Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp và nếp sống văn minh cho học sinh lớp chủ nhiệm 10a9 trường THPT lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.88 KB, 19 trang )

I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Văn minh học đường là một lĩnh vực rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo
dục thế hệ trẻ thành những con người sống có hồi bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề
xây dựng văn hoá học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong
từng trường học
Vậy thực trạng Văn minh học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ
trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt
thơng tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những
kiến thức học vào thực tiễn cao, q trọng thầy cơ, đồn kết với bạn bè sống có kỷ
cương, khơng ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng
cũng có một bộ phận khơng nhỏ thế hệ trẻ đang thiếu hiểu biết nghiêm trọng về
vấn đề này. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn minh học đường
trong các nhà trường ở nước ta hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống
cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý
kiến này khi cho rằng văn minh học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập
trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống
cho học sinh. Theo báo cáo của các cơ quan công an tại 63 tỉnh thành trên cả nước
từ tháng 5 năm 2010 đến nay cả nước đã xảy ra hơn 7.000 học sinh tham gia vào
các vụ đánh nhau ở trong và ngồi trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày
càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà
là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao,
kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì
những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, khơng cho chép bài, nói xấu, ghen tng
hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét. Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau
học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã
để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh
hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn
thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau
bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Khơng ít
những cơ cậu đã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan


niệm q thống về tình u. Văn hố ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay
mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội
cũng là vấn đề nhức nhối nó khơng những làm ảnh hưởng đến mơi trường giáo dục
mà cịn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp,
trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh tốn ân ốn cá nhân của học trị làm gióng lên hồi
chng cảnh tỉnh đối với các nhà làm cơng tác giáo dục và quản lí giáo dục.Sự
phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, non nớt trong kĩ năng sống, sai
lệch trong quan điểm sống và những ảnh hưởng từ mơi trường văn hóa bạo lực
phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi cũng như sự thiếu quan tâm của gia đình, sự quan
tâm chưa đúng mức của xã hội đã làm cho tình trạng này trở nên đáng báo động.
Việc sử dụng Điện thoại di động, văn hóa mạng Internet, hay cách cư xử đối với
thầy cơ bạn bè và những chuẩn mực đạo đức cũng là vấn đề đang được quan tâm
đề cập đến trong nền văn minh học đường.
1


Là một giáo viên thường xuyên được phân công làm công tác chủ nhiệm bản
thân tôi nhận thấy việc trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về Văn minh
học đường là một việc làm hết sức cần thiết do đó tơi lựa chọn đề tài: “ Tổ chức
hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp và nếp sống văn minh
cho học sinh lớp chủ nhiệm 10A9 trường THPT Lê Lợi”
2. Mục đích nghiên cứu:
Với mục đích nhằm trang bị cho các em học sinh những kiến thức cơ bản cũng như
những hiểu biết về lĩnh vực Văn minh học đường và những ảnh hưởng của sự băng
hoại đạo đức ở thế hệ trẻ sẽ dẫn đến sự tụt hậu của một Đất nước, những tác hại tác
động trực tiếp tương lai của các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất
nước tôi đã xây dựng buổi hoạt động tuyên truyền ngoại khóa nâng cao ý thức văn
minh học đường. Qua đây trang bị cho các em những hiểu biết cơ bản về văn hóa
ứng xử, văn minh học đường, kỹ năng sống về giao tiếp ứng xử về hình thành và
phát triển nhân cách toàn diện lứa tuổi thanh thiếu niên từ đó các em nhận thấy

được tầm quan trọng của xây dựng văn minh học đường góp phần xây dựng môi
trường học đường lành mạnh phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu rèn luyện, học
tập.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong quá trình hình thành con người và phát triển xã hội, nhân loại đã tích lũy
một kho tàng phong phú những chuẩn mực đạo đức, qui tắc sống, công cụ giao tiếp
từ đơn giản đến phức tạp, những qui tắc ứng xử, xã giao trong đời sống hàng ngày
cũng như trong nghi lễ. Đó là nền văn minh của một cộng đồng hay của xã hội.
Mỗi cá nhân lớn lên, muốn tồn tại và phát triển phải nắm được những chuẩn mực,
cơng cụ, qui tắc ấy, hay nói cách khác - phải hiểu được “ Bản chất” nền Văn minh
của cộng đồng.
Trang bị kiến thức về Văn minh học đường là việc cần thiết và cấp bách, nhất là
trong xã hội và môi trường giáo dục của chúng ta hiện nay. Nhìn xa hơn và xét
trong một bối cảnh rộng hơn, văn hóa giao tiếp chỉ là một phương diện trong toàn
bộ hoạt động giao tiếp của con người. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là hình thành
con người - giao tiếp, tức con người có năng lực giao tiếp bao gồm giao tiếp với
người khác và giao tiếp với chính mình. Cái gốc trong văn hóa giao tiếp của con
người – giao tiếp ấy chính là sự phong phú của đời sống tinh thần và những giá trị
đạo đức mà mỗi cá nhân có được.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- PP thống kê, xử lý số liệu.
- PP xây dựng kịch bản
II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận:
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu: Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu
tố tiên tiến tại thời điểm xét đến để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hố xã hội
lồi người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức,
tinh thần và vật chất của con người kể từ khi lồi người hình thành cho đến thời

điểm xét đến. Lối sống văn minh là lối sống đẹp tươi sáng, lịch sự tao nhã trong
2


cách giao tiếp và sáng sủa trong hành động , khơng có tội ác đen tối bẩn thỉu . Ví
dụ như người Nhật Bản chẳng hạn , trong tai nạn sóng thần vừa qua , từ em bé 9
tuổi đến người già họ đều vui vẻ xếp hàng nhường nhịn nhau khơng có chen lấn xơ
đẩy khi nhận đồ cứu trợ, khiến cho cả thế giới đều kính phục .
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự xuống cấp của những giá trị
tinh thần và nếp sống văn hóa, sự sa sút về nhận thức trong đời sống xã hội cũng
như trong nhà trường đang đặt ra cho giáo dục những câu hỏi lớn. Nhiều hiện
tượng tiêu cực liên tiếp xảy ra làm xôn xao dư luận. Nhiều điều tai nghe mắt thấy
hàng ngày làm đau lòng những người có tâm, đau lịng những người làm cha
mẹ, đau lịng thầy cơ giáo.
Văn minh học đường có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Xét trên phương diện nào
đó, giáo dục chính là trang bị cho đối tượng những hiểu biết cơ bản về nền văn
minh- văn hóa. Khi đã có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực trên thì kết quả
giáo dục cũng có những chuyển biến tích cực để thúc đẩy sự phát triển của Xã hội.
2. Thực trạng:
Học sinh là những người được học tập và dạy dỗ một cách cơ bản về mặt tri thức,
cách ứng xử, giao tiếp nhằm hoàn thiện nhân cách trong mọi thời kỳ. Nhưng thực
tế, dù học cao đến đâu, các em cũng khó tự ý thức, kiềm chế được bản năng và đơi
khi có những hành vi, thái độ, cử chỉ, hành động thiếu lịch sự, thiếu văn minh nơi
công cộng. Rất nhiều học sinh đều xử lý rác theo cách... tiện đâu vứt đó. Sau mỗi
buổi học, trong hộc bàn, trên ghế, trên nền nhà… các phịng học đều có giấy lộn, ly
nhựa, túi nylon... Ngồi giờ học, các em thường ghé vào những xe đẩy bán hàng
rong trước cổng trường ăn uống rồi vô tư vứt rác ngay tại chỗ. Sự thiếu ý thức đó
xảy ra rất thường xuyên và thường lặp đi lặp lại ở bất cứ nơi đâu. Hiện tượng hút
thuốc lá lén lút trong lớp, trong trường cũng khá phổ biến. Những người hút thuốc
lá thường vứt tàn thuốc bừa bãi, hoặc thản nhiên biến hộc bàn thành nơi gạt tàn

thuốc nếu đang ngồi trong lớp học.Tình trạng học sinh đi học muộn xảy ra thường
xuyên. Với một số học sinh, việc này trở thành căn bệnh kinh niên khó chữa. Tại
nhà vệ sinh các trường học đều ghi: “Giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng”, “Vui lịng đi
xong xin xả nước”… để mỗi học sinh tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tuy nhiên,
vẫn còn một số học sinh thiếu ý thức không xả nước sau khi đi vệ sinh nên mùi hôi
bốc lên làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chửi thề, văng tục là câu nói
cửa miệng của khơng ít học sinh. Thế nhưng chửi thề, văng tục trong môi trường
giáo dục là điều không thể chấp nhận vì đây là nơi đào tạo con người cả về tri thức
lẫn nhân cách.Tình trạng học sinh viết bẩn lên mặt bàn, hộc bàn, trên tường, cửa ra
vào, cửa sổ là điều dễ thấy ở bất cứ ngôi trường nào. Ta có thể bắt gặp trên mặt bàn
một bài thơ, một câu ca dao- tục ngữ, một đoạn bài hát, cơng thức tốn…
Bảng nội qui của nhà trường ghi rõ: “Không được đi xe trong sân trường”, “Phải
để xe đúng nơi quy định”... Thế nhưng nhiều em vẫn đạp xe ào ào vào nhà để xe,
đôi khi đụng vào xe bên cạnh dẫn đến đổ xe hàng loạt. Một số khác vẫn phóng
nhanh, vượt ẩu ngay trong khn viên trường. Học sinh ngày nay rất quan tâm đến
cách ăn mặc, làm đẹp. Các em quan tâm đến vẻ đẹp, trang phục của nhau, của
những người nổi tiếng mà họ cho là thần tượng. Từ đó, các em thường ăn mặc
giống như thần tượng ngay cả khi đi học. Điều đáng nói là những bộ quần áo mà
học sinh khốc trên mình khơng phù hợp với lứa tuổi học sinh, mặc dù nhà trường
3


đã có nội quy cấm học sinh mặc quần áo không phù hợp với thuần phong mỹ tục,
với môi trường học đường. Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của học sinh cũng là
một trong những vấn đề đáng bàn. Tình trạng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ
học làm gián đoạn lời giảng của thầy cô xảy ra không hiếm.
Khảo sát bằng những câu hỏi liên quan đến văn minh học đường ở lớp chủ nhiệm
10A9 đầu năm học 2020- 2021 tôi thu được kết quả như sau:
+ Hiểu biết rõ về lĩnh vực này: 6/ 42 em chiếm tỉ lệ: 14,3%
+ Hiểu biết mơ màng về lĩnh vực này: 12/ 42 em chiếm tỉ lệ: 28,6%

+ Kém hiểu biết: 24/ 42 em chiếm tỉ lệ: 57,1%
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề trên:
Giáo dục về lĩnh vực văn minh đường cho học sinh THPT hiểu theo nghĩa hẹp thì
đây là hoạt động khơng nhằm mục đích truyền thụ kiến thức mà hướng vào việc
hình thành nhân cách, thế giới quan và nhân sinh quan, ý thức về giá trị, ý thức về
những chuẩn mực, tình cảm yêu ghét của người học sinh. Ở đây, quá trình truyền
thụ phức tạp hơn rất nhiều và hoạt động giáo dục cũng đa dạng hơn, nhiều chiều
hơn, tính chất đối thoại cũng bộc lộ đầy đủ và rõ nét hơn. Để giúp học sinh có nền
tảng tâm lí và những đức tính cần thiết, ngồi việc giảng giải, thuyết phục, giáo
dục thì mỗi ngày, trong mỗi bài học, trong từng việc làm, chúng ta cần phải tạo ra
môi trường giao tiếp thuận lợi giúp học sinh tự tin bày tỏ suy nghĩ, tâm tư của
mình, từ đó có thể tự tin trong hành động để thực hiện những chuẩn mực thuộc
phạm trù văn minh một cách tốt nhất. Một khơng khí bình đẳng, dân chủ, đầy tình
thương và bao dung, một thái độ thân thiện, không áp đặt sẽ là môi trường giao
tiếp tốt đồng thời cũng là môi trường giáo dục lí tưởng, trong đó học sinh sẽ tự
nguyện đến với thầy giáo; thầy giáo sẽ tiếp cận được tới từng cá thể học trò và như
vậy, mọi nỗ lực giáo dục của nhà trường sẽ dễ đạt kết quả mong muốn.Vì vậy theo
bản thân tơi, việc trang bị những hiểu biết về lĩnh vực văn minh học đường cho học
sinh cần tổ chức thông qua các buổi hoạt động ngồi giờ lên lớp (NGLL) dưới
những hình thức khác nhau để tránh nhàm chán cho các em.
3.1. Công tác chuẩn bị: Xây dựng nội dung và phân công tổ chức buổi hoạt động
NGLL:
* Mục đích yêu cầu:
- Nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát
huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, về nét đẹp văn hoá ứng xử
học đường.
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giáo dục thanh thiếu niên về kỹ năng sống, kỹ
năng ứng xử với thầy cô giáo, người lớn tuổi và bạn bè, nhằm hạn chế bạo lực học
đường, xây dựng môi trường học tập trong sáng, lành mạnh, góp phần thực hiện
hiệu quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

* Xây dựng nội dung:
Phần 1: Tiết mục văn nghệ của tổ 1
Phần 2: Thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm và xử lý tình huống
Phần 3: Tiết mục văn nghệ xen kẽ của tổ 2
Phần 4: Thi tiểu phẩm sân khấu: mỗi đội lựa chọn 1 trong 4 chủ đề do BTC đưa ra
( bạo lực học đường, văn hố ứng xử, tình u tuổi học trị, văn hóa mạng ), HS tự
4


viết kịch bản và dàn dựng. Nội dung này được thông báo trước cho các đội chuẩn
bị 1 tuần.
Phần 5: Thi tuyên truyền viên giỏi: Các đội bốc thăm 1 trong 4 chủ đề : tình bạn,
tình thầy trị, tình u học trị, tình cảm gia đình để hùng biện.( Nội dung này cũng
được thông báo trước)
Phần 6: Tiết mục văn nghệ của tổ 3,4 (trong thời gian BGK tổng hợp kết quả
Phần 7: Công bố kết quả và trao thưởng
* Phân công nhiệm vụ cụ thể:
Ban tổ chức:
STT
Họ và tên
Chức danh
Nhiệm vụ
1

Chu Thị Lan

GVCN

Trưởng ban


2

Nguyễn Quang Thắng

Lớp trưởng

Phó ban

3.

Đỗ Phương Un

Bí thư Đồn

Phó ban

4.

Trịnh Ngọc Phúc

LPHT

Uỷ viên

Ban giám khảo – Thư kí :
STT
Họ và tên
Chức danh
Nhiệm vụ
1

Nguyễn Quang Thắng Lớp trưởng- đại diện tổ 3
Trưởng ban
2
Đỗ Phương Uyên
Bí thư Đồn- đại diện tổ 2
Phó ban
3.
Trịnh Ngọc Phúc
LPHT- đại diện tổ 1
Uỷ viên
4.
Lê Thị Minh Huệ
Đại diện tổ 4
Uỷ viên
5.
Chu Thị Lệ Qun
Thư kí
Dẫn chương trình: Học sinh Nguyễn Văn Kiên
3.2 Nội dung
3.2.1. Hoạt động 1: Phần thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và ứng xử tình
huống về những lĩnh vực có liên quan đến văn minh học đường
* MC thông báo thể lệ cuộc thi trả lời câu hỏi: Có 15 câu hỏi dưới dạng trắc
nghiệm, phân tích các yếu tố đúng, sai của tình huống văn hóa ứng xử, văn hóa sử
dụng điện thoại, sử dụng Internet,…Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời đúng là 1
điểm.
* Phụ trách máy tính lần lượt trình chiếu các câu hỏi, 3 đội chơi đưa ra phương
án trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng:
Câu 1: Theo em Văn hóa ứng xử học đường thể hiện ở những nội dung nào sau
đây? [1].
a. Ăn mặc sành điệu, thể hiện mình bằng lời nói thơ tục, đánh nhau, gây sự với

bạn.
b. Ngôn ngữ trong sáng, cử chỉ thân thiện, đúng mực.
c. Thái độ ơn hịa, nhã nhặn, lễ phép, tôn trọng thầy cô, bạn bè.
d. Trang phục phù hợp
e. Cả 4 đáp án trên

5


Câu 2: "Những người biết ứng xử thường thành công và hạnh phúc hơn những
người khác. Đôi khi ứng xử đẹp chẳng có gì to tát, chỉ là một lời cảm ơn khi bạn
giúp mình, một lời xin lỗi khi mình nói sai"! Bạn nghĩ sao về câu nói này? [1]
a. Đúng. Biết cách ứng xử, tôn trọng mọi người là một trong những thước đo
giá trị của một con người. Người nào biết tôn trọng người khác cũng sẽ nhận
được sự tôn trọng và sống trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hạnh phúc.
b. Sai. Thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào ứng xử.
c. Cả hai ý kiến trên.
Câu 3: Theo bạn thế nào là người có Văn hóa mạng, biết sử dụng Internet và điện
thoại di động? [1].
a. Là người sử dụng mạng (internet) vào những mục đích lành mạnh như tìm hiểu
thơng tin, tri thức ..., khơng lợi dụng internet vào mục đích xấu. Sử dụng điện thoại
di động đúng mục đích liên lạc, sử dụng các chức năng điện thoại một cách lành
mạnh.
b.Giao tiếp với người khác trên mạng (internet) thân thiện, lịch sự. Không để
chuông điện thoại gây tiếng ồn những nơi tập thể như trong trường, lớp học.
c. Ngôn ngữ giao tiếp trong sáng, lành mạnh.
d. Cả 3 ý kiến trên
Câu 4: Theo em để gây dựng và duy trì tốt mối quan hệ tốt đẹp với các bạn học
cần phải ứng xử như nào? [1].
a. Tôn trọng nhau.

b. Quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.
c. Giao tiếp với nhau cởi mở, chân tình: từ cách xưng hơ đến ánh mắt, nụ cười.
Khiêm tốn khi đánh giá về mình. Thật thà, trung thực khi đối xử với bạn.
d. Đồn kết, giúp đỡ bạn nhưng khơng bao che khuyết điểm cho bạn khi bạn mắc
sai lầm cần tế nhị khuyên bảo.
e. Tất cả ý trên
Câu 5: Đâu là cách ứng xử đúng giữa học sinh với thầy cô giáo và người lớn tuổi?
[1].
a. Lễ phép, tôn trọng và vâng lời thầy cơ giáo, kính trọng người lớn tuổi
b. Thân thiện nhưng giữ khoảng cách thầy trị.
c. Biết kính trên nhường dưới. Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn.
d. Nói xấu, xúc phạm thầy cơ giáo. Khơng giúp đỡ người lớn tuổi.
Câu 6: Theo bạn vấn đề bạo lực học đường xảy ra là do những nguyên nhân nào?
[1].
a. Bản thân học sinh ở lứa tuổi 12 đến 18 thường có nhiều chuyển biến tâm lý,
muốn tự khẳng định mình thể hiện cho mọi người biết, bạo lực thường xảy ra vì
những lí do trực tiếp rất khơng đâu như: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người u,
khơng cùng đẳng cấp...
b. Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát
hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm
sống.
c. Đối với gia đình, do bố mẹ bận kiếm kế sinh nhai hay đời sống gia đình bất hịa
dẫn đến ít quan tâm và chưa có biện pháp quản lý, giáo dục con em.
d. Tiếp cận trị giải trí như game online, phim ảnh bạo lực và các diễn đàn trên
6


mạng khiến các em dễ dàng tiếp cận và học tập những hình ảnh, thói quen xấu.
e. Cả bốn ngun nhân trên
Câu 7: Theo các bạn để ngăn chặn bạo lực học đường cần? [1].

a. Nhận thức bản thân các em. Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình
thành những quan niệm sống tốt đẹp.
b. Sự phối hợp từ: gia đình, nhà trường và xã hội.
c. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Bạo lực học đường xảy ra và đáng báo động nhiều ở đối tượng là các bạn?
[1].
a. Nữ
b. Nam
c. Cả 2 đối tượng trên tỷ lệ là bằng nhau.
Câu 9: Những hành vi đánh bạn của một hay một nhóm học sinh bị xử lý theopháp
luật không?[1].
a. Không bị xử lý, chỉ cảnh cáo và giáo giáo dục ở nhà trường.
b. Chỉ người đánh trực tiếp bị xử lý, người xem không giúp đỡ bạn, thỉnh thoảng
đánh a dua không bị xử lý.
c. Bị xử lý nghiêm minh. Tùy theo mức độ hành hung bạn mà người gây ra
thương tích, những người tham gia sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bị khởi tố về tội
gây rối trật tự công cộng theo điều 245, nếu vụ hành hung cấu thành đủ yếu tố
về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác xử theo
điều 104 và tội làm nhục người khác điều 121 của Bộ luật hình sự Việt Nam.

7


Sau câu hỏi này có trình chiếu thêm 1 số hình ảnh vi phạm pháp luật của lưa tuổi
học sinh.
Câu 10: Để xây dựng lối sống đẹp, sống có ích cho tuổi trẻ cần? [1].
a. Trang bị kỹ năng sống, các kỹ năng mềm và kỹ năng giao tiếp.
b. Sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội; sống có lý tưởng cao đẹp, tự tin
trong hội nhập quốc tế, sẵn sàng tình nguyện vì cộng đồng, cống hiến vì Tổ
quốc... thực hiện tốt cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp - sống có ích”.

c. Từng bước nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành niềm tin và có
những hành vi ứng xử đẹp trong cuộc sống.

600 × 386

8


Sau câu hỏi này trình chiếu thêm một vài hình ảnh hoạt động vì cộng đồng để học
sinh thấy rõ ý nghĩa của những hoạt động này.
Câu 11: Nếu bạn bị bạo lực học đường bạn sẽ chọn giải pháp nào? [1].
a. Báo ngay với giáo viên.
b. Hô to và tìm người giúp đỡ khi bị bắt nạt.
c. Báo với các đơn vị chức năng.
d. Tất cả các ý trên
Câu 12: Theo bạn người gây ra bạo lực học đường sẽ phải gánh chịu những hậu
quả như thế nào? [1].
a. Con người phát triển khơng tồn diện: phát triển ngược trở lại phía “con”, đi
ngược lại tính “ người” mất dần nhân tính.
b. Mầm mống của tội ác sau này.
c. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
d. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
e. Tất cả các ý trên.

9


Nhiều vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây với mức độ nghiêm trọng

Câu 13: Theo bạn những nạn nhân của bạo lực học đường sẽ phải gánh chịu

những hậu quả như thế nào? [1].
10


a. Tổn thương về thể xác và tinh thần.
b. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
c. Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà
trường, đến xã hội.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 14: Hành vi tung clip lên mạng (Internet) như nữ sinh đánh ghen, nữ sinh lột
áo đánh bạn, đưa hình ảnh gợi cảm của nữ sinh, quan hệ đôi lứa các vụ việc làm
nóng dư luận như cơ gái tát CSGT hay clip CSCĐ tấn cơng CSGT… những vụ việc
như thế có bị xử lý hình sự khơng? [1].
a. Những vụ việc như thế sẽ được điều tra, xử lý hình sự.
b. Tung clip lên mạng không phải hành vi tố cáo, tố giác tội phạm mà là sự tuỳ
tiện, xâm phạm danh dự, uy tín cá nhân, tổ chức, cần được làm rõ.
c. Không bị xử lý
d. Tất cả ý trên.
Câu 15: Theo bạn đâu là hành vi được đánh giá mất văn minh học đường? [1].
a. Vứt rác tiện đâu vứt đó, hút thuốc lá trong lớp
b. Đi học muộn, đi xe trong trường
c. Không xả nước sau khi đi vệ sinh
d. Chửi thề, văng tục, viết bẩn lên mặt bàn, hộc bàn, trên tường, cửa ra vào, cửa sổ
e. Ăn mặc hở hang, sành điệu không phù hợp với thuần phong mỹ tục, với mơi
trường giảng đường.
f. Nói chuyện ngay ngay trong giờ học lớp, tự nhiên đi ra khỏi lớp để nghe điện
thoại rồi lại trở vào lớp mà không xin phép thầy cô.
g. Tất cả các ý trên
Đáp án là phần chữ đậm in nghiêng ở mỗi câu
3.2.2. Hoạt động 2: Phần thi ứng xử:

* MC thông báo thể lệ phần thi ứng xử: Mỗi đội lựa chọn 01 tình huống về văn
minh học đường, các vấn đề liên quan phòng chống bạo lực học đường... suy nghĩ
trong vịng 30 giây và xử lý tình huống đó, đưa ra thơng điệp hình thành thói quen
phương pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả, ý thức ứng xử văn minh, lịch sự,
phòng chống bạo lực học đường. Tuỳ vào câu trả lời của các đội, chuyên gia tư vấn
sẽ có sự đánh giá cuối cùng. ( Điểm cho mỗi đội là 10 điểm, điểm lẻ đến 0,5).
* Phụ trách máy tính trình chiếu các tình huống, MC đọc từng tình huống

Tình huống 1:
Nếu giả sử bạn M được nghe các bạn trong lớp kể lại có một bạn nữ trong
lớp đã nói xấu bạn, khơng những dùng những lời lẽ thơ lỗ mà bạn nữ đó cịn nói
bạn M đã "cướp" người yêu của bạn nữ đó và bạn bị hăm dọa sẽ bị đánh? Nếu bạn
là bạn M trong tình huống này bạn sẽ khuyên bạn M xử lý thế nào? Và đặt tình
huống ngược lại nếu bạn là bạn nữ kia khi nghĩ rằng người khác yêu người yêu của
bạn, bạn có xử sự như bạn nữ đó khơng? [1].
Gợi ý trả lời:
Nếu bạn M được nghe các bạn kể lại như vậy, điều đầu tiên em sẽ khun M
sẽ giữ bình tĩnh, bởi có thể bạn của M đang có sự hiểu nhầm, hoặc giả chăng
trong chuyện tình cảm là việc tự nguyện giữa hai người bạn q mến nhau, khơng
thể có chuyện tranh cướp! Hiện giờ M đang là một học sinh dưới mái trường
11


THPT nhiệm vụ hàng đầu là học tập, nếu em là M em sẽ bình tĩnh, giải thích cho
bạn hiểu, giữ tình cảm đẹp của tuổi học trị. Nếu được gặp bạn em sẽ nói cho bạn
hiểu. Cịn nếu bạn tiếp tục hăm dọa em sẽ tâm sự với cha mẹ, thầy cơ giáo để có
được những lời khun và sự giúp đỡ kịp thời không để xảy ra sự hiểu lầm xơ xát
mà mất đi tình cảm bạn bè.
Nếu giả sử đặt vào trường hợp ngược lại em là bạn nữ kia, biết bạn trai
mình hay người con gái khác có tình cảm với bạn trai mình em cũng sẽ cố gắng

kìm chế cảm xúc bản thân mình, khơng nói năng thơ lỗ và cũng khơng gây sự hăm
dọa người khác bởi những điều đó chỉ làm cho bản thân mình trở nên xấu xa hơn
và bị mọi người coi thường. Khi có những cảm xúc tiêu cực, nóng nảy và muốn
trút giận lên người khác nên “tâm sự với ai đó” hoặc “nên nhìn sự việc ở một góc
độ khác”… Em nghĩ một người con gái bản lĩnh, hiểu biết, biết cách xử sự sẽ thực
sự khẳng định được mình, được mọi người tơn trọng. Em sẽ tìm hiểu ngun nhân
nếu bạn trai em có tình cảm với người con gái khác em sẽ thắng thắn nói chuyện
chia tay, chấm dứt chuyện tình cảm khơng để ảnh hưởng tới việc học tập, cịn nếu
là bạn gái khác có tình cảm với bạn trai em mà bạn trai em vẫn dành tình cảm cho
em thì em sẽ cho bạn thời gian khẳng định tình cảm của mình và chúng em sẽ cùng
nhau động viên nhau học tập thật tốt, để sau này có một tương lai tươi sáng. Mọi
chuyện kết thúc bằng chuyện đánh nhau không những làm mất đi giá trị của người
con gái, không những thế điều đó sẽ làm đau lịng bậc cha mẹ chúng ta, những
người đã yêu thương chăm bẵm con từ khi còn thơ dại mong đến ngày con trưởng
thành mà nghe những điều như thế về con cái mình em tin chắc rằng cha mẹ nào
cũng đau lòng! Em tin nếu em làm được điều đó em vẫn sẽ được bạn trai của em
tơn trọng!
- Đưa ra thơng điệp phịng tránh bạo lực học đường.

Tình huống 2:
Trong giờ học mơn Ngữ văn, cô giáo đang giảng bài văn nghị luận về vấn đề Văn
minh học đường, bỗng nhiên cả lớp nghe tiếng chng điện thoại rất to từ phía
cuối lớp, ngay sau đó là một bạn nữ vội vàng vừa nghe điện thoại vừa chạy ra khỏi
lớp trước sự ngạc nhiên của cả lớp, sau đó khoảng 5 phút bạn lại thản nhiên đi vào
chỗ ngồi như chưa có chuyện gì xảy ra? Sau đó bạn giơ máy lên quay cơ giáo đang
giảng bài, bạn bên cạnh nhắc bạn thì bạn nói: Để "tơi" quay lại bài cơ giảng cịn
biết đường mà học, cịn đưa lên mạng chém gió với chúng nó chứ? Theo bạn trong
tình huống đó bạn nữ làm thế có đúng khơng? [1].
Gợi ý trả lời:
Dùng điện thoại di động khơng có gì là xấu, nhưng vấn đề đặt ra ở đây đối

với học sinh là các bạn đang sử dụng điện thoại di động khơng đúng mục đích.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, có nhiều vấn đề trong đời sống học sinh được
chính chiếc điện thoại hàng ngày của các bạn “tố cáo” nhiều việc làm thiếu văn
minh, lịch sự trái thuần phong mỹ tục của các bạn!
Bạn nữ trong tình huống vừa rồi đã vi phạm nội quy, quy tắc của lớp học.
Trong lớp bạn đã để chuông điện thoại làm ảnh hưởng đến giờ học của cả lớp.
Bạn lại cư xử thiếu lễ độ với cô giáo. Bạn ra khỏi lớp để nghe điện thoại đã là việc
khơng nên nếu như khơng có việc gì cần thiết vì nếu ai cũng ra ngồi nghe điện
thoại thì lớp học sẽ giống như cái chợ. Bạn lại không xin phép cô giáo về mặt đạo
12


đức bạn sẽ bị đánh giá và theo quy định của nhà trường sẽ có các biện pháp giáo
dục đối với bạn như: Ghi sổ đầu bài, bị đứng dưới cờ… Tùy theo mức độ vi phạm,
thái độ hành vi của bạn sẽ có những biện pháp xử lý. Nhưng điều đáng buồn là
khơng phải chỉ có một vài bạn có hành vi như thế mà rất nhiều bạn sử dụng điện
thoại thiếu văn hóa và sử dụng khơng đúng lúc. Bạn lại cịn quay khi cơ giáo
giảng bài và đưa lên mạng để bàn tán về một vấn đề, điều đó cho thấy bạn đang sử
dụng điện thoại khơng đúng mục đích. Một điều đáng buồn là nhiều bạn học sinh
đưa hình ảnh lên mạng nhưng chính bản thân các em cũng không nhận thức được
hết những vấn đề mà clip đó gây ra. Khơng những chỉ quay và bàn về những vấn
đề trái thuần phong mỹ tục của người Việt Nam thiếu tôn trọng cá nhân mỗi người
mà các bạn nhiều lúc còn quay hay truyền tay nhau những clip sex, đánh nhau…
Nhiều khi việc quay clip đánh nhau hoặc ghi âm, chụp ảnh trong lớp học… đều
xuất phát từ bản năng muốn dùng tính năng của điện thoại ghi lại những “khoảnh
khắc” đó chứ khơng phải sự cố ý thế nhưng khi đưa lên mạng thì những hình ảnh
đó lại lan truyền đi khắp nơi, khơng chỉ trong nước mà cả thế giới đều có thể truy
cập mạng. Một câu hỏi đặt ra: Bạn bè năm châu sẽ nghĩ sao về tuổi trẻ của đất
nước chúng ta? Liệu chúng ta đã làm tốt lời Bác dạy chưa? Có thể sánh vai với
cường quốc năm châu hay chưa? Hay bằng chính những hành động đó chúng ta

làm cho mất hình ảnh đẹp về người Việt Nam mà biết bao thế hệ ông cha ta đã
phải đổ máu hi sinh. Những trường hợp tuỳ tiện đưa hình ảnh của người khác lên
mạng sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo Bộ luật hình sự của
nước CHXH CN Việt Nam. Mong rằng tất cả các bạn sẽ biết sử dụng điện thoại
đúng mục đích và ln là một học sinh gương mẫu, lễ phép với thầy cô giáo.
- Đưa ra thông điệp về sử dụng điện thoại di động và văn hóa mạng.

Tình huống 3:
Do va chạm xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến
đánh một học sinh lớp bạn. Vơ tình biết được thơng tin này, bạn sẽ ứng xử thế nào?
[1].
Gợi ý trả lời:
Đây khơng phải là một tình huống hiếm gặp nhất là đối với những học sinh
ở bậc phổ thông trung học. Ở độ tuổi này tuy các bạn đã có sự trưởng thành
nhưng tính cách vẫn cịn khá xốc nổi, dễ bị kích động. Nên đơi khi chỉ vì những lý
do rất nhỏ nhặt: một câu nói trêu chọc, một cái hch vơ tình, hay thậm chí là một
cái nhìn “đểu” cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn và đánh nhau. Tình huống này liên
quan đến vấn đề sức khỏe và tính mạng của bạn. Dù biết đây là chuyện xích mích
ở ngồi trường nhưng nó liên quan trực tiếp đến các bạn cùng lớp cùng trường.
Dù chưa biết đúng sai thế nào nhưng một hành động can ngăn không để xảy ra
đánh nhau vào lúc này là hết sức cần thiết. Nếu bạn vơ tình bỏ qua vì một suy nghĩ
thiếu trách nhiệm, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi chẳng may hậu quả đáng tiếc xảy
ra?
Trong tình huống này em sẽ báo cho thầy cô giáo chủ nhiệm biết để yêu cầu
các bạn học sinh lưu lại trường, để thầy cô giáo cử lớp trưởng hoặc một bạn trong
13


lớp về báo ngay cho gia đình đến đón bạn học sinh đó về. Báo cáo với bảo vệ
trường giải tỏa đám thanh niên đó. Nếu thấy có dấu hiệu cịn có khả năng số

người đó tìm cách đón đánh học sinh của lớp bạn thì bạn nên nhờ người lớn hoặc
báo cho công an địa phương nhờ can thiệp khi cần thiết. Làm như vậy có thể tạm
thời tránh cho các bạn của mình phải trực tiếp đối đầu với nguy hiểm. Sau đó chắc
chắn thầy cơ giáo chủ nhiệm sẽ tìm hiểu lý do tại sao xảy ra mâu thuẫn đó và tìm
cách giải quyết dứt điểm.
- Đưa ra thơng điệp: phịng tránh bạo lực học đường.
Tình huống 4:
Có 3 bạn học sinh vì lí do đặc biệt nên đến lớp muộn trong khi thầy đang giảng bài
cho các bạn.
- Nam: không chào thầy, tự ý chạy vào lớp.
- Nhung: Chào thầy nhưng chào rất to
- Nga: đứng nép ngồi của để khơng làm phiền thầy và các bạn. Đợi thầy nói hết
câu mới bước ra cửa, đứng nghiêm trang chào thầy, nói lời xin lỗi thầy và xin thầy
cho vào lớp.
Em hãy nhận xét cử chỉ và hành vi giao tiếp của 3 bạn trên? [1].
Gợi ý trả lời:
- Bạn Nam: Đi học muộn, không chào thầy, khơng xin lỗi thầy, vào lớp lúc thầy
đang nói. Đó là hành vi vô lễ, không hiểu biết, không giữ phép tắc, không thực
hiện nội qui học sinh khi đến trường
- Bạn Nhung: chào thầy nhưng chào to là không giữ phép tắc, không hiểu biết
trong ứng xử - giao tiếp.
- Bạn Nga: Nép ngồi cửa để khơng làm phiền thầy và các bạn, thể hiện sự khiêm
tốn, là người hiểu biết và giữ đúng phép tắc trong ứng xử. Hành động chờ thầy nói
hết câu mới bước ra cửa, đứng nghiêm chào thầy, nói lời xin lỗi.Đó là người biết
kính trọng thầy và giữu đúng phép tắc trong quan hệ thầy trị.
* Trả lời và đưa ra thơng điệp: Kỹ Năng giao tiếp.
(Sau mỗi tình huống, mời Ban giám khảo đánh giá và cho điểm luôn)
3.2.3.Hoạt động 3: Phần thi tiểu phẩm sân khấu:
* MC thông báo thể lệ phần thi tiểu phẩm sân khấu: Với chủ đề "Thân thiện
và tích cực".

Mỗi Đội thể hiện 1 tiểu phẩm tuyên truyền về văn hóa ứng xử học đường, bạo lực
học đường trong thời gian tối đa 10 phút. Nêu bật lên những giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp cần giữ gìn và đưa ra hướng khắc phục các hiện tượng phi văn hóa
học đường, nêu gương học sinh gương mẫu để các bạn học tập, noi theo. Nếu quá
thời gian sẽ bị trừ điểm. Điểm tối đa là 10 điểm, điểm lẻ đến 0,5.
* Các đội chơi lần lượt trình bày nội dung đã chuẩn bị dưới dạng kịch, BGK
dựa vào nội dung và cách diễn xuất để cho điểm. Yêu cầu:
- Nêu bật lên những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn.
- Đưa ra hướng khắc phục các hiện tượng phi văn hóa học đường.
- Có tính nêu gương
- Đảm bảo chuẩn mực
- Có tính nghệ thuật.
(Sau khi kết thúc phần thi của 4 đội, BGK đánh giá và cho điểm luôn)
14


3.2.4. Hoạt động 4. Tuyên truyền viên giỏi: Với chủ đề "Tài năng".
* MC thông báo thể lệ phần thi tuyên truyền viên giỏi: Mỗi đội cử 01 thành
viên thi hùng biện về các chủ đề: Tình bạn; thầy cơ; cha mẹ, gia đình trong thời
gian 3 phút. Nếu quá thời gian bị trừ điểm. Điểm tối đa là 10 điểm, điểm lẻ đến
0,5 điểm.
* Yêu cầu đối với mỗi bài hùng biện:
Chủ đề tình bạn cần phải làm rõ những vấn đề sau:
- Như thế nào là tình bạn ?
- Dấu hiệu cho biết tình bạn chân chính : Tình bạn như đơi cánh đối với lồi chim,
tình bạn nâng bước chúng ta trên con đường khó khăn, che chở ta khỏi những bóng
tối của cuộc đời. Đó có thể là trong lúc gặp sự cố với chiếc xe đạp già nua, chúng
ta nhận được nụ cười thông cảm và bàn tay không nề hà sự bẩn thỉu mà sẵn sàng
giúp đỡ…Những Tình Bạn dài lâu sẽ xuất hiện để dạy cho bạn những bài học mà
cho đến suốt đời, bạn cũng sẽ không thể nào quên được: bạn phải tự mình xây

dựng tất cả mọi thứ để có được một nền tảng vững chắc. Những bài học này thực
sự không dễ dàng chút nào. Điều bạn cần làm là ghi nhớ bài học đó, yêu thương
mọi người xung quanh, và đem những điều bạn đã học được vào trong các mối
quan hệ và những nơi mà bạn đến.
- Thông điệp: Hãy đánh giá xem bạn đã nhận được gì từ tình bạn và những kinh
nghiệm mà bạn nhận được từ đó. Người ta nói rằng tình u là mù qng nhưng
Tình Bạn thì ln sáng suốt. Hãy tự hào về những người bạn mà bạn đã từng có và
cả những người bạn mà bạn đang có. Bạn bè như những bông hoa, những bông hoa
xinh đẹp. Bạn bè là những bông hoa trong khu vườn cuộc đời bạn. [2].
Chủ đề tình thầy cơ cần làm rõ những vấn đề sau:
- Bài hùng biện phải nêu được công lao của thầy cô với học sinh thầy cô dạy chúng
ta biết cảm thông trước những cảnh đời đau khổ , biết đứng lên khi té ngã , biết
nhặt lấy những cái gai để bảo vệ bàn chân những người đi sau, dạy ta biết thế nào
là hi sinh , thế nào là cuộc sống , biết yêu gia đình yêu quê hương, biết quý thời
gian , biết trọng chữ tình , biết giữ lòng trong sạch để ngẩng cao đầu với bạn bè,
thầy cơ một đời chèo đị đưa từng lớp chúng em đến bến bờ tri thức...
- Bài hùng biện phải nêu được tình cảm của thầy cơ với học sinh: yêu thương, bảo
ban, dạy dỗ, tha thứ khi học sinh mắc lỗi, an ủi, động viên khi học sinh gặp khó
khăn, khen ngợi, biểu dương khi học sinh có thành tích..
- Thể hiện tình cảm của bản thân đối với thầy cơ: Kính trọng, biết ơn, ghi nhớ công
lao, cố gắng học tập để trở thành con người có ích xứng đáng với cơng lao dạy dỗ
của thầy cơ.
Chủ đề gia đình cần làm rõ những vấn đề sau:
- Có thể vật chất của chúng ta được giàu lên một cách nhanh chóng, nhưng đổi lại
tâm hồn lại đầy những xáo động và sự già nua. Những lúc tâm hồn ta đầy sự biến
động ấy thì hãy nghĩ về gia đình. Gia đình khơng thúc ép, “kéo - đẩy” chúng ta như
cuộc sống ngồi kia, cũng khơng để chúng ta phải cơ đơn một mình… Bởi cha mẹ
sẵn sàng dang rộng vòng tay với nụ cười ấm áp cùng lời nói đầy yêu thương “Nếu
15



mệt rồi, hãy dừng lại đi con!”. Đó, khi nghĩ về gia đình tâm hồn ta sẽ bình yên biết
mấy…
Gia đình là nơi bạn có thể quay về khi bạn vấp ngã hay thất bại trong cuộc sống…
Trên bước đường chinh phục những điều hấp dẫn, mới mẻ của cuộc sống, chúng ta
gặp khơng ít những khó khăn, trở ngại. Cũng có thể sẽ vấp ngã bởi sự ngơ nghê
non nớt và chẳng tìm được người sẻ chia ngồi xã hội. Nhưng về với gia đình,
những vấp ngã sẽ được đánh giá là bài học cho sự trưởng thành của chúng ta. Mọi
người trong gia đình sẽ chẳng cười chê, dè bỉu hay phê phán những thất bại đó mà
ln ln khuyến khích, động viên, an ủi, là điểm tựa vững chắc để ta bước tiếp.
Gia đình là nơi bạn luôn luôn nhận được yêu thương và dạy bảo mỗi khi bạn làm
sai điều gì. Ngay từ khi chúng ta mới lọt lịng đã nhận được sự quan tâm, chăm
sóc, cưng nựng… vô bờ bến của mẹ cha. Cùng với sự lớn khơn của chúng ta thì sự
hy sinh và tình yêu thương bao la của cha mẹ cũng lớn dần lên theo năm tháng.
Tình u thương vơ điều kiện ấy đi theo ta đến suốt cuộc đời: “Con dù lớn vẫn là
con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.
Có thể chúng ta bị ai đó từ chối tình cảm hay khơng nhận được tình cảm từ một
người mà chúng ta cần nhưng với gia đình thì chúng ta luôn là người quan trọng và
sẽ nhận được nhiều yêu thương nhất. Chúng ta luôn được cha mẹ uốn nắn, dạy bảo
từng chút một. Có đơi khi cha mẹ mắng mỏ hay đánh địn vì chúng ta sai thì đó
khơng phải là sự ghét bỏ mà là sự răn đe, giáo dục trong đó chất chứa tình u
thương, mong muốn chúng ta nên người…
Gia đình là nơi bạn có thể sống thật nhất mà khơng phải tạo cho mình một vỏ bọc
nào cả… Có thể khi ra ngồi xã hội với những mối quan hệ xung quanh ta ln
phải ngụy trang cho mình bằng một chiếc mặt nạ vui vẻ, hài lịng, mạnh mẽ… để
khơng bị lạc lõng trong cái chung, để có thể tồn tại lâu dài và khó bị đào thải. Đeo
chiếc mặt nạ ấy đẹp và hồn hảo thật đấy nhưng lại mệt mỏi vơ cùng bởi ta sống là
ta ít quá. Về với gia đình - những người ruột thịt, gần gũi, thân yêu nhất chiếc mặt
nạ vơ hình ấy được tháo gỡ tự bao giờ khơng hay. Chúng ta có thể thoải mái nói
cười, làm đủ trị, nhăn nhó hay khóc nức nở như một đứa trẻ… mà khơng lo bị ai

nhịm ngó cười nhạo, chế giễu và chỉ trỏ. Trở về dưới mái ấm gia đình lịng chúng
ta sẽ được trải rộng và chân thật nhất.
Và thật đáng tự hào cho mỗi chúng ta khi có được một chốn để về, để nhớ, để u
thương. Hãy ln nâng niu, giữ gìn tổ ấm gia đình bởi những điều tuyệt vời như
thế! [3].
Chủ đề tình u học trị cần làm rõ những vấn đề sau:
- Tình yêu là gì ? Theo chương trình GDCD 11: là tình cảm của trái tim mà đơi khi
lí trí khơng thể hiểu nổi. Tuổi học trị là một lứa tuổi đẹp. Nói đến tình u học trị
là nói đến những rung động đầu đời, những xao xuyến bâng khuâng, nói đến những
ánh mắt lạ, những nụ cười e ấp.
- Tình u học trị là đề tài được các bậc phụ huynh và thầy cô giáo rất mực quan
tâm. Nói đến tình u nơi học đường là nói đến thứ tình cảm nơng nỗi, chưa chín
chắn, nhưng đâu đó cũng có những nét tích cực, nhiều bạn học hành khá lên vì
khơng muốn thua kém đối phương, các bạn biết giúp đỡ nhau trong học tập để cả
hai cùng tiến bộ. Khi có người hiểu bạn, chia sẻ với bạn niềm vui đặc biệt là nỗi
16


buồn, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Đôi khi, các bạn biết đưa ra những lời khuyên bổ
ích để an ủi, động viên nhau. Tình yêu chỉ thực sự cần khi nó đem đến cho nhau
niềm tin, động lực, giúp nhau cùng hướng tới tương lai.
- Nhìn chung tình yêu ở lứa tuổi này đẹp nhưng cũng đầy phức tạp vì nếu khơng
được định hướng đúng, khơng được quan tâm, các bạn rất dễ sa ngã, nhận thức sai
lệch. Đã có những cơ cậu học trị cấm được nảy sinh tình cảm với những bạn khác
giới, bị bố mẹ kiểm soát tất cả mọi việc. Các bậc cha mẹ làm như vậy khơng phải
là vơ lí. Bậc sinh thành nào cũng sẽ cáu giận khi thấy con mình học hành sa sút hay
vì con đi chơi bỏ bê học hành và thanh toán tờ hoá đơn điện thoại với một số máy
xuất hiện chi chít. Trong thời buổi ngày nay, giới học sinh bị rất nhiều ảnh hưởng
từ các phương tiện thơng tin đại chúng, văn hố nước ngồi khi mà mọi khoảng
cách đều trở nên gần gũi hơn. Ta bắt gặp khơng ít hình ảnh phản cảm ở ngồi phố

giống như trong phim ảnh nước ngoài, bỏ bê học hành, huỷ hoại bản thân và đánh
mất cả tương lai tươi đẹp phía trước, và rồi khơng ít các bạn ở tuổi này trở thành
nạn nhân của nạn nạo phá thai hay trở thành cha mẹ bất đắt dĩ. Các mối tình học
trị thường hiếm khi đi đến một kết quả mong muốn và rất dễ tan vỡ vì nhiều
nguyên nhân khác nhau. Nghiêm túc hay khơng thì những tình u bồng bột đó
chẳng mang lại kết quả gì, khi các bạn còn bị động về vật chất, kiến thức và kinh
nghiệm sống cịn q non nớt, đến với tình u vì mục đích nơng cạn muốn thưởng
thức hương vị của nó. Chưa có chút kinh nghiệm sống thì chẳng khác gì đang thử
vận may với một canh bạc. Thật buồn và khơng khỏi đau lịng khi nghe những vụ
uống thuốc tự tử, nhảy sông, nạo phá thai…đang diễn ra đâu đó mà trong đó có
những bạn bằng tưổi chúng ta.
Hãy để tuổi học trò với những kỉ niệm đẹp của mỗi cuộc đời. Tình yêu sẽ
chắp cánh cho các bạn nếu yêu đúng người và đúng thời điểm, đừng nên u q
sớm. Khơng phải là cố nén tình cảm hoặc dễ dãi với tình cảm ấy mà nên biết tình
cảm tuổi học trị trở nên đẹp và mang lại nhiều lợi ích hơn. Tất cả chúng ta đều sẽ
có một tương lai rộng mở phía trước, thế nên hãy giữ cho nhau những phút giây
đẹp đẽ trong sáng với những cái nắm tay nhẹ nhàng trao hi vọng, ánh mắt đầy tin
tưởng và đừng vội vàng bước qua giới hạn. Nhà trường, gia đình và xã hội cần
quan tâm đến vấn đề này, cha mẹ cần thẳng thắn chia sẻ một số vấn đề liên quan và
những điều cần nên tránh… để tuổi học trò mãi là lứa tuổi đẹp nhất.[4].
* Ban giám khảo dựa vào nội dung ở mỗi bài hùng biện để cho điểm từng đội.
3.2.5. Hoạt động 5. Kết thúc: Công bố giải thưởng, mời các đội lên nhận quà.
- Mời giáo viên chủ nhiệm lớp trao quà cho các đội
4. Kết quả đạt được khi áp dụng đề tài:
Khi áp dụng đề tài vào thực tiễn giáo dục bản thân tôi nhận thấy đã thu được
những kết quả nhất định: hiểu biết về những nội dung liên quan đến vấn đề văn
minh- văn hóa học đường của học sinh được nâng lên rõ rệt. Đa số các em đã biết
cách giao tiếp, xử lí các tình huống một cách văn minh, lịch sự, sống tình cảm, biết
tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng những người xung quanh. Các em học sinh tự tin,
mạnh dạn hơn trong giao tiếp, xử lí tốt những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.Lớp

học ngày càng thân thiện, đoàn kết. Mọi hành vi, cử chỉ đẹp được hình thành và
17


nhân rộng, chất lượng học tập cũng được nâng lên. Kết quả khảo sát bằng những
tình huống cụ thể cuối năm học 2020- 2021 ở lớp 10A9 như sau:
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn minh đạt mức tốt: 36/ 42 em chiếm tỉ lệ: 85,7%
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn minh đạt mức khá: 5/ 42 em chiếm tỉ lệ: 11,9%
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử văn minh đạt mức trung bình: 1/42 em chiếm tỉ lệ:
2,4%
III. Kết luận và đề xuất:
1. Kết luận:
Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là hình thành con người hội tụ đầy đủ cả đức và tài.
Cái gốc của văn minh học đường ở mỗi con người đó chính là sự phong phú của
đời sống tinh thần và những giá trị đạo đức mà mỗi cá nhân có được. Lời hay, cử
chỉ đẹp là quan trọng nhưng quan trọng hơn vẫn là cái tâm, tình u, sự chân
thành. Khơng phải hễ có cái tâm là có ngay cử chỉ lịch sự – chính vì thế mới cần
giáo dục cho học sinh có lối sống văn minh học đường! Vì vậy tôi nhận thấy:
-Thứ nhất: việc trang bị cho học sinh kiến thức về sự văn minh trong môi trường
giáo dục nhằm giúp các em tự tin , năng động trong cuộc sống, sống có trách
nhiệm, biết thương u,tơn trọng, đề cao những giá trị văn hóa là việc làm cần
thiết và mang lại hiệu quả cao, đa số các em đều hứng thú và tích cực tìm hiểu,
chuẩn bị các nội dung có liên quan đến thực trạng về văn minh trong môi trường
học đường.
- Thứ hai: Giúp nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, góp phần thực hiện thắng
lợi mục tiêu đổi mới giáo dục mà Bộ GD và ĐT đã đề ra.
- Thứ ba: Giúp học sinh tăng cường tính chủ động, giảm bớt tính nhút nhát, có
cách nhìn thân thiện với những người xung quanh, biết cách giải quyết những vấn
đề nảy sinh từ thực tiễn cuộc sống có liên quan đến các mối quan hệ trong nhà
trường và rộng hơn nữa là ngoài xã hội.

2. Đề xuất:
a. Hình thành cho học sinh nếp sống văn minh thông qua hoạt động sinh hoạt
chào cờ vào đầu tuần.
Chính hoạt động này HS tự rèn luyện kỹ năng nói trước đám đơng, tạo cho các em
sự tự tin và bản lĩnh khi giao tiếp trước mọi người. Thơng qua hoạt động này, giáo
viên có thể rèn luyện, sửa chữa cho học sinh cách trả lời, cách trình bày lịch sự, lễ
phép, rõ ý và thuyết phục được người nghe. Hoạt động này có tính giáo dục cao,
học sinh dễ dàng tiếp thu và tự rèn luyện cho bản thân mình. Đồng thời,tạo điều
kiện cho những em học sinh thiếu tự tin, nhút nhát cũng có thể tham gia phát biểu
bằng cách đặt những câu hỏi vừa sức và quan tâm, động viên các em tham gia.
b. Biện pháp lồng ghép giáo dục cho học sinh về những nội dung liên quan đến
nếp sống văn minh học đường thơng qua hoạt động văn hố, nghệ thuật, thể
dục, thể thao
- Tổ chức các hoạt động có giá trị đạo đức cho HS tham gia như giới thiệu về sách,
báo, các tác phẩm văn học hay, các mẩu chuyện về đạo đức, các danh nhân văn
hoá, danh nhân lịch sử, các vị anh hùng của dân tộc…Khi tổ chức hoạt động này,
HS được tham gia một cách tích cực, rèn cho các em khả năng trình bày tiểu phẩm,
giúp các em phát triển được kĩ năng trong quá trình chuẩn bị bằng cách trao đổi
với thầy cô, bạn bè, thảo luận, đề xuất ý kiến. Cuối mỗi tiểu phẩm các em thường
18


rút ra các bài học đạo đức, đồng thời các em có thể đặt các câu hỏi liên quan đến
nội dung câu chuyện bằng các trò chơi như em làm phóng viên , tạo điều kiện cho
HS tham gia giao lưu với nhiều bạn, chính lúc này học sinh được rèn nhiều kỹ
năng cơ bản như đặt câu hỏi,cách thức trả lời, cách giới thiệu về bản thân, cách
xưng hô và mạnh dạn phát biểu trước đám đông.
- Một số hoạt động theo chủ điểm và các ngày kỷ niệm lớn trong năm ,góp phần
vào việc rèn luyện kĩ năng cơ bản cho HS : các em phát triển ngôn ngữ nói thơng
qua các bài thuyết trình về một nhân vật lịch sử,một câu chuyện, một bức tranh …

từ đó các em được giáo viên rèn luyện, uốn nắn cách giao tiếp trước nhiều người,
cách lập luận và thuyết phục người nghe. Tổ chức hội diễn văn nghệ, qua hoạt
động này học sinh được rèn luyện nhiều kĩ năng như tự tin hát trước đám đông,
giao lưu với nhiều bạn bè, lựa chọn trang phục phù hợp.
c. Tích cực trang bị cho học sinh những hiểu biết về nếp sống văn minh học
đường thông qua hoạt động xã hội
Thông qua các hoạt động xã hội, HS sẽ được nâng cao sự hiểu biết, tinh thần trách
nhiệm, khả năng thích ứng, linh hoạt, sự đồng cảm và có cơ hội vận dụng những
hiểu biết của mình khi tham gia như biết thăm hỏi, biết chia sẻ, biết an ủi, động
viên; biết làm quen, kết bạn; biết tuyên truyền, vận động mọi người tham gia; biết
điều chỉnh hành vi giao tiếp đúng đắn trong xã hội.
d. Trang bị cho học sinh những kiến thức liên quan đến nếp sống văn minh học
đường thông qua hoạt động tiếp cận khoa học-kĩ thuật, phục vụ học tập
Thông qua hoạt động tiếp cận khoa học, kỹ thuật phục vụ cho học tập, ngoài việc
mở rộng, khắc sâu kiến thức, các em còn được rèn luyện KNGT khi tham gia hoạt
động như giao tiếp với thầy cô, bạn bè, lắng nghe, trao đổi, phát biểu ý kiến, tranh
luận, thuyết trình và khắc phục những khó khăn gặp phải. Từ đó giúp các em hiểu
nhau hơn, yêu thương nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 09 tháng 5 năm 2021.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Chu Thị Lan

19




×