Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.39 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỒNG KIM NGÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG
CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỒNG KIM NGÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG
CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN

Đà Nẵng – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.
Tác giả Luận văn
Đồng Thị Kim Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 5
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu .................................. 6
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 6
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 8
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN
BÁN HÀNG CẤM ........................................................................................... 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG CẤM ............................................................... 9
1.1.1. Khái niệm hàng cấm ....................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của hàng cấm ................................................................ 10
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm ..................................... 11
1.1.4. Ý nghĩa quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm ........................ 12
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM .. 13
1.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm 13
1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm ............ 14
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về nhà nƣớc về buôn bán hàng
cấm .......................................................................................................... 16
1.2.4. Kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành pháp luật về buôn bán hàng

cấm .......................................................................................................... 17
1.2.5. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng cấm ....... 18


1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
BUÔN BÁN HÀNG CẤM ............................................................................. 20
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng ....................... 20
1.3.2. Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng
cấm .......................................................................................................... 20
1.3.3. Các nguồn lực vật chất dành cho công tác quản lý nhà nƣớc về
buôn bán hàng cấm.................................................................................. 21
1.3.4. Cơ chế phối hợp liên ngành với các cơ quan có thẩm quyền trong
cơng tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm ................................. 21
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG
CẤM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG ............................................................ 22
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Lăk ..................................................... 22
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai ....................................................... 24
1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Kon Tum .................................................. 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM .............. 29
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
TỈNH KON TUM ............................................................................................ 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 29
2.1.3. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đến hoạt động buôn bán
hàng cấm ................................................................................................. 32
2.1.4. Quan điểm và chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum về công tác quản
lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm ......................................................... 33
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM............................................................... 35


2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về
hàng cấm ................................................................................................. 35
2.2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về
hàng cấm ................................................................................................. 39
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng
cấm .......................................................................................................... 46
......................................................................................................................... 48
2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
về buôn bán hàng cấm ............................................................................. 49
2.2.5. Thực trạng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng
cấm .......................................................................................................... 55
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM .................. 58
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 58
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 59
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................. 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 64
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON
TUM................................................................................................................ 65
3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM CỦA CỤC QUẢN
LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH KON TUM TRONG NHỮNG NĂM TỚI ........... 65
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 65
3.1.2. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ .............................................................. 67
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM69



3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp
luật về hàng cấm...................................................................................... 69
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm
................................................................................................................. 72
3.2.3. Kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm ... 76
3.2.4. Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về buôn
bán hàng cấm........................................................................................... 82
3.2.5. Tăng cƣờng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng
cấm .......................................................................................................... 85
3.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 86
3.3.1. Với Chính phủ, các Bộ ngành trung ƣơng .................................... 86
3.3.2. Với UBND tỉnh Kon Tum............................................................. 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
`


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCT

Bộ công thƣơng



Công điện


CAND

Công an nhân dân

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

KH

Kế hoạch

NĐCP

Nghị định chính phủ

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

QLTT

Quản lý thị trƣờng

TTg

Thủ tƣớng

TTQLKT&CV


Trật tự quản lý - kinh tế và chức vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

VBHN

Văn bản hợp nhất


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tốc độ phát triển GDP phân theo ngành kinh tế năm 2016 - 2018 30
Bảng 2.2: Dân số và số ngƣời trong độ tuổi lao động tỉnh Kon Tum các năm
2016 – 2018 ..................................................................................................... 31
Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên Cục QLTT tỉnh Kon Tum
về công tác xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm 37
Bảng 2.4: Tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm
giai đoạn năm 2014-2018 ................................................................................ 41
Bảng 2.5: Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên Cục QLTT tỉnh Kon Tum
về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm ............ 42
Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá của ngƣời dân tỉnh Kon Tum về công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm của Cục QLTT Kon Tum 45
Bảng 2.7: Số lƣợng các cửa hàng, cơ sở kinh doanh đƣợc kiểm tra về buôn
bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018..................... 51
Bảng 2.8: Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên Cục QLTT tỉnh Kon Tum
về công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hàng cấm .......... 53
Bảng 2.9: Kết quả xử lý vi phạm về hàng cấm của Cục quản lý thị trƣờng tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2014 – 2018 .................................................................... 55



DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Kết quả đánh giá của CBVC về công tác xây dựng, ban hành chính
sách, văn bản pháp luật về hàng cấm .............................................................. 38
Đồ thị 2.2: Kết quả đánh giá của CBVC về công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, quy định về hàng cấm..................................................................... 43
Đồ thị 2.3: Kết quả đánh giá của ngƣời dân tỉnh Kon Tum về công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm ......................................... 45
Sơ đồ 2.4: Khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm
trên địa bàn tỉnh Kon Tum .............................................................................. 48
Đồ thị 2.5: Đồ thị minh họa các cửa hàng, cơ sở kinh doanh đƣợc kiểm tra về
buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018 ........... 52
Đồ thị 2.6: Kết quả đánh giá của CBVC về kiểm tra, thanh tra việc chấp hành
pháp luật về hàng cấm ..................................................................................... 54
Đồ thị 2.7: Đồ thị minh họa số vụ xử lý vi phạm & Số tiền phạt hành chính 56
Đồ thị 2.8: Đồ thị minh họa Số lƣợng tang vật bị tịch thu & Số tiền giá trị của
tang vật bị tịch thu ........................................................................................... 56


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, tình hình kinh tế của Việt Nam có những bƣớc
phát triển vƣợt bậc. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều diễn ra sôi nổi
trên khắp các địa bàn trên cả nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày
càng đa dạng và phức tạp của ngƣời tiêu dùng. Trong điều kiện đó, cơng tác
quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là quản lý nền kinh tế thị trƣờng đã và đang nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp và xuất hiện nhiều kẽ hở. Bên cạnh những hoạt
động kinh doanh hợp pháp, vẫn còn những hoạt động kinh doanh bị Nhà

nƣớc cấm. Việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn
đề cấp thiết mà các ngành, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm giải quyết
trong nền kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố gần cửa khẩu,
hoạt động này càng diễn ra sôi nổi và phức tạp theo chiều hƣớng gia tăng cả
về số lƣợng và chất lƣợng. Những ảnh hƣởng này không những ảnh hƣởng
trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời tiêu dùng mà cịn ảnh
hƣởng trực tiếp tới lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và
ảnh hƣởng lớn đến lợi ích của Nhà nƣớc, của tồn xã hội. Hơn nữa, hoạt
động này cịn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh
của Việt Nam, uy tín chính trị của Đảng và Nhà nƣớc, làm giảm niềm tin của
quần chúng nhân dân đối với Nhà nƣớc. Vì vậy, những năm qua, Đảng và
Nhà nƣớc đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phịng, chống sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, bn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp đã có
nhiều cố gắng triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, pháp hiện xử
lý.
Tỉnh Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực Bắc Tây Nguyên Việt Nam,
là tỉnh duy nhất có đƣờng biên giới ở phía Tây tiếp giáp với hai quốc gia,
nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vƣơng quốc Campuchia với địa


2
danh Ngã ba Đơng Dƣơng nổi tiếng. Nơi đây có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, một
địa điểm kinh doanh hàng, vận chuyển cấm vô cùng thuận tiện. Kon Tum là
một trong những địa phƣơng hiện đang có các diễn biến hành vi về tình trạng
bn bán hàng cấm rất phức tạp về cả số lƣợng vụ vi phạm và mức độ, tính
chất các vụ vi phạm. Chỉ tính riêng tháng 10/2018, Cục Quản lý thị trƣờng
tỉnh Kon Tum đã tiến hành kiểm tra và xử lý 127 vụ vi phạm trong hoạt động
kinh doanh, với 125 đối tƣợng, xử phạt, truy thu tới 1,5 tỷ đồng tiền thu lợi
bất chính, tịch thu nhiều loại hàng cấm, hàng lậu nhƣ gỗ, thuốc lá, pháo và đồ

chơi bạo lực trẻ em và nhiều mặt hàng khác nhƣ rƣợu ngoại, mỹ phẩm, quần
áo, bia, nƣớc giải khát,… [5]. Để có thể bắt giữ đƣợc các đối tƣợng này, lực
lƣợng công an, quản lý thị trƣờng,… phải bố trí lực lƣợng, theo dõi ngày đêm,
thậm chí phải ngụy trang để nắm vững các địa bàn mà các đối tƣợng thƣờng
giao nhận hàng. Tuy nhiên, các đối tƣợng buôn bán hàng cấm này thƣờng rất
manh động, sẵn sàng tấn công lực lƣợng chức năng khi bị phát hiện để tìm
đƣờng thốt thân. Do đó, các cơ quan chức năng nhƣ công an, bộ đội biên
phòng, quản lý thị trƣờng,… phải tăng cƣờng phối hợp trong công tác quản lý
địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tƣợng có
hành vi vận chuyển, bn bán hàng cấm.
Vì các lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý nhà nước về
buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum làm đề tài cho luận văn cao
học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá đúng về thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán
hàng cấm, từ đó đề xuất các giải pháp hồn thiện và nâng cao công tác quản
lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm.


3
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm
trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018; từ đó tìm ra các ƣu điểm,
nhƣợc điểm và nguyên nhân của các nhƣợc điểm đó.
Đề xuất các giải hồn thiện cơng tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng
cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian sắp tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nƣớc về bn bán hàng cấm là

gì?
- Thực trạng cơng tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa
bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018 diễn ra nhƣ thế nào?
- Cần có giải pháp gì để hồn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về buôn
bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon
Tum.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Kon Tum.
+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về
buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh
2014-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
+ Phạm vi nội dung: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm
trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018, trong đó chú trọng vào các
nội dung nhƣ: Xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng
cấm; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm; Tổ chức bộ
máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm; Kiểm tra, thanh tra về việc
chấp hành pháp luật về buôn bán hàng cấm; Xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về buôn bán hàng cấm.


4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, tác giả có sử dụng kế hợp các
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu đƣợc thu thập gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp là
các tài liệu, số liệu liên quan đến hàng cấm tại Cục quản lý thị trƣờng tỉnh

Kon Tum và các tài liệu, số liệu có liên quan khác. Dữ liệu thứ cấp còn là các
nghiên cứu, luận văn, luận án về quản lý nhà nƣớc về hàng cấm.
Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua bảng hỏi. Cụ thể nhƣ sau:
+ Nội dung khảo sát: Thực trạng và hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc
về buôn bán hàng cấm.
+ Đối tƣợng khảo sát:
1. Cán bộ, nhân viên tại Cục quản lý thị trƣờng Kon Tum.
+ Cỡ mẫu đƣợc xác định theo cơng thức:
n

=

N
1+N*(e)2

(Nguồn: Trung Tâm Thơng tin và phân tích dữ liệu Việt Nam
(VIDAC))
Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lƣợng tổng thể số cán bộ, nhân viên
đang làm việc tại Cục quản lý thị trƣờng Kon Tum, e là sai số tiêu chuẩn.
Với tổng thể là N = 30 cán bộ, nhân viên của tồn Cục (tính đến
31/12/2018), độ tin cậy là 95%, cỡ mẫu với sai số cho phép ±5%. Theo công
thức trên, tác giả xác định đƣợc cỡ mẫu trong nghiên cứu này là:
n

=

30
1+30*(0,08)2

= 25


Nhƣ vậy, tác giả sẽ khảo sát 25 cán bộ, nhân viên của Cục QLTT tỉnh
Kon Tum.
2. Ngƣời dân tỉnh Kon Tum


5
+ Cỡ mẫu: Áp dụng công thức trên, với tổng số dân của tỉnh Kon Tum
(tính đến 31/12/2018) là 523.000 ngƣời.
n

=

523.000
1+523.000 *(0,08)2

= 156

Nhƣ vậy, tác giả sẽ phát phiếu khảo sát cho 200 ngƣời dân trên địa bàn
tỉnh Kon Tum để đo lƣờng mức độ hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc
về buôn bán hàng cấm.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
trong tất cả các chƣơng của luận văn để phân tích các khái niệm, quy định của
Nhà nƣớc, các số liệu,… Phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng để phân tích kết
quả điều tra, khảo sát các cán bộ, nhân viên của Cục QLTT Kon Tum và tổng
hợp các đánh giá để đƣa ra các đánh giá khách quan và toàn diện nhất.
- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong luận văn
nhằm so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau.
- Phƣơng pháp diễn giải, quy nạp: Đƣợc sử dụng để diễn giải các số liệu,
các nội dung trích dẫn liên quan và đƣợc sử dụng trong cả luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý
nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm; phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về
buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh
và đề xuất các giải pháp giúp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nƣớc về buôn
bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh và
hạn chế tình trạng bn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý tại Cục
Quản lý Thị trƣờng tỉnh Kon Tum thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán
hàng cấm trên địa bàn tỉnh; từ đó giúp các nhà quản lý vận dụng các giải pháp
để ngăn ngừa, hạn chế và cấm buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh một cách
hiệu quả nhất.


6
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
Để phân tích đƣợc thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm,
trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng một số giáo trình và nghiên cứu sau:
- Giáo trình “Quản lý nhà nƣớc về kinh tế” Của Đỗ Hoàng Toàn và Mai
Văn Bƣu (2008), Đại học kinh tế kinh dân.
Giáo trình cung cấp các kiến thức lý luận, khái qt cơ bản, có tính hệ
thống của một môn khoa học về việc Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế quốc dân
của Nhà nƣớc. Thực chất quản lý nhà nƣớc chính là quản lý nền kinh tế quốc
dân [11]. Tác giả sẽ tham khảo các nội dung về cơ sở lý luận, các khái quát cơ
bản, có hệ thống về cách thức quản lý nền kinh tế quốc dân của Nhà nƣớc.
- Giáo trình “Kinh tế phát triển” của PGS.TS Bùi Quang Bình (2012),
Nhà xuất bản Thơng tin và Truyền thơng, Hà Nội.
Giáo trình gồm 4 phần, 15 chƣơng, tập trung vào lĩnh vực kinh tế phát
triển, một trong những học phần mới, khá hấp dẫn nhƣng không hề đơn giản
với ngành kinh tế học và kinh tế chính trị. Kinh tế phát triển đi vào nghiên

cứu vấn đề phát triển kinh tế cho các nƣớc đang phát triển. Để đạt đƣợc mục
tiêu tăng trƣởng cao và vững chắc cần phải dựa trên khai thác các tiềm năng
nguồn lực và nâng cao năng lực của các ngành kinh tế [1].
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhập lậu không rõ
nguồn gốc là một vấn đề có tính thời sự và cấp thiết, đặc biệt là trong nền
kinh tế thị trƣờng phát triển nhƣ hiện nay. Do đó, có nhiều các nhà nghiên cứu
đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. Một số cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu nhƣ sau:
Phạm Thị Hƣơng (2015) nghiên cứu về Công tác chống kinh doanh
hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang, Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội [7]. Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa
các vấn đề lý luận về hàng lậu, các quy định, chính sách pháp luật của Nhà


7
nƣớc liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu; phân tích tình hình
thực trạng của cơng tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của lực lƣợng Quản
lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang và có thể mở rộng áp dụng cho các tỉnh bạn hoặc
cả nƣớc và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu, góp phần giúp thị trƣờng
ổn định, thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang.
Luận văn thạc sĩ Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bn bán hàng
cấm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng
Ninh) của Nguyễn Thị Huyền Trang (2016), Đại học Quốc gia Hà Nội [12].
Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ở Việt Nam, cụ thể là tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp
giúp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống
tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh.
Hoàng Văn Quân (2016) nghiên cứu về Tăng cường cơng tác phịng,
chống bn lậu tại Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn, Trƣờng Đại học kinh tế và
quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên [9]. Luận văn trình bày cơ sở lý
luận và kinh nghiệm thực tiễn về phịng, chống bn lậu qua biên giới tại các
Cục Hải quan có cửa khẩu; phân tích, đánh giá thực trạng, và xác định các
yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phịng, chống bn lậu qua biên giới tại Cục
Hải quan tỉnh Lạng Sơn; từ đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng phịng, chống
bn lậu qua biên giới tại Cục Hải quan Lạng Sơn trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về xử lý hành vi buôn bán hàng cấm, hàng
nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc - Qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế” của Nguyễn Tấn Phƣớc (2018) trƣờng Đại học Luật – Đại học
Huế. Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn
về xử lý hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn


8
gốc; luận giải các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cũng nhƣ thực
trạng thực thi pháp luật này đƣợc thể hiện thế nào tại Thừa Thiên Huế. Luận
văn cũng nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật này tại Thừa Thiên Huế,
đồng thời đƣa ra các hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong thực hiện
pháp luật xử lý hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ
nguồn gốc và trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân trong xử lý vi phạm kinh doanh hành cấm, hàng
nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc nhằm giúp pháp luật Việt Nam hoàn thiện
hơn nữa; góp phần đảm bảo an tồn pháp lý trong xử lý hành vi buôn bán
hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng khơng rõ nguồn gốc [8].
Nhìn chung, các nghiên cứu trên chỉ đề cập đến các khía cạnh chung
của kinh doanh hàng hóa giả, nhập lậu, cấm tại một số địa phƣơng trên cả
nƣớc. Tuy nhiên, nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm chƣa

đƣợc nghiên cứu nào thực hiện, đặc biệt tại Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Kon
Tum. Do đó, việc nghiên cứu về Quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm
trên địa bàn tỉnh Kon Tum là một đề tài có tính cấp thiết và thời sự cao.
9. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc 03 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm
trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng
cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.


9
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM
1.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG CẤM
1.1.1. Khái niệm hàng cấm
Qua các thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Một số
đƣợc tự do kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của mỗi ngƣời,
một số mặt hàng do Nhà nƣớc thống nhất quản lý cấm sản xuất, tàng trữ, lƣu
thơng, bn bán. Tuy nhiên, những hàng hóa này vẫn bị một số các tổ chức,
cá nhân lén lút sản xuất, tàng trữ, lƣu thơng, bn bán; do đó sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bn bán hàng cấm. Vậy
có thể hiểu đƣợc khái qt hàng cấm là một loại hàng hóa do Nhà nƣớc thống
nhất quản lý, cấm các cá nhân tự do sản xuất, buôn bán kinh doanh.
Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm hàng cấm đƣợc hiểu trong: “buôn
lậu là buôn bán trốn thuế hoặc hàng cấm” [14].

Từ điển Bách khoa CAND định nghĩa hàng cấm là “những loại hàng
hóa mà Nhà nước cấm buôn bán kinh doanh” [13]. Tuy nhiên về pháp luật
hình sự, căn cứ vào tình hình cụ thể mà Nhà nƣớc quyết định cơng bố danh
mục hàng hóa cấm kinh doanh, buôn bán khác nhau mà chƣa đƣa ra khái
niệm cụ thể hàng cấm.
Bộ luật hình sự năm 1999 có nhắc tới hàng cấm đầy đủ với tội phạm sản
xuất, vận chuyển, tàng trữ buôn bán hàng cấm nhƣ sau: “Người nào sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hố mà Nhà nước cấm kinh doanh có số
lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi”
[10, Điều 155]. Nhƣ vậy, hàng cấm là hàng hoá mà Nhà nƣớc cấm kinh doanh
có số lƣợng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính.


10
Nghị định 185/2013/NĐCP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, có nêu: “Hàng cấm gồm hàng
hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được
phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam” [4].
Tuy vậy cho đến nay, các bộ Luật, văn bản pháp luật và các quy định
pháp lý về hàng cấm còn nhiều bất cập hoặc chƣa chỉ ra khái niệm cụ thể, rõ
ràng. Điều này đã gây khó khăn nhất định cho việc tìm hiều về nhận thức
đúng về hàng cấm dƣới góc độ pháp lý.
1.1.2. Đặc điểm của hàng cấm
Hàng cấm là những mặt hàng bị cấm kinh doanh, sản xuất, lƣu hành, sử
dụng tại Việt Nam.
Hàng cấm là những loại hàng hóa bất hợp pháp; gây hại cho sức khỏe
con ngƣời, nguồn gen vật nuôi, môi trƣờng, hệ sinh thái; ảnh hƣởng tiêu cực
tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đặc
biệt là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc và sự ổn định và phát triển của

nền kinh tế quốc dân.
Hàng cấm là những loại hàng hóa có tính chất gây hại tới giáo dục nhân
cách và sức khỏe của trẻ em.
Theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2009/NĐ-CP, những
loại hàng hoá, dịch vụ mà trong q trình lƣu thơng hoặc sử dụng có thể gây
nguy hại nghiêm trọng tới an ninh, quốc phòng, chính trị, kinh tế, xã hội,
truyền thống văn hố dân tộc, mơi trƣờng và sức khoẻ nhân dân thì khơng
đƣợc kinh doanh. Hoạt động thƣơng mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh phải tuân theo Nghị định này và pháp luật có liên quan [2], [3]. Trong
trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác với quy
định của Nghị định này thì áp đụng quy định của Điều ƣớc quốc tế đó. Nghị


11
định đã quy định rõ danh mục 19 mặt hàng khơng đƣợc kinh doanh dƣới bất
kỳ hình thức nào. Danh mục các loại hàng cấm của Việt Nam thay đổi theo
thời gian và thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh phù hợp với các đặc điểm kinh tế
- xã hội.
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm
Quản lý nhà nƣớc là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, sử
dụng quyền lực của nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội [6].
Quản lý nhà nƣớc còn đƣợc hiểu là hoạt động chấp hành, điều hành của
cơ quan hành chính nhà nƣớc, các cơ quan nhà nƣớc khác và các tổ chức
đƣợc nhà nƣớc ủy quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm
thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà
nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc diễn ra trong lĩnh vực hành pháp, đƣợc
thực hiện ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nƣớc [6].
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm là việc nhà nƣớc sử
dụng quyền lực công, quyền lực đƣợc nhân dân giao để điều hành, điều chỉnh

toàn bộ các hoạt động về lĩnh vực hàng cấm.
Quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm là hoạt động có tổ chức của
nhà nƣớc do các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ sử dụng các văn bản quy phạm
pháp luật sẽ tác động đến tình hình phịng chống bn bán, kinh doanh, tàng
trữ hàng cấm trên địa bàn, chủ các cơ sở buôn bán nhằm định hƣớng, vận
động các đối tƣợng này thực hiện tốt việc nói khơng kinh doanh với các loại
hàng cấm.
Quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm gồm một số các hoạt động
chủ yếu, đó là:
- Cơng tác xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng
cấm
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm
- Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm


12
- Công tác kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành pháp luật về buôn bán
hàng cấm
- Công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng cấm.
1.1.4. Ý nghĩa quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm
a. Đối với sức khỏe con người
Hàng cấm là các loại hàng hóa gây hại cho sức khỏe con ngƣời, nguồn
gen vật nuôi, môi trƣờng, hệ sinh thái, đặc biệt là ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe
của trẻ em. Do đó, việc sử dụng các loại hàng cấm này sẽ tăng nguy cơ mắc
các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của con ngƣời.
Khơng có loại hàng hóa nào đƣợc coi là tốt, q báu nếu nó khơng đảm
bảo an toàn cho sự phát triển của cơ thể con ngƣời. Do đó, việc lựa chọn các
mặt hàng để sử dụng trong đời sống hàng ngày đóng vai trị vô cùng quan
trọng và cấp thiết. Mục tiêu đầu tiên của công tác quản lý nhà nƣớc về hàng
cấm là đảm bảo các hàng hóa, đồ dùng, an tồn cho đời sống con ngƣời, sử

dụng lâu ngày, con ngƣời không bị nhiễm các chất độc hại từ các loại mặt
hàng này.
Các loại hàng cấm không những ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời
mà còn ảnh hƣởng đến sự sinh tồn, tƣơng lai của trẻ em và con ngƣời. Sử
dụng các loại mặt chứa chất độc hại, kém chất lƣợng là nguyên nhân dẫn đến
ung thƣ, tích lũy các chất độc hại trong các cơ quan của cơ thể, và sau một
thời gian mới phát bệnh, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của con
ngƣời.
Do đó, cần phải nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng
cấm để kịp thời ngăn chặn, phòng chống các loại hàng kém chất lƣợng, độc
hại, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trôi nổi trên thị trƣờng; đồng thời xử lý
nghiêm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tàng trữ các loại mặt hàng này;
tạo ra một mơi trƣờng hàng hóa cạnh tranh an toàn, đảm bảo sức khỏe cho
con ngƣời.


13
b. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Hàng hóa có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ nền kinh
tế nào, và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một đất nƣớc đang phát
triển.
Quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh
trên thị trƣờng, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, an toàn cho các doanh
nghiệp. Để thực hiện đƣợc điều đó, cần phải đảm bảo các mặt hàng lƣu hành
và buôn bán trên thị trƣờng an tồn cho sức khỏe của ngƣời tiêu dùng, khơng
đƣợc chứa các chất có hại cho sức khỏe của con ngƣời và ảnh hƣởng tiêu cực
đến nền kinh tế của quốc gia.
Đối với các chủ sản xuất, kinh doanh, tàng trữ các mặt hàng cấm, họ
phải bỏ ra các chi phí nhƣ thu hồi, tiêu hủy hàng cấm; điều tra, phân tích,
kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả.

Do đó, cơng tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm có ý nghĩa rất
quan trọng trong sự thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của nƣớc ta.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM
1.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng
cấm
Trƣớc khi ban hành, tuyên truyền các chính sách, văn bản pháp luật của
Nhà nƣớc, cần phải tiến hành xây dựng các chính sách. Đây là bƣớc đầu tiên
trong chu trình chính sách bởi khi xây dựng, nếu các chính sách, văn bản pháp
luật sát với yêu cầu của thực tế, chính sách sẽ đƣợc xây dựng tốt hơn, khả thi
hơn. Chính sách, văn bản pháp luật muốn ứng dụng cao vào thực tiễn phải
đƣợc cụ thể hóa thành các quy định của pháp luật; đƣa nguyện vọng của Nhà
nƣớc, nhân dân thành luật để tạo ra hành lang pháp lý cho các cơ quan nhà
nƣớc, các chủ thể sản xuất và ngƣời dân áp dụng, tuân theo.
Việc xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm do
nhà nƣớc trực tiếp thực hiện. Chỉ có nhà nƣớc có quyền lực và bộ máy của


14
mình mới có thể xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, văn
bản pháp luật cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra theo đúng định
hƣớng Nhà nƣớc đã vạch ra.
Nhà nƣớc thông qua việc ban hành chính sách, văn bản pháp luật về
hàng cấm để điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng nhƣ góp phần tạo cơ sở pháp
lý, cơ sở khoa học để hƣớng dẫn, bảo đảm cho các hoạt động quản lý nhà
nƣớc về bn bán hàng cấm.
Thơng qua đó, cũng xác định về vị trí, tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền
hạn và chức năng của các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về buôn
bán hàng cấm. Đảm bảo sự phối hợp giữa các ban ngành, các cấp và toàn thể
xã hội trong việc thực hiện đồng loạt các chiến lƣợc, chính sách chung về
quản lý nhà nƣớc về bn bán hàng cấm.

Tiêu chí đánh giá: Một số nội dung đƣợc sử dụng để đánh giá cơng tác
này gồm: số lƣợng các chính sách, văn bản đƣợc ban hành hàng năm; tỷ lệ
tăng hoặc giảm của các văn bản, chính sách đƣợc ban hành qua các năm; mức
độ hiệu quả, tính khả thi và tính ứng dụng vào thực tiễn của các chính sách
đƣợc ban hành đối với tình hình kinh tế, tự nhiên, xã hội đặc thù của từng địa
phƣơng.
1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định đóng vai trị quan
trọng, là cầu nối để đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nƣớc đến gần hơn với ngƣời dân nhằm nâng cao nhận thức của
ngƣời dân, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và góp phần thay đổi hành vi,
phong tục, tập quán của ngƣời dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh các
mặt hàng.
Phải tập trung tuyên truyền, tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản, các
quy định của Nhà nƣớc và các chƣơng trình, kế hoạch của UBND cấp tỉnh về
phịng, chống bn bán hàng cấm tới các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp,


15
các đồn thể, các tổ chức, doanh nghiệp và cơng dân; thƣờng xuyên đổi mới
công tác tuyên truyền để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo
thành dƣ luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi, các hoạt động
buôn bán hàng cấm.
Xây dựng kế hoạch truyền thơng về phịng, chống bn bán hàng cấm,
trong đó tập trung phối hợp với các cơ quan thơng tin đại chúng, các tổ chức
chính trị xã hội và các cơ quan liên quan, tăng cƣờng sự tham gia giám sát của
cộng đồng trong cơng tác phịng, chống buôn bán hàng cấm. Nội dung tuyên
truyền, phổ biến cần tập trung truyền tải các thông điệp về hàng cấm và các
văn bản hƣớng dẫn liên quan. Hình thức tuyên truyền có thể tổ chức qua các
hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp, nhân dân nhằm nâng cao nhận thức,

trách nhiệm trong việc không thực hiện các hành vi buôn bán hàng cấm; kênh
truyền thông trực tiếp nhƣ các ban, ngành, đồn thể (Hội nơng dân, Hội phụ
nữ, Hội ngƣời cao tuổi, Đồn thanh niên,...) bằng các hình thức dễ tiếp cận
nhƣ hƣớng dẫn thực hành cụ thể theo nhóm, nói chuyện, trao đổi, hội thảo, thi
tun truyền về phịng, chống buôn bán hàng cấm,... Nội dung và cách thức
tuyên truyền phải đảm bảo ngắn gọn, đủ ý, chính xác, kịp thời, rõ ràng, đơn
giản và phù hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng,...
Nhờ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ngƣời dân sẽ nâng cao tinh thần
cảnh giác với các loại mặt hàng bị nhà nƣớc cấm lƣu hành, buôn bán hay gây
hại tới sức khỏe của con ngƣời; qua đó cơng tác quản lý nhà nƣớc về việc
bn bán hàng cấm sẽ đƣợc kiểm soát và thực hiện dễ dàng hơn.
Tiêu chí đánh giá: Để đánh giá cơng tác này, cần xem xét các nội dung
cơ bản nhƣ tính đa dạng của các hình thức tun truyền, phổ biến pháp luật,
biện pháp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức; tính thƣờng xuyên của
các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật; số lƣợng các đối tƣợng đƣợc tuyên
truyền, phổ biến và hiệu quả các chiến dịch tuyên truyền, phổ biến. Việc tổ
chức các buổi tuyên truyền, phổ biến phải đƣợc xem xét xem có đảm bảo tính


×