Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.83 KB, 20 trang )

1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI
TRỜI CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non ln hướng tới mục tiêu giáo dục tồn diện. Giáo dục
mầm non có nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục và nuôi dưỡng trẻ trong độ tuổi Mầm
non, là gia đoạn đầu tiên hình thành nhân cách trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện,
hài hoà, cân đối tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển sau này. Chính vì vậy mà hội
nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung Ưng Đảng khoá XI đã ban hành nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. [1]
Trong chương trình giáo dục mầm non "Hoạt động ngoài trời là một trong
những hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bởi
thơng qua đó, trẻ được tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên, hít thở bầu khơng khí
trong lành, đồng thời được khám phá, thoả mãn trí tò mò của trẻ".[2]
Giai đoạn trẻ từ 2- 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời
của bé. Ở giai đoạn này, trẻ hình thành, phát triển giao tiếp xã hội, phát triển về mặt
tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt
động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp
của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hịa đồng với mọi người.
Vì vậy, trong các hoạt động dạy và học hàng ngày của trường mầm non Quảng
Giao không thể thiếu các hoạt động ngoài trời.
Hoạt động ngoài trời bao gồm các hoạt động có chủ đích (nhằm rèn luyện
một số kiến thức, kỹ năng cho trẻ một cách khoa học, theo đúng mục tiêu của
chương trình); các hoạt động giúp trẻ nhận biết và làm quen với môi trường và
cuộc sống xung quanh… Có thể nói, khi trẻ tham gia các hoạt động ngồi trời, khi
trẻ đùa nghịch, cười nói, chạy nhảy… thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều


kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình.
Bên cạnh đó, các hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, vận động,
giúp trẻ tiêu hao năng lượng, do đó sẽ ăn ngủ ngon hơn. Việc chạy nhảy, vui đùa,
hít thở khơng khí trong lành sẽ giúp cho đầu óc thoải mái, sảng khối hơn, trẻ sẽ
tiếp thu các bài học trong lớp một cách dễ dàng hơn.
Một lợi ích quan trọng của các hoạt động ngoài trời là tăng cường kĩ năng
giao tiếp của trẻ. Trẻ sẽ tiếp xúc, làm quen, nói chuyện với các bạn trong lớp, từ đó
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi,
hịa nhập khi đến các mơi trường khác. Do đó, có thể khẳng định rằng, hoạt động
ngồi trời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển tồn diện của trẻ
mầm non.
Là hiệu trưởng nhà trường tơi ln suy nghĩ trăn trở và tìm cách để chỉ đạo
giáo viên thực hiện tốt giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ ở tất cả các độ tuổi. Chính


2
vì thế tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động
ngoài trời cho trẻ mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho trẻ ở trường mầm non Quảng Giao và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học
trường tiểu học và sự phát triển sau này của trẻ.
Đề xuất một số biện pháp pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngoài
trời cho trẻ ở trường mầm non Quảng Giao - Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh
Hóa.
Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non nhằm
giúp giáo viên nắm vững về chuyên mơn nói chung và đặc biệt là hoạt động ngồi
trời cho trẻ nói riêng. Từ đó thực hiện tốt hơn cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ trong
nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Trẻ trong độ tuổi mầm non trường mầm non Quảng Giao
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu, Mạng intenet, sách, báo,
tạp chí giáo dục mầm non có liên quan đến đề tài.
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường
mầm non để đánh giá nhận xét về việc giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ
Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với phụ huynh, giáo viên và trẻ để tìm
hiểu các phương pháp và nội dung của hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non ở
trường và gia đình.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các biện pháp
chỉ đạo về tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ mầm non để tìm ra các giải pháp
hồn hảo nhất, bổ ích cho thực tiễn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, xã hội có nhiều biến đổi trên
mọi phương diện, đáng kể nhất là viêc đổi mới giáo dục ở tất cả các bậc học. Chính
vì vậy vấn đề giáo dục với chất lượng cao sẽ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
đặc biệt là độ tuổi mầm non. "Giáo dục mầm non có nhiệm vụ chăm sóc và giáo
dục các cháu nhằm hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con
người mới, làm cho trẻ phát triển toàn diện, hài hoà, cân đối tạo điều kiện tốt cho
những bước phát triển sau này. Trong chương trình giáo dục mầm non hoạt động
ngoài trời là một trong những hoạt động góp phần phát triển tồn diện nhân cách
trẻ" [3].
Hoạt động ngồi trời có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mầm non. Hoạt động
ngồi trời có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ toàn diện về nhận thức, tình cảm, ý
chí, cũng như tính cách và năng lực xã hội. Trong khi trẻ tiếp xúc với môi trường



3
xung quanh, trẻ học cách ứng xử và giáo tiếp trong xã hội người lớn, đồng thời ở
đây cái tôi của trẻ cũng được hình thành, trẻ lớn lên cùng bạn bè, có tinh thần trách
nhiệm trước các bạn, trẻ biết nhận xét đánh giá bạn bè và ngay cả người thân của
mình. Nếu khơng có hoạt động ngồi trời việc học làm người của trẻ cũng rất khó
khăn.
Hoạt động ngoài trời rất tốt đối với sức khoẻ, việc học tập và vui chơi của
trẻ, là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ mầm non. Nó mang lại cho trẻ
khơng khí trong lành, trẻ được tắm nắng ban mai, được thoả mãn nhu cầu vận
động, tiếp cận thông tin, khám phá sự vật hiện tượng thiên nhiên, xã hội dưới sự
hướng dẫn của cô và trẻ tự tin tìm tịi, khám phá…
Mặt khác trong khi trẻ chơi hoạt động ngồi trời trẻ bắt chước, mơ phỏng lại
các hoạt động của người lớn. Như vậy "Hoạt động ngoài trời cũng góp phần quan
trọng đối với cuộc sống của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới người lớn đồng thời
giúp trẻ hình thành và phát triển các quá trình tâm lý và tính mục đích, tính kỷ luật,
tính đồng đội. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách,
chuẩn bị những bước phát triển sau này của trẻ".[4].
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng.
2.2.1.Thuận lợi:
Trường mầm non Quảng Giao chúng tơi có tổng số cán bộ giáo viên là 27
đồng chí. Trong đó cán bộ quản lý 3 đồng chí; giáo viên 23 đồng chí; nhân viên 1
đồng chí. Nói chung đã tương đối đủ về số lượng, 100% cán bộ giáo viên đều đạt
chuẩn và trên chuẩn.
Nhà trường đã mua sắm tương đối đủ cơ sở vật trang thiết bị, đồ dùng đồ
chơi để phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
100% CBGV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên nhiệt tình, u
nghề, u trẻ có ý thức tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt. Đội ngũ
cán bộ, giáo viên, nhân viên có tư cách đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng,
nhiệt tình có trách nhiệm hồn thành tốt cơng việc được giao và luôn năng động,
sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Trẻ đến trường ngoan ngoãn, lễ phép, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, tích
cực tham gia vào hoạt động ngồi trời cũng như các hoạt động khác.
2.2.2. Khó khăn:
Số giáo viên hợp đồng trường đơng, vì vậy chế độ chi trả cho giáo viên từ
nguồn kinh phí Phụ huynh và một phần do cấp trên hỗ trợ nên đời sống cịn khó
khăn cũng đã ảnh hưởng khơng ít đến cơng tác chun môn của nhà trường.
Một số trẻ nhút nhát, không tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ
lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô.
Một số giáo viên mới vào ngành kinh nghiệm chưa nhiều nên khả năng vận
dụng sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ chưa cao.
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động này chưa đa dạng
phong phú, phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục mầm non.


4
Đây là những vấn đề vướng mắc chung của nhà trường, cần đòi hỏi người
cán bộ quản lý phải làm gì để nhà trường đạt chất lượng cao hơn, đặc biệt là hoạt
động ngoài trời của trẻ để đáp ứng u cầu của giáo dục hiện nay. Chính vì vậy mà
tơi đã suy nghĩ và tìm ra các “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt
động ngoài trời cho trẻ trong trường mầm non”.
Ngay từ đầu năm học 2020-2021 tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trong tất cả
các độ tuổi về cách tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ kết quả cho thấy:
T
Trẻ
Khối bé
Khối nhỡ
Khối lớn
T
(3-4 T)
(4-5T)

(5-6T)
(25-36
Nội dung

tháng)
Số trẻ
đạt

1

2

Kỹ năng hoạt động có
chủ định:
24/52
- Kỹ năng quan sát.
- Kỹ năng phân tích, so 22/52
sánh, tổng hợp.
Kỹ năng chơi vận động.
24/52
- Vận động thô.
23/52
- Vận động tinh.

Tỉ
lệ
%

Số trẻ
đạt


Tỉ
lệ
%

Số trẻ Tỉ
đạt
lệ
%

ST đạt

Tỉ
lệ
%

46
42

54/103

52

63/116

54

73/124

59


52/103

50

60/116

52

68/124

55

46
44

54/103

52

63/116

54

82/124

66

55/103


53

66/116

57

59/124

47

Kỹ năng chơi tự do.
- Chơi với đồ chơi ngoài 27/52 52 64/103 62 70/116 60 86/124 69
3
trời.(đu quay, cầu
trượt...)
- Đồ chơi sáng tạo( do 10/52 19 62/103 60 61/116 58 57/124 46
cô và trẻ chuẩn bị).
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao nhân thức
về yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho
trẻ mầm non.
Đội ngũ giáo viên là người quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
nói chung và chất lượng hoạt động ngồi trời nói riêng. Để làm được điều đó bên
cạnh sự tâm huyết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, giáo viên cịn phải có năng lực
chun mơn tốt. Từ những hạn chế của đội ngũ giáo viên trong tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ tại trường, và thực tế tỉ lệ giáo viên mới ra trường cao, tôi đã cùng
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
như: Động viên chị em đi học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
tham gia các lớp chuyên đề, nghiên cứu tài liệu tập san, sưu tầm tham khảo các
giáo án đã từng dự thi giáo viên giỏi các cấp. Các tài liệu này chủ yếu trên mạng



5
Internt, trong phần mềm Kidsmart... Đặc biệt trong những năm gần đây các trường
mầm non trong huyện đã được cài phần mềm giáo án điện tử, vì vậy đã tạo điều
kiện rất tốt cho các nhà trường trong việc tham khảo tài liệu và xây dựng giáo án
giảng dạy. Trước mỗi chủ điểm trong buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi cho giáo viên
đưa ra các ý tưởng để thiết kế một hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả, cho chị em
thảo luận và tham khảo, bên cạnh đó tơi chọn cử giáo viên chuẩn bị một hoạt động
ngoài trời, cho giáo viên dự, xem cách tổ chức một hoạt động ngồi trời để rút kinh
nghiệm...Vì vậy mà hầu hết các hoạt động ngồi trời của trường tơi đều rất phong
phú và đa dạng về nội dung, trẻ hứng thú say mê hoạt động.
Song song với việc động viên giáo viên nghiên cứu tham khảo tài liệu là xây
dựng kế hoạch kiểm tra. Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu đã dự các hoạt động
ngoài trời ở các khối lớp. Thông qua các các hoạt động của giáo viên, tôi đã phân
loại giáo viên theo năng lực, từ đó mà có biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp. Đối
với những giáo viên khá giỏi thì bồi dưỡng cách hướng dẫn trẻ tổ chức hoạt động,
cách cho trẻ được trãi nghiệm, cách lơi cuốn trẻ, tạo tình huống hấp dẫn để trẻ bước
vào hoạt hộng ngoài trời một cách thoải mái... Cịn đối với những giáo viên yếu
hơn thì bồi dưỡng để nắm phương pháp, bồi dưỡng cách hướng dẫn từng kỹ năng
cho trẻ hoạt động, cách phân bố thời gian cho từng hoạt động…Việc bồi dưỡng
chuyên môn này chủ yếu là thơng qua việc xây dựng giáo án, góp ý giờ dạy. Từng
chủ điểm tôi đã chỉ đạo dự giờ ở các lớp, để giáo viên thường xuyên được dự giờ.
Sau mỗi buổi dự giờ, cho giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động của đồng chí
mình. Như vậy qua giờ dạy và nhận xét, giáo viên đã rút được kinh nghiệm cho bản
thân rất nhiều. Vì vậy mà qua các giờ dự cuối năm tôi đã nhận thấy giáo viên tự tin,
giờ dạy đạt chất lượng hơn và trẻ cũng hưng phấn khi hoạt động ngoài trời hơn.
Đồng thời tôi cũng đã chỉ đạo giáo viên áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm đã
được xếp loại các cấp từ các năm học trước vào các hoạt động hàng ngày, đây cũng
là cơ sở chính để thúc đẩy chun mơn của trường chúng tôi ngày một tốt hơn, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng các hoạt động nói chung và hoạt
động ngồi trời nói riêng.
Hình ảnh giờ dạy hoạt động ngoài trời trẻ được thực hành với vật chìm. Vật nổi
lớp MN lớn 5-6 tuổi
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường hoạt động phù hợp với nội dung
chủ điểm.
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thơng tin phong phú, khuyến
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Mơi trường chơi hợp lý có ảnh
hưởng rất quan trọng việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Vì vậy biện pháp tạo mơi
trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tịi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp
dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và bổ sung.Tạo môi trường phù
hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên, góp phần


6
hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ
với trẻ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch theo từng
chủ đề, giáo viên nghiên cứu 9 chủ đề lớn. Đặc biệt là nghiên cứu kỹ hoạt động
ngồi trời. Để từ đó từng đồng chí sẽ xây dựng kế hoạch cho bản thân. Xây dựng
hoạt động có chủ đích, lựa chọn, tìm tịi, thiết kế....các trị chơi vận động, chơi tự
chọn phù hợp với từng chủ điểm, làm và tìm đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ
điểm, kết hợp với phương pháp, hình thức tổ chức ln thay đổi để trẻ được hoạt
động ngồi trời tích cực và đạt hiệu quả cao.
a) Tổ chức cho trẻ quan sát:
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung
quanh trẻ, kích thích óc tìm tịi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa
vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tuỳ từng trường
hợp quan sát.
Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, giáo viên hướng trẻ cùng chuẩn bị trước

khi quan sát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở
nhà như tìm hiểu về một số loại hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng
xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham
quan ở vườn hoa công viên, động viên phụ huynh mang hoa cây cảnh đến lớp cho
trẻ quan sát, ngồi ra cơ cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ. Ví dụ:
Ở chủ đề “Thế giới thực vật ” có thể cho trẻ qua sát: Vườn thiên của bé, quan sát
vườn hoa, quan sát vườn rau…
TrQuan

Trẻ 4 tuổi quan sát vườn hoa
Trẻ 5 tuổi quan sát vườn thiên nhiên
Hay ở chủ đề « Thế giới động vật » cho trẻ quan sát « Con gà trống » nếu
khơng có con gà trống thật cơ có thể cho trẻ ra vườn cổ tích quan sát tranh vẽ con
gà trống trong bức tranh truyện « Cáo thỏ gà trống «
Trẻ quan sát tranh vẽ con gà trống
b. Chuẩn bị các nguyên vật liệu từ địa phương phục vụ cho hoạt động chơi
thiên nhiên.
Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các
hiện tượng sự vật xung quanh mình.
Ví dụ: Khi trẻ quan sát cây cơ dùng các câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời:
+ Đây là cây gì?
+ Cây cần gì để sống?
+ Cây trồng để làm gì?
+ Bảo vệ cây bằng cách nào?
+ Quan sát xem có những cây nào giống với loại cây này ?


7
Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem
nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt, cỏ, cọng rau muống, bìa cát tơng, vỏ

trai, vỏ hến, đá sỏi…Thay đổi nhiều hình thức cho phong phú.
Cơ gợi ý cho trẻ chơi giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.
+ Nhặt các loại lá khác nhau để xếp thành các hình, sau đó có thể tơ màu lá
để tạo thành bức tranh thật đẹp…
+ Xâu các loại hạt với nhau tạo thành những chiếc vòng cổ xinh xắn.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên tự thiết kế và tổ chức một số trò chơi vận động.
* Các trò chơi phát triển giác quan.
Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim
hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trị chơi
ai tinh mắt, đốn cây qua lá, đốn vật bằng tay, ai thính tai, đốn xem tiếng động
gì...
* Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ điểm:
Trò chơi vận động là hoạt động kết hợp khơng thể thiếu trong giờ hoạt động
ngồi trời vì vậy giáo viên phải tìm hiểu trước, nghiên cứu kỹ cách chơi luật chơi
của trò chơi để tổ chức cho trẻ chơi và khi tổ chức được trò chơi cho trẻ giáo viên
nên dùng những luật chơi mới nhẹ nhàng, an tồn mà vẫn kích thích trẻ chơi. Hoặc
có thể tự thiết kế, chỉnh sữa một số trò chơi mới phù hợp với từng chủ điểm cho trẻ
chơi, tạo sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ bớt nhàm chán.
Ví dụ: Trò chơi:“ Bắt chước dáng con vật” - Chủ điểm: Thế giới động vật
Mục đích: Trẻ phân biệt được các con vật, tạo dáng khi nghe hiệu lệnh của
cô. Rèn luyện phản ứng nhanh cho trẻ. Phát triển các cơ vận động cho trẻ
Tiến hành:
Cho trẻ túm tay nhau làm vịng trịn, vịng to ở ngồi, vịng nhỏ ở trong, giáo
viên đứng ở giữa. Cho trẻ vừa đi vừa hát các bài hát thuộc chủ đề các con vật. Khi
nghe tín hiệu cơ đưa ra “ Con hươu cao cổ” trẻ đưa tay lên cao làm giả tai h ươu và
bắt chước dáng hươu. Hoặc cơ nói “ Con gấu” trẻ để 2 tay buông xuôi và bắt chước
dáng đi nặng nề của gấu... Nếu trẻ nào sai phải lặc cò cò.
Cho trẻ chơi 4-5 lần, nâng dần độ khó (giáo viên nói nhanh hơn)
Hay với trị chơi: “ Dung dăng dung dẻ” - Chủ điểm “Trường mầm non”

Mục đích: Phát triển ngơn ngữ, mở rộng vốn từ và củng cố vận động đi cho
trẻ… Dạy trẻ biết giữ gìn sức khỏe và nghe lời người lớn.
Tiến hành:
Các cháu cùng nắm tay nhau, vừa đi vừa đung đưa theo nhịp bài đồng dao.
Đến câu “Cơ thường dạy bảo” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi lại đứng dậy
vừa đi vừa đọc tiếp bài đồng dao.
Các trò chơi: Mèo đuổi chuột,nhảy sạp, đi cà kheo, câu cá, nhảy dây, chồng
nụ chồng hoa…Nhằm tạo ra một ngân hàng trò chơi, bài tập phong phú giúp cho
việc rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển các tố chất thể lực ở trẻ.


8
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Trò chơi: Cây cao cỏ thấp
Như vậy qua việc giáo viên tự thiết kế và tổ chức các trị chơi vận động,
ngồi việc giúp trẻ vận động phát triển thể lực còn giúp trẻ cũng cố được kiến thức
đã học.
* Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ.
Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng.
Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng
của trẻ như hình bơng hoa, căn nhà, con bướm.
Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường
nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ : quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong
trường và phân loại chúng có nhóm hoa, nhóm khơng có hoa, nhóm ăn quả...
Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới
xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp
lịch sự với mọi người
* Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ : Chơi với các đồ chơi có sẵn
trong trường.
Thơng qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời :

cầu trượt, các vận động bò trườn trèo, tung ném, chuyền bắt, nhảy lò cò rèn cho
trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi bàn chân, bàn tay, giáo dục trẻ không leo, trèo
những nơi nguy hiểm.
Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể, đơn giản, trò chơi sinh
hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ: trò chơi bắn súng, đổi chỗ cho bạn, trời nắng
trời mưa, bẫy cá, cá sấu lên bờ...hoặc cũng có thể cho trẻ hát theo một số bài hát
sinh hoạt tập thể đơn giản linh hoạt thay đổi tên trò chơi, thay đổi luật chơi nhằm
thu hút trẻ vào hoạt động hơn.
Ngồi ra qua các trị chơi có sẵn, giáo viên có thể cải biên trị chơi, những
lốp xe hơi bị hỏng có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò, chui, đi thăng
bằng trên lốp xe.
Giáo viên cho trẻ cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: quả cầu làm từ
dây nilong và nắp nhựa, chai nước nhựa làm boling...
Phấn vẽ hoặc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận
dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ơn luyện kỹ năng vận động
cho trẻ.
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt động ngoài trời cho trẻ thông
qua các hoạt động trong ngày cụ thể như:
Thông qua giờ thể dục buổi sáng: Thông qua hoạt động này chỉ đạo giáo viên


9
cho tất cả trẻ tập thể dục buổi sáng theo đúng quy định, cô tận dụng các cơ hội để
trẻ được hít thở khơng khí trong lành vào mỗi buổi sáng, trẻ được quan sát, được
chơi các trò chơi nhẹ nhàng sau mỗi buổi tập thể dục.
Hình ảnh trẻ hoạt động tập thể dục buổi sángcủa trẻ
Thông qua hoạt động vui chơi: "Trẻ mầm non chơi mà học - học bằng chơi"[4].
Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi
được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, giáo
viên lồng ghép giáo dục hoạt động ngồi trời thơng qua nội dung chơi ở góc thiên

nhiên. Ví dụ: Cho trẻ lau lá cây, chơi với cát nước, tập trồng cây, chăm sóc cây…
qua trị chơi này cơ giáo dạy trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây biết được ích lợi của
cây…Thơng qua hoạt động lao động: Cho trẻ nhặt lá rụng, nhổ cỏ trong vườn
trường…điều này giúp trẻ tự khẳng định mình, nhận thức được khả năng của mình,
góp phần tham gia vào lao động thực sự của người lớn và các bạn cùng tuổi nhằm
bảo vệ môi trường và trường mầm non sạch, đẹp hơn.
2.3.5. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời thông qua việc
tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
Cơ sở vật chất tốt sẽ tạo ra môi trường hoạt động tốt, đây là một trong những
điều kiện cần thiết để đưa chất lượng giáo dục phát triển, giúp trẻ tiếp thu kiến thức
tốt. Hoạt động ngồi trời, nếu giáo viên khơng chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh
động thì trẻ sẽ nhàm chán ngay. Vì vậy tơi đã tham mưu với địa phương mua sắm
thêm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường, trong đó có hoạt
động ngồi trời như: Tranh ảnh, đồ dùng, thiết bị tin học như máy chiếu, máy tính...
và đặc biệt là thiết bị đồ chơi ngồi trời trường chúng tơi thường xun kiểm tra để
có kế hoạch sữa chữa và mua sắm bổ sung cho nên rất đầy đủ chủng loại nên trẻ
chơi tự chọn rất say mê hứng thú. Ngồi ra tơi phát động phong trào làm đồ dùng,
đồ chơi theo từng chủ điểm. Sau mỗi đợt thi đua có đánh giá chấm điểm rõ ràng,
cho nên 100% giáo viên tích cực hưởng ứng tham gia. Có những đồng chí giáo viên
đã làm tốt cơng tác xã hội hố nên đã huy động được phụ huynh học sinh cùng
tham gia làm đồ dùng đồ chơi và sưu tầm đồ dùng dạy học... như: Chủ điểm ngành
nghề sưu tầm các loại dụng cụ, trang phục... của một số nghề, hay có những phụ
hunh làm nghề thợ mộc đã làm tặng lớp mơ hình cột cờ Hà Nội, mơ hình Lăng Bác,
mơ hình cột cờ nghĩa trang liệt sĩ, mơ hình nhà sàn....,chính vì thế mà đồ dùng đồ
chơi phục vụ hoạt động ngoài trời rất phong phú, từ đó chất lượng hoạt động ngồi
trời được nâng lên rõ rệt.
Bên cạnh đó trước khi tổ chức hoạt động ngoài trời, giáo viên cần chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng, thiết bị dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, làm thí nghiệm, chơi trị
chơi vận động, trị chơi dân gian...Như chậu nước, cát, sỏi, đá, xốp,phấn... để làm
thí nghiệm; Chậu nước, bình tưới, thùng rác... để trẻ tham gia lao động; Dây thừng,

bao tải cát, cờ, quả còn, khăn bịt mắt... để trẻ chơi trò chơi.


10
2.3.6. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động qua việc kiểm tra đánh
giá.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động ở nhà trường và để nắm bắt kịp thời
những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện, thì người cán bộ quản lý phải
thường xuyên kiểm tra đánh giá, bởi vì " Cơng tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường
là hoạt động quản lý xuyên của hiệu trưởng nhằm đánh giá đúng thực trạng các
hoạt động của nhà trường; chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế tồn tại của tập thể, cá
nhân trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, đôn đốc thúc đẩy nhiệm
vụ dạy và học; nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác quản lý. Củng cố trật tự, kỷ
cương nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà
trường. Qua kiểm tra nhằm thu thập thơng tin, phát hiện những sai lệch, từ đó mà
có biện pháp khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời qua kiểm tra đánh giá
cũng phát hiện những người làm tốt để động viên khuyến khích kịp thời"[5]. Vì vậy
mà ngay từ đầu năm học, tơi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động theo
từng chủ điểm trong nhà trường. Đặc biệt là kiểm tra hoạt động ngoài trời. Qua việc
kiểm tra đánh giá đã nắm bắt được tình hình của từng giáo viên, nhất là những giáo
viên trẻ, tay nghề chưa vững vàng. Khi dự hoạt động ngồi trời, tơi đã biểu dương
những mặt ưu điểm và nhắc nhở những tồn tại, yêu cầu giáo viên ghi chép cụ thể
vào sổ tích luỹ kinh nghiệm, đặc biệt lưu ý những vấn đề tồn tại, nguyên nhân của
những tồn tại đó, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục. Chủ điểm sau tôi lại kiểm
tra tiếp, để kiểm tra xem tiến triển thế nào, những tồn tại đã khắc phục được chưa…
Sau khi kiểm tra đánh giá, tôi xếp loại rõ ràng. Cho nên đã khắc phục được các tồn
tại và kết quả được nâng lên rõ rệt.
Là người cán bộ quản lý, tôi hiểu rằng muốn nâng cao chất lượng các hoạt
động trong nhà trường thì phải xây dựng được tập thể đồn kết, có tinh thần tương
trợ lẫn nhau, hình thành ở mỗi cá nhân tinh yêu công việc, tinh thần trách nhiệm vì

sự nghiệp giáo dục. Trong trường ln xây dựng dư luận tập thể lành mạnh, người
quản lý luôn lắng nghe dư luận của tập thể để phát hiện tình hình chung, từ đó mà
điều chỉnh cho phù hợp. Ngồi ra tơi cịn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo
điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ, thực hiện đúng và kịp thời các chế độ
chính sách đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho giáo viên. Phối kết hợp cùng
cơng đồn làm tốt cơng tác thăm hỏi, động viên khi gia đình giáo viên gặp khó
khăn, tổ chức cho cán bộ giáo viên đi thăm quan du lịch, học hỏi kinh nghiệm,
nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao đời đống tinh thần gắn bó giữa các thành viên
trong trường. Từ đó mà giúp giáo viên yên tâm công tác, do vậy mà chất lượng
trong trường được nâng lên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Trong năm học 2020 - 2021 với các biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt
hoạt động ngoài trời cho trẻ tại trường mầm non Quảng Giao đã đạt được những kết
quả như sau:
*Đối với trẻ:


11
Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, trẻ khỏa mạnh và hoạt bát, rắn chắc hơn và dẻo
dai hơn.
Trẻ sẽ dễ hịa nhập, thích nghi hơn, khi tham gia hoạt động ngoài trời trẻ
được tiếp xúc với những người bạn mới, trẻ linh hoạt, ít có biểu hiện trầm cảm, lo
lắng, ngơn ngữ trẻ phát triển, do đó trẻ dễ hịa nhập hơn.
Trẻ được tự mình học hỏi, khám phá, nhiều đồ chơi, trang thiết bị, đồ chơi
ngoài trời của trẻ. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống
động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tị mị. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa với
thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất
những cảm xúc tích cực của mình. Khơng gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui
vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng

các giác quan, cảm xúc của mình.
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên kết quả khảo sát cuối năm
học 2020 - 2021 về tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ được nâng lên rõ rệt:
TT

Trẻ (25-36 Khối bé
tháng)
(3-4 T)
Nội dung

Số trẻ Tỉ
đạt
lệ
%

Số trẻ
đạt

Tỉ
lệ
%

Khối nhỡ
(4-5T)

Khối lớn
(5-6T)

Số trẻ Tỉ
đạt

lệ
%

Số Trẻ Tỉ
đạt
lệ
%

Kỹ năng hoạt động có
chủ định:
1
97/103 94 111/116 96
121/124
48/52
92
- Kỹ năng quan sát.
119/124
- Kỹ năng phân tích, so 47/52 90,3 93/103 90 109/116 94
sánh, tổng hợp.
Kỹ năng chơi vận động.
88/103 85 63/116 54 96/124
37/52
71
- Vận động thô.
2
35/52 67 90/103 87 66/116 57 94/124
- Vận động tinh.
Kỹ năng chơi tự do.
- Chơi với đồ chơi ngoài 43/52 82
3

95/103 92 109/116 94 122/124
trời. (đu quay, cầu
trượt....)
93/103 90 106/116 91 119/124
- Đồ chơi sáng tạo( do 41/52 79
cô và trẻ chuẩn bị).
Đối chiếu với kết quả ban đầu ta thấy rằng kết quả đã nâng lên rõ rệt, kỹ
năng giao tiếp và kỹ năng sống của trẻ được nâng lên đáng kể.
* Đối với bản thân:
Sau một năm chỉ đạo nâng cao chất hoạt động ngoài trời cho trẻ trong trường
Mầm non tơi cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tìm ra được nhiều giải pháp
để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ trong nhà trường,
biết cách nắm bắt được tình hình thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt hạn chế để

98
96
93
91
98
96


12
đưa ra những giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động
ngoài trời và vavs hoạt động khác cho trẻ phù hợp.
Bản thân cũng đã khéo léo, mềm dẻo hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm trong
công tác tham mưu, linh hoạt trong cách chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà,
đặc biệt là hoạt động ngoài trời cho tre, năng động hơn trong công tác kiểm tra đôn
đốc việc thực hiện chuyên môn của giáo viên, biết cách tổ chức tốt các phong trào
thi đua, hội thi… để tuyên truyền đến phụ huynh.

Biết cách chỉ đạo, động viên giáo viên tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên,
nguyên vật liệu phế thải có thể tái sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi trong việc tổ
chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ.
* Đối với đồng nghiệp:
Với những biện pháp như trên, tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế chỉ đạo
giáo viên thực hiện một cách hợp lý và kết quả mang lại là 100% giáo viên đã thực
hiện tốt hơn trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. biết cách tạo nên môi
trường thuận lợi cho trẻ hoạt động, từ đó rèn cho trẻ sức khoẻ tốt, trẻ nhanh nhẹn,
mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, có ý thức kỷ luật tốt.
Giáo viên có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc tổ chức các hoạt động giáo
dục đặc biệt là hoạt động ngoài trời cho trẻ. Giáo viên có trình độ Đại học được
nâng lên, giáo viên giỏi các cấp cũng được nâng lên.
Giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin là 100%.
100% Giáo viên nắm vững và thực hiện tốt các chuyên đề trọng tâm trong
năm học.
* Đới với nhà trường:
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời của trẻ
trong nhà trường ngày càng được tăng cường đáng kể, đáp ứng nhu cầu học tập vui
chơi cho trẻ.tại trường.
Chất lượng tổ chức các hoạt giáo dục đặc biệt là hoạt động ngoài trời cho trẻ
trong nhà trường được nâng lên rõ rệt, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao.
Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục mầm non, sự phối hợp chặt
chẽ với nhà trường trong việc Chăm sóc, giáo dục cũng như tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ ngày càng được nâng cao và duy trì thường xuyên. Phụ huynh rất
tin tưởng vào nhà trường sẵn sàng chia sẻ và hợp tác trong mọi hoạt động của nhà
trường.
3.Kết luận, kiến nghị.
3.1.Kết luận.
Từ những kết quả đã đạt được như trên, bản thân tôi rút ra một số kết luận
trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ

trong trường Mầm non như sau:
Bản thân người quản lý phải tích cực nghiên cứu, học tập, thâm nhập thực tế,
tiếp thu cái mới đáp ứng yêu cầu của bậc học. Nắm chắc các văn bản quy định về


13
việc thực hiện chương trình giáo dục Mầm non theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và
Đào tạo ban hành và biết vận dụng sáng tạo vào thực tế ở trường mình.
Nâng cao năng lực trình độ chun mơn cho CBGV trong việc tổ chức các
tiết hoạt động ngoài trời cho trẻ. Tổ chức tốt các chuyên đề trọng tâm trong năm,
Giúp cho giáo viên có trình độ vững vàng về chun mơn nghiệp vụ, có tâm huyết
với nghề nghiệp, năng động sáng tạo để truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách tốt
nhất.
Phải căn cứ vào khả năng của từng thành viên trong nhà trường để trên cơ sở
đó phát huy tính tích cực, tự chủ của mỗi thành viên để phân công đúng người,
đúng việc nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường về vị trí, vai trị
tác dụng của việc tạo mơi trường trong và ngồi nhóm lớp đối với sự phát triển tồn
diện của trẻ.
Người quản lí phải ln bám sát q trình thực hiện tạo mơi trường trong và
ngồi nhóm lớp để bổ sung các nguyên vật liệu, đồ dùng trang thiết bị, giải quyết
kịp thời những vướng mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện tổ chức các hoạt
động ngồi trời cho trẻ..
Phải biết cách khích lệ, gợi ý động viên để cán bộ giáo viên tự giác thực hiện
các nhiệm vụ, công việc một cách hiệu quả.
Phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành, để tranh thủ đón
nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự ủng hộ
của các ban ngành đoàn thể, các bậc Phụ huynh trong việc tạo điều kiện về kinh phí
để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ CSGD trẻ.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng: Để tuyên

truyền vận động tới toàn thể các bậc phụ huynh để họ nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của bậc học Mầm non, từ đó họ xác định được vai trị, trách nhiệm của
gia đình đối với việc tăng cường CSVC các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để phục
vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non ngày càng tốt hơn.
3.2.Kiến nghị:
* Đối với Phòng GD:
Phòng giáo dục và đào tạo thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên mầm non về nâng cao chất lượng chăm sócGiáo dục trẻ. Nhất là thường xuyên tổ chức các tiết dạy mẫu về hoạt động ngoài
trời cho trẻ để CBGV các nhà trường được học tập nghiên cứu.
tham mưu cho UBND huyện đầu tư bổ sung các trang thiết bị đồ dùng, đồ
chơi đảm bảo mức tối thiểu cho từng độ tuổi theo thông tư số 02 của Bộ GD&ĐT.
* Đối với Sở GD&ĐT:
Hàng năm tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như thực hành tổ
chức các hoạt động ngoài trời, tham quan dã ngoại cho đội ngũ CBQL và giáo viên
cốt cán các trường Mầm non.


14
Quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng thêm phịng học, mua sắm trang thiết bị,
đồ dùng đồ chơi cho trẻ tại các trường Mầm non trong tồn tỉnh nói chung và
Huyện Quảng Xương nói riêng.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc "Nâng cao chất
lượng giáo tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Mầm non" được áp dụng trong quá
trình thực hiện ở Trường mầm non Quảng Giao- huyện Quảng Xương -Tỉnh Thanh
Hóa. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học để bản thân có thêm
nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt hoạt động ngồi
trời cho trẻ và cơng tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ ngày càng tốt hơn./.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG


Quảng Xương, ngày 10 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan sáng kiến này là của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Vũ Thị Hải

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị Quyết số 29/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Đổi mới
can bản toàn diện về giáo dục và Đào tạo”
[2]. Lê Thị Huệ - Phạm Thị Tâm -Thiết kế các hoạt động có chủ đích, hoạt động
góc, hoạt động ngồi trời cho trẻ mầm non – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.


15
[3].Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục Mầm non- Nhà xuất bản giáo
dục năm 2009- Tác giả: Trần Thị Ngọc Trâm;
[4]. Tài liệu bồi dưỡng hè cho CBQL và giáo viên mầm non năm học 2020-2021.
[5] Kế hoạch số 448/ KH-PGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2020 vè việc hướng dẫn
công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2020-2021 của Phòng giáo dục và
Đào tạo Quảng Xương.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN.


16

Họ và tên: Vũ Thị Hải
Chức vụ: Hiệu trưởng- Trường Mầm non Quảng Giao.
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá Kết quả đánh
xếp loại
giá xêp loại
( Phòng, Sở,
(A,B,C)
tỉnh)
1
Một số biện pháp làm tốt
Phịng
C
cơng tác XHH giáo dục
GD&ĐT
trong trường Mầm non
Quảng Xương
2
Một số biện pháp làm tốt
Phịng
C
cơng tác XHH giáo dục
GD&ĐT
trong trường Mầm non
Quảng Xương
3
Một số biện pháp bồi
Phòng
C

dưỡng nâng cao chất lượng GD&ĐT
đội ngũ Cán bộ giáo viên
Quảng Xương
trong trường Mầm non
4
Một số biện pháp chi đạo
Phịng
B
giáo viên xây dựng mơi
GD&ĐT
trường giáo dục cho trẻ
Quảng Xương
trong trường Mầm non
5
Một số biện pháp chi đạo
Phịng
A
giáo viên xây dựng mơi
GD&ĐT
trường giáo dục Phát triển Quảng Xương
vận động cho trẻ trong
trường Mầm non
6
Một số biện pháp nhằm
Sở GD&ĐT
C
nâng cao chất lượng giáo
Thanh Hóa
dục trong trường Mầm non
7

Một số biện pháp chỉ đạo
Sở GD&ĐT
C
xây dựng mơi trường giáo Thanh Hóa
dục lấy trẻ làm trung tâm
trong trường Mầm non
8
Một số biện pháp chỉ đạo
Sở GD&ĐT
C
xây dựng chất lượng đội
Thanh Hóa
ngũ giáo viên trong trường
Mầm non
9
Một số biện pháp chỉ đạo
Sở GD&ĐT
C
nâng cao chất lượng giáo
Thanh Hóa
dục trong trường Mầm non

Năm học
đánh giá xếp
loại
2011-2012
2012-2013
2013-2014

2014-2015


2015-2016

2016-2017
2017-2018

2018-2019

2019-2020


17

MỤC LỤC
Nội dung

TT
1
1.1

Mở đầu
Lý do chọn đề tài

Trang
1
1


18
1.2

1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3

Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề
Thuận lợi
Khó khăn
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên
Chỉ đạo gi viên tạo mơi trường hoạt động…
Chỉ đạo giáo viên tự thiết kế và tổ chức một số trò chơi vận
động
2.3.4 Chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt động ngồi trời cho trẻ
thơng qua các hoạt động trong ngày
2.3.5 Chỉ đạo giáo viên tổ chức trong tổ chức hoạt động ngồi
trời ln lấy trẻ làm trung tâm.
2.3.6 Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động ngồi trời thơng

qua việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng,
đồ chơi
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3
Kết luận, kiến nghị
3.2
Kết luận
3.3
Kiến nghị

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG

2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
5
8
11
12
12

13
15
15
16


19

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MẦM NON

Người thực hiện: Vũ Thị Hải
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quảng Giao
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý

QUẢNG XƯƠNG NĂM 2021


20



×