Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDT bán trú THCS xuân thái qua bài học cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc (1053 1954) môn lịch sử 9 cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.22 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Dạy học lịch sử là một quá trình sư phạm phức tạp, việc tạo hứng thú học
tập cho học sinh trong dạy học là một trong những điều kiện tiên quyết để tích cực
hóa hoạt động nhận thức, phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
trong học tập, giúp cho việc học tập lịch sử của các em đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy vấn đề này chưa được quan tâm một cách
đúng mức nên chưa tạo được sự chuyển biến lớn trong việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả của việc dạy và học lịch sử hiện nay.
Với bài viết này tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn mà chỉ nêu ra “Một số
biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDT Bán trú THCS Xuân
Thái qua bài học: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược
kết thúc (1953 - 1954) môn lịch sử lớp 9 cấp THCS”. Mong rằng với kinh nghiệm
của bản thân sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giờ học lịch sử.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học
lịch sử, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, hào hứng của học sinh trong giờ
học lịch sử góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trường PTDT Bán trú
THCS Xuân Thái qua bài học: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược kết thúc (1953 - 1954) môn lịch sử lớp 9 cấp THCS, từ đó phát huy tính tích
cực, chủ động, hào hứng của học sinh mà bản thân đã vận dụng vào thực tế giảng
dạy ở Trường PTDT Bán trú THCS Xuân Thái trong năm học qua.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu bản thân tơi đã kết hợp sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương
pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập số liệu, thống kê; phương pháp phân tích và
tổng hợp; phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp thực nghiệm sư phạm
để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích đánh giá về thực trạng và các giải pháp nhằm
tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử.


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1. Khái niệm.
Theo A.G.Côvaliốp “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với
đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình
cảm của nó”.
Theo những nhà tâm lí học Việt Nam “Hứng thú là hình thức biểu hiện tình
cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng về mục
đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng trong đời
sống hiện thực”.


2
Như vậy, ta có thể hiểu hứng thú học tập mơn lịch sử chính là thái độ đặc
biệt của học sinh đối với nội dung và hoạt động học tập bộ môn lịch sử, do các em
nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập lịch sử và tri thức lịch sử mang lại
khoái cảm cho các em trong q trình học tập.
2.1.2. Vai trị của hứng thú học tập trong hoạt động nhận thức Lịch sử.
Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của cá nhân.
Nhờ có hứng thú, dù phải vượt qua nhiều khó khăn, cá nhân vẫn “cảm thấy khối
cảm khi lao động vì thấy nó là trị chơi về thể lực và trí tuệ”. Trong hoạt động nhận
thức lịch sử, hứng thú học tập có vai trị vơ cùng to lớn:
- Hứng thú học tập tạo ra động cơ, động lực giúp học sinh tiến hành hoạt
động học tập lịch sử có hiệu quả.
- Hứng thú học tập làm tích cực hóa các q trình tâm lí như chú ý, trí nhớ,
tư duy, tưởng tượng của học sinh, giúp đem lại hiệu quả cao trong hoạt động nhận
thức lịch sử.
- Hứng thú học tập chính là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành
và phát triển năng lực nhận thức, học tập lịch sử của học sinh.

2.1.3. Ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập trong dạy học lịch sử.
Thứ nhất, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử giúp bồi
dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh. Học tập với sự hứng thú sẽ giúp học sinh
lĩnh hội sâu sắc và nhớ lâu những sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử. Các em
không chỉ “biết” sử mà quan trọng hơn là thơng qua một q trình học tập tích cực
học sinh sẽ “hiểu” sâu sắc nội dung bản chất của các kiến thức lịch sử bằng việc
lĩnh hội các khái niệm, quy luật, bài học lịch sử nhờ vậy học sinh có thể vận dụng
kiến thức lịch sử đã học để giải thích những vấn đề của cuộc sống.
Thứ hai, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử góp phần
phát triển năng lực nhận thức, năng lực thực hành đặc biệt là năng lực tư duy tích
cực của học sinh. Ví dụ, khi dạy mục II.2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm
(1954) - Bài 27. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết
thúc (1953 - 1954) - Lịch sử 9: Khi giáo viên đặt học sinh trước một vấn đề nhận
thức “Tại sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và
Pháp?” học sinh buộc phải tích cực tìm hiểu nội dung có trong SGK và tích cực
suy nghĩ để có thể trả lời hai câu hỏi: Tại sao Nava chọn Điện Biên Phủ làm điểm
quyết chiến chiến lược?” và “Tại sao ta chấp nhận trận quyết chiến chiến lược với
Pháp tại Điện Biên Phủ?” để từ đó đi đến giải quyết vấn đề nhận thức.
Thứ ba, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa
rất lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh. Ví
dụ, khi xem một cuốn phim tài liệu lịch sử “Chiến thắng Điện Biên Phủ” hay những
hình ảnh về “Cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh”, xem xét
một di vật lịch sử “Chiếc trống đồng Đơng Sơn”… học sinh có những tình cảm
mạnh mẽ về lịng u mến lãnh tụ, những anh hùng, chiến sĩ cách mạng, lòng quý
trọng lao động và nhân dân lao động, sự căm thù quân xâm lược và chiến tranh.
Tóm lại, trong dạy học lịch sử ở trường THCS, việc tạo hứng thú học tập
cho học sinh có vai trị, ý nghĩa to lớn trong nâng cao hiệu quả bài học lịch sử nói
riêng, chất lượng dạy học bộ mơn nói chung.



3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng.

Trong những năm gần đây với chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục quốc
dân theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo
dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, chất lượng
giáo dục đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên một thực tế
mà chúng ta phải thừa nhận là đa số học sinh trong các nhà trường không hứng thú
với lịch sử, khơng thích học lịch sử, các em đều có tâm lý quay lưng lại với môn
lịch sử dẫn đến kết quả học tập của bộ môn chưa cao.
Bảng khảo sát kết quả học tập của học sinh tại thời điểm tháng
9/2020
Lớp

TS Số lần
HS K.Sát

Điểm giỏi
SL
%

Điểm khá
SL
%

Điểm TB
SL
%


Điểm Yếu
SL
%

Điểm Kém
SL
%

9A
9B

25
3
8 10,6 11 14,6 44 58,8 9 12,0 3
4,0
25
3
6
8,0
9 12,0 45 60,0 12 16,0 3
4,0
2.2.2. Nguyên nhân.
Từ kết quả điều tra ban đầu trên tơi đi sâu vào tìm hiểu và nhận thấy nguyên
nhân cơ bản chủ yếu xuất phát từ giáo viên trực tiếp giảng dạy, đó là: Nếu trong
một tiết dạy giáo viên đưa quá nhiều thông tin sẽ đẩy học sinh vào thế bị động ghi
nhớ, học sinh sẽ mất đi sự độc lập trong suy nghĩ; hay giáo viên chỉ sử dụng một
phương pháp dạy học đơn điệu sẽ khiến giờ học thiếu sự phóng khống, trở nên
nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hào hứng của học sinh.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học, bản thân tơi đã nghiên cứu

và tìm ra một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh qua bài học: Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) môn
lịch sử lớp 9 cấp THCS mà bản thân tôi đã vận dụng vào thực tế giảng dạy ở
Trường PTDT Bán trú THCS Xuân Thái, năm học 2020 - 2021.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
2.3.1. Xác định mức độ kiến thức phù hợp để đưa vào bài giảng.
Việc xác định mức độ kiến thức phù hợp với học sinh là một trong những
điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả học tập và tạo hứng thú học tập cho các
em. Nếu không xác định được mức độ kiến thức phù hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng
“hạ thấp” hoặc “quá tải” đối với học sinh. Cả hai trường hợp trên đều không đảm
bảo mục tiêu giáo dục và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Để xác định được mức độ kiến thức phù hợp hứng thú và năng lực nhận thức
của học sinh, giáo viên phải: Căn cứ vào năng lực của học sinh, căn cứ vào chuẩn
kiến thức, kĩ năng và SGK để xác định nội dung kiến thức cơ bản cần truyền tải
cần hình thành cho học sinh. Trên cơ sở đó tơi xác định mục tiêu cần đạt của bài
học như sau:
Kiến thức
- Nội dung và âm mưu của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Na-va.


4
- Chủ trương và kế hoạch tác chiến, các cuộc tiến công chiến lược của ta
trong Đông - Xuân 1953 - 1954 nhằm phá tan kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ.
- Âm mưu và hành động của Pháp - Mĩ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ; diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ
Tư tưởng
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, căm thù giặc, niềm tin vào sự lãnh đạo
của Đảng.

Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn: Lập bảng niên biểu, sử dụng bản đồ,
phân tích, đánh giá, tổng hợp.
Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng
kênh hình có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu…
2.3.2. Xác định động cơ học tập cho học sinh ngay từ đầu giờ học nhằm
thu hút sự tập trung chú ý của các em trong dạy học Lịch sử.
Động cơ học tập là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp người học hoạt
động. Khi có động cơ học sinh sẽ hướng toàn bộ sự tập trung chú ý của mình vào
hoạt động tìm hiểu nội dung bài học. Sự tập trung, chú ý vào bài giảng cũng chính là
biểu hiện cơ bản, đầu tiên của hứng thú học tập.
Có nhiều cách để xác định động cơ học tập nhằm thu hút sự tập trung chú ý
cho học sinh, nhưng hiệu quả nhất là sử dụng kĩ thuật dạy học nêu vấn đề. Trong dạy
học, giáo viên có thể tạo ra tình huống có vấn đề cho tồn bộ bài học hay từng đơn
vị kiến thức qua hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Đối với bài học này ta có thể xác định
tình huống có vấn đề như sau:
- Tạo tình huống có vấn đề cho tồn bài học: Bước sang năm 1953, trải qua 8
năm kháng chiến và kiến quốc, lực lượng kháng chiến của dân ta lớn mạnh về mọi
mặt. Ngược lại, thực dân Pháp lại gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước hồn cảnh đó
Pháp - Mĩ đã cho ra đời kế hoạch Na-va. Vậy âm mưu của Pháp - Mĩ trong kế hoạch
Na-va là gì?. Kế hoạch Na-va có nội dung như thế nào?. Đứng trước âm mưu và
hành động mới của kẻ thù Đảng ta đã có chủ trương và hành động gì?. Tại sao Pháp
- Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với ta?. Chiến dịch
Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào?. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có tác
động như thế nào đến cuộc kháng chiến tồn quốc?.
- Tạo tình huống có vấn đề cho từng đơn vị kiến thức:
+ Mục I. Kế hoạch quân sự Na-va của Pháp - Mĩ: Âm mưu của Pháp - Mĩ
trong kế hoạch Na-va là gì?. Kế hoạch Na-va có nội dung như thế nào?. Để thực

hiện kế hoạch quân sự Na-va, Pháp - Mĩ đã có những hành động gì?.
+ Mục II.1. Cuộc tiến cơng chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954: Đứng
trước kế hoạch quân sự mới của kẻ thù, Chủ trương và kế hoạch của Đảng trong
Đông - Xuân 1953 - 1954 là gì?. Cuộc tiến cơng chiến lược Đơng - Xn 1953 1954 diễn ra như thế nào?. Cuộc tiến công đã mang lại kết quả gì?.
+ Mục II.2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: Tại sao Pháp - Mĩ lại chọn
Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với ta?. Âm mưu của Pháp - Mĩ trong


5
việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là gì?. Đứng trước âm mưu đó chủ
trương của Đảng ta như thế nào?. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra như thế nào?.
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có tác động như thế nào đến cuộc kháng
chiến toàn quốc?.
Với cách làm trên, đã tạo ra một mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh
giữa một điều đã biết là tương quan lực lượng giữa ta và Pháp khi bước sang năm
1953 đã buộc Pháp - Mĩ cho ra đời kế hoạch quân sự Na-va mà các em đã được
học từ những bài trước và điều chưa biết là Âm mưu, nội dung kế hoạch và hành
động của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Na-va; chủ trương và kế hoạch của ta để đối
phó với kế hoạch quân sự mới của kẻ thù; những kết quả đạt được có tác động như
thế nào đến cuộc kháng chiến tồn quốc. Sự mâu thuẫn đó sẽ thu hút, kích thích sự
tập trung của học sinh tìm hiểu những kiết thức trong bài học để giải quyết những
vấn đề đặt ra.
2.3.3. Sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu văn học, lời bài
hát; sử dụng đồ dùng trực quan; tổ chức trò chơi trong dạy
học để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.3.3.1. Sử dụng tài liệu lịch sử, tài liệu văn học, lời bài hát trong dạy học
để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Các tài liệu lịch sử, tác phẩm văn học, lời bài hát có vai trò to lớn đối với
việc dạy học lịch sử ở trường THCS. Trước hết dùng để cụ thể hóa các hiện tượng,
sự kiện lịch sử đang học, nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể.

Đồng thời làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho
học sinh.
Để sử dụng có hiệu quả các tài liệu lịch sử, tác phẩm văn học, lời bài hát
giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn những tài liệu phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận thức
của học sinh.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tài liệu, tác phẩm nhằm giúp cho học sinh
hiểu giá trị, tác dụng, mối liên hệ của nó với hồn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
- Đưa vào bài giảng một đoạn ngắn nội dung trong tác phẩm có liên quan
đến bài học nhằm minh họa hay cụ thể hóa những sự kiện đang học, làm cho nội
dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Trên cơ sở đó tơi định hướng sử dụng như sau:
+ Để tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu của tiết học, giáo viên cho học
sinh nghe bài hát “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận:
“Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa nàу hoa nở, miền Tâу Bắc tưng bừng vui
………………………………..
Chiến sĩ Điện Biên, thế giới đang đón mừng
Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xâу dựng hồ bình”
Qua ca từ của bài hát học sinh có thể thấy và khắc sâu hình ảnh sống động,
hấp dẫn về khơng khí cách mạng sục sơi của cả dân tộc từ đó tạo hứng thú học tập
cho học sinh ngay từ đầu tiết học.


6
+ Để kết thúc bài học và khắc họa tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm
của quân dân ta. Giáo viên có thể dùng những câu thơ hào hùng mang đậm tính sử
thi như:
“Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
……………………………….
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lơ, anh hị chị hát
Dù bom đạn, xương tan thịt nát
Khơng sờn lịng, khơng tiếc tuổi xanh”
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu)
2.3.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học để tạo hứng thú học tập cho
học sinh.
Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu
sâu kiến thức lịch sử, phát triển tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng của học
sinh; trong việc giáo dục tư tưởng, cảm xúc và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Để sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
- Phải căn cứ vào nội dung bài học và mục tiêu cần đạt của bài học để lựa
chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực
quan. Khi sử dụng đồ dùng trực quan phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ
dùng trực quan của học sinh.
- Phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và rèn luyện kĩ
năng thực hành của học sinh thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan.
Trên cơ sở đó tơi định hướng sử dụng như sau:
+ Sử dụng lược đồ để trình bày về diễn biễn của Cuộc tiến công chiến lượng
Đông - Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Sử dụng tranh ảnh để minh họa về tinh thần chiến đấu, công tác chuẩn bị
và biểu tượng chiến thắng của quân và dân ta.
+ Sử dụng bảng niên biểu để tìm hiểu về diễn biến các cuộc
Tiến cơng chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân và dân
ta.
Thời gian

Hướng tiến công
Kết quả


7

Đầu tháng
12/1953

- Giải phóng tồn tỉnh Lai Châu, bao vây uy
hiếp dịch ở Điện Biên Phủ.
Quân ta tiến công - Na-va đem quân tăng cường cho Điện Biên
địch ở Lai Châu Phủ
=> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung qn
thứ hai của Pháp.

Đầu tháng
12/1953

- Giải phóng tồn tỉnh Thà Kẹt, bao vây, uy
Liên quân Việt - lào hiếp Xê-nô
tiến công địch ở - Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-nô
Trung Lào
=> Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba
của pháp

- Giải phóng tồn tỉnh Phong Xa-lì, mở rộng
vùng giải phóng Lào
Liên quân Việt - Lào
Cuối tháng

- Na-va tăng cường lực lượng cho Luông Phatiến công địch ở
1/1954
bang
Thượng Lào
=> Luông Pha-bang trở thành nơi tập trung
quân thứ tư của Pháp

Đầu tháng
2/1954

- Giải phóng tồn tỉnh Kon Tum, bao vây uy
hiếp Plây-ku.
Quân ta tiến công
- Na-va buộc phải tăng cường lực lượng cho
địch ở Bắc Tây
Plây-ku.
Nguyên
=> Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ
năm của Pháp

2.3.3.3. Tổ chức trò chơi trong dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Việc tổ chức trị chơi khơng chỉ khắc sâu kiến thức cho học sinh mà còn tạo
hứng thú học tập cho các em. Tuy nhiên, để tổ chức trò chơi hiệu quả giáo viên
phải lưu ý một số vấn đề sau.
- Không chiếm quá nhiều thời lượng của bài học
- Nội dung trị chơi phải có tác dụng khắc sâu các đơn vị kiến thức trong bài
hoặc một mục kiến thức của bài học.
- Phải đảm bảo được tất cả các đối tượng học sinh có thể tham gia.
- Thường được tổ chức sau khi kết thúc bài hoặc kết thúc một mục kiến thức
của bài học.

Với bài học này ta có thể tổ chức được nhiều trị chơi khác nhau, sau đây tôi
xin giới thiệu về cách thức tổ chức Trị chơi điền bản đồ trống.
+ Cơng tác chuẩn bị: 4 Lược đồ trống về hình thái chiến trường trên các mặt
trận Đông - Xuân 1953 - 1954, bút màu, miếng giấy nhỏ có băng keo hai mặt.
+ Chia lớp thành 4 đội thi. Giao nhiệm vụ cho các đội thi: Trong thời gian 5
phút hoàn thành việc trình bày cuộc tiến cơng chiến lược Đơng - Xn 1953 - 1954
của quân ta trên bản đồ trống.
+ Các đội thi cử đại diện báo cáo kết quả và nhận xét
+ Giáo viên tổng kết trò chơi.


8
Như vậy, việc tổ chức trò chơi này khiến cho học sinh hiểu tại sao Bộ chính
trị quyết định mở chiến dịch tấn công địch ở khắp chiến trường Đông Dương? Tại
sao kế hoạch Na-va thất bại? Hiểu về nghệ thuật quân sự lấy yếu địch mạnh, lấy ít
địch nhiều của ta.
2.3.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Để học sinh thực sự là chủ thể của hoạt động học dưới sự tổ chức của giáo
viên, đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khoa học phù hợp với mọi đối
tượng học sinh. Để làm được điều này cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hệ thống câu hỏi phải đa dạng, phong phú, phải hướng vào tất cả các đối
tượng học sinh.
- Các câu hỏi phải có nội dung rõ ràng về kiến thức, trong sáng về lời dẫn và
phù hợp với trình độ học sinh.
- Hệ thống câu hỏi phải hướng vào việc khai thác các đơn vị kiến thức cơ
bản được ẩn chứa trong đồ dùng trực quan, tránh đưa ra những câu hỏi vụn vặt.
- Câu hỏi phải kích thích được lịng ham hiểu biết, tính tích cực, chủ động
chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
Đối với bài học này ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
Mục I. Kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ.

? Mục đích của kế hoạch Na-va là gì.
? Em hãy nêu nội dung của kế hoạch Na-va.
? Để thực hiện kế hoạch Pháp - Mĩ đã có những hành động gì.
Mục II. Cuộc tiến cơng chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ 1954.
II.1. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954.
? Chủ trương và kế hoạch của Đảng trong Đông- Xuân 1953 - 1954 nhằm phá
kế hoạch Na-va là gì.
? Tổ chức thảo luận với nội dung: Hoàn thành bảng niên biểu
về các hướng tiến công của quân ta (theo mẫu)
Thời gian
Hướng tiến công
Kết quả

?. Cho biết kết quả cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
II.2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
?. Tại sao Pháp - Mĩ lại xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
?. Âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ
?. Trước âm mưu của Pháp - Mĩ Đảng ta đã có chủ trương gì.
?. Trình bày diễn biến của chiến dịch qua lược đồ.
?. Nêu kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.
?. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại ý nghĩa lịch sử như thế nào.
2.3.5. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tạo
hứng thú học tập cho học sinh.


9
Để tránh sự nhàm chán và tạo được hứng thú học tập cho học sinh, trong q
trình dạy học khơng thể chỉ sử dụng một phương pháp đơn nhất, mà phải kết hợp

hài hòa các phương pháp khác nhau, trên cơ sở các kĩ thuật dạy học tích cực. Trong
bài học này tơi kết hợp sử dụng hài hịa các phương pháp khác nhau trên cơ sở hai
kĩ thuật dạy học tích cực: Dạy học nêu vấn đề và Thảo luận nhóm.
2.3.6. Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng mơi trường thân thiện giữa
thầy và trị; giữa trị và trò.
Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa
các trò với nhau trong lớp học sẽ có tác dụng vơ cùng to lớn trong việc tạo hứng
thú học tập cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu
không khí học tập thân ái hữu nghị sẽ tạo được sự hứng thú cho cả thầy và trị. Bởi
vì, học là hạnh phúc khơng chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà hạnh phúc cịn
nằm ngay trong chính sự học.
Kết luận: Như vậy để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó phát huy tích
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, giúp cho việc học tập lịch sử
của các em đạt hiệu quả cao, chúng ta không nên chỉ chú trọng vào một giải pháp nào
đó mà phải thực hiện một cách hài hịa các giải pháp mà tơi đã nêu ở trên.
Từ các giải pháp đã nêu tôi vận dụng vào bài soạn nhằm chứng minh và làm
rõ thêm vấn đề đã nêu:
Bài 27
Tiết 34: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954)

I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Nội dung và âm mưu của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Na-va.
- Chủ trương và kế hoạch tác chiến, các cuộc tiến công chiến lược của ta trong
Đông - Xuân 1953 - 1954 nhằm phá tan kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ.
- Âm mưu, hành động của Pháp - Mĩ trong việc xây dựng tập đồn cứ điểm Điện
Biên Phủ; nét diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. Tư tưởng

- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, căm thù giặc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ mơn: Lập bảng niên biểu, sử dụng bản đồ, phân
tích, đánh giá, tổng hợp.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện; thực hành khai thác và sử dụng kênh hình
có liên quan đến bài học; liên hệ, so sánh, đối chiếu…
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của GV: Bài soạn, Lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu như đã nêu ở trên…
2. Chuẩn bị của HS: SGK, Học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới...
III. Tổ chức các hoạt động học tập:


10
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những kết quả đạt được trong phát triển hậu phương kháng chiến từ
sau đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng.
3. Tiến trình dạy học:
Giới thiệu bài: Để gây sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu
tiết học, tôi tiến hành như sau:
- Dùng máy chiếu cho học sinh nghe và xem Video clip bài hát “Giải phóng
Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận:
“Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa nàу hoa nở, miền Tâу Bắc tưng bừng vui
………………………………
Ϲhiến sĩ Điện Biên, thế giới đang đón mừng
Ϲhiến dịch đại thắng lợi góp sức xâу dựng hồ bình”
- Tạo tình huống có vấn đề cho tồn bài học: Bước sang năm 1953, trả qua 8

năm kháng chiến và kiến quốc, lực lượng kháng chiến của dân ta lớn mạng về mọi
mặt. Ngược lại, thực dân Pháp lại gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước hồn cảnh đó
Pháp - Mĩ đã cho ra đời kế hoạch Na-va. Vậy âm mưu của Pháp - Mĩ trong kế hoạch
Na-va là gì?. Kế hoạch Na-va có nội dung như thế nào?. Đứng trước âm mưu và
hành động mới của kẻ thù Đảng ta có chủ trương và hành động gì?. Tại sao Pháp Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với ta?. Chiến dịch Điện
Biên Phủ diễn ra như thế nào?. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có tác động
như thế nào đến cuộc kháng chiến toàn quốc?.
Dạy bài mới:
Mục I. KẾ HOẠCH NA-VA CỦA PHÁP - MĨ
Tạo tình huống có vấn đề: Âm mưu của Pháp - Mĩ trong kế hoạch Na-va là
gì?. Kế hoạch Na-va có nội dung như thế nào?. Để thực hiện kế hoạch quân sự Na-va,
Pháp - Mĩ đã có những hành động gì?.
Hoạt động: Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ:
a. Mục đích của kế hoạch Na-va.
Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
? Mục đích của kế hoạch Na-va là gì.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
- Xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương
- Hi vọng trong vòng 18 tháng “Kết thúc chiến tranh trong danh dự”
b. Nội dung của kế hoạch Na-va.



11
Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
? Em hãy cho biết nội dung của kế hoạch Na-va.
? Để thực hiện kế hoạch Pháp - Mĩ đã có những hành động gì.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
- Bước 1: Thu - Đông 1953 và Xuân 1954.
+ Giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc
+ Thực hiện tiến cơng chiến lược bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương
- Bước 2: Từ Thu - Đông 1954
+ Chuyển lực lượng ra miền Bắc thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi
quyết định, kết thúc chiến tranh.
Mục II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN 1953 - 1954
VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ

Tạo tình huống có vấn đề: Đứng trước âm mưu và hành động mới của kẻ
thù Đảng ta đã có chủ trương và hành động gì?. Tại sao Pháp - Mĩ lại chọn Điện
Biên Phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với ta?. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra
như thế nào?. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có tác động như thế nào đến
cuộc kháng chiến tồn quốc?.
Hoạt động 1: Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
a. Chủ trương và kế hoạch của Đảng.
Nhiệm vụ:

B1: Giao nhiệm vụ:
?. Chủ trương và kế hoạch của Đảng trong Đông - Xuân 1953 - 1954 nhằm
phá kế hoạch Na-va là gì.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
- Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận: Chính diện và
sau lưng.
- Mở những cuộc tiến cơng vào những hướng quan trọng về chiến lược mà
địch tương đối yếu nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Giải phóng đất đai.
Buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta…


12
GV: Giới thiệu hình ảnh về Bộ Chính Trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ
trương tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954.
b. Diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
GV: Sử dụng lược đồ giới thiệu về diễn biến cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954
Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 4 nhóm. Tổ chức thảo luận với nội dung: Hồn
thành bảng niên biểu về các hướng tiến cơng của quân ta (theo
mẫu)
Thời gian
Hướng tiến công

Kết quả

B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
Thời gian Hướng tiến cơng
Kết quả
- Giải phóng tồn tỉnh Lai Châu, bao vây uy hiếp
dịch ở Điện Biên Phủ.
Đầu tháng Quân ta tiến công
- Na-va đem quân tăng cường cho Điện Biên Phủ
12/1953
địch ở Lai Châu
=> Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ
hai của Pháp.
- Giải phóng tồn tỉnh Thà Kẹt, bao vây, uy hiếp
Liên qn Việt - làoXê-nô
Đầu tháng
tiến công địch ở - Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-nô
12/1953
Trung Lào
=> Xê-nô trở thành nơi tập trung qn thứ ba của
pháp
- Giải phóng tồn tỉnh Phong Xa-lì, mở rộng vùng
Liên qn Việt - Làogiải phóng Lào

Cuối tháng
tiến công địch ở - Na-va tăng cường lực lượng cho Luông Pha-bang
1/1954
Thượng Lào => Luông Pha-bang trở thành nơi tập trung quân
thứ tư của Pháp
Đầu tháng Quân ta tiến cơng - Giải phóng tồn tỉnh Kom Tum, bao vây uy hiếp


13

2/1954

Plây-ku.
- Na-va buộc phải tăng cường lực lượng cho Plâyđịch ở Bắc Tây
ku.
Nguyên
=> Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ năm
của Pháp

c. Kết quả cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
?. Cho biết kết quả cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:

GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
- Làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Buộc địch bị động phân tán lực lượng và giam chân ở miền rừng núi.
=> Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).
a. Âm mưu của Pháp - Mĩ:
Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
?. Tại sao Pháp - Mĩ lại xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
?. Âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
- Xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đồn cứ điểm mạnh nhất Đơng
Dương: Tổng số quân được tập trung lên tới 16200 quân. Bao gồm 49 cụm cứ điểm,
chia thành 3 phân khu
=> Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, kết thúc chiến tranh
b. Chủ trương của ta:
Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
?. Trước âm mưu của Pháp - Mĩ Đảng ta đã có chủ trương gì.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:



14
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
- Quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ để giải phóng vùng Tây Bắc, tạo
điều kiện giả phóng Bắc Lào.
=> Mở chiến dịch Điện Biên Phủ
GV: Sử dụng tranh ảnh để giới thiệu về công tác chuẩn bị của quân và dân ta.
c. Diễn Diến của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954):
GV: Sử dụng lược đồ giới thiệu về diễn biến của chiến dịch. Tranh ảnh về tinh thần
chiến đấu của quân và dân ta; biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ.
d. Kết quả.
Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
?. Nêu kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Loại khỏi vòng chiến
đấu 16200 tên địch. Phá huỷ và thu hồi toàn bộ phương tiện chiến tranh.
e. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhiệm vụ:
B1: Giao nhiệm vụ:
?. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại ý nghĩa lịch sử như thế nào.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Đọc SGK, suy nghĩ câu hỏi.
GV: Quan sát, theo dõi, hỗ trợ học sinh
B3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
GV: Điều khiển HS thảo luận, báo cáo
HS: Thảo luận, trao đổi, báo cáo sản phẩm: Trả lời câu hỏi; nhận xét, bổ sung
B4: Phương án KTĐG:
GV: Nhận xét, điều chỉnh và nhấn mạnh nội dung kiến thức như sau:
- Đối với cuộc chiến tranh ở Đông Dương: Đập tan hồn tồn kế hoạch Nava. Giáng một địn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp ở Đông


15
Dương. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao giành
thắng lợi.
- Đối với thế giới: Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc. Cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng
Kết thúc bài học: Để khắc họa tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm của
quân dân ta. Giáo viên có thể dùng những câu thơ hào hùng mang đậm tính sử thi
như:
“Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
……………………………….
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hị chị hát
Dù bom đạn, xương tan thịt nát

Khơng sờn lịng, khơng tiếc tuổi xanh”
(Hoan hơ chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu)
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập.
1. Tổng kết:
- GV: Tổ chức trị chơi như sau:

+ Cơng tác chuẩn bị: 4 Lược đồ trống về hình thái chiến trường trên các mặt trận
Đông - Xuân 1953 - 1954, bút màu, miếng giấy nhỏ có băng keo hai mặt.
+ Chia lớp thành 4 đội thi
+ Giao nhiệm vụ cho các đội thi: Trong thời gian 5 phút hoàn thành việc trình bày cuộc
tiến cơng chiến lược Đơng - Xuân 1953 - 1954 của quân ta trên bản đồ trống.
+ Các đội thi cử đại diện báo cáo kết quả và nhận xét
+ Giáo viên tổng kết trò chơi.
- GV: Tổng kết lại những nội dung chính của bài
2. Hướng dẫn học tập
- Hướng dẫn học sinh học bài cũ và đọc bài mới

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Từ một bài dạy cụ thể, tôi đã tiếp tục vận dụng sáng tạo vào kiểu bài dạy
khác nhau và sau gần một năm vận dụng vào thực tế bước đầu đã cho tôi những kết
quả khả quan: Học sinh tích cực và chủ động hơn trong học tập, hiểu bài, nhớ lâu,
tình trạng học thuộc lịng, học “vẹt” khơng cịn, các em ngày càng u thích mơn
học. Vì vậy mà kết quả học tập bộ môn được nâng cao.
Bảng khảo sát kết quả học tập của học sinh tại thời điểm tháng
4/2021
Lớp

9A
9B


TS Số lần
HS K.Sát

Điểm giỏi
SL
%

Điểm khá
SL
%

Điểm TB
SL
%

Điểm Yếu Điểm Kém
SL %
SL
%

25
3
11 14,6 25 33,3 39 52,1 0 0,0
0
0,0
25
3
9
12,0 24 32,0 42 54,8 0 0,0

0
0,0
Qua đây có thể khẳng định bước đầu biện pháp đã có kết quả tích cực:


16
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Giỏi ở 2 lớp 9A, 9B chiến 14,6% và 12,0%, đều
tăng 4,0% và so với trước khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Khá ở 2 lớp 9A, 9B chiếm 33,3% và 32,0%, tăng
18,7% và 20,0% so với trước khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Trung bình 2 lớp 9A, 9B chiếm 52,1% và 54,8%,
giảm 6,7% và 5,2% so với trước khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Khơng cịn tỉ lệ học sinh đạt điểm Yếu, Kém.
Những kết quả đạt được đã giúp tôi tự tin, mạnh dạn tiếp tục áp dụng sáng
kiến của mình vào thực tế giảng dạy ở nhà trường trong những năm tiếp theo với hi
vọng sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của bộ môn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Như vậy, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử khơng chỉ
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập mà còn mang lại hiệu
quả cao trong việc phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh
hiểu bài, nhớ lâu, thay vì chỉ ghi nhớ dưới dạng thuộc lịng, học “vẹt”. Bên cạnh đó
các em có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương
theo mạch lơgic của kiến thức, từ đó hình thành ở các em niềm u thích mơn học.
Với sáng kiến của mình tơi hi vọng sẽ góp phần nhỏ trong việc nâng cao
hiệu quả dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THCS nhất là trong quá trình chúng
ta đang đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Tuy nhiên trong q trình
nghiên cứu sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong ý kiến đóng góp
của các q cấp, bạn bè đồng nghiệp để tơi khắc phục và hồn thiện đề tài mà mình
đưa ra.

3.2. Kiến nghị.
Chuyên môn nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề để
giáo viên được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực dạy học.
Xin chân thành cảm ơn!
Như Thanh, ngày 12 tháng 04 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG

Ngơ Sỹ Tồn

CAM KẾT KHƠNG SAO CHÉP, COPPY

Nguyễn Thế Hùng


17



×