Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51, 52) lớp 12 qua chuyên đề chiến thắng hàm rồng – nam ngạn và khu di tích lịch sử văn hóa hàm rồng nam ngạn (TP thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................... .........................

2

NỘI DUNG.............................................................................................. 4
Cơ sở lí luận........................................................................... ........ .... 4
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ............................................... 4
Giải quyết vấn đề …………………………………………………... 6
Mục tiêu chuyên đề.............................................................................
6
Nội dung chính và các giải pháp thực hiện .............................................. 7
Hiệu quả của đề tài………………………………………………… 18
KẾT LUẬN …………………………………………………................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................

20

DANH LỤC..................................................................................................... 21


1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo dục
truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được chú trọng. Nghị quyết Đại hội VIII
của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ, phải “lựa chọn
những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo dục cơng dân, giáo dục lịng
u nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân
văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân


và tiền đồ đất nước”. Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc,
bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời
gian, không gian nhất định. Tùy quy mơ, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến
phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức Lịch sử
địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức
Lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự
phát triển chung của cả nước.
Như vậy khơng có nghĩa tri thức Lịch sử dân tộc chỉ là phép cộng đơn giản tri
thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức Lịch sử dân tộc phải được hình thành
trên nền tảng hệ thống tri thức Lịch sử dân tộc đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở
mức độ cao.
Do đó, việc dạy học Lịch sử dân tộc và Lịch sử địa phương có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài
liệu Lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc là cần thiết ở nhà trường phổ
thơng, có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. “Những
chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử
thế giới thêm sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh
hoặc thầy giáo trong mỗi bài học lịch sử”. Bởi vì, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
trong dạy học Lịch sử dân tộc giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo
được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em
có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được
những kết luận khoa học mang tính khái qt. Mặt khác, nó cịn có tác dụng trong việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều
gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em
niềm tự hào, lịng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội
nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Trong dạy học Lịch sử dân tộc, việc sử dụng
các nguồn tài liệu lịch sử dịa phương còn giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái
chung, cái riêng; cái phổ biến, cái đặc thù. Qua đó góp phần phát triển tư duy cho học
sinh.
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học Lịch sử dân tộc ở các

trường phổ thơng hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn cịn nhiều hạn chế, ví như: tài
liệu lịch sử địa phương sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ thông nghèo nàn; Giáo
viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, cơng sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu
cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm
các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. ở
một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình cịn bị xem
nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đơi khi mang tính chất hình thức; có giáo viên cịn sử
dụng các giờ học lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao chất
lượng giáo dục bộ mơn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm
của học sinh đối với quê hương. Ngun nhân của tình hình đó có nhiều; song chủ yếu


là do giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử
dân tộc là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời
lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử của mảnh đất,
con người nơi các em sinh ra, lớn lên? Làm sao để khi tiến hành bài giảng, giáo viên có
thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức lịch sử địa phương với lịch sử
dân tộc? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay.
Thanh Hố - là địa phương có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc.
Trường THPT Hậu Lộc 3 lại nằm trên địa bàn huyện Hậu Lộc, có thể nói đời sống vật
chất của người dân nơi đây chưa cao nhưng lại có một đời sống tinh thần rất giàu có và
phong phú. Thơng qua đề tài chúng tơi muốn góp phần giáo dục học sinh nhận rõ trách
nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51,
52) lớp 12 qua chuyên đề: Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích lịch

sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)”

1.2. Mục đích của đề tài.

Thực hiện đề tài, chúng tơi xác định rõ mục tiêu cần đạt như sau:
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương ở trường phổ thông.
- Khai thác, sử dụng tài liệu lịch sử khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam
Ngạn khi dạy tiết 51, 52 lịch sử địa phương - lớp 12.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học khơng chỉ ở trường mà còn đặt cơ sở để sử dụng tài liệu lịch sử địa phương của
nhiều trường trong cả nước.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cùng học sinh tìm hiểu chiến thắng Hàm Rồng –
Nam Ngạn và quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn . Từ đó
khẳng định giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội đã ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân, phần giáo dục học sinh nhận rõ trách nhiệm của mình trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và
Nhà nước về giáo dục phổ thông, đặc biệt là quan điểm về giáo dục lịch sử, thông qua
nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.
- Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
+ Nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển, của Hồ Chí
Minh bàn về công tác giáo dục ở trường phổ thông; các cơng trình của các nhà lý luận
khoa học giáo dục, tâm lý học, các chuyên gia về lĩnh vực giáo dục lịch sử, về Lịch sử
địa phương, Lịch sử địa phương, chương trình, nội dung SGK và các vấn đề có liên
quan đến phạm vi đề tài.
+ Tiến hành điều tra cơ bản: Thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ, quan sát, điều tra
xã hội học, trao đổi với những người quản lý chuyên môn, đối với giáo viên, học sinh
trong trường, tranh thủ ý kiến của các đồng nghiệp trong các tổ bộ môn.
+ Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm trong trường để kiểm tra giả thiết và hiệu quả

của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.


+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học: Dựa vào kết quả thu được giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành phân tích kết quả, so sánh các giá trị thu được để rút
ra những kết luận khoa học về các biện pháp sư phạm mà luận án đã đề xuất.
2 - NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận.
- Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc
thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể
hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương
là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có
thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh
giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây
Bắc, Việt Bắc...Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì khơng phải
là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương.
- Lịch sử địa phương
Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch
sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền.
Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến
đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với
một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chun mơn do
vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất
đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại.
Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy lịch sử địa phương bồi
dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lí
thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi. Giảng dạy
lịch sử địa phương cịn góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu

của học sinh. Các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của
lịch sử địa phương ở các địa phương, thấy được mối quan hệ chặt chẽ của lịch sử địa
phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương song
vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.

2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng:
Việc Dạy- Học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn cịn gặp rất nhiều khó
khăn..Để dạy được tiết học lịch sử địa phương lại càng khó hơn. Như mặt trái của cơ
chế thị trường đã mở cửa cho những làn sóng văn hố khơng lành mạnh tràn vào làm
hoen ố, hiểu sai về Lịch sử của dân tộc, của một bộ phận thanh niên khơng có lý tưởng
sống.
Một khó khăn nữa hiện nay ở các trường phổ thông chưa có tài liệu thống nhất dạy
học tiết lịch sử địa phương, nhiều thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy Lịch sử chưa
chuyên tâm, chưa thực sự tâm huyết với phần việc của mình, chưa chịu khó sưu tầm tư
liệu lịch sử địa phương. Điều đó đã làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, khơ khan mang
tính sự vụ khơng có sức thuyết phục, hấp dẫn làm cho các thế hệ học sinh quan niệm
Lịch sử là môn học phụ nên khơng chú trọng.
Đặc biệt với chương trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- đào tạo khi chia
thành các ban: Ban cơ bản, Ban khoa học tự nhiên (với các mơn nâng cao: Tốn, Lý,


Hóa, Sinh) và Ban Khoa học xã hội (với các mơn nâng cao: Văn, Sử, Địa và Ngoại ngữ)
thì một thực tế hiện nay cho thấy số học sinh theo học Ban khoa học xã hội rất ít do kết
quả thi cử và cơng việc khi ra trường. Thậm chí có những nơi khơng có Ban khoa học
xã hội, chỉ còn Ban khoa học tự nhiên và Ban cơ bản vì vậy học sinh chỉ chú ý học các
mơn tự chọn nâng cao.
Việc Dạy- Học môn Lịch sử không đơn giản là sự kiện ấy xảy ra ở đâu? Lúc nào?
mà phải biết đánh giá khách quan khoa học, giá trị của sự kiện ấy trong bối cảnh đương
thời. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại

và tương lai. Chẳng phải ngẫu nhiên từ thời kì cổ đại Xixêrơn – một chính trị gia nổi
tiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống “
Phân phối chương trình Lịch sử địa phương ở cả ba khối: Khối 10 và khối 11 chỉ
có một tiết, riêng khối 12 cơ bản gần hết học kì II có 2 tiết (tiết 51, 52) như vậy thời
lượng rất ít.
Lịch sử địa phương hình thành và phát triển cùng với Lịch sử của dân tộc Việt
Nam , trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng đã tạo thành những mắt xích, bước
ngoặt lịch sử mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Việc giảng dạy về lịch sử địa phương thông
qua các tư liệu viết (như tài liệu lịch sử địa phương, lịch sử đảng bộ Tỉnh, tranh ảnh, di
tích lịch sử) đó là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học
sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào
dân tộc, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh
nhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Trang lịch sử địa phương Thanh Hoá oai hùng là vậy. Có rất nhiều anh hùng dân
tộc, các cuộc khởi nghĩa đã gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập của dân tộc
như Bà Triệu đã đánh quân Ngô (248), Thập đạo tướng quân Lê Hoàn chỉ đạo cuộc
kháng chiến chống Tống (981) bảo vệ nền độc lập Tổ Quốc, Lê Lợi với khởi nghĩa Lam
Sơn (1418 - 1427 ) đánh bại quân Minh giành lại độc lập cho dân tộc, và còn rất nhiều
cuộc khởi nghĩa khác, trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nhân dân Thanh
hoá đã ghi trang sử hào hùng vào lịch sử dân tộc đó - Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 1887 ) do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo và đặc biệt hơn trong cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân xứ Thanh vẫn ln giữ được khí phách truyền
thống anh hùng đứng lên đấu tranh giữ nước tiêu biểu như chiến thắng Nam Ngạn Hàm Rồng ( ngày 3,4/4/1965 ).
Thanh Hoá - địa phương chúng ta có bề dày lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc,
trong khi đó thời lượng giảng dạy lịch sử địa phương eo hẹp, giáo viên không thể truyền
tải hết kiến thức đến học sinh được mà chỉ chọn những sự kiện tiêu biểu nhất. Nhóm sử
trường chúng tôi đã lên kế hoạch giảng dạy như sau:
Chương trình lịch sử chung của khối 10 - Lịch sử chống ngoại xâm thời Bắc thuộc
đến các cuộc đấu tranh bảo vệ và giành độc lập của dân tộc từ TK X - hết TK XVIII,
bám sát chương trình đó chúng tơi dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Bà Triệu (248).
Chương trình lịch sử chung của khối 11 - gắn liền với cuộc kháng chiến chống

Pháp từ (1858 - 1918 ) do đó tiết dạy lịch sử địa phương - Khởi nghĩa Ba Đình
(1886 - 1887).
Chương trình lịch sử chung của khối 12 - Lịch sử kháng chiến chống Mĩ từ (1954
- 1975 ) lại có 2 tiết lịch sử địa phương nên chúng tôi dạy: Chiến thắng Nam Ngạn Hàm Rồng trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ra Miền Bắc (1965)
Bên cạnh những khó khăn trên, những năm gần đây việc Dạy- Học Lịch sử cũng có
nhiều điều kiện thuận lợi, các cấp các ngành, nhà trường, phụ huynh và xã hội rất quan


tâm. Điều đó đã tác động tích cực tới nhận thức của học sinh về bộ môn Lịch sử và việc
học Lịch sử ở trường THPT
2.2.2. Kết quả của thực trạng trên:
Dạy - Học Lịch sử địa phương thông qua các tư liệu bên ngoài chưa được chú
trọng dẫn đến việc học sinh tiếp cận các sự kiện, các giai đoạn lịch sử chỉ mang tính
phiến diện. Do đó khơng hiểu biết cặn kẽ Lịch sử địa phương, không hiểu sâu sắc vấn
đề. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói :
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “
Một điều bất cập hiện nay có rất nhiều người, Lịch sử địa phương nắm không vững
nhưng lại nắm rất chắc lịch sử nước ngồi chẳng hạn như lịch sử Trung Quốc. Điều đó
đặt ra vấn đề phải làm gì cho các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên dạy học môn lịch
sử, phải tích cực hơn nữa trong cơng tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc cũng
như lịch sử địa phương, đồng thời kết hợp với các tổ chức văn hoá, tuyên truyền rộng
rãi trong quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Lịch sử địa phương có ý nghiã giáo dục sâu sắc lịng tự hào chân chính về những
truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình yêu quê hương, xứ sở, ý thức bảo vệ giữ gìn
di sản văn hố, di tích lịch sử, am hiểu về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Từ ý nghiã tốt đẹp đó chúng tơi muốn góp một phần nhỏ vào tiết 51, 52 Lịch sử địa
phương - lớp 12 để nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử địa phương. Cụ thể là:
“Dạy – học lịch sử địa phương (tiết 51, 52) lớp 12 qua chuyên đề: “Chiến thắng
Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn


(TP Thanh Hóa)”

2.3. Giải quyết vấn đề.
2.3.1. Mục tiêu chuyên đề
- Tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phương :
“Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích lịch sử văn hóa Hàm

Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)”
- Mục tiêu cơ bản của tiết học là:
1)Về kiến thức:
- Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn

khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)”
- Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hố khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)
-

2)Về kỹ năng:
Giúp học sinh biết sưu tầm, nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử truyền thống dân tộc,
địa phương vào học tập và đời sống.
3) Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh
- Tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm
đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
- Tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh, tự hào về chủ nghĩa anh
hùng cách mạng trong xây dựng và trong sản xuất


- Có ý thức kế thừa và giữ gìn truyền thống của địa phương và dân tộc, trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

4) Định hướng phát triển năng lực.
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: năng lực khai thác và sử dụng kênh hình, năng lực phân tích, so sánh,
tư duy, nhận thức, đánh giá khách quan lịch sử.
2.3.1. Nội dung chính và các giải pháp thực hiện.
a. Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn.
Mục tiêu cần đạt ở mục này là giáo viên giúp các em nắm được chiến thắng Hàm
Rồng – Nam Ngạn và ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến thắng này.
Giáo viên lại hỏi học sinh: Em biết gì chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn kết
quả - ý nghĩa lịch sử? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
Ngày 3 và 4-4-1965, không quân Mỹ đã tập trung lực lượng hùng mạnh đánh phá
cầu Hàm Rồng hòng chặt đứt con đường huyết mạch chi viện từ miền Bắc cho chiến
trường miền Nam. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ðảng và Bác Hồ, qn dân
Thanh Hóa nói chung, quân dân Hàm Rồng - Nam Ngạn nói riêng đã đồn kết một lịng,
dũng cảm, kiên cường giáng trả lại những địn tấn cơng tàn bạo của đế quốc Mỹ.
Trong cuộc quyết chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng, tiểu khu Nam Ngạn đã đóng góp
một phần khơng nhỏ vào chiến thắng giòn giã, vang dội ấy.
Trước năm 1963, làng Nam Ngạn thuộc xã Đơng Giang (Đơng Sơn) có 1 trung đội
nữ gồm 24 cô gái ở độ tuổi thanh xuân. Năm 1963, xã Đông Giang sáp nhập vào thị xã
Thanh Hóa và thành lập 3 tiểu khu Nam Ngạn, Nghĩa Phương và Đông Sơn. Năm 1981,
tiểu khu Nam Ngạn trở thành phường Nam Ngạn. Sau khi thành lập, thị xã Thanh Hóa
giao tiểu khu Nam Ngạn thành lập Khu đội dân qn Nam Ngạn. Vì đã có 1 trung đội
nữ nên anh em nam giới tham gia, thành lập 1 trung đội nam cũng gồm 24 người ở độ
tuổi từ 18 đến 35. Nhiệm vụ của 2 trung đội là tham gia sản xuất, luyện tập bắn súng và
trực tiếp chiến đấu với máy bay tầm thấp. Chiều 2-4-1965, lực lượng thanh niên tiểu
khu Nam Ngạn đang làm đồng thì thấy 2 máy bay trinh sát của Mỹ bay rất thấp qua khu
vực cầu Hàm Rồng. Ngay lập tức, 2 trung đội được chi bộ gọi về triển khai nghị quyết
từ thời bình sang thời chiến. Đêm 2-4, Ban chỉ huy phịng khơng thị xã Thanh Hóa ra
lệnh cho tất cả các đơn vị dân quân tự vệ triển khai trận địa sẵn sàng chiến đấu. Chi bộ
Nam Ngạn huy động nam nữ thanh niên, dân quân tự vệ cùng bộ đội đào đắp công sự và

triển khai 2 trận địa. Trận địa 1 được trang bị 2 khẩu súng máy, 1 khẩu súng đại liên
maxim, 1 khẩu súng trung liên và 12 khẩu súng trường. Trận địa 2 được trang bị 14
khẩu súng trường. Bác Hoàng Xuân Cành, nguyên Khu đội phó Khu đội dân quân Nam
Ngạn, Trưởng ban liên lạc cựu dân quân phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa), người
trực tiếp huấn luyện cho anh em 2 trung đội về cách bắn máy bay tầm thấp kể cho
chúng tôi nghe với giọng đầy tự hào của người trực tiếp chỉ huy và chiến đấu: “Sáng
ngày 3-4-1965, cả 2 trung đội được lệnh triển khai trận địa trực chiến đấu ở phía Bắc và
phía Đơng cầu Hàm Rồng, tôi là người chỉ huy trận địa Nam. Khoảng 9 giờ 30 phút, khi
máy bay Mỹ lao từ phía Bắc sang phía Đơng ở độ cao tầm 500m, tơi ra lệnh bắn và từ
đó liên tục chiến đấu. Từng tốp máy bay không ngừng thả bom bắn phá cầu Hàm Rồng.
Đến gần 11h trưa, theo đài quan sát của tỉnh cho biết, có 1 máy bay Mỹ bị bắn rơi lao ra
biển Đông. Buổi trưa, máy bay Mỹ dừng ném bom bắn phá do mặt trời đứng bóng chiếu
xuống dịng sơng khơng nhìn rõ cầu Hàm Rồng nhưng chúng tơi vẫn luôn trong tư thế
sẵn sàng chiến đấu. Chiều cùng ngày, từng tốp máy bay Mỹ lại tiếp tục cắt bom đánh


phá cầu Hàm Rồng. Phát huy tuyệt đối ưu thế địa hình, quân dân ta đã hiệp đồng tác
chiến, bắn rơi 17 máy bay Mỹ”.

Hình 1 : Bộ đội kéo pháo lên đồi cao bắn trả máy bay Mĩ bảo vệ cầu
Thất bại trong ngày thứ nhất, ngay hôm sau (4-4), Mỹ huy động hàng trăm chiếc
máy bay hiện đại nhất điên cuồng trút hàng nghìn tấn bom đạn xuống Hàm Rồng và
những vùng phụ cận. Được lệnh của Ban chỉ huy phịng khơng thị xã Thanh Hóa, người
già và trẻ nhỏ phải sơ tán hết, chỉ có lực lượng chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở lại. Do
dự kiến đúng tình hình, ngày hơm sau sẽ ác liệt hơn rất nhiều so với những gì đã diễn ra,
Khu đội dân quân Nam Ngạn đã thành lập trung đội 3 - trung đội hậu cần để phục vụ
chiến đấu. Ròng rã suốt cả ngày dài, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các lực
lượng tham gia chiến đấu đã bắn rơi 30 máy bay Mỹ và bắt sống nhiều giặc lái.
Thất bại thảm hại ngay trong trận đầu tiên đối đầu với quân dân Thanh Hóa, đế
quốc Mỹ càng điên cuồng, tiếp tục đánh phá, mở rộng mục tiêu. Những ngày cuối tháng

5-1965, Mỹ cho máy bay trinh sát, thăm dò và ném bom oanh tạc một số địa điểm quan
trọng. Ngày 26-5-1965, nhiều tốp máy bay Mỹ xuất hiện bắn phá các trận địa pháo cao
xạ, các tàu hải quân và cầu Hàm Rồng. Mặc dù các chiến sĩ trên tàu chiến đấu vô cùng
dũng cảm nhưng số người bị thương cũng nhiều. Dân quân tiểu khu Nam Ngạn bố trí
sát bờ sơng ngay lập tức tổ chức lực lượng phối hợp chiến đấu ngăn máy bay địch sà
xuống tầm thấp. Khu đội trưởng Khu đội dân quân Nam Ngạn Nguyễn Thị Hằng gan
dạ, thông minh, quyết đoán chỉ huy các chiến sĩ dân quân vừa chống trả máy bay địch,
vừa huy động lực lượng xuống tàu hải quân làm nhiệm vụ thay thế pháo thủ và cứu các
chiến sĩ bị thương. Những tấm gương như đồng chí Nguyễn Văn Cơi (Trung đội trưởng
dân quân) hay 4 người con của cụ Ngô Thọ Lạn và các nữ chiến sĩ tiểu khu Nam Ngạn
như Ngô Thị Tuyển, Lê Thị Dung, Hoàng Thị Nhâm... đã chiến đấu rất dũng cảm,
ngoan cường. Đường đạn hiệp đồng của bộ đội chủ lực với những người con gái, con
trai Nam Ngạn đã hạ liên tiếp 2 chiếc máy bay của giặc Mỹ. Đạn trên tàu hết, dân quân
Nam Ngạn tiếp tục vác đạn, chở thuyền tiếp tế cho tàu ta đánh địch, một số đồng chí
khác làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thực phẩm xuống tàu phục vụ các chiến sĩ hải
qn. Người khơng trực tiếp bắn máy bay thì làm nhiệm vụ cứu thương, tải thương, lo
thực phẩm, tất cả mọi người đều xả thân phục vụ chiến đấu. Chiều ngày 26-5-1965,
trước lưới lửa dày đặc của quân dân Nam Ngạn - Hàm Rồng, đế quốc Mỹ phải ngừng


đợt tấn cơng. 4 đồn viên ưu tú và đồng chí Hàn Thị Tĩnh, bí thư chi đồn Nam Ngạn
được chi bộ Nam Ngạn kết nạp Đảng ngay sau đó.

Hình 2: Chị Ngơ Thị Tuyển đang vác 2 hịm đạn trên vai
Sau thắng lợi giòn giã ngày 3 và 4-4, nhất là trận chiến đấu kiên cường phối hợp
bắn máy bay Mỹ của dân quân Nam Ngạn và bộ đội hải quân ngày 26-5-1965, Khu đội
dân quân Nam Ngạn được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất; gia
đình cụ Ngơ Thọ Lạn có 4 người con trực tiếp xuống tàu chiến đấu được Chủ tịch nước
gửi thư khen và tặng danh hiệu “Cả nhà đánh giặc”; làng Nam Ngạn được Chủ tịch
nước tặng danh hiệu “Cả làng đánh giặc”. Năm 1966, Đại đội dân quân Nam Ngạn

(gồm trung đội nam và trung đội nữ) được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùng
Lực lượng vũ trang”.
* Kết quả - ý nghĩa lịch sử:
Chiến công thần kỳ trong cuộc chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng là chiến thắng vĩ
đại của chiến tranh nhân dân. Quân giặc đã phải đối mặt với cả một lực lượng vũ trang
tổng hợp. Không chỉ bộ đội chủ lực mà mỗi người dân Đơng Sơn, Nam Ngạn, Hàm
Rồng – Thanh Hố đều là chiến sỹ, sẵn sàng chiến đấu và chi viện cho cuộc chiến đấu.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng với những người đã từng trực tiếp chiến đấu bảo vệ
cầu Hàm Rồng, ký ức về cuộc chiến vẫn còn sống mãi. Cây cầu Hàm Rồng vẫn nằm
bình n bên dịng sông Mã như một minh chứng cho bài học lịch sử: khi một dân tộc
đã đoàn kết, cùng chung một lý tưởng, cùng chung một chiến hào thì khơng có một sức
mạnh nào có thể khuất phục được dân tộc đó.
b. Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng - Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)
Trước tiên giáo viên giới thiệu sơ lược về vùng đất Hàm Rồng xưa và nay:
Có thể nói vùng đất Hàm Rồng từ thời xa xưa đã rất nổi tiếng bởi phong cảnh hữu
tình và hàm chứa trong đó nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng và những truyền
thuyết cịn sống mãi với thời gian. Vùng đất uốn lượn theo dịng sơng Mã với 99 ngọn
núi đá, núi đất nhấp nhô tạo dáng hình con rồng. Trên núi có động Long Quang (mắt
rồng) rất đẹp. Dưới núi có nhiều tảng đá lởm chởm trông như hàm rồng đang hút nước


sông Mã. Núi Hàm Rồng là mỏm núi cuối cùng của dãy núi chạy dài bên hữu ngạn sông
Mã từ làng Dương Xá đến cầu Hàm Rồng. Sông núi đến đây gặp nhau làm thành cái thế
"Long Mã tranh châu". "Châu" ở đây là ngọn Châu Phong (thường gọi là núi Ngọc hoặc
núi Nít) ở bờ Bắc sơng Mã. Bờ Nam là núi Đầu Rồng (thường gọi là Long Hạm hoặc
Hàm Rồng) với hai cửa hang như hai con mắt đau đáu nhìn sang núi Ngọc. Ngựa và
Rồng đuổi Ngọc đến đây, con rồng vừa há miệng ra đớp ngọc thì đi ngựa đã quật
ngang cho ngọc rơi xuống sơng. Chính vì vậy dưới đáy sơng Mã ở đoạn này là cả một
ngọn núi đầy hang huyệt. Con ngựa chăn ngọc ở bờ Bắc, con rồng nằm phục ở bờ Nam.
Ca dao xưa có câu:

Thanh Hố thắng địa là nơi
Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành.
Thời Lê năm 1078, vua Lê Thánh Tơng về thăm q Thanh Hố. Người đã cho
dừng thuyền ngoạn cảnh Hàm Rồng. Người men theo sườn núi vào động Long Quang
rồi lên đỉnh núi Đầu Rồng ngây ngất ngắm nhìn một vùng non nước và cảm hứng:
"Đây núi kia rừng, tiên phật quá
Như mời du khách đến cùng say".
Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc, nhà văn hoá kiệt suất năm 1430 tháp tùng vua Lê Lợi
về thăm viếng quê Thanh, lúc trở ra Thăng Long, có dừng chân ở Hàm Rồng (lúc đó tên
là Long Đại) ông rất chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên của sông núi ở đây và đã làm bài
thơ bằng chữ Hán "Long Đại Nham":
Khử niên hổ nguyệt ngạc tằng khuy
Long Đại kim quan thạch huyệt kỳ
Ngao phụ xuất sơn, sơn hữu động
Kình du tắc hải, hải vị trì
Hồ trung nhật nguyệt thiên nan lão
Thế thượng anh hùng thử nhất thì
Lê, Phạm phong lưu ta tiệm viễn
Thanh đài bán thực bích gian thỉ.
Tạm dịch:
Năm xưa mình đã dịm hang cọp
Nay ngó non, Rồng cảnh lạ sao
Ngao nổi đơi non, non có động
Kình bơi lấp biển, biển thành ao
Trong bầu ngày tháng còn vui mãi
Một thuở anh hùng trở lại đâu
Lê, Phạm phong lưu ôi đã vắng
Thơ đề vách đá nửa xanh rêu.
Ông đã khắc hoạ nét hùng vĩ của Hàm Rồng, xem đó là một kỳ cơng của tạo hố
từ thuở khai thiên lập địa. Ơng đã khai thác kho tàng huyền thoại để minh hoạ cho ý thơ

của mình. Truyền thuyết nói rằng: Núi Hàm Rồng vốn là một ngọn núi tiên, chỗ ở của
các vị thần thánh trên thượng giới. Nhưng quả núi này chân không gắn chặt với đáy
biển, cứ bồng bềnh trên mặt nước mênh mơng. Do đó, thượng đế phải sai mấy con ngao
đến đội núi lên để giữ cho vững. Núi đã vững nhưng chung quanh vẫn còn là biển lớn,
chưa tiện cho sự đi lại nên Thượng đế lại sai những con kình quẫy khúc làm cho nổi đất
lên, tạo ra một khoảng đất bằng chung quanh núi. Biển bị lấp còn một ít chỗ khơng lấp
hết trở thành ao. Đó là nội dung hai câu thơ 3 và 4. Bài thơ cịn nhắc đến những chiến
cơng lẫy lừng trong q trình dựng nước và giữ nước như năm 1382, Hồ Quý Ly đã


thắng quân Chiêm Thành trong một trận kịch chiến ở đây. Ngồi ra, tác giả cịn nhắc
đến những học giả có tiếng tăm thời Trần: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, những người đã đề
thơ ở động Long Quang.
Hiện nay, khu vực này đã được quy hoạch xây dựng thành khu di tích lịch sử văn
hóa Hàm Rồng với tổng diện tích 568 ha thuộc phường Hàm Rồng, Thành phố Thanh
Hóa, bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cách mạng và cơng trình văn hóa
tâm linh như: cầu Hàm Rồng, núi Hàm Rồng, động Tiên Sơn, động Long Quang, núi
Ngọc, núi Cánh Tiên, đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ tỉnh
Thanh Hóa, làng cổ Đơng Sơn...
GV hỏi Hs: Những hiểu biết của em về khu di tích lịch sử Hàm Rồng – Nam Ngạn?
HS trả lời, Gv nhận xét và bổ sung:
* Cầu Hàm Rồng
Hình ảnh đầu tiên gợi nhớ về chiến thắng Hàm Rồng lịch sử năm xưa đó chính
là cầu Hàm Rồng bắc qua sơng có cầu, nhân dân hai bờ qua lại bằng đò ngang. Đầu thế
kỷ 20, C.A Ra Gông - mộtchuyên gia về cầu ở Đông Dương, khi khảo sát để bắc cầu, đã
nêu ra những cái khó ở đoạn sơng Hàm Rồng: đáy sơng đầy hang huyệt, nên không thể
xây trụ giữa được, lũ lụt hàng năm không cho phép kéo dài thời gian thi cơng trên mặt
nước (trước đó, cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp thuê kỹ sư Đức bắc cầu có trụ ở đây, cầu
chưa xong đã bị lũ lớn cuốn mất, ông kỹ sư người Đức đã nhảy xuống sông tự vẫn).
Chính vì thế thực dân Pháp phải xây cầu treo, hai kỹ sư người Pháp là Đay - Đê và Pillê

thiết kế, chỉ đạo thi công, cầu treo gối lên sườn hai ngọn Châu Phong (bờ Bắc) và Mắt
Rồng (bờ Nam). Cầu treo hình cánh cung bán nguyệt thi công trong 4 năm (1904 1908) hiện đại nhất Đông Dương thời bấy giờ.
Khẩu độ hẹp ô tô và tàu hoả không thể qua một lúc được. Chiếc cầu cánh cung xưa
và cầu thép có trụ hiện nay là điểm trung tâm của tồn cảnh Hàm Rồng.

Hình 3: Cầu Hàm Rồng xưa
Thi sĩ Tản Đà có bài cảm tác "Qua cầu Hàm Rồng":


… Hàm Rồng nay lại qua Thanh
Dưới cầu nước biếc in hình thi nhân …
Kháng chiến chống Pháp, năm 1946, quân dân ta phá sập chiếc cầu cánh cung do
Pháp xây dựng. Hồ bình lập lại, năm 1961, đội cầu Trần Quốc Bình (Trung Quốc) thiết
kế cầu mới có trụ và cán bộ công nhân ta thi công. Cầu vẫn được đặt trên hai hố cũ,
nhưng có trụ giữa bằng 12 trụ ống, mỗi trụ đường kính xốy sâu. Tháng 06 năm 1963,
chiếc cầu hữu nghị được thông xe. Cầu mới dài 168 mét, chắc chắn hơn, to đẹp hơn,
trọng tải lớn hơn cầu cũ nhiều. Đó là một kỳ công của kỹ sư và công nhân ta.
Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, chiếc cầu đó đã
làm giảm uy lực của khơng qn Hoa Kỳ. Tại đây, ngày 3 và 4/4/1965, quân và dân
Thanh Hóa đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 117 máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái,
bảo vệ cây cầu an tồn và bảo đảm giao thơng thơng suốt, góp phần cùng quân dân cả
nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.
Sau nhiều lần bị đánh phá, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang đứng vững, tựa vào
núi Hàm Rồng, soi bóng trên dịng sơng Mã, trở thành biểu tượng cho ý chí kiên cường,
bất khuất và lòng yêu nước của quân dân xứ Thanh. Nghĩa trang liệt sĩ linh thiêng sườn
đồi Quyết thắng ngày đêm hương khói tưởng nhớ những liệt sĩ anh hùng đã hy sinh bảo
vệ non nước này. Một chính khách nước ngoài đến thăm Hàm Rồng đã phải thốt lên:
"Thật kỳ lạ, trong lịch sử chiến tranh phá hoại bằng khơng qn trên thế giới, chưa có
chiếc cầu nào được bảo vệ lâu đến như vậy". Cây cầu thép hiện nay đang sử dụng đã
được các kỹ sư Việt nam sửa lại năm 1974, hàng ngày vẫn soi bóng xuống lịng sơng

chói ngời dấu ấn chiến thắng.

Hình 4: Cầu Hàm Rồng ngày nay
* Núi Hàm Rồng.
GV giới thiệu sơ lược về núi Hàm Rồng:


H

ình 5: Núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng (tức núi Long Hạm) dài khoảng trên 2km từ làng Dương Xá, xã
Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, men theo hữu ngạn sơng Mã về đến chân cầu Hàm
Rồng. Núi có hình dáng uốn lượn uyển chuyển như hình rồng 9 khúc nhấp nhơ, liên
tiếp, đoạn cuối nổi lên một ngọn núi cao với lớp đá chồng chất trông như hàm chú rồng
đang cúi xuống hút nước sơng Mã. Đặc điểm địa hình độc đáo đã biến khu vực này trở
thành cứ điểm phòng khơng vững chắc, góp phần tạo nên huyền thoại về chiến thắng
Hàm Rồng vang dội trong lịch sử.

Hình 6: động Mắt Rồng
Khơng chỉ mang vị trí chiến lược trong chiến đấu, dãy núi Hàm Rồng cịn có cảnh
quan hùng vĩ bởi xung quanh được bao bọc bằng những đồi thông ngút ngàn và thung
lũng thơ mộng. Đặc biệt, trên núi có động Long Quang và động Tiên Sơn với vẻ đẹp
độc đáo, kỳ thú, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Động Long Quang cịn có tên
gọi là động Mắt Rồng do phía trên động có hai cửa hai bên, nhìn như hai mắt của con


rồng. Khơng gian bên ngồi động rất thống đãng. Đứng từ cửa động, du khách có thể
phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng tồn cảnh thành phố Thanh Hóa ẩn hiện giữa núi
non trùng điệp và dịng sơng Mã uốn lượn như đang ôm ấp núi Rồng. Với phong cảnh
nên thơ, trữ tình, từ xưa, động Long Quang đã lơi cuốn nhiều thi nhân, mặc khách đến

vãn cảnh như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Phạm Sư Mạnh… Trên
những bức tường đá bên trong động hiện còn lưu giữ nhiều bài thơ chữ Hán từ thời Hậu
Lê ca ngợi thắng cảnh núi Rồng, sơng Mã.

Hình 7: Động Tiên Sơn

Vòng theo chân núi Hàm Rồng, ngược lên theo các bậc đá dốc chừng 30m, du
khách sẽ tới động Tiên Sơn. Động bao gồm 3 động chính là động 1, động 2 và động 3,
thông với nhau bằng những lối lên xuống nhỏ. Đến đây, du khách sẽ được chiêm
ngưỡng hệ thống nhũ đá ngun sơ với mn hình, vạn trạng như hình ngọc hồng
thượng đế, tiên ơng, tiên cơ, thần sấm, thần sét, rồng bay, phượng múa... Ngoài ra, trong
động cịn có các khu vực với tạo hình độc đáo như vườn đào, thủy cung, địa ngục, cổng
trời, giếng tiên… khiến du khách có cảm giác như lạc vào khơng gian cổ tích nhuốm
màu huyền thoại.


Hình 8: Núi Ngọc
* Núi Ngọc.
Đối diện với núi Hàm Rồng, bên bờ bắc sông Mã là núi Ngọc hay cịn gọi là núi
Châu Phong. Nhìn từ xa, thế núi Hàm Rồng và núi Ngọc giống như con rồng đang vờn
hạt ngọc. Bên cạnh đó là núi Cánh Tiên, nơi trước đây đặt trận địa pháo binh để bảo
vệ cầu Hàm Rồng. Ngày nay, trên sườn núi khắc nổi hai chữ Quyết Thắng như một lời
khẳng định về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của quân dân xứ Thanh.

Hình 9: đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa

Nằm trên núi Cánh Tiên, đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt
sĩ tỉnh Thanh Hóa là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến với khu
di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng. Ngôi đền không chỉ nổi bật bởi quy mô đồ sộ và sự



kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại mà cịn là cơng trình mang ý
nghĩa tri ân sâu sắc của người dân Thanh Hóa đối với những người mẹ, những anh hùng
liệt sĩ đã ngã xuống cho sự bình n của q hương hơm nay. Với tổng diện tích quy
hoạch 15ha, đền bao gồm các hạng mục kiến trúc tiêu biểu như: tam quan, cổng tứ trụ,
hồ bán nguyệt, đền thờ chính, tháp chng, bia tưởng niệm… Xung quanh đền được
bao bọc bởi hệ thống tường rào bằng đá, các trụ hình búp sen cùng hệ thống các bậc cầu
lên xuống. Bên trong đền, nơi đặt điện tưởng niệm được trang trí hoa văn tinh xảo, sơn
son thếp vàng. Phía sau đền nổi bật với tháp chuông 9 tầng mang vẻ đẹp linh thiêng,
huyền ảo.
* Làng cổ Đơng Sơn
Tiếp tục hành trình khám phá khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, du khách sẽ
đến với làng cổ Đông Sơn nằm bên bờ nam sông Mã, tựa lưng vào dãy núi Hàm
Rồng. Làng Đông Sơn có cấu trúc theo kiểu làng thuần nơng, phía trước là cánh đồng
rộng lớn, màu mỡ cùng bến sông tấp nập thuyền bè; ba phía của làng được bao bọc bởi
những đồi đất, núi đá xen kẽ. Với lịch sử hình thành từ hàng nghìn năm, làng cổ Đơng
Sơn hiện vẫn cịn lưu giữ được kiến trúc cổng làng, đình làng truyền thống cùng hàng
chục ngôi nhà cổ với những bức tường rêu phong nằm ven những con đường lát gạch,
đá ngoằn ngoèo theo sườn núi. Bên cạnh đó là hệ thống các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể đặc sắc, trong đó có nhiều di tích liên quan đến đời sống tín ngưỡng, tơn giáo
như đền Đức Thánh Cả, Phủ Mẫu, Miếu Nhị, Âm Vân tự, Bồ Đề tự, Văn chỉ, Võ chỉ,
đình Trung, đền thờ nhà Lê, miếu nhà Bà, văn bia “Tượng Sơn bi ký”...

Hình 10: Làng cổ Đơng Sơn.

Đặc biệt, những chứng cứ văn hóa vật chất được phát hiện từ lịng đất của làng cổ
Đông Sơn như những bộ nông cụ, các loại vũ khí, đồ gốm, đồ trang sức đến những


chiếc trống đồng có hoa văn tinh xảo... đã cho thấy từ thời kỳ dựng nước Văn Lang,

Đông Sơn đã là một làng nơng nghiệp có vị thế trong khu vực. Đầu thế kỷ 20, Đông
Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng thế giới, đó là Văn
hóa Đơng Sơn và trống đồng Đông Sơn trở thành biểu tượng cho tài năng, trí sáng tạo
của người Việt cổ trong buổi đầu tạo dựng văn minh của nhân loại.

Hình 11: Lễ hội truyền thống làng cổ Đơng Sơn

Ít có một làng q Việt Nam nào có bề dày lịch sử nghìn năm và q trình phát
triển liên tục như làng cổ Đơng Sơn. Làng cổ Đông Sơn được xem như một “niên biểu”
về sự phát triển liên tục. Sau thời kỳ huy hoàng của Văn hóa Đơng Sơn, suốt ngàn năm
Bắc thuộc, làng cổ Đông Sơn vẫn nằm trong địa bàn quan trọng của vùng đất Cửu Chân.
Dấu vết khu cư trú, khu mộ táng của các thời kỳ: Hán, Đường, Lục Triều được phát hiện
ở làng Đông Sơn cho thấy sự phát triển liên tục của vùng đất này trong thời kỳ giao thoa
văn hóa Việt - Hán và các giai đoạn phát triển kế tiếp. Ra khỏi thời kỳ Bắc thuộc, vùng
đất Đông Sơn là địa bàn quan trọng được đánh dấu bằng những chứng tích hoạt động
của các triều đại phong kiến Việt Nam: Lý - Trần - Lê - Tây Sơn và Nguyễn. Thời kỳ
Dương Đình Nghệ xây nền tự chủ, đoạn sông Mã từ Hàm Rồng đến Ngã Ba Đầu là nơi
Ngơ Quyền (con rể Dương Đình Nghệ) luyện thủy quân để làm nên một Bạch Đằng
Giang thứ nhất. Dấu vết ngôi chùa cổ thời Trần (chùa Tiên) ở phía Bắc của làng đã cho
thấy thời kỳ này Phật giáo khá phát triển ở đây. Thời Trần tên làng Đông Sơn được lấy
để đặt cho huyện Đông Sơn, điều này khẳng định vị thế quan trọng của làng Đông Sơn.
Triều Tây Sơn tồn tại không dài lắm nhưng đã để lại nhiều chứng tích văn hóa ở làng
Đơng Sơn. Văn bia thời Tây Sơn được phát hiện ở đây cho thấy dưới Vương triều Tây
Sơn, làng Đông Sơn là đất văn hiến. Người dân Đông Sơn rất tự hào đã tham gia trong
đoàn quân của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ “theo chúa Tây Sơn đánh giặc”. Thời
Nguyễn, Triều đình đã cho dựng văn miếu ở làng Đông Sơn. Thời kỳ cận đại, với việc


bắc cầu Hàm Rồng vượt qua sông Mã, một khu cơng nghiệp phía Bắc thị xã Thanh Hóa
trên đất làng Đơng Sơn đã hình thành. Thời kỳ đánh Mỹ và thắng Mỹ, làng Đông Sơn

trở thành pháo đài thép cùng với Nam Ngạn, Yên Vực viết lên huyền thoại mới về cầu
Hàm Rồng. Trên đỉnh núi Cánh Tiên được đắp hai chữ “Quyết thắng” khẳng định quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng cổ
Đơng Sơn vẫn cịn giữ được nhiều nét cổ của một làng quê nông nghiệp truyền thống.
Hiện tại, làng Đông Sơn nằm trong Khu du lịch Hàm Rồng - điểm xuất phát của hành
trình du lịch xứ Thanh. Trong tương lai làng Đông Sơn sẽ được quy hoạch bảo tồn để
trở thành một trong những làng cổ điển hình của làng quê đất Việt.
Với những trang sử oai hùng và cảnh quan của một vùng núi sơng kỳ vĩ, khu di
tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng sẽ là thắng tích trường tồn mãi cùng chiều dài lịch sử
dân tộc.
c. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của quần thể di tích Hàm Rồng – Nam Ngạn.
Giáo viên hỏi học sinh: Em hãy cho biết gía trị lịch sử văn hóa của quần thể di
tích Hàm Rồng – Nam Ngạn.?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
* Giá trị lịch sử văn hố của quần thể di tích và lễ hội.
- Quần thể di tích và lễ hội bảo lưu các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa.
Hàng năm, lễ hội được tổ chức nhằm ôn lại, ghi nhớ lại truyền thống lịch sử - văn
hóa của cư dân ở đây.
Thông qua lễ hội để giáo dục tinh thần cộng đồng, lễ hội giống như một chất kết
dính gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.
- Giá trị văn hóa tâm linh.
Đối với cư dân ở đây khu di tích đã trở thành một trung tâm văn hố tâm linh.
Khu di tích được hình thành trên cơ sở một sự kiện lịch sử, nhằm tỏ lòng ngưỡng
mộ của người đương thời.
- Giá trị văn hóa du lịch.
Về với quần thể di tích Hàm Rồng – Nam Ngạn., du khách không những được
tham quan chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, các hiện vật có giá trị lịch sử văn hố
mà cịn được hồ mình trong khơng khí lễ hội với những hoạt động văn hoá truyền
thống.
* Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích và lễ hội.

Giáo viên hỏi học sinh: Thực trạng di tích và lễ hội hiện nay như thê nào? Để giữ
gìn và phát huy những gía trị tơt đẹp của di tích và lễ hội chúng ta có những kiến
nghị đề xuất gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Thực trạng di tích và lễ hội hiện nay.
Quần thể di tích Hàm Rồng – Nam Ngạn về cơ bản vẫn giữ được những giá trị
khởi nguyên có sức mạnh nội sinh gắn kết cộng đồng, cân bằng đời sống tâm linh,
hướng về cội nguồn dân tộc, liên kết mọi người tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hoá
bảo tồn những giá trị và những sắc thái văn hoá của cư dân ở đây.
Tuy vậy trải qua thời gian và sự biến đổi của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội đã tác
động sâu sắc tới đời sống của con người, lễ hội ngày nay cũng có những thay đổi.
Không gian tế lễ hội hè ở đền trước đây thâm nghiêm khoáng đạt, với cảnh quan đẹp,
gần đây không gian tổ chức lễ hội đang bị thu hẹp bởi các cơng trình kiến trúc mới. Một


thực trạng của lễ hội cổ truyền nói chung và lễ hội làng cổ Đông Sơn những năm qua là
các lễ hội có xu hướng trọng lễ hơn trọng hội, chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế
thị trường và q trình đơ thị hố ở địa phương. Cho đến nay cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại
địa phương nơi diễn ra lễ hội còn yếu kém…
+ Một số kiến nghị đề xuất.
Để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy những giá trị lịch sử văn hố của
di tích và lễ hội, theo chúng tơi cần nhanh chóng triển khai một số cơng việc sau đây:
Trước hết cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị
lịch sử văn hoá của di tích và lễ hội, về ý nghĩa, mục đích của hoạt động lễ hội.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo cán bộ quản lý lễ hội ở địa
phương.
Thực hiện tốt quy hoạch không gian lễ hội làm cho lễ hội trở thành điểm văn hoá
du lịch, phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hố trong cơng tác bảo tồn di tích và hoạt động lễ hội.
Phát huy vai trò của nhân dân trong tổ chức lễ hội.

Trong khi tiếp thu những yếu tố văn hoá mới cần nghiên cứu chọn lọc công phu,
tránh tiếp nhận xô bồ làm phương hại tới văn hố tín ngưỡng cổ truyền và những thuần
phong mỹ tục tốt đẹp từ lâu đời do các thế hệ tạo dựng nên.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong lễ hội.
2.4. Hiệu quả của đề tài.
- Năm học 2020 - 2021 với 2 tiết (51, 52) lịch sử địa phương của chương trình cơ bản
chúng tơi đã đưa chuyên đề: Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích
Hàm Rồng – Nam Ngạn vào dạy - học , trước đó chúng tơi u cầu học sinh chuẩn bị
nội dung cho tiết học như: sưu tầm tranh ảnh,tài liệu có liên quan đến Chiến thắng Hàm
Rồng – Nam Ngạn và khu di tích Hàm Rồng – Nam Ngạn
- Sau khi học xong tiết 51,52 chúng tơi có cho học sinh viết bài cảm nhận của mình khi
học “Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu di tích Hàm Rồng – Nam Ngạn
(TP Thanh Hóa)” và thảo luận với câu hỏi :
? Thế hệ trẻ ngày nay đã và đang làm những gì để xứng đáng với những cống hiến
to lớn của thế hệ cha ông để lại?
? Là người dân Thanh Hố em đẫ làm gì để tuyên truyền và giữ gìn bảo vệ di sản
lịch sử của địa phương?
Với câu hỏi thảo luận trên được đông đảo học sinh viết bài và trả lời chúng tơi có được
kết quả như sau :
Năm học 2020 - 2021
Lớp Giỏi , khá
Trung bình Yếu , kếm
12B4 90%
10 %
0,0%
12B5 85%
15%
0,0 %
+ 12B7 85%
Nhận xét:

15%
0,0 %
Do lồng ghép giữa các câu
hỏi và tranh ảnh và tổ chức các trò chơi nên học sinh rất hứng thú tham gia tìm hiểu,
sưu tầm tài liệu và phát biểu bài hăng hái


- Dạy - học lịch sử địa phương, tài liệu lịch sử địa phương giúp học sinh hiểu và giải
thích được những nét riêng biệt, đặc thù của bộ môn lịch sử, điều này rất quan trọng để
phát triển tư duy lịch sử của học sinh, giáo dục lòng tự hào về quê hương cho học sinh .
- Lịch sử địa phương giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao
động qua nhiều thế hệ, từ đó xác định nghĩa vụ bảo vệ di sản lịch sử, giữ gìn và phát
triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương
Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh, thấy được tầm quan trọng
của sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử ở địa phương mình trong tiến trình lịch sử chung
của dân tộc. Khích lệ sự tị mị, ham hiểu biết mong muốn được tìm đến tận nơi để tham
quan, tìm hiểu. Ngồi những vấn đề lịch sử được đưa vào chương trình giáo viên cung
cấp thêm cho học sinh những hiểu biết khác đặc biệt là về địa phương nơi gia đình các
em đang sống. Qua những giờ dạy, các em hào hứng, sơi nổi học tập. Từ đó, các em
nắm chắc lịch sử địa phương mình và nắm chắc được lịch sử dân tộc.
3- KẾT LUẬN
3.1. Kết luận.
- Muốn có một giờ học lịch sử địa phương đạt hiệu quả, ngoài phương pháp tiến trình
giáo viên tổ chức cho học sinh một số hoạt động phát huy tính tích cực, hăng say của
học sinh. Giáo viên nên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh có thời gian chuẩn bị trước ở
nhà (Có thể khoảng từ một đến hai tuần). Để tiết dạy lịch sử được phong phú và đạt hiệu
quả cao, mỗi giáo viên cần có sự đầu tư về quá trình soạn giảng như: Soạn giảng bằng
giáo án điện tử để tiết dạy được sôi nổi hơn, phong phú hơn.
- Cần phải thực hiện tốt bước dặn dò và hướng dẫn chuẩn bị sưu tầm tư liệu kỹ càng và
cụ thể để nguồn tư liệu phục vụ hỗ trợ phong phú, có chất lượng.

- Để tiết học lịch sử địa phương được đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần lưu ý trong
việc kết hợp phương pháp giảng dạy: Khai thác kiến thức theo hình thức trị chơi lịch sử
như tìm và giải ơ chữ; giải quyết vấn đề lịch sử qua các hoạt động cá nhân và tập thể.
Cho học sinh báo cáo các vấn đề được giao chuẩn bị và nhận xét đánh giá các sự kiện
lịch sử …
- Từ thực tiễn dạy và học Lịch sử địa phương trong những năm qua tại trường có thể
thấy rằng: việc sử dụng tài liệu chuyên đề: Chiến thắng Hàm Rồng – Nam Ngạn và khu
di tích Hàm Rồng – Nam Ngạn (TP Thanh Hóa)” đưa vào giảng dạy trong nhà trường là
việc làm cần thiết, đã đáp ứng lòng mong mỏi của đội ngũ giáo viên, học sinh. Đây là
tập tài liệu đã có giá trị khoa học và giá trị thực tiễn trong công tác chỉ dạo giảng dạy và
học tập của học sinh ; làm cơ sở cho giáo viên giảng dạy lịch sử địa phương.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Với kết quả đạt được trong thực tế của q trình giảng dạy ở trường phổ thơng chúng
tơi có đề xuất như sau:
+ Đối với giáo viên:
Cần đầu tư thời gian, tâm huyết, cần tìm tịi tư liệu, kết hợp sử dụng có hiệu quả các
phương pháp dạy học của mình trong dạy học lịch sử.
Khai thác tư liệu về một sự kiện ở địa phương có quan hệ đến các sự kiện lịch sử
của cả nước.
+ Đối với Huyện, Tỉnh:
Cần tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất để có thể đáp ứng nhu cầu dạy và
học ở trường phổ thông, đẩy mạnh hơn nữa về việc biên soạn tài liệu như thông sử địa
phương, lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử phong trào cách mạng địa phương, lịch sử
phát triển kinh tế, văn hoá ở địa phương .


+ Đối với Sở và Bộ Giáo dục và đào tạo:
Cần trang bị đầy đủ các tài liệu, tư liệu, băng hình, tranh ảnh để giáo viên có đủ
điều kiện tốt nhất trong việc dạy học môn lịch sử.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Hậu lộc, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết SKKN

Nguyễn Thị Liễu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử địa phương – Lớp 9 – NXB Thanh Hóa
2. Lịch sử lớp 12 – NXB Giáo dục.
3. Mạng Internet


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Liễu
Chức vụ và đơn vị công tác Trường THPT Hậu Lộc 3

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN


Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Dạy học lịch sử địa phương
Tỉnh
C
tiết 51 lớp 10 qua chuyên đề:
Khởi nghĩa Bà Triệu - Quần
thể di tích, lễ hội đền Bà
Triệu”
Dạy học lịch sử địa phương
Tỉnh
C
tiết 51 lớp 10 qua chuyên đề:
Khởi nghĩa Bà Triệu - Quần
thể di tích, lễ hội đền Bà
Triệu”
----------------------------------------------------

Năm học
đánh giá
xếp loại


2017

2019



×