Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.81 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MAI THỊ MINH HƯỜNG

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỈNH BẮC NINH

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07

LUẬN VĂN HẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHAN THỊ THANH HUYỀN

Hà Nội, 2019

1


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS.Phan Thị Thanh Huyền. Các số liệu, những kết luận nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Mai Thị Minh Hường

2



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và pháp
luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp ............................................. 5
1.1. Thất nghiệp ...................................................................................................... 5
1.2. Bảo hiểm thất nghiệp .................................................................................... 13
1.3. Pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp ............................... 21
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh
Bắc Ninh .............................................................................................................. 41
2.1. Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh ................... 41
2.2. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc
Ninh ...................................................................................................................... 54
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh ..................................... 58
3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp .............................................. 58
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
tại tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................. 65
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 71

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp


TCTN

Trợ cấp thất nghiệp

HĐLV

Hợp đồng làm việc

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NLĐ

Người lao động

UBND

Ủy ban nhân dân

4



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
2.1

2.2

Nội dung
Số đơn vị, NLĐ tham gia BHTN trong 2 năm 2016, 2017 và 6
tháng đầu năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Số người đăng ký thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ
năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018

Trang
41

43

Số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế
2.3

và số lao động thiếu việc làm giai đoạn năm 2014 đến 6

44

tháng đầu năm 2018
2.4
2.5

Số liệu về việc tham gia, thu - chi BHTN tỉnh Bắc Ninh qua 3

năm từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018
Cơ cấu số người hưởng TCTN theo độ tuổi và theo giới tính

5

45
46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp là hiện tượng khách quan và được biểu hiện như một đặc trưng vốn có
của kinh tế thị trường.Thất nghiệp có tác động lớn đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính
trị và xã hội của mỗi quốc gia.Thất nghiệp có thể khiến NLĐ vào tình cảnh túng quẫn, lãng
phí nguồn lực xã hội, gia tăng tỷ lệ tội phạm, là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến
nền kinh tế bị đình trệ. Do đó, BHTN là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu
trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. BHTN được xây dựng và thực hiện với mục
đích bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi bị mất việc làm, đồng thời tạo điều kiện để
NLĐ có cơ hội tìm kiếm được việc làm mới trong thời gian sớm nhất.
Việt Nam là quốc gia thực hiện chính sách về BHTN tương đối muộn so với
nhiều quốc gia khác trên thế giới.Năm 2006, BHTN lần đầu tiên ở Việt Nam được quy
định trong Luật bảo hiểm xã hội và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 và tiếp tục
được hoàn thiện bởi Luật việc làm năm 2013. Về cơ bản, pháp luật BHTN đã góp phần
đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ bị mất việc làm đồng thời cũng giúp NSDLĐ san
sẻ được gánh nặng tài chính, họ khơng phải bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế
độ cho NLĐ. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện pháp luật về BHTN đã bộc lộ một
số hạn chế không chỉ về các quy định pháp luật mà còn trong thực tiễn thực hiện. Đó là
những bất cập về đối tượng tham gia, điều kiện hưởng, thủ tục thực hiện, các hoạt động
hỗ trợ học nghề, tư vấn – giới thiệu việc làm...
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng và

nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc
vùng Thủ đơ. Ngồi ra, Bắc Ninh cịn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai
- Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Việc thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có những
thành cơng nhất định. Tuy nhiên, do BHTN là một chính sách tương đối mới, pháp luật
Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp còn tương đối bất cập, hạn chế nên trong
quá trình áp dụng và thực hiện tại Bắc Ninh vẫn cịn nhiều vướng mắc. Việc tìm ra các
biện pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng trên là điều hết sức cần thiết để BHTN
có thể phát huy được vai trị và ý nghĩa vốn có trong thực tiễn.Chính vì vậy, em lựa chọn
1


đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh”
làm luận văn thạc sĩ.Thơng qua luận văn, em mong muốn góp phần làm rõ hơn pháp luật
về BHTN ở nước ta hiện nay và thực tiễn thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BHTN và nâng cao
hiệu quả thực hiện BHTN tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,
đặc biệt là dưới sự khủng hoảng và suy thoái kinh tế trong hơn một thập niên gần đây,
thất nghiệp trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng ở mọi quốc gia. Theo đó, các vấn đề
về TCTN và BHTN đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học với các bài
viết, chuyên đề dưới nhiều góc độ nghiên cứu. Có thể kể đến như: “Cơ chế tạo nguồn
và tổ chức thực hiện BHTN” đề tài khoa học của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
năm 2003; đề tài khoa học của Bảo hiểm xã hội Việt Nam “Nghiên cứu những nội
dung cơ bản của BHTN hiện đại, vấn đề lựa chọn hình thức TCTN ở Việt Nam” năm
2004; Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của
BHTN hiện đại, vấn đề lựa chọn hình thức thất nghiệp tại Việt Nam”(2004) của TS.
Nguyễn Huy Ban đã nêu lên vấn đề thất nghiệp và BHTN, cũng như yêu cầu xây dựng
chế độ BHTN ở Việt Nam.Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ BHTN trong nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam” (2005) của tác giả Lê Thị Hồi Thu đã đi sâu nghiên cứu và

trình bày một cách hệ thống những nội dung chủ yếu của chế độ BHTN, những yêu cầu
đặt ra đối với việc xây dựng chế độ BHTN ở Việt Nam, đồng thời có sự so sánh với quy
định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và một số nước trên thế giới. Ngồi ra, cịn có
một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý như: “Đánh giá kết quả 7 năm
thực hiện bảo hiểm thất nghiệp” của tác giả Trương Thị Thu Hiền đăng trên tạp chí
Quản lý Nhà nước số6/2016; “Chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam –
Những bất cập và khuyến nghị” của tác giả Tạ Thị Hương đăng trên Quản lý Nhà nước
số6/2013 ; “Những hạn chế và kiến nghị hồn thiện chính sách BHTN” của tác giả
Trương Thị Thu Hiền đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp số 21/2017…
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về pháp luật BHTN và thực tiễn thực hiện trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh thì hiện chưa có cơng trình nghiên cứu những năm gần đây đặc biệt
2


là từ khi Luật việc làm năm 2013 có hiệu lực đề cập. Hơn thế do pháp luật BHTN là vấn
đề khó, là đối tượng nghiên cứu của cả khoa học kinh tế và khoa học pháp lý, nên trong
khóa luận em có sử dụng những tư liệu, bài viết và những cơng trình nghiên cứu của các
nhà khoa học đã có nghiên cứu về BHTN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về BHTN.

-

Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về Bảo hiểm thất nghiệp.

-

Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.


-

Đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về BHTN và thực tiễn thực

hiện pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Trong luận văn này tác giả xin phép không nghiên cứu về giải quyết tranh chấp bảo
hiểm thất nghiệp vì lý do giới hạn nội dung của một luận văn thạc sĩ và vấn đề giải
quyết tranh chấp bảo hiểm thất nghiệp cũng khá rộng.
-

Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

-

Phạm vi thời gian: Từ năm 2016 đến 6 tháng đầu năm 2018.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, em sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phép biện chứng duy vật của triết học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được

sử dụng với tư cách là phương pháp luận cho việc nghiên cứu.

-

Những phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, xã hội phù hợp với từng vấn

đề của đề tài cũng được vận dụng như: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, quy
nạp, đối chiếu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về BHTN cũng
như pháp luật Việt Nam hiện hành về BHTN qua thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh, từ đó xây dựng các giải pháp hồn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực
hiện BHTN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3


- Ý nghĩa thực tiễn: Áp dụng kiến thức của pháp luật bảo hiểm xã hội, BHTN vào giải
quyết các vấn đề cụ thể trong thực tế. Đề tài cũng góp một phần để sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên các trường Đại học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và pháp
luật Việt Nam hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh

4


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1.1. Thất nghiệp
1.1.1. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm thất nghiệp:
Lao động được hình thành và phát triển cùng với xã hội loài người.Lao động ln
được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất của con người đồng thời cũng là nghĩa
vụ cao cả của mọi công dân. Như vậy, mỗi người chúng ta muốn sống, tồn tại thì đều
phải lao động hay nói cách khác là phải có việc làm. Tuy nhiên, ở mọi xã hội, không
phải lúc nào nhu cầu làm việc của các cá nhân đều được đáp ứng đầy đủ.Trong xã hội
ln có một bộ phận người khơng có việc làm, bị mất việc làm, thiếu việc làm.Tuy
nhiên, tất cả những người đó có được coi là thất nghiệp hay không?Trên thế giới, thất
nghiệp là vấn đề được nhiều quốc gia và chuyên gia thảo luận và đưa ra nhiều định nghĩa
khác nhau.
Từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng: “thất nghiệp là những NLĐ khơng có việc
làm, bao gồm cả những người đang trong giai đoạn tìm việc làm mới hoặc những người
khơng thể tìm được việc làm với đồng lương thực tế hiện hành”[13, tr.1053].
John Maynard Keynes – một nhà kinh tế học được coi là có nghiên cứu khá thành
cơng về thất nghiệp cho rằng: “Vấn đề thất nghiệp không phải là hiện tượng độc lập
của nền kinh tế mà đó là kết quả của các quy luật nhất định để đạt được sự cân bằng
của hệ thống kinh tế.” Theo ông nạn thất nghiệp tồn tại dưới đạng bắt buộc mà trong đó
“tổng cung về lao động của những NLĐ muốn làm việc với tiền lương danh nghĩa tại
một thời điểm lớn hơn khối lượng việc làm hiện có.”
Samuelson – một trong số các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra lý thuyết mới
về thất nghiệp: “Đó là hiện tượng người có năng lực lao động khơng có cơ hội tham gia
lao động xã hội, bị tác khỏi tư liệu sản xuất. Và trong nền kinh tế thị trường, luôn luôn
tồn tại một bộ phận NLĐ bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất

5



nhiều vào khả năng giải quyết việc làm của Chính phủ và sự đấu tranh của giới thợ đối
với giới chủ.”
Điều 20, Công ước 102 (1952) của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra
khái niệm thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là hiện tượng NLĐ bị ngừng thu nhập do
khơng có khả năng tìm được việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng
làm việc và sẵn sàng làm việc”.
Ở Việt Nam, từ các góc độ khác nhau, có những quan niệm về thất nghiệp khác
nhau. Văn bản đầu tiên ghi nhận thuật ngữ ‘thất nghiệp” là Điều 76, Sắc lệnh 29/SL
ngày 12/3/1947: “Nếu người cha mất đi, thất nghiệp, hay coi như mất tích, thì người mẹ
sẽ được lĩnh phụ cấp”.Tuy nhiên, ở Sắc lệnh này lại khơng hề nói đến định nghĩa thất
nghiệp. Theo sau đó, một loạt các văn bản pháp luật ra đời đề cập đến thuật ngữ “thất
nghiệp” nhưng lại không nêu ra được cụ thể thế nào là thất nghiệp bao gồm cả Luật Bảo
hiểm xã hội 2014 và Luật Việc làm 2013”[18]. Một số nhà nghiên cứu khoa học Việt
Nam đã đưa ra những khái niệm về thất nghiệp như: Theo tác giả Phạm Quý Thọ: “Thất
nghiệp là một trạng thái trong đó NLĐ trong tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu lao
động mà khơng có việc làm. Người thất nghiệp là người hiện khơng có việc làm hoặc
đang tìm việc làm”.“Thất nghiệp là hiện tượng mà người có sức lao động, có nghề,
muốn đi làm việc, khơng có việc làm và đã đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền” (Kỷ yếu
hội thảo khoa học năm 1988 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).“Thất nghiệp
là tình trạng trong đó người có sức lao động trong độ tuổi lao động khơng có việc làm
và đang cần tìm một việc làm có trả công” (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1996 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội)… Tuy nhiên, đây chỉ là những quan điểm cá nhân
về khái niệm thất nghiệp có tính tham khảo và nghiên cứu chứ chưa phải là khái niệm
chính thống được ghi nhận trong văn bản pháp luật.
Như vậy, từ các khái niệm trên, có thể hiểu: “Thất nghiệp là tình trạng mà trong
đó NLĐ khơng có cơng việc được trả cơng hoặc khơng có cơng việc do mình tự thu
xếp nhưng vẫn có khả năng lao động và hiện đang tìm kiếm việc làm”.
Nhìn chung, khái niệm thất nghiệp được đưa ra đều căn cứ vào ba yếu tố cơ bản:

Thứ nhất, đó là khả năng lao động. Việc xác định một người có khả năng làm
việc hay khơng phụ thuộc vào pháp luật cũng như hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia
6


khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, khi xem xét một người có khả năng lao động hay
khơng thường căn cứ vào độ tuổi lao động, tình trạng thể chất, trình độ lao động… [29].
Thứ hai, đó là đang trong tình trạng khơng có việc làm. Khơng có việc làm ở đây
được hiểu là NLĐ đang không tham gia các quan hệ lao động và khơng có thu nhập dưới
dạng tiền lương.
Thứ ba, đó là đang tích cực tìm kiếm việc làm. Tích cực tìm kiếm việc làm được
hiểu là NLĐ đã áp dụng nhiều biện pháp để tìm kiếm việc làm, bản thân họ cũng muốn
tìm kiếm được việc làm nhưng vì nhiều lí do mà hiện nay vẫn chưa tìm kiếm được việc
làm. Đây là một tiêu chí để phân biệt đối tượng thất nghiệp với đối tượng không có việc
làm khác trong xã hội.
- Khái niệm người thất nghiệp:
Song song với khái niệm thất nghiệp thì việc tìm hiểu khái niệm hoàn chỉnh về “người
thất nghiệp” là cần thiết. Bởi lẽ khái niệm người thất nghiệp liên quan đến nhiều vấn đề,
trong đó quan trọng nhất là xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của chế độ BHTN.
Trên cơ sở quan điểm thất nghiệp của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Văn phòng
lao động quốc tế đã đưa ra khái niệm về người thất nghiệp như sau: “Người thất nghiệp
là người trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc hoặc đã có việc làm những đã
thơi việc và đang cần tìm việc làm có thu nhập”.Theo đó, ILO đã đưa ra bốn tiêu chí cơ
bản để xác định “người thất nghiệp” đó là: trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động,
đang khơng có việc làm, đang đi tìm việc làm.
Theo Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 sửa đổi bổ sung năm 2014: “Người thất
nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt
HĐLĐ, HĐLV nhưng chưa tìm được việc làm”[22, khoản 4 điều3]. So với quan điểm
của ILO được các quốc gia trên thế giới áp dụng thì khái niệm này bộc lộ hạn chếlàphạm
vi xác định người thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay quá hẹp. BHTN chỉ là

một trong những chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước hoạt động theocơ
chế bảo hiểm, do đó khơng thể coi việc tham gia BHTN là một chuẩn chung để đánh giá
tình trạng việc làm của tất cả lao động trong xã hội. Điều này đã tạo nên một giới hạn,
chỉ những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về BHTN mà khơng có việc
làm mới được coi là người thất nghiệp, xét cho cùng cho dù họ có đóng bảo hiểm thất
7


nghiệp hay khơng thì về bản chất họ vẫn là người thất nghiệp. Với việc xác định nội
hàm khái niệm người thất nghiệp chắc chắn con số thống kê về số người thất nghiệp sẽ
không bao giờ đúng với thực tế, nếu như khơng muốn nói là q nhỏ so với thực tế và
kết quả là sẽ rất khó cho các nhà hoạch định chính sách khi đưa ra những giải pháp để
khắc phục tình trạng thất nghiệp của quốc gia.
Do vậy theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu: “Người thất nghiệp là những
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, trongkhoảng thời gian xác định
khơng có việc làm, đang tìm việc làm, đã đăng ký thất nghiệp theo quy định”.
1.1.2. Phân loại thất nghiệp
Thất nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp, vì vậy, để nghiên cứu sâu hơn về vấn
đề thất nghiệp người ta thường đặt ra vấn đề phân loại thất nghiệp. Căn cứ vào nội dung
nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu, sẽ có những tiêu chí khác nhau để phân loại
thất nghiệp. Dưới đây là một số tiêu chí phân loại thất nghiệp phổ biến.
Thứ nhất, phân loại theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành 7 loại:
-

Thất nghiệp dai dẳng: là mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm được trong

một nền kinh tế năng động. Dạng thất nghiệp này gồm những người tạm thời khơng có
việc làm trong thời gian chuyển công việc trong một nền kinh tế mà lực lượng lao động
và các công việc tìm người ln thay đổi.
-


Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do NLĐ cần có thời gian

tìm kiếm việc làm. Loại thất nghiệp này phát sinh khi NLĐ kết thúc HĐLĐ, HĐLV với
đơn vị cũ, hiện tại chưa tìm được cơng việc mới có thể do nhiều yếu tố và đây là loại
thất nghiệp tất yếu trong nền kinh tế thị trường mở như ngày nay[16].
-

Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống. Nguyên

nhân chính của hiện tượng này là do nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm, kéo theo cầu
lao động giảm.
-

Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường xảy ra khi tiền công bị ấn định cao hơn

mức tiền lương cân bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động yếu thế trên
thị trường. Mức tiền lương này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép của cơng đồn,
nghiệp đồn.

8


-

Thất nghiệp do áp dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ vào

sản xuất, máy móc thiết bị thay thế con người, chỉ cần một số ít người vận hành, một bộ
phận NLĐ trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ.
-


Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa nhu cầu

sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động, hay nói cách khác là lượng cung lao
động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung lao động vượt cầu lao
động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo không đáp ứng được nhu cầu
thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu làm mất cân đối giữa cung và cầu cục
bộ trên thị trường lao động[18].
-

Thất nghiệp theo chu kì: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do nền kinh tế lâm vào

tình trạng suy thối, tổng cầu thấp dẫn đến tình trạng khơng có nhu cầu sử dụng lao
động. Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm và do vậy làm gia
tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật.
Thứ hai, phân loại theo đặc trưng của người thất nghiệp.
-

Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân cư

nào, ngành nghề nào…Cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm, tính chất, mức độ
tác hại…của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng 5 tiêu thức phân
loại sau: Thất nghiệp chia theo giới tính; Thất nghiệp chia theo lứa tuổi; Thất nghiệp
chia theo vùng, lãnh thổ; Thất nghiệp chia theo ngành nghề; Thất nghiệp chia theo dân
tộc, chủng tộc
Thứ ba, phân loại theo tính chất, thất nghiệp được chia thành những loại sau:
-

Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do NLĐ khơng chấp nhận


những cơng việc hiện tại vì nhiều lí do khác nhau. Từ đó, dẫn đến tình trạng NLĐ từ bỏ
cơng việc mình đang làm và lâm vào tình trạng chưa tìm kiếm được việc làm.
-

Thất nghiệp khơng tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù NLĐ sẵn sàng chấp

nhận những công việc khác nhau nhưng do nhu cầu hoặc do những lí do khách quan
khác mà họ không được nhận làm việc.
-

Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trường lao động ở trong trạng

thái cân bằng. Ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động.

9


1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Thứ nhất, nguyên nhân là do chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi: theo chu kỳ
phát triển kinh tế, sau hưng thịnh đến suy thoái, khủng hoảng. Ở thời kỳ hưng thịnh, sản
xuất được mở rộng, nguồn nhân lực xã hội được huy động vào sản xuất, nhu cầu về sức
lao động tăng nhanh nên thu hút nhiều lao động. Ngược lại, ở thời kỳ suy thối, sản xuất
đình trệ, cầu lao động giảm, không những không tuyển thêm lao động mà cịn dư thừa
lao động, gây nên tình trạng thất nghiệp.
Thứ hai, do sự gia tăng dân số: đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng thất
nghiệp trong dài hạn. Dân số gia tăng hàng năm sẽ bổ sung một lực lượng lao động rất
lớn vào nguồn lực lao động của mỗi quốc gia. Dân số càng tăng và tốc độ gia tăng càng
nhanh thì lực lượng lao động dư thừa sẽ càng lớn. Thêm vào đó, q trình quốc tế hóa
và tồn cầu hóa cũng có tác động tiêu cực đến thị trường lao động làm một bộ phận NLĐ
bị thất nghiệp. Nguyên nhân này thường xuất hiện phổ biến ở các nước đang phát triển

và chậm phát triển, những nước ln có tỷ lệ gia tăng dân số cao.Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, cũng như ở
nhiều nước đang phát triển khác.
Thứ ba, thất nghiệp là do những thay đổi trong xu thế cung cầu trong nền kinh
tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế ln có sự thay đổi liên tục. Có những
ngành nghề trở thành xu hướng, nhu cầu chung của xã hội, có những ngành nghề lại trở
nên lạc hậu, khơng cịn phù hợp. Khi đó, lực lượng lao động theo đó cũng có sự dịch
chuyển ngành nghề dẫn đến thất nghiệp.
Thứ tư, do sự thay đổi cơ cấu ngành nghề: ở từng thời kỳ, sự phát triển kinh tế
có thể dẫn tới thay đổi cơ cấu kinh tế. Theo đó, cơ cấu của một số ngành nghề thay đổi.
Những ngành nghề làm ăn có hiệu quả hoặc cần phải được mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh hoặc xuất hiện ngành nghề mới sẽ tạo cơ hội thu hút thêm nhiều lao động.
Nhưng lại có những ngành nghề phải thu hẹp sản xuất, phải sa thải NLĐ và một bộ phận
NLĐ bị thất nghiệp.
Thứ năm, do sự ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 4.0: ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, đặc biệt là tự động hóa q trình sản xuất diễn ra nhanh chóng và ngày
càng phổ biến. Nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học công nghệ phát triển dẫn đến
10


việc tự động hóa thay bằng sản xuất thơ sơ. Lực lượng lao động dần được thay thế bằng
những dây chuyền tự động hóa, cơng nghiệp hóa. Khi đó nhu cầu sử dụng lao đồng dần
giảm đi dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Các chủ doanh nghiệp, các nhà sản xuất ln tìm
cách mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, q trình này làm
cho số cơng nhân bị thay thế bởi máy móc ngày càng gia tăng, bổ sung một lượng lớn
vào số lao động bị thất nghiệp.
Thứ sáu, do các yếu tố ngoài thị trường: sự thay đổi thể chế chính trị hay việc
điều chỉnh chính sách vĩ mô của các nước, các giải pháp điều hành kinh tế của Chính
phủ cũng có thể làm cho nhu cầu sử dụng lao động có sự thay đổi. Theo đó, làm cho

tình trạng thất nghiệp thay đổi.
Thứ bảy, ngun nhân từ NLĐ: chính bản thân NLĐ cũng tác động khơng nhỏ
tới tình trạng thất nghiệp của mình. Trong nền kinh tế phát triển, năng động và không
ngừng biến đổi như ngày nay, việc NLĐ không ngừng thay đổi ngành nghề công việc
để phù hợp với xu thế của xã hội và mong muốn của bản thân. Vì vậy, NLĐ dễ lâm vào
tình trạng thất nghiệp tạm thời.Ví dụ, do NLĐ khơng ưa thích cơng việc đang làm, hay
địa điểm làm việc, khơng bằng lịng với vị trí đang đảm đương hay mức lương hiện có
nên họ đi tìm cơng việc mới đáp ứng u cầu đó.
Ngồi ra cịn một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến NLĐ bị thất nghiệp như
NLĐ có kinh nghiệm nhưng bị mất việc vì kỷ luật lao động kém. Những NLĐ trẻ tuổi
tìm kiếm công việc lần đầu tiên trong đời không thể kiếm ngay được việc làm hoặc NLĐ
lớn tuổi sau một thời gian rời khỏi thị trường lao động nay muốn quay trở lại lực lượng
lao động (như phụ nữ sau khi sinh và chăm sóc con nhỏ). Một nguyên nhân cũng khơng
kém quan trọng đó là NLĐ khơng cịn đủ sức khỏe để đảm đương cơng việc đang làm
phải tìm kiếm công việc khác phù hợp hơn.
1.1.4. Tác động của thất nghiệp đối với xã hội
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội, do tác động của nhiều yếu tố kinh
tế – xã hội, trong đó có những yếu tố vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.Ngược lại, thất
nghiệp có ảnh hưởng đến q trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Thất nghiệp

11


không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân NLĐ và gia đình họ mà cịn tác động
mạnh mẽ tới tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với nền kinh tế: Thất nghiệp chính là sự lãng phí nguồn lực xã hội,
là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát
triển. Vì khi đó có một bộ phận NLĐ trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng
vì lý do khách quan khơng có việc làm thì dĩ nhiên sức sản xuất trong nước và thu nhập
quốc dân thấp hơn so với khi mọi người đều có việc làm. Ngồi ra, khủng hoảng kinh

tế và thất nghiệp có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau, đơi khi tạo thành
vịng luẩn quẩn khơng thốt ra được.Bên cạnh đó, thất nghiệp có thể làm cho xã hội bất
ổn.Đến lượt nó làm cho kinh tế bị suy thối, khủng hoảng trầm trọng hơn và có khả năng
phục hồi chậm.
Thứ hai, đối với bản thân NLĐ và gia đình: Thất nghiệp có thể gây ra những hậu
quả rất trầm trọng. Bởi vì khi bị mất việc làm thường đồng nghĩa với việc mất đi nguồn
thu nhập chủ yếu và khi thất nghiệp kéo dài sẽ dẫn đến sự khó khăn, nghèo túng. Hậu
quả là họ từng bước bị rơi sâu vào tình trạng dưới mức sống tiêu chuẩn chung của xã
hội. Sau đó nếu khơng có sự trợ giúp nào khác thì phải vay nợ và nếu kéo dài sẽ dẫn đến
nợ nần chồng chất. Sự tác động vào thu nhập cho gia đình phụ thuộc vào tiền thất nghiệp
của bản thân họ nhận được cũng như thu nhập của những thành viên khác trong gia đình
cịn việc làm. Nạn thất nghiệp không chỉ là hậu quả về tài chính mà cịn là hậu quả về
khả năng nghề nghiệp.Khi thất nghiệp kéo dài, hậu quả là họ bị mất đi khả năng nâng
cao trình độ nghề nghiệp. Điều đó sẽ đe dọa khơng chỉ về phía họ, họ sẵn sàng bị thất
nghiệp, mà còn ngăn cản việc học nghề hay chuyển vào một nghề khác.
Thứ ba, đối với chính trị, xã hội: Khi bị thất nghiệp, NLĐ ln ở trong tình trạng
hoang mang, lo lắng, căng thẳng và thất vọng. Đặc biệt nếu NLĐ là trụ cột, nuôi sống
cả gia đình thì áp lực tâm lý càng đè nặng lên NLĐ.Từng cá nhân là tế bào của gia đình,
mỗi gia đình là tế bào của xã hội.Như vậy thất nghiệp tác động đến cá nhân NLĐ có
nghĩa là đã tác động đến toàn xã hội.Thất nghiệp ảnh hưởng đến tiếp đến trật tự xã hội.
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn cơng, bãi cơng,
biểu tình địi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên. Bên cạnh đó, thất nghiệp sẽ dẫn
đến nhiều hiện tượng tiêu cực của xã hội, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ
12


cương, vi phạm pháp luật, hủy hoại đạo đức để kiếm kế sinh nhai, kiếm tiền trang trải
cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, ma túy, NLĐ thất
nghiệp khơng có việc làm sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực như trộm cắp, cờ bạc, nghiện
hút, mại dâm… Khi thất nghiệp tăng cao, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước khơng cịn hiệu

quả, sự ủng hộ của NLĐ đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm, xuất hiện những bất
mãn, căng thẳng. Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động
về chính trị.
1.2. Bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
BHTN xuất hiện lần đầu ở Châu Âu với sự ra đời của quỹ BHTN tự nguyện tại
Berne (Thụy Sĩ) vào năm 1893.Tham gia đóng góp cho quỹ lúc này khơng chỉ có giới
chủ mà cịn những NLĐ có cơng việc làm khơng ổn định.Sau đó, để mở rộng quy mơ
của BHTN, nhằm tăng mức TCTN cho nên đã có sự tham gia đóng góp của chính quyền
địa phương và trung ương. Năm 1911, Vương quốc Anh ban hành đạo luật đầu tiên về
BHTN bắt buộc và tiếp đó là một số nước khác ở Châu Âu như: Thụy Điển, Cộng hòa
Liên bang Đức… Sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) một số nước
Châu Âu và Bắc Mỹ ban hành các Đạo luật về bảo hiểm xã hội và BHTN, chẳng hạn
như ở Mỹ năm 1935, Canađa vào năm 1939. Khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc,
đặc biệt là khi có Cơng ước số 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nhiều
quốc gia trên thế giới đã triển khai BHTN và TCTN.
Theo công ước 102 (1952) của Tổ chức lao động quốc tế thì BHTN là một trong
09 nhánh của bảo hiểm xã hội. Cùng với các chế độ khác, BHTN nâng cao khả năng bảo
vệ NLĐ của hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội. Với tính chất chia sẻ giữa những đối
tượng tham gia, BHTN hỗ trợ một khoản tài chính giúp NLĐ thất nghiệp đảm bảo ổn
định cuộc sống; sớm đưa lao động thất nghiệp tìm được việc làm ổn định thông qua các
hoạt động đào tạo, tư vấn, hỗ trợ học nghề.
Cùng với sự phát triển nền kinh tế xã hội và sự quan tâm đến các vấn đề về
BHTN, khái niệm “thất nghiệp” và “người thất nghiệp” đã khơng cịn xa lạ đối với
người dân Việt Nam. Đối với một quốc gia được xếp vào loại dân số trẻ với nguồn nhân
lực dồi dào nhưng lại bị mất cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao
13


động, tình trạng cung lao động lớn hơn cầu lao động cả về quy mô và cơ cấu cũng như

việc phân bổ lao động không đồng đều giữa các ngành, các địa phương như ở nước ta
thì sự gia tăng của tình trạng thất nghiệp là khơng thể tránh khỏi. Thất nghiệp không chỉ
đe dọa tới đời sống của NLĐ nói riêng mà cịn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với
quốc gia và tồn xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì BHTN được
hiểu là “sự đảm bảo, thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ trong trường hợp bị
mất việc làm, đang có nhu cầu tìm việc làm, đồng thời có một số biện pháp để họ nhanh
chóng quay lại thị trường lao động”. Theo đó mục đích của BHTN được nhắc nhiều
nhất là mục đích đảm bảo, thay thế bù đắp một phần thu nhập của NLĐ. Sau nhiều năm
thực hiện BHTN, Việt Nam đã có điều chỉnh mang tính đột phá khi chuyển toàn bộ chế
độ BHTN quy định ở Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 sang Luật Việc làm năm 2013.
Khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm 2013 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về BHTN như sau:
“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất
việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ
bảo hiểm thất nghiệp”, khái niệm này đã làm thay đổi quan niệm về BHTN. Theo đó,
BHTN khơng phải là biện pháp giải quyết hậu quả thất nghiệp một cách bị động, mà
BHTN có vai trị chủ động trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, giảm
thất nghiệp, giúp NLĐ nhanh chóng tìm được việc làm. Mục đích của BHTN khơng chỉ
nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ nhằm đảm bảo cuộc sống cho
họ trong thời gian bị mất việc làm, mà còn giúp đỡ đưa người thất nghiệp trở lại với thị
trường lao động, thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính được đóng góp
từ các bên tham gia BHTN, nhằm góp phần đảm bảo an tồn đời sống của NLĐ và gia
đình họ, bảo đảm an sinh xã hội.
Nguồn tài chính hỗ trợ cho người thất nghiệp được lấy từ quỹ BHTN. Đây là quỹ
tiền tệ tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHTN, theo
nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro, khơng vì mục đích lợi nhuận. Quỹ này được dùng
để trợ cấp cho NLĐ bị thất nghiệp, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và gia đình.
Ở đây có một số điểm cần nhấn mạnh: một là, mức hỗ trợ thu nhập dựa trên cơ sở đóng
góp của NLĐ trước khi bị thất nghiệp; hai là, NLĐ tham gia BHTN, khi thất nghiệp sẽ
14



được hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để có thể sớm tìm được việc làm,
gia nhập lại thịtrường lao động. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn
định cuộc sống cho NLĐ trong thời gian mất việc làm thì mục đích chính của BHTN là
thơng qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao
động thất nghiệp tìm được việc làm mới thích hợp và ổn định.
Như vậy, có thể hiểu “bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung (Quỹ bảo hiểm thất nghiệp) được hình thành do sự đóng góp của
các bên tham gia (NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm hỗ trợ tài chính
tạm thời dành cho những người bị mất việc làm mà đáp ứng yêu cầu luật định”.
1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp
Xuất phát từviệc phân tích khái niệm BHTN chúng ta có thểthấy BHTN mang
một sốđặc điểm chung của một chếđộnằm trong BHXH đồng thời nó cũng mang một
sốđặc điểm đặc thù khác có tính chất của chếđộviệc làm, góp phần tạo nên một sựthống
nhất trong quan hệcủa chếđộan sinh xã hội với vần đềviệc làm.
Thứ nhất, BHTN xuất phát từ quan hệ lao động nhưng khi thực hiện lại chủ yếu
thuộc về lĩnh vực việc làm. Việc thực hiện chi trả TCTN luôn được gắn liền với vấn đề
giải quyết việc làm cho NLĐ, BHTN do đó vừa có chức năng hỗ trợ khó khăn cho người
thất nghiệp khi tạm thời mất thu nhập vừa có chức năng xúc tiến những hoạt động tìm
kiếm và tạo việc làm cho NLĐ.
Thứ hai, BHTN không chỉ thu và chi trả TCTN mà còn thực hiện các biện pháp
để đưa NLĐ trở lại thị trường lao động. Do đó, cơ quan BHTN vừa có trách nhiệm đăng
ký thất nghiệp vừa phải kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường lao động để giới
thiệu việc làm, đào tạo nghề phù hợp cho người thất nghiệp. Đây là điểm khác biệt giữa
hoạt động quản lý thất nghiệp với các loại hình bảo hiểm xã hội khác[28]. Như vậy khác
với cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội thông thường chỉ thực hiện chức năng thu, chi bảo
hiểm xã hội, các cơ quan quản lý BHTN còn phải tiến hành các hoạt động nghiệp vụ
nhằm giải quyết việc làm, bên cạnh các nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thuần túy.
Thứ ba, đối tượng hưởng BHTN là những người trong độ tuổi lao động, có khả

năng lao động nhưng đang trong tình trạng khơng có việc làm, khơng có thu nhập và
đang tìm kiếm việc làm. Đối tượng hưởng BHTN là những người đang không tham gia
15


vào quan hệ lao động mặc dù vẫn có khả năng lao động. Đây là đặc điểm khác biệt giữa
BHTN và những loại bảo hiểm khác. Đối với những loại bảo hiểm khác thì NLĐ đều là
những người đang trong quan hệ lao động như bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp hoặc là những người không cịn khả năng lao động như bảo hiểm hưu trí,
tử tuất.
Thứ tư , việc xác định điều kiện hưởng TCTN khó khăn hơn so với các chế độ
bảo hiểm xã hội khác. Sở dĩ như vậy vì ranh giới để phân định giữa có việc làm và khơng
có việc làm, giữa có thu nhập và khơng có thu nhập khơng rõ rằng, khó xác định và kiểm
tra trong thực tế. Vì vậy, việc xác định đúng các đối tượng đủ điều kiện để chi trả TCTN
trong thực tế gặp nhiều khó khăn.
1.2.3. Vai trị của bảo hiểm thất nghiệp trong hệ thống an sinh xã hội.
BHTN là một chế định tiến bộ và đóng vai trị hết sức quan trọng đối với mỗi
quốc gia. Cụ thể:
-

Đối với NLĐ:
Với bất kỳ NLĐ nào đều có nhu cầu tìm cho mình một cơng việc ổn định, phù

hợp với trình độ, khả năng của bản thân, nhất là những công việc nhẹ nhàng nhưng có
mức lương cao nhằm duy trì cuộc sống ở mức cơ bản so với mức sống chung của toàn
xã hội. Khi NLĐ không may gặp rủi ro và mất việc làm thì BHTN sẽ chịu trách nhiệm
trong việc chi trảtrợcấp thông qua một khoản tiền nhất định giúp NLĐ ổn định cuộc
sống và có thể tránh rơi vào tình trạng cùng cực, nghèo khó. Khoản tiền trợ cấp tuy
khơng quá lớn những cũng là một khoản hỗ trợ về mặt tài chính nhằm làm đảm bảo sự
“cân bằng” trong cuộc sống của NLĐ khi bị thất nghiệp. Bên cạnh đó, BHTN khơng

chỉ dừng lại ở việc bù đắp thu nhập, mà còn giúp NLĐ sớm quay trởlại thị trường lao
động và nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu
việc làm hay đào tạo nghề. Đây chính là điểm đặc thù của BHTN so với các chế độ khác
của BHXH, mang bản chất đặc trưng của chế độviệc làm. Ngoài ra, NLĐ bị thất
nghiệp còn được hưởng nhiều quyền lợi khác từ BHTN như được đóng bảo hiểm y tế
trong thời gian bị thất nghiệp hay được bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để
duy trì việc làm cho NLĐ. Đây là một trong giải pháp hữu hiệu trong việc phịng ngừa
từ xa tình trạng thất nghiệp có thể xảy ra.
16


-

Đối với người sử dụng lao động:
Đối với NSDLĐ, gánh nặng tài chính của họ sẽ được san sẻ khi những NLĐ tại

doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế
độ cho NLĐ. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều
NLĐ thất nghiệp. Kể từ khi pháp luật về bảo thất nghiệp ra đời, đối với những trường
hợp chấm dứt HĐLĐ, BHTN đã phần nào san sẻ bớt gánh nặng cho những NSDLĐ.
Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ giải quyết vấn đề trợ cấp cho NLĐ khi nghỉ việc mà
còn hỗ trợ NSDLĐ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động[18].
-

Về mặt kinh tế:
Khi tham gia quan hệ lao động, NLĐ muốn tìm kiếm cơng việc tốt, thu nhập ổn

định cao, đúng với chuyên môn kỹ thuật hoặc ít nhất là có việc làm, có thu nhập đủ để
duy trì cuộc sống gia đình bình thường. Nếu khơng may vì một lý do nào đó mà họ bị

mất việc làm thì điều này sẽ gây khó khăn về tài chính cho gia đình cũng như bản thân
họ. Nếu có chế độ TCTN thì những khó khăn này có thể giải quyết phần nào vì khoản
tiền TCTN là khoản được sử dụng để giúp NLĐ có được cuộc sống tương đối ổn định
sau khi bị mất việc làm và đồng thời tạo điều kiện cho NLĐ có khả năng tìm kiếm việc
làm mới. Mặt khác, thất nghiệp cịn gây ra những ảnh hưởng khơng nhỏ đối với nền kinh
tế cả nước. Thất nghiệp gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực, từ đó tạo ra thiệt hại về
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội có thể sản xuất thêm, gây thiệt hại về thu nhập thực tế và
ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, thất nghiệp còn làm cho nhu cầu xã
hội giảm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra khơng có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít
đi, chất lượng sản phẩm tụt giảm[1, tr.30]. ... Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp gia tăng
còn kéo theo sự gia tăng của lạm phát, khiến cho nền kinh tế bị suy thối, khả năng phục
hồi chậm. Như vậy, BHTN khơng chỉ đóng vai trị thiết yếu trong việc cải thiện kinh tế
cho NLĐ nói riêng mà cịn có vai trị to lớn đối với nền kinh tế cả nước nói chung.
- Về mặt xã hội:
Bảo hiểm thất nghiệp còn là một chính sách xã hội.Nếu thực hiện tốt chính sách
này sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội và ngược lại, làm không tốt sẽ khiến cho xã hội
phát sinh nhiều tiêu cực, mất ổn định. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã
17


hội là do thiếu việc làm và thất nghiệp gây nên, bởi thất nghiệp thường làm cho con
người bị bần cùng hóa, thất nghiệp đi kèm với khơng có thu nhập, mà con người thì bao
giờ cũng có nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại… đó là những nhu cầu tối thiểu trong cuộc
sống[16]. Khi NLĐ bị mất việc làm, thất nghiệp sẽ tác động rất lớn đến tinh thần và tâm
lý của họ. Để ngăn chặn và hạn chế những hành vi tiêu cực có thể xảy ra cho xã hội thì
có lẽ khơng có biện pháp nào phát huy tác dụng như chính sách TCTN. Rõ ràng với
chính sách này NLĐ cũng yên tâm phần nào về cuộc sống để dồn sức lo tìm kiếm một
cơng việc mới, ổn định dần và tiến đến cải thiện đời sống của gia đình mình trong tương
lai, góp phần giữ gìn sự ổn định xã hội. Khơng những thế, bảo hiểm thất nghiệp cịn có
ý nghĩa rất to lớn về mặt chính trị.Bất kỳ một quốc gia nào, vào thời gian nào cũng tồn

tại một đội quân thất nghiệp tuy mức độ và tỷ lệ là khác nhau. Thường trong giai đoạn
hưng thịnh của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp thấp và trong giai đoạn khủng hoảng thì
tỷ lệ này là cao. Khi NLĐ bị mất đi nguồn thu nhập do mất việc làm, đời sống lâm vào
hoàn cảnh khó khăn, sẽ khiến cho họ mất đi lịng tin đối với Nhà nước, gây ra những
hậu quả khó lường trước, thậm chí dẫn tới sự sụp đổ của một chế độ, một quốc gia. Do
đó, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện sẽ góp phần ổn định chính trị của đất nước.
- Về mặt pháp lý:
Theo Công ước số 102 năm 1952 của ILO thì TCTN là một trong chín nhánh của
bảo hiểm xã hội. Với sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thì quyền được bảo hiểm của
con người đã được nâng lên một bước. Việc hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội là việc
làm hết sức cần thiết vì quyền được bảo hiểm xã hội là một trong những quyền cơ bản
của con người. Trong tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc thông qua ngày
10/12/1948: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền được
hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó được đặt trên cơ sở sự thỏa mãn các quyền về kinh
tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người”và ngồi
ra Điều 25 có ghi: “Mỗi người có quyền có một mức sống cần thiết cho việc giữ gìn sức
khỏe cho bản thân và gia đình, có quyền được bảo đảm trong trường hợp thất nghiệp”.
Việc làm và giải quyết việc làm nhằm hạn chế thất nghiệp cũng là một phạm trù thuộc
quyền con người. Điều 3 tuyên ngôn nhân quyền nhấn mạnh: “Mọi người đều có quyền
làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và
18


được bảo vệ chống lại thất nghiệp”. Như vậy, quyền được bảo hiểm thất nghiệp, quyền
được làm việc là một trong những quyền của con người.Nó khơng những được quy định
trong pháp luật quốc gia mà còn được quy định trong pháp luật quốc tế. Sự ra đời của
bảo hiểm thất nghiệp đã biến quyền con người, quyền công dân trở thành hiện thực.
1.2.4. Nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp
Nguyên tắc cơ bản của BHTN được hiểu là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo
xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

được quy định tại điều 41 luật việc làm 2013.

Thứ nhất, BHTN phải gắn liền TCTN với giải quyết việc làm cho người
thất nghiệp.
TCTN và xúc tiến việc làm cho NLĐ là hai chức năng cơ bản của BHTN, Đây là
nguyên tắc nhằm bảo đảm không chỉ là những nhu cầu cơ bản nhất về đời sống vật chất
cho NLĐ bị mất việc làm, mà còn giúp họ nhanh chóng tìm được việc làm mới, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, việc quy định và tổ chức thực hiện BHTN phải
đảm bảo chi trả TCTN không được tách rời khỏi hỗ trợ về việc làm. Các quy định về
các chế độ BHTN phải chỉ rõ bao gồm cả chế độ TCTN và chế độ hỗ trợ về việc làm.
Ngồi ra, BHTN cần phải có các quy định về các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho NLĐ
nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động như cung cấp thông tin về thị trường lao
động, đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp nhận NLĐ thất nghiệp...; Việc chi trả TCTN
cần tiến hành đồng thời với thực hiện các chế độ hỗ trợ về việc làm nhằm nhanh chóng
đưa NLĐ quay trở lại thị trường lao động. Việc quy định TCTN gắn liền với chế độ hỗ
trợ về việc làm là cần thiết để có thể bảo đảm được ý nghĩa thực tiễn của BHTN, bởi
TCTN chỉ đơn thuần bù đắp lại phần thu nhập bị mất đi cho NLĐ bị mất việc làm mà
không thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp của họ. Khi đó, các hoạt động xúc tiến
và tạo việc làm lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết thất nghiệp và ổn định
thu nhập cho NLĐ.
Thứ hai, trợ cấp BHTN phải đảm bảo khuyến khích người thất nghiệp chủ
động tìm kiếm việc làm.
Giống như các chế độ bảo hiểm xã hội khác, BHTN cũng nhằm mục đích hỗ trợ
cuộc sống cho NLĐ bị mất thu nhập do thất nghiệp thông qua việc chi trả cho người đủ
19


điều kiện hưởng một khoản trợ cấp. Tuy nhiên, nếu như các chế độ trợ cấp xã hội khác
chỉ nhằm bù đắp một phần thu nhập bị mất của NLĐ thì TCTN cịn phải tạo được động
lực tích cực cho người thất nghiệp để họ chủ động tìm kiếm việc làm, thốt khỏi tình

trạng thất nghiệp. Nếu quy định mức trợ cấp quá cao, thời hạn hưởng trợ cấp kéo dài sẽ
gây tâm lý “trông chờ” vào BHTN, chấp nhận tình trạng thất nghiệp để hưởng trợ cấp.
Do đó, việc xác định mức TCTN, điều kiện hưởng và thời gian hưởng TCTN cũng cần
phải dựa trên những đặc điểm khác nhau của mỗi quốc gia cũng như khả năng chi trả
của quỹ BHTN để khoản trợ cấp này vừa có thể đảm bảo được những điều kiện sống cơ
bản cho NLĐ và gia đình của họ khi bị mất việc làm, vừa đủ thời gian để NLĐ tìm việc
làm hoặc học tập nâng cao tay nghề để có thể tìm được việc làm mới. Khoản trợ cấp này
thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mức lương và được trả hàng tháng cho người
thất nghiệp trong một thời hạn nhất định. Mức TCTN hàng tháng không thấp hơn mức
lương tối thiểu và được cân đối với mức đóng BHTN trước đó của NLĐ.
Thứ ba, mức hưởng BHTN được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và
có sự chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý đối với
các hoạt động kinh doanh. BHTN trở thành “lưới đỡ” cho xã hội rất cần có tỉ lệ tương
xứng giữa đóng góp với hưởng thụ của NLĐ, ngăn ngừa việc quỹ bảo hiểm không đủ
khả năng chi trả và nhà nước phải đứng ra bù đắp phần lớn. Tuy nhiên, việc quy định tỉ
lệ này phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho NLĐ, xuất phát từ vai trị quan trọng
của BHTN đó là hỗ trợ cuộc sống cho NLĐ khi bị mất thu nhập do mất việc làm. Việc
xác định mức hưởng trợ cấp BHTN phải đảm bảo được khả năng chi trả của quỹ bảo
hiểm và tính khuyến khích NLĐ chủ động tìm kiếm việc làm nhằm thốt khỏi tình trạng
thất nghiệp. Nếu quy định tỉ lệ hưởng trợ cấp BHTN quá thấp, thời gian được hưởng
q ít sẽ khơng bảo đảm được mức sống tối thiểu cho NLĐ, làm mất đi ý nghĩa của
BHTN. Nhưng nếu quy định mức trợ cấp BHTN quá cao, thời gian hưởng trợ cấp kéo
dài lại dẫn đến khó cân đối tài chính giữa thu và chi BHTN. Đây cũng là điểm khác biệt
trong việc xác định mức trợ cấp BHTN so với các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội thông
thường. Mặt khác, pháp luật BHTN cịn phải thể hiện tính xã hội, có sự chia sẻ rủi ro
giữa những người tham gia bảo hiểm. Điều này xuất phát từ việc BHTN cũng là một
20



×