1
MỤC LỤC
Tiêu đề
A.
I.
Trang
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B.
Nội dung
Cơ sở thực tiễn
1.Thực trạng của việc xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích
cực.
2. Nguyên nhân của thực trạng
3. Kết quả khảo sát thực trạng về phong trào thi đua xây dựng lớp
học thân thiện, học sinh tích cực.
III.
Các biện pháp tổ chức thực hiện.
VI. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
C.
Kết luận, kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
2
2
2
2
4
4
I. Cơ sở lí luận
II.
2
5
5
5
6
7
16
18
18
19
2
A. MỞ ĐẦU
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những
phong trào thi đua do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động trong toàn ngành nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong các trường phổ thông.
Với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường để xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện, hiệu quả
phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; phát huy tính
chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một
cách phù hợp và hiệu quả.
Quá trình thực hiện Chỉ thị 40/2008/CT- BGD ĐT ngày 22 tháng 7 năm
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dưới sự chỉ đạo của ban ngành cấp trên cùng
với việc tổ chức thực hiện của nhà trường, bản thân tôi nhận thấy đây là một phong
trào thi đua có ý nghĩa thiết thực mang tính nhân văn và đặc thù nghề nghiệp cao,
tạo ra môi trường tốt để giáo dục học sinh nên tôi rất phấn khích tham gia. Hơn
nữa, trong tiêu chí thi đua hàng năm, nhà trường và Phòng giáo dục rất quan tâm
và đề cao nội dung này. Tuy nhiên, kể từ ngày phát động phong trào thi đua cho
đến nay, tôi rất băn khoăn và trăn trở về thực trạng xây dựng phong trào thi đua
này ở nhà trường. Các đoàn thanh kiểm tra của Phòng Giáo dục và cấp trên về
kiểm tra nội dung này đều đánh giá còn nhiều hạn chế: Khuôn viên nhà trường
chưa đẹp, nhà vệ sinh chưa đảm bảo; phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị
dạy học cịn thiếu nhiều, các lớp học trang trí rườm rà, khơng khoa học, khơng phù
hợp, thậm chí có những nội dung trang trí đã cũ và mờ nội dung, phòng học thiếu
cây xanh, đặc biệt chất lượng giáo dục thấp, học sinh thiếu kĩ năng sống, giao tiếp
hạn chế, tính tự quản kém. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và kiêm nhiệm
công tác chủ nhiệm lớp, tơi thiết nghĩ mình phải chịu một phần trách nhiệm trong
việc này. Do đó, bằng kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đưa ra: ‘‘Một số biện pháp
xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ở lớp 5B Trường Tiểu học Yên Lâm
”, để góp phần nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” ở các nhà trường nói chung và Trường Tiểu học n Lâm
nói riêng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng xây dựng lớp học
thân thiện, học sinh tích cực của lớp 5B Trường Tiểu học Yên Lâm, tìm hiểu
ngun nhân của các tồn tại. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục và
nâng cao chất lượng của phong trào thi đua xây dựng lớp học thân thiện, học sinh
tích cực.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phong trào thi đua “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực lớp 5B
Trường Tiểu học Yên Lâm”
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
2. Phương pháp phân tích tổng hợp.
3
3.
4.
5.
6.
7.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
4
B. NỘI DUNG
I - Cơ sở lí luận
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào thi
đua lớn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và triển khai trên toàn ngành kể
từ năm học 2008- 2009. Theo đó các trường phổ thơng phải xây dựng mơi trường
giáo dục an tồn thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp
ứng nhu cầu của xã hội; học sinh phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo
trong học tập và trong các hoạt động xã hội góp phần vào sự phát triển của đất
nước.
Trên tinh thần đó, để thực hiện tốt phong trào thì mỗi cá nhân, mỗi lớp học
sẽ là nhân tố quyết định cho mọi thành công. Lớp học là một đơn vị hợp thành
trường học. Do đó để xây dựng được “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
tơi nghĩ cần phải xây dựng lớp học thân thiện. Dựa trên 5 tiêu chí xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực, chúng ta có thể hiểu. Lớp học thân thiện là một
lớp học sạch sẽ, thoáng mát, đẹp đẽ; chất lượng học đảm bảo; phương pháp dạy
học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh; tổ chức tốt các hoạt động tập thể; học
sinh có các kĩ năng sống cơ bản theo yêu cầu của lứa tuổi; tập thể lớp tích cực
tham gia tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử cách mạng ở địa phương.
Làm thế nào để các em coi lớp học như ngơi nhà thứ hai của mình? Ở đó
các em được học tập, rèn luyện, vui chơi trong bầu khơng khí thân thiện, gần gũi
như gia đình. Ở đó có cơ giáo như người mẹ hiền ln gần gũi yêu thương và biết
khơi dậy sự tự tin, hứng thú học tập cho các em. Trong lớp, học sinh ln đồn kết
u thương và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các em tích cực tham gia các hoạt động
tập thể; Tích cực tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương. Từ đó các
em dần hình thành các kĩ năng sống cần thiết.
Xây dựng lớp học thân thiện giúp các em hứng thú trong học tập và đem lại
hiệu quả cao trong giáo dục đồng thời các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”. Môi trường lớp học là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả các môn học. Môi trường lớp học thân
thiện giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi. Trong mơi trường lớp học thân thiện,
học sinh sẽ tự tin, tích cực và chủ động hơn khi tham gia các hoạt động học tập và
rèn luyện, các em có cơ hội thể hiện khả năng của mình đồng thời học tập được
những cái hay của bạn.Từ đó, kĩ năng tham gia các hoạt động, kĩ năng giao tiếp
hợp tác, kĩ năng nhận thức được phát triển một cách tốt nhất.Việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết đặc biệt là trong
bối cảnh hiện nay. Ở tiểu học, các em rất tò mị hiếu động, thích tham gia các trị
chơi tập thể. Chính vì vậy mà việc tổ chức cho các em tham gia vào các trò chơi
tập thể là một việc làm hết sức cần thiết. Thơng qua các trị chơi giúp các em dễ
hịa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Khi các lớp học đã thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực thì việc xây
dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực mới thực sự có hiệu quả.
5
II . Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng của việc xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở
Trường Tiểu học Yên Lâm
Trong những năm gần đây, thực hiện công văn của ban ngành cấp trên, Ban
Giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào
này một cách tích cực và đem lại một số hiệu quả nhất định. Hàng năm nhà trường
được trang cấp và mua sắm thêm trang thiết bị dạy học đồng thời phát động phong
trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó tổ chức Đội cũng hỗ trợ tốt
phong trào này. Phòng giáo dục chỉ đạo sát sao, cung cấp đầy đủ các văn bản có
liên quan đến nội dung này. Một số phụ huynh quan tâm và phối hợp tốt với giáo
viên. Một số học sinh tích cực và hào hứng tham gia phong trào. Bên cạnh những
thuận lợi thì cũng khơng ít khó khăn. Trường Tiểu học Yên Lâm là trường học duy
nhất của huyện Yên Định hiện còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất và trang thiết
bị dạy học; phòng học và các phòng chức năng còn thiếu gây ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học tập của học sinh.
Trong những năm gần đây, mặc dù nhà trường rất quan tâm đến phong trào thi đua
xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mỗi giáo viên đều tham
gia. Tuy nhiên, chất lượng của phong trào thi đua này còn nhiều mặt hạn chế. Cơ
sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu nhiều. Cảnh quan nhà trường chưa
đẹp; lớp học thiếu cây xanh, kĩ năng sống và kĩ năng giao tiếp của học sinh hạn
chế, chất lượng tham gia các hoạt động tập thể chưa cao, học sinh chưa tích cực
tham gia tìm hiểu và chăm sóc các di tích lịch sử ở địa phương. Một số giáo viên
chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học.
2. Nguyên nhân của những tồn tại
-Về cơ sở vật chất: Yên Lâm là xã miền núi duy nhất của huyện Yên Định.
Trong mấy năm gần đây, cùng một lúc xã xây dựng rất nhiều cơng trình cơ bản ở
địa phương nên chưa đủ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất bổ sung cho nhà
trường dẫn đến nhà trường còn thiếu các phòng chức năng, phòng đa năng, phòng
đọc,.. thiếu các phương tiện hỗ trợ dạy học.
-Về giáo viên.
Kiến thức và kĩ năng xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực cịn hạn
chế. Một số giáo viên chưa quan tâm đến nội dung này mà chỉ chú trọng tới việc
dạy kiến thứcToán, kiến thức Tiếng Việt cho học sinh.
Giáo viên chưa biết cách huy động và phối hợp cùng phụ huynh, các giáo
viên bộ môn cùng các lực lượng giáo dục khác để xây dựng môi trường giáo dục.
Chính vì vậy chưa tạo được sức mạnh tổng thể giúp phong trào thi đua này đạt
hiệu quả cao. Một số giáo viên đơi khi q nóng vội trong việc giáo dục học sinh
để đảm bảo chỉ tiêu dễ rơi vào tình trạng áp đặt, nhồi nhét kiến thức, răn đe, gị bó
học sinh, chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em,…khiến các em cảm thấy
mệt mỏi. Một số giáo viên còn lúng túng trong việc xử lí các tình huống sư phạm.
Giáo viên cịn dạy chay nhiều dẫn đến giờ học thiếu hấp dẫn. Tổ chức Đội hoạt
động còn mờ nhạt, chưa thúc đẩy và tạo động lực cho các em tích cực tham gia các
hoạt động tập thể và tìm hiểu về các di tích lịch sử ở địa phương.
6
-Về học sinh. Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, vốn sống hạn chế và
khơng kiểm sốt kĩ các hành vi của mình trước khi làm, làm việc thường ít khi nghĩ
tới hậu quả. Các em chưa được bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng và giá trị
của các kĩ năng sống đối với đời sống của mình. Khơng dành thời gian và chưa để
tâm vào việc rèn kĩ năng sống. Chưa chủ động và tích cực rèn luyện các hành vi và
thói quen tốt. Kỹ năng vận dụng thực hành hạn chế. Một số em ý thức kỉ luật kém,
chưa chấp hành tốt các nội quy. Nhiều em chưa tự giác học tập. Một số em còn bị
ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội.
-Về phụ huynh. Đa số phụ huynh cịn phó mặc con em cho nhà trường, họ
chưa quan tâm đến việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đặc biệt
là họ chưa chú trọng rèn kĩ năng sống cho con em mình. Phần lớn phụ huynh chỉ
quan tâm đến việc học kiến thức Toán và Tiếng Việt. Sự kết hợp giáo dục giữa nhà
trường, gia đình và xã hội chưa hiệu quả.
3. Kết quả khảo sát thực trạng phong trào thi đua lớp 5B vào đầu năm học
Sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành quan sát và khảo sát thực trạng về môi
trường lớp học và hoạt động của học sinh lớp 5B, kết quả đạt được như sau:
Đầu năm học 2020- 2021
Sĩ số
36
Nội dung đánh giá
Mức độ/ Số lượng
Tỉ lệ
Mơi trường lớp học
Chưa thân thiện
Học sinh tích cực, chủ động, tự tin
trong học tập và tham gia các hoạt
động
Học sinh hòa đồng trong học tập
sinh hoạt
16 em
44,4 %
10 em
27,8 %
Học sinh tham gia các hoạt động
còn nhút nhát
10em
27,8%
Qua bảng khảo sát, tôi nhận thấy môi trường lớp học chưa thân thiện, số học
sinh tích cực chủ động học tập và tham gia các hoạt động chưa cao(16/36), số học
sinh nhút nhát đang cịn nhiều(10/36). Từ đó, thơi thúc bản thân tơi cần phải tìm ra
các biện pháp tổ chức thực hiện để cải thiện tình hình.
III - CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy
lớp 5B. Lớp tơi gồm 36 học sinh trong đó có 18 học sinh nữ, 17 em là người dân
tộc thiểu số. Phần lớn phụ huynh lớp tôi là nông dân, điều kiện quan tâm giáo dục
dạy dỗ có những hạn chế nhất định. Sau khi nhận lớp, tôi căn cứ vào tình hình thực
tế của lớp để triển khai các biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích
cực nhằm hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng trường học, học sinh tích cực do
ngành phát động.
7
Biện pháp1. Thực hiện tốt việc trang trí lớp học
Một trong 5 nội dung của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” là xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn. Do đó tơi rất quan
tâm đến việc trang trí lớp. Mơi trường lớp học xanh, sạch đẹp an toàn thân thiện là
yếu tố quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường.Từ đó giúp học sinh cảm nhận
lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình. Để có sản phẩm trang trí đẹp, khoa học và
có tính giáo dục, tơi đã chủ động tìm hiểu cách trang trí lớp trên mạng Internet và
tận dụng cơ hội trong lần thi Giáo viên giỏi cấp tỉnh để tham quan một số trường ở
thành phố như: Đông Thọ, Đơng Cương, Ba Đình, Nguyễn Văn Trỗi ,…tơi nghiên
cứu chọn lọc và sáng tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế lớp mình. Các khẩu
hiệu trong lớp có ý nghĩa, mang tính giáo dục và nhân văn cao như “Thi đua dạy
tốt, học tốt”, được đặt trang trọng ngay chính giữa bức tường phía trên. Khẩu hiệu
“Tất cả vì học sinh thân u”được gắn ngay chính giữa bức tường cuối lớp như
nhắc nhở giáo viên hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm. Nội quy học sinh được
thiết kế trên một cây hoa sinh động với những từ ngữ súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu;
trích thư Bác Hồ, Bảng ghi 5 điều Bác Hồ dạy và Di ảnh Bác Hồ được đặt trang
trọng trên tường phía trên lớp học như nhắc nhở học sinh hãy làm theo lời Bác. Tơi
giải thích để các em hiểu được nội dung ý nghĩa của mỗi mảng trang trí và khéo
léo nhắc nhở các em thực hiện nội quy bằng một bài thơ. Tơi dành một góc tường
để làm báo ảnh ghi lại những khoảnh khắc của cơ và trị trong năm học. Bước vào
lớp tôi đề nghị học sinh mở toang hết cửa sổ để đón khơng khí trong lành. Lớp học
có đủ ánh sáng, lọ hoa , cây xanh, tạo không khí thật sự thoải mái, thân thiện, gần
gũi với thiên nhiên hơn. Cuối lớp là góc trưng bày sản phẩm của học sinh, những
kiến thức cần nhớ và góc sinh nhật. Tôi cố gắng lồng ghép cho học sinh tiếp cận
nội dung chương trình SGK mới thơng qua 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt
lõi để sang năm các em lên lớp 6 không bỡ ngỡ. Đặc biệt trong bối cảnh năm học
này, thông điệp 5K của Bộ Y tế cũng được tôi khéo léo đưa vào để nhắc nhở các
em thực hiện tốt việc phòng chống dịch COVID- 19. Tôi phát động phong trào làm
báo ảnh với nội dung liên quan đến nội dung học tập và giáo dục nhằm nhắc nhở
các em biết ơn nguồn cội qua bài Đạo đức “Nhớ ơn tổ tiên” kết hợp bài Tập đọc
“Phong cảnh Đền Hùng”
Tôi chia sẻ và tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp cùng phụ
huynh để triển khai thực hiện. Tôi xác định nội dung trang trí và thơng báo cho học
sinh cùng tham gia. Học sinh rất hào hứng tham gia. Tôi phân công nhiệm vụ phù
hợp với khả năng của từng em. Học sinh tự giác lau cửa, đánh giấy giáp mặt bàn
cho sạch vết bẩn, làm sản phẩm trưng bày.
Đây là một số hình ảnh nội dung trang trí trong lớp 5B của tôi.
8
9
10
Biện pháp 2: Tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp
Hoạt động dạy và học là hoạt động chủ đạo trong nhà trường góp phần quyết
định vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó tơi thường xuyên tự học tự
nghiên cứu, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học và ý thức vươn lên của
học sinh. Trong mỗi tiết học, tôi hướng dẫn để các em tự tìm ra kiến thức mới. Tôi
dành thời gian để các em được đọc, được làm, được bày tỏ ý kiến, được trao đổi
thảo luận nhiều hơn. Đối với những mơn học có nhiều kênh hình để minh họa tơi
sử dụng giáo án điện tử để hỗ trợ. Chính vì vậy học sinh rất hứng thú học tập. Đối
với các môn cần tư duy cao tơi thường kích thích hứng thú cho các em bằng cách
nêu vấn đề để các em tìm cách giải. Bạn nào tìm ra cách giải nhanh và đúng sẽ
được tặng hoa khen.Tôi tạo cơ hội để các em nêu ra các sáng kiến học tập và cùng
11
cô thực hiện. Trong năm học này, tôi tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh và đạt
giờ dạy giỏi. Điều đó càng thơi thúc tơi cần phải cố gắng và học tập nghiên cứu
nhiều hơn nhằm nâng cao tay nghề xứng đáng với danh hiệu đó. Chất lượng học
tập của lớp tôi qua 3 lần kiểm tra định kì ln dẫn đầu trong khối. Số lượng học
sinh đạt điểm giỏi các mơn tăng dần đều. Đó là một minh chứng rõ nhất cho hiệu
quả trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Biện pháp 3. Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
Kĩ năng sống là một hình thức giáo dục mới được triển khai thực hiện trong
những năm học gần đây. Học sinh có kĩ năng sống tốt sẽ thúc đẩy thay đổi cách
nhìn nhận bản thân và môi trường sống xung quanh, tạo dựng niềm tin, lịng tự
trọng, thái độ tích cực và tạo động lực cho bản thân tự mình quyết định số phận
của mình. Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, ngồi những chủ đề trong
chương trình tơi lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn
học như Khoa học, Tiếng Việt và Đạo đức,… Giáo dục các em phòng tránh bị xâm
hại, phòng tránh đuối nước cần phải học bơi, kĩ năng từ chối các lời rủ rê lơi kéo
làm việc xấu, nói “Khơng” với rượu, bia và các chất gây nghiện,… và nhiều kĩ
năng ứng xử khác. Thơng qua các tình huống sinh động cụ thể để các em xử lí. Đặc
biệt, tơi ln thấm nhuần 3 quan điểm trong dạy học hiện nay đó là: Quan điểm
giao tiếp, tích hợp và tích cực hóa hoạt động của học sinh. Ba quan điểm này luôn
đồng hành với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực. Do đó, để giáo dục học sinh đạt hiệu quả trong môi trường thân thiện, giúp
các em tự tin trong học tập và rèn luyện, tôi đã quan tâm đến giáo dục kĩ năng
sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho các em. Trong giao tiếp, lời nói
đóng vai trị quan trọng. Nó là cơng cụ, là phương tiện giao tiếp chủ yếu. Lời giảng
bài hấp dẫn, truyền cảm sẽ gây sự chú ý cao cho học sinh. Chính vì vậy tơi thường
xun trau chuốt mài giũa lời nói của mình để đem lại hiệu quả cao nhất trong quá
trình giảng dạy. Nó cũng chính là trực quan sinh động giúp học sinh học tập bắt
chước theo. Không chỉ chú ý lời nói, tơi quan tâm đến cử chỉ, ánh mắt và điệu bộ.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Tôi thường nhìn các em bằng ánh mắt trìu mến thân
thương. Từ kĩ năng của cơ, học trị sẽ học tập và bắt chước được rất nhiều.Trong
các giờ học, tôi luôn yêu cầu học sinh tham gia bày tỏ ý kiến: trả lời câu hỏi, thảo
luận nhóm, kể chuyện, nêu cách làm bài. Tôi chỉnh sửa cho các em cách diễn đạt
đặc biệt là cách xưng hô với cô với bạn cho phù hợp và thân thiện.
Tôi thường xuyên khen ngợi để các em phấn khích và cảm thấy tự tin hơn
trong giao tiếp. Một cái xoa đầu hay một cái bắt tay cũng là món quà mà học sinh
về khoe với mẹ. Khen ngợi, động viên kịp thời mang lại hiệu quả giáo dục rất lớn.
Nó như một liều thuốc tinh thần giúp các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Trong mỗi tiết học, tơi thường dành ít phút cho học sinh khởi động, chơi trò
chơi hay kể một câu chuyện ngắn hài hước để tạo tiếng cười trong lớp, giúp giờ
học bớt căng thẳng. Hơn nữa, tiếng cười cịn tạo hưng phấn kích thích tư duy. Dạy
học cũng là một nghệ thuật, người nghệ sĩ phải tạo ra được cảm xúc chân thực từ
trái tim .
12
Biện pháp 4. Xây dựng mối quan hệ gần gũi yêu thương, nhân ái trong
lớp học
Để giúp học sinh xem lớp học chính là ngơi nhà thứ hai của mình, tơi ln
quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn bó yêu thương gẫn gũi cho các em, tạo cho
các em thói quen biết giúp đỡ và chia sẻ lẫn nhau trong học tập cũng như trong
cuộc sống. Mỗi tháng, tôi tổ chức sinh nhật cho các em 1 lần, các bạn được nói lời
chúc mừng sinh nhật và thể hiện sự quan tâm bạn bè bằng món quà nhỏ. Các em
rất phấn khích và ln trơng mong đến tháng mới để được tổ chức sinh nhật.Tơi
thành lập “nhóm chun gia” là những bạn học giỏi và có kĩ năng sống tốt để hỗ
trợ các bạn khác, đồng thời phát động phong trào thi đua “ đôi bạn cùng tiến” để
các bạn tích cực giúp đỡ nhau hơn. Đến nay, phong trào này của lớp tôi đạt hiệu
quả đáng mừng. Nhiều bạn đã tiến bộ hơn trong học tập. Ngoài ra, tơi cịn phát
động phong trào ni heo đất để lấy tiền mua đồ dùng và giúp đỡ các bạn gặp hồn
cảnh khó khăn. Phụ huynh cũng rất đồng tình ủng hộ.
Biện pháp 5. Phát huy hiệu quả “Vườn hoa chăm học”
Để giúp học sinh phấn khởi thực hiện tốt nội dung học tập và rèn luyện, tôi
làm một “vườn hoa chăm học” dán trên bức tường phía dưới lớp học. Mỗi em được
dán tên vào một bình hoa con con. Bắt đầu buổi học tôi kiểm tra đồ dùng học tập,
tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Tôi kích thích hứng thú học tập của các em
bằng cách khen ngợi, tặng hoa, xoa đầu động viên các em thường xuyên. Những
em thực hiện tốt các nội dung học tập và rèn luyện sẽ được tặng một bông hoa cắm
vào bình. Cuối mỗi tuần, tơi tổng kết. Em nào được nhiều hoa sẽ được tuyên dương
và khen thưởng trước cờ. Phần thưởng có thể là cái bút, quyển vở trích tiền từ quỹ
lớp. Chính vì vậy, trong các giờ học, học sinh tập trung nghe giảng, hăng say phát
biểu ý kiến xây dựng bài, hoàn thành tốt bài tập. Tự giác, tích cực và chủ động
trong mọi việc, tinh thần học tập và rèn luyện của các em hăng hái và đạt hiệu quả
trơng thấy.
Ví dụ: Trong giờ học chính tả, tơi thường quan sát chữ viết của từng em, em
nào viết chữ đẹp tiến bộ tôi thường đến bắt tay động viên các em và nói kèm các
câu như “chữ này đẹp như mẫu” hay “chữ này giống chữ cô lắm” và tặng cho em
13
đó 1 bơng hoa; hoặc khi có bài tốn khó cần tư duy cao, tôi treo thưởng bạn nào
nêu được cách giải sẽ được tặng 2 bông hoa, bạn nào đọc bài hay, kể chuyện tốt
cũng được tặng hoa, điều đó khiến các em rất thích và hào hứng.
Biện pháp 6. Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh
tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi đua của lớp
của Đội
Học sinh tiểu học rất ham thích tham gia các hoạt động tập thể nhưng đồng
thời các em cũng có tâm lí ngại ngùng, thiếu tự tin. Việc thường xuyên tham gia
các hoạt động sẽ giúp các em phát triển các kĩ năng mềm trong cuộc sống. Dựa vào
từng chủ điểm và chương trình hoạt động của Đội, tơi phối hợp tổ chức cho học
sinh tham gia. Đầu năm học, chuẩn bị cho Lễ khai giảng, đón các em học sinh lớp
1, sinh hoạt Sao Nhi đồng hàng tuần, múa hát chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam,
mua tăm ủng hộ người mù, qun góp ủng hộ quỹ vì người nghèo và nạn nhân chất
độc màu da cam, giao lưu tìm hiểu về Đảng,…Viết thư UPU quốc tế lần thứ 50,…
và chơi trò chơi dân gian như kéo co, ném cịn của người Mường cũng được tơi
lồng ghép tổ chức vào các ngày lễ lớn. Ngồi ra, tơi phát động phong trào thi Kể
chuyện Bác Hồ, Viết chữ đẹp,Thể dục thể thao, chơi các trò chơi lành mạnh.
Đối với mỗi hoạt động, tôi thường tuyên truyền để các em hiểu ý nghĩa của
chương trình hoạt động đó, cách thức tham gia và phát động học sinh tham gia và
tổng kết, tun dương.
Năm học này, tơi rất phấn khởi vì lớp tôi đã đạt được kết quả rất tốt:
1 giải Nhất, 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích Thể dục thể thao cấp huyện.
Giải Khuyến khích văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam do các em
tự biên tự diễn vì thời gian đó tơi tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh.
3 em đạt giải Ba viết thư quốc tế UPU cấp huyện.
100% học sinh tham gia mua tăm ủng hộ người mù và quyên góp ủng hộ
người nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam được nhà trường tuyên dương.
Học sinh chơi các trò chơi lành mạnh, bổ ích.
14
Biện pháp 7. Phối hợp cùng các giáo viên bộ môn và phụ huynh để xây
dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
Việc xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực khơng phải là việc của
một mình giáo viên chủ nhiệm lớp. Để phong trào đạt hiệu quả cao địi hỏi phải
có sự kết hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục khác như giáo viên bộ môn, tổ chức
Đội và đặc biệt là phụ huynh học sinh. Nhận thức được điều đó, tơi đã tâm sự cùng
các giáo viên bộ mơn dạy lớp mình để phối hợp thực hiện. Tôi đề nghị các thầy cô
hãy quan tâm hơn đến nội dung này thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra và giáo dục
ý thức cho các em trong từng tiết học. Vì vậy các thầy cơ cũng rất ủng hộ và hiệu
quả đạt được rất tốt.
Một lực lượng có vai trị quan trọng chính là phụ huynh. Họ sẽ là lực lượng
hỗ trợ đắc lực cho tôi thực hiện tốt nội dung này. Do đó, ngay từ đầu năm học, sau
khi nhận lớp, tôi đã họp phụ huynh học sinh và thông qua kế hoạch nội dung để họ
hiểu. Tôi tuyên truyền và vận động phụ huynh cùng tham gia xây dựng “Thư viện
thân thiện”, “Tủ sách dùng chung”,... Tôi đưa ra mục tiêu, lấy ý tưởng của cha mẹ
học sinh rồi thảo luận thống nhất việc đóng góp tiền để trang trí lớp. Để phối hợp
giáo dục các em phát triển tồn diện, tơi thành lập nhóm Zalo để tất cả phụ huynh
trong lớp được tham gia. Với cách này tơi có thể trao đổi với phụ huynh rất dễ
dàng thơng qua kênh chữ và kênh hình. Tôi thông báo và nhắc nhở những thông tin
quan trọng cho phụ huynh biết đồng thời nhận thông tin phản hồi từ phụ huynh để
có biện pháp kết hợp giáo dục phù hợp hiệu quả. Tôi thấy ứng dụng này thật tiện
ích.
Biện pháp 8. Tổ chức phong trào thi đua “Nâng cao ý thức tự quản’’ ở
học sinh
Ý thức tự quản góp phần rất lớn vào việc hình thành cho học sinh tính tích
cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Nắm bắt được tâm lý học sinh tiểu học là
thích được khen, được tun dương nên tơi phát động phong trào thi đua “Nâng
cao ý thức tự quản’’ ở học sinh nhằm giúp học sinh hình thành ý thức tự quản
ngay từ nhỏ.
Ngay từ những ngày đầu năm học, sau khi nhận lớp, tơi tranh thủ thời gian
tìm hiểu học sinh qua giáo viên dạy năm học trước, cùng học sinh xây dựng nội
quy của lớp, tổ chức bình bầu Ban cán sự lớp và biên chế lớp thành 3 tổ, phân công
15
tổ trưởng, tổ phó và các thành viên đồng thời giao việc cụ thể cho từng em. Tôi tổ
chức họp phụ huynh và ổn định lớp . Cùng với nhiều nội dung giáo dục khác, tôi
phát động phong trào thi đua “ nâng cao ý thức tự quản” ở học sinh.. Cứ mỗi tuần
một lần, tôi tổ chức cho lớp tổng kết thi đua rèn luyện, tích nhiều việc làm tốt về
các mặt hoạt động nói chung và ý thức tự quản nói riêng và tổng kết, tuyên dương,
khen ngợi học sinh làm tốt vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần. Qua đó, tơi phát động
phong trào thi đua giúp bạn cùng rèn luyện nhằm nhẹ nhàng, uốn nắn cho những
học sinh có ý thức tự quản chưa tốt chăm chỉ rèn luyện hơn để nâng cao ý thức tự
quản chung của lớp. Thời gian đầu nhận lớp, tôi thật sự rất căng thẳng bởi lớp tơi
có sĩ số đơng nhất trường, học sinh lớp 5 lớn ngồi kín cả phịng học. Bên cạnh đó
các em có ý thức tự quản rất yếu. Nhiều giáo viên không phải chủ nhiệm vào dạy
thay thường phản ánh về tình trạng học sinh ồn ào mất trật tự khiến tôi vô cùng
trăn trở. Tơi qn triệt và phân tích sâu sắc để các em hiểu và nâng cao ý thức tự
quản của mình. Bạn nào cịn vi phạm tơi báo cho phụ huynh biết để cùng nhắc
nhở.Sau một thời gian áp dụng triệt để các biện pháp, phối hợp tốt với Cờ đỏ, đặc
biệt nâng cao vai trò của Ban cán sự lớp, đến nay nề nếp lớp tôi đã tốt hơn rất
nhiều. Các thầy cơ khơng cịn phản ánh nữa. Tơi dạy thì các em rất ngoan và tích
cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Biện pháp 9. Làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp, tìm hiểu học sinh
Người giáo viên dạy trên lớp như là người cha người mẹ thứ hai của các em.
Do đó, người giáo viên trước hết phải yêu thương học sinh bằng cả tấm lòng,
thường xuyên quan tâm, nhắc nhở và bảo ban cho các em từ những việc nhỏ nhất.
Phải tìm hiểu để nắm bắt cụ thể hoàn cảnh của từng em, quan sát theo dõi để hiểu
được học sinh từ đó sẽ có cách tác động phù hợp hiệu quả. Khi nhận lớp, tơi bắt
ngay vào việc tìm hiểu học sinh từ đó phân chia các đối tượng vào các tổ, các
nhóm có đủ thành phần. Qua đó các em có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và
quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Ngồi ra, tơi lập nhóm Zalo để tiện trao đổi với phụ huynh và kết hợp giáo
dục các em. Trong các lần họp phụ huynh, tôi thường chuẩn bị nội dung chu đáo
16
và khơi dậy ở phụ huynh sự quan tâm và chia sẻ. Trong quá trình giảng dạy và giáo
dục học sinh tôi luôn quan tâm và đối xử công bằng với học sinh. Chính vì vậy tơi
được học sinh và phụ huynh nhất mực tin yêu, quý mến.
Biện pháp 10: Phối hợp cùng với nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá
giáo dục xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học
Để đem lại hiệu quả giáo dục tốt, người giáo viên cần phải biết phối hợp
chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác, đó chính là nhà trường và xã hội. Làm
tốt cơng tác xã hội hố giáo dục là đã thành cơng được một nửa cơng việc giáo dục
của mình. Xã hội hố giáo dục không chỉ là kêu gọi, vận động phụ huynh học sinh
quyên góp tiền của để xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường. Xã
hội hố giáo dục cịn giúp cho phụ huynh có những nhận thức và quan điểm đúng
đắn về cách giáo dục học sinh. Họ sẽ chủ động phối hợp cùng nhà trường giáo dục
các em. Chính vì vậy, trong các lần họp phụ huynh, tôi đã tận dụng thời gian để
tâm sự, trò chuyện cùng phụ huynh, lắng nghe họ giải bày tâm tư, trao đổi để họ
hiểu về việc phối hợp giáo dục học sinh. Đồng thời, tôi tham mưu với Ban giám
hiệu vận động phụ huynh xã hội hoá giáo dục một khoản tiền để lắp thiết bị hỗ trợ
quản lý Camera giám sát. Điều đó rất có lợi trong việc nâng cao ý thức tự quản cho
học sinh cũng như xử lí các tình huống sư phạm bất khả kháng đã xảy ra trong nhà
trường, lắp quạt điện ở các phòng học, tu sửa bàn ghế và đóng các kho cất giữ đồ
dùng, đặc biệt là trang trí lớp học. Đến nay, mặc dù cơ sở vật chất vẫn còn nhiều
thiếu thốn nhưng vào các phòng học đã thân thiện hơn rất nhiều đặc biệt là lớp tôi.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua gần một năm học tiếp tục hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” của ngành giáo dục, tôi đã gặt hái được những thành
quả nhất định:
Lớp học trang trí đẹp, hài hịa, phù hợp có tính giáo dục và thẫm mĩ cao
được Đoàn thanh kiểm tra tồn diện của Phịng Giáo dục đánh giá cao. Học sinh
thích đến lớp, u q lớp, khơng có em nào chán học và bỏ học. Lớp học ln
sạch sẽ, thống mát, bàn ghế kê ngay ngắn, khơng cịn tình trạng học sinh xả rác
bừa bãi, bàn ghế được lau chùi và đánh sạch các vết bẩn. Các em đã tích cực, tự
giác và hào hứng làm các sản phẩm đẹp để được trưng bày trên lớp. Chăm chỉ học
tập và rèn luyện để được cô tặng hoa. Lớp học luôn an tồn, khơng có nguy hiểm
và tai nạn xảy ra.
Học sinh thoải mái, tự tin mạnh dạn trao đổi thắc mắc trong quá trình tiếp
thu lĩnh hội kiến thức mới. Nắm và ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp. Không cịn tình
trạng học sinh nói tục, chửi thề. Các em thường chơi các trị chơi bổ ích và lành
mạnh như: nhảy dây, bóng chuyền, cờ vua, rubic,..
100% học sinh kí cam kết không vi phạm luật giao thông và các tai tệ nạn xã
hội khác. Chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt qua các lần kiểm tra định kì.
100% học sinh tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo với thành tích cao trong
trường.
Khơng khí lớp học vui tươi, tất cả học sinh đều làm việc, phát huy được tính
chủ động tích cực của học sinh, các hoạt động của lớp có sự thay đổi rõ rệt. Các em
17
biết quan tâm đến nhau hơn, tự giác giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong vui
chơi. Lớp học trở thành một khối đồn kết thống nhất tích cực thi đua học tập và
tham gia các phong trào thi đua do ngành cấp trên phát động.
Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy được chuyên môn
nhà trường và Đoàn thanh tra toàn diện đánh giá cao. Giáo viên có giờ dạy giỏi cấp
tỉnh. Quan hệ cơ trị gần gũi thân thiết. Cô giáo như người mẹ hiền thứ hai được
các em tin yêu quý mến và chia sẻ những suy nghĩ tình cảm của tuổi dậy thì. Từ
đó tơi có hướng giáo dục các em tốt hơn.
Bản sắc văn hóa được giữ gìn thơng qua các trị chơi dân gian, phát huy
được giá trị văn hóa của dân tộc, địa phương.
Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê kết quả đạt được như sau:
Cuối năm học 2020- 2021
Nội dung đánh giá
Sĩ số
36
Môi trường lớp học
Học sinh tích cực, chủ động, tự tin trong học
tập và tham gia các hoạt động
Học sinh hòa đồng trong học tập sinh hoạt
Học sinh tham gia hoạt động còn nhút nhát
Mức độ/ Số
lượng
Thân thiện
Tỉ lệ
26 em
72,2 %
8 em
2 em
22,3 %
5,5%
So sánh với bảng khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy: Môi trường lớp học đã
thân thiện, đẹp đẽ, gần gũi với thiên nhiên và mang tính giáo dục cao. Số học sinh
tích cực, chủ động, tự tin trong học tập và tham gia các hoạt động đã tăng thêm 10
em= 27,8% so với đầu năm. Số học sinh nhút nhát khi tham gia các hoạt động
giảm xuống chỉ còn 2 em= 5,5%
18
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” khơng cịn là
mới, tuy nhiên đây vẫn là một trong các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm được ngành
giáo dục thường xuyên đặt ra trong mỗi năm học. Đó là một phong trào thi đua có
ý nghĩa và thực sự cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Khi mà những trào
lưu thái quá của xã hội phát triển một cách chóng mặt và len lỏi vào học đường. Xã
hội phát triển kéo theo hai mặt của cuộc sống. Ví dụ: Phát triển công nghệ thông
tin kéo theo những tác động trái chiều như chơi game online, học sinh bị ảnh
hưởng bởi những nội dung phản cảm, những phát ngôn và hành vi thiếu chuẩn mực
dẫn đến nhiều em lơ là học tập, nhân cách méo mó…ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy, các nội dung trong phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một minh chứng nhằm
đưa các em về môi trường sống lành mạnh trong sáng giúp các em học tập và rèn
luyện tốt để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Để xây dựng được một trường học thân thiện, học sinh tích cực đạt hiệu quả
khơng phải là một chuyện dễ. Muốn xây dựng trường học thân thiện thì phải xây
dựng cho được từng lớp học thân thiện. Trong quá trình tổ chức xây dựng tôi đã rút
ra được một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải thực sự tâm huyết với nghề, vì
học sinh thân u, ln đặt lợi ích của học sinh lên trên hết. Giáo viên cần làm tốt
công tác chủ nhiệm lớp, tạo lập được mối quan hệ thân thiện với phụ huynh, tích
cực tuyên truyền vận động phụ huynh hỗ trợ kinh phí và cùng phối hợp giáo dục
học sinh. Giáo viên phải tâm sự, trò chuyện để phụ huynh thấy được các nội dung
của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, đặc biệt là vai
trò của phụ huynh trong việc rèn kĩ năng sống và kĩ năng ứng xử cho các em đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Giáo viên không ngừng tự học để nâng cao tay nghề, hiểu biết về tâm lí lứa tuổi
để xử lí các tình huống sư phạm đúng cách tạo được mối quan hệ thân thiện gắn
bó, tạo niềm tin vững chắc cho học sinh.
Giáo viên cần thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm thu hút học
sinh tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường và địa phương.
Giáo viên phải quan tâm, theo dõi sát sao học sinh, rèn luyện, uốn nắn, sửa
chữa kịp thời các hành vi, thói quen chưa tốt của học sinh, từng bước hình thành
các hành vi, thói quen tích cực đặc biệt là kĩ năng làm chủ bản thân. Biết hợp tác
cùng nhau hoàn thành tốt công việc, biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương và giúp
đỡ lẫn nhau. Biết xây dựng mối đoàn kết, cùng nhau xây dựng tập thể lớp vững
mạnh, gia đình hạnh phúc.
Phối hợp với Nhà trường - Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ
chức các phong trào thi đua học tập, rèn luyện các kĩ năng sống và tích cực tham
gia các hoạt động, hướng dẫn các em tìm hiểu , giữ gìn và phát huy các giá trị văn
19
hóa và lịch sử ở địa phương. Tuyên dương hàng tuần dưới cờ những cá nhân, tập
thể thực hiện tốt phong trào này.
Giáo viên cần phải biết khơi dậy ở các em tính thẫm mỹ, sự sáng tạo trong
trang trí cùng với ý thức muốn góp sức mình để làm đẹp trường, đẹp lớp. Phát huy
tinh thần đoàn kết, ý thức vì tập thể của học sinh.
Việc xây dựng trường học thân thiện không chỉ riêng của nhà trường, phụ
huynh, giáo viên và học sinh mà cần sự đồng lòng đồng sức của chính quyền và
các tổ chức đồn thể ở địa phương, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn cùng
chung sức xây dựng thì mới thành cơng được.
II. Kiến nghị
1. Đối với Nhà trường và các Tổ chức trong trường
Tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng cơ sở vật chất và trang
thiết bị đầy đủ, trang cấp tài liệu tham khảo giúp giáo viên thực hiện hiệu quả.
Quan tâm chỉ đạo sát sao nội dung này và thường xuyên kiểm tra, nhận xét
kết quả của phong trào. Tuyên dương các lớp và các em học sinh thực hiện tốt và
nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt để các em cố gắng hơn.
2. Đối với Phòng Giáo dục, Sở giáo dục và các cấp quản lí
Quan tâm, nhắc nhở thường xuyên, động viên khuyến khích kịp thời, đưa ra
quan điểm chỉ đạo rõ ràng để các nhà trường lấy định hướng và quyết tâm thực
hiện tốt. Giúp đỡ các nhà trường trong việc cung cấp thơng tin về các điển hình
làm tốt để nhà trường vận dụng học tập, rút kinh nghiệm.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tơi trong q trình xây dựng “Lớp
học thân thiện, học sinh tích cực”. Tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành
của Tổ Chuyên môn, đồng nghiệp và Hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm
nhỏ này có thể áp dụng rộng rãi trong nhà trường và các địa phương có cùng điều
kiện nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” do ngành phát động trong các nhà trường phổ thông.
Yên Lâm, ngày 17 tháng 4 năm 2021
Ý kiến của thủ trưởng cơ quan
Tôi xin cam đoan SKKN này là
của bản thân. Nếu sai tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm.
Trịnh Thị Ba
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 105/GDYD V/v nâng cao hiệu quả công tác đúc rút sáng kiến
kinh nghiệm Ngành Giáo dục và Đào tạo ngày 31 tháng 3 năm 2017 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Định.
2. Tài liệu hướng dẫn giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
3. Tài liệu về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
4. Chuyên đề giáo dục
5. Tài liệu giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
6. Một số tài liệu tham khảo trên Internet
21
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Ba
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Yên Lâm
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7
8
Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp hướng dẫn học
sinh lớp 4 làm tốt dạng Tốn “Tìm
hai số khi biết tổng và hiệu của hai
số đó ”
Một số biện pháp rèn chữ viết cho
học sinh lớp 2.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học phân môn Tập làm
văn cho học sinh lớp 5.
Một số biện pháp xây dựng mơ
hình trường học thân thiện, học
sinh tích cực.
Một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy đọc cho học sinh
lớp 1.
Một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy phân mơn chính tả
cho học sinh lớp 3.
Một số biện pháp nhằm nâng cao
ý thức tự quản cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp gây hứng thú
đọc sách báo cho học sinh lớp 2
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Năm học
đánh giá xếp
loại
Phòng GD
B
2010- 2011
Phòng GD
B
2011- 2012
Phòng GD
B
2013- 2014
Phòng GD
B
2014- 2015
Phòng GD
B
2015- 2016
Phòng GD
C
2016- 2017
Phòng GD
B
2017- 2018
Phòng GD
C
2018- 2019