Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớp 5 6 tuổi 2 trường mầm non đồng thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
STT

Nội dung

Số trang

1.

Mở đầu

1

1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2


1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu

2

1.4.2 Phương pháp ghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

2

1.4.3 Phương pháp thống kê, sử lý số liệu

2

1.4.4 Phương pháp thực hành trải nghiệm

2

2.

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

3

2.1


Cơ sở lý luận

3

2.2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp

4

2.2.1 Thuận lợi

4

2.2.2 Khó khăn

4

2.2.3 Kết quả khảo sát trên trẻ trước khi thực hiện biện pháp

5

2.3

Một số biện pháp năng cao chất lượng tổ chức trò chơi
dận gian cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 trường mầm non
đồng thịnh

5


2.3.1

Biện pháp 1:Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và
địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi

5

2.3.2

Biện pháp 2: Tổ chức trò chơi dân gian thông qua một số
hoạt động trong ngày một cách phù hợp

7

Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng các trò chơi dân gian
2.3.3 cho trẻ bằng cách lồng ghép các hình thức thi đua trong
khi trẻ chơi

11

Biện pháp 4: Lồng ghép các trò chơi dân gian tổ chức cho
trẻ khi tham gia hoạt động trải nghiệm

14

2.4

Hiệu quả của biện pháp

17


3.

Kết luận kiến nghị

19

3.1

Kết luận

19

3.2

Kiến nghị

19

2.3.4


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trị chơi dân gian khơng chỉ đơn thuần là trị
chơi cho trẻ mà nó cịn chứa đựng văn hố dân tộc Việt Nam độc đáo. Trị chơi
dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy,
sáng tạo, khéo léo mà còn giúp em hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương,
đất nước. Trị chơi dân gian là một loại hình trò chơi do người dân lao động sáng
tạo ra dựa trên hoạt động lao động thường ngày, dưới hình thức mơ phỏng lại

những hoạt động đó. Trị chơi dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân,
những trò chơi đơn giản, dễ chơi với những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hồ
quyện với những trị chơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên sống động, vui
tươi, nhí nhảnh.
Đối với trẻ em hoạt động vui chơi là hoạt động chiếm ưu thế và giữ vai trò
chủ đạo: “ trẻ học bằng chơi, chơi mà học”[1] vì thế tổ chức mọi hoạt động của
trẻ luôn đặt dưới dạng hình thức của một trị chơi. Đặc biệt đối với trẻ em, trò
chơi dân gian và những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại thế giới trẻ thơ
nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí của trẻ. Vui chơi
giúp trẻ được chia sẻ niềm vui với bạn bè, cộng đồng nó làm cho thế giới của
các con được rộng mở, tuổi thơ của các con sẽ trở thành những kinh nghiệm q
báu theo suất cuộc đời. Trị chơi dân gian khơng những chấp cánh cho tâm hồn
trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình u
gia đình q hương, đất nước.
Thủa cịn bé, nhắc đến tuổi thơ ai cũng gắn liền với con trâu, cánh đồng
và cánh diều thả gió với trị chơi dân gian đầy lý thú. Trò chơi dân gian khiến
bạn muốn mua 1 vé về tuổi thơ lần nữa. Quả thật là như vậy, mỗi chúng ta ai
cũng đã từng trải qua một thời thơ ấu với những trò chơi dân gian như: Nhảy
dây, chồng nụ, ô ăn quan…hay đọc một bài vè, câu đố, bài đồng dao đó chính là
tuổi thơ là ký ức là khoảng thời gian đẹp của mỗi một đứa trẻ trong mỗi chúng
ta.
Thế nhưng, ngày nay chúng ta rất ít được nhìn thấy các cháu lứa tuổi mầm
non, tiểu học hay trung học cơ sở được hồn nhiên chơi các trò chơi dân gian như
những ngày xưa nữa. Thiệt thòi hơn khi các em khơng được làm quen và được
chơi hoặc có thì cũng rất ít. Vì vậy mà các trị chơi dân gian của thiếu nhi ngày
càng bị mai một và lãng quên, khơng chỉ ở thành phố mà cịn ở cả các vùng quê.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ
em Việt Nam hơm nay liệu có cịn nhớ tới những trị chơi truyền thống này nữa
không ? Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển của khoa
học cơng nghệ thơng tin cũng có ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến cuộc

sống của con người và đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ khơng có khơng gian và thời gian
để tiếp xúc với những câu hát ru, những bài đồng dao, những trò chơi dân gian
mà chủ yếu là trẻ chơi và tiếp xúc với điện thoại, máy tính, trị chơi điện tử,
truyện tranh, âm nhạc hiện đại…làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm sinh lí của
trẻ cũng như ảnh hưởng đến thể chất, trí tuệ, ước mơ.. .của trẻ.


Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường Mầm Non trò chơi dân
gian cũng được chú trọng để tổ chức cho trẻ được tham gia chơi. Tuy nhiên vẫn
chưa được tổ chức thường xuyên, các trò chơi dân gian chưa phong phú, khi tổ
chức cho trẻ chơi chưa có hiệu quả, cách tổ chức chưa thực sự gây được hứng
thú của trẻ, trẻ chơi một cách thụ động, chưa có sáng tạo. Mặt khác do đặc điểm
của trẻ 5-6 tuổi ln tị mị, khả năng tiếp thu nhanh, nhanh nhập cuộc và cũng
nhanh chán nếu hết hứng thú.
Cho trẻ mầm non được chơi trò chơi dân gian hàng ngày là cơ hội tốt giúp
trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, phát triển ngôn ngữ, tạo
hứng thú nhằm khơi gợi tính tị mị, đánh thức sự sáng tạo cho trẻ, giúp cho việc
tổ chức các hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Nhận thức được vai trò của
trò chơi dân gian cũng như tình hình thực tế là một giáo viên đang trược tiếp
chăm sóc giáo dục trẻ lớp 5-6 ti tơi ln băn khoăn làm thế nào để có thể nâng
cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. Do đó tơi đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 trường Mầm non Đồng Thịnh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về thực trạng và tác dụng của việc giúp trẻ mẫu giáo lớp 5- 6
tuổi tại trường mầm non Đồng Thịnh hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt
động trị chơi dân gian.Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động sáng tạo trong
các hoạt động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ

mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 trường Mầm non Đồng Thịnh”
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về hoạt động chơi trò
chơi dân gian cho trẻ lớp 5-6 tuổi qua các tài liệu.
1.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Khảo sát thực tế khả năng tích cực, hứng thú của trẻ 5-6 tuổi khi tham gia
vào các hoạt động trò chơi dân gian. Sự ảnh hưởng của trò chơi dân gian đối với
sự phát triển của trẻ.
1.4.3 Phương pháp thống kê, sử lý số liệu
Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng
biện pháp.
1.4.4 Phương pháp thực hành, trải nghiệm
Tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian cho trẻ được thực hành, trải nghiệm


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Trị chơi dân gian trẻ em có ý nghĩa luyện kỹ năng. Nó góp phần phát
triển tồn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngơn ngữ có mối quan hệ qua lại
biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – trí – lao - thể - mỹ. Bởi
lẽ, ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư
duy và cịn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng
nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Và là cơ sở cho việc làm
phong phú hơn vốn ngôn ngữ, tạo môi trường rèn luyện ngơn ngữ nói.
Các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận
động giống như nước trong ao tù”, “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể
hài nhi là do thiếu vận động” [2]. Để trẻ được phát triển vận động một cách tốt
nhất khơng chỉ chơi các trị chơi hay các buổi hoạt động thể dục mà còn được
vận động hiệu quả ngay trong các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi mầm

non.
L.x.Vuwgotxki đã lỹ giải vai trò của hoạt động chơi ơng đã chỉ ra: ‘ Chính
những trị chơi mơ phỏng tạo ra vùng cận phát triển, là điều kiện đầu tiên thuận
lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách, hồn cảnh chơi mang tính
tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hóa; việc thực hiện các quy tắc
chơi là trường học rèn luyện các phẩm chất ý chí, phẩm chất đạo đức”[3] Như
vậy có thể nói trị chơi đối với trẻ mẫu giáo là vơ cùng quan trọng và ý nghĩa .
Điều này càng khẳng định được việc tổ chức cho trẻ được tham gia vào các trò
chơi dân gian sẽ giúp tâm hồn của trẻ thêm phong phú hơn, yêu quê hương và
càng tự hào hơn về q hương của mình. Từ đó sẽ giúp trẻ có một tâm hồn trong
sáng, biết quan tâm chia sẻ với mọi người.
Vậy trò chơi dân gian là những trị chơi như thế nào? Đó là những trị chơi
được nhân dân sáng tạo lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một
trong những hình thức sinh hoạt văn hố dân gian. Các trị chơi này gắn liền với
trị chơi văn hố của dân tộc đã nảy sinh và phát triển trong quá trình giữ nước
và dựng nước của dân ta. Muốn chơi được trò chơi dân gian đều bắt buộc phải
thuộc lời đồng dao, hay chính là lời ca dân gian của trẻ em. Đồng dao thường là
những câu không rõ lời tảng mạn được phép ghép lại với nhau, không theo một
lôgic nào cả nhưng chính vì thế lại trở nên hấp dẫn trẻ.
Đơng dao trong các trị chơi dân gian có tác dụng thoả mãn nhu cầu vui chơi và
tập cho trẻ một số tri thức để bước vào đời. Chức năng chủ yếu của đồng dao là
thẩm mỹ và giáo dục của đồng dao có tính độc đáo. Ngơn ngữ đồng dao là một
yếu tố hữu cơ của trị chơi dân gian nó đưa trẻ vào trị chơi một cách nhẹ nhàng
có nhịp điệu làm cho trẻ trở nên hấp dẫn, nhiều bài đồng dao trở nên dí dỏm dân
dã kích thích trí tưởng tượng của trẻ, qua đó trẻ tiếp thu ngơn ngữ dân gian một
cách chân thực. Trò chơi dân gian đã tạo điều kiện kích thích sự phát triển ngơn
ngữ của trẻ và ngơn ngữ phát triển chính là cơ sở phát triển tư duy cho trẻ.


Thơng qua trị chơi dân gian có nội dung tốt giúp trẻ nắm những tiêu

chuẩn hành vi chuẩn mực của con người. Qua trò chơi những phẩm chất của trẻ
được hình thành như lịng dũng cảm, tính trung thực, tính kỉ luật, ý chí quyết
thắng của trẻ. Trong trị chơi ai ai cũng tỏ ra cố gắng hết sức mình, khi tham gia
vào trò chơi dân gian mỗi thành viên trong cuộc chơi chỉ tồn tại trong mỗi quan
hệ mật thiết với tập thể bởi ai cũng sẵn sàng làm hết mình để mang lại thành tích
chung cho tập thể. Khi chơi chỉ một cử chỉ hành vi đúng mực, giúp đỡ bạn trong
quá trình chơi, cùng hát đồng dao khi chơi đều có tác dụng tốt đối với việc bồi
dưỡng cho trẻ những cảm xúc thẩm mỹ.
Khi tham gia vào trong trò chơi dân gian sẽ tạo điều kiện giúp trẻ phát
tiển thể lực cũng cố sức khoẻ. Trẻ chơi chủ yếu tác động đến các động tác của
tay, chân giúp cho cơ bắp phát triển, máu được lưu thơng sự thở và q trình trao
đổi chất đều tốt hơn. Ngồi ra thơng qua trị chơi dân gian cịn hình thành ở trẻ
một số kỹ năng chính xác và một số tố chất khác như nhanh nhẹn, khéo léo, bền
bỉ, dẻo dai.
Như vậy khi chúng ta giúp trẻ tham gia tích cực vào các trị chơi dân gian
sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, giúp trẻ có một tâm hồn
lạc quan, một tình yêu về quê hương đất nước sâu sắc.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Trong quá trình áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức các trị chơi
dân gian cho trẻ tại lớp tơi đã gặp những thuận lợi và khóa khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi
Sân chơi ngồi lớp học rộng rãi, lớp có phịng học rộng rãi, sạch sẽ thoáng
mát và đầy đủ ánh sáng, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ.
Bản thân tôi lớn lên ở vùng nông thôn nên cũng biết một số trị chơi dân
gian truyền miệng. Ln học hỏi và tìm tịi hiểu biết thêm một số trị chơi dân
gian thông qua bạn bè, trẻ, đồng nghiệp và sách báo, trên mạng.
Lớp được phân công 2 giáo viên đứng lớp với nhiều năm dạy lớp 5-6 tuổi
nên nắm rỏ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu
quý và công bằng với trẻ.
Hàng năm nhà trường đều bổ sung nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho

các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
2.2.2. Khó khăn
Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị đầy đủ nhưng chưa đa dạng và phong phú,
một số trị chơi dân gian cần có những đồ dùng cầu kỳ phải sưu tầm và mua
nhưng trong nhân dân cũng cịn rất ít.
Trẻ cùng độ tuổi nhưng kiến thức cũng như các kỹ năng không được đồng
đều nên cũng gây khó khăn khi trẻ tham gia chơi các trị chơi dân gian.
Đa số phụ huynh làm công nhân nên không có thời gian trao đổi, kết hợp
với giáo viên, cũng như chơi cùng con. Đặc biệt là một số phụ huynh vẫn chưa


có nhận thức tốt về hiệu quả của các trị chơi dân gian đối với con em mình nên
chưa phối hợp tổ chức và giáo dục tốt cho trẻ về các trò chơi dân gian tại nhà.
Đấy cũng là một cái khó khăn khi tơi thực hiện biện pháp trên.
2.2.3. Kết quả khảo sát trên trẻ trước khi thực hiện biện pháp
STT

Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ
trong
lớp

Kết quả khảo sát
Đạt

Chưa đạt

Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ


Tỷ lệ

1

Trẻ hứng thú vui vẻ trong
khi chơi trị chơi dân gian.

26

12

46

14

54

2

Trẻ có kỹ năng chơi đúng
luật, chơi có hiệu quả.

26

11

42

15


58

3

Trẻ mạnh dạn, tự tin khi
chơi các trị chơi dân gian.

26

10

38,5

16

61,5

4

Thể hiện tinh thần đồn
kết, ý thức tập thể.

26

10

38,5

16


61,5

Kết quả khảo sát cho thấy, số trẻ hứng thú, vui vẻ khi tham gia chơi còn
thấp. Kỹ năng chơi, tinh thần tập thể, mạnh dạn tự tin khi chơi còn thấp. Đứng
trước thực trạng trên bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng
cao chất lượng tổ chức tốt trò chơi dân gian giúp trẻ đạt hiệu quả cao. Vì vây tơi
đã mạnh dạn xây dựng một số biện pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 Trường mầm non Đồng Thịnh
như sau:
2.3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian
cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 trường Mầm non Đồng Thịnh
2.3.1. Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa
điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi
Có thể nói để tổ chức cho trẻ chơi tốt trong các trị chơi cơ giáo tổ chức
đặc biệt là với trị chơi dân gian thì điều quan trọng đầu tiên là cơng tác chuẩn bị
của giáo viên. Bởi các trị chơi dân gian yêu cầu những đồ dùng, đồ chơi phù
hợp và bắt buộc trẻ phải thuộc những bài ca dao, đồng dao thì mới có thể tham
gia chơi được. Vì vậy để tổ chức có hiệu quả một số trị chơi dân gian tại lớp tơi
đã chuẩn bị những nội dung như sau:
* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi.
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian mang tính đặc trưng và được
thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi và mang đặc thù riêng
biệt, mỗi trị chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó thì chúng ta
khơng thể thực hiện được.


Ví dụ như: Trị chơi “ Bịt mắt bắt dê”, cũng khơng thể được tổ chức nếu
khơng có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt, hay trò chơi “Kéo co” nếu khơng có dây
thì cũng khơng thể tổ chức được.

Với trị chơi ném cịn thì tơi cần phải sưu tầm hoặc làm những quả còn từ
những miếng vải thổ cẩm cầu kỳ, làm một cột cao khoảng 5m-10m có vịng trịn
trên đỉnh cột với đường kính 50cm. Hay với trị “chơi ơ ăn quan” thì tơi cũng
phải chuẩn bị các hột hạt, rồi đóng khung các ơ sẵn bằng dây thép để tiện cho trẻ
di chuyển khi đổi cho các bạn khác chơi. Hay chuẩn bị những chiếc dây bằng
dây thừng hoặc tơi có thể lấy những sợi dây trên đồi để tạo cảm giác an toàn khi
cho trẻ chơi trị chơi “nhảy dây”
Có thể nói với mỗi một trị chơi dân gian đều cần phải có cơng tác chuẩn
bị đồ dùng, đồ chơi phù hợp thì tổ chức cho trẻ chới mới có hiệu quả được. Với
mỗi một trị chơi khi tơi tổ chức tơi đều có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng, đồ
chơi.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi.
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian khác với các trò chơi vận
động và các trò chơi khác, trò chơi dân gian trong quá trình chơi trẻ vừa hát hoặc
đọc bài đồng dao nào đó. Các bài đồng dao mang đến sự vui tươi và nhí nhảnh
nhộn nhịp ở trẻ. Trị chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao.
Chính vì vậy, tơi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân
gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như:
Ví dụ: Đón trẻ tơi cho trẻ xem một vài hình ảnh có liên quan đến bài đồng
dao, cho trẻ xem để gây hứng sau đó trẻ đọc bài đồng dao nhiều lần. Đến các
hoạt động khác trong ngày như trước giờ ngủ tôi lại cho trẻ đọc lại bài đồng dao
đó, sau khi ngủ dậy chuẩn bị ăn quà chiều tôi lại cho trẻ đọc và đến hoạt động
chiều hay trước khi trẻ chuẩn bị ra về tôi lại cho trẻ đọc. Với cách làm như vậy
khoảng 2 ngày là trẻ có thể thuộc một bài đồng dao và tơi có thể tổ chức cho trẻ
chơi được trị chơi dân gian đó ngay trong tuần. Mỗi tuần tổ chức một trò chơi
dân gian phù hợp với từng chủ đề.

(Hình ảnh cơ dạy trẻ đọc đồng dao)



Để trẻ hứng thú đọc thuộc các bài đồng dao, ca dao tơi cịn lựa chọn một
hình thức thi đua để khuyến khích trẻ thuộc và tự tin lên đọc và thể hiện các bài
ca dao, đồng dao trước lớp. Tôi lựa chọn một buổi chiều thứ 5 hàng tuần tơi tổ
chức một chương trình khoảng 30 phút: “Bé u đồng dao, ca dao” tôi chuẩn bị
sân khấu nhỏ, âm nhạc, hoa trang trí tạo khơng gian lớp học đẹp để trẻ hứng thú
tham gia. Chương trình tổ chức cơ giáo sẽ dẫn chương trình cho cả lớp được
khám phá về những nét đẹp của quê hương việt nam xưa trong các video mà cô
sưu tầm và cho trẻ xem khoảng 3 phút. Sau đó cơ mời từng tổ đứng dậy thể hiện
lại một bài đồng dao mà tổ mình đã thuộc, khuyến khích các tổ thể hiện cử chỉ
điệu bộ khi đọc. Khi cả 3 tổ thể hiện xong cô tổ chức cho cả lớp thể hiện lại bài
đồng dao hay ca dao đó trên nền nhạc, đi vịng trịn, xúm xít…để tạo một cảm
giác vui tươi khi trẻ đọc đồng dao. Với cách làm như vậy mỗi tuần lớp tôi đã
thuộc được một bài đồng dao một cách rất nhẹ nhàng. Khi trẻ đã thuộc lời đồng
dao rồi thì khi trẻ tham gia vào trị chơi dân gian, trẻ tự tin thể thiện và chơi rất
nhiệt tình.
* Chuẩn bị địa điểm.
Đồ dùng và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để
tổ chức trị chơi thì trị chơi cũng khơng thể diễn ra. Địa điểm chính là khơng
gian chơi của trẻ, khơng gian chơi trị chơi dân gian của trẻ khác với khơng gian
chơi của các trị chơi khác ở chỗ nó phụ thuộc vào trị chơi như: Với loại hình
trị chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đơng nên địi hỏi
địa diểm phải có diện tích rộng, sạch sẽ an tồn. Bên cạnh đó cũng có những trị
chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ. Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững
cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trị chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho
phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Hiểu được đặc điểm của trò chơi tơi ln
bố trí địa điểm chơi trị chơi dân gian của lớp tơi phù hợp với đặc điểm của trị
chơi như: Chơi ô quan, kéo cưa lừa xẻ, chồng nụ chồng hoa, lộn cầu vồng tôi
thường tổ chức trong lớp cho trẻ. Còn trò chơi : Kéo co, mèo đuổi chuột, ném
cịn… tơi thường tổ chức ngồi trời như ngồi sân trường, hoặc có thể tơi phối
kết hợp với phụ huynh cùng phụ huynh tổ chức các buổi ngoại khóa, dã ngoại

cho trẻ tạo nên hứng thú, bất ngờ và sự tị mị khám phá của trẻ giúp trẻ có tinh
thần thối mái và rèn tính tự lập cho trẻ.
Như vậy có thể nói để tổ chức cho trẻ chơi có hiệu quả và hứng thú tham
gia chơi vào các trò chơi dân gian điều quan trọng đầu tiên là công tác chuẩn bị
về đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm là vô cùng quan trọng.
2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức trị chơi dân gian thơng qua một số hoạt
động trong ngày một cách phù hợp
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định vì thế
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu hoạt động học được tổ chức
nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được
gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất.
... Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian
cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động hàng ngày của trẻ như là:


* Đối với hoạt động đón trẻ
Đón trẻ nhằm mục đích giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thú khỏe
khoắn bước vào các hoạt động trong ngày. Do đó việc lựa chọn trò chơi dân gian
vào thời điểm này là phù hợp và rất cần thiết. Thực tế với trẻ 5-6 tuổi lớp tôi, đa
số bố mẹ đi làm công nhân từ sáng sớm nên trẻ phải dậy sớm cùng bố mẹ chuẩn
bị cho viêc đi học với một tâm thế vội vàng, khơng hứng thú. Vì thế buổi sáng
đón trẻ cịn khóc, làm nũng, uể oải...Chính vì vậy trong cơng tác đón trẻ hàng
ngày tơi thường xun lồng ghép các trò chơi dân gian vào nhằm đánh thức sự
tỉnh táo, sự hứng thú, sơi động và trí tị mò cho trẻ ...chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ
ở các hoạt động tiếp theo. Bên cạnh đó tơi cũng cẩn thận lựa chọn những trị
chơi phù hợp với tính chất của hoạt động đón trẻ, như các trị chơi dân gian theo
nhóm như: Kéo cưa lừa xẻ, Nu na nu nống, ơ ăn quan, oẳn tù tì...
Việc áp dụng trị chơi dân gian vào thời điểm đón trẻ đã mang lại hiệu quả
bất ngờ cho tôi như trẻ hứng thú thích đi học khơng cịn ngại đi học vào mỗi
buổi sáng, trẻ đến lớp với tâm trạng thoái mái vui vẻ, chào cơ giáo, thích thú

bằng việc kể cho cơ nghe về những việc mình đã làm ở nhà, được đi đâu được
chơi gì ở nhà...Tự cất đồ dùng cá nhân, chào ông bà bố mẹ rồi vào chơi cùng bạn
khơng cịn khóc lóc, hay nụng nịu địi bố mẹ cái này cái kia như trước nữa.
* Đối với hoạt động Học:
“ Học bằng chơi chơi mà học” đó là phương pháp trong cách truyền đạt
nội dung học của trẻ mầm non. Thơng qua các trị chơi và đặc biệt là trò chơi
dân gian giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học một cách tích cực và
cuốn hút. Vì vậy trong quá trình tổ chức hoạt động học ở lớp tơi thường sử dụng
các trị chơi dân gian vào phần gây hứng thú, phần ôn luyện và phần chuyển tiếp
hoạt động để dẫn dắt trẻ khi chuyển các hoạt động hay chuyển hình thức trong
tiết học.
Ví dụ:Trong chủ đề Động vật với đề tài: Đếm đến 8 nhận biết nhóm đối
tượng có số lượng là 8. Nhận biết số 8. Ở phần trò chơi luyện tập: Tôi đã tổ chức
cho trẻ chơi “ Gắp cua bỏ giỏ” cho trẻ ngồi về theo nhóm 8 bạn. Yêu cầu trẻ làm
động tác gắp cua, gắp những con cua bỏ vào giỏ của mình sao cho đủ số lượng
là 8.

(Hình ảnh: Trị chơi gắp cua bỏ giỏ, ơn số lượng 8 cho trẻ)


Ví dụ: Đề tài: Bật liên tục qua 5-7 vịng thì trị chơi vận động tơi sử dụng
là nhảy bao bố. Với cách chơi của trò chơi này sẽ mang lại hứng thú và thoải
mái cho trẻ và giúp trẻ củng cố kiến thức của bài học đó là bật liên tục, sẽ mang
lại hiệu quả tốt nhất cho giờ học.
Sau khi tơi áp dụng việc lựa chọn trị chơi dân gian vào hoạt động học ở
lớp đã đem lại nhiều lợi ích tích cưc như trẻ hứng thú hơn với các tiết học mang
tính rập khn cứng nhắc lâu nay, trẻ tiếp nhận kiến thức nhanh và sáng tạo hơn,
gây được sự bất ngờ tạo nên tính tị mị muốn khám phá tìm hiểu vào nội dung
chính của hoạt động mang lại quả cao.
Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân: Đề tài Khám phá khoa học: Cơ thể bé, sau

khi cho trẻ khám phá xong lựa chọn trò chơi ôn luyện tôi lựa chọn trò chơi 2 là
trò chơi động cho trẻ chơi trò chơi: “Rồng rắn lên mây” để cho cơ thể trẻ được
vận động một cách hoạt bát hơn, trẻ chơi khoảng 2 phút tạo khơng khí vui tươi
cho trẻ.
Với các tiết học khác tôi cũng lựa chọn một số trò chơi dân gian phù hợp
để tổ chức cho trẻ chơi, giúp trẻ có một tinh thần thoải mái sau mỗi tiết học.
* Đối với hoạt động ngồi trời
Đối với hoạt động ngồi trời tận dụng khơng gian rộng và thống mát, tơi
đã tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vận động nhằm rèn luyện và phát
triển thể lực, trí tuệ cho trẻ, tơi thường lựa chọn những trị chơi mang tính tập
thể, thể hiện tính đồn kết như: “ Kéo co”,“Rồng rắn lên mây", "Bịt mắt bắt
dê”…Tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ vào hoạt động ngoài trời một cách phù
hợp. Để tạo sự thoải mái với một môi trường mới với luồng khơng khí mới tơi
đã cho trẻ được hoạt động ngoài trời bằng các buổi tham quan các địa điểm khu
vực ngồi trường mầm non như: Quan sát tìm hiểu về các địa điểm tham quan
tại địa phương.
Ví dụ: Cho trẻ đi thăm quan "Đài tưởng niệm"
Giáo viên là người hướng dẫn viên cho trẻ, cho trẻ quan sát tìm hiểu về
"Đài tưởng niệm". Kích thích, khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết, học hỏi của trẻ.
Sau một chuyến thăm quan giáo viên cho trẻ chơi trò chơi dân gian của
người Mường.
Ví dụ: Trị chơi: "Nu na nu niền"
+ Cách chơi: Số trẻ: 4-5 trẻ chơi.
Đi sát lề đường
Luồng gió, gió suốt
Ngày qua tuần tới
Nhanh chân thì chạy.
Một trẻ đứng trụ vào một cái cột (vòng tròn), bạn A dùng ngón tay trỏ chỉ
sang bạn B và đọc lời 1, bạn B đọc tiếp câu tiếp theo cứ thế cho đến câu cuối



cùng và trẻ cuối cùng đó phải chạy, các bạn chơi sẽ phải đuổi bắt được bạn đấy.
Sau đó cuộc chơi lại tiếp tục.
Hay buổi hoạt động ngoài trời quan sát cánh đồng lúa, sau khi quan sát trò
chuyện về cánh đồng lúa cơ cho trẻ chơi trị chơi dân gian: “Thả đĩa ba ba”
+ Cách chơi: Cho một bạn làm đĩa ở vòng tròn giã vờ là ao nước, trên bờ
là hai đường kẻ sát nhau làm bờ, khi cơ cho trẻ giả vờ xuống nước vừa đi vừa
nói: Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo trắng như muối
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu
Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà ấy phải chịu .
Các bạn vừa đi vừa đọc, đọc hết bài đồng dao bạn làm đĩa chạy thật nhanh
để bắt các bạn, nếu bắt được bạn nào thì bạn đó phải chịu làm đĩa. Tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 phút để tạo khơng khí vui vẻ.
Hoặc trong chủ đề nghề nghiệp sau khi cho trẻ quan sát ngôi nhà 2 tầng tơi tổ
chức cho trẻ chơi trị chơi Rồng Rắn cách chơi:
Rồng rắn lên mây có cây xúc xắc
Xúc xắc xúc xẻ … Có thầy thuốc ở nhà khơng?
Một trẻ lớn làm ông thầy thuốc cầm quạt nan phe phẩy đi ra, đủng đỉnh
hỏi…
Giáo viên tổ chức cho trẻ cùng chơi và giao lưu với nhau.Trẻ được chơi
có cảm giác thoải mái yêu mến trường lớp, cô giáo, bạn bè. Thông qua đó trao
đổi với phụ huynh, các cụ lão thành để tìm tịi sưu tầm các trị chơi dân gian ở
địa phương, để ứng dụng dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày, hoặc có thể nhờ

trực tiếp phụ huynh tham gia hướng dẫn trẻ cùng chơi.
*Đối với hoạt động góc: Với hoạt động góc tơi cũng có thể đưa trò chơi dân
gian, bài hát xường, hát ru vào để tạo sự mới lạ, cảm giác nhẹ nhàng, sự yêu
thương, âu yếm,đồn kết giữa trẻ với trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ chơi đóng vai "bế em" tơi có thể dạy cho trẻ hát ru hoặc hát
cho trẻ nghe bài."Lếu lêu làng lộc" dân ca mường.
Dịch tiếng việt.
Ru hời ru


Cây hoang nhỏ có trái trẻ hay ăn
Bị ăn no bò ngứa củ ráy
Ngứa củ ráy ngứa cả cây nưa
Đưa bò về Mường sáng
Tám mươi người kiếm cỏ
Bò đỏ bò nhà lang
Bị vàng bị nhà đạo ơng
Tùng tùng tùng.

(Ảnh minh hoạ bài hát ru: Lếu lêu làng lộc (lếu lêu làng làng).
Ngồi ra trong góc học tập giáo viên cịn có thể cho trẻ xem sách tranh về
hình ảnh các trị chơi dân gian.
Với các hoạt động khác tơi đều khéo léo linh hoạt đưa các trò chơi dân
gian vào nhằm gây hứng thú và thu hút trẻ vào hoạt động để mang lại hiệu quả
kết quả tốt cho mục đích u cầu của hoạt động đó. Sau q trình tổ chức cho trẻ
tham gia vào các trò chơi dân gian có hiệu quả như vậy tơi nhận thấy số trẻ nhút
nhát đã trở nên mạnh dạn hơn khi được chơi tập thể cùng bạn. Khả năng vận
động của trẻ đã trở nên nhanh nhẹ và hoạt bát hơn trước rất nhiều. Trẻ khỏe
mạnh và tích cực tham gia vào các hoạt động hơn. Đó là nguồn động lực rất lớn
giúp tôi tiếp tục thực hiện các biện pháp tiếp theo có hiệu quả.

2.3.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng các trò chơi dân gian cho trẻ
bằng cách lồng ghép hình thức thi đua trong khi trẻ chơi.
Những trị chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điều
kiện cho trẻ vừa học, vừa chơi. Các trị chơi dân gian Việt Nam thường gần gũi,
khơng cầu kỳ, ít tốn kém nên chúng ta có thể dễ dàng tổ chức cho trẻ chơi mọi
lúc mọi nơi. Trong quá trình chơi, tùy vào vốn hiểu biết của trẻ, mức độ của


từng trị chơi mà giáo viên có thể thay đổi luật chơi để tổ chức cho trẻ chơi phù
hợp, hấp dẫn và hứng thú.
Để trò chơi thật sự hấp dẫn và thu hút trẻ tham gia, tôi luôn quan tâm đến
trẻ, động viên, khuyến khích trẻ chơi cùng nhau, chơi đúng luật chơi và cố gắng
hồn thành trị chơi với các bạn, một điều quan trọng trong khi chơi trò chơi mọi
trẻ được bình đẳng như nhau.
Có thể thấy con người từ cổ chí kim đều thích được khen ngợi. Người lớn
thích khen, trẻ con lại càng rất thích. Khi tham gia chơi, nếu được cô giáo động
viên, khen ngợi kịp thời sẽ tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân, từ đó mạnh dạn
tham gia vào trị chơi, tích cực hồn thành nhiệm vụ chơi. Nhận thức rõ được
tầm quan trọng của việc động viên, khuyến khích trẻ trong q trình tổ trị chơi
dân gian cho trẻ tơi thường xuyên tổ chức các hình thức thi đua, khen ngợi, biểu
dương trẻ… tạo hứng thú cho trẻ là động lực để trẻ hoàn thành nhiệm vụ và kết
quả chơi..
Với mỗi trị chơi dân gian đều có những cách chơi, luật chơi nhất định,
phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. Là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ,
bản thân tơi phải thật sự hiểu trẻ của lớp mình, biết được trẻ mình đã đạt được
đến mức độ nào, trò chơi như thế nào là phù hợp. Tuy nhiên khơng phải tất cả
các trị chơi dân gian đều đáp ứng được những nhu cầu đó. Nhiều trị chơi nếu
giáo viên chỉ cần lưu ý một chút, nâng cao dần độ khó của trị chơi thì sẽ mang
đến những hiệu quả tốt cho trẻ.
Ví dụ: Trong trị chơi "Nhảy lị cò", " Mèo đuổi chuột", "Lộn cầu vồng",

"Bịt mắt bắt dê" mỗi khi có thêm trẻ vào chơi thì vịng tròn chỉ nới ra một chút
mà luật chơi, cách chơi và mục đích chơi khơng thay đổi, hoặc trị chơi " Rồng
rắn lên mây " nếu thêm một vài trẻ chơi thì cái đi chỉ dài ra một chút mà cách
chơi, luật chơi cũng không thay đổi, tất cả trẻ đều được chơi như nhau nhằm
cũng cố kỹ năng vận động "nhảy", "chạy" và tố chất vận động "bền bỉ, khéo
léo".

(Hình ảnh trẻ chơi trị chơi "Bịt mắt bắt dê”)


Ví dụ 1: Khi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “Cờ gánh” hay “Ơ ăn quan”, tơi
quan sát q trình chơi của trẻ, thấy trẻ nào có nước đi thông minh tôi cũng đã
kịp thời khen ngợi luôn “Bạn Thế chơi rất thông minh”
Bên cạnh việc động viên khuyến khích những trẻ chơi tốt, tơi ln chú ý
tạo cơ hội cho những trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin được tham gia vào
trị chơi tránh để tình trạng những trẻ nào nhanh nhẹn, hoạt bát thì ln được
chọn chơi chính, cịn những trẻ nhút nhát thì chỉ ở dưới cổ vũ.
Thơng qua đó trao đổi với phụ huynh, các cụ lão thành để tìm tịi sưu tầm các trò
chơi dân gian ở địa phương, để ứng dụng dạy trẻ vào các hoạt động trong ngày,
hoặc có thể nhờ trực tiếp phụ huynh tham gia hướng dẫn trẻ cùng chơi.
+ Tạo sự thi đua giữa các trẻ trong cùng nhóm hoặc cùng lớp.
Trong khi trẻ vận động nổi bật của biện pháp thi đua là sự đua tài, đọ sức
giành vị trí cao, biện pháp thi đua địi hỏi yêu cầu cao đặc biệt là sức mạnh thể
chất và tinh thần của người tập tạo sự căng thẳng về tâm lý, yếu tố ganh đua
trong quá trình thi đấu.
Ví dụ: Thi nhảy lị cị về đích cho hai trẻ nhảy lị cị thi với nhau bạn nào
về đích trước bạn đó là người chiến thắng.
Đối với trẻ mầm non biện pháp thi đua cũng phải sử dụng phù hợp đó là
sau khi trẻ phải thực hiện tốt các yêu cầu của trò chơi nhằm phát triển vận động.
Biện pháp thi đua khơng những nhằm hồn thiện các kỷ năng, kỷ xảo vận động

ở mức độ cao và còn rèn luyện phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng tinh thần đồng
đội cho trẻ, thi đua còn làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển
các tố chất vận động, kích thích, lơi cuốn trẻ vào việc luyện tập .
Biện pháp thi đua nên tiến hành theo hai dạng sau:
Thi đua cá nhân: Giáo viên chọn các cháu ngang sức, ngang tài thực hiện
động tác như nhau, để tránh gây nản chí giữa các cháu. Lúc đầu giáo viên yêu
cầu trẻ thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi sau đó cơ nâng kiến thức cao hơn.
Thi đua theo nhóm, tổ: cơ cho tổ, nhóm thi đua nhau xem nhóm ,tổ nào
nhanh hơn, nếu tổ, nhóm nào bị cáo bắt nhiều hơn thì tổ ,nhóm đó thua cuộc và
bị phạt lắc cò cò quanh các bạn để nhằm tăng cường trò chơi vận động cho trẻ
sức bền bỉ, dẻo dai và kiên trì, khơng có ý định bỏ cuộc khi đang tham gia vào
các trị chơi vận động.
Ví dụ: Thi xem ai chạy nhanh tới cờ.
Thi đồng đội:
Giáo viên phân chia thành 2 đội tương đối cân sức, số lượng bằng nhau,
cô nêu cách chơi, luật chơi và điều kiện của cuộc thi các đội thực hiện cùng một
lúc. Sau khi chơi xong giáo viên phải là người phân xử thắng thua một cách
khách quan không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự cơng bằng trong tập thể
trẻ nhỏ.


Sử dụng biện pháp thi đua, giáo viên cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức
hoặc gây những căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng tới hành vi và trạng thái
tâm lý của trẻ. Cơ giáo cần phải bố trí thời gian vận động phù hợp với trẻ. Trong
khi trẻ tham gia hoạt động vận động, tránh để trẻ chờ đợi q lâu và khơng để
trẻ hị hét cổ vũ quá sức. Giáo viên phải quan tâm động viên trẻ nhút nhát kém
vận động, giáo viên cần linh hoạt thay đổi điều chỉnh cả hai đội đều có cơ hội
chiến thắng, tránh để một đội luôn giành chiến thắng sẽ ảnh hưởng tinh thần và
đội thua mất tự tin vào bản thân.
Ví dụ: Với trị chơi "Ném vịng cổ chai" khi thấy khoảng cách từ vạch

ném đến cổ chai là 1mét trẻ ném rất thành thạo, giáo viên có thể nâng cao yêu
cầu trò chơi bằng cách tăng thêm khoảng cách 1,2 mét hoặc 1,4 mét…
Ngoài ra cần biết kết hợp một số trò chơi tạo thành những luật chơi mới: việc
kết hợp những trị chơi dân gian khơng những cùng một lúc trẻ được tham gia
nhiều hoạt động mà thực chất việc kết hợp này còn làm tăng hứng thú, tính linh
hoat, mạnh dạn, sự bền bỉ ,dẻo dai, khéo léo cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động
trò chơi . Thông thường đây là những bài tập tổng hợp, những bài luyện tập,
đánh giá kết quả phát triển vận động của trẻ mà khơng làm cho trẻ có cảm giác
lười nhác, không hứng thú, và gây ra sự nhàm chán ở trẻ khi tham gia các trò
chơi vận động tổ chức cho 2 đội thi đua như " ném vịng cổ chai" nói riêng và
các trị chơi vận động như ném trúng đích thẳng đúng, ném trúng đích nằm
ngang, ném bóng vào rổ......
Biện pháp thi đua trong các trò chơi dân gian mà đòi hỏi trẻ phải vận động
nhanh mạnh, khơng những nhằm hồn thiện các kỷ năng, kỷ xảo vận động ở
mức độ cao và còn rèn luyện phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng tinh thần đồng
đội, tạo sự đồn kết cho trẻ. Với hình thức tổ chức khích lệ trẻ chơi thơng qua
các trị chơi dấn gian như vậy tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú chơi, nhanh nhẹn và
hoạt bát hơn, từ đó giúp trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động khác nhau trong
ngày.
2.3.4. Biện pháp 4: Lồng ghép các trò chơi dân gian tổ chức cho trẻ
chơi khi tham hoạt động trải nghiệm
Có thể nói sáu năm đầu đời là giai đồn “vàng ”của sự phát triển trẻ em.
Do đó việc giúp trẻ được thỏa sức tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, sẽ là
điều kiện tốt để trẻ hình thành một cá nhân toàn diện. Hiểu được tầm quan trọng
đó, bản thân ngồi việc tổ chức cho trẻ hoạt động trong ngày đầy đủ và hiệu quả
thì tơi cũng lựa chọn 2 đến 3 hoạt động trải nghiệm trong cả năm học để tổ chức
cho trẻ được trải nghiệm, khám phá. Mỗi một hoạt động trải nghiệm tôi thường
lựa chọn các trò chơi dân gian để kết hợp cho trẻ tham gia, nhằm tạo khơng khí
vui tươi, thoải mái cho trẻ.
Ví dụ 1: Trong chủ đề : Thực vật, tết và mùa xn

Tơi đã chọn hình thức cho trẻ đi làm vườn trồng hoa và trồng rau. Với nội dung
này công tác chuẩn bị như sau: Tôi đã họp phụ huynh vào buổi chiều trước khi
tổ chức một ngày vào giờ trả trẻ. Tơi mời tồn thể phụ huynh ngồi lại khoảng 30


phút để hội ý công tác chuẩn bị đồ dùng cho trẻ. Mỗi trẻ một cái bay xới đất,
một đôi gang, mũ đội đầu. Yêu cầu phụ huynh mang đến cho trẻ vào sáng hơm
sau. Mời 5-7 phụ huynh có thời gian tham gia cùng trẻ.
Cách tiến hành: Cô cho trẻ đội mũ, đeo gang tay và mỗi bạn cầm một cái
bay. Cầm theo khoảng 3 cái xô nhỏ để trẻ đựng cỏ. Trước khi đi cô gợi ý cho trẻ
đi ngay ngắn, đi theo hàng không xô đẩy nhau. Tổ chức cho trẻ xuống vườn rau
của trường, cô gợi ý cách trồng rau cho trẻ: “Các con cầm bay và chọc xuống
đất độ xâu vừa phải. Sau đó cầm cây rau và cho gốc xuống chỗ đất mới xới
xong, dùng tay vùi đất lại. Các con dùng các ngón tay nhận đất xuống cho cây
chắc lại, nhận đất vừa phải chỉnh cho cây thẳng là được.”
Cô tạo một không khí trải nghiệm thật vui nhộn. Trẻ háo hức tham gia vừa
trồng rau vừa trị chuyện xơi nổi. Khi trẻ tham gia xong tôi cho trẻ vệ sinh sạch
sẽ và hướng trẻ tập trung lại cho trẻ chơi trò chơi: “Lộn cầu vồng” cô hướng dẫn
cách chơi rõ ràng, cho 2 trẻ quay mặt vào nhau cùng chơi vừa chơi vừa đọc:
“Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy……
Cùng lộn cầu vồng”
Trẻ chơi vui vẻ cùng nhau, đổi bạn chơi cho trẻ , tổ chức trẻ chơi 3 phút. Khi trẻ
được trò chuyện cùng nhau khi trải nghiệm, được chơi cùng nhau vui vẻ sẽ tạo
cảm giác thoải mái, sảng khoái cho trẻ, giúp trẻ thích được vận động hơn.

(Cơ cùng trẻ chơi trò chơi lộn cầu vồng)


+ Trong chủ đề thức vật tết và mùa xuân lớp cịn được tham gia trải

nghiệm cùng tồn trường với chương trình: “Bé vui đón tết”
Để tổ chức tốt chương trình này nhà trường đã phân cơng nhiệm vụ cụ thể
cho các lớp. Lớp 5-6 tuổi 2 tôi đã lựa chọn hình thức trải nghiệm là gói bánh
chưng và đăng ký tham gia chương trình chào mừng bằng trị chơi dân gian :
“Tập đánh cồng chiềng và nhảy pồn pông” Để trẻ thực hiện tốt tôi đã cho trẻ
được tập đánh cồng chiêng và nhảy pồn pông vào các buổi chiều trước khi trả
trẻ.
Khi tham gia chương trình cơ chuẩn bị những chiếc chiêng bằng đồ chơi,
cây bông thật vừa tầm trẻ, khăn thổ cẩm đủ cho trẻ. Nhạc cồng chiêng phù hợp
cho trẻ nhảy. Tổ chức cho trẻ nhảy pồn pơng khoảng 3 phút, trong các chương
trình hoạt động trải nghiệm tại lớp tơi cũng lựa chọn trị chơi này để tổ chức cho
trẻ. Qua đó giúp trẻ càng thêm yêu nét đẹp của dân tộc mình.
 Trong chủ đề : Trường tiểu học
Để tiến hành một hoạt động trải nghiệm ra khỏi khu vực trường. Trước
tiên tôi phải hướng dẫn để trẻ biết được quá trình đi tham quan cần phải làm gì.
Đi như thế nào, đến nơi phải làm sao để trẻ biết trước. Ngồi ra tơi hướng dẫn
trẻ biết cách phòng chống dịch bệnh như: Khi đi phải đội mũ, đeo khẩu trang,
giữ khoảng cách 1,5m. Không tụ tập đông người, không dùng chung đồ dùng cá
nhân với người khác. Phải tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của cô.
+ Chuẩn bị: Liên hệ trước với trường Tiểu học vào buổi chiều mà trường tổ chức
học. Hội ý phụ huynh trước và nhờ 2 gia đình có xe ơ tơ để đưa đón các cháu.
Dự kiến khoảng 5 phụ huynh cùng đi với trẻ. Một trẻ một hộp sửa tươi, một cái
mũ lưỡi chai, đeo khẩu trang, mặc quần áo đồng phục, một thùng nước lọc.
+ Tổ chức tham quan: Trước khi đi cô tập trung trẻ lại và hướng dẫn : Các con
nhớ xếp hàng trật tự khi lên xe ô tô, ngồi ngay ngắn không nghịch nhau trên xe.
Khi xuống tham quan chúng mình sẽ xếp hàng ngay ngắn và giữ trật tự vì các
anh chị đang trong giờ học.
Cho trẻ xuống xe và xếp thành hai hàng trước cổng trường rồi đi vào ngay
ngắn và giữ trật tự. Chào các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường và chào
các thầy cô giáo. Cô giáo Phó hiệu trưởng dẫn trẻ đến thăm từng phịng ban, lớp

học của nhà trường, cô gợi ý cho trẻ được tham quan, quan sát .
Cô xin giới thiệu đây là văn phịng nhà trường, các con nhìn xem bên trong văn
phịng có những gì ? (Có bàn, ghế, lảng hoa, tượng Bác Hồ)
+ Các con có biết văn phịng của trường dùng để làm gì khơng?(Để các thầy hội
họp ạ)
Cho trẻ đi tham quan các lớp học đến từng khối lớp vào xem các anh chị đang
học bài, cô gợi ý để trẻ cùng trao đổi với cô giáo và các anh chị:
+ Các con thấy các anh chị đang làm gì ? (Đang học bài ạ)


+ Các con nhìn xem trong lớp học có những gì nhỉ? (Bàn ghế, bảng, tủ đựng đồ
dùng học tập)
Lần lượt cho trẻ được tham quan các khối lớp, sau đó đến lớp 1 cho trẻ quan sát
và tham quan lâu hơn. Gợi ý để trẻ quan sát xem các anh chị lớp 1 học bài và
cùng trò chuyện với các anh chị và cô giáo.
Sau khi tổ chức cho trẻ tham quan xong cô mời các anh chị lớp 1 ra cùng
chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
Cách chơi: Cho trẻ lớp 1 và các bé lớp tôi cầm tay nhau thành một vòng
tròn to, chọn một bạn lớp 1 làm mèo và 1 bạn làm chuột, cho các anh chị chơi
trước một lượt chơi sau đó cơ cho 2 bạn mẫu giáo lên chơi. Khi trẻ chơi và được
giao lưu với các anh chị lớp 1 trẻ vui vẻ hơn và mạnh dạn hơn.

(Trẻ cùng cơ chơi trị chơi: “ mèo đuổi chuột” )
Qua buổi trải nghiệm tại trường tiểu học đặc biệt trẻ được chơi trò chơi
dân gian cùng các anh các chị giúp trẻ thêm tự tin giao tiếp hơn, mạnh dạn hơn,
từ đó giúp trẻ có một tâm thế tất để bước vào trường tiểu học.
2.4. Hiệu quả của biện pháp
Sau khi tôi nghiên cứu và áp dụng biện pháp trên vào quá trình tổ chức trò
chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 tại trường mầm non Đồng Thịnh
tôi thu được hiệu quả như sau:



STT

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Tổng
số trẻ
trong
lớp

Số trẻ

Tỷ lệ
%

Số
trẻ

Tỷ lệ

Đạt

Chưa đạt

1

Trẻ hứng thú vui vẻ trong khi

chơi trò chơi dân gian

26

24

92,3

2

7,7

2

Trẻ có kỹ năng chơi đúng
luật, chơi hiệu quả.

26

21

81

5

19

3

Trẻ mạnh dạn, tự tin khi chơi

các trò chơi dân gian.

26

22

84,6

4

15,4

4

Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý
thức tập thể.

26

24

92,3

2

7,7

Qua bảng khảo sát kết quả đạt được khi áp dụng biện pháp ta có thể nhận
thấy rằng: Số trẻ đạt đã tăng lên một cách rõ rệt, số trẻ chưa đạt giảm. Đặc biết
trẻ thực sự hứng thú, đoàn kết, ý thức tập thể trong khi chơi là rất cao. Điều đó

đã khẳng định được phần nào thành công của biện pháp


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ
nhỏ. Trò chơi dân gian giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí, và cũng giúp
trẻ phát triển một cách toàn diện. Sau khi áp dụng biện pháp “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2
trường Mầm non Đồng Thịnh”, tôi đã rút ra cho mình những bài học bổ ích giúp
tơi có nhiều kinh nghiệm hơn khi tổ chức các trò chơi nói chung và trị chơi dân
gian nói riêng như là:
Khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian phải đưa ra các cách chơi
và luật chơi rõ ràng, và tìm cách hướng dẫn dưa trẻ vào trị chơi một cách có
khoa học, hứng thú, tạo tình huống... đồng thời cần phải lựa chon trò chơi phù
hợp với từng hoạt động, từng chủ đề, cho trẻ được chơi ở góc dân gian nhiều,
động viên khuyến khích trẻ kịp thờ từ đó giúp trẻ thích đi học thích đến lớp.Trẻ
hứng thú trong khi chơi các trò chơi, trẻ mạnh dạn tự tin rất nhiều. Tinh thần
đoàn kết tăng lên rõ rệt. Trẻ có thể tự cùng nhau tổ chức chơi các trị chơi đơn
giản. Trẻ chơi đúng luật, khơng vi phạm luật chơi tăng lên rõ rệt so với đầu
năm.Nhiều trẻ hoàn thành được nhiệm vụ chơi, chơi sáng tạo, bền vững hơn
Là giáo viên mầm non cần phải sưu tầm, lựa chọn, tổ chức cho trẻ chơi
nhiều trò chơi dân gian. Biết thêm nhiều trò chơi dân gian của nhiều vùng quê
khác nhau.
Giáo viên đã biết xây dựng lập kế hoạch, lựa chọn các trò chơi dân gian
phù hợp với hoạt động với chủ đề. Biết cách đưa trò chơi dân gian vào kế hoạch
soạn giảng một cách cụ thể, khoa học.
Giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc tích hợp các trị chơi dân gian vào
trong các hoạt động giáo dục của trẻ ở trường một cách phù hợp
Hàng năm nhà trường, lớp nên tổ chức ngày hội dân gian hay buổi dã ngoại

đó là điều kiện tốt để trẻ được hoạt động và vui chơi một cách lành mạnh và
giúp trẻ phát triển tốt.
Ngồi ra tơi nghĩ cần phải quan tâm hơn nữa tới việc khôi phục và đưa các
trò chơi dân gian đến với trẻ 5-6 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung. Việc
tổ chức tốt các trị chơi dân gian cho trẻ khơng chỉ góp phần phát triển tồn diện
nhân cách của trẻ, thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà cịn góp phần thực hiện tốt
cuộc vận động “ Lấy trẻ làm trung tâm”“Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
3.2. Kiến nghị
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được để nâng chất lượng tổ chức
trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 trường Mầm non Đồng Thịnh
nói riêng và ở các trường Mầm Non trên địa bàn tồn huyện nói chung. Tơi xin
mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhỏ như sau:
* Đối với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo


Tạo điều kiện để giáo viên tập huấn thường xuyên các chuyên đề nâng
cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo .
*Đối với nhà trường
Cần làm tốt hơn nữa cơng tác tham mưu với chính quyền địa phương,
tăng cường về cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động dạy
và học tốt hơn.
e. Đối với phụ huynh
Phụ huynh đã hiểu được vị trí, tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ
chơi trò chơi dân gian. Chủ động kết hợp với giáo viên sưu tầm, tổ chức, hướng
dẫn cho trẻ chơi trò chơi dân gian..
Trên đây là “Một số biện phấp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân
gian cho trẻ mẫu giáo lớp 5-6 tuổi 2 trường Mầm non Đồng Thịnh” tại lớp tôi
trong năm học 2020 - 2021. Những biện pháp được áp dụng đã đạt được một số
thành cơng ban đầu, song vẫn cịn nhiều mặt hạn chế.

Kính mong được sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và Hội đồng
khoa học các cấp. Để tôi thực hiện tốt hơn việc tổ chức có hiệu quả các trị chơi
dân gian tại lớp tơi phụ trách, nhắm giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Cũng như
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm nâng cao chất lượng
phát triển của trẻ theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Đồng Thịnh ,ngày 18 tháng 4 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Phạm Thị Hường

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Phạm Thị Quyết


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] của tạp chí giáo dục
[2] />[3] Đường dẫn: carr,kathrin s(1988), “How can we teach critical Thinking?.”
Chilđhood E ducakion 69-73


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGỌC LẶC


TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG THỊNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO
5 – 6 TUỔI, TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG THỊNH,
NGỌC LẶC, THANH HÓA”.

Người thực hiện: Phạm Thị Quyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Đồng Thịnh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

NGỌC LẶC, NĂM 2021



×