Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN sử dụng tài nguyên trên mạng internet để hướng dẫn và định hướng học sinh học online môn ngữ văn tại nhà một cách hiệu quả ở trường THPT triệu sơn 2 trong đại dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.2 KB, 18 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dịch Covid 19 đang hồnh hành vơ cùng dữ dội. Cả thế giới chao đảo, quay
cuồng và hoang mang tận độ trong vòng xốy khủng khiếp của nó. Covid 19 cho
đến nay vẫn đang là nỗi ám ảnh khủng khiếp với nhân loại. Mọi người, mọi ngành,
mọi vùng đất, mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng và mất thăng bằng. Giáo dục cũng
không nằm ngồi vịng xốy đáng sợ ấy.
Hơn một năm gần đây, để ứng chiến với Covid 19, ngành giáo dục đã từng
phải cho học sinh nghỉ học, thậm chí có lần phải nghỉ trong một thời gian dài. Và
chúng tôi, những “người thầy thời Covid19” buộc phải thích ứng với đại dịch chúng tôi phải dạy học trực tuyến. Mục tiêu của chúng tôi là dù các em ở nhà
nhưng vẫn không nghỉ học - “vui học ở nhà”, “nghỉ học không ngừng học”.
Là một giáo viên yêu nghề, tự nhận thấy mình là người có trách nhiệm với
cơng việc, với trường lớp, tơi cũng rất nhiệt tình hưởng ứng chủ trương dạy học
online của nhà trường, của ngành. Thế nhưng, cá nhân tôi, với tư cách là “người
trong cuộc”, tôi nhận thấy việc làm này chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy tơi đã tìm ra
một hướng đi cho riêng mình: “Sử dụng tài nguyên trên mạng internet để
hướng dẫn và định hướng học sinh học online môn Ngữ văn tại nhà một cách
hiệu quả ở Trường THPT Triệu Sơn 2 trong đại dịch Covid 19”. Tôi xin trân
trọng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Mong nhận được những ý kiến đóng góp
chân thành để tơi hồn thiện hơn sáng kiến của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn giúp học sinh tiếp cận được
chân trời kiến thức rộng lớn một cách chủ động, đầy hào hứng dù không đến
trường, dù không có thầy cơ trực tiếp đứng lớp, dù đại dịch Covid 19 vẫn đang
hoành hành hay khi đại dịch đã qua đi…
Thơng qua sáng kiến của mình, tơi cũng đã góp phần định hướng các em sử
dụng một cách hiệu quả, tích cực nguồn tài ngun vơ tận của mạng xã hội, của
internet. Tạo cho các em niềm say mê trong học tập. Tự học, tự hoàn thiện bản
thân, tự nâng cao kĩ năng sử dụng nguồn tài nguyên vô tận của mạng xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh những lớp tôi đang giảng dạy tại Trường THPT Triệu Sơn 2:


- Học sinh lớp 10C4 và 11B6 năm học 2019 – 2020
- Học sinh lớp 11C4 và 12B6 năm học 2020 – 2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của tôi sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
1


1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Rèn luyện kĩ năng, truyền cảm hứng tự học của học sinh khi không trực tiếp
gặp thầy cô.
- Tránh được tâm lí chủ quan của của thầy khi cho rằng mình là kênh thông tin
duy nhất, quan trọng và đúng nhất
- Tránh được tâm lí chủ quan của trị khi cho rằng thầy, cô đang trực tiếp giảng
dạy tại lớp của mình đã có thể cung cấp kiến thức đầy đủ của môn học.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Là người có hơn 20 năm trực tiếp dạy học mơn Ngữ văn ở trường THPT, tôi
rất tâm đắc với những quan điểm giáo dục tiến bộ: "Đừng ép trẻ học bằng sự bắt
buộc hay hà khắc; mà hãy hướng trẻ học bằng điều thu hút tâm trí trẻ, để bạn có thể
phát hiện tốt hơn năng khiếu đặc biệt của trẻ". Đó là quan điểm dạy học vượt tầm
thời đại của Plato- triết gia Hy Lạp cổ đại. Cũng về vấn đề này, nhà giáo dục vĩ đại
người Ý, Maria Montessori, cũng cho rằng: "Môi trường phải phong phú về động
lực, có thể khơi dậy sự hứng thú hoạt động và mời gọi trẻ nhỏ tự có trải nghiệm của
riêng mình". Và, “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là cơng
việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn” Uyliam Batơ Dit [1]. Đó khơng
phải chỉ là quan điểm của rất nhiều những nhà nghiên cứu giáo dục mà nó cịn là

kim chỉ nam cho những người trên bục giảng như chúng tôi - những người luôn
tâm niệm "mỗi bài giảng, cuốn sách mà chúng ta soạn đều hướng tới học sinh, mỗi
đổi mới chúng ta thực hiện đều vì những điều mà phụ huynh học sinh kỳ vọng và
phụng sự cho sự phát triển của đất nước" (Nguyễn Kim Sơn- Bộ trưởng bộ Giáo
dục)[2]. Đó chính là những động lực mạnh mẽ để chúng tơi nỗ lực tìm kiếm những
hướng tiếp cận mới nhằm không ngừng đem đến hứng thú học tập cho học sinh của
mình.
Trong thời điểm hiện tại, tình hình đại dịch Covid 19 diễn biến cực kì phức
tạp. Học sinh ln có nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng. Bởi vậy, dạy học online là
một giải pháp được nhiều trường học lựa chọn. Trường THPT Triệu Sơn 2 nơi tôi
công tác cũng không phải là ngoại lệ. Trường tôi, ban lãnh đạo ln khích lệ giáo
viên dạy học online khi buộc phải nghỉ dịch, hoặc tương tác online với học sinh để
“nối dài thời gian trên lớp” giữa thầy và trò, để kịp hỗ trợ các em trong bất kì
khoảng thời gian nào. Với tơi, đó là một chủ trương rất đúng đắn và rất nhiều điểm
ưu việt trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong đại dịch Covid hiện nay. Bởi vậy bản
thân tôi đã hưởng ứng rất nhiệt tìnhthậm chí hưởng ứng một cách sáng tạo.
Hưởng ứng chủ trương của nhà trường, đồng thời cũng là để hỗ trợ học sinh
lớp mình dạy tơi đã tiến hành dạy online- dạy học bằng phần mềm Zoom. Tuy
nhiên, qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy việc dạy online của mình khơng mang lại
hiệu quả như kì vọng. Vì vậy, tơi đã tìm hiểu ngun nhân và tìm cách thay đổi cho
phù hợp với nhu cầu của các em, phù hợp với điều kiện học tập của đa số các em
mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học của mình. Và phương án tôi lựa chọn là “Sử
2


dụng tài nguyên trên mạng internet để hướng dẫn và định hướng học sinh học
online môn Ngữ văn tại nhà một cách hiệu quả ở Trường THPT Triệu Sơn 2
trong đại dịch Covid 19”.
Tôi xin được chia sẻ như là sáng kiến kinh nghiệm của riêng mình trong cơng
tác giảng dạy. Rất mong nhận được những những ý kiến đóng góp q giá của các

cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tơi hồn thiện hơn!
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đại dịch Covid 19 đã và đang là thách thức vô cùng lớn đối với nền giáo dục
thế giới nói chung và nền giáo dục nước nhà nói riêng. Đó đồng thời cũng là thử
thách lớn đối với thầy và trị trường THPT Triệu Sơn 2 chúng tơi. Nhưng, với tinh
thần trách nhiệm, với niềm đam mê nghề nghiệp và quan trọng hơn là vì sự tiến bộ
của học sinh - quyết tâm không để việc học của các em bị ảnh hưởng, bị gián đoạn,
chúng tôi đã cùng nhau cố gắng giúp các em “vui học ở nhà”, “nghỉ dịch không
ngừng học”. Bản thân tôi lúc đầu cũng nhiệt tình tham gia dạy học online trên
zoom, học sinh cũng “bị cuốn theo thầy cơ”.
Tuy nhiên, sự nhiệt tình của cơ trị chúng tơi sớm bị cản trở vì một số hạn chế
của việc học online. Cụ thể, một số em khơng có phương tiện học tập (điện thoại
thơng minh, máy tính xách tay, mạng internet…); một số em khơng có khơng gian
đủ riêng tư, đủ n tĩnh để chuyên tâm học hành; một số em không được bố mẹ tin
tưởng - tưởng con nghịch điện thoại nên tước điện thoại, hoặc quát mắng ầm ĩ. Đây
là trải nghiệm đã từng khiến cho cơ trị vài phen hú vía ngay khi đang cùng nhau
online; một số em lên zoom chỉ để “điểm danh”, đối phó với cơ và các bạn, làm
màu với cha mẹ, cịn thực tế khơng chia sẻ hình ảnh với thầy cơ và các bạn, làm
việc riêng ngay khi đang học online ví dụ ăn quà, tán gẫu,... Thực trạng này tôi biết
được khi bất ngờ yêu cầu học sinh cho xem vở ghi, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
tương tác trong bài học, và được phụ huynh phản ánh khi tôi gọi điện kiểm tra. Đặc
biệt, học zoom thường khá chập chờn. Đôi khi cơ trị đang hào hứng bỗng dưng rớt
mạng. Cơ trò đã nhiều lần hoang mang khi đột nhiên “mất liên lạc” với nhau. Bài
học bị dừng giữa chừng… Đó là một số lí do mà chỉ sau một thời gian ngắn cơ trị
chúng tơi đã thấy học zoom khơng thật sự hiệu quả như mong đợi.
Mặc dù vậy, mục tiêu của nhà trường, như tơi đã nói ở trên là “nghỉ dịch
không ngừng học” và giúp học sinh“vui học ở nhà”, cơ trị tơi vẫn phải quyết tâm
thực hiện, nhưng chúng tơi học online “theo cách của mình”. Cơ trị vẫn tiến hành
học trên zoom, song song với đó tơi cũng đã tìm kiếm một phương thức mới vừa có
thể bổ sung, thúc đẩy cho việc học của học sinh, vừa nhằm khắc phục một số tồn tại

khi học online. Kết quả, tơi đã tìm ra giải pháp: “Sử dụng tài nguyên trên mạng
internet để hướng dẫn và định hướng học sinh học online môn Ngữ văn tại
nhà một cách hiệu quả ở Trường THPT Triệu Sơn 2 trong đại dịch Covid 19”.
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI. Đây là thời đại công nghệ 4.0. Nền tảng tài
ngun trí tuệ trên mạng internet cực kì phong phú ở mọi lĩnh vực. Ở lĩnh vực giáo
dục lượng tài nguyên lại càng đa dạng. Tôi nhận thấy không một bài học nào trong
chương trình giáo dục phổ thơng (từ lớp 1 đến lớp 12) mà khơng có tài liệu tham
3


khảo rất chất lượng của các chuyên gia, của các thầy cô giáo giỏi, tâm huyết với
nghề, của các em học sinh…, thậm chí có ln video bài giảng vơ cùng sinh động,
thú vị và chất lượng của nhiều chuyên gia giáo dục, nhiều thầy cô giáo nổi tiếng,
tâm huyết; cũng có cả những người dù “khơng đứng trên bục giảng”, dù công việc
không quá liên quan đến giáo dục nhưng vẫn rất đam mê, vẫn hiểu thật sâu sắc về
vấn đề của bài học, họ cũng nhiệt tình chia sẻ những kiến thức mình tâm đắc trên
nền tảng mạng xã hội…
Đặc biệt hơn nữa, để ứng phó với đại dịch, các sở Giáo dục và Đào tạo đều lựa
chọn những thầy cơ có chun mơn xuất sắc nhất, giảng dạy những chuyên đề quan
trọng và đặc sắc nhất trên truyền hình. Ví dụ: Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
(học kì 2 năm học 2019 – 2020) đã kết hợp với Đài truyền hình Thanh Hóa (TTV)
ghi hình và phát trên truyền hình những chủ đề, bài học trong chương trình THPT.
Đó là bài giảng của những thầy cơ tài năng, uy tín của tỉnh nhà: Thầy giáo Lê Văn
Thắng - Trường THCS và THPT Thống Nhất, Cô giáo Trương Thị Giang - Trường
THPT chuyên Lam Sơn, Thầy giáo Phạm Viết Cương - Trường THPT Triệu Sơn
4… Bản thân chúng tơi cũng nhận được lịch phát sóng của Đài truyền hình, cũng
đã đơn đốc, nhắc nhở học sinh những lớp mình dạy theo dõi để học tập chu đáo.
Sau đó, những video ấy đều được chia sẻ trên youtube. Do vậy, nguồn tài nguyên
trên mạng quả là vô tận và vô cùng quý giá và không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Việc tham khảo có định hướng, có chọn lọc nguồn tài nguyên ấy để phục vụ có

hiệu quả cho việc học là một lựa chọn “mang tính thời đại”, phù hợp với thực tiễn
và mục tiêu của nền giáo dục hiện đại.
Hơn nữa, đã qua rồi cái thời thầy cô là những “chuyên gia biết tuốt” trong thế
giới của học trò. Bây giờ, nguồn kiến thức kĩ năng mà học sinh có được, lĩnh hội
được khơng nhất thiết phải nhờ thầy cô mà thường là thông qua rất nhiều kênh:
sách vở, báo, đài và đặc biệt là internet... Theo tơi nghĩ, đó là một tất yếu của cuộc
sống hiện đại, của giáo dục hiện đại. Khi thầy cô khơng cịn là “kênh duy nhất” có
thể trang bị kiến thức cho học sinh của mình, thay vì bảo thủ tìm cách “cố thủ” giữ
ngơi vị độc tơn của mình (trong việc trang bị kiến thức cho học sinh) trong tuyệt
vọng, tơi lại dễ dàng chấp nhận, mở rộng lịng mình để đón luồng gió mạnh mẽ từ
thời đại cơng nghệ 4.0, tôi đã “thuận nước đẩy thuyền”, mở cho các em học sinh
lớp mình dạy cánh cửa hướng ra “đại dương dữ liệu mênh mông” của mạng xã hội.
Tôi bắt đầu “đứng từ xa” quan sát, định hướng và chỉ dẫn cho các em cách khám
phá chân trời kiến thức mênh mông, đại dương dữ liệu của nhân loại trên mạng
internet. Rất may là cách làm của tôi lại rất phù hợp trong “tình hình bất thường”
của đại dịch Covid 19.
Vì tất cả những lí do trên mà tơi đã lựa chọn “Sử dụng tài nguyên trên mạng
internet để hướng dẫn và định hướng học sinh học online môn Ngữ văn tại
nhà một cách hiệu quả ở Trường THPT Triệu Sơn 2 trong đại dịch Covid 19”.
Sau một thời gian cùng nhau trải nghiệm cơ trị chúng tơi thực sự đã tìm ra giải
pháp học tập phù hợp với tình hình mới. Khơng chỉ vậy, ngay cả khi dịch bệnh tạm
lắng xuống, cơ trị chúng tơi được gặp lại nhau ở trường, không buộc phải học
4


online nữa nhưng chúng tơi vẫn thống nhất duy trì cách học mà cơ trị từng trải qua
trong đại dịch. Và tơi tin, đây là giải pháp mà tơi có thể áp dụng với nhiều thế hệ
học sinh, ngay trong điều kiện bình thường của tương lai.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để khắc phục phần lớn những khó khăn, tồn tại khi dạy học trên zoom, tơi đã

thử tìm kiếm một số giải pháp nhằm vẫn giúp học sinh “không ngừng học giữa đại
dịch”. Cụ thể là:
Giải pháp 1. Thông qua mạng xã hội giáo viên giao bài tập cho học sinh.
Yêu cầu các em học ở nhà có hẹn ngay thu, chấm, trả cụ thể
Năm học 2019 – 2020, thông qua giáo viên chủ nhiệm (cô Nguyễn Nữ Thu Hà
- Lớp 11B6), thông qua nhóm messeger của lớp 10C4 - do tơi chủ nhiệm tôi đã gửi
tới học sinh lớp 11B6 và 10C4 một số đề kiểm tra, tài liệu tham khảo về bài học
yêu cầu lớp làm bài, đọc tài liệu. Đối với bài kiểm tra, tôi hẹn ngày thu cụ thể và đã
chấm, đã chữa, trả bài và rút kinh nghiệm cho các em và lấy điểm một cách nghiêm
túc. Đối với tài liệu tham khảo tôi cũng hẹn các em đọc kĩ, ghi chép và tôi cũng đã
dành thời gian kiểm tra để đánh giá mức độ tiếp nhận, mức độ hoàn thành của từng
em. Với trường hợp lớp 11B6, do lúc đó chưa lập được nhóm học Văn riêng nên
phải thông qua giáo viên chủ nhiệm, tôi hẹn các em nộp bài ngay khi học lại. Riêng
10C4 tôi tương tác trực tiếp với các em hàng ngày, nên để các em có tinh thần học
tập tốt hơn, tơi u cầu các em chụp lại bài làm và nộp trực tuyến cho tơi. Dưới đây
là những hình ảnh có thể làm minh chứng cho những gì tơi đã trình bày ở trên:

5


Đây là giải pháp đầu tiên tôi áp dụng để cùng các em “nghỉ dịch không ngừng
học”. Tuy nhiên, giải pháp này cũng chưa thực sự đem lại hứng thú cho các em. Đa
phần các em chỉ học và làm vì trách nhiệm, vì lời hẹn kiểm tra và cũng vì biết tính
cơ “nói là làm” nên khơng dám lơ là và đã trả bài cho cô đúng hẹn. Với kinh
nghiệm của mình, tơi biết phần lớn các em vẫn chưa tự giác, chưa chủ động và
thậm chí chỉ làm bài đối phó qua loa. Điều này thực sự khơng làm tơi thỏa mãn.
Giải pháp 2. Thơng qua nhóm facebook, messger, zalo… giáo viên chia sẻ
tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học cho học sinh. Yêu cầu các
em tham khảo để hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu của bài học.
Dịch dã ngày càng diễn biến phức tạp, các em học sinh 11B6 (nay đã trở thành

học sinh lớp 12B6) đã kết bạn facebook với cô, đã chủ động lập nhóm facebook,
nhóm messeger để cơ trị cùng nhau tương tác. Khi có thể trực tiếp tương tác,
chúng tôi cũng bắt đầu dạy - học trên zoom như chỉ đạo của nhà trường. Nhưng trải
qua một vài buổi học online cơ trị đã nếm trải đầy đủ những bất cập của hình thức
dạy học này. Qua nghiên cứu tơi quyết định tìm kiếm trên mạng xã hội, những bài
viết, những tài liệu thật hay liên quan đến những bài học, những đơn vị kiến thức
cần truyền đạt cho học sinh mà tôi đã trực tiếp chuẩn bị, tơi chia sẻ tất cả vào nhóm
lớp để các em cùng tham khảo và học tập. Đương nhiên, tôi cũng vẫn yêu cầu các
em ghi chép cẩn thận và kiểm tra nghiêm túc. Cả hai lớp tôi dạy các em đều chấp
hành nghiêm chỉnh. Từ tài liệu tôi chia sẻ một số em cũng đã bắt đầu chủ động tìm
kiếm cả những tài liệu khác tương tự để làm phong phú hơn kiến thức của mình.
Tơi cảm nhận thấy mình đã đi đúng hướng. Cách làm này của tôi vừa giảm áp lực
học trên zoom, vừa đảm bảo khá tốt mục tiêu “không ngừng học giữa đại dịch” của
học sinh lớp mình dạy.
6


Sau đây là những địa chỉ Web rất đáng tin cậy mà tôi hay chia sẻ cho các em:
TT
1

2

3
4
5
6

Địa chỉ Web [3]
https://dayhocch

udong.com/
(Phát triển
năng lực, phát
huy sáng tạo)

u.vn
(Vui học Ngữ
Văn)

Nhận định ban đầu của giáo viên
Đây là một trang Web mới với rất nhiều tài liệu bám sát
những bài học trong chương trình Ngữ văn THPT
được trình bày theo bố cục hợp lí, logic và phù hợp để
các em tự học. Tuy nhiên nguồn tài liệu chưa thật phong
phú, có những tài liệu
Trang Web này được lập nên bởi một giáo viên rất tâm
huyết với nghề và được duy trì bởi nhiều cộng tác viên
uy tín ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Do vậy
nguồn tư liệu, nguồn đề của Web rất phong phú và tin
cậy.
https://doctailieu Là một thư viện online chia sẻ tài liệu miễn phí nhiều
.com
lĩnh vực như: hướng dẫn học tập, giáo án bài giảng, đề
.
thi đáp án, biểu mẫu, tử vi...hữu ích cho bạn
vietjack.com

Trang khóa học, tài liệu, đề thi, website giáo dục nhiều
người truy cập nhất Việt Nam
https://hoc247.n HOC247 cung cấp bài giảng, trắc nghiệm tất cả các bài

et
học trong SGK miễn phí và hệ thống hỏi đáp để kết nối
cộng đồng Học sinh và Giáo viên cả nước
https://hocmai.v Nền tảng học trực tuyến số 1 dành cho học sinh phổ
n
thông Việt Nam

Giải pháp này của tơi có nhiều ưu điểm:
- Về phía giáo viên: thầy cô sẽ “nhàn hơn”, không phải “rát hơi bỏng cổ”, chỉ
cần tìm, lựa chọn tài liệu phù hợp, chia sẻ tài liệu và kiên nhẫn chờ kiểm tra sản
phẩm, chấm và nhận xét cơng tâm, chính xác để tạo động lực học tập cho các em;
- Về phía học sinh: các em được tự do lựa chọn thời gian học tập, địa điểm học
tập - không nhất thiết phải ngồi vào bàn đúng giờ, chẳng cần cứ phải online mới
học được - các em có thể nhờ mạng wifi, 4G… để chụp tài liệu rồi về đọc và học
sau. Nghĩa là các em có thể học ngay khi khơng sẵn mạng internet. Những em có
sẵn internet thì có thể tìm kiếm thêm những tài liệu khác để làm phong phú hơn bài
học của mình.
Tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức hấp dẫn với một số học sinh vì khơng đủ sinh
động, mới mẻ. Mặt khác, thỉnh thoảng học sinh đôi khi vẫn bị bố mẹ nghi ngờ vì
“suốt ngày táy máy trong điện thoại”. Đã có phụ huynh gọi điện cho tôi lo lắng,

7


phàn nàn về chuyện này, cũng đã có học sinh than thở vì bố mẹ hay nghiêm khắc
nhắc nhở…
Giải pháp 3. Thơng qua nhóm facebook, messger giáo viên chia sẻ bài
giảng về nội dung bài học cho học sinh. Yêu cầu các em theo dõi, tự học theo
video, ghi bài đầy đủ, nghiêm túc theo trình tự bài dạy của giáo viên trong
video

Trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu trên mạng để dạy, để chia sẻ với
học sinh, tơi nhận thấy: Khơng chỉ có những kiến thức ở dạng file word mà cịn có
vơ số những video trên youtube chính là những bài giảng rất bổ ích về những bài
học, những kĩ năng mà học sinh cần được trang bị trong chương trình Ngữ văn
THPT. Có thể liệt kê: [4]
Lớp

Những bài học
tiêu biểu
1. Đại cáo bình ngơ
(Nguyễn Trãi)

Lớp 10

Lớp 11

2. Trao Duyên
(Trích Truyện KiềuNguyễn Du)
1. Câu cá mùa thu
(Nguyễn Khuyến)

2. Tự tình 2 (Hồ Xuân
Hương)
3. Hai đứa trẻ (Thạch
Lam)

4. Chữ người tử tù
(Nguyễn Tuân)

Giáo viên giảng bài/ trang

- Cô Trương Khánh Linh
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Cô Trần Thị Minh Hậu

- Thầy Vũ Mạnh Hải (Học mãi)
- Cô Nguyễn Bảo Nhung (HANOITV)

- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Thầy Phạm Hữu Cường
(Học mãi)

- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Nguyễn Thị Lệ Hoa

- Thầy Lã Nhâm Thìn (Giảng viên ĐHSP Hà
Nội)
- Cơ Phan Thị Mỹ Lệ
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Thầy Mạnh Linh
- Cơ Nguyễn Hương Xn

- Thầy Lã Nhâm Thìn (Giảng viên ĐHSP Hà
Nội)
- Cô Phan Thị Mỹ Lệ
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
8



Lớp 12

- Cô Nguyễn Tuyết Nhung

- Giảng viên: Vũ Thanh Hịa (VTV7
online)
5. Chí Phèo (Nam Cao) - Thầy Lã Nhâm Thìn (Giảng viên ĐHSP Hà
Nội)
- Cơ Phan Thị Mỹ Lệ
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Thầy Mạnh Linh
- Cô Nguyễn Hương Xuân
- Thầy Phạm Minh Nhật

- Cô Trịnh Thu Tuyết
6. Vội Vàng (Xuân
- Cô Phan Thị Mỹ Lệ
Diệu)
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Thầy Mạnh Linh
- Cô Nguyễn Hương Xuân
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy

- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
7. Đây Thôn Vỹ Dạ
- Thầy Mạnh Linh
(Hàn Mặc Tử)
- Cô Nguyễn Hương Xuân
- Thầy Phạm Minh Nhật


1. Tuyên Ngôn Độc
- Cơ Nguyễn Kim Anh(HANOITV)
Lập (Hồ Chí Minh)
- Cơ Nguyễn Tuyết Nhung
- Cô Phan Thị Mỹ Lệ
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Thầy Mạnh Linh
- Cô Nguyễn Hương Xuân
- Thầy Phạm Minh Nhật
….
2. Tây Tiến (Quang
- Youtube Chuyên văn
Dũng)
- Youtube trang Văn học
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy

3. Việt Bắc (Tố Hữu)
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Youtube trang Văn học
9


- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy

- Văn Học chị Hiên
- Cô Nguyễn Tuyết Nhung
- Cô Phan Thị Mỹ Lệ

4. Đất Nước (Nguyễn
- Thầy Phạm Hữu Cường
Khoa Điềm)
- Văn học Chị Hiên
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Youtube trang Văn học
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy

5. Sóng (Xn Quỳnh) - Cơ Trịnh Thu Tuyết
- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Giảng viên: Vũ Thanh Hịa (Chinh phục kỳ
thi THPTQG mơn Ngữ văn- VTV7
ONLINE)

6. Người lái đị Sơng
- Bài giảng TV
Đà (Nguyễn Tn)
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)

- Giảng viên: Vũ Thanh Hịa (Chinh phục kỳ
thi THPTQG mơn Ngữ văn- VTV7
ONLINE)

7. Vợ chồng A Phủ (Tô - Thầy Phạm Hữu Cường
Hoài)
- Văn học Chị Hiên
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Youtube trang Văn học
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
10


- Giảng viên: Vũ Thanh Hòa (Chinh phục kỳ
thi THPTQG môn Ngữ văn- VTV7
ONLINE)

8. Vợ nhặt (Kim Lân) - Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Giảng viên: Vũ Thanh Hịa (Chinh phục kỳ
thi THPTQG mơn Ngữ văn- VTV7
ONLINE)
- Thầy Phạm Hữu Cường
- Văn học Chị Hiên
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Youtube trang Văn học
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Trịnh Thu Tuyết

- Cô Nguyễn Thị Hương Thủy

9. Rừng xà nu (Nguyễn - Cô Nguyễn Nguyệt Nga (HANOITV)
Trung Thành)
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Giảng viên: Vũ Thanh Hịa (Chinh phục kỳ
thi THPTQG mơn Ngữ văn- VTV7
ONLINE)
- Thầy Phạm Hữu Cường
- Văn học Chị Hiên
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Youtube trang Văn học
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Trịnh Thu Tuyết

10. Chiếc thuyền ngoài - Youtube/ giuphoctot.vn
xa (Nguyễn minh
- Cô Nguyễn Nguyệt Nga (HANOITV)
Châu)
- Cô Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Giảng viên: Vũ Thanh Hòa (Chinh phục kỳ
thi THPTQG môn Ngữ văn- VTV7
ONLINE)
- Thầy Phạm Hữu Cường
- Văn học Chị Hiên
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Youtube trang Văn học
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Trịnh Thu Tuyết


11. Hồn Trương Ba da - Youtube/ HỌC 360
11


hàng thịt
(Lưu Quang Vũ)

1. Hướng dẫn trả lời
câu hỏi phần Đọc hiểu
trong đề thi

2. Hướng dẫn viết
đoạn văn nghị luận xã
hội 200 chữ

Những
kĩ năng
chung

3. Các làm bài văn
nghị luận về tác phẩm
đoạn trích văn xi

4. Các làm bài văn
nghị luận về tác phẩm
đoạn trích thơ

- Cơ Phạm Thị Thu Phương (Học mãi)
- Giảng viên: Vũ Thanh Hòa (Chinh phục kỳ
thi THPTQG môn Ngữ văn- VTV7

ONLINE)
- Thầy Phạm Hữu Cường
- Youtube trang Văn học
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Trịnh Thu Tuyết

- Thầy Phạm Viết Cương (TTV)
- Cơ Hồng Thị Khánh Vân (LSTV)
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Thầy Phạm Hữu Cường
- Cô Phạm Thu Phương
- Cô Trịnh Thu Tuyết

- Thầy Lê Văn Thắng (TTV)
- Cơ Hồng Thị Hiền Lương
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Phạm Thu Phương
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Thầy Phạm Hữu Cường

- Cô Trương Thị Giang (TTV)
- Cô Lương Tuyết Mai (TBTV)
- Cô Nguyễn Thị Châm (QNTV)
- Thầy Phan Sỹ Quý (NBTV)
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Cô Phạm Thu Phương
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Thầy Phạm Hữu Cường


- Cô Trương Thị Giang (TTV)
- Thầy Phan Danh Hiếu
- Thầy Phạm Minh Nhật
- Cô Phạm Thu Phương
- Cô Trịnh Thu Tuyết
- Thầy Phạm Hữu Cường

12


Giải pháp thứ 3 trên đây là giải pháp mà bản thân tôi cảm thấy tâm đắc nhất,
hiệu quả nhất và ưu việt nhất. Bởi vì:
Thứ nhất: Nguồn tài nguyên trên mạng là vô cùng phong phú và đa dạng. Rất
nhiều thầy cơ tâm huyết ghi hình. Bài giảng của các thầy cô đều được đầu tư công
phu, kiến thức cô đọng, phong cách giảng dạy rất đa dạng, thu hút người học. Vì
vậy, một bài học, các em có thể có nhiều lựa chọn video phù hợp nhu cầu, sở thích
và năng lực tiếp thu của mình.
Thứ hai: Học theo phương thức này có thể lựa chọn học qua điện thoại, qua
tivi thơng minh, có thể chọn tốc độ lời nói của thầy cơ sao cho thận lợi nhất cho sự
tiếp thu của bản thân. Khi khuyến khích các em học theo hình thức này tơi vẫn
thường nói với các em: Để có thể “sinh tồn” ở trên youtube thì đương nhiên các
thầy cơ ấy đã giỏi hơn cơ giáo của các em rồi! Các em nên tích cực học tập để vừa
nâng cao kiến thức của mình, vừa có thể trải nghiệm những phong cách dạy học
khác nhau của những thầy cơ nổi tiếng. Các em có thể tiếp thu kiến thức một cách
bài bản hơn, hào hứng hơn. Và quan trọng hơn, các em có thể chủ động thời gian
học, có thể điều chỉnh tốc độ lời nói của thầy cơ (trong các video, ln có chế độ
tốc độ phát, người học có thể điều chỉnh để được theo dõi ở tốc độ phù hợp), muốn
ghi có thể “yêu cầu thầy cô dừng lại chờ”, muốn nghe lại cũng hồn tồn có thể
được… Điều này rõ ràng là người học “có quyền năng siêu phàm hơn” so với khi

học trên lớp với cơ giáo của mình. Có lẽ cũng vì thể mà học sinh của tơi - cả 2 lớp
(11B6, 10C4) đều nhiệt tình hưởng ứng. Thực tế là sau khi trở lại trường, hoặc đến
hẹn kiểm tra bài học ở nhà của các em tôi thường rất hài lòng. Sản phẩm mà các em
nạp lại thường vượt xa mong đợi của tơi. Ví dụ, đầu tháng 9/ 2020 bắt đầu vào năm
học mới, sản phẩm học hè của học sinh B6 khiến tôi ngỡ ngàng, em Thiều Quang
Thọ nạp cho tôi một cuốn vở dày ghi lại toàn bộ những bài đọc hiểu văn bản của
toàn bộ chương trình Ngữ văn 12. Tương tự như vậy, em Nguyễn Minh Quân cũng
ở lớp này nộp cho tôi một tập A4 dày, trên đó em chọn ghi phần lớn bài học ở
chương trình Ngữ văn 12 và đặc biệt trong đó em Qn cịn có khá nhiều sơ đồ tư
duy về bài học. Nghĩa là Quân nghe giảng một bài nhưng với nhiều thầy cô khác
nhau. Và đều ghi chép cẩn thận. Lê Thùy Dương lại không chỉ nộp bài cho cơ mà
cịn say sưa chia sẻ nhận xét phong cách giảng dạy của các thầy cô trên youtube.
Và về cơ bản Thùy Dương đều dành những lời khen, sự ngưỡng mộ cho các thầy
cô mà em đã theo học trực tuyến trong hè. Với tơi đó là kết quả mĩ mãn. Vì có tới
100% học sinh hồn thành bài tập. Có em, từ những video đầu tiên cơ gửi như là
gợi ý, các em cịn tìm được những video khác có nội dung tương tự để học. Bài học
các em thu được vì thế cũng đa dạng và phong phú hơn
Thứ ba: Cũng vì trên mạng internet nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, bài
giảng của các chuyên gia, những giáo viên trên mạng cũng khá đa dạng về phong
cách, cho nên tôi thường dựa vào đặc điểm và năng lực tiếp thu, năng lực ngơn
ngữ, tính cách và hứng thú của từng em để định hướng cho các em những nguồn tài
liệu, giáo viên giảng bài phù hợp. Ví dụ nếu học sinh đó có năng lực diễn đạt tốt, tư
duy mạch lạc nghĩa là những em này có thể triển khai tốt một vấn đề từ một ý khái
13


quát, tôi sẽ định hướng cho các em học bài từ những video của những giáo viên dạy
chú trong đến tư duy logic, sơ đồ tư duy... Ngược lại, đối với những học sinh có
năng lực ghi nhớ tốt, năng lực diễn đạt không thật trôi chảy, hay vướng phải những
khó khăn khi trình bày ý tưởng của mình thì tơi lại tìm hiểu và định hướng cho các

em học theo những giáo viên mà bài giảng của họ thiên về chi tiết, cụ thể, thậm chí
có những thầy cơ mà mỗi bài giảng của họ đều có màu sắc bố cục của một bài văn
nghị luận văn học. Tất nhiên, để định hướng chính xác cho các em, bản thân giáo
viên cũng phải đầu tư thời gian nghiên cứu các bài giảng của các đồng nghiệp được
chia sẻ trên mạng để nắm được nét đặc sắc của từng video, phong cách dạy riêng
của từng giáo viên. Thậm chí trước khi định hướng cho mỗi em, tôi thường phải
chia học sinh thành các nhóm nhỏ, phân loại tạm thời các em, phân tích đặc điểm
của từng em và review sơ qua về người giáo viên các em sắp làm quen và đôi nét
thú vị về video để “tạo đà” cho các em. Công việc này thực sự tốn khá nhiều thời
gian và tâm huyết của giáo viên. Nhưng cũng nhờ thế mà tơi cũng có cơ hội “nhìn
lại mình”, “mở mang vốn hiểu biết” của bản thân và đồng thời trau dồi thêm kĩ
năng nghề nghiệp… Đó cũng là những “thu hoạch mới” mà tơi có được một cách
tự nhiên nhất trong quá trình đồng hành cùng học sinh của mình.
Thứ tư: Trải qua một quá trình học theo định hướng của cơ giáo thì có một số
học sinh tìm kiếm được sự đam mê, các em đã bắt đầu tìm được những nguồn
video mới để chia sẻ ngược lại với cơ và các bạn. Nếu ngày trước trong nhóm lớp
chủ yếu cơ chia sẻ tài liệu thì nay rất nhiều học sinh đã chia sẻ tài liệu hay video bổ
ích cho cơ và các bạn. Các em cịn chia sẻ cả những livestream của những thầy cô
nổi tiếng mà các em u thích. Có những em nửa đêm vẫn đang miệt mài online,
vẫn nhắn tin trao đổi với cô. Tất cả những điều đó với tơi đều rất tuyệt vời. Tôi thực
sự chỉ là người gợi ý, định hướng, khơi nguồn cảm hứng. Việc tìm tịi chinh phục
kiến thức giờ đây lại thuộc về đam mê và hứng thú học tập của từng em. Các em
vẫn đều đặn thực hiện yêu cầu của cô giáo chỉ khác là các em được chọn thầy cô,
chọn thời điểm, chọn cách học, cách ghi chép theo sở thích và năng lực của mình.
Và có nhiều em học nhiệt tình, nhiều hơn u cầu của cơ. Với một giáo viên như tơi
đó là một niềm an ủi, một hạnh phúc lớn lao trong nghề nghiệp của mình.
Thứ năm: Học qua video trên youtube các em có thể đường hồng ngồi ở
phịng khách mở tivi oang oang mà bố mẹ không hề mắng mỏ.Phụ huynh giờ đây
khơng cần phải ngó nghiêng quan sát xem con học hay nghịch điện thoại… Các em
được “độc chiếm” tivi mà khơng ai trong nhà có quyền thắc mắc. Nhiều phụ huynh

đã chia sẻ điều này khi gặp tôi…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Khi áp dụng sáng kiến này, bản thân tôi cảm nhận được những hiệu quả hết
sức rõ rệt:
Thứ nhất, với hoạt động giáo dục: việc dạy học online khi học sinh buộc phải
nghỉ học ở nhà do dịch bệnh với cơ trị tơi khơng cịn q áp lực nặng. Cơ trị tơi
vẫn học, vẫn gặp nhau trên zoom, nhưng chủ yếu là để tôi chuyển giao nhiệm vụ
cho lớp, để cơ trị trao đổi về tiến độ hoàn thành nhiệm vụ, để một số bạn chia sẻ,
14


nhận xét về những thú vị những mới mẻ về những bài học, những thầy cô mới,
cũng là để cô giáo review về bài học mới, những thầy cô giáo mới ở nhưng video
mà tôi muốn định hướng cho các em theo dõi để hoàn thành nhiệm vụ học tập của
mình. Vì vậy tiết học online của cơ trị tơi vì thế khá thoải mái, vui vẻ, ít áp lực
nhưng vẫn đảm bảo và đáp ứng tốt mục tiêu học tập của bài học.
Thứ hai, khi áp dụng những giải pháp này, tôi đã “nhận được sự chi viện” vô
cùng hiệu quả vô cùng đắc lực và cũng vô cùng thiện chí của các bạn bè đồng
nghiệp tài năng, tâm huyết, có tâm và có tầm trong cả nước. Bởi vậy, công việc của
tôi là lựa chọn những bài giảng chất lượng chia sẻ cho học sinh như là gợi ý định
hướng. Sau đó là chờ để kiểm tra kết quả tự học của học sinh. Tất nhiên, công việc
của tơi khơng vì thế mà nhẹ nhàng và nhàn rỗi hơn. Để đạt được kết quả như mong
muốn, tôi thường sát sao các em, nhắn tin riêng để nhắc nhở những em thường
khơng hồn thành bài tập. Cũng phải đọc, nghiên cứu bài làm của từng em để kịp
thời khích lệ hay uốn nắn sửa chữa. Có lẽ cũng nhờ thế mà tơi hiểu học sinh của
mình hơn, gần gũi với các em hơn và cũng sửa chữa cho các em ở kĩ năng trình bày
nhiều hơn.
Thứ ba, khi tơi áp dụng những giải pháp này thấy có hiệu quả, tôi đã chia sẻ
với các anh, chị, em trong tổ bộ môn và cũng được mọi người quan tâm đồng tình
hưởng ứng. Bản thân tơi dù khơng thực sự dạy học trên Zoom nhiều nhưng khi Ban

giám hiệu và tổ bộ mơn kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình của những lớp tơi
dạy vẫn đảm bảo, vì thế tơi cũng khơng bị nhà trường nhắc nhở phê bình. Thậm chí
cịn được ghi nhận ở sự mạnh dạn sáng tạo và đổi mới.

Lớp
B6
(Sĩ số 46)
C4
(Sĩ số 39)

Lớp
B6
C4

Bảng 1. Những thay đổi của học sinh khi mới áp dụng
và sau khi áp dụng SKKN
Trước khi áp dụng SKKN
Sau khi áp dụng SKKN
Khơng
Thích học
Muốn
Thích học
Muốn
Muốn tiếp
thích học
online
thay đổi
online
thay đổi
tục

online
3/46

42/46

46/46

46/46

0

46/46

6/39

33/39

39/39

39/39

0

46/46

Bảng 2. Những thay đổi của học sinh khi mới áp dụng
và sau khi áp dụng SKKN
Năm học 2019 - 2020
Năm học 2020 - 2021
Giỏi

Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
04
24
47
01
20
21
05
0
01
17
18
03
10
19
10
0

15


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm của tơi là những giải pháp nhằm “ứng phó với đại dịch

Covid 19”, thế nhưng nó thực sự đã góp phần quan trọng hỗ trợ cơ trị tơi trong suốt
một năm học qua- ngay cả khi đi học trở lại- khơng cịn cần phải học trực tuyến.
Cách làm của tơi khơng chỉ giúp học sinh của mình tìm và khai thác có chọn lọc, có
mục đích, có định hướng nguồn tài nguyên quý giá ở trên mạng, giúp các em thấy
được trên mạng khơng chỉ có game, khơng chỉ có phim và những điều vơ bổ mới
thú vị. Mà việc học ở trên mạng cũng thú vị và hấp dẫn vô cùng. Tôi đã đem đến
cho các em một chân trời kiến thức mới mẻ, từ đó các em tìm học cả những mơn
học khác, những miền kiến thức sâu hơn về bài học. Đặc biệt, với cách học này
nhiều học sinh đã dần lấy lại niềm tin của cha mẹ, không hay bị cha mẹ rầy la khi
thấy con xem điện thoại hay tivi.
Giờ học trên lớp của tôi giờ đây cũng sôi nổi hơn khi các em đã chuẩn bị
trước, đã nghe giảng trước ở nhà nên có kiến thức, có thể trả lời các câu hỏi để xây
dựng bài, thâm chí có những tiết về tác giả tôi cho các em tự chuẩn bị và tự thuyết
trình trước lớp để các bạn nhận xét. Tiết học trở nên rất sôi nổi, rất mở và rất hào
hứng. Các em tự tin hơn, bản lĩnh hơn khi trình bày suy nghĩ của mình trước cơ,
trước lớp. Ở một góc độ nào đó tơi nghĩ mình đã truyền cảm hứng mơn học cho các
em. Điều đó thật sự rất giá trị khi môn học của chúng ta ở một nơi nào đó, vì một
vài lí do nào đó, đang dần trở nên nhàm chán với học sinh.
Tuy nhiên, học sinh được học nhiều, được tham khảo nhiều, được biết nhiều
hơn khi đến lớp và ngay trong tiết học sẽ có em so sánh phần dạy của cơ trên lớp
với phần dạy của những giáo viên mà các em yêu thích và học được ở trên mạng.
Theo tơi đây là một thách thức lớp đối với giáo viên khi áp dụng những giải pháp
này. Học nhiều thầy cô các em không tránh khỏi những so sánh. Mà với môn Ngữ
văn, thì điều này sẽ vơ cùng tế nhị nếu ta giải quyết không thấu đáo. Bởi vậy từ khi
“Sử dụng tài nguyên trên mạng internet để hướng dẫn và định hướng học sinh
học online môn Ngữ văn tại nhà một cách hiệu quả ở Trường THPT Triệu Sơn
2 trong đại dịch Covid 19”, bản thân tôi cũng phải chuẩn bị bài cẩn thận hơn,
chuẩn bị tinh thần để giải đáp những câu hỏi “hại não”, “xoắn não” của học trò về
bài học… Thật may là cho đến lúc này tôi vẫn “bình an vơ sự” trước những câu hỏi
“khó nhằn” của những học sinh thích khám phám, ưa lí sự... Bí quyết là khi bị học

sinh “chất vấn” hay “vặn vẹo” ta phải bình tĩnh, thiện chí, ơn tồn và đặc biệt phải
dựa trên đặc trưng văn chương để giải thích. Tránh, tuyệt đối phải tránh việc khăng
khăng cho mình là đúng bởi như thế sẽ phản tác dụng. Không nên phủ định vội
vàng ý kiến của các em, vì đó thường là kiến thức các em học được từ những thầy
cô trên mạng (đồng nghiệp gần hoặc xa của mình). Tơi ln giúp các em nhận ra
vấn đề một các thỏa đáng và khẳng định: thầy cô không phải là người tài giỏi nhất,
văn chương khơng ai có quyền nói lời cuối cùng, vì vậy, lựa chọn cách hiểu nào là
quyền của các em miễn các em thấy hợp lí… Có lẽ vì thế mà dù đã trải qua hơn
16


một năm học nhưng giờ học của tôi không gặp phải rắc rối nào dù là nhỏ nhất về
vấn đề này.
3.2. Kiến nghị
Qua việc tổ chức thực hiện cũng như những kết quả nghiên cứu bước đầu, tơi
có một vài kiến nghị, đề xuất với các cấp quản lí giáo dục nói chung và BGH
trường THPT Triệu Sơn 2 như sau:
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đã bước đầu phát huy hiệu quả. Và chắc
chắn trong thời đại công nghệ 4.0 này nó lại càng phù hợp. Nhờ sáng kiến nhỏ bé
này mà cơ trị tơi đã bình n đi qua đại dịch, vượt qua thách thức của thời kì các li
tồn xã hội. Với tơi, đó là một thành công, một niềm hạnh phúc nhỏ bé trong vô
vàn những niềm vui, niềm hạnh phúc trong sự nghiệp trồng người mà tơi u thích.
Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi không chỉ áp dụng được với môn Ngữ Văn
mà cịn hiệu quả với bất kì mơn học nào ở chương trình giáo dục THPT. Các thầy
cơ giáo dạy các mơn học khác cũng hồn tồn có thể áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm của tôi để định hướng và đồng hành với các em mọi nơi, mọi lúc.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vừa có thể dễ dàng “kéo dài thời gian dạy
học của thầy và trị” dù khơng nhất thiết phải tới trường, phải trực tuyến cùng nhau.
Nhờ thế các em cùng không mất quá nhiều thời gian “tìm đến thầy để được học”giảm áp lực dạy thêm, học thêm. Tránh được việc phải tham gia giao thông thường
xuyên. Và quan trọng hơn là phần lớn các bài giảng trên mạng đều là miễn phí, các

bạn có hồn cảnh khó khăn cũng có thể học được, chỉ cần có trong tay chiếc điện
thoại, chiếc ti vi có kết nói internet…
Tơi tin tưởng và hi vọng sẽ nhận được sự quan tâm của các nhà quản lí giáo
dục, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tơi có thể được áp dụng rộng rãi ở tất cả
các lớp trong trường THPT Triệu Sơn 2 nói riêng và các trường THPT trong tỉnh
nói chung ở tất cả các mơn học.
Đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ được tôi rút ra trong thực tiễn dạy học
của mình. Chắc chắn sẽ cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Kính mong nhận được sự
quan tâm, góp ý từ phía các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp đề đề tài hoàn thiện
hơn.
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Triệu Sơn, ngày 18 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Nhất

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />[2] />[3] Các địah chỉ Web:
+ />+
+
+ vietjack.com
+
+
[4] http://youtube


18



×