Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nhân vật gái điếm trong làm đĩ của vũ trọng phụng và xóm rá của ngọc giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.54 KB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO PHÚ NGHĨA

NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG “LÀM ĐĨ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
VÀ “XÓM RÁ” CỦA NGỌC GIAO

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Vũ Thị Trang

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn này hồn tồn được hình thành và
phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tơi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS. Vũ Thị Trang. Các trích dẫn rõ ràng, các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực.
Tác giả

Đào Phú Nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1


NỘI DUNG ............................................................................................................ 7
Chương 1. TỪ HÌNH ẢNH KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐẾN
NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX .. 7
1.1. Hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam......................................... 7
1.2. Nhân vật gái điếm trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX .......................... 14
Chương 2. NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG LÀM ĐĨ CỦA VŨ TRỌNG
PHỤNGVÀ XĨM RÁ CỦA NGỌC GIAO NHÌN TỪ KHƠNG GIAN VĂN
HÓA XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI ............................................................................ 21
2.1. Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng nhìn từ khơng gian
văn hóa xã hội đương thời .................................................................................... 21
2.2. Nhân vật gái điếm trong Xóm Rá của Ngọc Giao nhìn từ khơng gian văn hóa
xã hội đương thời ................................................................................................. 34
Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬTGÁI
ĐIẾM TRONG LÀM ĐĨ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNGVA XĨM RÁ CỦA
NGỌC GIAO........................................................................................................ 52
3.1. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng
Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao ....................................................................... 52
3.2. Vấn đề giao thoa thể loại phóng sự - tiểu thuyết .......................................... 63
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 73


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa, trong xã hội Việt Nam, người phụ nữ luôn là đối tượng chịu nhiều thiệt
thòi với quan niệm phong kiến: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Trong các tài
liệu sử học, văn hóa học cũng như văn học, rất nhiều cơng trình, tác phẩm thể hiện rõ
vấn đề này, thậm chí đến ngày hơm nay người phụ nữ cũng chưa thể có được một vị trí
và sự bình đẳng với nam giới. Sự xuất hiện của thực dân Pháp ở nước ta cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, xã hội chuyển biến và phân hóa mạnh mẽ, “cũ mới tranh nhau, Á

Âu xáo trộn”, dẫn đến sự xuất hiện của một bộ phận những cô gái bán dâm để tồn tại.
Vào đầu thế kỉ XX, ở nước ta vấn đề đó thực sự là một vấn nạn được ghi lại trong
nhiều tài liệu nói chung cũng như trong văn học nói riêng. Hai tác phẩm Làm đĩ của Vũ
Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao đều nói về cuộc đời, số phận của những người
phụ nữ không chỉ đớn đau về thân xác mà quan trọng hơn họ phải gánh chịu nỗi đau về
tinh thần. Về thân xác họ bị hành hạ, bị hãm hiếp đến bầm dập. Về tinh thần, họ bị tha
hóa, biến chất: từ chỗ là những cô gái ngây thơ, trong sáng để rồi phải ê chề, nhục nhã
chịu cảnh gái điếm. Trong cảnh đời gái điếm, họ ln ln bị dày vị, muốn quẫy đạp,
bứt phá khỏi hồn cảnh nhưng dịng đời xơ đẩy khiến họ rơi vào bi kịch khơng lối
thốt. Điều đó khiến độc giả ln trăn trở, day dứt, cảm thương. Hiện tượng gái điếm
khơng chỉ có tính thời sự đối với xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX mà mãi là
nỗi đau, sự nghiệt ngã trong xã hội hơm nay và có lẽ là cả mai sau. Tìm hiểu nhân vật
gái điếm khơng những cho ta hiểu hơn về hiện thực xã hội cũ, hiểu hơn về giá trị nhân
văn sâu sắc của văn học thời kỳ này mà cịn giúp ta phải nhìn nhận lại, phải băn khoăn,
day dứt, trăn trở. Cũng qua đó gióng lên hồi chng khiến ta phải giật mình, thảng thốt,
đó là sự méo mó về nhân cách con người, sự suy đồi, xuống cấp một cách trầm trọng
về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay.
Nhân vật gái điếm thực ra đã xuất hiện trong văn học trung đại với tên gọi khác
là kĩ nữ trong những tác phẩm như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Long thành cầm gia

1


ca, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ... Tuy nhiên, trong văn học giai đoạn đó, người
ta mới chỉ quan tâm đến những anh hùng liệt nữ chứ không mấy quan tâm đến những
nhân vật được cho là “bên lề” như vậy. Đầu thế kỉ XX, cũng có những sáng tác về vấn
đề này nhưng cũng khơng có nhiều những cơng trình nghiên cứu về nhân vật gái điếm.
Thực ra, về bản chất triết học của cuộc sống, có lẽ hiện tượng/nhân vật này sẽ tồn tại
muôn đời cùng với nhu cầu của con người. Xã hội càng hiện đại, con người dần có cái
nhìn bớt khắc nghiệt hơn và càng ngày càng khẳng định sự tồn tại của ngành công

nghiệp mại dâm với những cơ chế quản lý cụ thể. Vì vậy, cần có nhiều hơn nữa những
cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.
Lựa chọn đề tài nghiên cứu Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng
Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao chúng tơi hi vọng hiểu hơn về nhóm nhân vật/con
người này cũng như mong muốn tìm hiểu hồn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đầu thế kỉ
XX qua hai tác phẩm văn học nổi tiếng của hai nhà văn tài hoa. Từ đó có những nắm
bắt về hiện tượng được miêu tả cũng như giá trị nhân văn và nghệ thuật của hai tác
phẩm. Đồng thời góp phần nhìn nhận lại số phận của những con người chịu nhiều thiệt
thòi trong cuộc sống, bước đầu lí giải hồn cảnh dẫn đến bước đường bán thân của
những cơ gái từ góc nhìn văn học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về đề tài kĩ nữ, gái đĩ, gái điếm khơng phải là đề tài mới. Trong
cơng trình Bàn về Truyện Kiều trích trong cuốn sách Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa
đầu thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, do Đình Gia Khánh chủ biên, Đặng
Thai Mai cũng nhấn mạnh số phận của nhân vật Thúy Kiều: “Qua tập truyện của
Nguyễn Du, người ta thấy những cảnh đáng thương nhất trong xã hội phong kiến:… cô
thiếu nữ bị mua về bán đi trên thị trường thương mại. Bị đày đọa trong chốn thanh lâu,
hy sinh cho thú tính của một hạng người ích kỷ, đi làm nô tỳ dưới một chế độ bán nô
lệ. Kiều chính là hiện thân của một giai nhân, một thiên tài bị đày đọa qua những cảnh
sống éo le, đau đớn” [16, tr. 49]. Hay Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ

2


chữ Hán Nguyễn Du, tác giả Lê Thu Yến cũng đã đề cập đến thân phận những người ca
nữ tài sắc nhưng số phận thật nghiệt ngã, bi thương: “Hình tượng con người đau khổ
cịn là hình ảnh những người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. Họ dù là hạng người nào:
một bà phi, một cô hầu, một cô bé ngây thơ hay một kỹ nữ… đều được Nguyễn Du hết
sức trân trọng” [56, tr. 68]. Cũng trong luận án này, tác giả Lê Thu Yến còn nhấn
mạnh: “Nguyễn Du đặc biệt thương cảm đối với những người phụ nữ tài hoa nhưng bất

hạnh. Tất cả họ đều là người có tài, có sắc, nức tiếng một thời. Đó là nàng Tiểu Thanh,
người ca nữ đất La Thành, người hầu cũ của em, cô Cầm ở đất Long Thành… Thời
tuổi trẻ các nàng tài sắc không thua kém ai… nhưng rồi người ca nữ đất La Thành chết
trẻ, Tiểu Thanh oan thác, người hầu cũ của em tàn tạ, rách nát, cơ Cầm tiều tụy, xác
xơ… Hình ảnh ấy gây một mối thương tâm lớn lao trong Nguyễn Du. Những con
người tài hoa không dễ dàng tồn tại một cách bình yên trong cuộc đời” [56, tr. 70].
Lâm Khang trong Những bi kịch của ả đào xưa đã viết thật xúc động: “Các cơ đào, dù
hát cịn hay, dù còn thanh sắc cũng giấu kỹ phách, các kép hát thì gác đàn lên xà nhà,
giấu đi cái hành trang một thời làm nghề hát xướng của mình để nhập vào cuộc sống
mới. Không ai dám hát, không ai dám đàn, khơng ai dám nhận mình là cơ đầu nữa. Con
cái các đào kép một thời lừng lẫy bỗng đâm ra xa lánh, sợ sệt cha mẹ mình. Tiếng xấu
sinh hoạt ả đào trùm lên cả xã hội. Nhắc đến cô đầu người ta sợ. Nhắc đến hát ả đào,
người ta nghĩ đến một thú ăn chơi làm cho người ta khuynh gia bại sản, có hại cho
phong hố và luân lý. Người ta cho cô đầu là cái người: “Lấy khách - khách bỏ về Tàu,
lấy nhà giàu - nhà giàu hết của”. Các ca nữ thưở trước đều tìm một nghề khác kiếm
sống, giấu biệt cái nghề ca hát của mình đi. Có đào nương phải kiếm một gánh nước
chè độ nhật cho đến tận lúc cuối đời. Nhiều đào nương lần hồi kiếm các công việc để
độ nhật. Có đào nương trở về với cơng việc đồng áng, cố che lấp đi cái nghề ca hát của
mình. Gặp lại các bà để hỏi về ca trù, các bà cịn run sợ, có bà khơng dám nói hay nhận
mình là cơ đầu...”. Kỹ nữ sử (Lịch sử kỹ nữ) của Từ Quân và Dương Hải là một tác
phẩm nghiên cứu về nghề kỹ nữ ở Trung Hoa. Mặc dù các dẫn chứng trong tác phẩm

3


chủ yếu lấy từ lịch sử Trung Hoa song tác phẩm vẫn có giá trị tổng kết chung nhất
định. Tác phẩm nói về lịch sử kỹ nữ ở Trung Hoa, không phải ở Việt Nam. Nhưng với
sự tương đồng về mặt văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa thời phong kiến, ta có thể
tưởng tượng được phần nào cuộc sống của kỹ nữ Việt Nam ngày xưa. Số phận người
phụ nữ nói chung và người kỹ nữ nói riêng ở nơi nào, giai đoạn nào cũng đều đáng

thương như nhau.
Điểm qua những ý kiến ở trên, có thể thấy rõ đề tài kỹ nữ trong văn học trung
đại đã có nhiều người quan tâm tìm hiểu. Và đề tài ấy tiếp tục được nghiên cứu và đi
vào trong các tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX. Chẳng hạn, Khái Hưng và Nhất Linh đã
xuất bản cuốn Đời mưa gió hay Nguyên Hồng với Bỉ vỏ. Các tác phẩm này, lâu nay
vẫn được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Đã có biết bao cơng trình nghiên
cứu, biết bao giấy mực đề cập đến những nội dung của những tác phẩm này. Và trong
những năm gần đây, luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Hoàng Yến với đề tài Hình
ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc với người
đọc. Trong luận văn tác giả viết: “Người kỹ nữ vẫn bị xem là hạng người dưới đáy xã
hội, bị toàn xã hội coi thường và tước đoạt quyền sống, quyền làm một con người bình
thường, quyền hạnh phúc. Vậy mà, người kỹ nữ chưa bao giờ để cho khát vọng của
mình bị dập tắt bởi bất cứ thế lực nào. Họ ln tìm mọi con đường để giải thốt mình
và hướng tới một cuộc sống hạnh phúc. Từ những người ca nữ chưa được thể hiện sâu
sắc trong những tác phẩm thuộc thời kỳ đầu của văn học trung đại, cho đến những kỹ
nữ được mô tả một cách sinh động với đầy đủ mọi cung bậc tâm trạng, tích cách, số
phận ở giai đoạn sau, tất cả đều là những con người luôn khát khao hạnh phúc và có ý
thức về bản thân rất cao trên con đường đi tìm hạnh phúc”[57, tr. 97]. Trong dịng chảy
đó, người viết góp thêm một tiếng nói, một suy nghĩ, một cái nhìn qua luận văn Nhân
vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao. Những
cơng trình nghiên cứu đi trước chính là tiền đề để người viết tham khảo, lựa chọn và

4


thực hiện đề tài. Hy vọng luận văn sẽ góp thêm một tiếng nói về một vấn đề khơng
kém phần nhạy cảm và có tính thời sự trong xã hội ngày nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của
Ngọc Giao, luận văn nhằm phân tích hình ảnh nhân vật gái điếm được thể hiện trong

hai tác phẩm. Luận văn sẽ đi sâu vào phân tích đặc điểm tính cách nhân vật và đặc biệt
là số phận của những con người này. Trong quá trình phân tích, ta sẽ cảm nhận được
những ngóc ngách tình cảm, nội tâm, những nỗi đau, tủi nhục, ê chề và những khát
khao của những thân phận yếu đuối, mỏng manh, bất hạnh. Từ đó sẽ cho ta thấy rõ hơn
về hiện thực xã hội, tình cảm, thái độ của nhà văn đối với lớp người này. Đó cũng là
giá trị hiện thực và giá trị nhân văn cao cả mà các tác phẩm hướng tới.
Bên cạnh đó, luận văn làm rõ nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại
hình, hành động, ngơn ngữ, giọng điệu; đặc biệt là vấn đề giao thoa thể loại tiểu thuyết
- phóng sự với tính chân thực, tính thời sự, chất tiểu thuyết tâm lí - luận đề, thời gian và
khơng gian nghệ thuật trong hai tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng của hai nhà văn
Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhân vật gái điếm – từ đó để tìm ra cái
hay trong cách xây dựng nhân vật của Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao.
Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn là hai tác phẩm Làm đĩ của Vũ Trọng
Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao trong tương quan mở rộng với các sáng tác khác của
hai nhà văn này và các sáng tác khác của các nhà văn có cùng về chủ đề này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp
nghiên cứu loại hình, văn hóa – lịch sử, liên ngành, phê bình phân tâm học, lí thuyết thi
pháp học và tự sự học...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

5


Về mặt lý luận, luận văn góp một cái nhìn về cách xây dựng nhân vật gái điếm
trong hai tác phẩm Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao. Luận văn
đã thể hiện nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình tiết; nghệ thuật xây dựng nhân vật...
Từ đó giúp ta có thể khái quát về cách xây dựng loại hình nhân vật này nói chung.

Về mặt thực tiễn, luận văn giúp bạn đọc hiểu hơn về lịch sử văn hóa giai đoạn
này, hiểu hơn về thân phận người phụ nữ nói chung và nhân vật gái điếm nói riêng
trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo về các chủ đề liên quan, làm tài liệu cho giảng dạy tác phẩm trong chương trình
phổ thơng…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận
văn chia làm ba chương:
Chương 1: Từ hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại đến nhân vật gái điếm
trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX
Chương 2: Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của
Ngọc Giao nhìn từ khơng gian văn hóa xã hội đương thời
Chương 3: Một số vấn đề về nghệ thuật thể hiện nhân vật gái điếm trong Làm đĩ
của Vũ Trọng Phụng và Xóm Rá của Ngọc Giao

6


NỘI DUNG
Chương 1
TỪ HÌNH ẢNH KỸ NỮ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ĐẾN NHÂN VẬT
GÁI ĐIẾM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
1.1. Hình ảnh kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại phản ánh chân thực xã hội phong kiến Việt Nam. Đây là một
thời kì đầy biến động mà qua văn chương ta có thể thấy được bối cảnh lịch sử thời ấy.
Từ vận mệnh đất nước, dân tộc đến những nỗi niềm của người dân trong cuộc sống
hằng ngày đều được phản ánh trong văn học. Trong đó, có cả chất hào sảng của hào khí
Đơng A trong thời Lý Trần với tinh thần quyết chiến, quyết thắng chống lại kẻ thù của
dân tộc, có cả tiếng nói đau thương, bi ai, thống thiết cho số kiếp của những con người
“thấp cổ bé họng” trong xã hội thế kỉ XVIII – XIX. Hiện thực được phản ánh chủ yếu

trong tác phẩm chính là những mặt trái của xã hội. Đó là Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ với bộ mặt xấu xa, vô nhân đạo của xã hội phong kiến dưới chế
độ nam quyền, là sự rối ren, chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra bao bất hạnh cho
con người. Đó là Vũ trung tùy bút của Phạm Hổ phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng
lớp vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại Lê - Trịnh. Đó là Hồng Lê nhất thống
chí của Ngơ gia văn phái tái hiện sự hỗn loạn của xã hội phong kiến thông qua số phận
bi thảm, bộ mặt hèn nhát của lũ vua quan bán nước, hại dân. Chất nhân văn luôn thấm
đẫm từng trang viết trong các tác phẩm văn chương. Bởi vậy, cất tiếng nói để ca ngợi,
để thông cảm với con người là nội dung ta dễ dàng nhận thấy trong văn học trung đại.
Đặc biệt là số phận người phụ nữ - những con người ln phải chịu thiệt thịi, bất hạnh.
Đó là số phận oan trái, bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
của Nguyễn Dữ. Đó là số phận chìm nổi của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du. Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã rất nhiều lần nói về sự bất hạnh của
những con người tài sắc: “Rằng hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai
đâu?”; “Phận sao bạc chẳng vừa thôi/ Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan”;

7


“Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến q nửa thì chưa thơi”. Đúng là “hồng nhan bạc
phận”, “hồng nhan đa truân”. Người đẹp, đặc biệt là người tài sắc hay gánh chịu một số
phận gian nan: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Đất nước ta phải chịu hàng ngàn năm Bắc thuộc, bởi vậy có sự giao thoa về văn
hóa rất gần gũi với Trung Hoa. Nét văn hóa mà ta chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là
đạo Nho của Khổng Tử. Đạo Nho của Khổng Tử là một tơn giáo đã trói buộc con
người vào khn mẫu, vào những phép tắc lễ nghĩa. Những trói buộc đó tác động rất
lớn đến cuộc sống của những người phụ nữ. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu
tử tòng tử”. Thân phận người phụ nữ phải chịu bao đắng cay, nhục nhã, ê chề. Họ hoàn
toàn phụ thuộc, lệ thuộc vào người đàn ông. Ca dao đã từng cất lên lời than thân, trách
phận ngậm ngùi, chua xót: “Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng

cày”; “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. Với những người
có tài sắc thì tài sắc càng là mối tai họa hơn. Họ thường bất hạnh vì chính tài sắc của
mình. Họ trở thành nạn nhân của vua chúa, quan lại, địa chủ, cường hào. Họ hồn tồn
khơng chủ động được cuộc sống của mình, khơng có quyền lựa chọn riêng cho mình
cách sống, cách ứng xử, thậm chí là làm chủ thân xác và tâm hồn mình. Họ bị tuyển
mộ, dâng nạp, gả bán cho quan lại, vua chúa, cường hào, địa chủ để rồi trở thành công
cụ thỏa mãn nhục dục của tầng lớp trên. Khi sắc đẹp phai tàn, số phận của họ trở nên
thật bi đát. Bên cạnh là công cụ mua vui, người tài sắc còn là một phương tiện để tầng
lớp thống trị thực hiện những mưu đồ chính trị. Đau đớn thay, khi cần thì tầng lớp
thống trị dùng sắc đẹp của người phụ nữ vào việc tranh giành quyền lực, còn khi thực
hiện thành cơng mưu đồ thì có thể họ sẽ kết thúc cuộc đời của các mỹ nhân một cách
tàn ác, không thương tiếc. Rõ ràng, xã hội nam quyền với sự lạm dụng vô hạn quyền
lực của nam giới đối với người phụ nữ đã gây ra bao thảm cảnh. Hiện thực ấy đã giúp
rất nhiều tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong những giai
đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt làm nên giá trị hiện thực - một trong những phương
diện tư tưởng quan trọng của tác phẩm. Thông qua hiện thực ấy, các tác giả đã lên

8


tiếng tố cáo đanh thép xã hội phong kiến, thể hiện sự bất bình cao độ, đặc biệt là cất lên
tiếng nói đồng cảm, xót xa, bênh vực và bảo vệ con người.
Điểm qua một vài nét về không gian văn hóa xã hội Việt Nam trung đại để có
cái nhìn bao quát về sự xuất hiện và tồn tại của hình ảnh người kỹ nữ trong văn học giai
đoạn này.
Theo Từ điển Hán Việt của Nguyễn Tôn Nhan, Nhà xuất bản Từ điển Bách
khoa, 2003, thì từ kỹ nữ có các nét nghĩa sau:
Chữ “kỹ” (nhân + chi): Có nghề, có tài năng; Nữ nhạc cơng, con hát Thời cổ
[32, tr. 28].
Chữ “kỹ” (nữ + chi): Gái đẹp; Người phụ nữ làm nghề ca hát; Tục gọi gái đĩ

[32, tr. 190].
Chữ “kỹ” (thủ + chi): Tài năng, có nghề; Thợ giỏi [32, tr. 325].
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thể thao, 2005, trang 1095 thì
kỹ nữ là người con gái đẹp, đào hát, gái làm nghề mại dâm. Theo Từ điển từ và ngữ
Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, trang 980 thì kỹ nữ là người
con gái làm nghề ca hát và mại dâm trong chế độ cũ. Theo Từ điển tiếng Việt phổ
thông, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2002, trang 638 thì kỹ nữ là gái hành
nghề tại các thanh lâu, kỹ viện.
Như vậy, chúng ta thấy một điều rằng kỹ nữ ban đầu không phải là loại phụ nữ
làm nghề bán thân mà vốn là những người hát, ca múa, mang tính chất nghệ thuật. Qua
thời gian, càng về sau, cách hiểu về từ kỹ nữ càng xa so với ý nghĩa ban đầu của nó. So
với ý nghĩa ban đầu thì càng về sau, khái niệm kỹ nữ càng gần với việc bán dâm.
Thái Thuận đã diễn tả tâm trạng của kỹ nữ khi xế chiều: “Hao mòn niên thiếu
thưở ăn chơi/ Trang điểm hồng nhan khó đẹp người/ Hoa rụng trước đình gương biếng
ngắm/ Trăng soi hồ nhớ hái sen chơi/ Lầu son gái trẻ vui mà thẹn/ Gác tía thuyền
quyên nhớ một thời/ Chiếc gối du tiên khơi trí tưởng/ Cùng ra ngủ giấc chia đôi. (Lão
kỹ ngâm – Thái Thuận – Quách Tấn dịch). Bài thơ là sự nuối tiếc đến khắc khoải của

9


người ca kĩ khi đến tuổi xế chiều. Đây có thể coi là một trong những tác phẩm văn học
đầu tiên có hình ảnh của người kỹ nữ của văn học trung đại.
Đến thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến suy tàn, đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm
than, cơ cực. Thơ văn đã cất lên tiếng nói phê phán bè lũ thống trị, cảm thông với những
số phận “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Hình ảnh những con người với cuộc sống cùng
cực đã trở thành hình tượng trung tâm trong những sáng tác. Đặc biệt, một trong những
hình ảnh gợi lên nhiều nỗi thương tâm, suy nghĩ, trăn trở nhất là số phận của những
người phụ nữ. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tạo tiền đề cho việc xuất
hiện phổ biến hơn hình ảnh người kỹ nữ trong thơ văn trung đại. Các truyện Chuyện

nghiệp oan của Đào Thị và Chuyện nàng Túy Tiêu là những truyện có xuất hiện hình ảnh
nhân vật nữ có những biểu hiện đặc trưng của người làm nghề kỹ nữ.
Thế kỷ XVIII, người kỹ nữ đã xuất hiện hàng loạt trong những sáng tác mà tiêu
biểu hơn cả là những sáng tác của Nguyễn Du như Long Thành cầm giả ca (trích trong
Bắc hành tạp lục), La Thành mại ca giả (trích trong Thanh Hiên thi tập), Ngộ gia đệ
cựu ca cơ (trích trong Bắc hành tạp lục), Văn chiêu hồn, Truyện Kiều... Với những tác
phẩm trên, những nhân vật kỹ nữ tiêu biểu đó là Thúy Kiều trong Truyện Kiều, cô Cầm
trong Long Thành cầm giả ca, người ca nữ đất La Thành trong La Thành mại ca giả.
Tất cả những người kỹ nữ trên đều có chung một điểm, đó là “hồng nhan bạc mệnh”.
Khi nghệ thuật hát ca trù ra đời, người kỹ nữ xuất hiện với tên gọi khác là cô
đầu. Một số tác phẩm của các tác giả giai đoạn này có sự xuất hiện hình ảnh cơ đầu:
Dương Kh có các tác phẩm: Gặp đào Hồng đào Tuyết, Gặp cô đầu cũ, Tặng cô đầu
Hai, Tặng cô đầu Cúc, Thăm cơ đầu ốm; Nguyễn Cơng Trứ có các tác phẩm: Một ngày
là nghĩa, Cảnh biệt ly, Yêu hoa, Bỡn cô đầu già; Trần Tế Xương có các tác phẩm: Hát
cơ đầu, Thú cô đầu, Tết cô đầu, Chơi ả đào, Hỏi ơng trời; Nguyễn Khuyến có các tác
phẩm: Đĩ cầu Nơm, Bóng đè cơ đầu. Cơ đầu trong văn học trung đại được miêu tả theo
hai chiều hướng: cô đầu là truyền nhân của nghệ thuật và cô đầu đã bị biến tướng cùng
thời gian.

10


Như vậy, ở mỗi giai đoạn, hình ảnh người kỹ nữ mang những nét màu sắc khác
nhau. Giai đoạn đầu của thời trung đại, người kỹ nữ được nhắc đến với tư cách là tên
gọi của một hạng người trong xã hội. Đến khi xã hội suy tàn, người kỹ nữ tiêu biểu cho
tiếng nói thống thiết của thân phận con người. Khi nghệ thuật hát ca trù ra đời, người
kỹ nữ xuất hiện với tên gọi là cô đầu. Dù ở giai đoạn nào thì họ đều là những “thân sâu,
cánh kiến”, bé nhỏ, tội nghiệp, đáng thương; nhưng trong họ ngời lên nét đẹp về ngoại
hình và tâm hồn rất đáng ngợi ca, trân trọng.
Sắc đẹp là điều đầu tiên khi nói về người kỹ nữ. Truyện Đào Nương trích trong

Dư cơng tiệp ký của Vũ Phương Đề hình ảnh kỹ nữ đã được nói tới là Đào Nương.
Nàng đã lập công giết giặc nhờ vào sắc đẹp và tài ca hát của mình. Chuyện nàng Túy
Tiêu trích trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Nguyễn Dữ đã xây dựng hình ảnh
Túy Tiêu với sắc đẹp dịu dàng, duyên dáng khiến Dư Nhuận Chi - chàng thư sinh nổi
tiếng hay thơ nhất kinh thành phải đắm say, mê mệt. Hàn Than trong Chuyện nghiệp
oan của Đào Thị trích trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cũng là một giai nhân
tuyệt sắc. Nguyễn Du sẽ cho ta thấy rõ hơn về điều này. Ông miêu tả Thúy Kiều trong
Truyện Kiều, cô Cầm trong Long Thành cầm giả ca, người hầu cũ của em trong Ngộ
gia đệ cựu ca cơ... đều là những bậc “tuyệt sắc giai nhân”. Chẳng hạn, khi miêu tả
Thúy Kiều, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu
hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước nghiêng thành”. Như vậy, vẻ đẹp mỗi người một
vẻ. Người thì duyên dáng, dịu dàng, người thì tuyệt sắc giai nhân, có người sắc sảo,
mặn mà đến cả thiên nhiên cũng phải ghen hờn. Nhan sắc chính là cơng cụ kiếm tiền,
là vũ khí mê hoặc khách làng chơi.
Bên cạnh sắc đẹp là tài hoa. Tài hoa của kỹ nữ ở đây là tài cầm, kì, thi, họa, ca,
múa, hát. Chuyện nàng Túy Tiêu trích từ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Túy Tiêu
được miêu tả “vốn có khiếu thơng tuệ”, mỗi khi Sinh đọc sách, nàng cũng học thầm mà
rồi thuộc được. Sinh dạy nàng thơ từ, chưa đầy một năm, nàng đã làm được thơ từ
ngang với Sinh. Đặc biệt là Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Thông

11


minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm/ Cung thương làu bậc ngũ
âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. Hay Cô Cầm trong Long Thành cầm giả
ca có tài năng đặc biệt với ngón đàn cầm. Tiếng đàn của nàng thật tuyệt vời trong chốn
nhân gian: “Khoan như gió nhẹ lướt qua rừng thông/ Trong như tiếng hạc kêu nơi xa
xăm/ Mạnh như tiếng sét đánh vào bia Tiến Phúc vỡ tan/ Buồn như tiếng rên của Trang
Tích, ốm nhưng giọng quê vẫn không quên”. Người hầu cũ của em trong Ngộ gia đệ
cựu ca cơ lưu lại trong trí nhớ của Nguyễn Du một ấn tượng về sự trẻ trung, duyên

dáng cùng giọng ca lôi cuốn, chinh phục hết thảy người nghe: “Hồng tụ tằng văn ca
uyển chuyển” (Từng nghe giọng ca uyển chuyển khi mặc áo hồng).
Bên cạnh tài năng hơn người, người kỹ nữ cũng có những nét đẹp trong tâm hồn.
Trước hết, đó là khát vọng về tình u và hạnh phúc. Mặc dù bị xã hội coi thường, xem
là hạng đàn bà lẳng lơ, nhưng người kỹ nữ vẫn dám sống vì tình yêu và cháy hết mình
vì tình yêu. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Kiều đến với Kim Trọng khi còn là
một thiếu nữ ngây thơ, trong sáng: “Êm đềm trướng rủ màn che/ Tường đông ong
bướm đi về mặc ai”. Bởi vậy, mối tình Kim - Kiều thật đẹp, thật thánh thiện. Và sau
này, ta chứng kiến mối tình giữa Kiều và Thúc Sinh cũng thật lưu luyến, mặn nồng;
mối tình giữa Kiều và Từ Hải khơng chỉ là tình u mà cịn là ân tình, ân nghĩa. Rõ
ràng, khát vọng về một tình yêu chân thành, khát vọng về một hạnh phúc đong đầy
luôn luôn nồng nàn, rực cháy trong những người kỹ nữ.
Người kỹ nữ đẹp là thế, tài năng hơn người là thế, nhưng “hồng nhan bạc
mệnh”, “tài sắc tương đố”. Họ phải chịu số phận đau thương, bi đát. Trước hết, Thái
Thuận đã diễn tả tâm trạng của người kỹ nữ khi xế chiều: “Hao mòn niên thiếu thủơ ăn
chơi/ Trang điểm hồng nhan khó đẹp người/ Hoa rụng trước đình gương biếng ngắm/
Trăng soi hồ nhớ hái sen chơi/ Lầu son gái trẻ vui mà thẹn/ Gác tía thuyền quyên nhớ
một thời/ Chiếc gối du tiên khơi trí tưởng/ Cùng ra ngủ giấc chia đôi. (Lão kỹ ngâm –
Thái Thuận – Quách Tấn dịch). Bài thơ là nỗi đau nhói lòng của người ca kĩ khi đến
tuổi xế chiều. Khi nhan sắc đã tàn phai theo tháng năm, khi không còn sự mê hoặc đối

12


với khách làng chơi, người kỹ nữ phải sống một cuộc đời cô đơn, buồn tủi. Hàn Than
trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị là một trong những nhân vật có số phận bi kịch
mà Nguyễn Dữ dày cơng xây dựng. Nàng đã phải trải qua bao kiếp nạn. Mỗi lần nỗi
khát khao hạnh phúc trỗi dậy là mỗi lần nàng bị xã hội vùi dập, đọa đày không thương
tiếc. Khi vua Dụ Tôn băng hà, nàng bị vất ra ngoài phố. Từ một người tài giỏi thơ văn,
được vua sủng ái, nàng trở thành vật thừa thãi, bỏ đi, không giá trị. Trong Truyện Kiều

của nguyễn Du, mặc dù Đạm Tiên chỉ là hồn ma thoáng qua nhưng ta cũng đủ cảm
nhận số phận của những người kỹ nữ nói chung và Đạm Tiên nói riêng: “Sống làm vợ
khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng”. Khi còn sống nàng xinh đẹp
là thế, tài năng là thế mà khi chết đi, nấm mồ của nàng chơ vơ, đơn cơi, khơng hương
khói giữa chốn người qua kẻ lại. Hay cũng trong Truyện Kiều, nàng Kiều từ một thiếu
nữ “Êm đềm trướng rủ màn che” phải trở thành kỹ nữ. Nàng bị xã hội nam quyền vầy
vò, mua đi bán lại, lưu lạc suốt mười lăm năm trời. Với một ngoại hình “Một hai
nghiêng nước nghiêng thành”, với tài hoa hơn người cả cầm, kì, thi, họa, đáng ra nàng
phải có được hạnh phúc, nhưng “hồng nhan bạc mệnh”. Cuộc đời Thúy Kiều là một
chuỗi những đau đớn, tủi hờn: “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Đúng là: “Đau
đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều – Nguyễn
Du). Lời than của Kiều trước hết là lời than cho cuộc đời của Đạm Tiên, lời than cho
số phận những người kỹ nữ trong đó có nàng, nhưng cũng là lời than chung cho “phận
đàn bà”.
Thực dân Pháp sau khi xâm lược được đất nước ta, với chiêu bài “bảo hộ” và
“khai hóa”, chúng ra sức đầu độc nhân dân ta bằng thuốc phiện, rượu cồn và văn hóa
đồi trụy. Bởi vậy, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng khơng nhỏ. Ca trù trở nên suy bại.
Người nghe toàn những kẻ mê sắc dục. Cô đầu trở thành kẻ buôn phấn bán hương, trở
thành gái lầu xanh. Trần Tế Xương đã viết những vần thơ thật chua chát: “Cái thú cô
đầu nghĩ cũng hay/ Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày/ Năm canh to nhỏ tình dơi
chuột/ Sáu khắc mơ màng chuyện nước mây (Thú cô đầu – Tú Xương). Nguyễn

13


Khuyến cũng với giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng lại sâu sắc và có phần đau đớn:
“Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ/ Trời sinh ra cũng để mà chơi/ Dễ mấy khi làm đĩ một
thời/ Chơi thủng trống, long dùi âu mới thích/ Đĩ bao tử càng chơi càng lịch/ Tha hồ
cho khúc khích chị em cười/ Người ba đấng của ba lồi/ Nếu những như ai thì đĩ mốc/
Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc/ Khá khen thay làm đĩ có tơng!/ Khắp

giang hồ chẳng chốn nào không/ Suốt Nam, Bắc, Tây, Đông đều biết tiếng/ Đĩ mười
phương chơi cho đủ chín/ Cịn một phương để nhịn lấy chồng/ Chém cha cái kiếp đào
hồng/ Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số/ Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó/ Mai sau
ngày giỗ có văn nôm/ Cha đời con đĩ cầu Nôm. (Đĩ cầu Nôm – Nguyễn Khuyến). Tuy
giọng thơ của Tú Xương và Nguyễn Khuyến có vẻ châm biếm, đả kích, nhưng cái
chính vẫn là tấm lòng nhà thơ trước cảnh “cũ mới tranh nhau, Á Âu xáo trộn” của đất
nước. Đó là sự xót xa cho những số phận cơ đầu lắm truân chuyên.
1.2. Nhân vật gái điếm trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp thiết lập sự thống trị Việt Nam và thi
hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đơng Dương. Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát,
nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ; đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối với chính sách
“chia để trị” - chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau. Thực dân
Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm cơng cụ tay sai
để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất nước trở thành nơ lệ, bị đàn
áp, bóc lột, cuộc sống vơ cùng khổ cực với hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân,
thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi. Kết quả là nền kinh tế nước ta là nền
kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp với chính sách nơ dịch văn hố, xoá
bỏ hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân, mở nhà tù, trại
giam nhiều hơn trường học, khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc,
rượu chè, mại dâm, hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc. Kết quả là hơn
90% nhân dân ta bị mù chữ, bị bưng bít mọi thơng tin tiến bộ từ bên ngoài.

14


Văn học là tấm gương phản ánh đời sống. Các nhà văn đã phô bày hiện thực xã
hội Việt Nam thật phũ phàng, cay đắng. Phạm Duy Tốn đã viết truyện ngắn Sống chết
mặc bay, chỉ vì ham mê cờ bạc mà quan phụ mẫu sẵn sàng bỏ mặc dân. Trước cơn vỡ
đê vì nạn mưa lũ, quan phụ mẫu đã vô trách nhiệm tới táng tận lương tâm đối với tính
mạng và tài sản của nhân dân. Hậu quả của điều đó là “nước tràn lênh láng, xốy thành

vực sâu”. Quan phụ mẫu không thiệt hại nhưng những người dân “chân lấm tay bùn”,
“thấp cổ bé họng”, “thân sâu cánh kiến” lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, dở sống dở
chết. Thạch Lam trong truyện Nhà mẹ Lê thể hiện nỗi xót xa của ơng về hình ảnh một
bà mẹ nông dân nghèo phải vật lộn với “miếng cơm manh áo” từng ngày, từng giờ để
nuôi đàn con hơn chục đứa. Những đêm đông trời lạnh như cắt da cắt thịt, mẹ Lê cùng
các con “rải ổ rơm đầy nhà” để ngủ. Số phận của con người không khác gì con vật.
Nhà văn Thạch Lam nức nở, thốt lên trong trang truyện: “mẹ con cùng ngủ trên đó
trơng như một cái ổ chó, chó mẹ, chó con lúc nhúc”. Khi mẹ Lê phải đi vay gạo thì ơng
Bá - một người giàu có nhất trong làng - khơng những khơng cho vay mà cịn thả chó
cắn. Người mẹ tội nghiệp, khốn khổ ấy buồn bã bước về nhà với nhiều vết thương đẫm
máu. Mẹ Lê sốt cao rồi chết một cách tức tưởi. Lũ con sẽ ra sao khi người mẹ qua đời?
Câu chuyện khiến người đọc không khỏi xót xa, day dứt. Ngơ Tất Tố với tác phẩm Tắt
đèn đã phản ánh được nỗi thống khổ của người dân trong nạn sưu cao thuế nặng. Chỉ vì
sưu thuế mà cả gia đình chị Dậu phải tan nát, chia lìa. Chị Dậu đau như đứt từng khúc
ruột, đành phải đem con đi bán cho nhà Nghị Quế. Ta xúc động, nghẹn ngào bao nhiêu
thì cảm thấy bất bình, phẫn nộ bấy nhiêu khi chứng kiến cảnh cái Tí ngoan hiền, hiểu
chuyện, bị gia đình Nghị Quế đối xử khơng bằng con vật. Đó là cảnh gia đình Nghị
Quế bắt em phải ăn cơm thừa của chó. Nguyễn Cơng Hoan với Bước đường cùng đã vẽ
lên bức tranh thối nát của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đó là bè
lũ quan lại thật tham lam, độc ác. Nghị Lại đã bày đủ trăm mưu ngàn kế để cướp ruộng
đất của nông dân. Anh Pha là một trong số những nạn nhân của xã hội. Khi anh đứng
lên chống Nghị Lại thì bị bọn chúng bắt trói khiêng đi như con vật trong đau đớn, căm

15


thù. Nam Cao trong Lão Hạc đã miêu tả cuộc sống nghèo nàn, khốn khổ, thương tâm
của Lão Hạc. Lão Hạc chọn cái chết thê lương để giữ mảnh vườn nhỏ cho đứa con trai
cũng như bảo toàn nhân phẩm và danh dự cho mình mãi mãi là hình ảnh ám ảnh trong
tâm trí mọi người.

“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, các phong trào yêu nước diễn ra theo
khuynh hướng phong kiến và tư sản. Các cuộc khởi nghĩa đó khẳng định tinh thần yêu
nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta và làm cho thực dân Pháp tổn thất
nặng nề. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX là lịch sử của các phong trào yêu nước và lịch sử
chuyển dịch cơ cấu xã hội theo hướng hiện đại hóa. Văn học cũng được hiện đại hóa.
Bối cảnh ấy đã mở ra hai khả năng lựa chọn cơ bản cho hoạt động tiếp thu các tư tưởng
văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam. Đó là tiếp thu tư tưởng văn nghệ hiện đại Tây Âu,
chủ yếu từ Pháp và tiếp thu tư tưởng mĩ học Mác – Lênin từ Liên Xô và Trung Quốc.
Ở nửa đầu thế kỉ XX, các tư tưởng văn nghệ Tây Âu được tiếp thu vào Việt Nam như
quan niệm về đặc trưng của nghệ thuật, đặc trưng thể loại của tác phẩm, quan niệm về
nghiên cứu, phê bình văn nghệ...
Như đã nói ở trên, thực dân Pháp đầu độc nhân dân ta bằng con đường ma túy,
cờ bạc, rượu chè, mại dâm để ru ngủ đồng bào, để làm mất tinh thần dân tộc. Xã hội
Việt Nam lúc đó thật nhầy nhụa, nhơ nhớp. Và một trong những vấn nạn nhơ nhớp đó
là cảnh gái điếm. Hiện tượng gái điếm thủ phạm chính do thực dân Pháp gây nên.
Theo Bách khoa tồn thư mở thì gái điếm hay còn gọi là gái mại dâm, gái đĩ... là
những người phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn hành vi tình dục để được trả tiền hoặc
được hưởng các lợi ích vật chất khác. Nhân vật gái điếm xuất hiện khá nhiều trong văn
học Việt Nam đầu thế kỉ XX, đặc biệt là trong tiểu thuyết và phóng sự.
Đời mưa gió của Khái Hưng và Nhất Linh bắt đầu từ câu chuyện của Chương một người đàn ông bị người yêu phản bội. Anh đã mang nặng một vết thương lịng và
nỗi ốn hận đến mức tận cùng. Anh khơng thể mở lịng với bất kỳ người đàn bà nào.
Đối với Chương, phụ nữ tất thảy đều giả dối, lọc lừa. Thế nhưng, như một trò đùa quái

16


ác của cuộc sống, định mệnh đã sắp đặt cho một ông giáo đạo mạo với “bầu trời tư
cách” gặp phải một cô gái giang hồ chai sạn, từng trải giữa sóng gió cuộc đời. Chương
u Tuyết khơng phải là tình u sét đánh, khơng phải là tình u lóe lên rồi vụt tắt.
Anh yêu Tuyết bằng cả trái tim, tâm hồn mình. Trong mắt anh, Tuyết “như một cơ gái

thượng lưu và tử tế”. Thế nhưng, người đàn bà mà Chương yêu tha thiết, yêu mãnh liệt,
yêu đến dại khờ lại là một cô gái giang hồ chai sạn trước cuộc đời, trước tình người.
Đời đã khiến cơ có một phương châm sống thật ghê gớm: “Khơng tình, khơng cảm, chỉ
coi lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh”… Hồn tồn vơ cảm, ln muốn “nổi
loạn” để vượt thốt sự gị bó, khn phép, Tuyết đã hai lần phản bội lại Chương - một
lần ra đi cùng người tình cũ và một lần dan díu, tằng tịu cùng Giang. Rồi một ngày
Tuyết rời bỏ Chương và đi trong mưa phùn lặng lẽ. Tại sao Tuyết bỏ Chương? Có phải
nàng là con đàn bà gian trá, phản trắc, đa dâm? Không! Đối với nàng, thà liều thân với
một đời mưa gió, khổ sở, đê tiện, cịn hơn là sống lừa dối mình, lừa dối người. Nàng
ln ln ý thức được địa vị của nàng: một con đĩ. “Trời ơi, anh yêu được em ư? Anh
chưa biết em là ai đấy, em chỉ là một đứa giả dối, man trá, em là một con đĩ khốn nạn,
đê hèn. Em sẽ lừa dối người yêu, vì em đã trở thành một đứa vứt đi, tiêm nhiễm hết
mọi thứ xấu xa của xã hội này”. Đó là những câu nói của một người tự ý thức về bản
thân để từ đó mà bẽ bàng, chua xót. Tuyết đã chọn con đường đi riêng của nàng: lang
thang, thất thểu, không nhà, không cửa, khơng tình thân. Nàng dấn thân vào cuộc đời ô
trọc, nhục nhã, ê chề, cay đắng.
Bỉ vỏ của Nguyên Hồng xoay quanh số phận nhân vật Tám Bính. Tám Bính là
một cơ gái nghèo xinh đẹp, khỏe mạnh làng Sịi. Vì nhẹ dạ cả tin, ngây thơ trong sáng,
Bính đã yêu một gã Tham đạc điền và bị hắn bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cơ bị
chính cha mẹ đẻ hắt hủi, đay nghiến, chửi bới, nhiếc móc. Và đứa bé sinh ra phải đem
bán đi vì sợ làng bắt vạ. Đau đớn, bần cùng không lối thốt, Bính trốn nhà đi Hải
Phịng với một hy vọng mong tìm được người tình. Sau những ngày đêm lang thang
đói khát, Bính gặp một gã cơng tử trẻ tuổi, nhà giàu nhưng đểu cáng. Gã lừa Bính vào

17


nhà hãm hiếp rồi đổ bệnh lậu cho cô. Vợ gã bắt gặp đã đánh đập Bính dã man, tàn nhẫn
và lôi cô ra Sở cẩm, vu là gái đĩ. Lối rẽ cuộc đời của Bính cũng từ đây. Bính bị đưa vào
nhà “lục xì”. Sau đó dịng đời đã ra sức xô đẩy, hủy hoại, tàn phá từ thể xác đến tâm

hồn cơ. Bính bị ném vào nhà chứa và đã trở thành gái điếm từ đây. Nhân vật “bỉ vỏ”
gái điếm Tám Bính vừa đáng thương vừa đáng giận. Con đường đời của Bính ngày
càng đi vào ngõ cụt, tối tăm, khắc nghiệt và bế tắc. Vì cả tin khờ dại nên Bính đã sa
chân, tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác của xã hội hành hạ, giết chết dần từng ngày.
Chắc chắn cho đến lúc chết, nỗi nhục nhã, đau đớn tột cùng kia sẽ không bao giờ phơi
pha trong tâm hồn Bính. Ngun Hồng đã xuyên thấu vào tầng lớp dân nghèo thành thị
nói chung và nhân vật Tám Bính nói riêng để nhìn ra sự bế tắc, bi đát của họ khi họ
chưa tìm thấy lối thoát và phương hướng đấu tranh để giành lại quyền sống, quyền
được tồn tại của một con người. Qua đây, nhà văn giúp ta cảm thông với những nỗi đau
khổ mà họ phải chịu đựng trong xã hội cũ.
Lục xì là phóng sự của Vũ Trọng Phụng xuất bản từ năm 1937. Trước đấy một
năm đã nổ ra cuộc bút chiến dữ dội giữa Thái Phỉ chủ báo Tin văn với Vũ Trọng
Phụng. Thái Phỉ lên án các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là “văn chương dâm uế”. Vũ
Trọng Phụng đã trả lời về Lục xì: “Viết thiên phóng sự Lục xì tơi khơng phải chỉ là một
nhà văn, nhưng còn là một nhà báo. Nhà báo thì phải nói sự thật cho mọi người biết.
Nếu một việc đã có thực thì bổn phận của tơi chỉ là thông báo cho mọi người biết, chứ
không phải là lo sợ rằng cái việc làm phận sự ấy lợi hại cho ai”. Và sự thật ấy là gì?
Qua Lục xì, Vũ trọng Phụng tái hiện lại nạn mại dâm, gái điếm đến rùng mình: “Trong
thành phố Hà Nội, ít ra cũng có năm nghìn gái sống về nghề mại dâm. Năm nghìn!
Nhưng làm thế nào biết họ cho khắp mặt được, nhất là từ khi bị lôi cuốn vào cuộc biến
hóa của phong tục cái đức hạnh người đàn bà An Nam xưa kia kiên cố biết bao, thì nay
đã hóa ra quá đỗi mỏng manh!...Chúng ta thử làm một cái tính chơi, số dân Hà thành là
mười tám vạn, vậy mà có đến năm nghìn người làm đĩ, thế nghĩa là cứ ba mươi lăm
người lương thiện lại có một người thường nhật sinh sống bằng sự gieo rắc vi trùng hoa

18


liễu”. Người viết phải quan tâm sâu sắc đến vấn đề xã hội mới có thể trăn trở, day dứt
để viết về một vấn nạn đau lòng như thế. Và trong năm nghìn gái điếm kia, có những

người là nạn nhân thật đáng thương, tội nghiệp: “Những gái quê thì hoặc đã chê chồng
vì đã ăn phải bả tân thời, hoặc đã ra tỉnh làm con đòi, con sen mà khơng xong, hoặc đã
đập trống ngực thình thình khi, ngồi ở vệ hè, đương đói khát mà lại được vài ba cậu
“cơng tử bột” Hà thành nói vào tai những câu ân ái với thái độ săn sóc gian dối của
thằng mất dạy bên cạnh một con “bò lạc”, vừa quê mùa lại vừa “chắc chắn” cả trăm
phần trăm”. Nguyên nhân nào xô đẩy những nạn nhân tội nghiệp trở thành gái điếm để
rồi mắc bệnh phong tình? Vũ Trọng Phụng cũng đã giúp độc giả dễ dàng nhận thấy:
“Dù là thành thị, dù là gái quê, dù vì hư hỏng, dù tại đói khát, thì tất cả những gái ấy
đều đã bị cái xảo quyệt của mụ chủ tiệm thuốc phiện, của thằng bồi săm, của thằng ma
cô, của thằng phu xe đêm, chúng họp nhau lại thành một cái lưới nhện đáng sợ để làm
việc cho ngót bốn trăm cái phòng cho thuê rải rác khắp Hà Nội này!”. Xã hội với muôn
vàn cạm bẫy bủa vây khiến con mồi khó lịng thốt nạn.
Hà Nội lầm than (1938) là thiên phóng sự đặc sắc của Trọng Lang. Ở đó, tác giả
tái hiện lại giai tầng dưới đáy cùng của xã hội. Đó là những hạng người, hạng nghề bị
đặt trong sự dè bỉu, coi thường của xã hội. Trọng Lang đã chứng kiến và phản ánh sự
thật đau lịng, trần trụi tình cảnh của những gái điếm được coi là “nô lệ tạm thời” tại
các quán ba, tiệm nhảy, nhà thổ… Đây là nơi lui tới thường xuyên của những kẻ động
cỡn, dâm loàn. Trọng Lang đã phơi bày sự đê tiện với các mánh khóe bn da bán thịt,
những thân tàn ma dại. Hà Nội lầm than là tiếng kêu cứu thương tâm, đã khía rất sâu
vào một trong những thực tế đang trương phình ở các đô thị thuộc địa: nạn mua bán
dâm, sự phát triển thiếu kiểm soát của hệ thống nhà thổ, các địa điểm kinh doanh tình
dục trá hình. Trong thiên phóng sự của mình, Trọng Lang đã cảm thương những cơ
đầu, gái nhảy bị bóc lột, bị gạt ra rìa cuộc sống. Ông phê phán xã hội và chỉ ra thảm
trạng bi đát đó mà người gái điếm đang chịu đựng. Nhà văn vừa giận vừa xót xa, cảm
thơng đối với nghề mại dâm, gái điếm. Trọng Lang kết thúc thiên phóng sự của mình

19


trong sự chua chát, đắng cay: chẳng có một giọt nước cam khổng lồ nào đủ tưới hàng

vạn người lầm than. Dù ơng có dấn thân quyết liệt đến đâu, rút cuộc, cũng vẫn chỉ là
“tiếng kêu thương” cơ cực, thống thiết mà thôi.
Tiểu kết: Qua khảo sát ở một số tác phẩm từ văn học trung đại đến văn học đầu
thế kỉ XX của Việt Nam, hầu hết các nhân vật từ kĩ nữ đến gái điếm đều có số phận bất
hạnh, trái ngang. Họ phải gánh chịu nỗi đau đớn, sự hành hạ về cả thể xác lẫn tâm hồn.
Nhưng vết đau về thể xác theo tháng năm có thể lành cịn nỗi đau về tinh thần khơng
bao giờ, khơng khi nào, khơng thể nào chữa khỏi. Có thể nói đây là tầng lớp bị coi là
cặn bã nhất của xã hội. Nói đến họ, người đời ln coi khinh, miệt thị. Nhưng từ trong
sâu thẳm của những con người tưởng chừng chỉ biết lọc lừa, gian dối, tưởng chừng chỉ
biết “bán thân nuôi miệng ấy” vẫn ánh lên những tia sáng nhân đạo, vẫn còn lòng
thương yêu, sự thuỷ chung, lịng hy sinh, dám xả thân vì một nghĩa cử, dám sống chết
để bảo vệ đồng đội… Và đọng lại là khát vọng luôn luôn canh cánh, ln ln thường
trực muốn thốt khỏi cuộc đời tội lỗi, nhơ bẩn. Ước vọng trở về như tia sáng nhỏ trong
tâm trí, ln ngấm ngầm tồn tại nhưng rất xa vời, khó lịng chạm tới. Họ muốn chạm
tay vào ánh sáng, muốn một lần đứng dậy từ bãi bùn nhơ nhuốc. Họ quằn quại
trong đau khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn muốn ngoi lên ánh sáng như những
mầm cây xanh. Và mỗi nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn là cả một bản án, câu
chuyện đời bi thảm được phơi bày. Đó là một thời ngập chìm trong lọc lừa giả dối,
những thủ đoạn đàn áp vô nhân đạo của bè lũ thống trị, nỗi đau khổ đến tận cùng của
người dân, trong đó có người gái điếm.

20


Chương 2
NHÂN VẬT GÁI ĐIẾM TRONG LÀM ĐĨ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
VÀ XĨM RÁ CỦA NGỌC GIAO NHÌN TỪ KHƠNG GIAN VĂN HÓA
XÃ HỘI ĐƯƠNG THỜI
2.1. Nhân vật gái điếm trong Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng nhìn từ khơng gian văn
hóa xã hội đương thời

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XX. Sáng tác của ơng góp phần tạo nên diện mạo văn học Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám. Ông sinh năm 1912, mất năm 1939, quê ở tỉnh Hưng Yên. Vũ Trọng Phụng
sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ơng xuất thân trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ lúc
bảy tháng tuổi, được người mẹ tần tảo nuôi ăn học. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp tiểu
học, ông phải thôi học để đi làm kiếm sống. Sau hai tháng làm thư kí đánh máy cho hãng
buôn Goddard, ông bị đuổi. Tiếp theo, ông đánh máy cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai
năm sau lại bị đuổi và thất nghiệp. Từ đó ơng chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên
nghiệp. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo, một cây bút phóng sự với nhiều bài
tiêu biểu. Năm 1930, ơng có bài đăng trên Ngọ báo. Năm 1931, vở kịnh Không một tiếng
vang ra đời đã gây được sự chú ý của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng cho ra mắt
cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phịng tuần báo. Năm 1936,
ơng cho ra đời bốn tác phẩm đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cơng chúng. Đó là tiểu
thuyết Giơng tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn
học, tiểu thuyết, truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng cịn được mệnh danh là “ơng vua phóng
sự đất Bắc”. Phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh
Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934,
báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Nhắc đến cái tên Vũ Trọng Phụng, người ta
liên tưởng đến một tài năng trong nhiều lĩnh vực. Thế nhưng khi đang ở độ tuổi tài năng
nở rộ, ông ra đi vì bệnh lao phổi do làm việc quá sức để ni sống bản thân và gia đình
khi mới 27 tuổi đời. Sự ra đi của Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc

21


giả nỗi đau, sự tổn thất, một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp. Với giọng văn sắc sảo,
mang đậm chất châm biếm, đả kích, mỉa mai và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt
Nam trước Cách mạng tháng Tám – một xã hội mục nát, thối ruỗng mà chính bản thân
tác giả ví nó là xã hội “chó đểu”, xã hội “khốn nạn” với những tấn trò đời đầy bi kịch.

Vũ Trọng Phụng được ví như Balzac của Việt Nam. Đọc những trang văn của ông,
người đọc không khỏi ngậm ngùi, chua chát.
Làm đĩ là một trong số những tác phẩm gây ra nhiều cuộc tranh luận trong suốt
thế kỷ qua. Đó là Nhất Linh, Thái Phỉ, Hồi Thanh trước đây đã có khá nhiều bài đăng
trên các báo Tân văn, Tương lai, Ngày nay, Hà Nội báo... phê phán quan niệm văn
chương của Vũ Trọng Phụng xung quanh tiểu thuyết Làm đĩ của ơng. Và Hồng Văn
Hoan sau này cũng phê phán Làm đĩ là một cuốn sách dâm uế, có hại cho sự giáo dục
đạo đức và luân lý đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Trong khi đó, một số người khác,
chẳng hạn như nhà nghiên cứu, phê bình văn học Hồng Thiếu Sơn lại cho rằng Vũ
Trọng Phụng viết Làm đĩ là nhằm mục đích giáo dục cho thanh thiếu niên những hiểu
biết sơ đẳng về quan hệ tình dục khác giới. Nhìn nhận của Hoàng Thiếu Sơn quả là
đúng đắn trong xã hội ngày nay bởi ý nghĩa giáo dục của Làm đĩ là quá rõ. Nhưng quan
trọng hơn, Làm đĩ được đông đảo cơng chúng đón nhận, u thích là sự hấp dẫn của đề
tài, chủ đề; đặc biệt là ở giá trị nhân bản của nó và tài năng nghệ thuật của người nghệ
sĩ Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm làm bật lên những vết thương rướm máu của xã hội
được che phủ bên ngồi bởi lớp sơn văn minh “Âu hóa” lố lăng, đồi bại. Vũ Trọng
Phụng căm hờn, phỉ báng sự giảo quyệt, đê tiện, bẩn thỉu, thối nát của cả một xã hội;
đồng thời nói lên tiếng nói đồng cảm cho những nạn nhân đáng thương, tội
nghiệp. Vượt lên tất cả những đề tài và chủ đề của văn chương đương thời theo khuynh
hướng ngợi ca tình yêu lý tưởng đầy tính ủy mị, sướt mướt của các cậu ấm, cơ chiêu
cịn đang mải chống ngợp với những sắc màu của văn minh vật chất Tây phương, Vũ
Trọng Phụng đã đi thẳng vào một vấn đề nhức nhối của đời sống xã hội Việt Nam

22


×