Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Phòng ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.38 KB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DUY BÁ

PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN DUY BÁ

PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRÍ TUỆ

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi,đảm bảo độ tin cậy và chính xác, chưa từng được cơng bố tại các cơng
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN DUY BÁ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN CƠNG
TÁC PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................... 6
1.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian gần
đây ..................................................................................................................... 6
1.2. Thực tiễn công tác phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua…………………………………………………………...16
Chương 2. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT
NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN
QUA....... ......................................................................................................... 24
2.1. Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết
người…............................................................................................................ 24
2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trong thời gian qua.......................................................................... 25
Chương 3.DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ CÁC GIẢI
PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI .................................................... 45
3.1. Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian
tới..................................................................................................................... 45
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa tội giết người trên

địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới ....................................................... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CSVN

: Cộng sản Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Cơ cấu tình hình tội giết người theo giới tính trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.2. Cơ cấu tình hình tội giết người theo độ tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.3. Cơ cấu tình hình tội giết người theo quốc tịch trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.4. Cơ cấu tình hình tội giết người theo nơi đăng ký thường trú trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.5. Cơ cấu tình hình tội giết người theo tái phạm trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 1.6. Cơ cấu tình hình tội giết người theo trình độ học vấn trên địa bàn

tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2017


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ tước
đi mạng sống của con người một cách trái pháp luật mà còn gây ra những hậu
quả nghiêm trọng khác cho gia đình, người thân của người bị hại, gây mất trật
tự an tồn xã hội, gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân. Hậu quả
của loại tội phạm này là vơ cùng to lớn, vì thế trong những năm qua các cơ
quan bảo vệ pháp luật nói chung và lực lượng Cơng an nói riêng đã tập trung
phịng ngừa và đấu tranh để kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này, giữ
gìn bình yên cuộc sống của nhân dân.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903.940 km²,
chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên
của vùng Đơng Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:
Thành phố Biên Hịa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã
Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất;
Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam,
Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, Phía
Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía
Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông
huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường
sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả
nước đồng thời có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Ngun. Tỉnh
Đồng Nai có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh – quốc phịng, có số lượng
chức sắc, tín đồ tơn giáo lớn, chiếm khoảng 46,62% dân số tồn tỉnh, có 33
1



dân tộc. Trong hơn 10 năm qua, tỉnh Đồng Nai đã tập trung đẩy mạnh tốc độ
phát triển kinh tế, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và trong nước, chú
trọng xây dựng củng cố hệ thống chính trị các cấp, triển khai thực hiện các
nghị quyết, chủ trương, chính sách về văn hóa- xã hội, an ninh, quốc phịng,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chính bởi những điều kiện tự nhiên cũng như xã hội thuận lợi như trên,
mà Đồng Nai tập trung rất nhiều dân cư đến định cư sinh sống. Tại địa bàn
tỉnh Đồng Nai có 27 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, với hơn 900 dự án
nước ngồi có tổng vốn đầu tư là 11,6 tỷ USD của 32 quốc gia, vùng lãnh thổ,
thu hút khoảng 350.000 lao động, trong đó có khoảng 130.000 là người ngoài
tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình qn hàng năm 12,2%. Từ đó gắn
với viêc an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Nhiều loại tội phạm xảy ra và gia tăng
nhanh chóng, trong đó có tội giết người. Chính vì vậy, việc đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội ln được các cấp chính quyền ở tỉnh Đồng
Nai quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được thực tiễn đấu tranh phịng ngừa tội phạm nói chung và tội giết
người nói riêng.
Theo số liệu báo cáo của Cơ quan điều tra Cơng an tỉnh Đồng Nai thì
trong 03 năm từ 2013 đến 2015 tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai có xu hướng tăng giảm bất thường. Cụ thể năm 2013 có 112 vụ; năm
2014 có 199 vụ; năm 2015 có 181 vụ. Đến 03 năm từ năm 2015 đến năm
2017 thì xu hướng tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lại chuyển
thành tăng đều năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2015 có 119 vụ; năm
2016 có 156 vụ và năm 2017 có 171 vụ. Trước tình hình ấy, việc có hoạt động
nghiên cứu một cách khoa học, đầy đủ và nghiêm túc về tình hình tội giết
người trên địa bàn này là rất cần thiết. Do đó, đề tài “ Phịng ngừa tình hình
2



tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đã được tác giả chọn làm đề tài
luận văn của mình để không chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học
mà còn nhằm cung cấp thêm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động
chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan tư pháp trong
cơng tác đấu tranh phịng, chống tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua nghiên cứu tác giả thấy trong nước có một số cơng trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như sau:
Lưu Hoài Bảo (2017) Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận án Tiến sỹ, Học viện Khoa
học xã hội.
Hồng Khánh Chi (2013) Phịng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Lộc (2002) Đấu tranh phòng chống tội giết người trên địa bàn
tỉnh Đắc Lắc, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngồi ra cịn một số bài viết của các tác giả khác nhau được đăng trên
tạp chí khoa học lien quan đến đề tài.
Các cơng trình khoa học nói trên nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của tội giết người như đặc điểm, hình thức, nguyên nhân, điều
kiện, những yếu tố tác động, ảnh hưởng…Như vậy, đã có những đề tài của
các tác giả khác nhau nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa tội giết người dưới
góc độ Tội phạm học và phịng ngừa tội phạm, trên nhiều khơng gian khác
nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về phòng ngừa tội giết người
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình,
nguyên nhân tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Làm rõ thực trạng hoạt
3



động phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác này trong thời gian
tới.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận
văn phải làm rõ các vấn đề sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá thực trạng hoạt động của tình hình tội giết người trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
- Dự báo tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời
gian tới
- Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội
giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là quy
luật của sự phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 –
2017. Quy luật này được làm rõ thông qua việc nghiên cứu nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm giết người về phịng ngừa tội phạm, dự báo
tình hình tội phạm tội giết người, thực tiễn phịng ngừa tội giết người trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
4.2.Phạm vi nghiên cứu: Về mặt nội dung, đề tài được giới hạn nghiên
cứu trong tội danh là tội giết người trong phạm vi tội phạm học thuộc chuyên
ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
Về mặt thời gian, các chất liệu nghiên cứu được sử dụng từ năm 2013
đến năm 2017.
Về mặt không gian, đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
4



4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận : Để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả đã
nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh. Sử dụng các quan điểm của Đảng CSVN và qui định
của Nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
tài liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp phương pháp thống kê;
phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu tình hình tội giết người trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 dưới góc
độ tội phạm học; luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu
tranh phòng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy trong Nhà
trường giảng dạy Luật và dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận
văn gồm có 03 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tình hình tội giết người và thực tiễn cơng tác phịng
ngừa tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội giết người
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội giết người trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

5



Chương 1
TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN CƠNG TÁC
PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời
gian gần đây
1.1.1. Mức độ của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua
Mức độ của tình hình tội phạm là một chỉ tiêu phản ánh đặc điểm định
lượng của tình hình tội phạm, bao hàm tổng thể những hành vi phạm tội đã
xảy ra trong thực tế và các chủ thể thực hiện hành vi đó trong một đơn vị thời
gian (tháng, quý, năm…) và không gian nhất định (huyện, tỉnh, toàn quốc…)
1.1.1.1 Mức độ tổng quan
Ở Việt Nam tội phạm liên quan đến hành vi giết người nói chung ngày
một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm liên quan đến
hành vi giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người
diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm liên quan đến
hành vi giết người diễn ra với tính chất cơn đồ, hung hãn, trắng trợn, xem
thường tính mạng của con người khơng những gây nên đau thương tang tóc
cho gia đình nạn nhân mà còn gây mất trật tự trị an ở địa phương, gây tâm lý
hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân. Nhiều vụ án, kẻ phạm tội đã
sử dụng công cụ, phương tiện cực kỳ nguy hiểm như súng, lựu đạn... gây ra
cái chết của nhiều người một cách thương tâm . Dựa vào căn cứ này có thể
phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi giết người thành hai
nhóm: Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là những đối
tượng khơng có dấu hiệu đặc biệt và Nhóm các đối tượng tác động của hành
vi giết người là đối tượng đặc biệt.
6



Cơ số tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua
như sau biến động và khơng thống nhất.
1.1.1.2 Mức độ nhóm
Để xác định mức độ và khuynh hướng phạm tội của từng nhóm tội phạm
tác giả dựa vào mức độ nhóm của tình hình tội phạm. Tỉ phần của nhóm tội
này (chương XII BLHS) trong tổng số các trường hợp Tòa án nhân dân tỉnh
Đồng Nai phải xét xử trong 05 năm từ 2013 đến 2017 như sau:
1.1.1.3 Mức độ hành vi
Chỉ tiêu được phản ánh thông qua cơ số hành vi phạm tội và mức độ
phạm tội ở từng tội danh chính là mức độ của tình hình tội phạm tính theo
đơn vị tội danh .Đặc điểm định lượng được tổng hợp từ các tội danh có cùng
mức độ phạm tội lại với nhau ở mỗi giai đoạn có giá trị đối với nhiều mặt
hoạt động của nhà nước, đặc biệt là những tội danh có mức độ phạm tội nhỏ
nhất hoặc bằng 0 và những tội danh có mức độ phạm tội lớn nhất. Tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu và phân tích mức độ phạm tội ở tội giết người. Ở trên
địa bà tỉnh Đồng Nai trong 05 năm từ 2013 đến 2017 thì mức độ tội phạm giết
người ln giữ vị trí khá ổn định trong nhóm 10 tội danh có số lần được Tòa
án áp dụng để tuyên phạt trong các phiên tịa hình sự sơ thẩm nhiều nhất. [15,
biểu 4A].
- Công tác điều tra cơ bản:
Tổng số đối tượng cần xác định điều tra cơ bản trong 3 năm qua (2012 –
2015) là 164, trong đó địa bàn 107, tuyến 35, hệ loại đối tượng 28. Tổng số hồ
sơ điều tra cơ bản đã lập 100 trong đó địa bàn 44, tuyến 6, hệ loại 4. Riêng
Phòng PC45 điều tra cơ bản tuyến Quốc Lộ từ ngã tư Vũng Tàu đến huyện
Xn Lộc phục vụ cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trên
tuyến giao thông . Công tác điều tra cơ bản đã xác định được tuyến, địa bàn
trọng điểm để tổ chức điều tra cơ bản, khơng tiến hành điều tra tràn lan từ đó
7



khai thác được thông tin tài liệu phục vụ tốt cho công tác sưu tra cũng như
tổ chức công tác truy qt góp phần ngăn chặn tội phạm.
- Cơng tác sưu tra:
Tổng số đối tượng sưu tra của phòng nghiệp vụ về Công an các huyện,
thị xã Long Khánh, Tp Biên Hòa từ năm 2012 đến 2014 là 3576, quá trình
thực hiện địa phương đã lập mới 1619 đối tượng, thanh loại 1282 đối tượng,
hiện còn quản lý 3913 đối tượng sưu tra đã đăng ký 1326, chưa đăng ký 28
- Cơng tác sưu tra tuyến địa bàn trọng điểm:
Phịng PC45 đã tiến hành sưu tra 20 tuyến địa bàn trọng điểm
- Công tác xác minh hiềm nghi:
Trong thời gian qua các địa phương đã tiến hành xác lập 199 hiềm nghi,
đã kết luận 186 hiềm nghi đẩy lên chuyên án 16, để lại sưu tra 30, khởi tố
điều tra 33, còn 13 đang tiếp tục xác minh làm rõ.
- Cơng tác xây dựng, sử dụng mạng lưới bí mật
Để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa đấu tranh xử lý tội phạm từ
năm 2012 đến năm 2014 Phòng PC45 đã tiến hành rà sốt đánh giá lại tồn bộ
mạng lưới bí mật hiện có, đến cuối năm 2012 lực lượng mạng lưới bí mật của
Phịng PC45 cũng sử dụng 67 mạng lưới bí mật gồm Đặc tình: 57, mạng lưới
bí mật: 10, trên cơ sở đó tiến hành thanh loại 19 lực lượng hết tác dụng (18
Đặc tình, 1 Cơ sở bí mật), khơng có điều kiện khả năng hoạt động. Đồng thời
đôn đốc chỉ đạo lực lượng trinh sát tăng cường thêm nguồn, phát hiện những
người có khả năng, điều kiện cộng tác với Công an để tiến hành các bước xây
dựng phát triển vào mạng lưới bí mật, đầu năm đến nay đã phát triển được: 14
lực lượng gồm 12 Đặc tình ( Đặc tình 1: 8, Đặc tình 2: 2, Đặc tình 3: 2), 1 hộp
thư, 1 mạng lưới bí mật. Tổng số mạng lưới bí mật hiện có là: 62 gồm 50 Đặc
tình (trong đó có: 40 Đặc tình loại 1, 7 Đặc tình loại 2, 3 Đặc tình loại 3, ),
11 mạng lưới bí mật, 1 hộp thư.
8



Qua q trình sử dụng mạng lưới bí mật cung cấp 2260 nguồn tin, trong
đó có 1601 nguồn tin có giá trị phục vụ cho cơng tác phịng ngừa đấu tranh
chống tội phạm.
Công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật của các phịng nghiệp
vụ và Cơng an các đơn vị địa phương thuộc hệ lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội đã có sự chuyển biến tích cực. Một số địa phương đã
xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật có chất lượng, có khả năng nắm bắt
tình hình địa bàn tiếp cận được các băng nhóm đối tượng, từ đó góp phần
thành cơng trong cơng tác điều tra chun án. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu
địa bàn và đối tượng để tập trung xây dựng bố trí thế trận mạng lưới bí mật
đạt hiệu quả cao hơn.
- Cơng tác xác lập đấu tranh chuyên án :
Từ năm 2012 đến năm 2014, lực lượng trinh sát điều tra chống Tội phạm
hình sự đã xác lập điều tra 69 chuyên án gồm : chuyên án trinh sát : 30,
chuyên án truy xét : 39.
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã tập trung lực
lượng xác lập nhiều chuyên án để tổ chức đấu tranh triệt phá các băng nhóm
tội phạm có tính chất chun nghiệp, điển hình như chuyên án 409T đấu tranh
chống tội phạm làm giả con dấu, tiêu thụ tài sản ; Chuyên án 309K đấu tranh
chống tội phạm trộm két sắt ; chuyên án 709G đấu tranh chống tội phạm làm
giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước, đặc biệt là tổ chức lực lượng điều tra
chuyên án 182LH đấu tranh chống tội phạm gây rối trật tự công cộng, chống
người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản, chiếm đoạt vũ khí qn dụng, xúc
phạm quốc kỳ. Từ đó góp phần làm hạn chế sự gia tăng của các loại tội phạm.
Từ năm 2012 đến năm 2014 đã lập 752 hồ sơ trong đó có 373 hồ sơ đưa
Cơ sở giáo dục; 340 hồ sơ đưa Trường giáo dưỡng , đã xét duyệt trình Chủ
tịch UBND tỉnh, huyện ra quyết định 238 đối tượng đưa vào Cơ sở giáo dục ;
9



195 đối tượng vào Trường giáo dưỡng . Công tác lập hồ sơ đưa người vào Cơ
sở giáo dục - Trường giáo dưỡng đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên chưa đáp
ứng với yêu cầu thực tế của từng địa phương. Nguyên nhân là do Công an địa
phương quan tâm chỉ đạo chưa kịp thời, việc lập hồ sơ của Cơng an cơ sở
chưa đầy đủ do đó cịn nhiều đối tượng trong diện đưa đi mà hồ sơ không đủ
cơ sở để xét duyệt.
Qua công tác sưu tra đối tượng, sưu tra địa bàn và xác minh hiềm nghi
cũng như xác lập chuyên án cho thấy các đơn vị địa phương đã được chú
trọng và quan tâm đến công tác sưu tra, đưa công tác sưu tra đi vào trọng tâm
trọng điểm không tiến hành sưu tra tràn lan mà đi vào hệ loại đối tượng cụ thể
từ đó đã phát huy hiệu quả của nó.
1.1.2. Cơ cấu của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua
Cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung và trên địa bà Đồng Nai nói
riêng là một đặc điểm mang tính định tính của tình hình tội phạm.Tình hình
tội phạm có rất nhiều cơ cấu. Theo báo cáo thống kê của Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017, thì ở Đồng Nai có 1.103 bị
cáo đã bị xét xử hình sự sơ thẩm về tội giết người. Cụ thể như sau:
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo giới tính : Theo như bảng cơ cấu
tình hình tội giết người về giới tính của Đồng nai như trên, chúng ta thấy rõ tỷ
lệ phạm tội là nam giới luôn cao hơn nữ giới rất nhiều lần, và tỷ lệ này cũng
có những biến động nhỏ theo từng năm. Cụ thể năm 2013 tỷ lệ nam giới phạm
tội là 96,68 %, trong khi nữ phạm tội chiếm 4,32%; Năm 2014 tỷ lệ nam giới
phạm tội là 98,80 % , nữ giới phạm tội là 1,18%; Năm 2015 tỷ lệ nam giới
phạm tội là 96,31 % , nữ giới phạm tội là 3,1%; Năm 2016 tỷ lệ nam giới
phạm tội là 93,78 % , nữ giới phạm tội là 6,20%; Tuy tỷ lệ nữ giới phạm tội

10



giết người ít hơn tỷ lệ nam giới phạm tội, nhưng tỷ lệ nữ giới phạm tội lại có
chiều hướng tăng lên rõ rệt qua các năm. [Xem bảng 1.1 - Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo độ tuổi: Độ tuổi phạm tội giết
người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai không đồng đều, nhưng chiếm đa số trong
độ tuổi từ 18 đến 30. Tỷ lệ giết người là người dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ ít
nhưng lại tăng lên theo các năm. Tỷ lệ giết người ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm
tỷ lệ ít nhất. [Xem bảng 1.2- Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo quốc tịch: Về có cấu tình hình tội
giết người theo quốc tịch, thì dựa trên bảng biểu trên ta thấy rõ, người đồng
bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài phạm tội giết người ít hơn

rất

nhiều lần so với người dân tộc kinh và người mang quốc tịch Việt Nam. Tuy
nhiên tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số và người nước ngoài phạm tội giết
người lại tăng lên theo các năm.[ Xem bảng 1.3 – Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo đăng kí nhân khẩu thường trú:
Dựa vào cơ cấu tình hình tội giết người theo nơi đăng ký thường trú, thì trên
địa bàn tỉnh Đồng nai trong các năm qua, tỷ lệ phạm tội giết người có đăng kí
nhân khẩu thường trú tại Đồng Nai ln chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ khơng đăng
kí nhân khẩu thường trú. Cụ thể năm 2013 tỷ lệ này là 61,78%/38,22%; năm
2014 là 60,08%/39,92%; năm 2015 là 55,56%/44,44%; năm 2016 là
51,55%/48,45% và năm 2017 là 54,85%/45,15%. Tuy nhiên những năm trở
lại đây thì tỷ lệ giết người theo cơ cấu có đăng kí nhân khẩu và khơng có đăng
kí nhân khẩu lại gần chiếm tỷ lệ tương đương nhau[ Xem bảng 1.4 – Phụ lục ]
- Cơ cấu tình hình tội giết người theo tái phạm: Tỷ lệ tái phạm tội giết
người chiếm đến ¼ số người đã được xét xử và chấp hành án xong. Trong đó
tái phạm lần đầu luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, hầu như trong 5 năm nghiên cứu
từ 2013 đến 2017 thì tỷ lệ tái phạm lầm đầu đều từ 80% trở lên. [ Xem bảng
1.5 –Phụ lục ]

11


- Cơ cấu tình hình tội giết người theo theo trình độ học vấn : Tỷ lệ tội
giết người cũng phản ánh trình độ học vấn . Trình độ học vấn càng thấp thì tỷ
lệ phạm tội giết người càng cao.[ Xem bảng 1.6 – Phụ lục ]
Qua thống kê cho thấy, tình hình tội phạm giết người nói chung chiếm tỉ
lệ cao, trung bình hằng năm xảy ra hơn 500 vụ; tính chất, mức độ các vụ giết
người ngày càng đặc biệt nghiêm trọng; phương thức, thủ đoạn thực hiện tội
phạm và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt; xuất hiện các hành
vi sử dụng hung khí để thanh tốn lẫn nhau, giết người do ngun nhân xã hội
có xu hướng gia tăng, xảy ra một số trường hợp con giết cha, vợ giết chồng....
1.1.3.Tính chất của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trong thời gian qua
Tội phạm giết người không chỉ thực hiện riêng lẻ mà chúng ln có đồng
phạm.Trong tổng số 781 vụ án giết người đã được xét xử trong 5 năm từ 2013
đến 2017, có 315 vụ là có nhiều hơn 01 bị cáo – tức là có đồng phạm cùng
thực hiện hành vi phạm tội, chiếm tỉ lệ 40,33%. Từ năm 2014 đến 2017 Tòa
án Đồng Nai đã thụ lý 484 vụ án giết người, tổng số nạn nhân đã chết là 433
người, số nạn nhân bị thương tích là 145 người.
Đặc điểm của tình hình tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như
sau:
- Đặc điểm về động cơ, mục đích phạm tội:
Tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường nhằm giải quyết
những mâu thuẫn, xích mích cá nhân, tranh chấp về quyền lợi, lợi ích với
những cá nhân với nhau; phạm tội để thỏa mãn dục vọng thấp kém cá nhân.
Trong nhiều trường hợp là do mê tín dị đoan, vì phong tục tập quán lạc hậu
Trong nhiều trường hợp phạm tội xuất phát từ động cơ ghen tuông, thù tức
hoặc có mâu thuẫn từ trước và sau khi dùng rượu, chất kích thích khác dẫn
đến hành vi phạm tội.

12


Trong thủ đoạn gây án của loại tội phạm này thì có hệ thống những hành
vi của người phạm tội ở các giai đoạn: chuẩn bị gây án, gây án và những hành
vi che giấu tội phạm được thực hiện đầy đủ hay từng phần, bị chi phối bởi yếu
tố khách quan hay chủ quan, kết hợp với việc sử dụng vũ khí và phương tiện
thích hợp nhằm đạt được mục đích đã xác định trước mà người phạm tội
mong muốn. Đối với những vụ giết người có chủ mưu thì hành vi phạm tội
thơng thường đều có các giai đoạn thực hiện hành vi phạm tội của mình cụ thể
là :
+ Giai đoạn chuẩn bị gây án: Trước hết người phạm tội thường tìm hiểu
về đối tượng mà chúng muốn xâm phạm tính mạng và chuẩn bị kế hoạch gây
án như: tìm hiểu quy luật sinh hoạt, đi lại của nạn nhân như đi làm rẫy, nương
ở đâu, cùng với ai, thời gian đi làm? và chuẩn bị thời gian, địa điểm gây án,
chuẩn bị công cụ, phương tiện như dao rựa, cây gậy... sau đó phục sẵn hoặc
điều nạn nhân tới địa điểm dự định.
+ Giai đoạn gây án: Có thể thực hiện nhiều cách khác nhau như: Giết
người một cách công khai nơi đông người, ngay tại nơi lễ hội, đám cưới, ma
chay... hoặc tìm đến nơi ở của nạn nhân để thực hiện hành vi. Điều nạn nhân
tới nơi thuận lợi hoặc phục sẵn ở nơi vắng người, hẻo lánh như ở những vùng
rừng núi, ven rừng, rẫy nương để giết hại nạn nhân.
+ Giai đoạn sau khi gây án: Tiêu hủy vật chứng của vụ án, dấu xác nạn
nhân, làm biến dạng khuôn mặt nạn nhân, tiêu hủy xác hoặc đem chôn ngay
sau khi nạn nhân chết. Thủ phạm có thể giả tạo hiện trường tai nạn, tự sát để
che dấu hành vi hoặc bỏ mặc nạn nhân. Có biểu hiện khác thường về tâm lý
như: hoang mang, dao động về tâm lý, tư tưởng, thăm dị việc điều tra vụ án
của cơ quan Cơng an. Có hành vi đe dọa, khống chế người biết việc. Khi bị
phát hiện, chúng thường lẩn trốn trong các lán trại do nhân dân dựng trên
nương rẫy gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra làm rõ và xử lý tội phạm.

13


- Đặc điểm về địa điểm và thời gian gây án:
Sự hoạt động phạm tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường biến
động theo thời gian, thời điểm, theo địa bàn và theo tuyến. Địa điểm gây án
thường rất đa dạng xảy ra ở các khu vực rừng núi hoang vu, đi lại khó khăn,
những nơi hẻo lánh, vắng vẻ như trong rừng…
Thời gian gây án là vào những giờ nghỉ ngơi sau những ngày làm việc,
sau khi lao động mệt nhọc, chủ yếu vào khoảng thời gian từ 18 giờ đến sáng
ngày hôm sau.
- Đặc điểm về phương tiện gây án:
Đặc điểm của tội phạm giết người là dùng sức mạnh vật chất tác động
lên thân thể người khác do đó trong q trình gây án đối tượng ln có nhu
cầu tìm kiếm phương tiện, hung khí, vũ khí để đạt được mục đích đó là các
loại súng săn, dao, mã tấu, gậy, vật tày. Đối với các chủ thể phạm tội là người
DTTS họ thường sử dụng súng tự chế, dao rựa, dao bầu, gậy… những vật
thường gắn liền với họ trong sinh hoạt, sản xuất.
- Đặc điểm của người bị hại
Trong nhiều vụ án giết người xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sau khi
xảy ra vụ phạm tội người bị hại thường bị đe dọa về tinh thần, về thiệt hại vật
chất hoặc do không nhận thức được hành vi của người khác gây ra cho mình
là vi phạm pháp luật. Cũng có thể do người bị hại và đối tượng phạm tội có
quan hệ họ hàng, bạn bè, cùng chung sống trong một cộng đồng nhỏ (buôn
làng, xã, huyện), hoặc bị khống chế, hoặc do được hòa giải theo luật tục và do
nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ không báo cho cơng an phường, xã và có
thái độ khơng muốn hợp tác với cơ quan điều tra.
1.1.4. Độ ẩn của tình hình tội giết người
Về định nghĩa của khái niệm tội phạm ẩn: Có nhiều định nghĩa khác
nhau, nhưng định nghĩa phản ánh được bản chất của khái niệm đặt trong mối

14


quan hệ với phần hiện, với tình hình tội phạm, đó là định nghĩa của PGS.TS.
Phạm Văn Tỉnh: “Là một trong hai phần của tình hình tội phạm, tội phạm ẩn
(hay phần ẩn của tình hình tội phạm) được tạo nên bởi tổng thể các hành vi
phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lý
theo quy định của pháp luật hình sự hoặc khơng có trong thống kê tội phạm”
Trên cở sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, tội phạm ẩn được chia thành
ba loại: Tội phạm ẩn khách quan; tội phạm ẩn chủ quan ;và tội phạm ẩn thống
kê . Độ ẩn của tình hình tội giêt người trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm cả
3 loại tội phạm ẩn này.
Thứ nhất, tội phạm ẩn khách quan: Tội phạm ẩn khách quan là những tội
phạm đã xảy ra trong thực tế, song các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lí
tội phạm khơng có thơng tin về chúng.
Thứ hai, tội phạm ẩn chủ quan: Tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm
đã xảy ra trong thực tế mà thơng tin về chúng đã được cơ quan có thẩm quyền
phát hiện, xử lí tội phạm nắm được, song vì nhiều lý do khác nhau, các tội
phạm đó trong một thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn không bị xử lí hoặc
khơng thể xử lí hoặc xử lí khơng đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, tội phạm ẩn thống kê: Là toàn bộ các tội danh mà bị cáo bị tịa
án xét xử trong một bản án hình sự nhưng do quy định của pháp luật về thống
kê tội phạm đã không thống kê đủ số tội danh đó nên bị loại ra ngồi con số
thống kê.
Về mặt thực tiễn: Tội phạm ẩn của tội giết người trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai biểu hiện thông qua ba thông số là : Độ ẩn, thời gian ẩn ,tỉ lệ ẩn . Có
nhiều bị cáo phạm tội khơng bị phát hiện (tính theo số lần phạm tội đến khi
xét xử trong bản án hình sự sơ thẩm) . Các bị cáo bỏ trốn, truy nã, bị can chưa
xác định được lai lịch. Và nhiều vụ án mạng xảy ra nhưng khơng được trình
báo cơ quan chức năng.

15


1.2. Thực tiễn cơng tác phịng ngừa tội giết người trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trong thời gian qua
1.2.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Cơng an tỉnh, tồn tỉnh
đã thực hiện đồng bộ các biện pháp cơng tác nhằm phịng ngừa, đấu tranh có
hiệu quả với các loại tội phạm. Do vậy, tình hình tội phạm nói chung và tội
phạm giết người nói riêng trên địa bàn cơ bản đã được kiềm chế, không để tội
phạm hoạt động một cách cơng khai, lộng hành, khơng để hình thành các
băng, nhóm, tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “Xã hội đen” làm mất
ANTT, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tình
hình tội phạm giết người trên địa bàn vẫn còn xảy ra nhiều, gây bức xúc trong
quần chúng nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai ln khẳng định được vai trị
trung tâm kiểm sát, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của
mình. Kiểm sát và điều phối tồn bộ q trình đấu tranh phịng, chống tội giết
người nói riêng và các loại tội khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mặc dù Nghị
quyết 49/BCT chỉ rõ công tác cải cách tư pháp hiện nay lấy hoạt động xét xử
của Tịa án là trọng tâm nhưng khơng thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng
của ngành Kiểm sát đối với tồn bộ q trình đấu tranh phịng, chống tội
phạm nói chung và tội giết người nói riêng. Trong tất cả mọi giai đoạn của
quá trình đấu tranh phịng, chống tội phạm đều có sự tham gia của Viện kiểm
sát nhân dân chứ không chỉ giới hạn trong một vài giai đoạn cụ thể. Viện
kiểm sát là chủ thể có quyền ban hành các kiến nghị khắc phục vi phạm và
phòng ngừa tội phạm đến các chủ thể là các cơ quan, tổ chức; thực hiện đồng
thời chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động của các cơ quan tư pháp ngay từ giai đoạn thụ lý
giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, khởi tố, cho đến các giai đoạn cuối cùng

16


của q trình đấu tranh phịng, chống tội phạm như giai đoạn điều tra, xét xử,
thi hành án hình sự và lại tiếp tục trở lại với giai đoạn đấu tranh phịng ngừa
tội phạm xảy ra hay tái phạm. Đó chính là một trong những căn cứ để Quốc
hội quyết định giao cho ngành kiểm sát nhiệm vụ thống kê các số liệu có liên
quan đến hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như thống nhất
một nguồn số liệu chính thống duy nhất của nước ta, khắc phục được sự sai
lệch giữa các nguồn số liệu thống kê của các ngành khác nhau như trước đây.
Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân,
điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng
bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Là phương hướng
chính là tư tưởng chỉ đạo trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm,
phịng ngừa khơng để tội phạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ
xã hội mới, không để người dân bị xử lý trước pháp luật, khơng bị tước quyền
cơng dân. Nó mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt cơng tác phịng
ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ tài sản của
xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân. Làm tốt
cơng tác phịng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân
sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong
các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng
như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:
+ Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các
hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng
phạm tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và
lâu dài.


17


+ Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội
phạm xẩy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong
thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn
tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội
phạm vẫn xẩy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời
phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành
người cơng dân lương thiện.
- Phịng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các cơng dân.
Mục đích của cơng tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các
nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm
giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội
Để đánh giá kết quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội giết người trong
thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – với nguồn số liệu thống kê của
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai – bằng cách so sánh động thái của tội
giết người với động thái dân số và mật độ dân số của tỉnh Đồng Nai trong 05
năm 2013 – 2017. Về lý thuyết cũng như thực tiễn đều có thể xác định mức
độ tội giết người có mối quan hệ tỷ lệ thuận với dân số và mật độ dân số trong
cùng kỳ trên cùng một địa bàn. Kết quả so sánh thực tế cho thấy, trong khi cả
dân số lẫn mật độ dân của tỉnh Đồng Nai trong 05 năm qua luôn tăng đều
hàng năm thì tội giết người lại có động thái giảm khá nhanh trong giai đoạn
đầu từ 2008 đến 2010 rồi sau đó mới tăng chậm trong giai đoạn sau từ 2010
đến 2012. Nếu mở rộng phạm vi so sánh ra đến thời kỳ 10 năm từ 2003 đến
2012 thì càng dễ dàng nhận thấy những thành công của Công an tỉnh Đồng
Nai trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội giết người bởi sau một chu kỳ
biến động 10 năm với động thái tăng dần đều của dân số và mật độ dân số thì
số tội phạm giết người dù có biến đổi khơng theo qui luật rõ ràng nhưng số

18


×