Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN phương pháp giải bài tập thực hành nhằm nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi ở trường THCS thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.92 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH GÓP
PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHÁ,
GIỎI TRƯỜNG THCS THĂNG LONG

Người thực hiện: Hà Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thăng Long
SKKN thuộc mơn: Vật Lý

NƠNG CỐNG, NĂM 2021


MỤC LỤC
Tên mục

TRANG

I. PHẦN MỞ ĐẦU

01
01
02
02
03
03
03


03
04
04
05
06
19
19
19
20

1. Lý do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
3.1 Cơ sở lý thuyết
3.2 Phương pháp giải cụ thể
3.3 Các ví dụ minh họa
4. Hiệu quả của sáng kiến.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị

2


I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Mơn Vật lý là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, vì vậy những
hiểu biết và nhận thức về Vật lý có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặc
biệt là trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Khác với các bộ mơn khác, Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm. Gắn
liền với đời sống của con người. Mục đích của việc dạy – học Vật lý không chỉ
dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kỹ năng Vật lý mà lồi
người đã tích lũy đươc, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học
sinh năng lực suy nghĩ độc lập, không dập khuôn, năng lực sáng tạo, năng lực
hành động thực tiễn để tạo ra những kiến thức mới, phương pháp mới, những
năng lực giải quyết vấn đề mới nhạy bén, hiệu quả, thiết thực và phù hợp với
hiệu quả thực tế.
Người lao động xưa đã từng quan niệm “Trăm hay không bằng tay quen”,
rằng lý thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Điều đó cho thấy người xưa đã đề
cao vai trị của thực hành. Ngày nay xã hội phát triển, quan niệm lý thuyết và
thực hành được hiểu khác hơn. Học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách
rời nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Học với
hành phải đi đôi, học mà khơng hành thì vơ ích, hành mà khơng học thì hành
khơng trơi chảy.”
Vì thế trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn
bản, tồn diện giáo dục và đào tạo” đã khẳng định “nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, chú trọng phát triển năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn”. Phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng thực hành mà
cụ thể là thông qua việc cho học sinh tiếp cận và đi sâu vào các dạng bài tập
thực hành là điều vô cùng cần thiết, giúp học sinh có mối liên hệ chặt chẽ giữa
lí thuyết và vận dụng thực tế, ứng dụng kiến thức vào đời sống.
Qua thực tế giảng dạy Vật lý ở trường THCS nói chung và q trình bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ mơn Vật lý nói riêng, tơi nhận thấy Bài tập
thực hành thường chiếm một phần điểm trong các đề thi học sinh giỏi các cấp,
nhưng nó thường đóng vai trị là câu khó để phân loại học sinh, cũng là phần có

số dạng bài và phương pháp giải phong phú. Thông thường học sinh nắm chắc
phương pháp giải bài tập và vận dụng làm tốt các bài tập trong chương trình, tuy
nhiên khi gặp bài tốn thực hành thì học sinh gặp phải khó khăn lúng túng khó
tìm ra hướng giải quyết bài tốn một cách chính xác. Đặc biệt khi bài toán chỉ
giới hạn cho một số ít các dụng cụ thí nghiệm thì việc xác định giá trị của một
đại lượng cho trước là một bài tốn phức tạp đối với học sinh. Vì vậy việc tổng
hợp, khái quát thành phương pháp giải đối với bài tốn thực hành trong mơn vật
lí là một chìa khoá giúp học sinh biến bài toán thực nghiệm phức tạp thành
những bài tốn đơn giản, có lối đi riêng một cách rõ ràng, từ đó dễ dàng vận
dụng vào giải các bài tập thực hành khác nhau trong chương trình của bộ mơn.
Việc nắm vững phương pháp giải bài tốn thực hành sẽ góp phần nâng cao chất
lượng đội tuyển học sinh giỏi mơn vật lí nói chung, qua đó giúp các em chủ
động hơn trong việc tiếp thu kiến thức của môn học, giúp các em học đi đôi với
3


hành, khơi dậy trong các em lòng đam mê khoa học nói chung và bộ mơn Vật lý
nói riêng.
Mặt khác, hiện nay trên thị trường hầu như chưa có tài liệu tham khảo nào
làm tốt việc phân loại bài tập thực nghiệm. Phương pháp giải cũng chưa được
xây dựng thành hệ thống gây khó khăn cho cả học sinh và giáo viên khi giảng
dạy. Chính vì việc tiếp cận bài tập thực nghiệm của học sinh còn nhiều hạn chế,
Nên khi nhìn thấy những bài tập này thường các em rất mất bình tĩnh và hoang
mang. Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bài tập thực nghiệm và
giúp học sinh các trường, các khối lớp tiếp cận được hệ thống bài tập thực
nghiệm dễ dàng hơn, nhiều hơn, đặc biệt là bồi dưỡng, nâng cao chất lượng học
sinh khá giỏi của trường, của huyện tôi mạnh dạn chọn đề tài " Phương
pháp giải bài tập thực hành nhằm nâng cao chất lượng
học sinh khá, giỏi ở trường THCS Thăng Long”
2. Mục đích nghiên cứu:

Hình thành cho học sinh một cách tổng quan về phương pháp giải một số dạng
bài tập thực hành. Tìm ra phương pháp để giải bài toán thực nghiệm thuộc các
phần: Cơ học, nhiệt học và điện học, quang học. Qua đó góp phần nâng cao chất
lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp giải một số dạng bài tập thực hành
trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Vật lý khối 8 và khối 9
trường THCS Thăng Long.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Các bài tập có nội dung thực hành trong chương trình bơi dưỡng
học sinh giỏi mơn Vật lý THCS.
Để tài tập trung nghiên cứu, phân loại một số dạng bài tập thực nghiệm về cơ,
nhiệt, điện, quang học và ứng dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực vào bồi dưỡng học sinh khá giỏi phần bài tập thực nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu ở trên, tôi thực hiện các phương pháp
nghiên cứu sau :
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Phương pháp bàn tay nặn bột.
- Phương pháp phân loại các dạng bài tập phù hợp với khả năng nắm bắt
kiến thức của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Áp dụng vào quá trình dạy bồi dưỡng đội tuyển HSG.

4



II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bài tập thực nghiệm là dạng bài tập khó và mới đối với học sinh. Các em
thường rất sợ, ngại, chưa chủ động trong việc tự tìm ra cách giải và khó tìm ra
phương pháp giải cho một bài tốn. Các em cịn mơ hồ, chưa phân định được
các đơn vị kiến thức rành rọt cho các hiện tượng, đại lượng vật lí có trong các
nội dung bài tập tương ứng, còn lúng túng khi xác định đề, thậm chí khi đọc đề
mà khơng định hướng được cách giải.
Thực trạng chung của học sinh và giáo viên trong quá trình giải và hướng
giải bài tập là:
- Đối với giáo viên thường ngại đi sâu vào dạng bài tập này, vì đây là kiểu
bài tập khó, thường phải tư duy, khơng có nhiều trong các tài liệu tham khảo.
- Đối với học sinh, kiểu bài này không mới nhưng ít gặp, hoặc nếu gặp thì
khó nên địi hỏi các em phải vận dụng linh hoạt mới sáng tạo ra cách làm. Vì thế
kết quả học tập chưa cao.
Bài tập thực nghiệm là những bài tập chỉ mặt kết quả của các thí nghiệm đang
khảo sát. Các bài tập này được giải bằng cách vận dụng tổng hợp các kiến thức
lý thuyết và thực nghiệm, các kỹ năng hoạt động trí óc và thực hành, các vốn
hiểu biết về vật lý, kỹ thuật và thực tế đời sống. Việc giải các bài tập thực
nghiệm đòi hỏi học sinh phải tự mình xây dựng phương án, lựa
chọn phương tiện, xác định các điều kiện thích hợp, tự mình
thực hiện thí nghiệm theo quy trình, quy tắc để thu thập, xử lý
kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học, tối ưu bài toán cụ
thể đã được đặt ra. Loại bài tập này vì vậy có tác dụng tồn
diện trong việc đào tạo, giúp học sinh nắm vững các kiến thức,
kỹ năng cơ bản về lý thuyết và thực nghiệm của môn vật lý. Các
dạng bài tập này có thể sử dụng với nhiều mục đích, vào những
thời điểm khác nhau. Thơng qua các bài tập thực nghiệm, học
sinh được bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy, năng lực thực

nghiệm, năng lực hoạt động tự lực, sáng tạo, bộc lộ rõ khả năng
sở trường, sở thích về vật lý. Giải các bài tập thí nghiệm là một
hình thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, tăng
cường hứng thú, gắn học với hành, lý luận với thực tế, kích thích
tính tích cực, tự lực, trí thơng minh, tài sáng tạo, tháo vát… của
từng học sinh. Đây cũng là một trong những biện pháp để phát
hiện ra đúng những học sinh khá, giỏi về vật lý. Bài tập thực
nghiệm tạo ra ở học sinh động cơ học tập, sự hăng say tò mò
khám phá xây dựng kiến thức mới, gây cho học sinh một sự
hứng thú, tự giác tư duy độc lập, tích cực sáng tạo. Thơng qua
bài tập thực nghiệm sẽ tạo ra học sinh khả năng tổng hợp kiến
thức lý thuyết và thực nghiệm, các kỹ năng hoạt động trí óc và
thực hành một cách khéo léo, các vốn hiểu biết về vật lý, kỹ
thuật và thực tế đời sống nhằm phát huy tốt nhất khả năng suy
luận, tư duy lôgic.
5


Với bài tập thực nghiệm, học sinh có thể đề xuất các
phương án thí nghiệm khác nhau gây ra khơng khí tranh luận
sơi nổi trong lớp.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Giải bài tập vật lí là một trong những hoạt động tự lực quan
trọng của học sinh trong học tập vật lí. Trong hệ thống bài tập
vật lí ở trường THCS hiện nay, chủ yếu yêu cầu học sinh vận
dụng các kiến thức đã học để giải thích, dự đốn một số hiện
tượng trong thực tế hay tính tốn một số đại lượng trong các
trường hợp cụ thể. Một thực trạng ở trường THCS hiện nay là
còn nhiều giáo viên nặng về “chữa bài tập” cho học sinh chưa

chú ý đúng mức đến việc hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lập luận
để tìm lời giải. Do đó học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ
động, đặc biệt là tìm lời giải cho các bài tập, các em chỉ thích
làm các bài tập mà áp dụng được cơng thức, thay số và tính
tốn hoặc nêu lại, phát biểu lại các kiến thức đã học. Bài toán
thực nghiệm sẽ giúp các em khắc phục được các nhược điểm
trên.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
3.1. Cơ sở lí thuyết:
Bài tập thực nghiệm là phương tiện rất tốt để phát triển tư duy học sinh.
Việc giải bài tập loại này sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất hiện tượng, quy luật
vật lý và rèn luyện cho học sinh sự chú ý đến việc phân tích nội dung vật lý.
Câu hỏi của bài tập thực nghiệm thường sử dụng như sau:
- Làm thế nào để đo được … với các thiết bị…?
- Hãy tìm cách xác định… với các thiết bị…?
- Nêu phương án đo … với các dụng cụ… ?
Những bài tập này yêu cầu học sinh đo đạc đại lượng vật lý với các thiết
bị sẵn có trong đề bài, tìm quy luật về mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng
đã có với các đại lượng cần tìm. Với đặc trưng của kiểu bài và thực trạng trên tôi
đưa ra các giải pháp sau:
1. Xây dựng chương trình bồi dưỡng và đưa ra hệ thống bài tập theo từng
phần và phân loại bài tập theo từng dạng giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận
dụng.
2. Hệ thống các dạng bài tập thành các bước giải.
3. Phát huy vai trò thảo luận nhóm trong q trình dạy học theo đinh hướng
phát triển năng lực.
4. Tăng cường kiểm tra, chấm, chữa về dạng bài tập thực nghiệm, lồng ghép
bài tập thực nghiệm trong các bài kiểm tra.
Muốn làm tốt các bài tập có nội dung thực nghiệm ta cần nắm
vững các kiến thức sau:

A. Đối với phần cơ học
6


+ Hệ thức liên hệ giữa khối lượng, khối lượng riêng và thể tích
D=

m
V

+ Điều kiện cân bằng của các loại máy cơ đơn giản
+ Biểu thức của áp suất, ngun lí bình thơng nhau
+ Biểu thức xác định các lực cơ học như: trọng lượng của vật P=
dVV= 10.m; lực đẩy ác-si-mét FA= dlV…
+ Cấu tạo, cách sử dụng và vai trị của các dụng cụ thí nghiệm (Thước thẳng,
lực kế, bình chia độ, bình tràn, cân ...)
B. Đối với phần nhiệt học:
+ Kỹ năng phân tích diễn biến quá trình trao đổi nhiệt giữa các vật
+Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu
+ Các đặc điểm, trạng thái của vật trong các q trình chuyển thể (nóng chảy,
đơng đặc, bay hơi, ngưng tụ).
+ Các cơng thức tính nhiệt lượng thu vào, tỏa ra (Q= m.C. ∆ t) tương ứng với
từng quá trình tăng nhiệt độ, giảm nhiệt độ; nóng chảy, đơng đặc (Q= m. λ ); bay
hơi, ngưng tụ( Q= m.L)
+ Sự liên quan giữa các kiến thức cơ học và nhiệt học.
+ Cấu tạo, cách sử dụng và vai trị của các dụng cụ thí nghiệm (Nhiệt kế, nhiệt
lượng kế, cân ...).
+ Định luật bảo toàn năng lượng.
C. Đối với phần điện học:
+ Biểu thức của định luật ơm I=


U
R

+ Các tính chất của đoạn mạch nối tiếp, song song
+ Cơng thức tính điện trở R= ρ

l
d2
2
, tiết diện trịn S= π.r = π
S
4

+ Các cơng thức tính cơng, cơng suất, biểu thức của định luật Jun-len-xơ
+ Cấu tạo, cách sử dụng và vai trò của các dụng cụ thí nghiệm
(Ampe kế, vơn kế, thước, ...).
D. Đối với phần quang học:
+ Sử dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.
+ Sử dụng định luật phản xạ ánh sáng.
+ Thấu kính:
a. Thấu kính hội tụ:
- Đặc điểm: Đường đi của tia sáng
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F.
+ Tia tới đi qua tiêu điểm F, cho tia ló song song với trục chính.
+ Tia tới đi qua quang tâm O, truyền thẳng.
- Tính chất ảnh: d > f ảnh thật, ngược chiều với vật.
d < f ảnh ảo, lớn hơn cùng chiều vật.
b. Thấu kính phân kì:
- Đặc điểm: Đường đi của tia sáng

7


+ Tia tới song song với trục chính, cho tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm F.
+ Tia tới hướng tới tiêu điểm F, cho tia ló song song với trục chính.
+ Tia tới đi qua quang tâm O, tia ló truyền thẳng.
- Tính chất ảnh: ảnh ảo, cùng chiều , nhỏ hơn vật.
3.2. Phương pháp giải cụ thể:
Các bước chung để giải bài tập thực nghiệm.
- Bước 1: Đọc kĩ đầu bài để tìm hiểu mục đích, u cầu của nội dung bài tập
- Bước 2: Phân tích nội dung bài tập:
Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung được các hiện tượng
Vật lí xảy ra trong bài toán như:
+ Bài tập thuộc loại nào?
+ Nội dung bài tập đề cập đến những hiện tượng,đại lượng vật lý nào?
+ Bài tập cho biết gì? Đại lượng nào bài toán đã cho, đại lượng nào cần tìm?
* Cần tìm gì? u cầu gì?
* Có cần vẽ hình khơng? Nếu có thì vẽ hình như thế nào? Ghi tóm tắt.
- Bước 3: Đề ra phương án giải: Tìm mối quan hệ giữa đại lượng, sử dụng các
phép biến đổi tốn học để tìm ra đại lượng cần xác định thông qua các dụng cụ
cho sẵn trong đề bài.(như lập Phương trình hoặc biến đổi đại số)
- Bước 4: Suy ra phép đo đại lượng chưa biết thông qua những dụng cụ đã biết
và dựa vào công thức vừa suy ra.
- Bước 5: Biện luận sai số và rút ra kết luận.
Tuy vậy sử dụng linh hoạt từ bài mà có thể rút ngắn các bước. Có thể kết luận
hoặc khơng cần kết luận.
3.3. Các ví dụ minh họa:
A. Phần cơ học
Bài 1: Hãy nêu phương án xác định khối lượng riêng của thủy ngân với các dụng
cụ sau:

+ Lọ thủy tinh rỗng đủ lớn
+ Nước có khối lượng riêng D
+ Cân đồng hồ có độ chính xác cao
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ta dùng cân để đo khối lượng của lọ, của nước và của thủy ngân
Bước 2:
+ Dùng cân xác định khối lượng riêng của lọ rỗng là m
+ Đổ đầy nước vào lọ rồi xác định khối lượng của lọ nước là m 1
⇒ Khối lượng nước trong lọ là m n = m 1 - m
+ Đổ hết nước ra, rồi đổ đầy thủy ngân vào lọ. Dùng cân xác định khối lượng của
lọ thủy ngân là m 2
⇒ Khối lượng của thủy ngân trong lọ là: m Hg = m 2 - m (2)
Bước 3:

8


+ Thể tích của nước trong lọ được tính là: V =

mn m1 − m
=
D
D

(1)

+ Do dung tích của lọ không đổi nên khối lượng riêng của thủy ngân được tính:
D Hg =

m Hg

V

(3)
m −m


Thay (1) và (2) vào (3) ta có: DHg = D 2
m

m
 1


Bài 2: Cho một quả cân có khối lượng m làm từ hai kim loại A và B, khối lượng
riêng của từng kim loại lần lượt là D1, D2.
a) Dùng 1 bình chia độ đủ lớn và một lượng nước cần thiết. Hãy nêu cách làm
thí nghiệm để xác định thể tích của quả cân.
b) Xác định tỉ lệ về thể tích của kim loại A và B trong quả cân theo m, D 1, D2 và
thể tích quả cân.
Hướng dẫn giải:
Bước 1:
a) Lấy một lượng nước vừa đủ cho vào bình chia độ (đủ để ngập quả cân và khi
cho quả cân vào nước khơng trào ra ngồi)
Ghi số đo mực nước ban đầu (a)
Cho quả cân vào bình, ghi mực nước mới (b)
Lấy V = b – a được thể tích quả cân
b) Gọi thể tích thể tích của kim loại A và kim loại B trong quả cân lần lượt là V 1,
V2 (V1,V2 > 0)
Ta có V = V1 + V2 ⇒ V1 = V – V2
Lại có m = D1V1 + D2V2

⇒ m = D1(V- V2) + D2V2
⇒ m = D1V – D1V2 + D2V2
m − D1V
⇒ V2 = D2 − D1
m − D2V D2V − m
Tương tự V1 = D1 − D2 = D2 − D1

Do đó

V1 D2V − m
=
V2 m − D1V

Bài 3: Hãy nêu phương án xác định tỉ số các khối lượng riêng của hai chất lỏng
cho trước nhờ các dụng cụ sau:
+ Hai bình chứa các chất lỏng khác nhau
+ Đòn bẩy, hai quả nặng có khối lượng bằng nhau
+ Giá đỡ, thước thẳng
9


Hướng dẫn giải:
Bước 1: Dùng thước thẳng để đo chiều dài của cánh tay địn
lA
Bước 2:
A
FA
C

lB


B

P

P

+ Nhúng chìm một quả nặng vào chất lỏng 1, hệ thống cân bằng ta có:
(P- F A ). l A = P. lB (1)
+ Sau đó nhấc quả nặng trong nước ra và nhúng chìm vào trong chất lỏng 2, hệ
thống cân bằng ta có:
(P- F ' A ). l A' = P. l ' B (2)
Trong đó P là trọng lượng của mỗi vật; F A và FA’ là lực đẩy Ác-si-mét của chất
lỏng 1 và chất lỏng 2; l A , lB là các cánh tay đòn tương ứng khi nhúng vật vào
'
'
chất lỏng 1; l A , lB là các cánh tay đòn tương ứng khi nhúng vật vào chất lỏng 2
Bước 3:
l

B
Từ (1) ta có: l =
A

P − FA
F
F
l −l
= 1− A ⇔ A = A B
P

P
P
lA

FA' l A' − l ' B
=
Từ (2) ta có:
P
l 'A

(3)

(4)

'
'
F ' A lA ( lA − l B )
=
Chia (4) cho (3) ta có:
FA l ' A ( l A − lB )

(5)

Với FA= 10DV ; FA’= 10D’V; trong đó D và D’ là các khối lượng riêng của các
chất lỏng. Thay FA và FA’ vào biểu thức (5) ta có:
'
'
D' lA ( lA − l B )
=
D l ' A ( l A − lB )


(*)

Đo l A , lB , l ' A , l ' B bằng thước rồi thay vào biểu thức (*) ta sẽ xác định được tỉ số các
khối lượng riêng

D'
của hai chất lỏng đã cho.
D

Bài 4: Cho một cốc nước, một cốc chất lỏng khơng hịa tan trong nước, một ống
thủy tinh hình chữ U, một thước đo chiều dài. Hãy nêu phương án xác định khối
lượng riêng của chất lỏng.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Dùng thước thẳng để đo chiều cao của các cột chất lỏng
+++
Bước 2:
+++
+++
+ Đổ nước và chất lỏng cần xác định khối lượng
+++
+++
riêng vào hai nhánh của ống chữ U; dùng thước
+++
+++
+++

đo độ cao của cột chất lỏng trong hai nhánh so
+++ h
+++

h
+++
với một điểm nào đó; h là độ cao của cột nước,
+++

.

A

+++
+++
+++
+++
+++
+++
+++ +++

.B10


h’ là độ cao của cột chất lỏng.
Bước 3:
+ Ta có pA = pB ⇔ 10Dh = 10D’h’ (1)
Với D và D’ là khối lượng riêng của nước và của
Từ (1) ⇒ D’ = D

chất lỏng

h
(2)

h'

Với D = 1000kg/m3; h và h’ đo được bằng thước nên ta xác định được khối lượng
riêng D’ của chất lỏng theo biểu thức (2)
Bài 5: Một quả cầu bằng sắt bên trong có một phần rỗng. Hãy nêu cách xác định
thể tích phần rỗng đó với các dụng cụ có trong phịng thí nghiệm . Biết khối
lượng riêng của sắt Ds.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Dụng cụ cần: Cân và bộ quả cân, bình chia độ, (bình tràn nếu quả cầu
to hơn bình chia độ) bình nước, cốc.
Bước 2:
+ Cân quả cầu ta được khối lượng m suy ra thể tích phần đặc (sắt) của quả cầu
Vđ =

m
D

+ Đổ một lượng nước vào bình chia độ sao cho đủ chìm vật, xác định thể tích
của lượng nước đổ vào là V1
+ Thả quả cầu vào bình chia độ, mực nước dâng lên, xác định thể tích V2
Bước 3:
+ Thể tích quả cầu V= V2 – V1
+ Thể tích phần rỗng bên trong quả cầu là Vr= V – Vđ = V2 – V1-

m
D

Bâu 6: Hãy xác định khối lượng riêng của một viên sỏi. Cho các dụng cụ sau :
lực kế, sợi dây( khối lượng dây khơng đáng kể), bình có nước. Biết viên sỏi bỏ
lọt và ngập trong bình nước, trọng lượng riêng của nước là d0.

Hướng dẫn giải:
Bước 1: Lực kế dùng để đo trọng lượng của vật, hợp lực tác dụng vào vật khi
nhúng vật vào nước
Bước 2:
+ Buộc viên sỏi bằng sợi dây rồi treo vào móc lực kế để xác định trọng lượng P
của viên sỏi ngồi khơng khí .
+ Nhúng cho viên sỏi này ngập trong nước, lực kế chỉ giá trị P1
+ Xác định lực đẩy Acsimet : FA = P – P1 ( với FA = V.do)
Bước 3:
FA

+ Xác định thể tích của vật : V= d
0

+ Xác định trọng lượng riêng của viên sỏi :
P
P
P
=
= d0 .
FA
P - P1
d= V
d0

11


P


với d= 10D; d0= 10D0 ⇒ D = D0 . P - P ( *)
1
Từ đó xác định được khối lượng riêng của viên sỏi D bằng công thức (*)
B. Phần nhiệt học:
Bài 1: Cho các dụng cụ: Nước (đã biết nhiệt dung riêng C 0 ), nhiệt lượng kế (đã
biết nhiệt dung riêng C k ), nhiệt kế, cân, bộ quả cân, bình đun và bếp điện. Hãy
nêu phương án để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng (xem chất lỏng
khơng gây ra một tác dụng hóa học nào trong suất thời gian làm thí nghiệm).
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Cân dùng để xác định khối lượng của nhiệt lượng kế, của nước và của
chất lỏng; nhiệt kế dùng để xác định nhiệt độ ban đầu của nước và của chất lỏng,
nhiệt độ của hệ thống khi có cân bằng nhiệt.
Bước 2:
+ Dùng cân xác định khối lượng của nhiệt lượng kế m k ; khối lượng của chất lỏng
m1 .
+ Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của chất lỏng t 1
+ Đổ chất lỏng có (m 1 , C 1 , t 1 ) vào nhiệt lượng kế.
+ Lấy một lượng nước có khối lượng m 0 đổ vào bình đun rồi dùng bếp điện đun
đến nhiệt độ t 2 (t 2 > t 1 ).
+ Rót lượng nước trên vào nhiệt lượng kế (đã có chất lỏng trong đó).
+ Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ t của hệ khi đã có sự cân bằng nhiệt.
Bước 3:
+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qtỏa = Qthu ⇔ m 0 C 0 (t 2 - t) = (m k C k + m 1 C 1 )(t - t 1 )
⇒C 1 =

1 m0 C 0 (t 2 − t )
(
− mk C k )
m

t − t1

Bài 2: Nêu phương án xác định nhiệt dung riêng của một vật rắn (c) với các
dụng cụ sau: Nước (đã biết nhiệt dung riêng c 2), nhiệt lượng kế (đã biết nhiệt
dung riêng c1), nhiệt kế, cân và bộ quả cân, bình đun, bếp điện, dây buộc.
Hướng dẫn giải.
Bước 1:
Dùng cân xác định khối lượng của vật rắn (m); khối lượng nhiệt lượng kế (m1)
Bước 2:
Đổ một ít nước vào nhiệt lượng kế (Lưu ý lượng nước đủ để nhúng ngập hoàn
toàn vật rắn), Dùng cân xác định khối lượng của nhiệt lượng kế có nước bên
trong (M), suy ra khối lượng nước m2 = M – m1
Bước 3:
Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế (t 1), đây cũng là nhiệt
độ ban đầu của nhiệt lượng kế.
Bước 4:

12


Đổ một ít nước vào bình đun (Lưu ý lượng nước đủ để nhúng ngập hoàn toàn
vật rắn), Dùng dây buộc vật rắn và nhúng ngập hoàn toàn vật rắn vào trong bình
đun. Dùng bếp điện nung nóng nước và vật rắn trong bình đun.
+ Sau một khoảng thời gian dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước trong bình đun
(t2), đó cũng là nhiệt độ của vật rắn.
Bước 5:
Lấy nhanh vật ra khỏi bình đun và thả vật vào nhiệt lượng kế, đo nhiệt độ khi có
cân bằng nhiệt (t).
Ta có: Nhiệt lượng vật tỏa ra : Qtỏa = m.c.(t2 - t)
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế và nước trong nhiệt lượng kế thu vào :

Qthu = (m1.c1 + m2.c2 )(t – t1 )
Theo phương trình cân bằng nhiệt Qtỏa = Qthu
m.c.(t2 - t) = (m1.c1 + m2.c2 )(t – t1 )
( m1c1 +m2 c2 )(t −t1 )

c=
m(t 2 −t )
+ Ta có: Nhiệt lượng bình chia độ và nước trong bình chia độ tỏa ra
+ Lặp lại thí nghiệm từ 2 đến 3 lần để lấy giá trị trung bình cho chính xác.
Lưu ý: Vì trong các dụng cụ đã cho khơng có cân nên việc xác định khối lượng
Bài 3 : Hãy nêu phương án xác định nhiệt dung riêng của dầu hỏa bằng các dụng
cụ sau :
+ Bình nước
+ Cân ( khơng có bộ quả cân)
+ nhiệt kế ; nhiệt lượng kế( đã biết nhiệt dung riêng C k )
+ Dầu hỏa, bếp điện
+ Hai cốc đun giống nhau
Hướng dẫn giải:
Bước 1 : Dùng cân đo khối lượng của nước, của dầu theo khối lượng của nhiệt
lượng kế ; dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trong phịng thí nghiệm, nhiệt độ của nước
sau khi đun, nhiệt độ của hệ thống khi có cân bằng nhiệt.
Bước 2 :
+ Đặt cốc rỗng và nhiệt lượng kế lên đĩa cân A, đặt cốc rỗng còn lại lên đĩa cân
B. Rót nước vào cốc ở đĩa cân B cho tới khi cân thăng bằng ta có khối lượng của
nước bằng khối lượng của nhiệt lượng kế( m n = m k )
+ Bỏ nhiệt lượng kế xuống, rót dầu vào cốc ở đĩa cân A cho tới khi cân thăng
bằng ta có : m d + m C = m C + m n ⇒ m d = m n = m k = m.
+ Rót dầu vào nhiệt lượng kế, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của dầu, của nước, của
nhiệt lượng kế chính là nhiệt độ t 1 của phòng.
+ Đặt cốc đun chứa nước lên bếp điện đun đến nhiệt độ t 2

+ Đổ nước ở nhiệt độ t 2 vào nhiệt lượng kế chứa dầu ở nhiệt độ t 1 rồi khuấy đều,
dùng nhiệt kế đo nhiệt độ t của hệ thống khi cân bằng nhiệt.
13


Bước 3 :
+ Gọi C 1 , C 2 , C 3 lần lượt là nhiệt dung riêng của nước, của dầu và của nhiệt
lượng kế
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Q thu
mC 1 (t 2 - t) = (mC 2 + mC 3 )(t- t 1 )
⇒C 2 =

C1 (t 2 − t )
− C3
t − t1

Bài 4: Hãy nêu phương án để xác định nhiệt nóng chảy của nước đá bằng các
dụng cụ sau:
- Nhiệt lượng kế( đã biết nhiệt dung riêng Ck)
- Nhiệt kế
- Cân có bộ quả cân
- Nước( đã biết nhiệt dung riêng Cn)
- Nước đá đang tan ở 00C
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Dùng cân đo khối lượng của nhiệt lượng kế, của nước và của nước đá
Bước 2:
+ Cân nhiệt lượng kế để xác định khối lượng mk của nó
+ Rót một lượng nước nguội vào nhiệt lượng kế, dùng cân xác định khối lượng
hỗn hợp của nhiệt lượng kế và nước là M
⇒ khối lượng nước rót vào là: m1= M- mk

+ Dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ t1 của nhiệt lượng kế và nước
+ Lấy một miếng nước đá đang tan thả vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt độ khi
có cân bằng nhiệt là t.
+ Cân lại nhiệt lượng kế có khối lượng tổng cộng là M’
⇒ khối lượng của nước đá là: m2= M’- M
Bước 3:
Khi có sự cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu
⇔ (mkCk+ m1Cn)(t1- t) = m2 λ + m2Cn(t-t2)
⇒λ=

mk C k + m1C n
(t1 − t ) − C n (t − t 2 )
m2

Bài 5: Lập phương án xác định nhiệt hóa hơi của nước với các dụng sau :
nước( đã biết nhiệt dụng riêng c n), bình đun( biết nhiệt dung riêng c 2), bếp điện,
nhiệt kế, đồng hồ, cân và bộ quả cân.
Hướng dẫn giải.
Bước 1:
Dùng cân để cân bình m2.
Bước 2:
Cho một lượng nước nhỏ vào bình rồi đem cân cả bình và nước có khối lượng
M. Suy ra khối lượng nước m = M –m2
Bước 3:
Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước t1
14


Bước 4:
Đun nước đến sôi đồng thời dùng đồng hồ đo T 1, khi nước bắt đầu sôi đo nhiệt

độ t2 và theo dõi đồng hồ đun nước thêm một thời gian nữa T2.
Bước 5:
Cân lại bình (M’) để xác định lượng nước đã hóa hơi m3 = M – M’
Coi như bếp tỏa nhiệt đều, có thể coi như lượng nước và bình hấp thụ tỉ lệ thuận
với thời gian đun :


(mcn + m2c2 )(t 2 − t1 ) T1
=
Lm3
T2



(mcn + m2 c2 )(t2 − t1 )T2
m3T1
L=

C. Phần điện:
Bài 1: Cho các dụng cụ sau: một ampe kế có điện trở xác định, một vơn kế có
điện trở rất lớn, một thước đo chiều dài,một thước kẹp đo đường kính của dây,
một bộ ắc quy, dây nối đủ dùng có điện trở khơng đáng kể và một đoạn dây MN
cần xác định điện trở suất. Hãy nêu phương án xác định điện trở suất của đoạn
dây MN.
Hướng dẫn giải.
Gọi điện trở của đoạn MN là R; điện trở suất của dây Mn là ρ
V
Bước 1: Mắc mạch điện như hình a.
R
A

Ampe kế chỉ I1, vơn kế chỉ giá trị U1.
N
Hình a M
U1
Điện trở của ampe kế là: RA = I1

Bước 2: Mắc mạch điện như hình b.
Ampe kế chỉ I2, vôn kế chỉ giá trị U2.
U2
Rtđ = I 2

U2
U 2 U1
⇒ R = I 2 - RA = I 2 - I1

Hình b

Rx
N

M

A

V

+ Dùng thước đo chiều dài của dây MN là l.
+ Dùng thước kẹp đo đường kính của dây MN là d.
πd2
Ta có tiết diện của dây là : S = 4


+ Từ công thức : R =

ρ.

l
S suy ra điện trở suất của dây MN:

R.S
l

ρ=

Bài 2: Cho nguồn điện một chiều, một ampe kế (R A nhỏ không đáng kể), một
điện trở đã biết trị số R, một điện trở chưa biết trị số R x , dây nối U
, khố K. Hãy
tìm giá trị điện trở Rx .
A
Hướng dẫn giải.
R
Rx

A

15


Bước 1: Mắc mạch điện như hình vẽ:
Lần lượt mắc ampe kế vào đoạn mạch có R và Rx
đo cường độ dòng điện tương ứng I1, I2 .

Bước 2: Do mạch mắc //, ta có: I1 R = I2 Rx
I1
R
⇒ Rx = I 2

Bai 3: Cho một ampe kế, một vơn kế có điện trở rất lớn, một bộ ắc quy và một
số dây nối. Hãy xác định điện trở của một vật dẫn X.
Hướng dẫn giải.
V
Rx
Bước 1: Xác định điện trở của ampe kế bằng cách mắc
A
mạch điện như sơ đồ hình a.
→ Đọc số chỉ của ampe kế: I1, của vôn kế: U1
U1
⇒ điện trở của ampe kế: RA = I 1

Hình a

Bước 2: Mắc vơn kế như sơ đồ hình b.
→ Đọc số chỉ của ampe kế: I2, của vôn kế: U2
⇒ điện trở của đoạn mạch: Rx + RA

Rx

U2
= I2

A
V


Hình b

U2
U2
U1
⇒ Rx = I 2 – RA = I 2 - I 1

Bài 4: Cho các dụng cụ sau: Nguồn điện có hiệu điện thế khơng đổi; một điện
trở R0 đã biết trị số và một điện trở R x chưa biết trị số; một vôn kế có điện trở R v
chưa xác định.
Hãy trình bày cơ sở lý thuyết và cách tiến hành xác định trị số điện trở R v
và điện trở Rx.
+
_
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Cở sở lý thuyết:
Xét mạch điện như hình a.
Rx
R0
Gọi U là hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch
Hình a
U1 là số chỉ của vôn kế.
V
+
Mạch gồm (RV//R0) nt Rx, theo
_
tính chất đoạn mạch nối tiếp ta có:
R0


Hình b

Rx

V

16


Rv R0
Rv 0
Rv + R0
Rv R0
U1
=
=
=
Rv R0
U Rv 0 + Rx
+ Rx Rv R0 + Rv Rx + R0 Rx
Rv + R0
(1)

Xét mạch điện hình b.
Gọi U2 là số chỉ của vơn kế
Mạch gồm R0 nt (Rv//Rx).
Theo tính chất đoạn mạch nối tiếp ta có:
Rv Rx
Rvx
Rv + Rx

Rv Rx
U2
=
=
=
Rv Rx
U R0 + Rvx
+ R0 Rv R0 + Rv Rx + R0 Rx
Rv + Rx
(2)

Chia 2 vế của (1) và (2) ta có

U1 R0
=
(3)
U 2 Rx

Bước 2: Cách tiến hành:
- Dùng vôn kế đo hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch là U
- Mắc sơ đồ mạch điện như Hình a,, đọc số chỉ của vôn kế là U1
- Mắc sơ đồ mạch điện như Hình b, đọc số chỉ của vôn kế là U2
- Thay U1; U2; R0 vào (3) ta xác định được Rx
- Thay U1; U; R0; Rx vào (1) Giải phương trình ta tìm được Rv
Bài 5: Hãy nêu phương án xác định điện trở R A của ampe kế bằng các dụng cụ
sau:
+ Nguồn điện có hiệu điện thế U khơng đổi
+ Ampekế có điện trở R A cần xác định, điện trở R 0 đã biết giá trị
+ Biến trở R b có điện trở tồn phần lớn hơn R 0
+ Hai cơng tắc điện K 1 , K 2 , các đoạn dây dẫn đủ dùng

Hướng dẫn giải:
Bước 1: Ampe kế đo cường độ dịng điện, vơn kế đo hiệu điện thế
Bước 2:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ sau:
R0
.U.
K
A
1

K

Rb
+ Chỉ đóng K 1 : khi đó ampekế chỉ giá trị là I 1
C
2
Ta có: U= I 1 ( R A + R0 ) (1)
+ Chỉ đó K 2 : điều chỉnh biến trở để nó có giá trị R b= R 0 khi đó ampekế vẫn chỉ
giá trị I 1
17


+ Giữ con chạy C tại vị trí nó có giá trị là R 0 sau đó đóng cả K 1 và K 2 . Khi đó
ampekế chỉ giá trị I 2 .
Bước 3:
R0 Rb

Ta có: U= I 2 R A + I 2 R + R với R b = R 0
0
b

⇒ U= I 2 R A + I 2

R0
2

(2)

Từ (1) và (2) ta có: I 1 ( R A + R0 ) = I 2 R A + I 2


⇔ R A ( I 2 − I 1 ) = R0  I 1 −


⇔ RA =

R0 ( 2 I 1 − I 2 )
2( I 2 − I 1 )

R0
2

I2 

2

Bài 6: Cho một đoạn mạch như hình vẽ.
r
Nguồn điện có hiệu điện thế U khơng đổi và điện
A
B

U
trở r được đặt trong một hộp chỉ có hai đầu ra là A
và B. Cho các dụng cụ sau:
- Một ampe kế có điện trở RA và có số chỉ đúng.
- Một vơn kế có điện trở RV và có số chỉ đúng; các dây nối có điện trở khơng đáng
kể.
Hãy trình bày một cách xác định hiệu điện thế U và điện trở r của đoạn mạch.
Hướng dẫn giải.
Bước 1: Vì các dụng cụ đo khơng giới hạn khả năng đo nên ta mắc vôn kế và
ampe kế // với nhau rồi nối vào hai điểm A, B khi đó ta có sơ đồ mạch như hình
vẽ:
Khi đó ampe kế chỉ giá trị I1, Vơn kế chỉ giá trị U1.
V
U1
r
A
RA = I1
(1)
U
R A RV
r+
Mặt khác: U1 = U – r. R A + RV

Hình a
(2)

Bước 2: Mắc nối tiếp ampe kế với vơn kế, ta có:
Khi đó ampe kế chỉ giá trị I2, Vôn kế chỉ giá trị U2.
U2
RV = I 2


r
A

(3)

V

Hình b

18


U
Và I2 = r + R A + RV

(4)

Giải hệ phương trình: (1), (2), (3), (4) ⇒ Tìm U và r theo U1 , U2 , I1 , I2 .
Bài 7: Cho bóng đèn, nguồn điện, dây nối, ampe kế (R A nhỏ không đáng kể),
thước, biến trở đã biết trị số R. Hãy xác định cơng suất của bóng đèn.
Hướng dẫn giải.
Hình a
Bước 1: Mắc đèn và ampe kế nối tiếp vào mạch
điện hình vẽ a, đọc số chỉ của ampe kế là I.
A
Bước 2: Mắc mạch điện như hình vẽ b, thay bóng
đèn bằng biến trở, di chuyển con chạy sao cho
ampe kế lại chỉ trị số I.
A

Khi đó cơng suất bóng đèn đúng bằng cơng suất
của phần điện trở có dịng điện chạy qua: P = I2Ro
Hình b
Bước 3: Dùng thước đo chiều dài của phần điện trở
Ro là lo, đo chiều dài của toàn bộ biến trở là l.
l
R
=
Ta có: l o Ro

lo
lo
R
⇒ Ro = l
⇒ P = I2R l

Bài 8: Cho điện trở đã biết trị số R , điện trở chưa biết trị số R x , vôn kế, nguồn
điện, dây nối. Hãy xác định công suất tiêu thụ trên Rx .
Hướng dẫn giải.
U
Mắc mạch điện như hình vẽ. Lần lượt mắc vơn kế
// với R và Rx đo hiệu điện thế tương ứng U1, U2 .
Rx
R
U1 U 2
=
R
Rx
Do mạch mắc nối tiếp, ta có:
U2

R
⇒ Rx = U1

V

V

U 22
U 2U1
Ta dễ dàng tính được: Px = R x = R

D. Phần quang:
Bài 1: Dùng một bóng điện trịn nhỏ đủ sáng, một gương phẳng nhỏ hình trịn,
K án thựcD
C phương
một thước thẳng để đo gần đúng chiều cao trần nhà. Em hãy nêu
hiện cách đo trên.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Đo đường kính của gương AB = a, đo chiều ngang
ngôi nhà MN. Đặt gương xuống sàn nhà và cách
S
đều hai bên tường.
AH B
Bước 2: Đặt đèn sáng S trước gương ở đường vng góc
M
N
19
S



s

với gương tại tâm gương sao cho vùng sáng do đèn phát
ra phản xạ qua gương lên trần nhà có đường kính sát hai
mép trần nhà.
Bước 3: Đo khoảng cách HS = c.
Dùng tam giác đồng dạng để tính HK.
∆ S’AB ∆ S’CD mà S’H và S’K là
S'H
AB SH ⇒AB =
=
CD S'H + HK
hai đường cao tương đương nên CD SK
Mặt khác S’H = SH nên

SH ( CD - AB ) c ( b -a )
=
AB
a
HK =

Bài 2. Em đang đứng trên bờ hồ Hồn Kiếm tay em có một đoạn gậy thẳng, một
gương phẳng nhỏ và một thước đo chiều dài. Em hãy trình bày một cách xác
định chiều cao của tháp Rùa so với bờ hồ.
Hướng dẫn giải
Gọi AB là tháp Rùa có độ cao AB = H
Bước 1: Lúc đầu đặt gương nằm ngang và tâm gương nằm tại một điểm C trên
bờ hồ. Cắm gậy thẳng đứng tại I. Một tia sáng BC cho tia phản xạ CM 1 gặp gậy
ở M1 nếu đặt tại M1 ta nhìn thấy ảnh B’ của đỉnh tháp rùa. Đánh dấu vị trí M 1
trên gậy và đo đoạn IM 1 = h và khoảng cách CI.

Bước 2: Dịch chuyển tấm gương tới D
sao cho điểm D nằm trên đường thẳng
AC và cách C là CD = l. Nhìn vào gương
và dịch chuyển mắt cho tới khi nhìn thấy
ảnh B’ trong gương D.
Bước 3: Sau đó điều chỉnh mắt để ở độ cao h,
đó là điểm M2. Ta cắm gậy xuống đất,
chân gậy là điểm K. Đo khoảng cách DK.

s

CA AB ' H
=
=
∆ CIM1: CI IM 1 h

C

∆ CAB’

(1)

s

DA
AB ' H
=
=
KM
h (2)

DK
2
∆ DAB’ ∆ DKM2:

20


l
H DA CA DA − CA
=
=
=
Từ (1) và (2) suy ra h = DK CI DK − CI DK − CI (3)
hl
Từ (3) tính được chiều cao H của tháp rùa: H = DK − CI .

Bài 3: Trình bày phương pháp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
Dụng cụ gồm :
+ Một thấu kính hội tụ cần đo tiêu cự
+ Một vật sáng có dạng chữ L
+ Một ngọn nến
+ Một thước thẳng có độ chia nhỏ nhất 1mm
+ Một màn ảnh
+ Một giá quang học trên có giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh.
Hướng dẫn giải
• Phân tích : Xét bài tốn dựng ảnh A’B’ của vật AB đặt cách thấu kính hội
tụ một khoảng bằng OA = d = 2f.
Dựa vào hình vẽ trên , chứng minh trong trường hợp này thì khoảng cách từ vật
và từ ảnh đến thấu kính là bằng nhau : OA = OA’ (d = d’).
Thật vậy từ hình vẽ ta có :


s

∆ OIF’

s

ABO

A’B’F’ ⇒


OI
OF'
A' B ' = F ' A' ⇔

AB
OF'
A ' B ' = F ' A ' (1)

AB
OA
A ' B ' = OA '

(2)
B

OF'
OA
Từ (1) và (2) ta có : F ' A ' = OA '


A

f
OF'
OA
d
⇔ OA '− OF' = OA ' ⇔ d '− f = d '
d
2

Lại có: d = 2f ⇒

d '−

I
O

F’

A'

F
B'

d
d .d '
d2
d
2 = d ' ⇔ 2 = d’d - 2


d2
d .d '
⇔ 2 = 2
⇔ d = d’ ⇒ AB = A’B’

Gọi L là khoảng cách từ vật đến ảnh ( màn) ta có :
21


d +d'
L = d + d’ = 4f ⇒ f = = 4

Vậy chỉ cần dịch chuyển vật và màn sao cho ảnh rõ nét trên màn với điều
kiện ảnh có chiều cao bằng vật (h’= h) và d = d’. Từ đó xác định được f
• Cách tiến hành :
+ Dùng thước đo chiều cao h của vật.
+ Cố định thấu kính ở giữa giá quang học, rồi đặt vật và màn ảnh sát gần
và cách đều thấu kính.
+ Dịch vật và màn ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi
thu được ảnh của vật rõ nét trên màn ( ảnh thật , ngược chiều) và ảnh có kích
thước bằng vật (h’ = h).
+ Kiểm tra lại hai điều kiện d = d’, h’ = h.
+ Xác định khoảng cách từ vật tới màn : L = d + d’
L
d +d'
+ Tính tiêu cự của thấu kính theo cơng thức : f = 4 = 4

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau gần hai tháng áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả học sinh giải

bài toán thực nghiệm khả quan hơn. Các em trong đội tuyển học sinh giỏi đã giải
được các bài toán ở dạng phức tạp hơn rất nhiều so với các bài tốn trong chương
trình SGK. Bài tập thí nghiệm có tác dụng trong việc đào sâu và
củng cố kiến thức, kết hợp sự vận dụng lý thuyết vào thực tế,
làm phát triển ở học sinh tư duy sáng tạo, tư duy logic và phát
huy tính tích cực hoạt động nhận thức trong quá trình học vật lý.
Tiến hành bài tập thí nghiệm làm cho các em tham gia một cách
sơi nổi, tập trung suy nghĩ, tích cực tham gia thảo luận để đề
xuất các phương án thí nghiệm(các cách giải) để giải quyết bài
tốn, qua đó góp phần phát huy tính tư duy sáng tạo của các
em.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với đội tuyển học sinh
giỏi lớp 9 ở trường THCS Thăng Long năm học 2018- 2019 tôi
thu được kết quả:
Điểm dưới 5

Điểm 5- 6

Điểm 6 đến
dưới 8

Điểm 8 đến 10

SL

SL

SL

SL


Tỷ lệ

1

25%

Sĩ số
4

0

Tỷ lệ
0%

1

Tỷ lệ
25%

2

Tỷ lệ
50%

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
22



Bài tập thực nghiệm thường ít thấy trong các tài liệu tham khảo nhưng lại
thấy nhiều trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp. Bên cạnh đó bài tập thực
nghiệm là một phương tiện hữu ích giúp học sinh vận dụng lí thuyết vào thực tế,
rèn kỹ năng thực hành đang là điểm yếu của học sinh nói chung. Qua phần bài
tập này kích thích học sinh tìm tòi, sáng tạo.
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá giỏi mơn vật lí ở trường
THCS, thì việc cho học sinh tiếp cận với bài tập thực nghiệm là rất cần thiết và
có vai trị quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lí.
Trong đề tài, tơi đã cố gắng trình bày phương án giải ngắn gọn, dễ hiểu. Tuy
nhiên bản thân tôi cũng nhận thấy đôi chỗ cần giải quyết vấn đề sâu hơn hoặcthể
lời giải đôi chỗ quá vắn tắt, việc phân loại có thể chưa thực sự đầy đủ các dạng.
Kính mong các đồng chí và các bạn đồng nghiệp, trao đổi và góp ý để giúp tơi
hồn thiện hơn trong chuyên môn.
2 Kiến nghị:
Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học hiện nay ở các trường THCS tôi
kiến nghị lên các cấp quản lí giáo dục
- Một là: Xác định rõ hơn vai trị của thí nghiệm trong dạy học vật lý, đề cập
mạnh đến việc giải bài tập thơng qua thí nghiệm.
- Hai là: Đưa thêm hệ thống bài tập thí nghiệm vào hệ thống bài tập về nhà.
- Ba là: Thay đổi dần quan điểm kiểm tra, đánh giá theo hướng nâng dần vai
trị
của thí nghiệm thông qua bài tập thực nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Nông Cống, ngày 10 tháng 3 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trần Thị Loan

Hà Thị Hằng

23


Tài liệu tham khảo
1. Tuyển chọn và giới thiệu đề thi vào lớp 10 chuyên lí, Ths Nguyễn Phú Đổng
(Chủ biên) và nhóm giáo viên chun vật lí, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Chiến thắng kì thi lớp 9 vào lớp 10 chuyên – NXB Thanh niên.
3. 500 bài tập vật lí chọn lọc, PGS-PTS Vũ Thanh Khiết (Chủ biên).
4. Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh qua các năm
5. Sưu tầm đề thi học sinh giỏi các tỉnh trên mạng Internet

24



×