Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện chư păh, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN ANH VŨ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN ANH VŨ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP

Đà Nẵng - Năm 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.................................................... 4
6. Bố cục luận văn ....................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ ...................................................................... 12
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ......................................................... 12
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai .......................................... 12
1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai ........................................ 14
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai ......................................... 18
1.1.4. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai ................................ 20
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI ............................. 23
1.2.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện ............................................................................ 23
1.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ đại
chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .................. 24
1.2.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ..................................... 26
1.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất ........................................................................................................... 27


1.2.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất ........................................................................................................... 27
1.2.6. Công tác quản lý tài chính về đất đai .............................................. 28
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử
dụng đất ........................................................................................................... 29
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN VỀ ĐẤT ĐAI ................... 30
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương..................... 30
1.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất .................................................... 32
1.3.3. Nhân tố về tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện........................................................................... 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI............................ 34
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHƯ
PĂH ................................................................................................................. 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai ................ 39
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CỦA
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI ............................................................. 40
2.2.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng ................................ 40
2.2.2. Biến động đất đai ............................................................................ 43
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI ................................................... 45
2.3.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện ............................................................................ 45


2.3.2. Cơng tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .................. 46
2.3.3. Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................................... 53

2.3.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử
dụng đất ........................................................................................................... 57
2.3.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất ........................................................................................................... 59
2.3.6. Cơng tác quản lý tài chính về đất đai .............................................. 60
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng
đất ................................................................................................................... 62
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 63
2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................. 63
2.4.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................... 64
2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................... 66
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI .............................................................................................. 68
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 68
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện....... 68
3.1.2. Quan điểm và nhu cầu sử dụng đất của huyện Chư Păh đến 2020 . 73
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH ........................................................... 77
3.2.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện tại huyện Chư Păh.............................................. 77


3.2.2. Cơng tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện
Chư Păh ........................................................................................................... 78
3.2.3. Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Chư Păh ..... 81
3.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử

dụng đất tại huyện Chư Păh ............................................................................ 84
3.2.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất tại huyện Chư Păh ............................................................................ 86
3.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng
đất tại huyện Chư Păh ..................................................................................... 86
3.2.7. Các giải pháp khác .......................................................................... 88
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BĐS

Nội dung đầy đủ
Bất động sản

CNH – HĐH Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNQSD

Chứng nhận quyền sử dụng

CQH

Chính quyền huyện

ĐĐT


Đất đơ thị

DN

Doanh nghiệp

GCNQSD
GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GDTX

Giáo dục thường xuyên

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

KT - XH


Kinh tế - xã hội

QH &TKNN Quy hoạch & Thiết kế nông nghiệp
QH&TKNN

Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QLNN

Quản lý nhà nước

QSD

Quyền sử dụng

SDĐ

Sử dụng đất

THPT

Trung học phổ thông

TN&MT
UBND
VPĐKQSD


Tài nguyên & Môi trường
Ủy ban nhân dân
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng

VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hiện trạng các loại đất phân theo thỗ nhưỡng Chư Păh

36

bảng
2.1.
2.2.

2.3.

2.4.

2.5.

2.6.

2.7.
2.8.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Chư Păh giai đoạn
2013-2017
Biến động đất nông nghiệp huyện Chư Păh từ năm
2013-2017
Biến động đất phi nông nghiệp huyện Chư Păh năm
2013-2017
Biến động đất chưa sử dụng huyện Chư Păh từ năm
2013-2017
Hoạt động phổ biến văn bản quản lý đất đai huyện
Chư Păh
Số liệu kiểm kê đất năm 2014
Hiện trạng sử dụng đất các đơn vị cấp xã, thị trấn của
huyện Chư Păh 2017

43

43

44

45

46
47
49

Hiện trạng sử dụng đất các đơn vị cấp xã, thị trấn của

2.9.

huyện Chư Păh 2017 đo đạc theo hệ tọa độ VN2000

50

và HN72
2.10.

2.11.
2.12.

Kết quả đăng ký, cấp GCN đất phân theo cấp xã, thị
trấn huyện Chư Păh đến năm 2017
Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện
Chư Păh từ năm 2013 -2017
Hiện trạng sử dụng đất năm 2017

51

53
55


Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.13.

2.14.
2.15.

3.1.

Thống kê tình hình vi phạm tự ý chuyển mục đích sử
dụng đất giai đoạn 2013-2017 của huyện Chư Păh
Nguồn thu từ đất từ năm 2013-2017
Tổng số đơn giải quyết tranh chấp. khiếu nại từ năm
2013-2017
Nhu cầu sử dụng đất của huyện Chư Păh đến năm
2020

Trang

60
61
62

75


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang


2.1.

Bản đồ huyện Chư Păh

34

2.2.

Cơ cấu đất nông nghiệp huyện Chư Păh năm 2017

41

2.3.

Cơ cấu đất phi nông nghiệp huyện Chư Păh năm 2017

42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn nội lực quan trọng của q trình đơ thị hóa, khơng chỉ
để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho sản xuất, mà cịn là hàng hố đặc biệt để
khai thác nhằm tạo ra nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị. Đất đai
là nguồn tài nguyên có hạn cho nên việc sử dụng đất đai lãng phí, khơng hiệu
quả, đặc biệt là khu vực đơ thị khu vực đông dân cư khiến cho đất đai khan
hiếm ngày càng khan hiếm hơn. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài

nguyên quý giá này một cách hợp lý khơng những có ý nghĩa quyết định đến
sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà cịn đảm bảo cho mục tiêu chính trị
và phát triển xã hội.
Đối với Việt Nam là một quốc gia đất chật người đơng, dân số tăng
nhanh, đang trong q trình phát triển mạnh mẽ theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa; được cảnh báo là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu thì việc quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý và
hiệu quả tài nguyên đất là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Trong quá trình Đổi mới, ngành Quản lý đất đai đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng an ninh, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên đất đai
vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý; sử dụng cịn lãng phí và kém hiệu
quả; ở nhiều nơi đất đai bị suy thối, ơ nhiễm, phá hoại đến mức báo động;
tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn là vấn đề nóng của xã hội; đóng góp cho
nền kinh tế quốc dân chưa tương xứng với tiềm năng của tài nguyên đất và
hoạt động quản lý đất đai. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hệ thống
chính sách và pháp luật về đất đai chưa thực sự đồng bộ; chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành, các cấp,


2

chưa kết hợp và lồng ghép có hiệu quả với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Đó là những vấn đề cịn tồn tại về cơng tác quản lý đất của cả nước
nói chung, cũng như cơng tác quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Chư Păh
nói riêng.
Huyện Chư Păh hiện có 15 đơn vị hành chính xã, thị trấn (13 xã, 2 thị
trấn), với tổng diện tích tự nhiên là 97.457,68 ha. Trong đó, đất nông nghiệp
85.175,90 ha (87,40%); đất phi nông nghiệp 5.900,75 ha (6,05%); đất chưa sử
dụng 6.381,03 ha (6,55%). Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên địa huyện

Chư Păh, tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã đạt được những thành tựu, góp
phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện Chư Păh trong những năm gần đây đạt được những kết quả sau:
Có 15/15 xã, thị trấn đã được đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính với diện tích
29.271,1 ha (đạt tỷ lệ 30% tổng diện tích tự nhiên). Số thửa đã đo đạc lập bản
đồ địa chính là 120.885 thửa. Tổng diện tích đất nơng nghiệp và phi nơng
nghiệp ngày càng tăng, tổng diện tích đất chưa sử dụng giảm dần.
Mặc dù vậy, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Chư Păh vẫn
tồn tại một số yếu kém: tình trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng
nghiệp sang đất phi nơng nghiệp trong hộ gia đình cá nhân vẫn cịn xảy ra ở
vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cịn để xảy ra tình trạng lấn
chiếm, mua bán, cho thuê đất trái phép mà chủ yếu diễn ra trong các hộ đồng
bào dân tộc thiểu số sử dụng đất trên địa bàn huyện. Việc áp dụng thực hiện
quy định về điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục
đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai cịn lúng túng. Vì thế, cần
thiết phải có nghiên cứu sâu hơn và có những giải pháp phù hợp về vấn đề
quản lý đất đai ở huyện Chư Păh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về đất


3

đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” là rất cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai hiện nay và qua đó đề xuất các giải pháp
phù hợp nhằm hồn thiện và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý
nhà nước về đất đai ở cấp huyện.
- Nhận biết được các vấn đề về quản lý nhà nước về đất đai, những
nguyên nhân có liên quan ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện và tăng cường cơng tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là công tác quản lý nhà nước
về đất đai của các cấp, ngành huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản
lý về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
- Về không gian: Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
- Về thời gian: Thực trạng quản lý đất đai từ năm 2013 đến năm 2017;
Các giải pháp có ý nghĩa trong trung và dài hạn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp


4

nghiên cứu sau:
- Thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu được thu thập từ các báo cáo quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng
đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Chư Păh. Các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về đất đai do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu: Phương pháp này
dùng để thể hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Xử lý số liệu thu thập bằng phương
pháp thống kê, so sánh và sử dụng phần mềm Excel.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai như: một số nội dung về
cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về đất đai; kế thừa, tham khảo kết
quả nghiên cứu của một số đề tài đã được thực hiện về các nội dung có liên
quan đến công tác quản lý đất đai.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về QLNN về đất đai và
làm rõ biểu hiện các quy luật của QLNN trong trường hợp nghiên cứu tại
huyện Chư Păh có ý nghĩa về mặt lý luận đối với các nghiên cứu có cùng
quan tâm.
Về mặt thực tiễn: Những đánh giá thực trạng QLNN về đất đai trên địa
bàn huyện Chư Păh cùng các nguyên nhân và những đề xuất, kiến nghị, biện
pháp quản lý thích hợp nhằm hồn thiện QLNN về đất đai có ý nghĩa thực
tiễn đối với các cấp quản lý có liên quan, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH trên địa bàn huyện Chư Păh.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,


5

luận văn được kết cấu thành ba chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế .
Chương 2: Thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh,
tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề quản lý nhà nước về đất đã có nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng
vẫn cịn là vấn đề có tính thời sự nóng bỏng hiện nay. Đã có nhiều luận án,
luận văn, các bài báo nghiên cứu về vấn đề này, trong đó, những cơng trình
liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến là:
Sách: “Quản lý nhà nước về đất đai” do Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái
Sơn (chủ biên), Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội, năm 2007. Trong cơng
trình này, các tác giả nêu lên: “Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về
đất đai và bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Tác giả đã làm rõ cơ sở pháp
lý về hoạt động quản lý đất đai, như: Một số quy định về lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; Một số quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; Quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thống kê, kiểm kê
đất đai; quản lý giám sát việc thực hiện quyền của người sử dụng đất; Thanh
tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp luật về đất đai; Giải quyết
tranh chấp đất đai”.[21]
“Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai” của Tiến sỹ Phạm
Việt Dũng, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 11 tháng 2 năm 2013.
Tác giả đã nêu ra: “Một số kết quả trong quản lý đất đai những năm qua đồng
thời nêu lên được những hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về lĩnh vực
này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất
đai” [10].


6

Cuốn sách của tác giả Nguyễn Đình Bồng (2012), “Quản lý đất đai ở
Việt Nam 1945 - 2010), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, tác giả đã đề cập
đến: “Vấn đề quản lý đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ từ Phong kiến và
Pháp thuộc cho đến năm 2010, đặc biệt là giai đoạn 1986 - 2010. Mặc dù vậy,
trong bối cảnh hiện nay khi mà luật đất đai 2013 có hiệu lực cần tìm hiểu và

áp dụng vào quản lý đất đai thuộc một địa bàn cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao
nhất”. [4]
Nguyễn Hữu Hoan (2014), “Quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử
dụng đất đai trên địa bàn huyện Phúc Thọ, Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ Trường
Đại học Thương mại của tác giả Nguyễn Đức Quý (2014), “Quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”. Hai cơng trình đều
tập trung nghiên cứu về: “Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
khác nhau thuộc hai huyện của thành phố Hà Nội. Các tác giả đã chỉ rõ được
thực trạng quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá được những thành tựu và hạn
chế, nguyên nhân của những hạn chế từ đó làm cơ sở cho định hướng và
những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đất đai tại địa phương”. [13]
Nguyễn Văn Xuyền (2012), “Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý
nhà nước đối với đất đai tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc
sỹ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã đưa ra : “Những lý luận cơ
bản, các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai, phân tích
các vấn đề pháp lý và thực tiễn để tìm ra ngun nhân thành cơng và những
bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai
tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường
hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với đất đai trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”. [29]
“Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định” Luận văn thạc sỹ của Ngô Tôn Thanh, Trường Đại


7

học Đà Nẵng, thực hiện năm 2012. Luận văn làm rõ: “Cơ sở lý luận và những
căn cứ pháp lý của quản lý nhà nước về đất đai. Sau khi Phân tích, đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn tác giả đã
rút ra những ưu điểm và tồn tại, những ngun nhân và các tác động của nó

đến q trình phát triển kinh tế xã hội của thị xã An Nhơn. Qua đó tác giả đã
đưa ra những giải pháp nhằm khai thác tốt tiềm năng về đất đai, phát huy hiệu
quả và hạn chế mặt tiêu cực trong quản lý nhà nước về đất đai góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội thị xã An Nhơn”. [24]
“Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
gia đình, cá nhân thực tiễn tại huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai ”, Luận văn thạc
sỹ của Lê Xuân Dũng, Học viện Khoa học Xã Hội - Viện Hàn Lâm Khoa học
Xã Hội, thực hiện năm 2015. Luận văn lý giải : “Tầm quan trọng của việc
đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hộ Gia đình, cá
nhân, từ đó làm rõ ý nghĩa của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sẽ giúp các cơ quan quản lý thu
thập thông tin, giúp nhà nước quản lý được quyền sử dụng đất với các đối
tượng khác nhau hạn chế tranh chấp, kiện tụng, hỗ trợ các giao dịch về đất
đai. Tác giả phân tích, đánh giá tình hình cơng tác đăng ký đất đai và cấp giấy
chứng nhận trên địa bàn huyện Chư Păh và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện
Chư Păh”. [9]
Bài nghiên cứu trao đổi “Tiếp cận giải quyết vấn đề quyền sở hữu đất
đai ở nước ta hiện nay” của Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương (được đăng trên Tạp chí cộng sản điện tử
ngày 06/12/2013) Luật pháp Việt Nam khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc
biệt có thể tham gia thị trường. Chế độ sở hữu đất đai là cơ sở của mọi quan


8

hệ về đất đai, quyền sở hữu đất đai là do người sở hữu đất đai nắm giữ, đây là
quyền lợi đặc biệt khơng có người thứ hai và được pháp luật nhà nước bảo hộ.
Chế độ sở hữu đất đai có thể chia thành hai loại lớn là chế độ công hữu đất đai

và chế độ tư hữu đất đai. Quyền sở hữu đất đai có thể chia nhỏ ra thành các
quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu lợi, quyền định đoạt.
Những quyền này thường thống nhất, quy về một chủ thể, nhưng trong tình
huống đặc biệt nó có thể bị phân ly. Quyền sở hữu đất đai được nhà nước xác
nhận bảo hộ, đều phải thông qua một văn kiện pháp luật nhất định để thực
hiện.[5]
Bài nghiên cứu trao đổi “ ột số tác động của ch nh sách đất đai đến
hát tri n nông nghiệ ở iệt Nam”của Phạm Việt Dũng -Tạp chí Cộng sản
điện tử ngày 09/12/2013. Trong thực tế phần lớn những biến động của lịch sử
quan trọng theo chiều hướng tích cực của đất nước trong thời kỳ đổi mới đất
nước đều có quan hệ mật thiết với đất đai, trong đó có lĩnh vực nơng nghiệp.
Chính sách đất đai có tác động tích cực đến phát triển nơng nghiệp ở nước ta
như đã khuyến khích tập trung và tích tụ đất nơng nghiệp, đã thực hiện chính
sách giá đất nơng nghiệp, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp
đã từng bước theo nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý
của nhà nước. Thực hiện tốt chính sách thu hồi và bồi thường đất nơng
nghiệp, tạo tiền đề phát triển khu dân cư, góp phần xây dựng các cơng trình
thủy lợi, đất hành lang an toàn. Bên cạnh những tác động tiêu cực vẫn cịn có
những tác động tiêu cực như diện tích đất nông nghiệp ngày càng manh mún,
quản lý sử dụng kém hiệu quả. Sử dụng đất nơng nghiệp cịn nhiều bất cập,
chưa làm tiền đề cho phát triển theo hướng sản xuất lớn. Bên cạnh đó đề ra
các khuyến nghị nhằm hồn thiện chính sách đất đai đến phát triển nơng
nghiệp ở Việt Nam.[11]
Bài nghiên cứu trao đổi “Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất


9

đai thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn
Quốc Ngữ, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phịng Trung ương Đảng (Tạp chí

cộng sản điện tử ngày 21/3/2013). Thông qua việc thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 7 khóa IX, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước
được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng đươc hoàn thiện;
các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm.
Thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành
và phát triển tương đối nhanh. Kết quả đó khẳng định các quan điểm chỉ đạo,
định hướng chính sách, pháp luật về đất đai được nêu trong Nghị quyết cơ bản
là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu kém, khuyết
điểm; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai chưa
nghiêm; tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả cịn xảy
ra ở nhiều nơi; chính sách, pháp luật ban hành nhiều nhưng hiệu quả thấp;
việc phân công, phân cấp trong quản lý đất đai còn chưa hợp lý; năng lực
quản lý, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước về đất đai
chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,
giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp ứng được yêu cầu,... [16]
Bài viết “ Đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, tạo động lực cho đẩy
mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Nguyễn
Minh Quang Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường đăng trên Tạp chí cộng sản số 857 (Tháng 3-2014): “Đất đai là vấn đề
hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, có tầm ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và
ổn định xã hội. Để các nội dung đổi mới sớm đi vào cuộc sống và phát huy
hiệu quả, cần có sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của
nhân dân, nhằm phát huy tối đa nguồn lực đất đai trong tiến trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa”. [17]


10

Ngân hàng thế giới, Hà Nội - 2011; “Cơ chế nhà nước thu hồi đất và

chuy n dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam”: “Ngân hàng thế giới tập trung
tổng kết các quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá q trình thực hiện,
phân tích một số kinh nghiệm quốc tế và đưa ra những khuyến nghị nhằm
khắc phục các hạn chế của hệ thống pháp luật Việt Nam. Ấn phẩm gồm 3 báo
cáo: (1) Đề xuất về hồn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế
chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam; (2) Nghiên cứu về cơ chế xác định
giá đất phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam; (3) Nghiên
cứu hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam”.[15]
Bài viết “Ch nh sách đất đai hiện hành và giải pháp từ người dân và
cộng

đồng”

của

Đặng

Hùng



được

đăng

trên

trang


web

S_DangHungVo.pdf
Pháp luật đất đai hiện nay vẫn còn quá nhiều bức xúc, khiếu kiện nhiều. Định
giá đất chưa minh bạch, nhà nước thu hồi nhiều, chưa bồi thường thỏa đáng
và những bất cấp khác nữa cũng chỉ vì chưa đặt người dân vào trung tâm để
giải quyết các mối quan hệ liên quan đến đất đai. Đất đai là tặng phẩm của
thiên nhiên cho tất cả mọi người nên người dân có quyền đối với đất đai như
quyền quyết định, quyền tham gia quản lý, sử dụng đất đai và quyền tham gia
giám sát đất đai. Khi người dân thực hiện đầy đủ các quyền này thì đương
nhiên có sự đồng thuận của xã hội đã được xác lập. Đây chính là những điều
căn bản để phát triển xã hồi bền vững.[28]
Trước những đòi hỏi phát triển KT- XH, đất đai ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong cuộc sống. Do vậy, liên tục đổi mới và hồn thiện QLNN về
đất đai, nhất là của chính quyền địa phương là xu thế tất yếu trong quản lý.
Quản lý nhà nước về đất đai của CQH không thể có hiệu quả, hiệu lực và tác
động tốt đến đời sống, KT- XH nếu như: (i) quản lý nhà nước về đất đai của


11

CQH không được nghiên cứu và tổ chức khoa học; (ii) vai trị của người dân
trong QLĐĐ khơng được xem xét, đánh giá và đặt đúng vị trí; (iii) những bài
học trong q trình quản lý khơng được nghiên cứu, đánh giá một cách
thường xuyên, cụ thể, từ đó, có thể đưa ra những biện pháp điều chỉnh bổ
sung kịp thời.Nhìn chung, các cơng trình trên đã có những cách tiếp cận khác
nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề quản lý nhà nước về đất đai hay
các lĩnh vực của quản lý nhà nước về đất đai trên cả nước. Đó là nguồn tài
liệu đáng quý giúp tơi có được những số liệu và thơng tin cần thiết để kế thừa
và phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên, có rất nhiều cơng trình

nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước về đất đai ở nhiều địa phương khác
nhau. Mỗi đề tài đều đề cập đến một địa phương cụ thể, nhìn chung đều đã chỉ
ra những bất cập nhất định trong công tác quản lý đất đai và trên cơ sở đó tìm
ra ngun nhân và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai tại địa
bàn nghiên cứu. Như vậy, đề tài nghiên cứu về quản lý đất đai ở các địa
phương có nhiều tác giả đã đề cập, nhưng xét thấy đến nay vẫn chưa có cơng
trình nghiên cứu một cách có hệ thống quản lý về đất đai trên địa bàn huyện
Chư Păh. Vì vậy, trong luận văn này, tác giả đã tiếp tục kế thừa có chọn lọc
những nghiên cứu trước đó và tập trung vào vấn đề cơ bản trong quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh nhằm góp phần vào sự phát triển
chung của huyện.Tóm lại, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề quản
lý nhà nước về đất đai ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi đề tài đều đề cập
đến một địa phương cụ thể, nhìn chung đều đã chỉ ra những bất cập nhất định
trong công tác quản lý đất đai và trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và những
giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu.


12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Nhà nước cần can thiệp và điều tiết đối với đất đai, một yếu tố cơ bản
của nền kinh tế vì các lý do sau:
Một là, hàng hố và dịch vụ công cộng chủ yếu bao gồm các kết cấu hạ
tầng như: điện, cấp thốt nước, giao thơng cơng cộng, bưu chính viễn thơng, y

tế giáo dục, bảo vệ mơi trường… thường do Nhà nước đóng vai trị người
cung cấp thông qua ngành kinh tế công cộng. Những sản phẩm này đều gắn
liền với đất đai, và hàng hoá, dịch vụ sẽ được cung cấp với chi phí thấp hơn
nếu như đất đai được khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả.
Hai là, đất đai là khơng gian cơ bản trong sản xuất và sinh hoạt của con
người và có tính chất khan hiếm. Vì vậy, trong SDĐ không thể tránh khỏi
những mâu thuẫn như: mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh chóng của KT –
XH với sự khan hiếm của đất đai; mâu thuẫn giữa sự gia tăng dân số với sự
giới hạn về đất đai; mâu thuẫn giữa lợi ích tư nhân với lợi ích cộng đồng …
Việc điều hoà các mâu thuẫn này cần phải có sự can thiệp của Nhà nước.
Thứ ba, sự hạn chế của thị trường đất đai là một nguyên nhân quan
trọng, Nhà nước cần phải can dự và điều tiết sự vận hành kinh tế đất đai. Bởi
lẽ: thị trường đất đai không phải là một thị trường cạnh tranh hồn hảo, tính
cố định của đất đai, sự độc chiếm về quyền tài sản đất đai và xu thế tập trung
đất đai vào một số ít người… làm cho thị trường đất đai tiềm ẩn yếu tố độc
quyền; thị trường đất đai về bản chất là thị trường chia cắt, có tính khơng


13

hồn chỉnh. Tính khơng lưu động của đất đai và tính đơn nhất về giá trị của
mỗi thửa đất, làm cho các bên mua bán khó có được thơng tin về giá thực của
từng thửa đất trong thị trường đất đai. Điều này gây trở ngại cho việc điều tiết
kịp thời trong sử dụng và phân bổ đất đai. Đất đai, thu nhập từ đất đai và SDĐ
đều là những vấn đề trọng đại có quan hệ đến lợi ích của mỗi cá nhân, cộng
đồng và toàn xã hội. Thị trường đất đai thường biến động phức tạp, nên phải
có sự quản lý của Nhà nước và là một công việc không mấy dễ dàng.
Bốn là, đất đai luôn gắn liền với phạm vi lãnh thổ của chính quyền địa
phương, tuy nhiên những chính sách về QLĐĐ nói chung, phân cấp về QLĐĐ
nói riêng hiện cịn bất cập, cần được hồn chỉnh, bổ sung cho phù hợp và

thích nghi với tình hình thực tiễn của từng địa phương. Trên thực tế đây là
lĩnh vực quản lý chủ yếu của chính quyền địa phương, những biến động về
đất đai trong nền kinh tế thị trường diễn ra hàng ngày, hàng giờ và chỉ có
chính quyền địa phương mới có thể nắm bắt và giải quyết được kịp thời, do
vậy việc phân cấp cho chính quyền địa phương theo một thể thống nhất trong
quản lý là một xu thế của QLNN về đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam có những nét khác biệt với
nhiều nước trên thế giới là: đất đai thuộc sở hữu tồn dân, có nghĩa là QLNN
về đất đai phải thể hiện được vai trị làm chủ của người dân thơng qua các
hoạt động kiểm tra giám sát; sử dụng đất đai nhằm đem lại hiệu quả lớn nhất
cho người dân, cho cộng đồng, cho xã hội. Nhà nước trong đó có chính quyền
địa phương các cấp là Nhà nước của dân, do dân bầu ra và thực hiện quyền
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai tại địa bàn theo quy định của pháp
luật. Những mục đích tốt đẹp đó cần được cụ thể hố bằng các chính sách và
các phương pháp tổ chức thực hiện khoa học trong QLNN về đất đai của
chính quyền các cấp.
Có thể nói, QLNN về đất đai là một công việc phức tạp, cùng một


14

mảnh đất tại một vị trí cụ thể nhưng được quản lý trực tiếp và gián tiếp bởi
nhiều cơ quan và cấp độ khác nhau (theo ngành và lãnh thổ). Nếu xem xét
trên địa bàn hành chính cấp xã thì trước hết nó chịu sự quản lý của chính
quyền xã. Nếu xem xét trên địa bàn cấp huyện thì nó vừa phải chịu sự quản lý
của chính quyền xã và lại phải chịu sự quản lý của CQH. Tiếp tục như vậy,
nếu ta đặt nó trong phạm vi tỉnh và quốc gia thì mảnh đất cụ thể này sẽ tiếp
tục chịu sự quản lý của chính quyền tỉnh, Nhà nước.
Từ những vấn đề trên, tác giả đề xuất khái niệm QLNN về đất đai của
CQH: là sự phối hợp nhịp nhàng của CQH với các đơn vị khác thuộc hệ

thống QLNN về đất đai được pháp luật quy định, đ thực hiện tốt các nhiệm
vụ quản lý được giao, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và mang hiệu quả nhất
cho người SDĐ trong việc thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối
với đất đai, góp phần cho các mục tiêu phát tri n KT- XH vì con người, cộng
đồng, xã hội cũng như bảo vệ môi trường sống bền vững tại huyện.
1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai
a. Vai trò của đất đai
Đất đai có vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội của mỗi đất nước. Nhiều nước trên thế giới đã đưa vấn đề đất đai
vào Hiến pháp của mình nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả.
Ở Việt Nam, đất đai được xác định là tài nguyên quý giá của quốc gia; là tư
liệu sản xuất đặc biệt, nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã
hội; là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia; là thành phần quan trọng của
môi trường sống; là thành quả đấu tranh cách mạng của nhiều thế hệ… Do đó,
đất đai ln là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Xã hội ngày càng phát triển không ngừng từ thành thị đến nơng thơn,
thì đất đai là tài sản q giá nhất của một vùng, một quốc gia. Vì vậy, nếu đất
đai khơng được sử dụng hợp lý thì sẽ gây lãng phí. Các loại đất được sử dụng


×