của huyền thoại, là thơ của thơ [7,

tr. 78], vậy người đàn bà dạy người đàn bà làm thơ có nên chăng được xem là một
sự đổi mới và nổi loạn mạnh mẽ, đâu đó hình ảnh “lại đây chị dạy làm thơ” của Hồ
Xuân Hương trong văn học Việt Nam khiến người đọc phải nghiêng mình. Ngồi
việc “dạy thơ” cho người khác, Sử Tương Vân còn ăn mặc như một đấng nam nhi,
trang phục của Sử tiểu thư khiến Đại Ngọc phải cười mà thốt lên “Các chị xem kìa,
Tơn Hành Giả đến đây rồi” [1, T.2, tr. 145]; Bảo Thoa lại nói “Cịn nhớ kỳ tháng
ba, tháng bốn năm ngối, khi cơ ấy ở đây, đã mặc áo, đi cả giày, đeo cả thắt lưng
của cậu Bảo. Thoạt nhìn, giống hệt cậu Bảo, chỉ khác hai bên đeo hoa tai thôi…Sau
mọi người không nhịn được cười, cụ cũng cười nói: nó ăn mặc giả trai càng dễ coi
hơn” [1, T.1, tr. 542] và các chị em trong Đại Quan viên cũng phải thừa nhận “Cơ
ấy thích mặc kiểu cậu bé, vì kiểu ấy trơng sắc sảo, lanh lợi hơn là kiểu cô bé” [1,
T.2, tr. 145].
10


Không thừa nhận những luật lệ phong kiến, không thừa nhận chế độ nam
quyền, Tào Tuyết Cần đã để Phượng Thư lồng lộn lên như con hổ dữ trước cảnh
chồng ân ái với chị Hai nhà họ Vưu, rồi đến cái “mây mưa” của Giả Liễn với vợ
Bào Nhị,... Mưu mơ có, xảo quyệt có,…rồi thì sự “nổi loạn” ấy có suy cho cùng
cũng chỉ“là giữ nguyên cái thế giằng co ấy giữa tôi và thế giới,muốn chống lại mọi
thoả hiệp với phi lý”4, câu nói của Giả Mẫu như một thứ nước cam lồ huyền diệu,
làm đổ nát “hũ dấm” của Hy Phượng một cách nhẹ nhàng… “Việc có quan hệ gì
đâu. Bọn trai trẻ chúng nó, thấy gái khác nào mèo thấy mỡ, giữ làm sao được? Lúc
trẻ ai mà chẳng thế?...” [1, T.2, tr. 60].
Qua đó, ta thấy âm hưởng Nữ quyền qua các nhân vật nữ “nổi loạn” của Tào
Tuyết Cần là hàng loạt những thái độ và cung bậc khác nhau, có một Đại Ngọc “nổi
loạn” từ tư tưởng chống đối lễ giáo, gia nghi đến “rời bỏ định mệnh” chấp nhận
“cửa tình”; một Hương Lăng “chăm chỉ học hành”; một Sử Tương Vân như “Tôn
Hành Giả” giữa chốn Đại Quan.
2.2.2.2. Người phụ nữ “nắm quyền” trong “Hồng lâu mộng”

Nguyễn Khắc Phi đã nhấn mạnh “Ở Trung Quốc…khi được thành vợ thành
chồng, người phụ nữ lại càng thấy mình thiệt thịi. Người đàn ơng nắm hết quyền
hành, người phụ nữ khơng có địa vị gì trong gia đình cũng như ngồi xã hội ...”
[6, T.1, tr. 28]. Và có lẽ, hình ảnh người phụ nữ nắm quyền mới bắt đầu được bước
vào trang văn khi Hồng lâu mộng ra đời qua hình ảnh Phượng Thư - “bậc anh
hùng trong đám phấn son”. Dù nàng là người ít học, nhưng lại rất thơng minh,
lanh lợi. Tào Tuyết Cần đã cho Hy Phượng một sự tự tin và tài quán xuyến, cắt đặt
mọi việc trong nhà. Điều này được Giả Trân đã hết lòng ca ngợi “…Hồi cơ cịn
bé, từ lời nói tiếng cười đã có tính quyết đoán. Bây giờ đi lấy chồng, cáng đáng
mọi việc bên nhà chắc đã thành thạo lắm rồi. Cháu nghĩ mãi mấy hơm nay, ngồi
cơ em ra khơng cịn ai nữa…” [1, T.1, tr. 226]. Với tài năng quán xuyến, ý thức
“Nữ quyền” qua nhân vật nữ “nắm quyền” - Phượng Thư của Tào Tuyết Cần đã
4 Theo thạch Chương -Trình bày và phê bình hai quan niệm nổi loạn của Albert Camus.

11


thật sự thành công từ đám tang của Tần thị đến cuộc hành trình “Thay rường đổi
cột”. Trong chuyện cưới xin cho Bảo Ngọc, Phượng Thư cũng là người “định
đoạt”: “Theo ý cháu thì việc này chỉ có cách đánh tráo mà thôi. Bây giờ không kể
là cậu Bảo hiểu hay không hiểu, mọi người chúng ta cứ rêu rao lên là ông lớn làm
chủ, cưới cô Lâm cho chú” [1, T.3, tr. 263]. Ta thấy, với “Cử chỉ khoan thai, nói
năng khốt đạt, tỏ vẻ cao q, rộng rãi nên chẳng coi ai vào đâu, tha hồ phung
phí, sai phái, muốn làm gì thì làm” [1, T.1, tr. 239], Tào tiên sinh đã xây dựng nên
một Vương Hy Phượng cá tính đầy mới mẻ, thỏa mãn tính hiếu thắng và để lại
trong Kim Lăng thập nhị kim thoa một nữ nhân đầy oai vệ tài ba. Thật là: Trị nước
khó giao phường mũ áo; Tầy nhà đành mặc bọn quần thoa [1, T.1, tr. 228].
Ta có thể hình dung được ý thức Nữ quyền sâu sắc được Tào Tuyết Cần tạo
dựng lên một cách rõ nét qua quyền uy của Phượng Thư. Đứng cạnh nhân vật Nữ
quyền uy ấy phải kể đến Thám Xuân - người biết phân biệt điều hay lẽ thiệt, hành

xử lại khéo léo, công bằng. Dù là một tiểu thư ngàn vàng nhưng nàng lại rất tỏ
tường mọi sinh hoạt trong gia đình, giúp Phượng Thư cai quản gia đình và hiểu
thêm nhiều thứ, chính tác giả đã nhận định rằng “Thám Xuân sành sỏi chẳng kém
gì Phượng Thư, chỉ khác là tính tình hịa nhã, nói năng dịu dàng mà thơi” [1, T.2,
tr. 249]. Khi Phượng Thư lâm bệnh, Thám Xuân đã đứng ra lo liệu việc nhà một
cách đảm đang, biết cắt đặt cơng việc khơng kém gì cơ Phượng. Trong sự tính tốn
mưu lợi cho gia tộc, cơ đã mạnh dạn “nghĩ ra việc này, giao cho các bà, không
qua tay bọn quản gia. Dù họ tức đấy nhưng cũng không dám nói. Đến cuối năm
các bà phải nạp tiền cho họ, chờ gì họ chẳng giở lối mè nheo? Vả chăng trong
một năm bất cứ việc gì, chủ được một phần họ cũng vớ nửa phần, đó là lệ cũ xưa
nay ai cũng biết cả. Ấy là chưa kể đến chỗ ăn vụng ăn trộm. Bây giờ việc trong
vườn này là do chúng ta đặt ra, chứ không phải qua tay họ, thì hằng năm cứ nộp
tiền vào trong nhà này mới phải” [1, T.2, tr. 273]. Thật là: “Thám Xuân thơng
thạo tìm mối lợi bỏ hẳn tệ xưa” [1, T.2, tr. 265].
12


Qua đó, ta thấy hai nhân vật tiêu biểu điển hình cho “nhân vật nữ nắm quyền”
trong Kim Lăng thập nhị kim thoa đều có sự đáo để giống nhau qua cách quản lý
gia đình: Kim tử vạn thiên thùy trị quốc/ Quần thoa nhất nhị khả tề gia! (Hàng vạn
kẻ mày râu nhưng nào ai là kẻ trị được nước? Quần thoa chỉ một hai người cũng
có thể quản lý tốt việc nhà!)
Song, cho dù là đại diện kiểu nhân vật nữ “nắm quyền”, là những tiếng nói
oai vệ trong phủ Giả, họ vẫn khơng thốt khỏi vũng lầy của xã hội. Cả Vương Hy
Phượng và Thám Xuân cuối cùng vẫn phải chấp nhận một số phận như tất cả các
nhân vật nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” – những số phận đầy bi kịch và đau xót.
2.2.2.3. Số phận bi kịch của người phụ nữ trong Hồng lâu mộng
Nếu Tình Văn là người a hồn trong Hồng lâu mộng , mang thân phận thấp hèn
với cái chết mở đầu cho chuỗi bi kịch tiếp theo của những cô gái tài hoa, bạc mệnh,
thì Tiết Bảo Thoa với dung mạo, cốt cách xuất thân nơi gia đình cao quý, ln khiến

đẹp lịng người trên kẻ dưới cũng phải chịu một số phận bất hạnh. Bảo Thoa là
người đoan chính, và có lẽ điều đó là một phần đã khiến nàng phải rơi vào bi kịch
kéo dài đến hết cuộc đời. Bảo Thoa không được sống thực với con người mình, đến
khi đã trở thành mợ Hai của Giả phủ mà khơng có được tình u, cuối cùng, những
tưởng người chồng là chỗ dựa của mình, cũng bỏ ra đi và rồi cành mẫu đơn cao quý
ấy cũng phải chịu một kết cục lỡ làng, góa bụa.
Khơng trung thành với giai cấp phong kiến, Lâm Đại Ngọc là con người trái
ngược hoàn toàn với Bảo Thoa, nàng bị chế độ phong kiến khinh khi, ghẻ lạnh.
Con người ấy với mặc cảm với kiếp ăn nhờ ở đậu “nói khơng được thừa nửa lời,
đi không được thừa nửa bước” ấy luôn đa sầu đa cảm, nước mắt của nàng như ứng
với lời nguyền ngày trước, như dành hết nước mắt của cuộc đời mình mà trả nợ
cho hịn đá Thạch Anh, tiếng khóc của nàng khiến cho “chim chóc đương đậu trên
cành liễu, khóm hoa gần đấy cũng xào xạc bay xa, khơng nỡ nghe những tiếng
khóc than ai ốn”[1, T.1, tr. 456]. Và niềm đau đớn với bi kịch trong cuộc “tráo
13


hôn” của Bảo Ngọc đã dẫn đến cái chết của nàng, một cành thủy phù dung đã lìa
đời khi tuổi xuân vừa bén tới.
Dù có đặt ra cho nhân vật nữ của mình đầy rẫy những nổi loạn, cho người
phụ nữ đứng lên để “nắm quyền”, nhưng cuối cùng Tào Tuyết Cần vẫn khơng thể
thay đổi được mọi thứ. Chính ông đã phải chấp nhận “Tục ngữ nói rất đúng: mỗi
người có một số phận riêng” [1, T.2, tr. 141]. Rõ ràng, Tào Tuyết Cần đã để cho
nhân vật của mình nổi loạn, chống lại chế độ phong kiến. Nhưng cuối cùng ơng
cũng buộc lịng để chế độ mục ruỗng ấy dùng đến những âm mưu quỷ quyệt lừa
dối và giết hại Đại Ngọc. Khi đám cưới của Bảo Ngọc diễn ra cũng chính là lúc cái
chết của Đại Ngọc tượng hình. Nếu như nàng Tiểu Thanh trong Tiểu Thanh
truyện, trước lúc chết đã nhờ người họa sĩ già, vẽ cho mình một bức chân dung, và
trách móc dun phận, “…đặt tranh lên trước một chiếc giường hẹp, thắp hương
rót rượu, rồi khấn…đoạn phục xuống án mà khóc, lệ rơi tầm tã, khóc gào lên…rồi

tắt thở” [5, tr. 319], thì Đại Ngọc đã dùng hết sức bình sinh của mình để đốt cảo
thơ, khăn lụa có đề thơ, một hành động quả quyết rằng, sẽ dứt mối tình duyên với
Bảo Ngọc. Đó cũng chính là tiếng phản kháng cuối cùng của người con gái đa sầu
đa cảm muốn cắt đi mọi nhân duyên đã đẩy mình chìm sâu vào bi kịch của số phận
cuộc đời.
Hình ảnh người phụ nữ quyền uy Hy Phượng trong Hồng lâu mộng cuối cùng
cũng mất, cái còn lại chỉ là một Phượng Thư “trước kia làm việc lanh lợi và chu
đáo biết dường nào” nay đã trở nên “lúng ta lúng túng… mợ ấy cứ lẩm ca lẩm cẩm
…hết gào thét lại van xin…” [1, T.3, tr. 484]. Tồn tại trong chế độ đương thời, ý
thức Nữ quyền đã manh nha trong tư tưởng của Tào Tuyết Cần, nhưng chỗ mới mẻ
ấy đôi lúc cũng chính là chỗ tác giả tỏ ra lúng túng, có lúc mơ hồ và hỗn loạn.
Lỗ Tấn thường phàn nàn “Trung Quốc rất khó thay đổi” và từng ước mơ có
“một cây roi to tướng” quất vào làm cho nó thay đổi. Ở ngưỡng cửa của thời cận
đại, Hồng lâu mộng dù chưa làm cho số phận các nhân vật nữ ra khỏi kết thúc bi
kịch, nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng Hồng lâu mộng của Tào Tuyết
14


Cần cũng là một trong những cây roi quất vào xã hội phong kiến trì trệ của Trung
Quốc, góp phần làm cho nó chuyển mình về phía trước [6, tr. 84]. Để làm được điều
ấy, cần phải kể đến một sự thay đổi lớn trong cách viết của chính tác giả _ một cách
viết mang đậm ý thức Nữ quyền.
3. Nữ quyền trong Hồng lâu mộng – một cách viết mới ở tiểu thuyết trường
thiên
3.1. Không gian lạ _ cách thể hiện độc đáo ý thức Nữ quyền trong “Giấc mộng
lầu hồng”
3.1.1. Không gian nam giới trong đời sống của nữ nhân
Người phụ nữ trong Hồng lâu mộng biết làm túi thơm, may vá, thêu thùa…
nhưng đó hầu như khơng phải là những việc mà họ hay làm, đặc biệt là Lâm Đại
Ngọc. Cô Lâm chỉ đụng đến chỉ, kim khi có ý định làm tặng món đồ nào đó cho Bảo

Ngọc. Cịn lại, trên tay cơ ấy thường là sách, là thơ, … Điều đó cũng dễ dàng giúp ta
lí giải một khơng gian “nghiên bút” mà Mộng Nguyễn đã xây dựng trong gian
phịng của cơ Tần:“ ...Già Lưu trơng thấy cái bàn ở dưới cửa sổ có để nghiên bút,
trên tủ lại có nhiều sách, liền nói: Chắc là buồng đọc sách của cậu nào đây? Giả
Mẫu cười, trỏ vào Đại Ngọc nói: chính là nhà của con cháu ngoại tơi đấy. Già Lưu
để ý nhìn Đại Ngọc một lúc, rồi nói: có gì là giống buồng thêu của một vị tiểu thư
đâu? So với buồng sách lịch sự nhất lại còn đẹp hơn!” [1, T.1, tr. 692] một phong
cách vô cùng đĩnh đạc, giản dị như chốn thư phòng của đấng nam nhi.
Cũng là nghiên bút, kết hợp với những tấm bình phong, những bức họa tinh tế
với những câu đối của người xưa làm nổi bật cái phong lưu đỉnh đạc của một tấm
lòng nhi nữ, ln muốn vượt lên chính bản thân mình, “Thám Xn vốn thích rộng
rãi, ba gian nhà đều để thơng tng. Giữa nhà kê một cái bàn to bằng đá Đại Lý,
trên bàn có các loại bút thiếp của các bậc danh nhân, cùng mấy chục cái nghiên
báu, và các thứ ống bút; bút cắm ở ống như rừng cây …” [1, T.1, tr. 701-702].
Nếu như buồng của Thám Xuân có sự bày trí khá cầu kì, thì nơi ở của Bảo
Thoa có phần giản dị hơn, dù vậy cũng khơng kém phần thanh lịch và tao nhã, khi
15


bước chân vào Hành Vu uyển người ta “thấy sực nức mùi thơm…trong nhà thấy
trắng tinh, khơng có một thứ đồ chơi nào cả. Trên án chỉ có bày một cái lọ sành
Châu Định, cắm vài cành cúc, cùng mấy bộ sách, hộp trà và chén trà mà thôi; trên
giường treo cái màn the xanh, chăn đệm thì mộc mạc xềnh xồng lắm” [1, T.1, tr.
705].
Qua đó, ta thấy khơng gian của những cô gái trong Hồng lâu mộng , có cùng
một điểm giống nhau đó là chuộng cái thanh tao, đĩnh đạc, giản dị mang dáng dấp
thư phòng của đấng nam nhi hơn là buồng thêu của tâm hồn người khuê nữ. Và nếu
như những “buồng thêu” ấy đều có cấu trúc mang “dáng dấp” của nam giới, vơ cùng
giản dị và đĩnh đạc…thì đến với khơng gian khác trong “Kim Lăng thập nhị kim
thoa”, chúng ta lại hiểu rõ hơn sự cách tân mà Tào Tuyết Cần đã vận dụng để xây

dựng không gian của cậu ấm nhà họ Giả như báo hiệu một cách đủ đầy ý thức Nữ
quyền.
3.1.2. Không gian nữ nhân trong đời sống của nam giới
Từ khi bước vào Đại Quan viên, Già Lưu cứ đi hết ngạc nhiên này đến ngạc
nhiên khác, được người nhà Giả phủ dẫn đến nhiều nơi, mỗi nơi có một cách bày trí
khác người, cho đến khi Già Lưu “theo hàng rào hoa đi vào một cái cửa trịn, thấy
trước mặt có cái ao, bờ xây đá rộng độ bảy tám thước, sơng biếc nước trong trên có
cái cầu đá trắng bắc ngang… rồi quay người đi đến một cái cửa nhỏ, trên treo rèm
lụa màu xanh hoa cải” [1, T.2, tr. 17], cứ thế “Già Lưu vén rèm đi vào, ngẩng đầu
nhìn, bốn bên tường vách lộng lẫy, đàn gươm, lư hương, bình hương đều đặt vào
lịng tường; lồng gấm, chao lụa, vàng ngọc, sáng choáng, cả gạch lát cũng đều
chạm hoa xanh làm hoa cả mắt…” [1, T.2, tr. 17]. Già Lưu cứ nghĩ ngợi “Chỗ ấy là
buồng thêu của cô nào mà lịch sự thế? Khác nào được lên trời vậy?” [1, T.2, tr. 17].
Nhưng sau đó mới biết ra đó là buồng ngủ của cậu Bảo Ngọc.
Cũng viết về gian phòng của Bảo Ngọc, ở tập 2 hồi năm mươi mốt, khi Tình
Văn ốm, Bảo Ngọc cho gọi thầy lang đến bắt mạch, “Bảo Ngọc đứng dậy nép vào
đằng sau tủ sách…mấy bà già bng màn thêu màu hồng ở nỗn các xuống…” [1,
16


T.2, tr. 185]; thầy lang thấy không gian “Nhà ấy là buồng thêu, buông màn xuống
…” [1, T.2, tr. 185] khơng khỏi băn khoăn khi nghe mấy bà già nói “ấy là nhà của
cậu tơi… có phải là buồng thêu của tiểu thư nào đâu” [1, T.2, tr. 185].
Ngoài hệ thống khơng gian đặc trưng ấy, tác phẩm cịn thể hiện rõ ý thức Nữ
quyền thông qua những không gian “cánh cửa”, đâu đó là hình ảnh cánh cửa
“Nghiệt Hải Tình Thiên” – “bể oan nghiệt, trời ái tình” [1, T.1, tr. 97] để Bảo Ngọc
bước qua, “theo tiên cô đến cửa thứ hai” [1, T.1, tr. 98]; tìm đến với những chiếc tủ
đựng “toàn sổ sách của tất cả con gái trong thiên hạ” [1, T.1, tr. 98] và học những
“bài sắc dục”. Cũng có lúc hệ thống khơng gian ấy bị “cắt thêm người canh đêm,
đóng hết các cửa nhà ngồi ở hai phủ…, đóng cửa nghi mơn, các cửa nách đơng,

tây sau trước trong vườn đều khóa cả…” [1, T.2, tr. 327]. Nhưng dù đóng, dù mở,
dù ơm trọn, hay bó buộc thì hình tượng khơng gian trong tác phẩm, đều được xếp
lồng vào nhau. Có lúc không gian ấy hiện lên trong ánh sáng rực rỡ đầy những hoa
thơm, suối mát, liễu rũ quanh co. Có khi lại tối tăm, mờ ảo và nếu có chút ánh sáng
thì thứ ánh sáng ấy vẫn mang một cái gì đó đầy bí ẩn với dáng dấp của sự hư ảo và
huyễn hoặc. Những khu vườn, căn phòng, khung cửa,... trong Hồng lâu mộng
không chỉ làm nhiệm vụ thể hiện, dàn trải không gian bề mặt của sự vật, mà còn
đem lại cho người đọc những cảm nhận về chiều sâu của khơng gian, chiều sâu đó
chứa đựng những số phận của nữ giới, một sự lên án xã hội, và cao quý hơn cả là
một ước mơ giải phóng phụ nữ mà Tuyết Cần ấp ủ trong “Giấc mộng lầu hồng”.
3.2. Cách viết mới từ nghệ thuật “tạo dòng” đến gợi mở một thế giới ý thức
hạnh phúc cho người phụ nữ
3.2.1. Dòng chảy mộng - thực trong “Kim Lăng thập nhị kim thoa”
Từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc Hồng lâu mộng , người viết cảm thấy mọi chi
tiết mà TàoTuyết Cần cho xuất hiện trong tác phẩm ln có hai trạng thái khác nhau,
ở đó dường như tác giả đang ngầm mách bảo với người đọc rằng tồn bộ Hồng lâu
mộng chính là những đối cực giữa “thanh” và “trọc”, “tình” và “dâm”, “chân” và
“giả”…nó như là chiếc “phong nguyệt bảo giám” có “mặt trái” và “mặt phải”, có
17


“hiện thực” và “ảo mộng” mơ hồ. Mở đầu tác phẩm, người đọc đã thấy được từ
“quãng đời mộng ảo” mà tác giả đã viết ra Giấc mộng lầu hồng và thấy được mọi
thứ trong hiện thực “rốt cuộc chỉ là không,… là hư ảo” [1, T.1, tr. 18]. Tác giả đã
buộc Bảo Ngọc vướng vào cuộc đời đau khổ, vì chính cậu đã hai lần “mở cửa sổ vận
mệnh ra xem”, trong những lần vào cõi mộng ấy có lần “Bảo Ngọc vừa nhắm mắt
đã bàng hoàng ngủ say. Tưởng như Tần thị cịn đứng trước mặt mình. Bảo Ngọc
lững thững theo Tần thị đi đến một chỗ lan can sơn đỏ, thềm xây bằng ngọc, cây
xanh ngắt, suối trong veo, khơng có một tí dấu vết bụi trần. Bảo Ngọc ở trong giấc
mộng rất vui sướng, nghĩ bụng “chỗ này thú lắm, ước gì ta được ở đây suốt đời, dù

mất cả nhà cũng vui lòng hơn là bị cha mẹ, thầy học kèm thúc”… [1, T.1, tr.
95].Tuyết Cần đã để cho Bảo Ngọc vào cõi mộng ảo, để trông thấy một tiên cô ở…
“động Khiển hương, núi Phóng xuân, thuộc trời Ly hận, bể Quán sầu…” [1, T.1, tr.
97].
Góc độ mộng - thực trong “Kim Lăng thập nhị kim thoa” cịn được thể hiện
qua hình ảnh …nghìn sầu muôn mối của Đại Ngọc, trong khi mơ màng cơ bỗng
thấy một điều kì lạ; đó là cha cơ buộc cô phải lấy người họ hàng của bà kế mẫu…
Đại Ngọc vội vàng quỳ xuống, ôm lấy chân Giả Mẫu mà xin bà cho giữ ở lại, nhưng
Giả Mẫu đã lạnh lùng cười nói “Cái đó khơng can gì đến ta…Không ăn thua đâu!
Là con gái nhất định phải đi lấy chồng, cháu cịn bé khơng biết đấy thơi, không thể
ở đây mãi được đâu cháu ạ” [1, T.3, tr. 32]. Trong hiện thực, khi nghe trộm cuộc trò
chuyện của Tử Quyên và Tuyết Nhạn về việc đám cưới của Bảo Ngọc, nàng
đã“nghĩ trước, nghĩ sau, thật là đúng như trong giấc chiêm bao ngày trước, mn
sầu nghìn tủi, chất chứa trong lịng. Suy tính trước sau chi bằng chết đi cho rảnh,
để đỡ trông thấy cái chuyện bất ngờ, lại càng khó chịu…” [1, T.3, tr. 157], cuối
cùng nàng cũng chết trong đau xót, cơ đơn của dịng hiện thực phũ phàng.
Có ai đó đã nói rằng, Hồng lâu mộng như một bức tranh cuộn Trung Hoa,
được mở một cách chầm chậm, nhịp nhàng, mở tới đâu thì nhân vật xuất hiện tới đó.
Những giai nhân trong bức tranh hiện ra mỗi người một vẻ như những đóa hoa lung
18


linh trong nắng mai. Khi bức tranh được cuộn lại thì các mỹ nhân cũng lần lượt mất
dần và tan biến…Theo lí giải của Tuyết Cần, những người con gái đó đi về chốn
Thái hư ảo cảnh và trở nên bất tử. Dù sự bất tử ở đây vẫn là một sự “thỏa hiệp”,
nhưng sự “thỏa hiệp” ấy vẫn mang những ý thức Nữ quyền. Đâu đó ý thức về hạnh
phúc của người phụ nữ trong “Kim Lăng thập nhị kim thoa” vẫn tồn tại như tiếng
chuông ngân dài trong tâm hồn người đọc, vẫn tồn tại trong thế giới u huyền của
Đại Quan viên.
3.2.2. Huyền thoại trong “Giấc mộng lầu hồng”– một công cụ đắc lực vẽ nên một

thế giới ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ
Theo Nguyễn Bích Thúy trong Hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Franz
Kafka thì huyền thoại có nghĩa là mơ hồ, tối nghĩa cần phải đốn mới tìm ra được ẩn
ý. Từ nghĩa gốc này các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách hiểu về huyền thoại.
Marx và Engels giải thích: “huyền thoại là một hình thái ý thức xã hội đã phản ánh
thực tại với tất cả bản chất năng động của con người”.
Bằng sự kế thừa một cách có chọn lọc, Tào Tuyết Cần đã vận dụng nghệ thuật
“huyền thoại” để đưa vào tác phẩm của mình, làm nổi bật một ý nghĩa sâu sắc của ý
thức Nữ quyền. Huyền thoại đầu tiên trong Hồng lâu mộng đó là câu chuyện Nữ Oa
vá trời, huyền thoại này vừa có tác dụng mạnh mẽ trong việc triển khai dịng chảy
“mộng – thực” xuyên suốt “Giấc mộng lầu hồng”, vừa giúp người đọc hiểu ngầm ý
nghĩa của hình tượng người phụ nữ, với công lao to lớn. Bởi lẽ, người phụ nữ ấy
được xem là một người tạo ra vạn vật trong vũ trụ, họ chính là đấng thiêng liêng ban
phát sự sống của loài người.
Thật vậy, mỗi tác phẩm văn chương có thể được gọi là “huyền thoại mới”, khi
nó phát ra một vài tín hiệu của thể loại “cội nguồn”. Bằng trí tưởng tượng của mình,
Tào Tuyết Cần đã xây dựng nên một “huyền thoại mới”, huyền thoại Thần Anh –
Giáng Châu, nói về mối nợ ân tình của người con gái họ Lâm, “thưở xưa trên bờ
sông Linh Hà ở Tây phương… được Thần Anh…ngày ngày lấy nước cam lộ tưới
bón” [1, T.1, tr. 26], vì “chàng ra ơn mưa móc, mà ta khơng có nước để trả lại.
19


Chàng đã xuống trần làm người, ta cũng phải đi theo. Ta lấy hết nước mắt của đời
ta để trả lại chàng …” [1, T.1, tr. 26]. Như vậy, huyền thoại “hồn lệ” cho ta thấy
tấm lịng chịu ơn và đền ơn sâu sắc của con người nhi nữ, người con gái có một
phẩm hạnh thiêng liêng, đã “mang ơn” thì tìm mọi cách trả lại cho người đã ban ơn
cho mình.
Qua đó, ta thấy ý thức về tâm hồn của những người phụ nữ “yếu đuối”, từ
“huyền thoại” cũng như trong cuộc sống đời thường đi vào Hồng lâu mộng , đều là

những con người có tình, có nghĩa,… nhưng luôn mang một số phận bất hạnh. Thấy
được những bất hạnh ấy đã dày vò người phụ nữ, Tào Tuyết Cần đã mạnh dạn, vẽ
nên bức tranh “huyền thoại” thứ ba là Thái hư ảo cảnh. Nhà văn muốn “đám con
gái” trong khu vườn Đại Quan có thể mãi mãi trở về sống ở một cảnh “tiên bồng”,
cách biệt với thế giới bên ngoài, hy vọng bọn họ ở trong khu vườn đó, sống những
tháng ngày vơ ưu, vơ sầu, không nhuốm mùi bẩn thỉu của lũ đàn ông. Sự “mãi mãi
trở về” ấy phải chăng là hướng giải tỏa của một thế hệ bị ức chế, khát khao một
không gian, thời gian, một ước mơ mà tác giả trông đợi, ông mong muốn các cô gái
trong Hồng lâu mộng sẽ là những “…cô tiên…tà sen phất phới, áo lông thướt tha,
tươi như hoa xuân, đẹp như trăng thu…” [1, T.1, tr. 103].
Thiết nghĩ, sử dụng ngòi bút “huyền thoại” với ước mơ “giữ lại cán cân công lý
thăng bằng”_ Tào Tuyết Cần ln muốn kích thích năng lực phát hiện thông điệp
mà nhà văn đã gởi gắm trong tác phẩm - đó là sự đồng sáng tạo của người đọc. Có
lẽ ấy cũng chính là một trong những mục đích của ơng khi sáng tạo “Giấc mộng lầu
hồng” trên những nét cọ của huyền thoại. Ngòi vẽ kia đã mang lại cho chúng ta một
“Kim Lăng thập nhị kim thoa” đầy hiện đại, đậm chất thơ, mang một vẻ đẹp hồn
nhiên mà bí ẩn,... khiến những vấn đề của cái thường nhật nâng lên tầm ý nghĩa siêu
hình và mỗi người đọc lại bắt đầu tìm cách giải mã những câu hỏi khác nhau.
4. Kết luận
Hồng lâu mộng đã làm say lòng độc giả bao nhiêu thế hệ. Đọc và cảm nhận
tác phẩm đã là rất khó nhưng hiểu và thấy được cái hay của nó lại khó hơn gấp trăm
20


lần. Chính vì vậy, tìm hiểu về tác phẩm dưới góc độ Nữ quyền cũng chỉ là một trong
vơ vàn cánh cửa dẫn vào thế giới của “Giấc mộng lầu hồng”. Qua quá trình khảo
sát, tìm hiểu, tổng hợp và phân tích, bài nghiên cứu đi đến những kết luận sau:
1.“Hồng lâu mộng ” là một trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Minh –
Thanh, nó là kết hợp nhịp nhàng của sự kế thừa văn học truyền thống Trung Quốc
và những nét tư tưởng mới mà Tào Tuyết Cần đã vận dụng để viết nên tác phẩm.

2.Những năm gần đây, vấn đề “Nữ quyền” là một trong những đề tài được giới
nghiên cứu khơng ngừng tìm hiểu. Đặc biệt dưới góc độ văn học, soi chiếu hệ thống
nội hàm của vấn đề Nữ quyền, đi sâu vào tìm hiểu ngay trong tác phẩm Hồng lâu
mộng của Tào Tuyết Cần từ góc độ nội dung đến phương diện nghệ thuật cũng là
một trong những cách tiếp cận mới ở phương diện văn học trong giai đoạn hiện nay.
3.Qua quá trình khảo sát, phân tích, tổng hợp người viết thấy ý thức Nữ quyền
trong Hồng lâu mộng được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau. Trước hết, nó
được thể hiện qua những yếu tố huyền thoại, kế đến là hệ thống nhân vật nữ “nổi
loạn” và nhân vật nữ “nắm quyền” mà tác giả đã dày công xây dựng để địi quyền
lợi cho phụ nữ, giải phóng phụ nữ.
4.Ngồi hệ thống nhân vật mang đậm dấu ấn Nữ quyền, ý thức Nữ quyền trong
tác phẩm còn được thể hiện một cách sâu sắc qua hệ thống hình tượng “khơng gian
lạ” và cách viết đan xen mộng – thực, tạo một dòng ý thức về hạnh phúc cho người
phụ nữ của nhà văn.
5.Qua phần trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy rằng nhân vật mang tư
tưởng mới trong Hồng lâu mộng khơng chỉ có riêng Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại
Ngọc như một số quan niệm trước đây, mà hầu hết các nhân vật nữ trong hệ thống
tác phẩm Hồng lâu mộng đều có thanh sắc, có da, có thịt có tính cách mới mẻ, độc
đáo góp phần đẩy nền văn học Trung Quốc tiến về phía trước.
Đơi điều cảm nhận và phát triển đề tài Ý thức Nữ quyền trong Hồng lâu
mộng dựa trên cơ sở tiếp thu từ những gợi ý, những cơng trình của người đi trước,
21


dù chưa trọn vẹn nhưng hi vọng những điều mà người viết trình bày cũng phần nào
đặt ra một số vấn đề khi tiếp cận và tìm hiểu về tác phẩm này.
Vì khn khổ, thời gian có hạn, khả năng cảm thụ hạn hẹp cùng với lượng kiến
thức nông cạn, người viết cảm thấy mình chưa thể tiếp cận khai thác hết những tinh
túy trong tác phẩm. Mong rằng, sẽ có những tham cứu khác rộng hơn về đề tài ý
thức Nữ quyền trong văn học thế giới nói chung, và trong Hồng lâu mộng nói riêng

theo nhiều hướng tiếp cận mới để củng cố giá trị và ý nghĩa huyền thâm của nền văn
học Trung Quốc nói riêng và nền văn học nhân loại nói chung.
5. Tài liệu tham khảo
1. Tào Tuyết Cần (2007), Hồng lâu mộng (3 tập), Vũ Bội Hồng - Nguyễn
Thọ - Nguyễn Dỗn Địch, Nxb Văn nghệ. Tp HCM.
2. Vũ Thị Thanh Dung (2008), Hồng lâu mộng _sự khởi đầu của tư tưởng và
cách viết mới. Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH & NV. Tp. Hồ Chí
Minh.
3. Trần Xuân Đề (2000), Tác giả, Tác phẩm Văn học Phương Đông – Trung
Quốc, Nxb Giáo Dục, Tp. Hồ Chí Minh.
4. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ
điển văn học, bộ mới, Nxb Thế giới.
5. Nguyễn Khắc Phi (1999), Thơ văn cổ Trung hoa, mảnh đất quen mà lạ, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Khắc Phi – Trương Chính (1987), Văn học Trung Quốc tập 1, Nxb
Giáo dục Hà Nội.
7. Đặng Tiến, Nữ tính trong thơ Nhã Ca, Tạp chí Văn học.
8. Trần Thị Bích Vân (2009), Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo Luận
văn thạc sĩ, Trường ĐH Sư Phạm Thái Nguyên.
9. Lê Ngọc Văn (2007), Nghiên cứu gia đình – Lý thuyết Nữ quyền, quan điểm
giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Hồ Khánh Vân (2008), Từ lý thuyết phê bình Nữ quyền nghiên cứu một số
tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay. Luận
văn thạc sĩ, Trường ĐHKHXH & Nhân Văn.
22



×