SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT
DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HỌC CHO HỌC SINH QUA BÀI 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHĨNG
HỒN TOÀN MIỀN NAM ( 1973 - 1975) -TIẾT 2 - LỚP 12”
Người thực hiện: Lương Thị Hạnh
Chức vụ: Tổ trưởng chun mơn
SKKN thuộc mơn: Lịch sử
THANH HĨA, NĂM 2021
1
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1. 2. Mục đích nghiên cứu
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2. 3. Các giải pháp thực hiện để sử dụng các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh.
2.3.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
2.3.2. Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
2.3.3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ
chức hoạt động học cho học sinh qua bài 23: Khôi phục và phát
triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam
(1973 - 1975) - Tiết 1 - Lớp 12”.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2. 4. 1. Đối với hoạt động giáo dục
2. 4.2. Đối với bản thân.
2. 4. 3. Đối với đồng nghiệp trong nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3. 2. Kiến nghị
Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
4
5
6
6
7
17
17
18
18
19
19
19
2
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thơng nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa
là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học
sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ
kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển sang đánh giá kết quả
giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong q trình
dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt
động dạy học và giáo dục.
Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy
học như: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thơng …Trong đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc
đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác.
Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học,
trao đổi, tranh luận với nhau và trao đổi với giáo viên. Hoạt động học của học
sinh với tư liệu dạy học là sự thích ứng với tình huống học tập, đồng thời là
hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Thông qua các
hoạt động của học sinh với tư liệu học tập, giáo viên thu được những thông tin
liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.
Để tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tự học của
học sinh được tốt, giáo viên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương
pháp dạy học truyền thống với các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại,
giúp học sinh thêm hiểu, thêm u mơn học. Sử dụng hình thức tổ chức dạy
học trải nghiệm sáng tạo kết hợp với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên
vừa giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về giá trị của chủ đề dạy học, vừa rèn
luyện kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng trình bày sản
phẩm. Đồng thời khi các em được trải nghiệm thực tế, được chơi các trị chơi
bổ ích sẽ làm tăng hứng thú học tập bộ môn.
Với mục tiêu đó, sáng kiến đã tập trung vào sử dụng phương pháp hoạt
động tích cực là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp các kĩ thuật
dạy học hiện đại, sự sáng tạo của các em được khuyến khích, giúp các em huy
động kiến thức tổng hợp để thực hiện dự án, phát triển đa dạng các kĩ năng
như phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch triển khai, đánh giá…nhằm nâng cao
lòng yêu nước và ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, có thái độ tự tin
3
trong học tập, có ý thức bảo vệ sức mạnh mềm của dân tộc - đó chính là
truyền thống u nước, góp phần mình vào việc bảo vệ và phát huy truyền
thống đó của dân tộc.
Tính thiết thực và khả thi của sáng kiến đã được khẳng định qua thực
tiễn dạy học ở trường THPT (trung học phổ thông). Không cần phải có một
ngơi trường với trang thiết bị hiện đại, không nhất thiết học sinh phải lựa
chọn môn Lịch sử làm môn để lựa chọn nghề tương lai mới có thể học tập tốt.
Mà để áp dụng rộng rãi sáng kiến này, giáo viên giảng dạy phải thực sự tâm
huyết với nghề, mong muốn tạo nên sự thay đổi lớn trong phương pháp học
tập bộ môn. Học sinh không chọn mơn Lịch sử để lựa chọn nghề vì các em
phải theo yêu cầu của xã hội nhưng học sinh không quay lưng lại với lịch sử.
Nếu thầy cô giáo truyền ngọn lửa, chắc chắn các em sẽ là người giữ lửa và
thổi bùng ngọn lửa đam mê. Từ thực tế giảng dạy lịch sử ở trường THPT
Hoằng Hóa 4, tôi thấy việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực trong dạy học lịch sử ở trường THPT là vơ cùng cần thiết. Vì vậy, tơi xin
đưa ra một vài ý kiến đóng góp xung quanh vấn đề này trên cơ sở thực hiện
một đề tài nhỏ với nhan đề: " Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 23: Khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973
- 1975) - Tiết 1 - Lớp 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với nhan đề: " Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 23: Khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1975)
-Tiết 1 - Lớp 12” sẽ làm rõ ý nghĩa của việc sử dụng các phương pháp và kỹ
thuật dạy dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Lịch sử ở
trường THPT. Từ thực trạng dạy học lịch sử hiện nay, đề tài cũng sẽ đưa ra
ứng dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học lịch sử
ở bài dạy cụ thể cùng những đề xuất để nhằm góp phần đổi mới, nâng cao
chất lượng giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Qua đề tài này,
tơi cũng mong muốn góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở
trường THPT, thực hiện chủ trương của Đảng, Ngành về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 23: Khôi phục
và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn tồn miền Nam
(1973 - 1975), cùng những ứng dụng của nó nhằm gây hứng thú học tập cho
học sinh trong việc dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi tập trung vào sử dụng phương pháp hoạt
động tích cực là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp các kĩ thuật
dạy học hiện đại nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh, phát huy tư duy
4
độc lập sáng tạo, nâng cao lòng yêu nước và ý thức đấu tranh bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ. Qua thực nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết
hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới sẽ giúp học sinh không chỉ
nắm vững kiến thức lịch sử mà cịn hình thành trong các em cịn có thái độ tự
tin trong học tập, có ý thức bảo vệ sức mạnh mềm của dân tộc - đó chính là
truyền thống u nước, góp phần mình vào việc bảo vệ và phát huy truyền
thống đó của dân tộc.
Thơng qua các hoạt động trải nghiệm như vậy, sự sáng tạo của các em
được khuyến khích, giúp các em huy động kiến thức tổng hợp để thực hiện dự
án, đồng thời phát triển đa dạng các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, lập kế
hoạch triển khai, đánh giá… Với phương pháp này, các em sẽ tự tin trong quá
trình học tập và cả trong cuộc sống sau này.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục phổ thơng nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh
làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực
hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến
thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành
năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục
từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến
thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong q trình dạy học để
có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học
và giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác
định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tổ cơ bản của giáo dục,
đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”;
“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học
sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng,
truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
5
khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình
giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Thực hiện định hướng nêu trên, việc đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực
người học trong giáo dục phổ thông cần được thực hiện một cách đồng bộ: từ
nội dung dạy học đến phương pháp dạy học; từ kĩ thuật tổ chức hoạt động học
của học sinh đến việc kiểm tra đánh giá trong quá trình kiểm tra đánh giá trong
quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vì sự tiến bộ
của học sinh là một điều hết sức cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Chương trình giáo dục định hướng năng lực đang trở thành xu hướng giáo
dục quốc tế nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục
tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách, chú trọng năng lực, vận dụng
tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực
giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình dạy học
theo định hướng năng lực không quy định nội dung dạy học chi tiết mà quy định
những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra
những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và
đánh giá kết quả dạy học nhằm thực hiện được mục tiêu dạy học.
Mục tiêu giáo dục được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được,
thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục, chú trọng khả
năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng những phương pháp và kĩ thuật
dạy học mới còn rất hạn chế, có khi cịn máy móc, lạm dụng. Đại đa số giáo
viên chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ
chức hoạt động dạy học. Chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào
tiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa chủ động trong
việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực. Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu
bổ trợ trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà
của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả. Phần lớn giáo viên mong muốn sử
dụng phương pháp dạy học tích cực đều lúng túng và lo sợ khi bị cháy giáo án
do học sinh khơng hồn thành các nhiệm vụ được giao trong giờ học. Chính vì
6
vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực
hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và
bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh, việc tăng cường hoạt động học
tập tập thể, học tập hợp tác còn hạn chế, chưa kết hợp được sự đánh giá của
giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong q trình dạy học.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến những hạn chế này:
Thứ nhất, do sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực cịn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ biết một cách rời rạc,
thiếu tính hệ thống, chưa làm chủ được phương pháp mới nên giáo viên vất vả
hơn khi sử dụng so với các phương pháp truyền thống, dẫn đến tâm lí ngại sử
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy tích cực.
Thứ hai, việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài,
tiết trong sách giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho
đầy đủ các hoạt động học tập của học sinh theo tiến trình sư phạm của một
phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học
tích cực thì cũng mang tính hình thức, đơi khi cịn máy móc dẫn đến kém hiệu
quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh.
Thứ ba, các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn
lạc hậu, chủ yếu đánh giá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả
năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của
học sinh, vì thế cũng chưa tạo được động lực cho đổi mới phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học.
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, giáo viên cần phải chủ động
sáng tạo xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực. Thay cho việc dạy học theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa
như hiện nay, các tổ/nhóm chun mơn căn cứ vào chương trình và sách giáo
khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề, chuyên đề dạy học
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế
của nhà trường.
Trên cơ sở chính sách giáo dục hiện hành và trong thực tế quá trình dạy
học ở trường THPT, để đạt được mục tiêu dạy học, tôi đã mạnh dạn áp dụng
các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại giúp học sinh thêm hiểu, thêm
yêu môn học Lịch sử - một mơn học có vai trị hết sức quan trọng trong việc
hình thành nhân cách, giáo dục lí tưởng cho học sinh, khơi sâu lịng tự hào
dân tộc nhưng cũng là môn học rất khô khan và dường như không phù hợp
với nhu cầu định hướng nghề của xã hội hiện nay. Với ý tưởng “Sử dụng các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho
học sinh qua qua bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc,
giải phóng hồn tồn miền Nam (1973 - 1975) - Tiết 1 - Lớp 12”, tôi đã cùng
các em tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như dạy học qua bảo tàng
ảo, dạy học với phương pháp đóng vai, dạy học theo dự án… đạt được những
kết quả hết sức to lớn.
7
2. 3. Các giải pháp thực hiện để sử dụng các phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh.
Để tổ chức các tiết học theo hướng tăng cường khả năng tự học của học
sinh, tơi đã kết hợp các hình thức học tập và học tập theo nhóm một cách có
hiệu quả. Các hình thức thường được sử dụng bao gồm:
Hoạt động cá nhân: Là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài
tập/ nhiệm vụ một cách độc lập. Hoạt động này nhằm tăng cường khả năng làm
việc độc lập của học sinh. Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/
nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần
đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ
khơng đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kỹ năng sẽ
không được rèn luyện một cách tập trung.
Hoạt động theo cặp đôi: Là những hoạt động nhằm giúp học sinh phát
triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.Thơng thường,
hình thức hoạt động cặp đơi được sử dụng trong những trường hợp các bài tập/
nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm hai em.
Hoạt động theo nhóm: Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả
năng sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý
kiến và phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là học sinh cần phải biết mình
làm gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm. Khi tổ chức cho học
sinh học nhóm, giáo viên cần nhận thức và hướng dẫn đúng nhiệm vụ của các
thành viên trong hoạt động nhóm và vai trị của giáo viên đối với việc tổ chức
cho học sinh học nhóm. Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình
thức, trong khi thảo luận nhóm, cần phân rõ vai trị của cá nhân, nhóm trưởng,
thư ký và giáo viên.
Hoạt động cả lớp: Khi học sinh có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh
một vấn đề hoặc có những khó khăn mà nhiều học sinh khơng thể vượt qua,
giáo viên có thể dừng cơng việc của các cá nhân, cặp, nhóm lại để tập trung lại
cả lớp làm sáng tỏ các vấn đề còn băn khoăn hoặc bàn cãi. Hoạt động cả lớp
cịn được sử dụng trong tình huống giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh, hướng
dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ, học sinh hoặc nhóm học sinh trình bày kết
quả làm việc, giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh…
Như vậy, được lựa chọn hình thức làm việc nào: cá nhân, cặp đơi, nhóm
hay cả lớp đều phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập.
Tùy vào tình hình chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân, giáo viên có thể
thay đổi, ứng dụng linh động và phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và
sự hứng thú cho học sinh.
2.3.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Thực hiện Nghị Quyết số 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo”, hoạt động giáo dục cần tổ chức theo hướng tăng cường
sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi
trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự
8
khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện
thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Nói tới trải nghiệm sáng tạo là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế,
tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị
mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, động viên các em tích cực nghiên
cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã
học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó
hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Tuy nhiên, đặc trưng của môn Lịch sử là học sinh không được trực tiếp
tham gia vào các sự kiện lịch sử vì đó là những sự kiện đã xảy ra trong quá
khứ, ở nhiều địa điểm khác nhau trên đất nước Việt Nam và thế giới. Để tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên phải thực sự linh hoạt, uyển
chuyển khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
2.3.2. Sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
Phương pháp dạy học tích cực là sự khơi dậy, phát huy tính chủ động,
tích cực của cả thầy và trị nhằm trau dồi tư duy sáng tạo và rèn trí thơng minh
trong q trình chinh phục chân lí; là sự dạy và học mà trong đó thầy là người
tổ chức, định hướng, tạo điều kiện, còn trò là người thực hiện, thi công nhằm
đạt được cả ba mục tiêu: kiến thức, kĩ năng và thái độ, trên cơ sở đánh giá,
kiểm tra cả q trình học tập và của từng mơn học, qua đó định hướng phát
triển năng lực học sinh.
Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực có ưu thế trong việc
phát huy tính tích cực chủ động học sinh, các phương pháp và kĩ thuật này rất
đa dạng nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thường xuyên sử dụng phương pháp:
Dạy học theo dự án, phương pháp dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại
gợi mở, tổ chức trò chơi…
Vậy nên việc kết hợp giữa đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập, tổ
chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh trong bộ môn Lịch sử chính là
điểm mới của sáng kiến này.
2.3.3. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ
chức hoạt động học cho học sinh qua bài qua bài 23: Khôi phục và phát
triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 1975) - Tiết 1 -Lớp 12”.
1. Khởi động:
* GV sử dụng những câu thơ, bài hát để kết nối: TỪ ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN
SÀI GÒN.
- Đoạn thơ sau đây của nhà thơ Tố Hữu lấy cảm hứng từ chiến thắng nào?
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm
Mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non,
Gan khơng núng, chí khơng mịn” (Điện Biên Phủ)
9
- Bài hát “Dáng đứng Bến Tre” nhắc đến sự kiện lịch sử nào trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ ?
(Phong trào Đồng khởi 1960)
- Đoạn thơ sau viết về sự kiện lịch sử nào?
Chuyện cơ du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù,
“Mĩ hại trăm nhà lo diệt trước
Rắn mình em chịu có sao đâu”.
(Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của ĐQ Mĩ 1965 - 1968)
- Bài hát “Tây Nguyên chiến thắng” viết về thắng lợi của chiến dịch nào trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ? (Chiến dịch Tây Nguyên - tháng 3/1975)
* Nêu vấn đề:
Năm 1954, dân tộc Việt Nam đã làm nên một chiến thắng “Lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu” khiến cho thực dân Pháp phải kinh sợ và kí với ta
Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam. Nhưng ngay sau đó là 21 năm của một cuộc thử lửa khủng khiếp sự đối mặt của một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên cường với kẻ thù có sức mạnh
kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới, đó là đế quốc Mĩ. Đến đầu năm 1975,
dân tộc ta đang đi đến thời khắc lịch sử - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước chuẩn bị kết thúc. Chỉ còn 55 ngày cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân. Chúng ta đã tạo thời cơ, chọn thời cơ và chớp thời cơ để đi đến
thắng lợi hồn tồn. Vậy q trình chớp thời cơ và kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ của toàn dân tộc diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào đưa đến
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Ý nghĩa lịch sử của cuộc
kháng chiến này như thế nào?
2. Dạy và học bài mới
Mục 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
1. Mục tiêu: HS biết được những nét cơ bản về diễn biến cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân 1975. Hiểu được sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta
trong các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử. Trình bày được diễn biến của các chiến dịch trên bản đồ, phát huy
năng lực tự học và học theo nhóm của mình.
2. Phương thức hoạt động:
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/Theo dãy/Cá nhân.
+ Tiến trình tổ chức hoạt động:
GV yêu cầu 1 HS nhắc lại diễn biến chính của chiến dịch Tây Nguyên và ý
nghĩa lịch sử của chiến dịch này.
10
- Bước 1. GV hướng dẫn HS quan
sát Lược đồ diễn biến cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân 1975 và
sử dụng phương pháp đóng vai cá
nhân: Sau khi chiến dịch Tây
Nguyên toàn thắng, nếu các em được
tham gia Hội nghị của Bộ Chính trị
họp bàn kế hoạch giải phóng miền
Nam, các em sẽ lựa chọn nơi nào
làm điểm Tiến cơng chiến lược tiếp
theo? Vì sao lại chọn nơi đó?
HS đóng vai và trình bày quan điểm của mình về nơi mà mình sẽ chọn, lí
do tại sao lại chọn nơi đó… sau đó GV chốt lại: Ngày 25/3/1975, ngay sau khi
chiến dịch Tây Ngun tồn thắng, Bộ Chính trị họp và hạ quyết tâm giải
phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975). Trước mắt tiến hành
trận quyết chiến chiến lược giải phóng Huế - Đà Nẵng, giải phóng các tỉnh
miền Trung và Nam Trung bộ, tiêu diệt quân đồn I của Ngụy, khơng cho
chúng co về giữ Sài Gịn, đồng thời đẩy mạnh cơng tác chuẩn bị cho trận
quyết chiến cuối cùng giải phóng Sài Gịn. Vậy Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và
chiến dịch giải phóng Sài Gòn diễn ra như thế nào?
- Bước 3. GV tổ chức trị chơi Tiếp sức để hồn thiện bảng kê về diễn biến
chính của chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Luật chơi: GV đưa ra 1 bảng sự kiện và có 2 bộ thẻ kiến thức giống nhau
dành cho 2 dãy HS. HS đọc SGK về diễn biến 2 chiến dịch, sau đó lần lượt
từng bạn gắn các thẻ kiến thức lên bảng theo đúng thứ tự thời gian. Đội nào
gắn được nhiều thẻ kiến thức đúng lên bảng thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
Thời gian cho 2 đội gắn thẻ là 5 phút.
+ Sau đó HS của 2 nhóm sẽ đối chiếu với bảng phản hồi của GV để hoàn thiện bảng kê về
diễn biến chiến dịch.
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975
Chiến dịch Thời gian
Huế - Đà 21/3/1975
Nẵng
26/3/1975
29/3/1975
16/4/1975
21/4/1975
Hồ Chí
26/4/1975
Minh
30/4/1975
2/5/1975
Diễn biến
Quân ta tấn cơng địch ở Huế
Huế được giải phóng
Đà Nẵng hồn tồn giải phóng
Ta phá vỡ tuyến phịng thủ của địch ở Phan Rang
Quân ta chiếm được Xuân Lộc
Quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng
Miền Nam hồn tồn giải phóng
11
- Bước 4. Tiếp đó GV yêu cầu 2 học sinh lên trình bày diễn biến của 2 chiến
dịch trên Lược đồ. GV nhận xét, bổ sung và chốt lại những điểm cơ bản của 2
chiến dịch.
- Bước 5. GV mở rộng
* Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975):
- Ngày 18/3/1975, khi chiến dịch Tây Nguyên đang đi đến thắng lợi cuối
cùng, Bộ Chính trị họp và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa
(trước tháng 5/1975). Trước mắt tiến hành trận quyết chiến chiến lược giải
phóng Huế - Đà Nẵng, giải phóng các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, tiêu
diệt quân đồn I của Ngụy, khơng cho chúng co về giữ Sài Gịn, đồng thời đẩy
mạnh cơng tác chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng giải phóng Sài Gịn.
- Huế - Đà Nẵng là 2 trong 3 thành phố lớn ở miền Nam sau Sài Gịn. Đà
Nẵng chính là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ ở miền Nam. Ngày 19
- 3 - 1975, ta giải phóng Quảng Trị, địch chạy về giữ Huế - Đà Nẵng. Quân ủy
Trung ương quyết định giải phóng Huế sớm hơn dự kiến. Ngày 21/3/1975,
quân ta tấn công địch ở Huế. Tướng Ngơ Quang Trưởng - tư lệnh qn đồn I
của địch vẫn huênh hoang: “Việt cộng phải bước qua xác tôi mới vào được cố
đô Huế”. Tổng thống Thiệu “Bỏ Kon Tum, Plâycu để bảo tồn lực lượng.
Cịn Đà Nẵng, Huế, Đông Nam Bộ sẽ giữ đến cùng”.
- Ngày 25 - 3, quân ta tiến vào cố đô Huế. Ngày 26/3/1975 Huế được giải
phóng, tạo thế uy hiếp đối với địch ở Đà Nẵng từ phía Bắc.
- Tướng Trưởng khơng giữ lời hứa chết trong thành Huế mà đào tẩu bằng máy
bay lên thẳng, chạy một mạch vào Sài Gòn và do quá sợ sự tấn công của ta
nên đã vào thẳng quân y viện Cộng hòa.
- Cùng thời gian này, ta giải phóng Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai => Tạo thế
hiếp từ phía nam đối với Đà Nẵng. Đà Nẵng hồn tồn bị cơ lập, hơn 10 vạn
địch dồn ứ về đây trở nên hỗn loạn, mất khả năng chiến đấu. Tổng thống
Thiệu kêu gọi tử thủ để bảo vệ Đà Nẵng nhưng ngày 29/3/1975, quân ta từ ba
hướng Bắc, Tây và Nam tiến thẳng vào thành phố Đà Nẵng với tư tưởng chỉ
đạo “kịp thời, nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đến chiều 29/3
Đà Nẵng hồn tồn giải phóng.
=> Chiến thắng Huế - Đà Nẵng làm sụp đổ hồn tồn hệ thống phịng ngự
chiến lược của địch ở miền Trung, phá tan âm mưu co cụm chiến lược của
chúng => Đẩy địch vào tình trạng tuyệt vọng, đưa cuộc tiến công và nổi dậy
của quân và dân ta tiến lên một bước với sức mạnh áp đảo.
* Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 24/3 đến ngày 30/4/1975):
- Trên cơ sở đánh giá thời cơ chiến lược để tiến hành tổng cơng kích, tổng
khởi nghĩa vào sào huyệt qn đội Sài Gịn đã chín muồi, Bộ Chính trị hạ
quyết tâm: Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa với tư tưởng chỉ đạo “Thần
tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng
giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và tồn thắng”.
Chiến dịch giải phóng Sài Gịn chính thức mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
12
Cả dân tộc ra quân với khí thế hào hùng, với tinh thần “đi nhanh đến đánh
nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.”
- Ngày 16 - 4, ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang. Phan Rang là
thị xã thủ phủ tỉnh Ninh Thuận, cách Sài Gịn 361 km về phía Đơng Bắc, cũng
có đường quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên Việt đi qua. Trong kế hoạch phòng
thủ "nỗ lực tối đa" của quân lực VNCH đầu năm 1975, Phan Rang trở thành lá
chắn phía Đơng che chở từ xa cho Sài Gòn. Nếu mất Phan Rang, Sài Gòn sẽ
bị uy hiếp => Tổng thống Thiệu chỉ thị: “Bằng bất kì giá nào cũng phải cố
thủ từ Phan Rang trở vào, nếu cần sẽ đem hết lực lượng đánh xả láng tại
chỗ”. Tuy nhiên trước sức tấn công như vũ bão của ta, toàn bộ quân địch ở
Phan Rang gồm hơn một vạn tên bị tiêu diệt và tan rã.
- Ngày 21 - 4, ta chiếm được Xuân Lộc - Xuân Lộc cách Sài Gòn 80 km, là
cánh cửa thép bảo vệ Sài Gịn. Ngay tối hơm đó, tổng thống Thiệu tuyên bố từ
chức và khẳng định: “Tôi từ chức nhưng không đào ngũ. Từ giờ phút này tôi
tự đặt mình dưới quyền tân tổng thống và đồng bào”.
=> Ngày 26 - 4, Thiệu và gia đình mang theo 16 tấn vàng, đôla và của cải lên
phi cơ chạy sang Đài Loan. Còn tổng thống Mỹ, G Pho đã khẳng định: “Cuộc
chiến tranh Việt Nam thực sự kết thúc đối với Mỹ”.
- Đến 26/4/1975, 5 cánh quân của ta đã hình thành thế trận bao vây Sài Gịn.
17h ngày 26/4/1975, tiếng súng đầu tiên của chiến dịch Hồ Chí Minh đã nổ ở
hướng Đông. 5 cánh quân được lệnh nổ súng, thần tốc tiến vào trung tâm Sài
Gòn đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
- Sáng 30/4/1975, sau khi tiêu diệt cụm chốt cuối cùng của quân lực VNCH
tại cầu Thị Nghè, tiểu đoàn xe tăng 1- lữ đoàn 203 - đã tiếp cận cổng Dinh
Độc Lập qua ngả Thảo Cầm Viên. Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên
trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Cịn xe tăng 390 do Chính trị viên đại đội Vũ
Đăng Tồn chỉ huy húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc
Lập. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của
mình đem vào treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Tổng
thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến dịch
lịch sử Hồ Chí Minh tồn thắng.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta
nổi dậy giải phóng các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. Ngày 2/5/1975, Châu Đốc là
tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng.
“ Đối với Hoa Kỳ, cùng với Trân Châu Cảng, đây là thất bại có lẽ nghiêm
trọng nhất trong tồn bộ lịch sử 200 năm qua. Đối với toàn thế giới tự do,
đây là một thất bại đẫm máu, đầy tủi nhục.”
- Bước 5. GV sử dụng phần mềm 3D thiết lập Bảo tàng ảo các góc nhìn về
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) để tổng kết cuộc kháng
chiến huy hồng của dân tộc. Đồng thời tích hợp âm nhạc trong giảng dạy với
bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Như vậy, 30 năm đấu tranh non sông ta đã thu về một mối, 30 năm dân chủ
cộng hịa kháng chiến đã thành cơng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
13
Mĩ cứu nước là thắng lợi của một dân tộc nhỏ bé nhưng anh hùng trước một
nước đế quốc hùng mạnh. Nước Mĩ đã rất cố gắng để thực hiện mưu đồ bá
chủ thế giới của mình nhưng mưu đồ đó đã bị đập tan, vậy nguyên nhân nào
đưa chúng ta tiến lên đài vinh quang?
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
Mục 1. Nguyên nhân thắng lợi
1. Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). Vận dụng được về vai trò và sự lãnh đạo
của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập qua
các kĩ thuật dạy học tích cực mà GV đưa ra.
2. Phương thức hoạt động:
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/Nhóm/Cá nhân
+ Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin trong SGK, thảo luận:
Những nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
- Bước 2. HS đọc SGK trả lời, GV chốt 3 nguyên nhân trên bảng.
+ Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối
chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ.
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng cảm của nhân dân ta được phát huy
cao độ, tạo sức mạnh cho cả dân tộc.
+ Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của nhân dân u chuộng hịa bình thế giới.
- Bước 3. GV sử dụng kĩ thuật XYZ - cụ thể thành 525: Chia lớp thành từng
nhóm 5 HS, mỗi HS viết 2 ví dụ cụ thể để minh chứng cho nguyên nhân thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) trên một tờ giấy
A2, sau đó chuyển cho người bên cạnh. Thời gian thực hiện trong vịng 5
phút. Sau khi thu thập ví dụ thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ví dụ.
- Bước 4. GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân qua câu hỏi: Trong những
nguyên nhân trên, nguyên nhân nào có ý nghĩa quyết định nhất? Vì sao?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý: Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố,
trong đó nhân tố quyết định nhất là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của
Đảng, phát huy cao độ nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam. Kết hợp chặt
chẽ các nhân tố "thế, lực, thời, mưu" trong từng trận đánh, từng chiến dịch
một cách linh hoạt, làm cho địch không thể lường được các hướng, mũi, lực
lượng và sức mạnh tiến công của ta. Giành thắng lợi từng bước, giành thắng
lợi cuối cùng bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
- Bước 5. GV hướng dẫn HS vận dụng: Sự lãnh đạo của Đảng và nghệ thuật
quân sự Việt Nam được phát huy như thế nào trong giai đoạn hiện nay?
+ Tinh thần của chiến thắng 30 - 4, ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang thơi thúc chúng ta vươn lên chiến thắng
đói nghèo, lạc hậu.
14
+ Bài học kinh nghiệm về sự sáng tạo, táo bạo, bất ngờ trong kháng chiến
đang giúp chúng ta tranh thủ thời cơ, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng
tiềm năng, áp dụng tiến bộ của cuộc cách mạng 4.0 để đưa đất nước tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc.
+ Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong việc xử lý các vấn đề quốc tế như vấn
đề biển Đông: Khi Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương - 981 vào sâu hải
phận nước ta, dư luận trong nước kịch liệt phản đối, nhiều ý kiến cho rằng nên
sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề nhưng Đảng ta kiên cường đấu tranh bằng
biện pháp hịa bình và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế => Trung Quốc buộc
phải rút dàn khoan về nước.
Mục 2. Ý nghĩa lịch sử
1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa LS của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước. Thực hiện tốt các hoạt động học tập nhằm phát huy năng lực của mình.
2. Phương thức hoạt động:
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Cả lớp/Nhóm
+ Tiến trình tổ chức hoạt động:
- Bước 1. GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS gấp SGK, suy nghĩ
và thảo luận về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chống chống Mỹ cứu nước
thắng lợi. Tác động của thắng lợi này đối với tình hình trong nước và quốc tế.
Thời gian thực hiện 5 phút.
- Bước 2. HS tự suy nghĩ sau đó viết những suy nghĩ của mình lên giấy A2 đã
được chuẩn bị sẵn và trình bày.
* Đối với dân tộc:
- Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và 30 năm chiến tranh
giải phóng dân tộc (1945 - 1975). ĐQ Mĩ phải chấp nhận sự thất bại nặng nề.
* Mười cái nhất của Mỹ trong CTVN
1. Đưa đơn vị chiến đấu vào miền Nam đông nhất, mạnh nhất, sừng sỏ nhất
+ Huy động lúc cao nhất 63,8 vạn lính Mĩ.
+ Bộ máy chiến tranh khổng lồ, 5 nước tham gia trực tiếp và 29 nước tham gia
gián tiếp.
+ Mỹ đã huy động tới 6.000.000 lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3
triệu lượt)
2. Tập trung nhiều tướng tài và chính khách lỗi lạc nhất: Mắcnamara,
Oétmolen, Taylo…
3. Binh khí tối tân hiện đại nhất: Pháo đài bay B52, máy bay phản lực F111,
chất độc hóa học, vũ khí điện tử, vũ khí khí tượng, bom CBU…
+ Sử dụng 75 kiểu máy bay, 65 loại tàu chiến, 12 loại tên lửa, 75 kiểu pháo.
+ Bom mìn: 7.882.547 tấn (=3,8 lần CTTG II) và hơn 7 triệu đạn pháo với
khoảng 26 triệu hố bom, khoét sâu và hất đi khoảng 3 tỉ m3 đất, bằng 10 lần số
đất đào lên của 2 con kênh đào Xuy ê và Panama cộng lại.
+ Chất độc hóa học: 75,5 triệu lít
4. Qua nhiều đời tổng thống và thay đổi chiến lược nhiều nhất.
+ Ai-xen-hao với chiến lược Trả đũa ào ạt - Chiến tranh đơn phương.
15
+ Ken-nơ-đi và Giôn xơn với chiến lược Phản ứng linh hoạt - Chiến tranh đặc
biệt và Chiến tranh đặc biệt tăng cường.
+ Giôn xơn với chiến tranh cục bộ.
+ Ních-xơn với chiến lược Ngăn đe thực tế - Việt Nam hóa chiến tranh và
Đơng Dương hóa chiến tranh.
5. Thương vong nhiều nhất:
- Từ 1961 đến 1974 có tới 57.259 người Mỹ đã chết ở Việt Nam, 303.704
người đã bị thương trong chiến đấu, 20.000 người Mỹ nhiễm chất độc da cam.
- 33.068 máy bay, 38.835 xe tăng, 9350 pháo, 7492 tàu xuồng.
- 12 viên tướng bị chết, 8 bị thương.
6. Tốn kém nhất: 920 tỉ USD
+ Tiêu hết 676 tỉ USD (=2 lần CTTG II) + chi phí gián tiếp lên tới 920 tỉ USD
7. Đàm phán lâu nhất tại Pari
+ 4 năm 8 tháng 14 ngày
+ 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng
8. Cuộc chiến tranh dài ngày nhất quân đội Mĩ tham gia ở nước ngoài: 8 năm
và 21 ngày (từ 8.3.1963 đến 29.3.1973)
9. Cuộc chiến tranh làm nước Mĩ chia rẽ sâu sắc nhất và bị thế giới lên án
nhiều nhất.
Ních xơn “Chúng ta khơng chỉ thua trận trên chiến trường mà cịn thua ở
hành lang quốc hội, trong các phòng ăn, trong các hội trường, trong các lớp
học ở các trường đại học…”
10. Hậu quả chiến tranh giải quyết lâu dài nhất: 30 năm sau chiến tranh Việt
Nam, “Hội chứng VN” vẫn tồn tại trong kí ức của dân chúng Mĩ. Đó là những
chấn động lớn về tâm lý và tình cảm của người Mỹ nói chung và các cựu
chiến binh Mỹ nói riêng. Nó khiến cho hầu hết lính Mỹ tham chiến ở Việt
Nam đều nghiện một chất gì đó ví dụ: rượu, thuốc lá,… thậm chí cả heroin.
- Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: cả nước độc lập, thống nhất, cùng
đi lên CNXH.
- Bước 3. Giáo viên: Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, được ghi vào lịch sử như 1 Bạch Đằng,
1 Chi Lăng, 1 Đống Đa của thế kỉ XX, thắng lợi “mãi mãi được ghi vào lịch
sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng
ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con
người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một
sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc”.
* Đối với thế giới: Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới
- Bước 4. GV dẫn chứng những câu nói của Ních-xơn: “Một sai lầm chính
của Mĩ là không nắm vững một nguyên tắc của chiến tranh là: Không bao giờ
dấn thân vào một cuộc chiến tranh mà không biết làm thế nào để đi
ra...Chúng ta tiến hành một cuộc chiến tranh sai lầm vì chiến thuật, chiến
lược sai lầm. Chúng ta đã không hiểu được chiến tranh là của cả dân tộc chứ
không phải chỉ là một cuộc nổi dậy ở Nam Việt Nam”
16
“Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi đã mắc nợ các thế hệ
tương lai về việc làm rõ nguyên nhân tại sao lại sai lầm như vậy. Tơi hy vọng
rằng chúng ta có thể rút ra bài học từ Việt Nam để vận dụng cho thế giới hôm
nay và ngày mai”
III. Tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết:
GV kết lại cuộc chiến 10 ngàn ngày ở Việt Nam bằng Văn bia đền thờ
Bến Được - Củ Chi.
Vùng đất sáng ở miền Nam Tổ quốc, nửa tiếp Trường Sơn, nửa nối đồng
bằng. Chống xăm lăng từ Trương Định, Trương Quyền, máu dũng sĩ chảy
tràn sông suối. Thuở đất nước đắm chìm trong tăm tối, Nguyễn Tất Thành tím
ruột xót non sơng, tìm hướng tương lai, khói phủ Bến Nhà Rồng.
Tiếng máy chém đầu văng trong ánh thép, nhân dân quằn quại dưới xiềng
gông, đạn bom rơi xác ngã chất chồng, người chết không yên, tan mồ nát mả.
Giặc quyết đẩy dân ta lùi về thời đồ đá.
Tiếng Bác Hồ: "Dù đốt chảy dãy Trường Sơn..." Muôn triệu trái tim sôi sục
căm hờn. Đôi tay yếu mẹ đẩy lùi máy chém, tấm thân gầy mẹ cản xích xe
tăng. Nước mắt chảy vào tim mẹ tiễn con ra trận. "Khơng có gì q hơn độc
lập tự do" lớp lớp lên đường.
Tuổi trẻ ! Tuổi anh hùng như đại bàng vỗ cánh "Đâu có giặc là ta cứ đi!"
Thành phố Sài Gịn, vì sao lấp lánh: Thề chết đứng chẳng sống quỳ. Những
đoàn quân đẹp tựa thiên thần, đạp đỉnh Trường Sơn, vượt sông Cửu Long tiến
về thành phố.
Moi ruột đất ẩn sâu vào lòng đất, trái tim thành chiến hào, ánh mắt hóa vì
sao, bàn tay thành lưỡi kiếm. Vũ khí thơ sơ ngựa trời, mìn gạt, địa đạo dài
theo thế trận lịng dân, du kích lập vành đai diệt Mỹ, bắn tỉa ngày đêm xuất
quỷ nhập thần. Biệt động Thành đánh giữa Sài Gòn, tàu chiến sân bay, kho
xăng bốc nổ - lòng dân lửa dậy, ngày xuống đường, đêm không ngủ, đạp rào
gai, che họng súng, liều thân mình cho Tổ quốc tồn sinh. Lũ giặc nước kinh
tâm, bom tấn, pháo bầy, thần sấm, con ma, B52 rãi thảm.
Thần, người căm giận. Ầm, Ầm chiến dịch Hồ Chí Minh. Như bão gầm, như
thác lũ, dũng tướng, tinh binh, bạt núi, san đèo, tiến về Thành phố.
Rạp trời cờ đỏ, trúc chẻ ngói tan, quét sạch hung tàn, quê hương giải phóng
Chiến thắng lớn từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến
trường?
Con mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hồng hơn...chim bay về núi
tối rồi.
Máu hồng toả hương chính khí
Nhân kiệt làm nên địa linh.
Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng,
Nhân dân lớn vì tấm lịng yêu nước.
2. Hướng dẫn học tập:
- Trình bày diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trên bản đồ
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2. 4. 1. Đối với hoạt động giáo dục
- Hiệu quả đối với việc phát huy tính tích cực học tập của HS
Khi bắt đầu triển khai sử dụng các phương pháp và kĩ thuật học tập tích
cực, tơi tiến hành thực nghiệm trên lớp 12A9 nhằm đánh giá hiệu quả của
việc học tập đồng thời rút kinh nghiệm khi triển khai trên quy mơ lớn hơn là
tồn bộ học sinh còn lại của khối 12. Qua thu thập các dữ liệu thực nghiệm,
tôi đánh giá hiệu quả của quá trình học tập đối với việc phát huy tính tích cực,
chủ động của HS như sau:
+ HS chú ý lắng nghe, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi do GV đưa ra.
+ HS tích cực tìm hiểu các thông tin liên quan tới chủ đề và bài học thông
qua sách báo, mạng Internet, tham quan thực tế… Đặc biệt là những HS
thường ngày khơng thích mơn Lịch sử, khi tham gia các hoạt động trải
nghiệm, các em lại đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, là những thành viên
rất tích cực, đưa ra những ý tưởng sáng tạo.
+ Đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo, mặc dù thời gian chuẩn bị rất
ngắn nhưng học sinh rất hào hứng nghiên cứu nội dung của cuộc Tổng tiến
công và nỗi dậy Xuân 1975, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Hiệu quả đối với việc phát huy năng lực sáng tạo của HS trong học tập
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của HS trong học tập,
chúng tơi đánh giá hiệu quả của q trình học tập thơng qua q trình làm
việc, thảo luận nhóm, qua phản hồi của HS, qua dữ liệu thực nghiệm….
Chúng tơi có những nhận xét sau:
+ Trong q trình thảo luận nhóm, các em đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo,
đưa ra các giải pháp, công cụ để thực hiện cơng việc được giao một cách có
hiệu quả.
+ Có nhóm cử 2 thuyết trình viên là nam - nữ, có cả bảng phân vai, kịch bản
rõ ràng, bổ sung lời thoại và tung - hứng rất hợp lí. Có nhóm chỉ một thuyết
trình viên thể hiện sự tự tin trong trình bày và trả lời. Việc thuyết trình cũng
được lựa chọn việc đưa tồn bộ nội dung vào trình chiếu, với việc chỉ đưa
một phần nội dung có tính chất cốt lõi và thuyết trình viên nói bên ngồi trang
trình chiếu cũng là một sự sáng tạo và thể hiện sự tự tin vào kiến thức và kĩ
năng thuyết trình của thuyết trình viên (tuy mới chỉ ở dạng mơ tả, tường
thuật).
+ Các em khai thác biểu đồ, tranh ảnh, sách giáo khoa để phục vụ mục đích
học tập rất tốt, đưa ra những ý kiến bình luận sâu sắc.
- Hiệu quả đối với công tác bồi dưỡng phương pháp tự học
Theo phiếu tổng hợp quá trình học tập, ở lớp 12A9 có khoảng 36/45 (80%)
HS nêu đích danh kết quả học được kĩ năng tư duy độc lập, hoạt động cá nhân;
32/45 (71,1%) HS biết tìm kiếm, chọn lọc dữ liệu, xử lí thơng tin; 39/45 HS
(86,7%) cho biết đã tích cực học hỏi, tự giác hồn thành cơng việc. Các kết quả
18
trên cho thấy HS đều tích cực, tự giác hồn thành ít nhất là phần việc được
phân cơng…
Các kết quả trên cho thấy trong quá trình học tập, các HS đều tích cực,
tự giác hồn thành ít nhất là phần việc được phân công. Các phần việc này
thường không là các hoạt động quen thuộc hàng ngày của HS nên thực sự là
những thách thức cho mỗi HS. Đó chính là cách phương pháp, kĩ thuật dạy
học khéo léo buộc HS tự học, tự bồi dưỡng một cách chủ động mà không
khiên cưỡng.
- Hiệu quả đối với việc tác động đến tình cảm, hứng thú học tập của HS
Qua phần trình bày, trả lời chất vấn và qua phiếu điều tra cho thấy HS
nắm vững được các kiến thức có liên quan tới nội dung đề tài của nhóm. Có
45/45 học sinh (100%) cho biết đã hiểu biết về nội dung kiến thức có liên
quan tới bài học. Tỉ lệ hài lòng về kết quả bài học như sau:
Thái độ của HS
Số lượng HS
Tỉ lệ
Hài lịng, vì nhóm đã làm việc và cố gắng hết
19/45
42,2 %
mình
Hài lịng, do kết quả sản phẩm bài học tốt, tăng
25/45
55,6%
vốn kiến thức
Tương đối hài lịng, vì vẫn cịn một số sai sót
2/45
4,4%.
khơng như ý
Phiếu hỏi cho biết mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm rất tốt,
đồn kết 31/45 = 68,9 %, hồ đồng thân thiện 38/45 = 84,4 %...
Phiếu hỏi cũng cho thấy mức độ thích hoặc khơng thích bài học như sau:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
K/quả
Tỉ lệ
Rất thích
12
11
11
34
75,5 %
Thích
2
3
2
7
15,6%
Bình thường
1
2
3
6,7%
Khơng thích
1
1
2,2 %
Rất khơng thích
Tổng:
16
14
15
45
100%
- Hiệu quả xã hội và mơi trường.
Việc dạy học và kết quả dạy học không thể cân đong đo đếm được về
phương diện kinh tế, không thể tính tốn một cách cụ thể sáng kiến sẽ đem lại
giá trị vật chất như thế nào. Song nếu các em - những chủ nhân tương lai của
đất nước, hiểu về quy luật của các mối quan hệ quốc tế, về sức mạnh thực sự
của một đất nước là sự kết hợp của nhiều yếu tố trong đó một nền kinh tế phát
triển thì vị thế chính trị trên trường quốc tế sẽ được nâng cao, về vấn đề chủ
quyền quốc gia dân tộc thì các em sẽ có những hành động cụ thể để bảo vệ
nền độc lập dân tộc mà nhân dân ta đã phải đổ bao xương máu để giành, giữ
và phát huy.
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo kết hợp với phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực chắc chắn sẽ đem lại những hiệu quả xã hội vơ
cùng to lớn vì dự án góp phần cải thiện mơi trường giáo dục, học sinh được
19
học trong một môi trường mở, thân thiện với tự nhiên, khác hẳn với mơi
trường đóng kín của trường học.
Việc thực hiện dạy học như vậy cũng góp phần đào tạo những con
người thực sự năng động, ham hiểu biết, có kĩ năng làm việc nhóm và làm
việc độc lập, có kĩ năng ứng phó với những biến đổi của bên ngoài.
2. 4.2. Đối với bản thân.
Qua sáng kiến đã cho thấy việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật
dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh qua bài 23: Khôi
phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền
Nam (1973 - 1975) - tiết 2 mà tơi sử dụng đã phát huy được tính tích cực và
hiệu quả, kiến thức, kỷ năng, phương pháp dạy học của bản thân ngày một
cũng cố và phát huy. Giờ học được học sinh đón nhận đầy hứng khởi, thích
thú qua sự tương tác giữa cơ và trị trong mỗi tiết học, điều đó khơng những
giúp giáo viên khẳng định được vị trí quan trọng của mơn học mà cịn thay
đổi được cách nhìn nhận chưa đúng của học sinh, của giáo viên ở các bộ môn
khác trong nhà trường, của xã hội về môn học này. Kết quả của sáng kiến
càng giúp tơi tự tin, say mê tìm tịi, nghiên cứu mạnh dạn sử dụng các phương
pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh
trong quá trình giảng dạy của mình.
2. 4. 3. Đối với đồng nghiệp trong nhà trường.
Kinh nghiệm dạy học được thể hiện qua sáng kiến là một kinh nghiệm
dạy học hay, hiện đại, phù hợp với xu thế giảng dạy hiện nay nên tôi đã được
bạn bè, đồng nghiệp dự giờ khen ngợi và đánh giá cao không chỉ đối với đồng
nghiệp dạy bộ môn lịch sử mà cả đồng nghiệp các bộ môn khác trong nhà
trường. Tôi đã chia sẻ kinh nghiệm dạy học này cho bạn bè, đồng nghiệp
trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, chun mơn do nhóm, tổ, nhà trường tổ
chức. Những kinh nghiệm này đã được đồng nghiệp hưởng ứng đón nhận và
đang dược áp dụng trong thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Hoằng Hóa 4
nơi tơi cơng tác. Ngồi ra với kinh nghiệm mà tôi thực hiện trong đề tài có thể
triển khai trong phạm vị rộng đến các đồng nghiệp các trường THPT trong
tỉnh tham khảo.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tổ chức
hoạt động học cho học sinh đã đảm bảo mục tiêu giáo dục và đào tạo trong
giai đoạn mới, đó là phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh,
bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tới tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập và rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho thế hệ trẻ.
Qua thực nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm và kết hợp các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch
lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ
thống, khoa học. Giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử mà cịn
hình thành trong các em cịn có thái độ tự tin trong học tập, có ý thức bảo vệ
20
sức mạnh mềm của dân tộc - đó chính là truyền thống u nước, góp phần
mình vào việc bảo vệ và phát huy truyền thống đó của dân tộc.
Thơng qua các hoạt động trải nghiệm như vậy, sự sáng tạo của các em
được khuyến khích, giúp các em huy động kiến thức tổng hợp để thực hiện dự
án, đồng thời phát triển đa dạng các kĩ năng như phân tích, tổng hợp, lập kế
hoạch triển khai, đánh giá… Với phương pháp này, các em sẽ tự tin trong quá
trình học tập và cả trong cuộc sống sau này.
Những giải pháp được trình bày trên đây đã được đúc kết từ thực tế của
các hoạt động dạy và học, được công tác trong một môi trường làm việc
nghiêm túc, chuyên nghiệp và cụ thể là trên thực tế kết quả học sinh của lớp
mình. Qua từng giai đoạn học của quá trình trải nghiệm thực tế, chúng tơi
nhận thấy rằng thầy và trị hiểu nhau hơn. Điều này càng làm tơi phải khơng
ngừng tìm tịi, nghiên cứu kiến thức trước khi giải đáp, mơ tả cho các em. Đó
cịn là động lực để tơi tiếp tục hồn thiện tốt vai trị của người giáo viên, trong
thời đại mới.
3. 2. Kiến nghị
Đổi mới phương pháp dạy và học là điều mà ngành GD luôn cố gắng
thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện riêng lẻ
nhất định sẽ khơng mang lại hiệu quả cao mà cần có sự vào cuộc đồng bộ của
các cấp lãnh đạo, của tồn thể giáo viên và tất cả các mơn học, cấp học.
* Đối với học sinh
- Ln có niềm đam mê, sự hứng thú học tập tất cả các bộ môn theo
quy định của cấp học.
- Thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên.
- Luôn ln chuẩn bị giấy A4, bút chì, bút màu, tẩy, bảng phụ trong cặp.
- Phải rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thuyết trình.
* Đối với giáo viên:
- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề về chuyên
môn nghiệp vụ và sự sáng tạo. Luôn luôn tâm huyết với nghề nghiệp sẽ giúp
giáo viên có được những bài giảng hay, những phương pháp học tập tích cực
để học sinh khắc sâu, nhớ kĩ kiến thức lịch sử. Những bài học lịch sử sẽ là
cầu nối quá khứ và hiện tại, ôn quá khứ sẽ biết hiện tại và hiểu về tương lai.
Đó là những lợi ích to lớn mà mơn học lịch sử đem lại.
- Phải thường xuyên tổ chức dạy học theo các phương pháp dạy học
mới kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống để phát triển hết khả
năng sáng tạo, khả năng tư duy của học sinh.
* Đối với nhà trường
- Tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS về cơ sở vật chất để có thể áp
dụng tốt phương pháp các phương pháp dạy học mới (trang bị máy chiếu..).
- Có thể áp dụng phương pháp này vào các bài giảng khác trong
chương trình PT để HS có điều kiện làm quen với nghiên cứu khoa học.
21
- Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho giáo viên và
học sinh có những buổi học thực tế. Tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa
phù hợp để các em học sinh có dịp thể hiện năng lực của mình.
* Đối với cấp trên
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học
nhằm giúp giáo viên tổ chức các giờ học sinh động và hiệu quả hơn.
- Tổ chức các buổi tọa đàm về việc xây dựng chủ đề, tạo điều kiện để
áp dụng một cách sâu rộng sáng kiến trong thực tế giảng dạy ở THPT.
- Phổ biến các sáng kiến và giải pháp cải tiến kĩ thuật trên các trang
web của Sở GD hoặc trường học kết nối để GV có thể học tập và áp dụng
rộng rãi các sáng kiến ở nhiều trường khác nhau trong ngơi trường của mình.
Trên đây là một số giải pháp sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm đảm bảo mục
tiêu chương trình định hướng năng lực. Do khả năng có hạn nên chắc chắn đề
tài của tơi cịn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự trao đổi, đóng góp của
đồng nghiệp để nhiệm vụ dạy và học của tôi được tốt hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Lương Thị Hạnh
22
BÁO CÁO CÁC ĐỀ TÀI SKKN
Đã được hội đồng khoa học ngành xếp loại
Họ tên: Lương Thị Hạnh
Ngày sinh: 01/9/1976
Ngày vào ngành: 30/10/1999
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Môn giảng dạy: Lịch sử
Đơn vị: Trường THPT Hoằng Hóa 4.
TT
1
2
3
4
5
Cấp
đánh giá
Một vài suy nghĩ về phương pháp dạy học HĐKH
lịch sử thế giới giai đoạn 1945 - 2000, ở lớp ngành
12 THPT.
Sử dụng phương tiện cơng nghệ hiện đại, sơ HĐKH
đồ hố kiến thức trong dạy học lịch sử ở ngành
trường THPT.
Ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử ở HĐKH
trường THPT.
ngành
Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin HĐKH
và sơ đồ tư duy trong dạy học môn lịch sử ở
Tỉnh
trường trung học phổ thông.
Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực nhằm tổ chức hoạt động học HĐKH
cho học sinh qua bài 31: Cách mạng tư sản ngành
Pháp cuối thế kỷ XVIII (tiết 1 - Lớp 10).
Tên đề tài
Kết quả
xếp loại
Loại C
Năm
ĐGXL
2014
Loại B
2018
Loại C
2019
Loại B
2020
Loại C
2020
Hoằng Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2021
Lương Thị Hạnh
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, Lí luận dạy học hiện đại, Potsdam – Hà
Nội, 2009.
2. Nguyễn Văn Cường, Dạy học project hay dạy học theo dự án, Thông báo
khoa học số 3/1997.
3. Trần Việt Cường, Đôi nét về phương pháp dạy học theo dự án, Tạp chí
Giáo dục số 207/2008.
4. Dự án Việt - Bỉ, Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2010.
5. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phan Trọng Ngọ (2012). Cơ sở triết học và tâm lí học của đổi mới phương
pháp dạy học trong trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm
7. V.A.Xukhơmlixki (1981), Giáo dục con người chân chính như thế nào?
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chủ đề dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh – Môn Lịch sử
9. Tài liệu tập huấn: Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm
và hướng dẫn học sinh tự học - Môn Lịch sử
10. Các trang web:
11. SGK, SGV Lịch sử lớp 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
24