Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN rèn luyện kỹ năng giải nhanh các dạng bài tập về xác định số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử trong giảm phân có đột biến nhiễm sắc thể cho học sinh 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.37 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI NHANH
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI VÀ TỈ LỆ
CÁC LOẠI GIAO TỬ, HỢP TỬ TRONG GIẢM PHÂN
CÓ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ CHO HỌC SINH 12.

Người thực hiện: Lê Văn Lập
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các yêu cầu chung
2.3.2. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
2.3.2.1. Giảm phân xảy ra đột biến cấu trúc NST


2.3.2.1.1. Phương pháp giải
2.3.2.1.2. Một số ví dụ
2.3.2.1.3. Bài tập vận dụng
2.3.2.2. Giảm phân xảy ra đột biến số lượng NST
2.3.2.2.1. Phương pháp giải
2.3.2.2.2. Một số ví dụ
2.3.2.2.3. Bài tập vận dụng
2.4. Hiệu quả của SKKN
2.4.1. Phân tích định tính
2.4.2. Phân tích định lượng
3. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
5
6

6
7
10
11
11
11
14
15


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu sự sống của các
cơ thể sinh vật ở nhiều cấp độ khác nhau. Chương trình Sinh học THPT hiện nay
thì phần lớn nội dung và thời lượng giành cho việc nghiên cứu về lí thuyết cịn
việc vận dụng kiến thức đã được học để giải quyết những bài tốn trong sinh học
cịn rất nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, một bộ phận khơng ít học sinh đã bỏ qua
kĩ năng này và gần như không biết vận dụng để giải các bài tốn trong Sinh học.
Vậy nên người giáo viên ln phải nghiên cứu, tìm ra cách dạy học hiệu quả
giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ hơn, yêu thích môn học hơn.
Trong thực tế giảng dạy nhiều năm qua tại trường THPT Triệu Sơn 4,
đồng thời tìm hiểu quá trình học tập của học sinh tơi nhận thấy đa phần học sinh
đã khơng cịn gặp nhiều khó khăn khi làm các bài tập về tính số lần nguyên
phân, số lượng nhiễm sắc thể cung cấp cho nguyên phân, giảm phân hay xác
định số giao tử được tạo ra và hiệu xuất thụ tinh của từng loại giao tử. Tuy nhiên
với dạng bài tập tính số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử được tạo ra trong
trường hợp có xảy ra đột biến nhiễm sắc thì hầu hết học sinh không làm được,
một số học sinh xác định được thì lại mất quá nhiều thời gian như vậy sẽ không
thuận lợi khi thi trắc nghiệm theo yêu cầu hiện nay.
Các bài toán về xác định số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử khi xảy ra

đột biến nhiễm sắc thể lại vô cùng phong phú nhưng tài liệu để học sinh nghiên
cứu lại rất hạn chế. Các tài liệu tham khảo cũng không hệ thống rõ ràng, mỗi tài
liệu khai thác một khía cạnh, hơn nữa học sinh cũng không đủ điều kiện về kinh
tế cũng như thời gian để mua và hệ thống hết các kiến thức, cách giải hay trong
các tài liệu tham khảo.
Dạng bài xác định số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử trong
trường hợp có đột biến nhiễm sắc thể là dạng bài tập hay và khó xuất hiện khá
phổ biến trong các đề học sinh giỏi các tỉnh, đề thi minh họa của bộ giáo dục và
đề thi khảo sát THPT Quốc gia của sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh cũng như
của các trường trung học phổ thông trên cả nước trong một vài năm trở lại đây,
điều đó cho thấy đây là dạng bài tập mới, tuy nhiên nó có thể sẽ là một trong
những xu hướng ra đề thi THPT Quốc gia trong những thời gian sắp tới, chính vì
vậy việc hiểu biết và có thể làm nhanh dạng bài tập này sẽ là mấu chốt không
thể bỏ qua cho những học sinh khá giỏi muốn đạt được điểm cao trong kì thi
THPT Quốc gia và thi học sinh giỏi đối với bộ mơn sinh học.
Vì những lí do trên, cùng một số kinh nghiệm sau những năm công tác,
đặc biệt là những năm đứng đội tuyển học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc gia tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Rèn luyện kỹ năng giải nhanh các dạng bài tập
về xác định số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử trong giảm phân có đột
biến nhiễm sắc thể cho học sinh 12” nhằm giúp học sinh chinh phục được mức
điểm cao trong các kì thi.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu các đề thi mà trong đó có dạng bài tập về xác định
số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử tạo ra sau giảm phân có đột biến NST
1


nhằm đưa ra phương pháp giải cho các dạng bài tập thường gặp làm tài liệu bổ
ích cho học sinh và giáo viên tham khảo và học tập.
Thông qua đề tài này giúp học sinh biết cách nhận dạng và phương pháp

giải một số dạng bài tập xác định số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử
tạo ra sau giảm phân có đột biến NST. Từ đó nghiên cứu tìm tịi sáng tạo nhằm
nâng cao chất lượng học tập môn Sinh học trong trường THPT, đặc biệt phần
nào đó giúp các học sinh khá, giỏi đạt kết quả cao trong các kì thi THPT Quốc
gia, thi học sinh giỏi.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nguyên cứu: Các dạng bài tập về xác định số loại giao tử và tỉ lệ các
loại giao tử tạo ra sau giảm phân.
- Phạm vi: Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu dạng bài tập xác định số loại và tỉ
lệ các loại giao tử, hợp tử tạo ra trong trường hợp giảm phân có đột biến NST
nhưng không xảy ra trao đổi chéo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thơng qua q trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân tơi đã tìm
hiểu và tích luỹ được.
- Thơng qua các bài kiểm tra, các kì thi, đặc biệt là kì thi THPT quốc gia, thi học
sinh giỏi hằng năm để rút ra kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh.
- Thông qua các tài liệu bồi dưỡng, các bài tập nâng cao, đề khảo sát thi THPT
Quốc gia của các trường THPT trên cả nước.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài này được xây dựng dựa trên cơ sở:
- Nghiên cứu cơ chế giảm phân và thụ tinh khi có xảy ra đột biến cấu trúc và số
lượng NST, khi khơng có trao đổi chéo giữa các gen trên cùng một cặp nhiễm
sắc thể.
Cụ thể:
+ Kết quả của giảm phân tạo giao tử ở tế bào sinh dục đực và cái.
+ Số loại và tỉ lệ giao tử của giảm phân khi xảy ra đột biến NST trong trường
hợp khơng có trao đổi chéo.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Kỹ năng giải bài tập di truyền của học sinh còn nhiều hạn chế, chưa được rèn
luyện thường xuyên. Học sinh mới chỉ tiếp cận bài tập di truyền dạng đơn giản
như: xác định số nhiễm sắc thể cung cấp cho nguyên phân, giảm phân, xác định
số loại giao tử khi các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác
nhau, xác định số loại giao tử trong trường hợp hai cặp gen nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể liên kết gen hoặc hoán vị gen... Tuy vậy, khi gặp các dạng bài tập
di truyền thuộc dạng toán xác định số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử khi
xảy ra đột biến nhiễm sắc thể thì các em tỏ ra lúng túng và hầu như đều không
giải được.
2


Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy, khi giải các dạng bài tập về số loại
và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể học sinh
thường:
- Nhầm lẫn dạng bài này với dạng bài tập xác định số loại giao tử trong trường
hợp giảm phân bình thường hoặc nhầm lẫn giữa xác định số loại giao tử khi rối
loạn giảm phân I với rối loạn giảm phân II.
- Dùng phương pháp thử các trường hợp từ đó thống kê ra các trường hợp thỏa
mãn mà khơng có phương pháp cụ thể để có thể xử lí nhanh chóng khi làm theo
cách này học sinh gặp một số vấn đề sau:
+ Liệt kê không đủ các trường hợp nên rút ra kết luận khơng chính xác.
+ Mất rất nhiều thời gian cho một câu: Dạng bài này khó để xác định số loại và
tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, do vậy khi gặp
trong đề học sinh thường mất nhiều thời gian nên ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
Mặt khác các tài liệu viết về phương pháp giải bài tập về xác định số loại và
tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể còn tản mạn, tuỳ
thuộc nhiều vào người viết cũng như cách hướng dẫn học sinh. Do đó, chưa có
những phương pháp cụ thể, rõ ràng và chưa khắc sâu được kiến thức cho học

sinh.
Từ thực trạng như trên việc chọn chuyên đề: “Rèn luyện kỹ năng giải
nhanh các dạng bài tập về xác định số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp tử
trong giảm phân có đột biến nhiễm sắc thể cho học sinh 12” là cần thiết để
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên cũng như của
học sinh.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các yêu cầu chung:
Trước khi giảng dạy bài tập xác định số loại và tỉ lệ các loại giao tử, hợp
tử khi xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, giáo viên yêu cầu học sinh phải ôn lại
những kiến thức về giảm phân, đột biến NST kết hợp với những hiểu biết về các
quy luật di truyền như phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên
kết giới tính đã học như:
- Phương pháp xác định số loại giao tử, hợp tử tạo ra trong trường hợp giảm
phân có đột biến cấu trúc NST và không trao đổi chéo.
- Phương pháp xác định số loại giao tử, hợp tử tạo ra trong trường hợp giảm
phân có đột biến số lượng NST và khơng có trao đổi chéo.
2.3.2. Một số dạng bài tập và phương pháp giải
2.3.2.1. Giảm phân xảy ra đột biến cấu trúc NST.
2.3.2.1.1. Phương pháp giải:
Một lồi có bộ NST lưỡng bội 2n. Giả sử có một thể đột biến cấu trúc xảy ra ở
m cặp NST (trong đó mỗi cặp chỉ bị đột biến ở 1 NST). Nếu thể đột biến này
giảm phân bình thường thì:
m

1
- Tỉ lệ giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ =  ÷
2
m


1
- Tỉ lệ giao tử bị đột biến chiếm tỉ lệ = 1 −  ÷
2

3


m

1
- Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm tỉ lệ = m.  ÷
2

m

1
- Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở x NST chiếm tỉ lệ = C .  ÷
2
x
m

- Tỉ lệ hợp tử bình thường = tỉ lệ giao tử bình thường của bố x tỉ lệ giao tử bình
thường của mẹ.
- Tỉ lệ hợp tử đột biến = 1 – tỉ lệ hợp tử bình thường.
2.3.2.1.2. Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4
cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến
đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của cặp số
7. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì hãy cho biết:
a.Tỉ lệ giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

b.Tỉ lệ giao tử bị đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c.Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
d.Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
a.Tỉ lệ giao tử không bị đột biến
Theo cơng thức giải nhanh, ta có ở bài tốn này có 4 cặp NST bị đột biến
4

 
Tỉ lệ giao tử khơng bị đột biến =  ÷ =
 2  16
b.Tỉ lệ giao tử bị đột biến
Theo công thức giải nhanh, ta có ở bài tốn này có 4 cặp NST bị đột biến
1

1

4

 1  15
Tỉ lệ giao tử bị đột biến = 1 −  ÷ =
 2  16

c.Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST
Theo cơng thức giải nhanh, ta có ở bài tốn này có 4 cặp NST bị đột biến
4

1 1
Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST = 4.  ÷ =
2 4


d.Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST
Theo công thức giải nhanh, ta có ở bài tốn này có 4 cặp NST bị đột biến
4

1 1
Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST = C34 .  ÷ =
2

4

Ví dụ 2: Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Giả sử có một thể đột biến ở 2 cặp
NST, trong đó cặp số 4 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 6 bị đột biến đảo
đoạn ở 1 NST. Khi cho cơ thể này tự thụ phấn thì theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử đột
biến ở đời con là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Tỉ lệ giao tử không bị đột biến = 1/22 = 1/4
Tỉ lệ hợp tử không đột biến ở đời con = 1/4.1/4 = 1/16
Tỉ lệ hợp tử đột biến ở đời con = 1-1/16 = 15/16

4


Ví dụ 3: Q trình giảm phân của một cơ thể mang đột biến chuyển đoạn
tương hỗ giữa 2 NST của 2 cặp tương đồng, tính theo lí thuyết tỉ lệ loại giao tử
mang NST bị đột biến chuyển đoạn là
A. 1/4
B. 1/2
C. 1/3
D. 3/4

Hướng dẫn giải:
Đột biến chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở 2 NST của 2 cặp NST tương đồng
→ Tỉ lệ giao tử bình thường là 1/2 x 1/2 = 1/4
→ Tỉ lệ giao tử mang NST bị đột biến = 1 – 1/4 = 3/4.
=> Đáp án: D
Ví dụ 4: Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài
này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5.
Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường
và khơng xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử khơng mang NST đột
biến.
IV. Tất cả các gen cịn lại trên NST số 5 đều khơng có khả năng nhân đơi.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Hướng dẫn giải:
I – đúng vì đột biến mất đoạn nhỏ không làm thay đổi số lượng NST.
II- sai, không thể khẳng định mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5
đều tăng lên.
III – đúng vì tỉ lệ giao tử khơng đột biến = 1-1/2 = 1/2 =50%
IV- sai, NST số 5 vẫn có khả năng nhân đơi bình thường.
=> Đáp án: D
2.3.2.1.3. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Người ta phát hiện một thể đột biến
mà trong tế bào sinh dưỡng có chứa các cặp NST như sau: Cặp số 3 bị đột biến
đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 10 và cặp số 12 có hiện tượng trao đổi đoạn cho nhau

trên 1 NST của mỗi cặp. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì tỉ lệ
loại giao tử bình thường và giao tử bị đột biến là bao nhiêu?
A. 1/8 và 7/8
B. 1/4 và 3/4
C. 1/2 và 2/3
D. 1/16 và 15/16
Bài 2: Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 20. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp
NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 2 bị đột biến đảo
đoạn ở 1 NST; cặp số 3 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của cặp số 4.
Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Loại giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.
II. Loại giao tử bị đột biến ở 4 NST chiếm tỉ lệ 1/16.
III. Loại giao tử bị đột biến ở 2 NST chiếm tỉ lệ 3/8.
IV. Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm tỉ lệ 1/4
5


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 3: Cải củ có bộ NST 2n = 18. Giả sử có một thể đột biến ở 5 cặp NST, trong
đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 và 4 bị đột biến đảo đoạn ở 1
NST, cặp số 5 và 7 xảy ra chuyển đoạn tương hỗ ở 1 NST. Khi cho cơ thể này tự
thụ phấn thì theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử khơng mang đột biến ở đời con là bao
nhiêu?
A. 1023/1024.
B. 1/1024.
C. 1/32.

D. 5/1024.
Bài 4: Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3,
cặp NST số 5 bị mất một đoạn, các cặp NST khác bình thường. Trong cơ quan
sinh sản thấy có 1200 tế bào sinh dục bước vào vùng chín thực hiện giảm phân
tạo tinh trùng. Số giao tử mang NST đột biến là
A. 600.
B. 4200.
C. 4800.
D. 2400.
2.3.2.2. Giảm phân xảy ra đột biến số lượng NST.
2.3.2.2.1. Phương pháp giải:
- Một cặp NST không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các
NST khác phân li bình thường:
+ Nếu 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen (KG) Aa giảm phân xảy ra hiện tượng NST
mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường sẽ
tạo ra 2 loại giao tử Aa và O với tỉ lệ: 1: 1.
+ Nếu 1 tế bào sinh trứng có KG Aa giảm phân xảy ra hiện tượng NST mang
cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường sẽ tạo ra
1 trong 2 loại giao tử Aa hoặc O với tỉ lệ 100%.
- Một cặp NST không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường, các
NST khác phân li bình thường:
+ Nếu 1 tế bào sinh tinh có KG Aa giảm phân xảy ra hiện tượng NST mang cặp
gen Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường sẽ tạo ra 3
loại giao tử AA, aa và O với tỉ lệ: 1: 1: 2.
+ Nếu 1 tế bào sinh trứng có KG Aa giảm phân xảy ra hiện tượng NST mang
cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường sẽ tạo ra
1 trong 3 loại giao tử AA, aa hoặc O với tỉ lệ 100% .
- Một cơ thể lưỡng bội (bộ NST 2n) có x tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân
tạo giao tử. Nếu trong quá trình giảm phân, có y tế bào có 1 cặp NST khơng
phân li trong giảm phân thì sẽ sinh ra 3 loại giao tử:

+ Loại giao tử không đột biến (giao tử n) chiếm tỉ lệ = 1 −

y
x

y
2x
y
+ Loại giao tử đột biến thiếu 1 NST (giao tử n-1) chiếm tỉ lệ =
2x

+ Loại giao tử đột biến thừa 1 NST (giao tử n+1) chiếm tỉ lệ =

- Số loại kiểu gen và tỉ lệ KG của hợp tử được xác định dựa vào số loại và tỉ lệ
giao tử.
Cụ thể: Cho phép lai P: ♂Aa x ♀Aa. Biết quá trình giảm phân của mẹ ở một
số tế bào cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân II, Giảm phân I
6


bình thường, ở bố giảm phân bình thường. Ở F1 có thể tạo ra bao nhiêu loại hợp
tử?
Hướng dẫn giải:
+ Ở mẹ, một số tế bào xảy ra không phân li trong giảm phân II sẽ tạo 3 loại giao
tử đột biến: AA, aa và O.
Các tế bào còn lại phân li bình thường sẽ tạo ra 2 loại giao tử: A và a.
+ Ở bố giảm phân bình thường tạo 2 loại giao tử: A và a.
+ Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra F1 có 9 loại KG gồm:
3 loại KG bình thường: AA, Aa và aa.
6 loại KG đột biến gồm: AAA, Aaa, Aaa, aaa, A và a.

2.3.2.2.2. Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Một cơ thể lưỡng bội có 4000 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân
tạo giao tử. Giả sử trong quá trình giảm phân có 40 tế bào có 1 cặp NST khơng
phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào cịn lại
giảm phân bình thường. Hãy cho biết:
a. Loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b. Loại giao tử đột biến thừa 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c. Loại giao tử đột biến thiếu 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a. Loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Áp dụng công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử khơng đột biến chiếm tỉ lệ
= 1−

y
40
= 1−
= 0,99
x
4000

b. Loại giao tử đột biến thừa 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Áp dụng công thức số giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử thừa 1 NST (giao tử n+1)
chiếm tỉ lệ =

y
40
=
= 0, 005 = 0,5%
2x 8000


c. Loại giao tử đột biến thiếu 1 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Áp dụng công thức giải nhanh, ta có tỉ lệ giao tử thiếu 1 NST (giao tử n-1)
chiếm tỉ lệ =

y
40
=
= 0, 005 = 0,5%
2x 8000

Ví dụ 2: Cho biết trong q trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào
có cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có
20% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I,
10% tế bào có cặp NST mang gen Aa khơng phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường, các giao tử có khả năng thụ tinh ngang nhau. Ở đời
con của phép lai AaBbDd x AaBbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
- Ở phép lai này, đời con có 2 loại hợp tử là hợp tử đột biến và hợp tử bình
thường. Vì vậy, tỉ lệ của hợp tử đột biến = 1 - tỉ lệ của hợp tử bình thường.
- Hợp tử bình thường = Giao tử ♂ không đột biến x giao tử ♀ khơng đột biến.
- Trong q trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp NST mang
cặp gen Bb không phân ly  88% tế bào cịn lại giảm phân bình thường nên
giao tử ♂ khơng đột biến có tỉ lệ = 88% = 0,88.
7


- Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 20% số tế bào có cặp NST mang
cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, 10% tế bào có cặp NST mang gen
Aa khơng phân li trong giảm phân 1  Có 70% tế bào cịn lại giảm phân bình

thường nên giao tử ♀ khơng đột biến có tỉ lệ = 70% = 0,7.
 Hợp tử khơng đột biến có tỉ lệ = 0,88 x 0,7 = 0,616.
 Hợp tử đột biến có tỉ lệ = 1 - 0,616 = 0,384 = 38,4%.
Ví dụ 3: Ở phép lai: ♂AaBb x ♀AaBB. Nếu trong quá trình giảm phân của cơ
thể đực có 10% số tế bào cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Có 20% sổ tế bào của cơ thể cái có
cặp NST mang gen BB không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình
thường.
a. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu KG đột biến?
b. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a. - Xét cặp gen Aa:
Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào cặp NST mang
cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường sẽ
tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ là 5%Aa, 5%O, 45%A, 45%a.
Cơ thế cái giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử là A và a
♂Aa x ♀Aa  Đời con có 7 loại KG trong đó có 3 KG bình thường là: AA, Aa,
aa và 4 KG đột biến là: AAa, Aaa, A, a.
- Xét cặp gen Bb:
Có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp NST mang gen BB khơng phân li trong
giảm phân I, giảm phân II bình thường sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ là
10%BB, 10%O, 80%B
Cơ thể đực giảm phân bình thường tạo ra 2 loại giao tử là B và b
♂Bb x ♀BB -> Đời con có 6 loại KG trong đó có 2 KG bình thường là: BB, Bb
và 4 KG đột biến là: BBB, BBb, B, b.
 Tổng số loại KG = 7x6 = 42
Số loại KG bình thường = 3x2 = 6 loại.
Số loại KG đột biến = tổng số loại KG – số loại KG bình thường = 42-6 = 36.
b. – Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 10% số tế bào cặp NST
mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình

thường sẽ tạo ra 90% loại giao tử bình thường
- Có 20% số tế bào của cơ thể cái có cặp NST mang gen BB khơng phân li trong
giảm phân I, giảm phân II bình thường sẽ tạo 80% loại giao tử bình thường
 Hợp tử bình thường chiếm tỉ lệ = 90% x 80% = 72%.
 Hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ = 100% - 72% = 28%.
Ví dụ 4: Một cơ thể có kiểụ gen AaBbDd. Nếu trong q trình giảm phân, có
20% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân
I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường.
Trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu nhiên 2 giao tử thì xác suất để thu được
2 giao từ mang gen AbD là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
8


* Xác định tỉ lệ của loại giao tử AbD.
- Cặp gen Aa giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là A và a, trong đó
A=

1
2

- Cặp gen Dd giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là D và d, trong đó
D=

1
2

- Có 20% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường  có 80% số tế bào mang cặp gen Bb
giảm phân bình thường sẽ sinh ra 2 loại giao tử là B và b, trong đó giao tử mang

1
2

gen b = 80%x = 40%
1 1
2 2

 Vậy loại giao tử AbD có tỉ lệ = x x40% = 10% = 0,1
Các loại giao tử cịn lại có tỉ lệ = 1 – 0,1 = 0,9
* Sử dụng tốn tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 2 giao tử thì xác suất để thu được 1 giao tử mang gen AbD là
= C12 x0,1x0,9 = 0,18

Ví dụ 5: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 16% số tế bào
có cặp NST mang cặp gen Aa khơng phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm
phân bình thường. Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBB sinh ra F 1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá
thể ở F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aaBb là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
♂AaBb x ♀AaBB = (♂Aa x ♀Aa)(♂Bb x ♀BB)
Kiểu gen aaBb là hợp tử khơng đột biến, nó được sinh ra do sự thụ tinh giữa
giao tử đực không đột biến (ab) với giao tử cái không đột biến (aB).
- Cơ thể đực có 16% số tế bào có đột biến ở cặp Aa nên sẽ có 84% tế bào khơng
1
4

đột biến  ♂Aa x ♀Aa sẽ sinh ra aa với tỉ lệ = x0,84 = 0, 21
- Ở cặp gen Bb không có đột biến nên ♂Bb x ♀BB sẽ sinh ra Bb với tỉ lệ =

1

2

1
2

- Vậy trong các loại hợp tử thì hợp tử aaBb chiếm tỉ lệ = x0, 21 = 0,105
=> Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể ở F1, xác suất để thu được cá thể có kiểu gen aaBb
là 0,105.
Ví dụ 6: Một cơ thể đực mang kiểu gen Aa

Bd
. Nếu trong quá trình giảm phân
bD

tạo giao tử, một số tế bào sinh tinh bị rối loạn phân li ở cặp NST mang 2 cặp
alen B, b, D, d trong lần giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì theo
lý thuyết, số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra từ cơ thể này là bao nhiêu? (biết
rằng các gen trên cùng một NST liên kết hoàn toàn).
A. 10.
B. 12.
C. 8.
D. 16.
Hướng dẫn giải
Ta xét hai trường hợp:
9


- Các tế bào liên kết gen hoàn toàn và giảm phân bình thường có thể tạo ra 4 loại
giao tử là : ABd;aBd; AbD;abD
- Các tế bào liên kết gen hoàn toàn và giảm phân bị rối loạn phân li ở cặp NST

mang 2 cặp alen B, b, D, d trong lần giảm phân I có thể tạo ra 4 loại giao tử là:
A

Bd Bd
;a
; A;a
bD bD

Xét tổng cả hai trường hợp thì số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: 4 + 4 = 8
=> Đáp án C
2.3.2.2.3. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Cho biết trong q trình giảm phân của cơ thể đực có 20% sổ tế bào có
cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái có 10% số
tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, 30% tế
bào có cặp NST mang gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, các giao tử có khả
năng thụ tinh ngang nhau. Khi cho giao phấn giữa 2 cây có cùng kiếu gen
AaBbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 80%
B. 60%
C. 48%
D. 52%
Bài 2: Thực hiện phép lai giữa hai cơ thể cùng lồi có bộ nhiễm sắc thể 2n=18.
Biết rằng trong giảm phân 1 có 1/5 số tế bào sinh tinh không phân ly ở cặp
nhiễm sắc thể số 3, 1/3 số tế bào sinh trứng không phân ly ở cặp nhiễm sắc thể
số 7. Các tinh trùng thiếu nhiễm sắc thể sinh ra đều chết. Theo lý thuyết, tỷ lệ
hợp tử chứa 19 nhiễm sắc thể ở đời F1 là:
A. 4/15.
B. 6/16

C. 2/9.
D. 2/7.
Bài 3. Cho phép lai (P): ♀AaBbDd x ♂AaBbDd. Biết rằng một số tế bào
sinh tinh có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, một số
tế bào sinh trứng có cặp NST mang cặp gen Dd khơng phân li trong giảm phân
II; các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các giao tử có sức
sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số loại kiểu gen đột biến tối đa có thể thu
được ở F1 là bao nhiêu?
A. 162.
B. 204.
C. 24.
D. 192.
Bài 4: Một cơ thể lưỡng bội, có 1000 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo
giao tử. Giả sử trong quá trình giảm phân có 100 tế bào có 1 cặp NST không
phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào cịn lại
giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng?
I. Loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ 90%.
II. Loại giao tử đột biến thừa 1 NST chiếm tỉ lệ 5%.
III. Loại giao tử đột biến thiếu 1 NST chiếm tỉ lệ 5%. 
IV. Số lượng giao tử có đột biến là 400 giao tử.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 5: Cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tiến hành tự thụ phấn. Trong quá trình
giảm phân tạo giao tử đực có 5% số tế bào có cặp NST mang gen Aa và 10% tế
bào mang cặp NST chứa cặp gen Dd không phân li trong giảm phân 1; trong q
trình tạo giao tử cái có 25% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen bb không
10



phân li trong giảm phân 1, mọi quá trình khác diễn ra bình thường, các giao tử
có khả năng thụ tinh như nhau.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tỉ lệ giao tử đực bình thường là 95%
(2) Tỉ lệ giao tử các đột biến là 85%
(3) Tỉ lệ hợp tử bình thường ở F1 là 63,75%
(4) Tỉ lệ hợp tử đột biến là 3,75%
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 6: Ở một loài, xét hai cặp gen A, a và B, b nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
thường khác nhau. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 1% số
tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I,
giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Nếu
khả năng sống sót và thụ tinh của các giao tử đều như nhau, có bao nhiêu phát
biểu sau đây là đúng về đời con của phép lai: ♂ AaBb × ♀AaBb?
(1) Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
(2) Số kiểu gen tối đa là 32.
(3) Số kiểu gen đột biến tối đa ở là 12.
(4) Hợp tử có kiểu gen AAB chiếm tỉ lệ 0,125%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Phân tích định tính
Qua q trình tìm tịi nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, đề tài “Rèn luyện

kỹ năng giải nhanh các dạng bài tập về xác định số loại và tỉ lệ các loại giao
tử, hợp tử trong giảm phân có đột biến nhiễm sắc thể cho học sinh 12” đã tác
động tích cực đến học sinh, rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy, sáng tạo, kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tế một cách linh hoạt. Qua đó, học sinh khơng
cịn cảm thấy lúng túng khi giải bài tập xác định số loại và tỉ lệ các loại giao tử,
hợp tử được tạo ra. Ngược lại, các em thích thú hơn; tự tin vào khả năng của
mình hơn. Tạo niềm vui và hưng phấn mỗi khi các em bước vào tiết học môn
Sinh.
2.4.2. Phân tích định lượng
Trong q trình giảng dạy tơi tiến hành thử nghiệm với hai lớp: 12A 1, 12A2 tại
trường THPT Triệu Sơn 4.
Bẳng thông kê năng lực của học sinh 2 lớp trước khi tiến hành thử nghiệm:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
12A1 40
3 (7,5%) 13 (32,5%) 18 (45%)
6 (15%)
0 (0%)
12A2 40
4 (10%) 15 (37,5%) 18 (45%)
3 (7,5%) 0 (0%)
Trong 2 lớp thử nghiệm tôi đã sử dụng các dạng bài tập này để hướng dẫn các
em ôn thi HSG và THPT Quốc gia đối với lớp 12A 1. Sau đó để đánh giá năng
lực của học sinh ở 2 lớp đối với dạng bài tập này tôi đã tiến hành cho các em
làm bài kiểm tra đánh giá năng lực với các câu hỏi dưới đây sau đó chấm điểm

và phân tích số liệu thu được.
11


Bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
Câu 1: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân
của cơ thể đực, cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình
thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở
4% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường,
các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ
lệ
A. 13,6%
B. 2%
C. 0,2%
D. 11,8%
Câu 2: Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của lồi
này bị đột biến mất đoạn không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 2, bị đảo
đoạn ở 1 NST thuộc cặp số 4. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột
biến này giảm phân bình thường và khơng xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.
II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 2 đều giảm.
III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 25% số giao tử mang NST đột biến.
IV. Cặp NST số 4 có thành phần gen khơng thay đổi.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1.
Câu 3: Xét phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AaBbDdee . Trong quá trình giảm

phân của cơ thể đực, ở 10% tế bào sinh tinh có hiện tượng NST kép mang D
khơng phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong
quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở 20% tế bào sinh trứng có hiện tượng NST
kép mang d không phân li trong giảm phân II, các cặp NST phân li bình thường.
Biết rằng các giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho một
số nhận xét sau.
(1) Số loại kiểu gen tối đa thu được ở đời con là 198.
(2) Theo lý thuyết, các thể ba có tối đa 72 kiểu gen.
(3) Theo lý thuyết, tỷ lệ của kiểu gen AABbDDEe ở đời con là 1,13%.
(4) Theo lý thuyết, tỷ lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con là 71%.
Số phát biểu đúng là?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 4: Một lồi thực vật có bộ NST 2n = 24. Người ta phát hiện một thể đột
biến mà trong tế bào sinh dưỡng có chứa các cặp NST như sau: Cặp số 1 bị đột
biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 2 và cặp số 6 có hiện tượng trao đổi đoạn cho
nhau trên 1 NST của mỗi cặp; cặp số 7 bị mất đoạn. Nếu quá trình giảm phân
diễn ra bình thường thì tỉ lệ loại giao tử bình thường và giao tử bị đột biến là bao
nhiêu?
A. 1/16 và 15/16
B. 1/4 và 3/4
C. 1/8 và 7/8
D. 1/32 và 31/32
Câu 5: Cà chua có bộ NST 2n = 24. Giả sử có một thể đột biến có cặp số 1 bị
đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST, cặp số 4 và 5
xảy ra chuyển đoạn tương hỗ ở 1 NST. Khi cho cơ thể này tự thụ phấn thì theo lí
thuyết, tỉ lệ hợp tử không mang đột biến ở đời con là bao nhiêu?
12



A. 1/1024.
B. 1/256.
C. 1/64.
D. 1/16.
Câu 6: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có
cặp NST mang cặp gen Aa khơng phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn
ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân
bình thường. Ở đời con của phép lai ♂Aabb x ♀AaBB, hợp tử đột biến dạng thể
một chiếm tỉ lệ
A. 12%
B. 6%
C. 38%
D. 3%
Câu 7: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20. Giả sử có một thể đột biến ở 5
cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 2 và số 7 bị đột
biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 3 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của
cặp số 4. Nếu q trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Loại giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/32.
II. Loại giao tử bị đột biến ở 4 NST chiếm tỉ lệ 5/32.
III. Loại giao tử bị đột biến ở 2 NST chiếm tỉ lệ 5/16.
IV. Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm tỉ lệ 1/32.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
B b
B

Câu 8: Ở một loài thú, khi tiến hành phép lai P: AaX X × AaX Y; Biết trong
q trình giảm phân tạo tinh trùng có một nhóm tế bào có cặp NST mang cặp
gen Aa khơng phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường, các NST
khác phân li bình thường. Quá trình giảm phân của cơ thể cái diễn ra bình
thường. Theo lí thuyết, ở đời con sẽ thu được bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 12 loại kiểu gen.
B. 24 loại kiểu gen.
C. 36 loại kiểu gen.
D. 28 loại kiểu gen.
Câu 9: Một cơ thể lưỡng bội, có 200 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân tạo
giao tử. Giả sử trong quá trình giảm phân có 4 tế bào có 1 cặp NST khơng phân
li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào cịn lại giảm
phân bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loại giao tử không đột biến chiếm tỉ lệ 98%.
II. Loại giao tử đột biến thừa 1 NST chiếm tỉ lệ 1%.
III. Loại giao từ đột biến thiếu 1 NST chiếm tỉ lệ 1%.
IV. Lấy ngẫu nhiên 2 giao tử, xác suất để thu được 1 giao tử đột biến là 3,92%.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Cho biết trong q trình giảm phân của cơ thể cái có 20% số tế bào
có cặp NST mang cặp gen Bb khơng phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể đực giảm
phân bình thường. Ở phép lai ♂AaBB x ♀AaBb sinh ra F 1. Lấy ngẫu nhiên 2 cá
thể ở F1, xác suất để thu được 1 cá thể có kiểu gen AaBBb là bao nhiêu?
A. 0,0392.
B. 0,04875.
C. 0,064.
D. 0,031.

Kết quả thu được
Lớp
Sĩ số Giỏi
12A1 40
6 (15%)
12A2 40
2 (5%)

Khá
18 (45%)
14 (35%)

Trung bình
16 (40%)
20(50%)

Yếu
0 (0%)
4 (10%)

Kém
0 (0%)
0 (0%)
13


Như vậy, kết quả trên cho thấy: Với trình độ học sinh hai lớp tương đương nhau,
nhưng lớp được phân dạng bài tập và có phương pháp giải rõ ràng thì kết quả đạt
được cao hơn so với lớp cịn lại. Mặc dù, số lượng giỏi, khá, trung bình có tăng
nhưng chưa nhiều nhưng với tôi, điều quan trọng hơn cả là đã giúp các em thấy

bớt khó khăn trong việc học tập bộ mơn Sinh đồng thời tích luỹ được một số
kiến thức, kỹ năng để giải bài tập về các loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử, đặc
biệt là giúp học sinh khá, giỏi một phần nào đó chinh phục được điểm cao trong
các kì thi THPT quốc gia và thi HSG
3. Kết luận, kiến nghị
Sáng kiến áp dụng phù hợp cho học sinh khá, giỏi trong các tiết bài tập, ôn tập
về cơ chế di truyền cấp độ tế bào, tính quy luật của hiện tượng di truyền, dạy
phụ đạo bồi dưỡng, ôn thi học sinh giỏi, thi THPT quốc gia.
Mỗi giờ học chỉ nên giới thiệu một vài dạng bài tập, tránh dồn ép học sinh tiếp
thu một cách thụ động mà kết quả đạt được không cao.
Các cấp quản lý cần tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp nâng cao trình
độ, tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chun mơn, nghiệp vụ,
hỗ trợ nguồn kinh phí cung cấp cho thư viện trường các đầu sách có giá trị, đúng
trọng tâm để giáo viên có tài liệu tham khảo.
Đề tài này đã được các đồng nghiệp góp ý, bổ sung. Tuy nhiên, thời gian tiến
hành làm đề tài khơng nhiều, cịn hạn chế về trình độ chun môn và số lượng
tài liệu tham khảo nên chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của tất cả các thầy, cô và các bạn đồng
nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng
dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Lê Văn Lập

14



Tài liệu tham khảo
[1]. Phạm Thị Tâm, Tư duy sáng tạo bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ
thông chuyên đề sinh học, NXB ĐHQG Hà Nội
[2]. Phan Khắc Nghệ (chủ biên), ProS sinh học, NXB ĐHQG Hà Nội
[3]. Phan Khắc Nghệ (chủ biên), Bộ đề sinh học 2020, NXB ĐHQG Hà Nội
[4]. Phan Khắc Nghệ (chủ biên), Sinh học phổ thông từ cơ bản đến chuyên sâu,
NXB ĐHQG Hà Nội
[5]. Trích đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 của các sở giáo dục và đào tạo,
các trường THPT trong cả nước.

15



×