Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 143 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THÁI HIỀN

KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ðà Nẵng – Năm 2021


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THÁI HIỀN

KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 834.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC VŨ

ðà Nẵng - Năm 2021



LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ một cơng
trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thái Hiền


MỤC LỤC
MỞ ðẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................1
2. Mục tiêu của ñề tài: ................................................................................3
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu: ...........................5
6. Bố cục của luận văn: ..............................................................................6
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ...........................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP.......................................................12
1.1. HOẠT ðỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM .................12
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp.............................................................12
1.1.2. ðặc ñiểm cho vay doanh nghiệp....................................................12
1.1.3 . Phân loại doanh nghiệp .................................................................13
1.1.4. Phân loại cho vay doanh nghiệp của NHTM .................................14
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA
NHTM ..............................................................................................................15
1.2.1 Khái niệm ........................................................................................15

1.2.2 ðặc điểm của rủi ro tín dụng...........................................................17
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng..................................................................18
1.2.4 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng: ...................................................21
1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng ...........................................................26
1.3 KIỂM SỐT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH
NGHIỆP CỦA NHTM .....................................................................................27
1.3.1 Khái niệm ........................................................................................27


1.3.2 Mục đích của kiểm sốt RRTD trong cho vay DN.........................28
1.3.3 Nội dung kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp ...28
1.3.4 Các tiêu chí phản ảnh kết quả kiểm sốt rủi ro rín dụng trong cho
vay doanh nghiệp .............................................................................................33
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp.......................................................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................41
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CN QUẢNG NAM (BIDV)............42
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG BIDV QUẢNG NAM.......................42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng BIDV Quảng Nam ...42
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng BIDV Quảng Nam..........42
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ .........................................44
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV – chi nhánh
Quảng Nam.......................................................................................................44
2.2. BỐI CẢNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ðOẠN 2017-2019.....................................47
2.2.1 . Bối cảnh bên ngoài:.......................................................................47
2.2.2 . Bối cảnh bên trong: .......................................................................50
2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CN QUẢNG NAM ...................................................................55
2.3.1. ðặc ñiểm khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh: .......55
2.3.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
tại BIDV Quảng Nam.......................................................................................57


2.4. ðÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ðỘNG KIỂM SOÁT RRTD TRONG CHO
VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH...................................................75
2.4.1. Những thành cơng đạt ñược:..........................................................75
2.4.2. Những hạn chế ...............................................................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................82
CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HỒN THIỆN KIỂM SỐT RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG
NAM ................................................................................................................83
3.1 . CĂN CỨ CỦA KHUYẾN NGHỊ ............................................................83
3.1.1.ðịnh hướng của Nhà nước ñối với hoạt ñộng cho vay của NHTM83
3.1.2. Mục tiêu và định hướng kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại BIDV ....................................................................................89
3.1.3. Dự báo cá nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sốt rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại BIDV Quảng Nam trong thời gian tới: 93
3.2 . CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM SỐT RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ðẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG
NAM ................................................................................................................97
3.2.1. Khuyến nghị ñối với BIDV............................................................97
3.2.3. Khuyến nghị ñối với cơ quan ban ngành liên quan và Chính phủ112
KẾT LUẬN ...................................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP

: Công ty cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

DPRR

: Dự phịng rủi ro

TLDP

: Trích lập dự phịng

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

RRTD

: Rủi ro tín dụng


TCTD

: Tổ chức tín dụng

TMCP

: Thương mại cổ phần

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

XHTD
QLKH
KHDN
KHCN
CB QLKH
QTTD
BIDV
BðS
TCTD

: Xếp hạng tín dụng
: Quản lý khách hàng
: Khách hàng doanh nghiệp
: Khách hàng cá nhân
: Cán bộ quản lý khách hàng
: Quản trị tín dụng
: NH TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam

: Bất động sản
: Tổ chức tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Ghi
chú

2.1.

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả kinh doanh

45

2.2.
2.3.

Số lượng KH doanh nghiệp tại Chi nhánh
Dư nợ cho vay KH DN tại Chi nhánh

56

2.4.

Tình hình trích lập dự phịng giai đoạn 2017-2019

2.5.


Trích lập dự phòng rủi ro xử lý trong cho vay DN

70

2.6.

Phân loại nhóm nợ trong cơ cấu cho vay DN

74

2.7.

Tỷ lệ lãi treo trong cho vay doanh nghiệp

Số hiệu
bảng

57
69

75


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh

tế quốc tế. Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế như
WTO, ASEAN, APEC … Việt Nam ñã nổ lực thực hiện ñầy ñủ, nghiêm túc
các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các tổ chức
này. Việc tham gia vào các tổ chức trên sẽ mở ra các cơ hội cho nền kinh tế
Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng để ngày càng hội nhập sâu
và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, quá trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm
cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu
hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải
ñối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Do đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài, mà trước mắt là nâng cao chất
lượng tín dụng, kiểm sốt rủi ro đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Hiện nay hoạt ñộng tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính
cho các NHTM Việt Nam, trong đó hoạt động cho vay là một hoạt ñộng rất
quan trọng của Ngân hàng thương mại nhưng cũng là hoạt ñộng tiềm ẩn nhiều
rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, nếu khơng có kiểm sốt tốt
trước, trong và sau khi cho vay rất dễ xảy ra rủi ro và gây hậu quả nặng nề và
lâu dài trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Ta có thể khẳng định, khơng một ngành nào mà khả năng dẫn ñến rủi ro
lại lớn như trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Chủ thể Ngân hàng
phải gánh chịu những rủi ro khơng chỉ bởi ngun nhân chủ quan do mình gây
ra, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách quan gây ra. Vì vậy, rủi ro tín
dụng của Ngân hàng khơng những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi
ro của nền kinh tế nói chung.


2
Do mơi trường kinh doanh tài chính – tiền tệ cạnh tranh rất khốc liệt,

không chỉ các NHTM trong nước, mà việc mở cửa hội nhập các NH nước
ngoài cũng ñặt văn phòng hoạt ñộng tại Việt Nam. Do vậy, ñể ñạt chỉ tiêu
kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận nhiều ngân hàng ñã bất chấp rủi ro, cho vay
chạy theo doanh số khơng kiểm sốt chất lượng tín dụng, dẫn ñến tỷ lệ nợ xấu
tăng lên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, ngân hàng mất khả năng
thanh khoản.
Bởi tất cả những nguy cơ xảy ra rủi ro trên mà việc quản trị rủi ro trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Kiểm soát rủi ro lại là khâu quan trọng nhất trong
quy trình quản trị.
Quảng Nam là một tỉnh phát triển, có lợi thế là một trong những tỉnh
thành có chỉ số cạnh tranh cao (năm 2018 xếp thứ 7; năm 2019 xếp thứ 6
(tăng 1 vị trí so với năm 2018), cả hai năm 2018, 2019 ñều nằm trong nhóm
xếp hạng tỉnh có chỉ số cạnh tranh rất tốt), là một tỉnh có tốc độ phát triển
kinh tế với tổng sản phẩm GDP năm 2019 tăng 3,81% so với 2018, các chỉ
tiêu kinh tế quan trọng ñều ñạt và vượt kế hoạch; GDP bình qn đầu người
năm 2019 ñạt 66 triệu ñồng (tăng hơn 4 triệu ñồng/người so với năm 2018.
Trong tổng hịa hoạt động của các ngành kinh tế, ngành ngân hàng ñược coi là
huyết mạch, là chất kết nối sự phát triển. Vì vậy, hướng đến một hoạt động tín
dụng bền vững, có nền tảng, đảm bảo chất lượng tín dụng là mục tiêu hàng
đầu của tỉnh.
Trên cơ sở thực tiễn ñang làm việc tại một NHTM trên địa bàn tỉnh, tơi
nhận thấy hoạt động cho vay tại Ngân hàng tuy ñã ñược chú trọng nhưng vấn
đề kiểm sốt rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn còn
nhiều lo ngại và cần ñược quan tâm xem xét. Xuất phát từ thực trạng rủi ro tín
dụng doanh nghiệp tại NHTM hiện nay và mong muốn tăng cường kiểm sốt
rủi ro tín dụng ở mức tốt nhất ñể ñảm bảo hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng an
tồn, hiệu quả, góp phần vào sự ổn ñịnh và phát triển kinh tế của tỉnh nhà, tơi
chọn đề tài: “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại cổ phần ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng
Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ. Tơi hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ



3
đưa ra được những khuyến nghị nhằm kiểm sốt rủi ro trong hoạt ñộng cho
vay doanh nghiệp, ñảm bảo hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng ñạt hiệu quả
nhất, ñưa hoạt ñộng ngân hàng ngày càng ñạt chuẩn quốc tế, gây dựng lịng
tin trong khách hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh, bền vững.
2. Mục tiêu của ñề tài:
Mục tiêu chung của ñề tài này là hệ thống hóa các cơ sở lý luận cơ bản
về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp. Sau đó, tập trung đánh giá thực trạng hoạt động kiểm
sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP ðầu tư
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, trên cơ sở lý luận và thực
tiễn đó, đưa ra những giải pháp cụ thể ñối với BIDV Quảng Nam và từ ñó ñưa
ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sốt rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh
của ñơn vị nơi tơi đang cơng tác.
Mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng và kết
quả kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.
- Khuyến nghị góp phần tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của Ngân
hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. ðối tượng nghiên cứu:
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài này là nghiên cứu các vấn ñề lý luận
liên quan ñến rủi ro tín dụng và kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh

nghiệp tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Trong tất cả các khâu công tác quản lý rủi ro tín dụng thì


4
chỉ tập trung nghiên cứu kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.
Không gian: ðề tài ñược thực hiện nghiên cứu những số liệu chung
của Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng
Nam và thực trạng công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại ngân hàng này.
Thời gian: Khảo sát thực trạng công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong
cho vay doanh nghiệp tại BIDV Quảng Nam từ năm 2017 ñến 2019, rút ra ưu
và nhược điểm của cơng tác này, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm hồn
thiện cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại BIDV
Quảng Nam
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình hồn thành luận văn, tác giả đã sử dụng các phương
pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế học như phương pháp tư duy khoa
học, thống kê mô tả, phương pháp thu thập, phân tích, so sánh, tổng hợp,
phương pháp khảo sát thực trạng, ñối chiếu số liệu, phương pháp thống kê,
phương pháp suy luận logic…để có các phân tích, ñánh giá từ ñó ñưa ra các
kết luận và khuyến nghị cụ thể.
- Phương pháp tư duy khoa học: quy nạp và diễn dịch; logic và lịch sử;
phân tích và tổng hợp; đối chiếu, so sánh, khái qt hóa các dữ liệu, tác giả ñã
thu thập ñược ñể làm sáng tỏ các vấn ñề lý luận cơ bản về kiểm sốt rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp và thực trạng cơng tác kiểm sốt rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại BIDV Quảng Nam.

- Phương pháp so sánh và phân tích, tổng hợp : Số liệu ñược thu thập
trực tiếp từ các báo cáo tổng hợp ñịnh kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm của
BIDV Quảng Nam trong giai ñoạn từ 2017-2019. Từ dữ liệu thu thập được so
sánh qua các năm và phân tích thực trạng tại đơn vị để rút ra được những
thành cơng cũng như hạn chế trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong
cho vay DN tại BIDV Quảng Nam.
- Phương pháp thống kê : Thu thập tất cả các số liệu liên quan đến kiểm
sốt rủi ro tín dụng tại BIDV Quảng Nam theo trình tự thới gian từ 2017-2019


5
từ các nguồn báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và
quan sát trực tiếp hoạt ñộng tại Chi nhánh BIDV Quảng Nam ñể lấy số liệu
phục vụ cho nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp suy luận logic :Từ những tồn tại, nguyên nhân tồn tại tại
BIDV Quảng Nam về công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng DN, tác giả dùng
phương pháp suy luận logic ñể ñưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường kiểm
soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam
- Phương pháp khảo sát thực trạng:
+ Khảo sát môi trường bên trong của BIDV Quảng Nam: căn cứ vào
các báo cáo mà BIDV đã cơng bố, các nguồn dữ liệu chính thống, các văn
bản, quy ñịnh mới ñã ban hành, những quy ñịnh sửa ñổi bổ sung... Qua đó
thấy được sự thay đổi, cải cách của BIDV trong định hướng phát triển, cơng
tác quản trị, điều hành.
+ Khảo sát mơi trường bên ngồi của BIDV Quảng Nam: thơng qua cá
phương tiện thơng tin đại chúng, báo đài, truyền hình, thơng qua các chính
sách cho vay của các đối thủ cạnh tranh hay thơng qua các văn bản quy ñịnh
của NHNN liên quan ñến hoạt ñộng cho vay …
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài nghiên cứu:

Với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu như trên, tác giả hy vọng ñề
tài ñạt ñược một số ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và khái qt các vấn đề cơ sở lý luận
cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và đặc biệt là khâu kiểm soát
rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của NHTM.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng, ñánh giá những
mặt ñạt ñược và chưa ñạt từ kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Nam thời gian qua, luận văn hướng ñến việc ñề ra các khuyến nghị
giúp tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi
nhánh thời gian tới. ðặc biệt là hoạt động tín dụng đặt trong mối tương quan
với các điều kiện dự phịng ngừa hữu hiệu góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng


6
cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh, phát triển
ổn ñịnh và bền vững.
Từ việc đưa ra những khuyến nghị có tính thiết thực này, giúp Chi
nhánh có thể ứng dụng vào thực tế hoạt động kiểm sốt ro tín dụng, để từ đó
Chi nhánh ñưa ra những giải pháp sát thực, cụ thể hơn trong việc kiểm sốt
rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của mình. ðiều đó sẽ
góp phần quan trọng vào sự thành công của luận văn trong thực tế, và khẳng
định hơn ý nghĩa và đóng góp của ñề tài vào thực tiễn.
6. Bố cục của luận văn:
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ðầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Quảng Nam”, ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn
chia thành 3 chương chính với chi tiết như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Quảng Nam.
Chương 3: Khuyến nghị hồn thiện kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho
vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Nam.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu, có ảnh hưởng mạnh
ñến các mặt kinh doanh của ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng xảy ra gây
ảnh hưởng ñến uy tín, khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên khơng vì q lo sợ rủi ro mà các NHTM hoạt ñộng ở mức ñộ cầm
chừng, nhưng cũng khơng phải vì thế mà tăng trưởng tín dụng một cách nóng
vội. Bởi vậy, trong hoạt động tín dụng của các NHTM thường chọn cho một
một khẩu vị rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được, phù hợp với chiến lược
kinh doanh trong từng giai ñoạn và vị thế của mình để đạt được mức lợi
nhuận cao nhất.


7
Kiểm sốt rủi ro tín dụng DN là việc ngân hàng vận dụng những công
cụ, biện pháp, kỹ thuật, các chương trình hoạt động để né tránh, ngăn chặn,
phịng ngừa và làm giảm thiểu tổn thất hay làm cho tổn thất nằm trong khả
năng có thể chấp nhận được khi thực hiện một khoản cho vay đối với DN.
Vì vậy có thể nói kiểm sốt rủi ro trong cho vay doanh nghiệp là một
trong những nội dung rất quan trọng trong hoạt ñộng của NHTM, ñã ñược
nhiều tác giả nghiên cứu qua các bài báo đăng trên các tạp chí chính thống
cũng như nhiều tác giả đã nghiên cứu làm ñề tài nghiên cứu luận văn của
mình. Tuy nhiên, mỗi tác giả nghiên cứu đều có điểm mạnh và điểm chưa đạt
riêng.
Trong q trình nghiên cứu để làm đề tài:” Kiểm sốt rủi ro tín dụng

trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Quảng Nam”, tác giả ñã nghiên cứu, sưu tầm và tiến hành
sàng lọc, so sánh ñánh giá tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như các
bài báo có liên quan phù hợp với nội dung, mục tiêu nghiên cứu của mình,
các luận văn thạc sĩ của trường ðại học Kinh tế ðà Nẵng trong các năm vừa
qua. Cụ thể từ các tài liệu sau:
* Một số bài báo khoa học có liên quan đề tài mà tác giả tham khảo:
Thứ nhất, nhóm nghiên cứu gồm: Thạc sĩ Nguyễn Thị Gấm,
Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Quang Hưng (2017): “Quản trị rủi ro tín dụng
đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, tạp chí Tài
chính 20/8/2017. Nhóm tác giả đã nêu ra được thực trạng rủi ro tại các NHTM
tại Việt Nam, ñưa ra một số kết quả ñạt ñược trong hoạt ñộng quản trị RRTD
của các NHTM ñối với doanh nghiệp trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ñối với doanh
nghiệp tại NHTM.
Thứ hai, bài báo của tác giả Lê Thị Hạnh:“Kiểm sốt rủi ro tín dụng
theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, ñăng trên tạp chí Tài
chính ngày 15/01/2017. Tác giả đã giới thiệu sơ lược về Basel II và bước ñầu
triển khai tại Việt Nam ñã ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh trong quản trị rủi
ro tín dụng tại một số NHTM Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế


8
như quy trình cấp tín dụng cịn bất cập, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng chưa
đồng bộ… ðồng thời tác giả cũng ñưa ra một số nguyên nhân hạn chế của
việc áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM cổ phần
hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị
rủi ro tín dụng trong kinh doanh và hướng tới dần áp dụng các mức quản trị
rủi ro theo hiệp ước quốc tế Basel II tại các NHTM Việt Nam.
Thứ ba, bài báo của nhóm tác giả: Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Nhung,

Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (ðại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Thái Nguyên): “ Một số vấn ñề rủi ro tín dụng của Ngân hàng
thương mại”, đăng trên tạp chí tài chính ngày 23/12/2017. Tác giả đã nêu lên
tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong hoạt ñộng NH, khái quát về rủi
ro tín dụng và ñưa ra những hệ quả cuả nó đối với NH, đối với nền kinh tế.
ðồng thời tác giả ñưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng như nợ
quá hạn, nợ xấu, dự phòng rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các giải pháp phịng
ngừa rủi ro tín dụng cũng như các biện pháp xử lý khi rủi ro tín dụng đã xảy
ra.
Thứ tư, bài báo của nhóm tác giả Thạc sĩ Ngơ Thị Thu Mai,
Nguyễn Ngọc Bích (ðại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên): “
Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần ðầu
tư và Phát tư Việt Nam”, đăng trên tạp chí tài chính ngày 26/12/2017. Bài
báo nêu thực trạng rủi ro tín dụng tại NH BIDV Việt Nam như cơ cấu tín
dụng, nợ q hạn, nợ xấu, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng rủi
ro tín dụng. ðồng thời nhóm tác giả thực hiện đánh giá rủi ro tín dụng theo
Basel II tại BIDV Việt Nam theo các góc độ: về cơng tác nhận diện rủi ro tín
dụng, về cơng tác đo lường rủi ro tín dụng, về cơng tác kiểm sốt rủi ro tín
dụng, về cơng tác dự phịng và xử lý rủi ro tín dụng. Nhìn chung BIDV đã
hồn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng
với chương trình phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, ñáp ứng tốt hơn
ñối với các yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phịng được quy định theo
Thơng tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước, ñồng thời tạo bước
quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mơ


9
hình định lượng rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế Basel II.
* Một số luận văn thạc sĩ trong các năm gần đây có liên quan đến đề
tài nghiên cứu tại trường ðai học kinh tế - ðại học ðà Nẵng:

Thứ nhất: Luận văn của tác giả Lê Thị Mai Ngọc: ” Hồn thiện hoạt
động kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam _ Chi
nhánh Bắc ðà Nẵng”, luận văn thạc sĩ năm 2020 chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, ðại học ðà Nẵng.
Trong phần lý luận của mình, tác giả ñã khái quát ñược những nội dung
cơ bản như: ñặc ñiểm rủi ro tín dụng, căn cứ xác ñịnh rủi ro tín dụng, ngun
nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt ñộng
ngân hàng và xã hội... Từ cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro
tín dụng trong cho vay trung dài hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam _ Chi nhánh Bắc ðà Nẵng, tác
giả ñã ñưa ra ñược những khuyến nghị phù hợp với thực tế tại Chi nhánh
Ngân hàng mà tác giả nghiên cứu.
Thứ hai: Luận văn của tác giả Vũ Ngọc Thông: “ Quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam”, luận văn thạc sĩ năm 2020 chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, ðại học ðà Nẵng.
Luận văn đã trình bày sơ lược về các dạng rủi ro mà NH phải ñối mặt
trong q trình hoạt động, tập trung phân tích kỹ về rủi ro tín dụng và quy
trình quản trị rủi ro tín dụng.
Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp giúp cho NH ngày càng hoàn
thiện khả năng quản trị rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng doanh
nghiệp, ñồng thời kiến nghị các ban ngành hữu quan có các hướng giải pháp
để tạo điều kiện cho NH tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng.
Luận văn đưa ra các định hướng xây dựng chính sách hoạt động, chính
sách tín dụng cụ thể từng thời kỳ và theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội,
ñồng thời phổ biến đến từng cán bộ tín dụng để từ đó có định hướng cho vay
hợp lý. Ngồi ra, luận văn cịn đưa ra biện pháp hồn thiện các yếu tố như ñào


10
tạo nhân sự, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thơng

tin… Từng bước hồn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, để nâng cao
chuẩn an tồn cho bản thân NH, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Thứ ba: Luận văn của tác giả Lê Hòa Tân (2012), Giải pháp hạn chế
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ðơng Á – CN Nha Trang, Luận văn
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, ðại học ðà Nẵng.
Luận văn bao gồm ba chương: Chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý
luận về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Chương 2 luận
văn phân tích thực trạng hạn chế RRTD tại NH này ở các khía cạnh: quy trình
phân tích tín dụng; thực trạng khai thác và kiểm tra các nguồn thông tin về
khách hàng; thực hiện việc kiểm soát cho vay; kết quả hạn chế RRTD tại NH.
Chương 3 sau khi nêu ñịnh hướng phát triển của NH ðơng Á – CN Nha
Trang, luận văn đề xuất 10 giải pháp hạn chế RRTD và một số kiến nghị đối
với NHNN; NH ðơng Á và UBND TP Nha Trang.
Tuy nhiên, trong luận văn khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động tín
dụng và RR trong hoạt động tín dụng vẫn chưa được phân định rõ. Mặt khác,
nội dung hạn chế RRTD cũng chưa ñược tác giả ñề cập đầy đủ, tồn diện.
Khái niệm hạn chế RRTD được trình bày đồng nhất với khái niệm phịng
ngừa rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận của đề tài khơng nhất qn, các khái
niệm sử dụng nhiều chỗ có phần trùng lặp và khó hiểu.
Thứ tư: Luận văn của tác giả Lại Thị Vân Anh (2016), Kiểm soát rủi
ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP ðầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sông Hàn, luận văn thạc sĩ năm 2016
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, ðại học ðà Nẵng. Trong luận văn này,
tác giả ñi sâu vào nghiên cứu khái quát về quản trị rủi ro mà khơng đi sâu vào
quy trình kiếm sốt rủi ro tín dụng
Hầu hết các nghiên cứu trên đều góp phần quan trọng đưa ra được
những cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro tín dụng và làm rõ được tầm
quan trọng của kiểm sốt rủi ro tín dụng trong các mặt hoạt ñộng của các



11
NHTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn một số “ khoảng trống” trong
nghiên cứu về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.
Theo tác giả, các “khoảng trống” trong nghiên cứu lý luận về kiểm soát
rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp như sau:
- Các giải pháp trong các luận văn trên còn chung chung, chưa có tính
logic và hệ thống trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh
nghiệp.
- Các ñề tài nghiên cứu chưa có sự phối hợp, song hành giữa rủi ro và lợi
ích của tăng cường kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng mang lại đối với hoạt ñộng
của NHTM ñể ñạt lợi nhuận trong hoạt ñộng cho vay cao nhất.
- Hơn nữa trong quá trình tìm hiểu ñể làm luận văn thạc sĩ, tác giả thấy
chưa có cơng trình nghiên cứu nào về kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay
doanh nghiệp tại BIDV Quảng Nam trong 2017-2019.
Vì vậy đề tài: “Kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
tại Ngân hàng thương mại cổ phần ðầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Quảng Nam” ñược tác giả nghiên cứu, phát triển nhằm bổ sung phần
nghiên cứu về cơ sở lý luận và từ cơ sở lý luận trên vận dụng vào điều kiện
thực tiễn, từ đó đưa ra các khuyến nghị, các giải pháp để kiểm sốt rủi ro tín
dụng doanh nghiệp trong thời gian tới tại BIDV Quảng Nam.


12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY DOANH NGHIỆP
1.1. HOẠT ðỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NHTM

1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn ñịnh, ñược ñăng ký thành lập theo qui ñịnh
của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp được hiểu là một ñơn vị sản xuất kinh doanh
ñược tổ chức nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên
thị trường, thơng qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tơn trọng luật pháp
của Nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
1.1.2. ðặc ñiểm cho vay doanh nghiệp
Trong cho vay khách hàng là doanh nghiệp có một số ñặc ñiểm sau:
- Ngành nghề hoạt ñộng ña dạng với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề.
- So với cho vay cá nhân, thì cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn cả về
thời gian và dư nợ món vay, cũng như quy trình, thủ tục.
- Về số lượng thì KHDN thường ít hơn KHCN, tuy nhiên doanh số cho
vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của NHTM.
- Doanh nghiệp là một ñơn vị sản xuất kinh doanh nên mục đích vay vốn
là đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Nhu cầu vay vốn ñể sản xuất kinh doanh bao
gồm vay vốn ñầu tư tài sản cố ñịnh như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản
xuất, vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh… thường dư nợ vay lớn.
- Việc ñịnh giá ñể cho vay cũng như quản lý tài sản đảm bảo đối với
KHDN thường khó hơn KHCN vì tài sản đảm bảo thường là thành phẩm hàng
hóa, ngun vật liệu tồn kho…
- Người quản lý, điều hành doanh nghiệp địi hỏi phải có kinh nghiệp,
bằng cấp và ñược ñào tạo bài bản. Bởi việc các DN hoạt ñộng theo quy ñịnh
của pháp luật với nhiều ñiều kiện ràng buộc, năng lực quản lý điều hành,
thơng tin nhạy bén trong hoạt ñộng kinh doanh phải nắm bắt kịp thời, chặt


13
chẽ. ðể DN ñược thành lập và ñi vào hoạt ñộng phải ñáp ứng các yêu cầu của

pháp luật về năng lực chuyên môn; về vốn; cơ sở vật chất, kỹ thuật….
- Khả năng về tài chính, quy mơ cũng như khả năng tiếp cận cơng nghệ
thơng tin hiện đại của KHDN thường tốt hơn KHCN.
- Nếu như cầu cho vay của KH cá nhân thường là cho vay tiêu dùng, thì
đối với KH DN thường là đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó tạo
thu nhập, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định
và phát triển kinh tế đất nước.
- Các kỳ hạn vay vốn của DN ña dạng khác nhau như ngắn, trung và dài
hạn;
- Hay xét ở yếu tố tín nhiệm thì đối với cho vay DN thường hay xuất
hiện hình thức cho vay có đảm bảo đối nhân: tức một tổ chức hay cá nhân
ñứng ra cam kết về việc trả nợ cho DN khi KH DN vay vốn khơng trả được
nợ vay đến hạn. Người đứng ra ñảm bảo phải hội ñủ hai ñiều kiện về năng lực
pháp lý và năng lực tài chính.
1.1.3 . Phân loại doanh nghiệp
a) Phân loại căn cứ vào hình thức sở hữu doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước nắm giữ
từ 50% vốn điều lệ trở lên.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là doanh nghiệp do nhà đầu
tư nước ngồi thành lập ñể thực hiện hoạt ñộng ñầu tư tại Việt nam hoặc là
doanh nghiệp Việt nam do nhà ñầu tư nước ngoài mua cổ phần, sát nhập, mua
lại.
- Doanh nghiệp khác: Bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công
ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân.
b) Phân loại dựa trên tư cách pháp lý của doanh nghiệp: Doanh nghiệp
được chia thành doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp khơng
có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân).
c) Phân loại dựa trên mức ñộ chịu trách nhiệm ñối với tài sản trong hoạt
ñộng kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp: Doanh nghiệp ñược chia
thành doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách



14
nhiệm vô hạn.
d) Phân loại dựa trên cơ cấu chủ sở hữu và phương thức góp vốn vào
doanh nghiệp: Doanh nghiệp ñược chia thành doanh nghiệp một chủ sở hữu
(doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và
doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn 2 thành viên trở lên, cơng ty hợp danh).
Ngồi ra, nếu căn cứ theo quy mơ vốn và lao động: Có thể phân chia
thành doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó doanh nghiệp
nhỏ và vừa lại được phân chia thành: doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ,
doanh nghiệp siêu nhỏ.
1.1.4. Phân loại cho vay doanh nghiệp của NHTM
a) Theo thời hạn cho vay:
a 1) Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay ñến 1 năm và ñược sử dụng ñể
bổ sung, bù ñắp thiếu hụt vốn lưu ñộng của các doanh nghiệp
a 2) Cho vay trung và dài hạn:
+ Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 1 năm ñến 5 năm (theo
quy ñịnh của Việt Nam) dùng ñể ñầu tư mua sắm TSCð; cải tiến ñổi mới thiết
bị, công nghệ; mở rộng SXKD; xây dựng các dự án mới có quy mơ nhỏ và
thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay trên 5 năm, tối đa có thể lên đến 20,
30 thậm chí 40 năm. Loại cho vay này dùng để ñáp ứng các nhu cầu ñầu tư
dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mơ lớn,
xây dựng các xí nghiệp mới.
b) Theo ñối tượng ñầu tư:
+ Cho vay vốn cố ñịnh: các khoản cho vay để hình thành vốn cố định
trong các DN.
+ Cho vay vốn lưu ñộng: các khoản cho vay để hình thành vốn lưu động.

c) Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
+ Cho vay có đảm bảo ñối vật: là hình thức cho vay mà số tiền ñược cấp
ra dựa trên TSðB (cầm cố, thế chấp). Các tài sản dùng ñảm bảo nợ vay phải
hội ñủ các điều kiện về tính thị trường, ổn định. Các hình thức cho vay có


15
đảm bảo như: đảm bảo bằng các chứng khốn (GTCG), bằng hợp đồng thầu
khốn, bằng vật tư hàng hóa, bằng bất động sản.
+ Cho vay có đảm bảo đối nhân: là sự cam kết của một hay nhiều người
về việc trả nợ NH thay cho khách hàng vay vốn khi khách hàng vay vốn
khơng trả được nợ vay đến hạn. Người ñứng ra ñảm bảo phải hội ñủ hai ñiều
kiện về năng lực pháp lý và năng lực tài chính.
d) Theo phương pháp hồn trả:
+ Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ
thể theo hợp ñồng bao gồm như cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ (cho vay phi
trả góp), cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể (cho vay trả góp) hoặc cho vay
hồn trả nợ nhiều lần nhưng khơng có kỳ hạn nợ cụ thể mà việc trả nợ phụ
thuộc vào khả năng tài chính của người ñi vay hoặc cho vay theo kỹ thuật
thấu chi.
+ Cho vay khơng có thời hạn cụ thể: là loại cho vay mà NH có thể yêu
cầu KH trả nợ bất cứ lúc nào hoặc khách hàng tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào
nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý (theo hợp ñồng)
e) Theo xuất xứ cho vay:
+ Cho vay trực tiếp: NH cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu và họ
trực tiếp trả nợ vay cho NH.
+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thơng qua việc
mua lại các khế ước, chứng từ nợ đã phát sinh và cịn trong thời hạn thanh
toán như chiết khấu thương phiếu, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng, máy
móc nơng nghiệp trả góp hay mua nợ.

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA
NHTM
1.2.1 Khái niệm
a.

Rủi ro

Rủi ro là sự bất định, hay cịn gọi là sự khơng chắc chắn của sự việc so
với dự tính ban đầu của chủ thể.
Hoạt ñộng NHTM phải ñối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng,
rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản…


16
Rủi ro khơng đồng nghĩa với thiệt hại, rủi ro là sự khơng chắc chắn, nếu
xảy ra nó có thể ñem lại lợi nhuận nhưng cũng có thể gây ra thiệt hại to lớn
cho ngân hàng. Tuy nhiên, thông thường người ta thường chú trọng nghiên
cứu về những bất ñịnh sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng, để từ đó ñưa ra các biện
pháp phòng tránh và xử lý khi thiệt hại thực sự xảy ra.
ðối với hoạt ñộng của NHTM phải ñối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Các
nhà quản trị giỏi thường tìm giải pháp để tối ña hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa
rủi ro, ñây là hai vấn đề song hành mà chúng ta khơng thể loại bỏ, cái mà nhà
quản trị cần cân ñối là làm sao ñể lợi nhuận ñạt ñược theo mục tiêu mong
muốn với mức rủi ro ở mức thấp nhất chấp nhận nằm trong dự đốn.
b. Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
NHTM phải ñối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín
dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản…trong hoạt động kinh doanh của
mình.
Theo Khoản 1, ðiều 3 của Thơng tư số 02/2013/TT-NHNN của NHNN
Việt Nam: “ Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng là tổn thất có khả

năng xảy ra ñối với nợ của TCTD do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng
có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam
kết”.
Theo uỷ ban Basel (thuộc Ngân hàng Thanh toán quốc tế) thì: “rủi ro tín
dụng (trong cho vay) là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác khơng
thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết. Rủi
ro thất thốt đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp
đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào
ñối với nghĩa vụ hợp đồng khi hồn trả nợ và lãi”
Vậy cách hiểu chung nhất về rủi ro là: “Rủi ro là khả năng xảy ra các
biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác với kết
quả kỳ vọng”. Hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của các DN gắn liền với rủi ro.
NHTM cũng là một DN hoạt ñộng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch
vụ ngân hàng, ln phải đối đầu với vơ vàn rủi ro. ðối với NHTM có các loại
rủi ro cơ bản sau: RRTD, rủi ro lãi xuất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản...


17
trong đó RRTD là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất trong thị trường tài
chính.
RRTD cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả
nặng nề ñối với hoạt ñộng của ngân hàng vì các khoản cho vay thường chiếm
quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 ñến 2/3 nguồn thu của ngân hàng.
Vì vậy địi hỏi mỗi ngân hàng phải có những giải pháp hữu hiệu mới có thể
kiểm sốt, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra.
Như vậy, đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì RRTD có
thể được diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, song các khái niệm, các quan
điểm ñều tựu chung về bản chất của RRTD ñó là: Rủi ro tín dụng là khả năng
xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà ngân hàng thương mại phải gánh chịu
do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi hoặc

hoàn trả khơng đúng hạn.
1.2.2

ðặc điểm của rủi ro tín dụng

- RRTD có tính chất đa đạng và phức tạp: Tính chất ña dạng và phức tạp
của RRTD ñược biểu hiện ở sự ña dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn
ñến RRTD cũng như các hậu quả do RRTD gây ra. Nhận thức và tận dụng
ñặc ñiểm này, khi thực hiện phịng ngừa và kiểm sốt RRTD cần áp dụng
đồng bộ nhiều biện pháp, không chủ quan với bất cứ một dấu hiệu rủi ro nào.
Bên cạnh đó, trong q trình xử lý hậu quả RRTD cần xuất phát từ nguyên
nhân, bản chất và hậu quả của rủi ro ñể đưa ra biện pháp phù hợp.
- RRTD có tính tất yếu: Các chuyên gia kinh tế ñều cho rằng hoạt ñộng
kinh doanh ngân hàng thực chất là quản lý rủi ro (chủ yếu là RRTD) ở mức ñộ
phù hợp ñể ñạt ñược mức lợi nhuận tương ứng. Do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan dẫn ñến rủi ro, ñặc biệt do khơng thể có được thơng tin
cân xứng về việc sử dụng vốn vay cho hoạt ñộng kinh doanh của khách hàng
vay, nên bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ñối với hoạt
ñộng tín dụng của các NHTM. Vì vậy, trong q trình cấp tín dụng cho khách
hàng, các NHTM cần chủ động có các biện pháp thích hợp để xác định rủi ro,
ñịnh lượng rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm sốt rủi ro.
- RRTD có thể dự báo trước hoặc không thể dự báo:


×