Tải bản đầy đủ (.docx) (186 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THÀNH QUANG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI
PHẠM TỘI Ở ĐỐI TƯỢNG RỐI LOẠN CẢM XÚC
Chuyên ngành: Khoa học thần kinh
Mã số : 9720159

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Bùi Quang Huy
PGS.TS. Ngô Ngọc Tản

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thành Quang



LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lịng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Đảng ủy, Ban Giám đốc và Phòng sau đại học Học viện Quân y đã cho
phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
của tôi.
- Đảng ủy, Ban lãnh đạo Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu .
- PGS.TS Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện 103, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành
luận án này.
- PGS.TS Ngô Ngọc Tản, Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y
học Học viện Quân y, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, sửa chữa, đóng góp
cho tơi nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thiện luận án này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
- Ban chủ nhiệm và toàn thể các thầy cô Bộ môn Tâm thần và Tâm lý Y
học- Học viện Quân y đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và lời cám ơn chân thành tới:
- Gia đình, Người thân và các bạn bè đồng nghiệp u q đã ln bên
cạnh tơi, động viên và hết lịng giúp đỡ tơi trong học tập và hoàn thành luận
án này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 7năm 2019

Nguyễn Thành Quang
MỤC LỤC


Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................4
1.1. Đặc điểm về rối loạn cảm xúc................................................................4
1.1.1. Khái niệm về rối loạn cảm xúc...........................................................4
1.1.2. Bệnh sinh của rối loạn cảm xúc..........................................................4
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của rối loạn cảm xúc............................................4
1.2. Hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc.....................................4
1.2.1. Khái niệm hành vi phạm tội và tội phạm............................................4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc.............4
1.2.3. Đặc điểm hành vi phạm tội trong rối loạn cảm xúc.............................4
1.3. Một số yếu tố liên quan, thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng rối
loạn cảm xúc.........................................................................................4
1.3.1. Giới tính và tuổi................................................................................4
1.3.2. Tiền sử phạm tội và sang chấn tâm lý.................................................4
1.3.3. Lạm dụng chất và tác động của môi trường........................................4
1.3.4. Rối loạn nhân cách ranh giới..............................................................4
1.3.5. Rối loạn kiểm soát xung động............................................................4
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................4
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................4
2.1.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................4
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng.................................................................4


2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................4
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................4

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................4
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...........................................................................4
2.2.3. Công cụ nghiên cứu lâm sàng............................................................4
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin và đánh giá các số liệu nghiên cứu
.........................................................................................................4
2.2.5. Các biến số nghiên cứu......................................................................4
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................4
2.3.1. Phân tích số liệu................................................................................4
2.3.2. Xử lý số liệu......................................................................................4
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................4
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................4
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................4
3.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở đối tượng nghiên cứu...............4
3.2.1. Một số đặc điểm về nhân cách và thể bệnh của rối loạn cảm xúc........4
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu............4
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng rối loạn hưng cảm ở đối tượng nghiên cứu...........4
3.3. Đặc điểm về hành vi phạm tội ở đối tượng nghiên cứu.........................4
3.4. Các yếu tố liên quan đến thúc đẩy hành vi phạm tội ở đối tượng rối
loạn cảm xúc.........................................................................................4
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN................................................................................4
4.1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu........................................4
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới....................................................................4
4.1.2. Đặc điểm về trình độ học vấn............................................................4
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp...................................................................4
4.1.4. Đặc điểm về tình trạng hơn nhân........................................................4
4.1.5. Đặc điểm về môi trường sống............................................................4


4.1.6. Tiền sử của đối tượng........................................................................4
4.2. Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc nhóm đối tượng nghiên cứu........4

4.2.1. Nhân cách tiền bệnh lý ở các đối tượng nghiên cứu............................4
4.2.2. Phân loại các rối loạn cảm xúc ở nhóm đối tượng nghiên cứu.............4
4.2.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm đối tượng có giai đoạn trầm cảm................4
4.2.4. Đặc điểm lâm sàng của giai đoạn hưng cảm.......................................4
4.3. Đặc điểm hành vi phạm tội của đối tượng rối loạn cảm xúc..................4
4.3.1. Các hành vi phạm tội gặp trong nhóm nghiên cứu..............................4
4.3.2. Địa điểm xảy ra vụ án........................................................................4
4.3.3. Phân bố hành vi phạm tội theo nhóm bệnh.........................................4
4.3.4. Số lần phạm tội.................................................................................4
4.3.5. Thời điểm mắc bệnh của các đối tượng có hành vi phạm tội...............4
4.3.6. Phân bố thời gian khi mắc bệnh và thời điểm phạm tội ở đối tượng
rối loạn cảm xúc...............................................................................4
4.3.7. Phương tiện gây án............................................................................4
4.3.8. Số phương tiện gây án.......................................................................4
4.3.9. Hậu quả của hành vi phạm tội............................................................4
4.3.10. Số người thiệt hại trong các vụ án....................................................4
4.3.11. Quan hệ giữa người bị hại đối tượng gây án.....................................4
4.3.12. Năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của đối tượng..................4
4.3.13. Cơ quan trưng cầu giám định...........................................................4
4.4. Các yếu tố liên quan thúc đẩy hành vi phạm tội....................................4
4.4.1. Các yếu tố bệnh lý và ngoại lai..........................................................4
4.4.2. Các giai đoạn bệnh khác nhau trong thời gian phạm tội......................4
4.4.3. Mối liên quan giữa người bị hại với các hình thức phạm tội................4
4.4.4. Mối liên quan giữa giới tính và hình thức phạm tội.............................4
4.4.5. Mối liên quan giữa lứa tuổi và hành vi phạm tội.................................4


4.4.6. Mối liên quan giữa rối loạn loạn thần với các hình thức phạm tội ở
đối tượng rối loạn cảm xúc................................................................4
KẾT LUẬN.......................................................................................................4

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI..................................................................4
KIẾN NGHỊ......................................................................................................4
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Phần viết tắt

1

BDNF

Phần viết đầy đủ

Brain-derived neurotrophic factor
( yếu tố dinh dưỡng thần kinh của não)

2

BN

Bệnh nhân

3

DSM-IV


Diagnostic and Statiscal manual of Mental disorders.
4th Edition (Số tay thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần
lần thứ 4)

4

DSM-5

Diagnostic and Statiscal manual of Mental disorders.
5th Edition (Số tay thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần
lần thứ 5)

5

HPA

(Trục hạ đồi tiền yên thượng thận)

6

ICD- 10

International Classification of Disseases and related
Health problems. 10th Edition (Bảng phân loại bệnh quốc tế
lần thứ 10)

8

GABA


γ- aminobutyric acide

9

MRI

Magnetic resonance imaging
(Chụp cộng hưởng từ hạt nhân)

10

n

Số lượng

11

RLKS

Rối loạn khí sắc (Mood disorders)

12

RLCXLC Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Bipolar disorders)

13

RLCX

Rối loạn cảm xúc (Affective disorders)


14

RLTT

Rối loạn tâm thần (Mental disorders)

15

SSRI

Selective Serotonin Reuptake Inhibitor
(Ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin)

16

TC

Triệu chứng

17

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

3.1.

Phân nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu..............................................4

3.2.

Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu............................................4

3.3.

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...................................................4

3.4.

Tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu.............................................4

3.5.

Tiền sử bản thân của đối tượng nghiên cứu............................................4

3.6.

Nhân cách tiền bệnh lý của rối loạn cảm xúc..........................................4

3.7.


Các trạng thái rối loạn cảm xúc ở đối tượng nghiên cứu........................4

3.8.

Thái độ tiếp xúc của đối tượng rối loạn trầm cảm..................................4

3.9.

Các triệu chứng chủ yếu ở đối tượng rối loạn trầm cảm.........................4

3.10. Các triệu chứng phổ biến ở đối tượng rối loạn trầm cảm........................4
3.11. Các rối loạn cảm xúc ở đối tượng rối loạn trầm cảm..............................4
3.12. Các rối loạn cảm giác, tri giác ở đối tượng rối loạn trầm cảm.....................4
3.13. Các triệu chứng ảo giác ở đối tượng rối loạn trầm cảm..........................4
3.14. Các rối loạn hình thức tư duy ở đối tượng rối loạn trầm cảm......................4
3.15. Các rối loạn nội dung tư duy ở đối tượng rối loạn trầm cảm..................4
3.16. Các rối loạn hoạt động ở đối tượng rối loạn trầm cảm............................4
3.17. Các rối loạn cơ thể ở đối tượng rối loạn trầm cảm..................................4
3.18. Các rối loạn lo âu ở đối tượng rối loạn trầm cảm....................................4
3.19. Kết quả khảo sát mức độ lo âu theo test ZUNG ở đối tượng rối loạn
trầm cảm..................................................................................................4
3.20. Các rối loạn giấc ngủ ở đối tượng rối loạn trầm cảm..............................4
3.21. Các rối loạn trí nhớ ở đối tượng rối loạn trầm cảm.................................4
3.22. Các rối loạn chú ý ở đối tượng rối loạn trầm cảm...................................4
3.23. Kết quả khảo sát test Beck ở đối tượng rối loạn trầm cảm.....................4
3.24. Thái độ tiếp xúc ở đối tượng rối loạn hưng cảm.....................................4


Bảng


Tên bảng

Trang

3.25. Các triệu chứng cơ bản ở đối tượng rối loạn hưng cảm..........................4
3.26. Các triệu chứng cảm xúc ở đối tượng rối loạn hưng cảm.......................4
3.27. Các rối loạn cảm giác, tri giác ở đối tượng rối loạn hưng cảm...............4
3.28. Các rối loạn tư duy ở đối tượng rối loạn hưng cảm................................4
3.29. Các rối loạn hành vi ở đối tượng rối loạn hưng cảm...............................4
3.30 Các triệu chứng cơ thể ở đối tượng hưng cảm........................................4
3.31. Các hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc...............................4
3.32. Phân bố các hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc..................4
3.33. Số lần phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc........................................4
3.34. Phân bố thời gian khi mắc bệnh và thời điểm phạm tội ở đối tượng rối
loạn cảm xúc............................................................................................4
3.35. Phân bố thời gian khi mắc bệnh và thời điểm phạm tội theo trạng thái
rối loạn cảm xúc......................................................................................4
3.36. Phương tiện gây án ở đối tượng rối loạn cảm xúc..................................4
3.37. Hậu quả của hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc
.................................................................................................................4
3.38. Mối quan hệ giữa người bị hại với đối tượng gây án..............................4
3.39. . Cơ quan trưng cầu giám định ở đối tượng rối loạn cảm xúc
.................................................................................................................4
3.40. ...Một số yếu tố bệnh lý và ngoại lai thúc đẩy hành vi phạm
tội............................................................................................................4
3.41. Mối liên quan giữa người bị hại với các hình thức phạm tội ở đối tượng
rối loạn cảm xúc......................................................................................4
3.42. Mối liên quan giữa giới tính với các hình thức phạm tội ở đối tượng rối
loạn cảm xúc............................................................................................4



3.43. Mối liên quan giữa lứa tuổi với các hình thức phạm tội ở đối tượng rối
loạn cảm xúc............................................................................................4
3.44. Mối liên quan giữa rối loạn loạn thần với các hình thức phạm tội ở đối
tượng rối loạn cảm xúc............................................................................4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1.

Giới tính của đối tượng nghiên cứu........................................................4

3.2.

Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu......................................4

3.3.

Mơi trường sống của đối tượng nghiên cứu............................................4

3.4.

Phân loại bệnh theo ICD-10 (1992) ở đối tượng nghiên cứu..................4

3.5.


Mức độ rối loạn trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu.................................4

3.6.

Mức độ hưng cảm theo test YMRS.........................................................4

3.7.

Địa điểm thường xẩy ra phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc............4

3.8.

Số lượng phương tiện sử dụng gây án trên nạn nhân ở đối tượng rối
loạn cảm xúc...........................................................................................4

3.9.

Số người bị thiệt hại trong các vụ án do đối tượng rối loạn cảm xúc
gây ra.......................................................................................................4

3.10. Năng lực nhận thức và điều khiển hành vi ở đối tượng rối loạn cảm
xúc...........................................................................................................4
3.11. Mối liên quan giữa tình trạng của bệnh và thời điểm phạm tội của
đối tượng rối loạn cảm xúc......................................................................4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cảm xúc hay còn gọi là rối loạn khí sắc, là một nhóm rối loạn

tâm thần thường gặp nhất, bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, loạn khí
sắc, khí sắc chu kì...
Rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ từ 15-25% dân số, hay gặp ở những
người trung niên (35-60 tuổi), nữ nhiều gấp 3 lần nam. Còn tỷ lệ của rối loạn
cảm xúc lưỡng cực là khoảng 1% dân số, nam với nữ là như nhau và thường
khởi phát ở lứa tuổi trẻ (20-25 tuổi). [1].
Bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn cảm xúc rất đa dạng, không đồng
nhất, kéo dài, tùy thuộc là rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc rối loạn trầm cảm.
Với rối loạn cảm xúc lưỡng cực thì bệnh nhân có thể có giai đoạn hưng cảm
hoặc giai đoạn trầm cảm, cịn với rối loạn trầm cảm thì bệnh nhân sẽ chỉ có
các giai đoạn trầm cảm [1].
Các triệu chứng lâm sàng của các rối loạn cảm xúc chịu ảnh hưởng sâu
sắc của các sang chấn tâm lý từ môi trường sống, chịu tác động mạnh mẽ của
lạm dụng rượu, ma túy và các chất kích thích khác [2].
Hành vi phạm tội là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Hành vi phạm tội, đặc biệt là hành vi bạo lực ở các đối tượng rối loạn cảm
xúc đã làm cho xã hội phải quan tâm và gây ra một sự kỳ thị rất lớn đối với
các đối tượng rối loạn cảm xúc.
Kaplan H. I. và cộng sự (1997) cho rằng hành vi phạm tội ở những
người bị rối loạn cảm xúc là phổ biến hơn so với người bình thường và so với
những người bị các loại rối loạn tâm thần khác [3].
Theo Sadock B.J. và cộng sự (2015), hành vi phạm tội của rối loạn cảm
xúc có thể gặp ở cả giai đoạn trầm cảm và giai đoạn hưng cảm. Tác giả cho
rằng các yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội của đối tượng rối loạn cảm xúc là
lạm dụng rượu, ma túy và các yếu tố tác động từ môi trường xung quanh [4].


2

Trong pháp y tâm thần, người ta nhận thấy có nhiều đối tượng rối loạn

cảm xúc gây ra các hành vi phạm tội. Các hành vi này bao gồm trộm cắp,
cướp giật, gian lận tài chính, gây hấn, đánh người, cố ý gây thương tích, giết
người và giết người rồi tự sát. Hậu quả của các hành vi này không những gây
ra các tổn thất về người và của mà còn gây ra những hoang mang cho xã hội.
Nghiên cứu về các triệu chứng của bệnh, các phương thức gây án và
các yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc là rất
quan trọng. Các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho ngành pháp y tâm thần,
các cơ quan tố tụng (công an, tòa án, viện kiểm sát) quản lý, giám sát và điều
trị bắt buộc những đối tượng rối loạn cảm xúc phạm tội, qua đó làm giảm
những nguy cơ phạm tội ở các đối tượng này khi sống trong cộng đồng.
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình
thức gây án, tính chất phạm tội và các yếu tố liên quan đến phạm tội ở đối
tượng rối loạn cảm xúc. Ở Việt Nam, chúng tơi chưa ghi nhận một cơng trình
nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống nào về lĩnh vực này mà chỉ là các thơng báo
lẻ tẻ có tính chất thống kê mà thơi. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến hành vi
phạm tội ở đối tượng rối loạn cảm xúc” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở các đối tượng rối loạn cảm xúc có hành
vi phạm tội.
2. Phân tích các hình thức gây án và tính chất của hành vi phạm tội ở
đối tượng rối loạn cảm xúc.
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi phạm tội ở đối tượng
rối loạn cảm xúc.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm về rối loạn cảm xúc

1.1.1. Khái niệm về rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là một nhóm bệnh, bao gồm giai đoạn trầm cảm, giai
đoạn hưng cảm, rối loạn trầm cảm tái diễn, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, loạn
khí sắc và khí sắc chu kỳ. Ngồi ra, cả hai hệ thống phân loại bệnh của Tổ
chức Y tế Thế giới (ICD-10, năm 1992, phiên bản sửa đổi và bổ sung năm
2016) và Hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM- IV năm 1994) đều có mục rối loạn
cảm xúc do một bệnh thực tổn hoặc một chất [5].
DSM-5 (2013) căn cứ vào sự có mặt hay khơng của cơn hưng cảm, tách
các rối loạn cảm xúc thành hai nhóm: trầm cảm và các rối loạn liên quan, rối
loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan. Cụ thể các rối loạn đó như sau:
- Rối loạn trầm cảm và loạn khí sắc
- Rối loạn lưỡng cực 1, rối loạn lưỡng cực 2 và khí sắc chu kỳ
- Rối loạn cảm xúc do một chất
- Rối loạn cảm xúc do một bệnh cơ thể [1].
1.1.2. Bệnh sinh của rối loạn cảm xúc
1.1.2.1. Rối loạn trầm cảm
* Vai trò của gen di truyền
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã thấy rằng khi một cặp sinh đơi
cùng trứng một người bị trầm cảm, thì người kia cũng có nguy cơ bị trầm cảm
rất cao. Theo Kaplan H. I. và cộng sự (1997) thì tỷ lệ này là 76%, còn theo
Gelder M. và cộng sự (2011) thì tỷ lệ này dao động từ 72-80% tùy thuộc vào
từng nghiên cứu. Cịn với các cặp sinh đơi khác trứng hay anh chị em ruột thì
tỷ lệ nguy cơ bị rối loạn trầm cảm là rất thấp (khoảng 19% và 18%) [3], [6].


4
Nhiều tác giả đã cho rằng yếu tố gen di truyền tuy quan trọng, nhưng
không phải là tất cả mà cịn chịu sự tác động của mơi trường thuận lợi hay
khơng. Mặc dù có bộ gen di truyền là hồn toàn giống nhau, nhưng tỷ lệ cùng
bị rối loạn cảm xúc ở các cặp sinh đôi cùng trứng không phải là 100%. Trong

số các cặp sinh đôi cùng trứng lớn lên ở các môi trường cách biệt, khi một
người bị trầm cảm thì người kia cũng phát triển rối loạn tương tự với tỷ lệ
67% [3], [6].
Theo Cao Tiến Đức và cộng sự (2016), nguy cơ bị trầm cảm tăng cao ở
một người có họ hàng mức độ 1 là người nghiện rượu. Rối loạn loạn khí sắc
cũng phổ biến hơn ở những người có quan hệ họ hàng mức độ 1 với bệnh
nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu hoặc rối loạn cảm xúc lưỡng cực so với dân
số chung [7].
Theo Bùi Quang Huy và cộng sự (2016), nguyên nhân gây ra rối loạn
trầm cảm không phải là do một gen duy nhất mà là nhiều gen cùng chịu trách
nhiệm theo một cơ chế tổ hợp gen phức tạp [2].
Các nghiên cứu gần đây cho thấy các gen gây ra trầm cảm có thể nằm ở
nhiễm sắc thể 2q33-34, 3p, 12q, 15q và 18q... [8], [9]. Chính các gen gây
bệnh này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác khiến cho rối loạn
trầm cảm có tính chất gia đình. Các gen gây ra trầm cảm này sẽ được hoạt
hóa khi gặp yếu tố mơi trường thuận lợi khiến rối loạn trầm cảm chủ yếu
xuất hiện [10].
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra tác động qua lại của gen vận chuyển
serotonin (5-HTT) với các sang chấn tâm lý trong cuộc sống. Nguy cơ bị trầm
cảm rất cao ở người có một hoặc hai alen ngắn của gen 5-HTT bị sang chấn
tâm lý. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra gen Gen GR và FKBP5 cũng có
vai trò gây ra trầm cảm khi tương tác với các sự kiện gây sang chấn tâm lý
trong cuộc sống. Bệnh trầm cảm có thể là hậu quả của các sự tác động qua lại
giữa yếu tố gen di truyền và sang chấn tâm lý trong cuộc sống [11].


5
Một nhóm giả thuyết khác cho rằng ảnh hưởng của bộ gen BDNF
(brain-derived neurotrophic factor) là rất rõ ràng trong bệnh sinh của trầm
cảm. Gen BDNF chi phối việc sản xuất ra protein BDNF, là chất cung cấp

dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh của não. Người ta còn nhận thấy gen
BDNF có vai trị trong các hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm [12].
Một số nghiên cứu cho rằng yếu tố môi trường và thuốc chống trầm
cảm có ảnh hưởng rõ rệt đến gen BDNF và sự vận chuyển serotonin ở não, vì
thế chúng có vai trò quan trọng trong khởi phát của rối loạn trầm cảm chủ yếu
và trong quá trình điều trị rối loạn này [13].
Caspi A. và cộng sự (2003) đã tìm thấy mối tương tác giữa gen và mơi
trường (GxE), qua đó có thể giải thích lý do tại sao yếu tố sang chấn tâm lý có
thể gây ra trầm cảm chủ yếu ở một số người, nhưng không gây ra bệnh ở
những người khác [14]. Điều này còn tùy thuộc vào một biến thể allen của
gen vận chuyển serotonin (5-HTTLPR)[15], [16], [17].
Một nghiên cứu tiến hành năm 2008 cho thấy có mối tương tác giữa
BDNF và quá trình vận chuyển serotonin. Biến thể của BDNF là Val66Met
được cho là nguyên nhân gây giảm đáp ứng của serotonin nên có tác dụng bảo
vệ con người khỏi bị trầm cảm [18].
Tuy nhiên, những phát hiện khi nghiên cứu tương tác gen – môi trường
cho thấy rằng các mơ hình gen BDNF hiện tại của trầm cảm là quá đơn giản
[14], [19].
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều gen chi phối một số rối loạn
tâm thần, bao gồm cả trầm cảm, rối loạn lưỡng cực cũng như các rối loạn cảm
xúc khác [20].
Người bị rối loạn cảm xúc thường có sự rối loạn trong nhịp sinh học của
họ. Nghiên cứu về di truyền phân tử gần đây đã cho thấy các gen điều tiết
đồng hồ sinh học liên quan đến rối loạn cảm xúc. Các gen cốt lõi của đồng hồ
sinh học là CRY1, CRY2 cũng như TTC1, liên quan chặt chẽ đến trầm cảm.


6
Sự liên quan giữa CRY2 với trầm cảm xuất hiện vào mùa đông. Các nghiên
cứu về gen di truyền của rối loạn lưỡng cực I đã chứng minh rằng

gen CRY2 có vai trị quan trọng điều tiết đồng hồ sinh học trong rối loạn
lưỡng cực [21].
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nhiều gen tương tác với nhau theo
những cách đặc biệt có thể gây ra bệnh trầm cảm, vì thế chúng mang tính di
truyền trong gia đình. Tuy nhiên, các nhà khoa học đến nay vẫn chưa xác định
chính xác được đâu là gen “trầm cảm”.
* Vai trị của chất dẫn truyền thần kinh
Trong số 30 loại chất dẫn truyền thần kinh đã được xác định, người ta
đã phát hiện ra mối liên quan giữa lâm sàng trầm cảm với vai trò của ba chất
dẫn truyền thần kinh chính: serotonin, noradrenaline và dopamine. Chức năng
chính của ba chất dẫn truyền thần kinh này là điều chỉnh cảm xúc, phản ứng
với sang chấn tâm lý, giấc ngủ, sự thèm ăn và ham muốn tình dục [22].
Theo Cao Tiến Đức và cộng sự (2016), các giả thuyết về vai trò của các
chất dẫn truyền thần kinh trong rối loạn cảm xúc dựa trên những tác động của
các thuốc chống trầm cảm trong điều trị rối loạn trầm cảm. Các loại thuốc này
điều chỉnh nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não nên đã tạo ra hiệu
quả điều trị [7].
Đến nay, vai trò của các chất dẫn truyền thần kinh trong rối loạn trầm
cảm cũng chưa hoàn toàn rõ ràng. Người ta đã thấy rằng rất nhiều người bị
trầm cảm có nồng độ chất dẫn truyền thần kinh noradrenaline thấp. Việc sử
dụng của một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nồng độ noradrenaline
trong não làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, có một số người bị
trầm cảm lại có nồng độ noradrenaline trong não cao [23].
Nồng độ chất dẫn truyền thần kinh là rất nhỏ, chúng chỉ có ở những
khu vực nhất định trong não và mất đi rất nhanh chóng sau khi được sử dụng.
Do đó chúng ta khơng thể được đo lường trực tiếp các chất này. Các nhà


7
nghiên cứu chỉ có thể đo lường được chất chuyển hóa của chúng và có thể

được tìm thấy trong máu, nước tiểu và dịch não tủy. Bằng cách đo chất
chuyển hóa, các nhà nghiên cứu có thể đạt được một sự hiểu biết về những
thay đổi hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ [24].
Năm 2011, Gelder M. và cộng sự cho rằng các nhà nghiên cứu chưa
hiểu sự thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh gây trầm cảm hay
ngược lại, trầm cảm gây ra thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh.
Các nhà nghiên cứu tin rằng hành vi của chúng ta có thể ảnh hưởng đến các
chất dẫn truyền thần kinh trong não và ngược lại, các chất này có thể ảnh
hưởng đến hành vi của chúng ta [6].
Nghiên cứu trên các bệnh nhân trầm cảm ở Úc cho thấy điểm trầm cảm
tăng trên trắc nghiệm Beck liên quan đến hiện tượng giảm tryptophan huyết
tương và giảm hấp thu Fructose. Tryptophan tham gia sinh tổng hợp serotonin
(5-hydroxytryptamine). Còn hiện tượng kém hấp thu fructose được nhận thấy
ở những bệnh nhân trầm cảm có rối loạn chuyển hóa tryptophan. [25].
Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng hầu hết các thuốc chống trầm
cảm làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở khe synap.
Chúng cũng làm tăng nồng độ của hai chất dẫn truyền thần kinh khác là
noradrenaline và dopamine. Vì thế, người ta đưa ra giả thuyết về vai trò của
monoamine, cho rằng sự thiếu hụt một số chất dẫn truyền thần kinh là nguyên
nhân gây ra trầm cảm. Những người ủng hộ giả thuyết này khuyên nên lựa
chọn các thuốc chống trầm cảm dựa trên cơ chế tác động của chúng đến các
triệu chứng nổi bật nhất. Ví dụ như các bệnh nhân lo lắng nhiều nên được
điều trị với SSRIs hoặc ức chế tái hấp thu noradrenaline, còn những bệnh
nhân với sự mất năng lượng và mất các hứng thú trong cuộc sống thì được
điều trị bằng các loại thuốc ức chế tái hấp thu noradrenaline và các loại thuốc
chống trầm cảm mới [26].


8
Trong hơn hai thập kỷ qua, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rất

nhiều hạn chế của giả thuyết monoamine. Các nghiên cứu chun sâu đã
khơng tìm thấy bằng chứng thuyết phục về những rối loạn chức năng của một
hệ thống monoamine chuyên biệt ở những bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ
yếu [27]. Một số thuốc chống trầm cảm khơng tác động trên hệ thống
monoamine vẫn có tác dụng chống trầm cảm. Một số thuốc gây suy giảm
nồng độ monoamine nhưng không gây ra trầm cảm ở những người khỏe mạnh
và cũng không làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân trầm cảm.
Giả thuyết monoamine đã được đơn giản hóa q mức khi cơng bố [26], [28].
Một nhánh của giả thuyết monoamine cho rằng monoamine oxidase
(MAO-A), một loại enzyme chuyển hóa monoamine, có thể hoạt động quá
mức ở những người bị trầm cảm, dẫn đến giảm nồng độ monoamine [29],
[30]. Nhưng sự giảm hoạt động của MAO-A có liên quan với các triệu chứng
trầm cảm chỉ quan sát thấy ở thanh thiếu niên bị ngược đãi. Điều này cho thấy
rằng cả hai yếu tố sinh học (gen MAO) và tâm lý rất quan trọng trong sự phát
triển của rối loạn trầm cảm [31], [32].
* Vai trò hệ thống dưới đồi – tiền yên – thượng thận
Một hướng nghiên cứu nguyên nhân của trầm cảm tập trung vào hệ
thống nội tiết. Hệ thống dưới đồi – tiền yên – thượng thận là một chuỗi các
tuyến nội tiết được kích hoạt trong q trình phản ứng của cơ thể đối với các
loại stress khác nhau. Người ta thấy hệ thống dưới đồi – tiền yên – thượng
thận tăng hoạt động ở những người bị trầm cảm, hệ thống dưới đồi – tiền yên
– thượng thận làm tăng corticosteroid trong máu dẫn tới giảm serotonin, ức
chế hoạt động thụ thể 5HT-1A và làm giảm hoạt tính của serotonin ở vùng hải
mã. Các loại thuốc làm giảm hoạt động của hệ thống dưới đồi – tiền yên –
thượng thận đôi khi có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của trầm
cảm [33], [34].


9
Năm 2011, Gelder M. cho rằng trong trầm cảm nồng độ các hormone

có liên quan chặt chẽ đến những thay đổi hóa học trong não. Hệ thống nội tiết
được kết nối với não bộ thông qua vùng dưới đồi, chúng kiểm soát nhiều hoạt
động của cơ thể như giấc ngủ, sự ngon miệng và ham muốn tình dục. Vùng
dưới đồi cũng điều chỉnh hoạt động của tuyến yên, còn tuyến yên kiểm soát
sự tiết hormon của các tuyến khác. Vùng dưới đồi sử dụng một số chất dẫn
truyền thần kinh có liên quan với trầm cảm, các chất dẫn truyền thần kinh này
cũng tham gia quản lý hệ thống nội tiết. Serotonin, noradrenaline và
dopamine đều có một vai trị nhất định trong việc kiểm soát chức năng của
các tuyến nội tiết. Trầm cảm có thể là triệu chứng của một rối loạn tồn tại
trong các cơ quan sản xuất hormone. Các thay đổi này có liên quan tới biến
đổi di truyền do stress [6].
* Các bất thường về cấu trúc não
+ Nhân Raphe: các nhân raphe là một nhóm các nhân nhỏ ở phía trên
thân não, nằm tại đường giữa của não. Chúng là khu vực duy nhất sản sinh ra
serotonin trong não. Có một số bằng chứng cho thấy có những bất thường
bệnh lý thần kinh trong các nhân raphe ở trầm cảm [35].
+ Vùng mái bụng (Ventral tegmental area - VTA): vùng mái bụng
phóng thích chất dẫn truyền thần kinh dopamine đến nhân accumbens. Thuốc
gây nghiện thường làm tăng tác dụng của dopamine trong hệ thống này, trong
khi các loại thuốc chống phóng thích dopamine gây ra mất quan tâm thích
thú, hay gặp ở người bị trầm cảm [36].
+ Nhân suprachiasmatic : là trung tâm điều khiển “đồng hồ sinh học”
của cơ thể. Nhân suprachiasmatic kiểm soát chu kỳ thức ngủ cũng như một số
nhịp điệu sinh học khác, như thay đổi nhiệt độ cơ thể. Rối loạn chu kỳ này là
một triệu chứng rất quan trọng của trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm u sầu [16].
+ Nhân accumbens: tiếp xúc lâu dài với các yếu tố gây stress làm giảm
phóng thích dopamin trong nhân accumbens [36].


10

+ Vỏ não cingulate phía trước: phần phía trước của vỏ não cingulate, có
hình “cổ áo” xung quanh thể trai. Nó bao gồm khu vực 24, 32 và 33 của
Brodmann, đóng một vai trị quan trọng trong một loạt các chức năng tự động
như: điều chỉnh huyết áp và nhịp tim cũng như các chức năng nhận thức:
chẳng hạn như phê phán, phán đoán, sáng tạo và ra quyết định. Ở những
người bị trầm cảm vỏ não Cingulate phía trước tăng hoạt động hơn so với
những người không bị trầm cảm [37].
+ Khu vực Brodmann 25, còn được gọi là Subgenual cingulate, có hoạt
động trao đổi chất quá mức ở các bệnh nhân trầm cảm kháng trị. Khu vực này
có hoạt động vận chuyển serotonin rất mạnh mẽ và được xem như là bộ điều
hành cho một mạng lưới rộng lớn liên quan đến các khu vực như vùng dưới
đồi và thân não. Vùng này ảnh hưởng đến những thay đổi trong sự thèm ăn
và giấc ngủ, các hạch hạnh nhân và thùy đảo ảnh hưởng đến khí sắc và lo
âu. Vùng dưới đồi đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành trí
nhớ và một số phần của thùy trán chịu trách nhiệm cho lòng tự trọng. Rối
loạn trong hoạt động của khu vực này có vai trị quan trọng trong phát sinh
ra trầm cảm [37].
* Neuroplasticity ( Tính mềm dẻo, linh hoạt thần kinh)
Trước, trong và sau giai đoạn trầm cảm, có sự thay đổi rõ ràng về kích
thước ở một số vùng não. Pittenger C. và Duman R.S. đã thiết lập sự hội tụ
của ba hiện tượng trong trầm cảm và kết luận rằng phá vỡ neuroplasticity là
một đặc điểm cơ bản của trầm cảm và thuốc chống trầm cảm có thể đảo
ngược hiện tượng này [33], [38].
* Một số yếu tố khác
Nhiều tác giả cho rằng các yếu tố khác như viêm, corticoid, hóc mơn
tuyến giáp… có một số vai trị nhất định trong bệnh sinh của trầm cảm. Tuy
nhiên, Sadock B.J. và cộng sự (2015) cho rằng các yếu tố này là hậu quả của
trầm cảm chứ không phải là nguyên nhân gây ra trầm cảm [24].



11
* Các giả thuyết tâm lý
+ Giả thuyết nhận thức: các nhà lý thuyết nhận thức hành vi cho rằng
trầm cảm là hậu quả của q trình nhận thức khơng thích nghi được với thế
giới xung quanh.
+ Giả thuyết xã hội học: mọi người hoạt động với nhau trong các nhóm,
bao gồm bối cảnh văn hóa trong đó mọi người sống, cũng như những yếu tố
stress xã hội mà con người gặp phải như là một phần của cuộc sống. Các khía
cạnh xã hội học của trầm cảm chịu ảnh hưởng và cũng ảnh hưởng đến các
khía cạnh sinh học và tâm lý khác của cuộc sống con người.
+ Giả thuyết về môi trường: thiên tai như sự tàn phá của cơn bão, sóng
thần, động đất, cũng như các thảm họa khác do chính con người tạo ra như
chiến tranh, bắt cóc, tra tấn, hãm hiếp… có thể đóng góp vào sự nhạy cảm của
một người dễ bị tổn thương gây ra trầm cảm [10].
1.1.2.3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
* Giả thuyết về gen di truyền
Theo Kaplan H. I. và cộng sự (1994), các nghiên cứu trên các cặp sinh
đôi cho thấy giai đoạn hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tỷ lệ phù
hợp cao ở các cặp sinh đôi cùng trứng (từ 46-92%) (một người bị rối loạn cảm
xúc lưỡng cực thì người kia cũng bị bệnh), tỷ lệ này ở các cặp sinh đôi khác
trứng thấp hơn nhiều (23%). Nếu bố hoặc mẹ bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực
thì nguy cơ bị bệnh của con cái là 15-25%. Các thành viên cùng huyết thống
mức độ 1 của các bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực I có tỷ lệ cao rối loạn
lưỡng cực I (4% - 24%), còn tỷ lệ rối loạn lưỡng cực II thì thấp hơn (1% 5%) [3].
Mortensen P.B. và cộng sự (2003) thấy các thành viên cùng huyết thống
mức độ 1 của các bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực có nguy cơ bị bệnh gấp
13,63 lần so với dân số chung [39].


12

Nghiên cứu liên kết gen về rối loạn lưỡng cực đã cho thấy kết quả có
nhiều gene, nhiều khu vực có bằng chứng cho mối liên kết, đặc biệt với nhiễm
sắc thể 13q14-32, Xp22, Xq26-28 [40].
Khi nghiên cứu về vai trò của các gen liên quan đến serotonin
(SLC6A4 và TPH2), dopamine (DRD4 và SLC6A3), glutamate (DAOA và
DTNBP1) và tế bào tăng trưởng (NRG1, Disc1 và BDNF), người ta nhận thấy
rằng các gen riêng biệt có khả năng gây ra một số khác biệt nhỏ trong bệnh
sinh của rối loạn cảm xúc lưỡng cực [41], [42].
Một số khu vực khác cũng có khả năng chứa các gen gây bệnh rối loạn
cảm xúc lưỡng cực là 1q42 [42].
Hai gen lõi đồng hồ sinh học là CRY1 và CRY2 cùng với gen TTC1,
liên quan đến loạn khí sắc, CRY2 cịn liên quan với trầm cảm và với rối loạn
lưỡng cực I [21].
Một nghiên cứu thực hiện trên 57 phả hệ người Israel và Hoa kỳ cho
thấy một mối liên quan giữa khu vực 2p13-16 với bệnh rối loạn cảm xúc
lưỡng cực theo một mơ hình di truyền điển hình [43].
Có nghiên cứu đã chứng minh mối liên kết giữa khu vực p14 và p16 ở
nhiễm sắc thể 4p với bệnh sinh của rối loạn cảm xúc lưỡng cực; Một phân
tích khác cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa vùng 4q35 với bệnh sinh của
bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực [17].
Trong một nghiên cứu khác, các tác giả tin rằng nhiễm sắc thể số 6
cũng chứa nhiều gen gây ra bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, cịn nhiễm sắc
thể 8q thì có liên quan đến rối loạn lưỡng cực theo mơ hình hẹp [44], [45].
Trên các nhiễm sắc thể khác, người ta đã tìm thấy bằng chứng về gen di
truyền gây ra rối loạn cảm xúc lưỡng cực, cụ thể như nhiễm sắc thể số 16,
nhiễm sắc thể 21 và 22 [46], [47]. Một nghiên cứu đã chứng minh có mối liên
quan giữa vị trí 18q22-23 với bệnh sinh của rối loạn cảm xúc lưỡng cực.


13

Ngồi ra, nhiều tác giả cũng nhận thấy có bằng chứng về mối liên hệ ở các gia
đình có bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực có loạn thần với vị trí 22q12
[43], [48]. Nhiễm sắc thể 11 cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và họ
đã tìm ra mối liên hệ không đồng nhất giữa nhiễm sắc thể này với bệnh sinh
của rối loạn lưỡng cực [49], [50].
Bên cạnh đó, một số tác giả đã chứng minh có mối liên hệ giữa khu vực
11p15.5 và Xp11.3 của nhiễm sắc thể giới tính X với bệnh rối loạn cảm xúc
lưỡng cực [50].
Khi nghiên cứu về vai trò của gen di truyền trong bệnh sinh của rối
loạn lưỡng cực, người ta phát hiện ra rất nhiều gen liên quan đến hệ thống
serotonin, dopamine và norepinephrine (noradrenaline). Tuy nhiên, với tất cả
các gen này đều không phát hiện được mối liên quan rõ ràng đến bệnh sinh
của rối loạn lưỡng cực khi kiểm tra đa hình thái trên gen của bệnh nhân [51]
Tuy nhiên, đã có bằng chứng cho thấy gen điều khiển catechol-omethyl transferase (một enzyme chuyển hóa monoamines) có liên quan đến
rối loạn cảm xúc lưỡng cực [52], [53].
Đối với rối loạn trầm cảm, người ta đã nhận thấy vai trị của yếu tố dinh
dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã
cho thấy Val66Met có tác động nhỏ nhưng có ý nghĩa trên rối loạn lưỡng cực
[54]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều cho rằng yếu tố BDNF-LCPR có liên
quan với rối loạn lưỡng cực theo một cơ chế phức tạp [55].
Ngoài ra, nhiều tác giả nhận thấy G72/G30 (chất hoạt hóa acid Damino oxidase), có liên quan đến rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Người ta đã
chứng minh rằng DAOA/G30 ảnh hưởng rõ ràng đến các giai đoạn của rối
loạn cảm xúc lưỡng cực [56], [57].
Một số nhà nghiên cứu đã chứng tỏ gen Neuregulin (NRG1) và gen
DISC1có ảnh hưởng đến rối loạn cảm xúc lưỡng cực [58], [42].


14
* Giả thuyết về chất dẫn truyền thần kinh
Một giả thuyết phổ biến về bệnh sinh của rối loạn cảm xúc lưỡng cực là

rối loạn chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nếu thực sự rối loạn cảm xúc
lưỡng cực có nguồn gốc sinh học, thì có thể ngun nhân là do rối loạn chất
dẫn truyền thần kinh [3].
Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng vai trò của chất dẫn truyền thần kinh
như noradrenalin và serotonin là không rõ ràng trong bệnh sinh giai đoạn
hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Người ta có được một số bằng
chứng sau:
+ Nồng độ noradrenaline trong huyết tương và chất chuyển hóa trong
nước tiểu giảm thấp hơn bình thường ở những bệnh nhân trầm cảm. Ngược
lại, ở bệnh nhân hưng cảm nồng độ của noradrenaline tăng lên [59].
+ Theo Sadock B. J. (2007), bằng chứng quan trọng chứng minh vai trò
của serotonin ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực xuất phát từ nghiên cứu
của các thụ thể serotonin. Một số nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng mật độ
của thụ thể serotonin 2 trong tiểu não của bệnh nhân trầm cảm. Giảm mật độ
của các thụ thể serotonin 1A cũng thấy trong một số khu vực của não ở những
bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong giai đoạn trầm cảm tương tự
như trong trầm cảm chủ yếu [24], [59].
+ Dopamine đóng vai quan trọng trong việc tạo ra hưng phấn cảm xúc
ở con người. Người ta đã phát hiện sự giảm nồng độ của acid homovanillic,
một chất chuyển hóa chính của dopamine, trong dịch não tủy. Các nhà tâm
thần đã thừa nhận rằng bất thường dopamine có liên quan đến sự xuất hiện
của các giai đoạn hưng cảm mức độ nặng, cịn noradrenalin có liên quan đến
hưng cảm nhẹ [24], [59].
Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ dopamin trong dịch não tủy tăng
trong giai đoạn hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực [60].


×