Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh khu bán trú ở trường THPT quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.54 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH KHU
BÁN TRÚ Ở TRƯỜNG THPT QUAN HÓA

Người thực hiện: Cao Thị Minh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HỐ NĂM 2021


MỤC LỤC


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là nền móng của sự phát triển khoa học - kỹ thuật, giáo dục
mang lại sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân, nền văn minh của đất nước. Với
mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người, đào tạo thế hệ trẻ Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, có nghề
nghiệp và kỹ năng sống có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển
đất nước trong thời kì cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế. Đứng
trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới,
nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục tồn diện học
sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn vị trường


học, mỗi cấp học.
Bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường
cơ sở vật chất, đổi mới công tác quản lý… thì việc quan tâm đến chất lượng
cuộc sống của đối tượng học sinh cũng là một vấn đề hết sức cần thiết. Đặc biệt
là đối với đối tượng học sinh khu bán trú ở các trường phổ thông miền núi, vùng
sâu, vùng xa còn chịu nhiều thiệt thòi. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho
các em sẽ góp phần tích cực xóa dần khoảng cách về chất lượng cuộc sống, chất
lượng giáo dục giữa các vùng miền.
Trường THPTQuan Hóa tỉnh Thanh Hóa là một trường thuộc huyện miền
núi chủ yếu là người đồng bào thiểu số sinh sống. Nhà trường đã và đang từng
ngày cố gắng để hoàn thành tốt các mục tiêu chung của ngành, của đơn vị. Tuy
nhiên, đối tượng học sinh của nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn, điều kiện
gia đình nhiều em thuộc hộ nghèo, ba mẹ phần lớn làm nương rẫy, hoặc đi làm
ăn xa ít có thời gian quan tâm đến việc học và cuộc sống hằng ngày của con cái.
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009 khẳng định: “ Mục
tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Xã hội chủ nghĩa, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [1].
Chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 khẳng định người học là tâm
điểm của chiến dịch. Điều đó được thể hiện trong quan điểm đầu tiên: “ Đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện”. Trong quan điểm trọng tâm thứ ba
cũng khẳng định: “ Giáo dục một mặt vừa đáp ứng yêu cầu xã hội nhưng mặt
khác vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân người học, mang đến
niềm vui học tập cho mỗi người”. Để góp phần tạo được niềm vui, hứng thú
trong học tập cho học sinh thì việc nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày cả
về vật chất lẫn tinh thần là hết sức quan trọng, đúng như ông cha ta đã nói “ Có
thực mới vực được đạo” [2].

Qua tìm hiểu bản thân tơi nhận thấy, hiện tại chưa có nhiều các tài liệu
nghiên cứu sâu vào vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh, đặc biệt
1


là đối tượng học sinh bán trú ở các trường phổ thông miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ngay cả tại đơn vị nơi tơi cơng tác, các đồng
nghiệp, nhà trường cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục
vấn đề này.
Từ những vấn đề trăn trở, những kinh nghiệm sống và học tập kinh
nghiệm của đồng chí đồng nghiệp trong đơn vị, ngồi đơn vị bản thân đã suy
nghĩ tìm ra một số giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho
học sinh ở khu bán trú tại trường THPT Quan Hóa nơi tơi đang cơng tác. Bản
thân mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài : “ Một số giải pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh khu bán trú ở trường
THPT Quan Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực trạng xã hội và thực tế học sinh của trường THPT Quan
Hóa, đề tài này của tôi nhằm nghiên cứu thực trạng cuộc sống của học sinh ở
khu bán trú nhà trường và một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng cuộc
sống học sinh cịn hạn chế. Từ đó tơi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản lý
mà bản thân và nhà trường đã áp dụng thành công trong q trình cơng tác của
mình, nhằm tạo sự chuyển biến trong đời sống của các em và chuyển biến trong
nhận thức của xã hội, phụ huynh học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục chung của nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Quan Hóa - một trường thuộc vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Chất lượng” có lẽ là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong
các văn kiện tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Chỉ riêng Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đọc tại Đại hội có 163 lần
nhắc đến từ này. “Chất lượng” đi cùng với các cụm từ như “chất lượng cuộc
sống”, “chất lượng nguồn nhân lực”, “chất lượng lãnh đạo”, “chất lượng hoạt
động (của các ngành)”, “chất lượng nền kinh tế”, “chất lượng tăng trưởng”,
“chất lượng tổ chức đảng và đảng viên”, “chất lượng cán bộ”, “chất lượng mơi
trường”… Trong đó, văn kiện đã 5 lần nêu cụm từ “chất lượng cuộc sống” [3].
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 – 2025 cũng đã nêu
trong dự thảo Báo cáo chính trị: “ Cần chú trọng xem xét, tháo gỡ các vướng
mắc, giải quyết kịp thời các khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân” [4].
2


Trong định hướng giáo dục thế kỷ XXI, Ủy ban quốc tế về giáo dục của
UNESCO cũng đã đề ra sáu nguyên tắc cơ bản cho các nhà quản lý giáo dục,
các lực lượng giáo dục, trong đó nhấn mạnh:
- Các chính sách giáo dục phải chú ý phối hợp phài hịa cả ba mục đích là:
cơng bằng, thích hợp và chất lượng.
- Muốn tiến hành cải cách giáo dục cần phải xem xét kỹ lưỡng và hiểu
biết sâu sắc về thực tiễn, chính sách và các điều kiện cũng như những yêu cầu
của từng vùng.
- Cần có cách tiếp cận phát triển giáo dục thích hợp với từng vùng, tuy

nhiên cần phải chú ý đến các giá trị chung, các mối quan tâm của cộng đồng
quốc tế như: quyền con người, sự khoan dung, hiểu biết lẫn nhau, dân chủ, trách
nhiệm, bản sắc dân tộc, môi trường, chia sẽ tri thức, nâng cao chất lượng cuộc
sống, giảm đói nghèo, dân số, sức khỏe…[5].
Từ đó ta có thể thấy, chất lượng cuộc sống là một địi hỏi chính đáng của
người dân và đối tượng học sinh cần nâng cao chất lượng cuộc sống để phục vụ
tốt cho việc học tập cũng không phải là một ngoại lệ. Khi gắn với mục tiêu “Vì
hạnh phúc nhân dân” thì chất lượng cuộc sống chính là sự đáp ứng một cách tốt
nhất các nhu cầu của người dân trong điều kiện cho phép.
Căn cứ vào những vấn đề cơ sở lý luận trên, bản thân tơi với vai trị là một
người quản lý tại đơn vị, tôi đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng
cao chất lượng cuộc sống cho học sinh miền núi nói chung và học sinh tại đơn vị
mình cơng tác nói riêng. Từ đó, bản thân đã tiến hành khảo sát, phân tích để năm
bắt được thực trạng, tìm hiểu các nguyên nhân của thực trạng, từ đó đưa ra một
số giải pháp quản lý hiệu quả nhằm thay đổi thực trạng đó.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Quan Hoá là huyện vùng cao, biên giới, cách trung tâm tỉnh Thanh Hố
140 km về phía Tây. Tồn huyện có 10.762 hộ với 47.335 người, gồm 5 dân tộc
anh em sinh sống: Dân tộc Thái chiếm 65,61%; dân tộc Mường chiếm 24,,48%;
dân tộc Kinh chiếm 8,97%; dân tộc H'Mông chiếm 0,82% và dân tộc
Hoa 0,12%. Quan Hóa là 01 trong 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30A của
Chính phủ. Trong những năm qua an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, an
ninh biên giới, lãnh thổ tương đối ổn định. Trên địa bàn huyện hiện nay có một
Thị trấn và 14 xã. Khoảng cách của xã xa nhất đi đến trung tâm huyện là 65km,
đường xá đi lại khó khăn, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt gây sạt lở,
giao thơng khơng thuận tiện, do đó hầu hết các em học sinh của nhà trường phải
đi trọ học đến 70%. [6]
Trường THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn huyện Quan Hóa, 85% đối
tượng học sinh của nhà trường là người dân tộc thiểu số. Học sinh của nhà
trường trong vùng tuyển gồm các xã Phú Nghiêm, Thanh Xuân, Phú Lệ, Phú

Thanh, Thành Sơn, Trung Thành, Trung Sơn và khu vực Thị trấn. Trong đó, xã
xa nhất trong vùng tuyển của nhà trường là xã Trung Sơn, bản xa nhất có khoảng
cách là 65km. Trừ khu vực Thị trấn, xã Phú Nghiêm là xã gần nhất song từ nhà
3


học sinh thuộc bản xã nhất của xã cũng là 7km đường yên ngựa ( đường đất, đá
– theo thuận ngữ của dân địa phương) và 100% học sinh thuộc xã này vẫn phải
đi buổi để đến trường.
Qua nhiều năm công tác bản thân tôi nhận thấy chất lượng giáo dục và cơ
sở vật chất của nhà trường trong mấy năm gần đây đã được nâng lên, tuy nhiên
vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa đạt được so với yêu cầu đặt ra.
Trong đó phải kể tới rất nhiều khó khăn vướng mắc từ đầu năm học 2019 – 2020
nhà trường lần đầu tiên đưa khu bán trú của học sinh vào hoạt động. Từ đầu năm
học 2020 – 2021, được sự quan tâm của Sở GD và ĐT, của UBND huyện, nhà
trường đã đưa khu bán trú của học sinh vào hoạt động. hoạt động bán trú của
nhà trường ra đời đã góp phần giải quyết nhu cầu gửi con của hầu hết các bậc
phụ huynh. Đồng thời, tạo điều kiện cho học sinh được tham gia học tập 2
buổi/ngày, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Thuận lợi thì thấy rõ,
nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản
lý học sinh và một số vấn đề liên quan khác. Cụ thể là:
Thứ nhất, về cơ sở vật chất: Từ đầu năm học 2020 – 2021, được sự quan
tâm của Sở GD và ĐT, của UBND huyện, nhà trường đã được bàn giao và đưa
vào hoạt động khu nhà bán trú của học sinh với 20 phòng ở, 1 khu nhà ăn, 1 khu
nhà vệ sinh phục vụ cho nhu cầu ăn ở sinh hoạt của học sinh. Tuy nhiên, cơ sở
vật chất tại của khu bán trú còn thiếu nhiều hạng mục quan trọng như: điện, hệ
thống nước sạch chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các em, nhà trường đã
cho khoan thêm giếng khoan, mua máy bơm công xuất lớn, tuy nhiên vào mùa
hè nhu cầu sử dụng của các em lớn nên chưa thể đáp ứng hết được; các trang
thiết bị thiết yếu trong phòng ở; một vấn đề hiện nay các trường bán trú nói

chung và trường THPT Quan Hóa đang gặp khó khăn, đó là hệ thống vệ sinh
trường học đang bị quá tải so với nhu cầu hàng ngày của học sinh, khi lượng học
sinh đã tăng lên rất nhiều thì đây cũng chính là một bất cập rất lớn. Bên cạnh đó,
thực tế cho thấy, hầu như ở các trường bán trú, do nguồn kinh phí thu từ hoạt
động bán trú quá eo hẹp, nên việc tuyển nhân viên nấu ăn có trình độ, bằng cấp
và được đào tạo bài bản theo đúng chuyên ngành là hồn tồn khơng thể. Thay
vào đó, nhà trường chỉ có thể tuyển người dân địa phương với trình độ nấu ăn
tối thiểu để phục vụ tại các bếp ăn bán trú. Chính điều này cũng đã dẫn đến một
số hạn chế trong quá trình quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường học hiện nay; ngoài giờ học việc sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, TDTT của
các em rất hạn chế do sân chơi, bãi tập của nhà trường chưa đủ quỹ đất và kinh
phí để xây dựng.…Tất cả các khó khăn về cơ sở vật chất đó điều này đã ảnh
hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cuộc sống của các em.
Thứ hai, về công tác quản lý: Thực tế tại đơn vị cho thấy, nhiều gia đình
khi gửi con bán trú tại trường cũng đồng nghĩa với việc phụ huynh gần như giao
phó hồn tồn cho nhà trường trong việc quản lý con em mình, từ học tập, ăn
uống, vui chơi đến các hoạt động liên quan khác. Đây là vấn đề thuộc về trách
4


nhiệm của giáo viên đối với học sinh, nhưng đồng thời cũng là trăn trở của họ
khi mà ở môi trường có những tình huống khơng thể lường hết được.
Với cương vị là Phó Hiệu trưởng nhà trường, được phân công phụ trách
công tác ký túc xá nhà trường, bản thân nhận thấy đây là một nhiệm vụ quan
trọng song cũng tương đối khó khăn do bản thân và đơn vị cịn thiếu kinh
nghiệm trong cơng tác quản lý hoạt động này.
Thứ ba, về hoạt động của Ban quản lý ký túc xá: Ngay sau khi ký túc xá
đi vào hoạt động, Ban giám hiệu nhà trường đã thành lập Ban quản lý Ký túc xá,
gồm 5 đồng chí với nhiệm vụ được giao là quản lý an ninh trật tự, an toàn, vệ
sinh và đảm bảo việc học tập của học sinh khu bán trú. Tuy nhiên, cho đến thời

điểm hiện tại chỉ cịn 3 đồng chí. Ngun nhân là do kinh phí chi trả chế độ cho
hoạt động q eo hẹp, cơng việc nặng nề địi hỏi trách nhiệm cao, mất nhiều thời
gian, công sức mà chế độ khơng có nhiều; nhà trường khơng bố trí được giáo
viên chuyên trách, các đồng chí trong Ban quản lý đều phải kiêm nhiệm các
công tác giảng dạy, bảo vệ…. nên không thể chuyên tâm để thực hiện hết các
yêu cầu đặt ra.
Thứ tư, về phía học sinh: Khu ký túc xá của nhà trường hiện nay có 120
học sinh. Do nhu cầu của học sinh đăng ký ở nhiều, số lượng phịng khơng đủ.
Do đó, nhà trường chỉ ưu tiên cho đối tượng học sinh thuộc các xã xa như Trung
Sơn, Trung Thành, Thành Sơn, Phú Lệ, Phú Thanh và đối tượng học sinh khối
12 chuẩn bị ra trường. Tuy nhiên, sau một thời gian nhiều phụ huynh học sinh
lại có nhu cầu muốn xin cho con em mình ra ở ngoài do cảm thấy chất lượng
cuộc sống trong khu bán trú chưa đáp ứng được yêu cầu.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu thực tế tại đơn vị bản thân tơi nhận thấy cịn
một số ngun nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh khơng thích ở trong khu
bán trú nhà trường, đó là các em thích được tự do, khơng thích chịu sự quản lý
của thầy cơ về giờ giấc; một số em thích chơi TDTT nhưng sân tập của nhà
trường chưa có đủ để tập;…..
Trước thực trạng đó đã đặt ra những khó khăn rất lớn đối với công tác quản
lý ký túc xá của nhà trường. Bản thân là một cán bộ quản lý, tôi cảm thấy rất trăn
trở và ln mong muốn tìm ra được những biện pháp tích cực để khắc phục các
tồn tại đã và đang gặp phải tại đơn vị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho học
sinh khu bán trú, tạo điều kiện tốt nhất để các em được học tập và sinh hoạt
trong thời gian tại trường THPT Quan Hóa.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ thực tế vừa nêu và trong khuôn khổ của bài viết, bản thân tôi mạnh
dạn đưa ra một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm khắc phục những tồn
tại, nâng cao chất lượng đời sống của học sinh khu bán trú. Cụ thể một số giải
pháp bản thân tôi đã nghiên cứu, thực hiện và cho kết quả tốt đó là:
Thứ nhất, về phía Ban giám hiệu nhà trường:

- Ngay khi đưa khu bán trú vào hoạt động, Ban giám hiệu phải thống kê
đầy đủ, chính xác, cụ thể các thông tin cá nhân của học sinh ở từng thơn, bản,
gia đình và thường xun cập nhật thơng tin học sinh nếu có thay đổi. Việc thu
5


thập thông tin sẽ tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình trong
việc quản lý học sinh khơng chỉ trong giờ mà cịn ngồi giờ học, nắm bắt được
thói quen, nếp sinh hoạt hằng ngày của học sinh.

Đội bóng đá nữ KTX tập luyện sau giờ học

- Lựa chọn đội ngũ Ban quản lý khu bán trú có tinh thần trách nhiệm cao,
năng động. Tạo điều kiện cho Ban quản lý được đi tham quan, học hỏi các mơ
hình ký túc xá tiêu biểu ở trường bạn trong và ngoài tỉnh.
- Xem xét đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường có chế độ hợp
lý để hỗ trợ, động viên Ban quản lý hoạt động có hiệu quả.
- Tham mưu với các cấp chính quyền, địa phương trong việc tu sửa, nâng
cấp cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt là đầu thư thêm cho khu bán trú học
sinh những hạng mục cần thiết như: sân chơi, bãi tập TDTT để học sinh được
rèn luyện nâng cao sức khỏe và vui chơi lành mạnh, tránh xa những cám dỗ của
xã hội; đầu tư phòng tự học và phòng đọc cho học sinh khu bán trú để các em có
khơng gian học tập thích hợp, khơng bị ảnh hưởng đến học tập do sống tập thể
và giúp các em có đời sống tinh thần phong phú hơn; xây dựng các cơng trình
đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của học sinh như: cơng trình nước sạch; khu vệ
sinh đảm bảo chất lượng…Đầu tư thêm các trang thiết bị trong phòng ở như
quạt, tủ đựng đồ dùng cá nhân, chăn màn….
- Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi được sự ủng hộ của các
nhà hảo tâm; phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để cải thiện đời sống, cải
thiện bữa ăn hằng ngày cho các em. Từ nguồn kinh phí được chia khó trong năm

học, nhà trường đã sử dụng tiết kiệm, hợp lý và trích một phần để hỗ trợ khu bán
trú tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất.
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho cán bộ phụ trách bán trú được đi
học tập kinh nghiệm quản lý ở các đơn vị bạn.
6


Thứ hai, về phía Ban quản lý Ký túc xá:
- Ban hành các nội quy, quy định cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình
của khu ký túc xá tại đơn vị và đưa vào thực hiện ngay khi hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động theo tháng. Rất cần thiết phải phối hợp
với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là Đoàn thanh niên để tổ
chức được các hoạt động vui chơi, giải trí, các phong trào TDTT chào mừng các
ngày lễ trong năm như: 8/3,36/3,20/10,20/11…

Rèn luyện TDTT bảo vệ sức khoẻ

- Tham mưu cho Ban giám hiệu trong việc ban hành các kế hoạch hoạt
động của khu bán trú; là cầu nối giữa Ban giám hiệu và học sinh, để giúp Ban
giám hiệu năm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học sinh trong khu bán trú.
- Phân công lịch trực cụ thể, khoa học để tránh ảnh hưởng đến việc dạy
của giáo viên (vì hiện tại Ban quản lý chưa có người chuyên trách mà giáo viên
nhà trường phải kiêm nhiệm).
- Thường xun quan tâm, nắm bắt tâm tư, tình cảm, khó khăn trong cuộc
sống của các em, ngay cả những vấn đề tế nhị trong cuộc sống, vì đối tượng học
sinh THPT là đối tượng học sinh mới lớn, các em có nhiều vấn đề cần được
quan tâm về cả việc phát triển tâm, sinh lý… giúp các em giải quyết khó khăn
xảy ra trong cuộc sống hằng ngày khi cần thiết.
Thứ ba, về phía các tổ chức đồn thể:
- Các tổ chức đồn thể trong nhà trường như Cơng đồn, Đoàn thanh niên,

giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu bán trú trong việc quản lý,
nhắc nhở, động viên các em thực hiện tốt các quy định và giải quyết khó khăn
trong cuộc sống.
- Tạo điều kiện cho các em tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ,
TDTT nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của các em.
7


Thầy và trò nhà trường giao lưu TDTT sau ngày học

Thứ tư, về phía phụ huynh học sinh:
- Phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường, với Ban quản lý bán
trú để quản lý, nhắc nhở con em mình. Vì bên cạnh những bạn học sinh có ý
thức tốt là những học sinh có ý thức chưa tốt, chưa chấp hành đúng các nội quy,
quy định của khu bán trú. Các em vẫn còn ham chơi hơn ham học, còn tham gia
vào các trò chơi gây mất trật tự an ninh khu ký túc.
- Phụ huynh phải thường xuyên liên hệ với Ban quản lý ký túc để nắm bắt
được tình hình con em mình, khơng giao phó trách nhiệm quản lý cho nhà
trường.
- Trường THPT Quan Hóa nằm trên địa bàn huyện miền núi có kinh tế
khó khăn, do đó học sinh nhà trường đa phần được hưởng chế độ hỗ trợ từ nhà
nước như chế độ 116, chế độ theo Thông tư 42/2013, Nghị định 86/2015. Nhà
trường đã thống nhất với phụ huynh học sinh đối với những học sinh ở bán trú
sẽ trích lại tiền ăn, ở của các em khi nhận chế độ (có danh sách cơng khai minh
bạch về các khoản và có xác nhận của phụ huynh học sinh), giảm bớt một phần
khó khăn cho gia đình các em.
Thứ năm, về phía học sinh khu bán trú:
- Phải thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định mà Ban quản lý bán trú
đã đề ra.


8


Đội cầu nam ký túc xá

- Phải tạo lập cho mình thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày như:
sống trung thực, trong sáng, lành mạnh, ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng; có những
thói quen lành mạnh như thường xuyên luyện tập TDTT, ý thức tự giác khi sống
trong môi trường tập thể; sống tiết kiệm….
Thứ sáu, về phía các cấp quản lý:
- Cần chi trả kịp thời các chế độ chính sách cho học sinh miền núi như chế
độ 116, chế độ theo Thông tư 42/2013, Nghị định 86/2015 để các em có điều
kiện cải thiện đời sống sinh hoạt hằng ngày.
- Lập kế hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản đối với khu bán trú
của các đơn vị trường học. Có chính sách ưu tiên hơn với các trường miền núi
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến

Đội bóng đá nữ

9


Nhờ sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, của lãnh đạo cấp trên.
Bằng sự nỗ lực của tập thể Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình, trách nhiệm
của Ban quản lý bán trú và sự đoàn kết của tập thể Hội đồng sư phạm nhà
trường; cùng với việc áp dụng có hiệu quả biện pháp trên, bản thân tôi nhận thấy
đến nay khu bán trú của nhà tường đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể là:
Hiện nay, khu nhà bán trú của nhà trường đã đi vào ổn định, hoạt động có
hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại chưa xảy ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào.

Cơ sở vật chất của khu bán trú ngày càng được cải thiện. Hiện nay khu
bán trú của trường THPT Quan Hóa đã có cơng trình nước sạch đáp ứng đủ nhu
cầu sinh hoạt của học sinh; các trang thiết bị trong phòng ở của học sinh tương
đối đầy đủ; hệ thống quạt đủ mát để các em sử dụng trong mùa hè; mùa đông
nhà trường đã trang bị cho các em bếp, nồi nấu nước, đảm bảo đủ nước ấm để
các em tắm đảm bảo sức khỏe cho các em.
Bằng việc tiết kiệm chi, kết hợp với việc kêu gọi các nhà hảo tâm, các
doanh nghiệp và các thế hệ học sinh nhân ngày thành lập trường, nhà trường đã
xây dựng được 1 nhà thi đấu cầu lơng, tu sửa được 4 sân bóng chuyền và 1 sân
bóng đá, có đủ khơng gian để các em có thể luyện tập TDTT, vui chơi giải trí
ngồi giờ học giúp nâng cao sức khỏe cho các em.
Đặc biệt, nhà trường đã nâng cao được chất lượng bếp ăn cho học sinh
khu bán trú, hợp đồng được nhân viên nấu ăn có kinh nghiệm, bếp ăn của nhà
trường đã được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Do nhận được tiền hỗ trợ
từ nhà nước nên trong bữa ăn của học sinh được cải thiện, đầy đủ các loại thực
phẩm dinh dưỡng thịt, cá, rau, củ… đảm bảo cho các em có đủ sức khỏe để học
tập.

Tham gia tập luyện ném Còn – một trò chơi dân gian

Dù chỉ mới đi vào hoạt động được một năm, song với quan tâm, chỉ đạo
sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tinh thần trách nhiệm cao của Ban quản
10


lý bán trú, sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đã
tổ chức được cho học sinh nhiều phong trào thiết thực, bổ ích như: phong trào
tăng gia sản xuất cải thiện đời sống của học sinh khu bán trú, cho các em trồng
rau, chăm sóc vườn rau sau giờ học chính, khi có sản phẩm sẽ thu hoạch bán lại
cho bếp ăn, bổ sung thêm kinh phí cải thiện bữa ăn cho các em;p phong trào thi

đua phòng ở sạch, đẹp chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; phong trào thi đấu
bóng chuyền nam nữ giữa hai dãy nhà ký túc chào mừng ngày thành lập Đoàn
26/3….các phong trào đã giúp cho các em có đời sống tinh thần lành mạnh, làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của học sinh, tạo hứng thú cho các em trong
học tập và cuộc sống, góp phần khơng nhỏ vào cơng tác giáo dục tồn diện của
nhà trường.

Chăm sóc vườn rau ký túc tăng gia sản xuất

Bằng sự đồng thuận, nhất trí cao của phụ huynh học sinh với các nội quy,
quy định của khu bán trú cho đến nay nhà trường đã khắc phục triệt để được các
vấn đề tiêu cực như tình trạng học sinh gây gỗ đánh nhau, đánh bài, uống rượu,
sinh hoạt thiếu điều độ, thiếu ý thức tự giác… Nhà trường kiên quyết xử lý đưa
ra khỏi khu ký túc những học sinh thiếu ý thức gây mất trật tự trong khu bán trú.
Với những nỗ lực quyết tâm cao của tập thể nhà trường, đến nay khu bán trú của
trường đã đi vào ổn định. Ngoài các giờ luyên tập TDTT các em đã tự giác hơn
trong việc tự học. Nhà trường đã bố trí phịng tự học có đủ bàn ghế để các em
lên lớp tự học vào các buổi tối.
Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch tôn tạo lại khuôn viên
khu bán trú ngày càng xanh, sạch, đẹp bằng việc trồng hoa, trồng cây ăn quả,
làm các cơng trình nhỏ nhằm làm cho khơng gian sống của các em thêm sinh
động, đẹp đẽ.
Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn, song với việc
áp dụng các giải pháp khoa học, phù hợp và sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết,
Ban giám hiệu nhà trường cùng tập thể sư phạm trường THPT Quan Hóa đã thu
được kết quả tốt đẹp trong công tác quản lý, chất lượng cuộc sống của học sinh
11


khu bán trú nhà trường đã được nâng lên rõ rệt, đã tạo được niềm tin trong nhân

dân, đặc biệt là niềm tin đối với phụ huynh học sinh khi gửi gắm con em mình
đến học tập tại nhà trường THPT Quan Hóa.

Khơng khí trên sân trường sau giờ học

Cơng tác quản lý khu bán trú là một công việc rất khó khăn, nặng nề, vất
vả. Trong đó việc làm thế nào để ngày càng nâng cao hơn chất lượng khu bán trú
lại là việc càng khó hơn, cần sự vào cuộc của nhiều tổ chức, đoàn thể, thành
phần. Song bản thân có niềm tin vào đội ngũ lãnh đạo, quản lý, vào sự đoàn kết
của tập thể cán bộ giáo viên trường THPT Quan Hóa sẽ làm tốt hơn nữa công tác
này trong thời gian tới.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tơi với vai trị là
một người quản lý, qua q trình cơng tác tơi đã nhận thấy một số thực trạng và
phân tích nguyên nhân của thực trạng như đã nêu. Đồng thời bản thân mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp mà bản thân và đơn vị đã thực hiện và đã đem lại những
hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, công tác quản lý bán trú là một cơng tác khó khăn, phức tạp
địi hỏi cần có thêm nhiều kinh nghiệm, cần phải có nhiều đổi mới hơn nữa trong
giải pháp để đem lại hiệu quả tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
tồn diện học sinh tại đơn vị nói riêng và của tồn ngành giáo dục nói chung.
3.2. Kiến nghị
- Kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh
Hóa: Cần chỉ đạo cụ thể hơn về các vấn đề có liên quan đến học sinh bán trú;
Đầu tư xâu dựng khu vui chơi cho học sinh bán trú để tạo điều kiện cho các em
rèn luyện phát triển tồn diện; Có hướng dẫn cụ thể về chế độ chính sách thỏa
đáng với cán bộ phụ trách bán trú.
12



- Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa: Tổ chức được các
buổi tập huấn, các đợt đi học tập kinh nghiệm quản lý bán trú cho đội ngũ Cán
bộ quản lý các trường có bán trú nhằm nâng cao năng lực quản lý.
Trên đây là những kinh nghiệm rất nhỏ mà tôi rút ra được trong q trình
cơng tác của mình, nhưng bản thân nhận thấy cơng tác quản lý bán trú là một
cơng tác khó khăn địi hỏi nhiều kinh nghiệm mà trong khn khổ một sáng kiến
chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự nhiệt tình đóng góp ý kiến
của các đồng chí, đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 4 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của
người khác

Cao Thị Minh

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Luật giáo dục năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2009. Trang tin giáo
dục cổng thông tin điện tử.
[2]. Chiến lược phát triển giáo dục 2019 – 2020. Cổng thông tin điện tử
thanhhoa.edu
[3]. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Cổng
thơng tin điện tử.
[4]. Báo cáo chính trị Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Cổng thơng tin điện tử.

[5]. Định hướng giáo dục thế kỷ XXI, Ủy ban quốc tế về giáo dục
UNESCO
[6]. Trang thông tin điện tử huyện Quan Hóa


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Cao Thị Minh
Chức vụ và đơn vị công tác: Thư ký Hội đồng – trường THPT Quan Hóa

TT

1.
2.

3.

4.

Tên đề tài SKKN
Cơng tác chủ nhiệm đối với
đối tượng là học sinh vùng
dân tộc thiểu số
Một số giải pháp nâng cao
chất lượng Cơng đồn trong
nhà trường
Một số biện pháp giảm tình
trạng học sinh bỏ học do tảo

hơn ở trường THPT thuộc
vùng sâu, vùng xa.
Một số giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục đạo đức
và kỹ năng sống cho học sinh
trường THPT Quan Hóa
thơng qua giảng dạy nội dung
phần Nghị luận xã hội

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Sở GD & ĐT
Thanh Hóa

C

2013

Sở GD & ĐT
Thanh Hóa

C


2016

Sở GD & ĐT
Thanh Hóa

C

2017

Sở GD & ĐT
Thanh Hóa

C

2020

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)



×