Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát triển nông nghiệp huyện minh hóa, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.52 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỒ QUỐC LONG

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
HUYỆN MINH HĨA, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỒ QUỐC LONG

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
HUYỆN MINH HĨA, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 831.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

HỒ QUỐC LONG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Câu hỏi, giả thiết nghiên cứu ................................................................ 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ............................................. 5
7. Các tài liệu nghiên cứu chính của luận văn .......................................... 5
8. Tổng quan các nghiên cứu .................................................................... 6
9. Kết cầu của đề tài: ................................................................................. 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .... 10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ......... 10
1.1.1. Định nghĩa nông nghiệp ................................................................ 10
1.1.2. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp................................... 10
1.1.3. Khái niệm về phát triển nông nghiệp ............................................ 11
1.1.4. Tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp ................................. 12
1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP ................................... 15
1.2.1. Mở rộng quy mơ, gia tăng các nguồn lực đầu vào ....................... 15
1.2.2. Tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp ................................................. 19
1.2.3. Bảo đảm cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý .............................. 21
1.2.4. Bảo đảm thị trƣờng đầu ra ............................................................ 22
1.2.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ..................... 23

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 24
1.3.2. Tình hình phát triển kinh-tế xã hội ............................................... 25


1.3.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật .................................................................. 26
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƢƠNG ........................................................................................................ 27
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển nơng nghiêp của huyện Khối Châu, tỉnh
Hƣng Yên về thâm canh trong sản xuất, nông nghiệp .................................... 27
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiêp của huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp .................................. 29
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HUYỆN
MINH HĨA ................................................................................................... 31
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA
HUYỆN MINH HÓA ..................................................................................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 31
2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội ............................................................... 35
2.1.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 37
2.1.4. Đánh giá chung về ảnh hƣởng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển nơng nghiệp huyện Minh Hố.............. 38
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HUYỆN MINH HĨA
......................................................................................................................... 41
2.2.1. Tình hình nguồn lực đầu vào cho nơng nghiệp ............................ 41
2.2.2. Tình hình tổ chức sản xuất nơng nghiệp ....................................... 49
2.2.3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ........................................................ 52
2.2.4. Tình hình bảo đảm thị trƣờng đầu ra ............................................ 56
2.2.5. Tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp ................... 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HUYỆN MINH HĨA ................................. 61
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển nông nghiệp ................. 61


2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 62
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...................................... 63
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HUYỆN
MINH HĨA ................................................................................................... 65
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP .............................................. 65
3.1.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp của huyện ........ 65
3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện .................................. 68
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HUYỆN MINH
HĨA ................................................................................................................ 68
3.2.1. Nhóm giải pháp mở rộng quy mơ, gia tăng các nguồn lực đầu vào ..... 68
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm tổ chức tốt sản xuất nông nghiệp ............. 71
3.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm cơ cấu sản xuất nơng nghiệp hợp lý .... 74
3.2.4. Nhóm giải pháp bảo đảm thị trƣờng đầu ra .................................. 75
3.2.5. Nhóm giải pháp khác .................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

PTNN

Phát triển nông nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

NLTS

Nông lâm thủy sản

DTTS

Dân tộc thiểu số

NN và PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn


HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1.

Diện tích đất nơng nghiệp của huyện Minh Hóa

41

2.2.

Diện tích đất trong các ngành của nơng nghiệp của

42

huyện Minh Hóa

2.3.

Vốn đầu tƣ vào nơng nghiệp của huyện Minh Hóa

45

2.4.

Vốn đầu tƣ vào các ngành trong nơng nghiệp của

45

huyện Minh Hóa
2.5.

Lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của

47

huyện Minh Hóa
2.6.

Cơ cấu Lao động trong ngành NLTS của huyện

53

Minh Hóa
2.7.

Cơ cấu GTSX ngành NLTS của huyện Minh Hóa


54

2.8.

Cơ cấu GTSX của sản xuất nơng nghiệp hay nơng

55

nghiệp theo nghĩa hẹp của huyện Minh Hóa
2.9.

Cơ cấu GTSX của sản xuất nông nghiệp hay nông

55

nghiệp theo nghĩa hẹp của huyện Minh Hóa
2.10.

Cơ cấu GTSX trong thủy sản của huyện Minh Hóa

55

2.11.

Tình hình tăng trƣởng GTSX ngành nơng, lâm, thủy

57

sản huyện Minh Hóa

2.12.

Tình hình tăng trƣởng GTSX trong nội bộ ngành

58

nơng, lâm, thủy sản huyện Minh Hóa qua các năm
2.13.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn ni và dịch
vụ nơng nghiệp huyện Minh Hóa

59


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Diện tích và sản lƣợng cây lƣơng thực có hạt của

59

bảng
2.14.

huyện
2.15.


Năng suất lúa cả năm của huyện Minh Hóa qua các

60

năm
2.16.

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt hàng năm

60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành kinh tế trực tiếp sản xuất ra lƣơng thực, thực
phẩm cho nền kinh tế và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế
khác. Đây cũng là ngành kinh tế tạo đƣợc nhiều việc làm cho lao động nơng
thơn, góp phần vào q trình phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh lƣơng
thực cho các nƣớc đang phát triển.
Minh Hố nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình và cũng là huyện
miền núi. Huyện Minh Hóa có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là
1.413 km2. Dân số trên 49 nghìn ngƣời, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động
trên 27 nghìn ngƣời.
Minh Hóa là huyện có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh
tế - xã hội đối với Quảng Bình, là một trong 63 huyện nghèo đang đƣợc thụ
hƣởng Nghị quyết 30A của Chính phủ. Đây vốn là vùng đất giàu truyền thống
cách mạng, từng là chiến khu của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong kháng

chiến chống Pháp và trong kháng chiến chống Mỹ, rạng ngời những địa danh
nhƣ Cổng trời - Cha Lo, Khe Ve, La Trọng, Bãi Dinh…; Đây cũng là một
trong ít nơi cịn lƣu giữ đƣợc nét văn hóa truyền thống, nhƣ Lễ hội Rằm
tháng ba, điệu Hò thuốc… Những năm trƣớc đây, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức
cao từ 70% - 75%, có xã có tới 90%.
Đối với ngành nơng nghiệp, huyện đã có sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp đúng hƣớng, hạn chế độc canh trong sản xuất, hình thành
các vùng tập trung chuyên canh cây trồng, vật ni, đã hình thành đƣợc các
vùng sản xuất hàng hóa ở mức độ nhất định nhƣ huyện đã hình thành các
vùng sản xuất cây cơng nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lƣợng cao đang
ngày càng nhân rộng tại địa phƣơng. Lĩnh vực lâm nghiệp của Minh Hóa đã


2

thay đổi lớn từ khai thác là chủ yếu sang bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng
để bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp chƣa
bền vững. Việc triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp bƣớc đầu đã
đƣa các loại giống mới vào sản xuất, tích cực chuyển đổi giống dài ngày sang
trung và ngắn ngày, đẩy mạnh tăng chất lƣợng đàn gia súc, phát triển trồng
rừng kinh tế nhƣng tiến độ cịn chậm. Vì vậy học viên đã chọn đề tài nghiên
cứu Phát triển nơng nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cho Luận
văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp, luận văn đánh
thực trạng phát triển nơng nghiệp Minh Hóa và đề xuất các giải pháp phát
triển nông nghiệp huyện này thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể
- Khái quát lý luận về phát triển nơng nghiệp để hình thành khung lý

thuyết cho nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Minh Hóa trong
những năm qua.
- Đề xuất các giải pháp nhắm phát triển nơng nghiệp huyện Minh Hóa
thời gian tới.
3. Câu hỏi, giả thiết nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn cần phải trả lời đƣợc
những câu hỏi sau:
- Nơng nghiệp huyện Minh Hóa phát triển nhƣ thế nào những năm qua?
- Cần thực hiện các giải pháp nào để phát triển nông nghiệp huyện
Minh Hóa trong những năm tới?


3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Tình hình phát triển nơng nghiệp theo nghĩa rộng của huyện
Minh Hóa
Phạm vi khơng gian: Huyện Minh Hóa;
Thời gian: thời gian dữ liệu sử dụng từ năm 2014 – 2018. Các giải pháp
có tác dụng trong những năm tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Cách tiếp cận:
- Tiếp cận vĩ mô: Phân tích sự phát triển nơng nghiệp trên góc độ của
nền kinh tế;
- Cách tiếp cận thực chứng: Nguyên nhân nào làm cho nơng nghiệp
huyện Minh Hóa phát triển nhƣ vậy? Giá trị và sản lƣợng nông nghiệp thời kỳ
tới sẽ là bao nhiêu?
- Tiếp cận hệ thống:
Đề tài nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ với phát

triển kinh tế Phát triển nông nghiệp với sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ
và quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Phương pháp thu thập số liệu
- Các phƣơng pháp thu thập số liệu thơng tin đƣợc sử dụng trong luận
văn để phân tích tình hình phát triển nơng nghiệp ở huyện Minh Hóa, cụ thể:
+ Kế thừa có chọn lọc kết quả của các cơng trình nghiên cứu về chủ đề
này đã có;
+ Thu thập và tổng hợp các nguồn số liệu của các cơ quan nhƣ Niên
giám thống kê của Chi cục Thống kê huyện, Phòng NN và PTNT huyện, Văn
phòng UBND huyện…
+ Tìm thơng tin trên các phƣơng tiện thơng tin đại chúng nhƣ Báo chí,
Internet...


4

Phương pháp phân tích
Luận văn này sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp phân tích khác nhau
nhƣ: Phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát,
chuyên gia… để đánh giá sự phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở đó, đánh giá
những diễn biến và trạng thái trình độ phát triển nơng nghiệp gằn với đặc
điểm của huyện Minh Hóa. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phát triển nông
nghiệp của huyện.
Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích phân tích thống kê cho phép thu thập các tài liệu, số liệu và
xử lý các số liệu thông tin về phát triển nông nghiệp. Từ đó biết đƣợc diễn
biến, xu thế thay đổi và tính quy luật của sự phát triển nơng nghiệp. Đặc biệt,
qua phân tích theo phƣơng pháp này sẽ cho thấy những thay đổi của việc huy
động và phân bổ nguồn lực trong nông nghiệp, tổ chức quản lý và kết quả
hiệu quả trong nơng nghiệp. Từ phân tích đó cho phép đánh giá khách quan

thực trạng thực hiện các nội dung phát triển nơng nghiệp. Phân tích, đánh giá
về những kết quả đã đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế, yếu kém và các
nguyên nhân, từ đó rút ra đƣợc các vấn đề cần đổi mới, cần khắc phục để đề
xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Phƣơng pháp này chủ yếu nhằm giải quyết mục tiêu hai và sử dụng
trong chƣơng 2.
Phương pháp quy nạp trong suy luận:
Nghiên cứu tiếp cận giải quyết vấn đề từ cụ thể đến khái quát. Theo đó,
khi nghiên cứu về phát triển nơng nghiệp huyện Minh Hóa sẽ bắt đầu từ tình
hình cụ thể của quá trình này để đƣa ra những đánh giá khái quát thành những
kết luận có tính quy luật và hệ thống.
Phƣơng pháp này chủ yếu nhằm giải quyết mục tiêu 2 và 3 và sử dụng
trong chƣơng 2 và chƣơng 3.


5

Phân tích so sánh
Phƣơng pháp này sẽ đƣợc sử dụng để so sánh một số nội dung trong
việc phân tích thực trạng về phát triển nơng nghiệp huyện Minh Hóa bằng
cách tham chiếu các tiêu chuẩn đã có từ lý luận về phát triển kinh tế nói
chung và nơng nghiệp nói riêng với những diễn biến thực tế của quá trình này
hay có thể so sánh giữa các số liệu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự
thay đổi cũng nhƣ mức biến động.
Phƣơng pháp này chủ yếu nhằm giải quyết mục tiêu 2 và 3 và sử dụng
trong chƣơng 2 và chƣơng 3.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã (i) phân tích và đánh giá đƣợc trạng thái và trình độ phát
triển nơng nghiệp huyện Minh Hóa trong giai đoạn 2014-2018, (ii) đã chỉ ra
những thành công và hạn chế trong q trình phát triển của nơng nghiệp

huyện Minh Hóa trong giai đoạn 2014-2018, đề xuất đƣợc các giải pháp để
phát triển nơng nghiệp huyện Minh Hóa thời gian tới.
7. Các tài liệu nghiên cứu chính của luận văn
Kinh tế Phát triển của PGS.TS. Bùi Quang Bình do NXB Thơng tin
và truyền thơng xuất bản năm 2012
Giáo trình đã trình bày Lý thuyết về phát triển kinh tế trên 4 nội dung
chính đó là: Lý thuyết về phát triển, Các nguồn lực cho phát triển, Chính sách
phát triển và các vấn đề xã hội trong phát triển. Từ các nội dung này đã chỉ rõ
cách thức phát triển của một nền kinh tế cần lựa chọn. Đây cũng là cơ sở để
xây dựng khung lý thuyết phát triển cho một ngành nhƣ nông nghiệp.
Kinh tế Phát triển, Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân 2008
Tài liệu này đã đề cập đến việc sử dụng và phân bổ hiệu quả các nguồn
lực nhằm duy trì tăng trƣởng kinh tế và sự phù hợp giữa cơ chế kinh tế, xã


6

hội, chính trị, thể chế nhằm cải thiện nhanh chóng, trên quy mô rộng đời sống
của đại bộ phận dân nghèo ở các nƣớc này. Chi tiết hơn, kinh tế học phát triển
đề cập đến các lý thuyết các mô hình phát triển kinh tế, các nguồn lực quyết
định sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của quốc gia, các vấn đề phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại quốc tế. Đây là cơ sở cho nghiên cứu
phát triển nông nghiệp của một địa phƣơng.
8. Tổng quan các nghiên cứu
Phát triển nông nghiệp của các nền kinh tế thƣờng khá dài. Trong lý
thuyết kinh tế phát triển, quá trình này có thể chia thành nhiều giai đoạn khác
nhau với các đặc trƣng riêng. Theo Todaro (1998), phát triển nông nghiệp sẽ
phải trải qua ba giai đoạn từ thấp đến cao. Giai đoạn tự cung tự cấp: Trong
giai đoạn này, hai yếu tố đất đai và lao động là những yếu tố chủ yếu. Nhƣng

do vốn đầu tƣ hạn chế; sản phẩm chủ yếu là cây lƣơng thực và các loại vật
nuôi truyền thống. Sản lƣợng nông nghiệp tăng trƣởng phần nhiều do tăng
diện tích canh tác. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra đƣợc tiêu dùng mang tính tự
cấp tự túc trong nội bộ trong khu vực nông nghiệp. Giai đoạn nơng nghiệp có
sự thay đổi cơ cấu lớn. Đây là giai đoạn chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp
sang chun mơn hóa nên cịn gọi là giai đoạn trung gian. Sự thay đổi cơ cấu
chủ yếu trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi để chuyển thành cơ cấu hỗn hợp, đa
dạng dần thay thế chế độ canh tác độc canh trong sản xuất. Điều này đã hạn
chế tính thời vụ trong sản xuất nơng nghiệp. Sự tăng trƣởng sản lƣợng nông
nghiệp chủ yếu từ việc tăng năng suất, sản lƣợng trên một đơn vị diện tích
canh tác. Sản phẩm nông nghiệp hƣớng đến thị trƣờng. Giai đoạn nơng
nghiệp đạt trình độ hiện đại. Ở giai đoạn này, nơng nghiệp đạt trình độ phát
triển cao nhất trong q trình phát triển. Sản lƣợng nơng nghiệp tăng trƣởng
nhanh nhờ vốn và cơng nghệ và trình độ chun mơn hóa sâu. Sản phẩm đƣợc
cung cấp hoàn toàn cho thị trƣờng.


7

Perkins, D.H và nhóm tác giã (2013) trong cuốn sách Kinh tế phát triển
đã khẳng định Nơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng ở cả kinh tế vĩ mô và vi mô
ở hầu hết các nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu tổng kết kết quả của nhiều
nghiên cứu cả định tính và định lƣợng về chủ đề này. Trong số các nƣớc do
Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập thấp, nông nghiệp chiếm 25% tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2008, làm cho ngành này trở thành ngành kinh
tế lớn nhất ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, hơn 70% dân số của các nƣớc có thu
nhập thấp này sống ở các vùng nông thôn. Theo tác giả nông nghiệp là một
ngành chiếm ƣu thế ở nhiều nƣớc nghèo nhất thế giới. Mặc dù nơng nghiệp
đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra thu nhập quốc gia nhƣng cũng
rõ ràng rằng vai trò quan trọng của ngành này có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên,

thách thức của việc tăng trƣởng kinh tế sẽ trở nên khó khăn hơn nếu một
ngành lớn nhƣ nơng nghiệp bị bỏ lại phía sau phần còn lại của nền kinh tế do
phƣơng thức sản xuất lạc hậu trong ngành này. Vì thế phát triển nơng nghiệp
chỉ có thể thực hiện trên cơ sở thay đổi triệt để phƣơng thức canh tác và sản
xuất nơng nghiệp dựa vào cách chính sách đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng và công
nghệ sản xuất và chế biến nông sản.
Ngô Thị Tuyết Mai (2011) đã tập trung nghiên cứu một khía cạnh trong
phát triển nơng nghiệp - Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Một vấn đề không mới nhƣng ln nóng
trong q trình phát triển nơng nghiệp không chỉ của Việt Nam mà cả thế
giới. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Để đảm bảo phát triển nơng nghiệp
bền vững nói chung và hàng nơng sản xuất khẩu của Việt Nam nói riêng trong
điều kiện hội nhập cần xây dựng mơ hình tăng trƣởng kinh tế phù hợp, trong
đó bảo đảm sự kết hợp hài hịa giữa tăng trƣởng xuất khẩu và bền vững hàng
nông sản, giữa tăng trƣởng xuất khẩu với giải quyết các vấn đề xã hội, giữa
tăng trƣởng kinh tế với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đây là những gợi ý hữu


8

ích để xác định nội hàm phát triển nơng nghiệp của nghiên cứu.
Trần Thị Thúy (2015) đã tập trung xem xét q trình đẩy mạnh ứng
dụng khoa học và cơng nghệ trong nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Kết quả đã
chỉ ra điểm yếu lớn nhất của nông sản xuất khẩu ở đây là giá trị thấp do hàm
lƣợng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thấp. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công
nghệ nhƣ cách thức chủ yếu để Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao hiệu quả
sản xuất và xuất khẩu nông sản đáp ứng đƣợc yêu cầu của q trình hội nhập
quốc tế.

Viện Chính sách và Chiến lƣợc phát triển nông nghiệp nông thôn
(2014) khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng nông
nghiệp và đề xuất giải pháp tăng trƣởng ngành nông nghiệp. Nghiên cứu này
áp dụng mơ hình tân cổ điển và hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích ảnh
hƣởng của các yếu tố đầu vào (nhƣ đất đai, lao động, máy móc thiết bị, phân
bón, thuốc trừ sâu…) đến tăng trƣởng nông nghiệp với số liệu khảo sát ở các
địa phƣơng Việt Nam giai đoạn 2011-2013. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ảnh
hƣởng của các yếu tố đầu vào tới tăng trƣởng nông nghiệp là khá rõ nhƣng tác
động cịn yếu nhất là khoa học và cơng nghệ.
Báo cáo của OEDC (2015) đƣợc thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đánh giá thành quả của
nông nghiệp Việt Nam trong vòng từ 2005 tới 2015, đánh giá cải cách chính
sách nơng nghiệp của Việt Nam và cung cấp các khuyến nghị để xử lý các
thách thức trọng yếu trong tƣơng lai. Dựa trên phƣơng thức tiếp cận của Ủy
ban Nơng nghiệp châu Âu để đánh giá tình hình phát triển của nông nghiệp
Việt Nam trên các nội dung nhƣ: Tính thực tế của các chính sách nơng nghiệp
trên cơ sở thiết kế và triển khai chính sách nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực sản


9

xuất và khả năng cạnh tranh phát triển. Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra nhƣ
thách thức cần đƣợc giải quyết nhằm hồn thiện mơi trƣờng kinh doanh và
đầu tƣ trong nơng nghiệp.
9. Kết cấu của đề tài:
Đề tài có kết cấu 3 chƣơng ngoài phần mở đầu và kết luận
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh
Quảng Bình
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển nơng nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh

Quảng Bình


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Định nghĩa nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng bậc nhất trong các ngành của
nền kinh tế quốc dân. Ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Nếu theo nghĩa hẹp thì ngành nông nghiệp
bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi và các dịch vụ trong nơng nghiệp (Bùi Quang
Bình (2012)).
Nơng nghiệp là ngành sản xuất mang tính đặc thù cao, q trình ngành
sản xuất của nông nghiệp gắn liền với cây trồng, vật nuôi. Những đối tƣợng
này chịu ảnh hƣởng bởi qui luật tự nhiên và các điều kiện nhƣ đất đai, thời
tiết, khí hậu; Đây cũng là ngành duy nhất sản xuất ra sản phẩm tất yếu cho sự
tồn tại.
1.1.2. Đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp
Hoạt động của nông nghiệp diễn ra trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, chịu
ảnh hƣởng nhiều từ điều kiện tự nhiên, nên mang tính khu vực rõ rệt. Điều
này này hàm ý rằng nơi nào có đất và lao động đều có thể tổ chức sản xuất
nông nghiệp.
Các đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp:
- Thứ nhất, Q trình sản xuất nơng nghiệp diển ra trên một phạm vi
không gian rộng lớn, phức tạp, với điều kiện tự nhiên khác nhau nên mang
tính khu vực cao. Ở mỗi nền kinh tế với điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ
nhƣỡng các loại đất, quá trình khai phá, sử dụng khác nhau thì hoạt động
nơng nghiệp sẽ khác nhau.

- Thứ hai, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế đƣợc


11

trong sản xuất nơng nghiệp. Cung đất đai có giới hạn bởi mặt diện tích, ngƣời
ta khơng thể tăng thêm diện tích nhƣng sức sản xuất của đất đai phụ thuộc vào
trình độ khai thác và cơng nghệ sản xuất nên có thể nói sự sản xuất có thể mở
rộng giới hạn. Vì vậy, trong q trình sản xuất nơng nghiệp cần thiết sử dụng
đất đai tiết kiệm, và thƣờng xuyên có đầu tƣ nhƣ đầu tƣ cho tài sản cố định để
làm cho ruộng đất không giảm chất lƣợng và ngày càng màu mỡ hơn, đồng
thời cần xem xét thật kỹ càng khi chuyển từ đất nông nghiệp sang các loại đất
khác.
- Thứ ba, Nơng nghiệp có đối tƣợng sản xuất là cây trồng, vật nuôi. Các
đối tƣợng này sinh trƣởng và phát triển theo quy luật sinh học, phản ứng rất
nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh. Điều này địi hỏi ngƣời sản xuất nơng
nghiệp cần thƣờng xuyên chọn lọc, lai tạo để tạo ra những giống mới phù hợp
với điều kiện từng vùng với năng suất cao.
- Thứ bốn, q trình sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ cao. Q
trình sản xuất nơng nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế và tái sản xuất tự
nhiên đồng thời vì vậy thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào
nhau, khơng hồn tồn trùng hợp nhau. Vì vậy đã sinh ra tính thời vụ cao
trong sản xuất nơng nghiệp. Tính thời vụ của sản xuất nơng nghiệp chỉ có thể
hạn chế chứ khó có thể thay đổi nhờ áp dụng tiến bộ cơng nghệ. Do đó, trong
sản xuất nơng nghiệp ngƣời ta cần khai thác tốt quy luật này, cũng nhƣ phải
có giải pháp tổ chức sản xuất hợp lý để hạn chế những khó khăn, khai thác
hiệu quả sản xuất.
1.1.3. Khái niệm về phát triển nông nghiệp
* hát tri n nông nghiệp đƣợc hiểu là quá trình tiến bộ về mọi mặt của
sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp đƣợc xem nhƣ q trình thay

đổi mang tính tích cực, thay đổi cả về lƣợng và chất bảo đảm cho năng suất và
hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng cao để cải thiện nâng cao thu nhập


12

và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời sản xuất nông nghiệp (Bùi Quang Bình
(2012)).
Theo cách hiểu nhƣ vậy, nội dung phát triển nông nghiệp bao gồm: Mở
rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào; Tổ chức tốt sản xuất nông
nghiệp; Bảo đảm cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý; Bảo đảm thị trƣờng đầu
ra; Gia tăng sản lƣợng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
1.1.4. Tầm quan trọng của phát triển nơng nghiệp
Góp phần mở rộng, đa dạng hóa thị trường hàng hóa và cung cấp
nhân tố đầu vào cho các ngành sản xuất.
Cung cấp lƣơng thực, thực phẩm: Hầu hết các nƣớc đang phát triển đều
dựa vào nông nghiệp trong nƣớc để cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho tiêu
dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển trong điều kiện
các nƣớc đang phát triển cịn khan hiếm về ngồi tệ (yếu tố cần thiết để có thể
nhập khẩu lƣơng thực, thực phẩm thay thế).
Cung cấp lao động: Trong giai đoạn đầu của cơng nghiệp hố, phần lớn
dân cƣ sống bằng nông nghiệp và tập trung sống ở khu vực nông thơn. Vì thế
khu vực nơng nghiệp, nơng thơn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho
sự phát triển cơng nghiệp và đơ thị. Q trình nơng nghiệp hố và đơ thị hố,
một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác năng suất lao động nông
nghiệp không ngừng tăng lên, lực lƣợng lao động từ nơng nghiệp đƣợc giải
phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển
công nghiệp và đơ thị. Đó là xu hƣớng có tính qui luật của mọi quốc gia trong
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc. (Vũ Đình Thắng (2006)).
Cung cấp ngun vật liệu: Khu vực nơng nghiệp cịn cung cấp nguồn

ngun liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông
qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều
lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hố, mở rộng thị trƣờng.


13

Cung cấp ngoại tệ: Đối với các nƣớc đang phát triển đều có nhu cầu rất
lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tƣ, nguyên liệu mà chƣa
tự sản xuất đƣợc. Một phần nhu cầu ngoại tệ này đã đƣợc đáp ứng thông qua
việc xuất khẩu hàng nơng sản. Nơng sản cịn đƣợc coi là nguồn hàng hóa để
phát triển ngành ngoại thƣơng ở giai đoạn đầu.
Cung cấp vốn: Nguồn vốn từ nơng nghiệp có thể đƣợc tạo ra bằng
nhiều cách, nhƣ tiết kiệm của nông dân đầu tƣ vào các hoạt động phi nông
nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu đƣợc do xuất khẩu nông sản... trong đó
thuế có vị trí rất quan trọng. Việc huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tƣ phát
triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở việc thực hiện bằng cơ
chế thị trƣờng, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính phủ (Vũ Đình Thắng
(2006)). Tuy nhiên, vốn tích luỹ từ nơng nghiệp chỉ là một trong những nguồn
cần thiết phát huy, phải coi trọng các nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý,
đừng q cƣờng điệu vai trị tích luỹ vốn từ nông nghiệp.
Làm phát triển thị trƣờng nội địa: Do quy mô dân số, lao động trong
ngành nông nghiệp rất rộng, lớn. Nhu cầu tiêu dùng từ thị trƣờng này ở các
mặt hàng từ hàng tiêu dùng, hàng chế biến là lớn.
Góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định.
Kuznets (1964) đã tìm ra cách xác định đóng góp của nơng nghiệp
trong tốc độ tăng trƣởng GDP của nền kinh tế [11]. Kuznets đã giả định nền
kinh tế chỉ có hai khu vực là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Gọi Ya là giá
trị GDP do nơng nghiệp đóng góp; Yn là giá trị GDP do ngành phi nơng
nghiệp đóng góp; Y là tổng GDP của nền kinh tế.Vậy: Y = Ya + Yn. Sự thay

đổi GDP sẽ là: ∆Y = ∆Ya+∆Yn. Qua một số bƣớc biển đổi ∆Y = ∆Ya+∆Yn ta
có đóng góp của nơng nghiệp trong tốc độ tăng trƣởng GDP nhƣ sau:


14

Giai đoạn đầu: Tốc độ tăng tƣởng của nông nghiệp (∆Ya/Ya) nhanh
hơn các ngành kinh tế khác (∆Yn/Yn) và thƣờng tỷ trọng nơng nghiệp là rất
lớn, do đó nơng nghiệp đóng góp chủ yếu vào tăng trƣởng chung của nền kinh
tế.
Giai đoạn chuyển đổi: Tẳng tƣởng nông nghiệp nhỏ hơn tăng trƣởng
của các ngành khác, nhƣng tỷ trọng đóng góp của nơng nghiệp vẫn cao, sự
đóng góp này đang có xu hƣớng giảm dần.
Giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng, cũng nhƣ
tỷ trọng của các ngành khác cao hơn ngành nơng nghiệp. Đóng góp của nông
nghiệp đối với tốc độ tăng trƣởng GDP sẽ giảm.
Góp phần phát triển nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới.
Phát triển nơng nghiệp và phát triển nơng thơn có quan hệ hữu cơ là
điều kiện của nhau. PTNN có điều kiện tích lũy để đầu tƣ phát triển hạ tầng
nông thôn và cải thiện đời sống dân cƣ tại nông thôn. Khi nông thôn phát triển
sẽ tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy SXNN tăng trƣởng
phát triển nông thôn là chiến lƣợc và các hoạt động nhằm cải thiện đời sống
kinh tế, xã hội, văn hóa của dân cƣ nơng thơn, nhất là dân nghèo; quá trình
này sẽ làm nâng cao thu nhập của ngƣời nghèo và qua đó tạo đƣợc tiến trình
phát triển nơng thơn một cách tự giác và ổn định.
Góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực.
Tăng trƣởng nơng nghiệp cao giúp giảm nghèo nhanh chóng ở nông
thôn và cả thành thị. Tăng trƣởng nông nghiệp làm tăng sản lƣợng lƣơng thực
và tăng thu nhập của ngƣời dân ở nơng thơn nên sẽ có tác dụng giảm nghèo
tuyệt đối do có đủ lƣơng thực tự túc và giảm nghèo tƣơng đối do thu nhập khu



15

vực nông thôn tăng lên. Tăng trƣởng trong nông nghiệp làm giảm giá cả
lƣơng thực và ngƣời nghèo thành thị có cơ hội giảm nghèo do đủ sức mua
lƣơng thực
An ninh lƣơng thực ở cấp độ gia đình, địa phƣơng, quốc gia hoặc toàn
cầu. Đối với một quốc gia, an ninh lƣơng thực là sản xuất lƣơng thực đáp ứng
đủ nhu cầu trong nƣớc. Tăng trƣởng nông nghiệp, ở cấp độ gia đình sẽ đảm
bảo ln có sẵn lƣơng thực và có thừa để bán trên thị trƣờng ở cấp độ quốc
gia sẽ giúp ổn định nguồn cung, giảm nhập khẩu lƣơng thực. Khi sản lƣợng
nông nghiệp đạt đến dƣ thừa cho xuất khẩu sẽ góp phần đảm bảo an ninh
lƣơng thực tồn cầu.
1.2. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
Mục tiêu quan trọng của tất cả các nền kinh tế đang phát triển là phát
triển kinh tế nông nghiệp vì ở đây nơng nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo.
Mức độ thành công trong phát triển nông nghiệp là thƣớc đo chủ yếu về sự
tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các nền kinh tế quốc gia. Điều này cũng có ý
nghĩa quan trọng đối với những địa phƣơng nghèo kinh tế chủ yếu dựa vào
nông nghiệp trong bối cảnh mở cửa hội nhập hiện nay.
1.2.1. Mở rộng quy mô, gia tăng các nguồn lực đầu vào
Trong văn phong Kinh tế hiện đại, phát triển kinh tế đƣợc hiểu là q
trình vận động theo hƣớng tiến bộ khơng ngừng về kinh tế và xã hội và mối
trƣờng. Sự phát triển đƣợc biểu hiện đầu tiên qua sự gia tăng quy mô sản
lƣợng của nền kinh tế (thƣờng đƣợc phản ánh bằng gia tăng GDP hay GNP
thực) và sự gia tăng quy mơ này cần đƣợc duy trì ổn định trong thời gian dài
qua đó có thể thực hiện gia tăng không ngừng mức sống cho dân chúng. Do
vậy, q trình phát triển các hoạt động kinh tế ln gắn với quá trình gia tăng
sản lƣợng đƣợc tạo ra và duy trì điều này theo thời gian, đồng thời bảo đảm

nâng cao mức sống cho ngƣời sản xuất.


16

Trong lý thuyết phát triển, ngƣời ta sử dụng hàm sản xuất để mơ phỏng
q trình sản xuất của nền kinh tế. Nếu theo cách tiếp cần này thì phát triển
sản xuất nông nghiệp gằn liến với việc mở rộng quy mơ sản xuất nơng
nghiệp. Q trình này bắt đầu tƣ gia tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất
nông nghiệp nhƣ vốn, lao động, đất đai nông nghiệp. Trong hàm sản xuất việc
gia tăng các yếu tố đầu vào là điều kiện để gia tăng sản lƣợng đầu ra (Todaro,
M.P (1998)). Do đó trong sản xuất nơng nghiệp có thể tăng diện tích đất canh
tác nơng nghiệp cho trồng trọt hay chăn nuôi thực hiện gia tăng quy mô sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc gia tăng này sẽ phải đối mặt với quy luật
hiệu suất giảm dần và giới hạn nguồn lực.
Gia tăng đầu vào là điều kiện để gia tăng sản lƣợng đầu ra. Tuy nhiên
mức gia tăng sản lƣợng phụ thuộc vào cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào
hay trình độ cơng nghệ của nền kinh tế. Cách thức kết hợp cũng chính là cách
thức phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Có thể phân bổ theo chiều rộng –
sử dụng nhiều hơn vốn lao động, đát đai hay phân bổ nguồn lực theo chiều
sâu – khi tập trung vào nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, áp dụng công
nghệ mới vào sản xuất. Các nguồn lực bao gồm:
- Nguồn lực đất đai: Nhƣ bàn tới ở đặc điểm của sản xuất nông nghiệp,
đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, là môi trƣờng sống của sinh vật và nguồn
cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng. Đất đai nhƣ là công cụ lao động, nên
việc sử dụng đất đai có hiệu quả sẽ làm tăng năng suất. Đặc điểm của đất đai
đó là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, không nhƣ các loại khác khi sử dụng sẽ bị hao
mòn; còn đất đai nếu sử dụng hợp lý và khoa học sẽ có hiệu quả tốt hơn. Đất
đai trong nông nghiệp luôn là hữu hạn theo cả hai nghĩa tuyệt đối và tƣơng
đối. Diện tích đất cho sản xuất nơng nghiệp bị hạn chế và có xu hƣớng giảm

do nhiều lý do nhƣ độ thị hóa hay biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng …, nên
sử dụng đất đai cần phải tiết kiệm và hiệu quả, cần hạn chế tình trạng chuyển


×