Tải bản đầy đủ (.pdf) (283 trang)

PHÒnG NGỪa tội PHẠm ở CÁc KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa BÀn TỈnH đồng NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 283 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ NGỌC QUẢNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ NGỌC QUẢNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỜNG NAI

Ngành: Tợi phạm học và Phòng ngừa tội phạm
Mã số: 9 38 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA


HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Phòng ngừa tội phạm ở các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công
trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và
tham chiếu đầy đủ.

Nghiên cứu sinh

Lê Ngọc Quảng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ANND

: An ninh nhân dân

ANTT

: An ninh trật tự

ANTQ


: An ninh Tổ quốc

CAND

: Công an nhân dân

CQĐT

: Cơ quan điều tra

CSĐTTP

: Cảnh sát Điều tra tội phạm

CSND

: Cảnh sát nhân dân

KCN

: Khu công nghiệp

MLBM

: Mạng lưới bí mật

NVCB

: Nghiệp vụ cơ bản


QLNN

: Quản lí nhà nước

TAND

: Tòa án nhân dân

TTATXH

: Trật tự, an toàn xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VPPL

: Vi phạm pháp luật


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài luận án................... 6
1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp

tục nghiên cứu trong luận án ..................................................................................... 20
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 21
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ............... 24
2.1. Nhận thức về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................... 24
2.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ........................................................................................ 31
2.3. Cơ chế phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ... 38
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ....................................... 54
3.1. Thực trạng nhận thức về phịng ngừa tợi phạm ở các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................................................... 54
3.2. Thực trạng cơ chế phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai ............................................................................................................ 59
Chương 4: TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ..................................... 110
4.1. Tăng cường nhận thức về phịng ngừa tợi phạm ở các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................................................. 110
4.2. Nâng cao hiệu quả của cơ chế phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ...................................................................................... 116
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ ................................................................................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai là tỉnh có vị trí
chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, q́c phịng, với diện tích

5.894,78 km², chiếm 25% diện tích tự nhiên của vùng Đơng Nam Bộ; dân số
2.559.637 người [33], với gần 40 dân tộc và có đủ các tơn giáo lớn của cả nước.
Đờng Nai là một tỉnh nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế trọng điểm phía
Nam, có hệ thớng giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường quốc gia quan trọng
đi qua, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao
thương với cả nước, đờng thời có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây
Nguyên. Phát huy những điều kiện thuận lợi trên, chính quyền tỉnh Đờng Nai đã có
những chủ trương, quyết sách phù hợp, tạo nên sự hấp dẫn lớn, thu hút các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, đưa Đồng Nai trở thành một trong những địa phương phát
triển liên tục, ổn định, tốc độ tăng trưởng khá (GDP bình quân hàng năm đạt trên
13%). Đặc thù của Đồng Nai trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với
sự phát triển của các khu công nghiệp, hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài tại
Đồng Nai đều tập trung vào các khu công nghiệp.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đờng Nai đã có 32 khu công nghiệp (KCN) được
thành lập và đi vào hoạt động, với tổng diện tích gần 9.969,69 ha (chiếm gần 10%
số lượng và 16% diện tích các KCN trong cả nước), thu hút được hơn 575.033
người lao động làm việc trong các KCN, trong đó có 5.946 lao đợng là người nước
ngoài [143]. Từ thực tiễn hơn 25 năm hình thành và phát triển các KCN, Đồng Nai
được đánh giá là một trong những địa phương phát triển năng động với mức tăng
trưởng cao nhất cả nước, đã thực sự có vai trò quan trọng và đóng góp đáng kể
trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho một lượng
lao động lớn tại địa phương và các tỉnh thành trong cả nước, góp phần đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh những lợi thế giành được trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, tình hình
an ninh, trật tự (ANTT) tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng diễn biến
phức tạp. Tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật về ANTT có xu hướng gia
tăng. Trong đó nởi lên là tình hình các loại tội phạm hình sự, tội phạm xâm phạm sở
hữu, tội phạm kinh tế với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng lên, nhiều
1



thủ đoạn mới xuất hiện, có sự câu kết chặt chẽ giữa đối tượng bên ngoài KCN với
các đối tượng là chủ các doanh nghiệp, công nhân và thâm chí cả lực lượng bảo vệ
trong các KCN, gây ra những tác hại nhiều mặt đối với tỉnh Đồng Nai, ảnh hưởng đến
môi trường hợp tác đầu tư với các nước. Mặt khác, việc phát triển các KCN kéo theo
một loạt các vấn đề phức tạp về ANNT như: Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường trong các KCN đang là vấn đề đáng báo động, tệ nạn xã hội trong các KCN
và khu vực giáp ranh đang có xu hướng gia tăng; tại các KCN cũng đã xuất hiện những
hành vi tuyên truyền thông tin, tài liệu có nợi dung chớng Nhà nước, tình hình đình
cơng trong cơng nhân cũng có những diễn biến phức tạp…Tình hình đó chứa đựng
những nguyên nhân và nguy cơ gây mất ổn định về ANTT, ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường đầu tư ở các KCN nói riêng, trên địa bàn tỉnh Đờng Nai nói chung. Đây là
thách thức lớn đới với Đảng bợ, chính quyền, đặc biệt là đới với các lực lượng chức
năng tỉnh Đồng Nai trong đấu tranh phịng chớng tợi phạm, giữ gìn ANTT.
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ
Đảng và chính quyền tỉnh Đồng Nai, các lực lượng chức năng đã tích cực, chủ động
tiến hành các mặt hoạt động phòng ngừa tội phạm ở các KCN, thu được những kết
quả khả quan và ngày càng đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hoạt đợng phịng ngừa tợi
phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn cịn những tờn tại, hạn chế nhất
định. Việc tở chức lực lượng tham gia phòng ngừa tội phạm ở các KCN; nội dung,
biện pháp phòng ngừa và quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong tổ chức phòng
ngừa tội phạm ở các KCN đã bộc lộ nhiều lúng túng, bất cập; tình hình tội phạm tại
các KCN vẫn diễn ra phức tạp.
Từ thực tiễn trên cho thấy, việc tổng kết thực tiễn, đánh giá khách quan, toàn
diện những ưu, nhược điểm và nguyên nhân trong phòng ngừa tội phạm ở các KCN
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua, làm cơ sở để đề ra các giải pháp phịng
ngừa tợi phạm trong thời gian tới là thực sự cần thiết. Vì lý do trên, tác giả chọn vấn
đề: “Phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”
làm Luận án tiến sĩ luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua việc tiếp cận mợt cách có hệ
thớng và toàn diện về hoạt động phòng ngừa tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trên cả hai bình diện lí luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện lí luận về

2


vấn đề này và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa tội
phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án phải thực hiện và giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:
Một là, khảo sát, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài
nước có liên quan đến vấn đề phòng ngừa tội phạm ở các KCN; từ đó xác định
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trong đề tài luận án.
Hai là, nghiên cứu lí luận về phòng ngừa tội phạm ở các KCN. Trên cơ sở
đó, làm rõ và hoàn thiện lí luận về phòng ngừa tội phạm ở các KCN.
Ba là, đánh giá thực trạng phòng ngừa tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai; rút ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế. Xây dựng dự báo về tình hình tội phạm các KCN trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Bốn là, đề xuất hệ thống biện pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm ở các
KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn phòng ngừa tợi phạm ở
các KCN; tình hình tợi phạm và thực trạng tiến hành các biện pháp phòng ngừa tội
phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đờng Nai; các giải pháp tăng cường phịng ngừa

tợi phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án được tập trung nghiên cứu với góc đợ Tợi phạm học và phịng ngừa
tợi phạm.
Phạm vi về khơng gian, thời gian: Luận án được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2017.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận của luận án
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật
của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về cải cách tư pháp, về hoạt đợng
đấu tranh phịng, chớng tợi phạm nói chung, tợi phạm ở các KCN nói riêng.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thống kê: Phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các
sớ liệu (mặt lượng) về tội phạm ở các KCN để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vớn
có của chúng (mặt chất) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2007 đến năm 2017.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tởng kết thực tiễn phịng ngừa tợi phạm
ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thông qua các báo cáo tổng kết, các chuyên
đề và các công trình nghiên cứu về phịng ngừa tợi phạm ở các KCN trên địa bàn cả
nước nói chung, tỉnh Đờng Nai nói riêng để đề xuất các biện pháp phịng ngừa tợi
phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các thông tin, tài liệu thu thập được,
tiến hành phân tích để làm rõ tình hình, đặc điểm tợi phạm; ngun nhân và điều
kiện của tình hình tợi phạm; thực trạng tiến hành các biện pháp phòng ngừa tội

phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thông qua việc phân tích để tổng hợp
lại những điểm đặc trưng, bản chất của tình hình tợi phạm.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, đánh giá các tài liệu có liên
quan đến luận án, phục vụ cho việc xây dựng luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn
cho đề tài luận án.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu điều tra để thăm dò,
điều tra về vấn đề nhận thức cũng như thực trạng tiến hành các biện pháp phòng
ngừa tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp nghiên cứu điển hình: Ngồi việc nghiên cứu chung, luận án
cịn tập trung nghiên cứu những vụ án điển hình, nghiên cứu thực trạng tiến hành
các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các KCN trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai để rút ra những đặc điểm đặc trưng về tình hình tội phạm và thực tiễn phòng
ngừa tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Phương pháp trao đổi, tọa đàm: Tham gia các buổi hội thảo nhằm thu thập
thông tin từ các cán bộ của các cơ quan tư pháp tỉnh Đờng Nai có nhiều kinh
nghiệm trong việc đánh giá về tình hình tợi phạm ở các KCN, cũng như có những
biện pháp hữu ích áp dụng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm ở các KCN.
5. Những điểm mới của luận án
Vấn đề phòng ngừa tội phạm ở các KCN đã được phân tích và nghiên cứu
trong nhiều công trình. Tuy nhiên, cách tiếp cận ở các góc đợ khác nhau, về địa bàn,
4


khơng gian, thời gian. Do đó, thực trạng phòng ngừa tội phạm ở các KCN trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2007 đến 2017 là một điểm mới của luận án, chưa có cơng
trình nào đề cập. Đặc biệt, với cách tiếp cận thực trạng phòng ngừa tội phạm gắn liền
với các chủ thể phòng ngừa đặc thù ở KCN cũng là điểm mới rõ nét của luận án.
Điểm mới tiếp theo là luận án đã làm rõ các đặc trưng phòng ngừa tợi phạm
ở các KCN nói chung và KCN Đờng Nai nói riêng; nghiên cứu được hệ thống đồng
bộ các giải pháp phòng ngừa tội phạm ở các KCN, gắn với địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Những kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần làm sáng rõ thực trạng cơ
chế phòng ngừa tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Làm rõ tình hình
tội phạm và nguyên nhân, điều kiện tình hình tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai; đưa ra một số dự báo về tình hình tội phạm ở các KCN trong thời gian
tới. Từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp tăng cường hiệu quả phòng ngừa tội
phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lí luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bở sung, hồn thiện lý luận về phòng
ngừa tợi phạm ở các KCN; có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập
và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tợi phạm học và khoa học luật hình sự.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Luận án có thể được sử dụng để các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và
cá nhân tham khảo xây dựng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả tình
hình tợi phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian tới. Đồng thời, luận
án là cơ sở thực tế cho các cơ quan lập pháp xem xét để chỉnh sửa, hoàn thiện các
quy định pháp luật có liên quan đến phòng ngừa tội phạm ở các KCN.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Những vấn đề lí luận về phòng ngừa tội phạm ở các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Chương 3. Thực trạng phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai
Chương 4. Tăng cường phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai
5



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài ḷn án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu lí ḷn về phòng ngừa tợi phạm
Qua tìm hiểu mợt sớ tài liệu hiện có cho thấy, hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm
nói chung, lý luận và thực tiễn phịng ngừa mợt sớ loại tợi phạm hay phòng ngừa tội
phạm ở một địa bàn cụ thể luôn là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý ở nhiều
q́c gia; trong đó, có mợt sớ cơng trình điển hình về phịng ngừa tợi phạm như sau:
Minkovskij G.M (chủ biên, 1977), Cơ sở lý luận của việc phịng ngừa tợi
phạm, Moskva, Jurid. Literature. Đây là mợt cơng trình nghiên cứu khoa học tương
đới tồn diện, đã làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, cơ sở pháp lý chung của phịng ngừa
tợi phạm. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích phương pháp, đặc trưng, chủ thể
chính, các chủ thể phới hợp, các đới tượng của các hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm
trong điều kiện kinh tế - xã hợi cụ thể. Tuy cơng trình nêu trên nghiên cứu đã lâu nhưng
trong bới cảnh tồn cầu hố, hợi nhập kinh tế q́c tế hiện nay, nó vẫn có giá trị tham
khảo hữu ích để nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn và làm rõ cơ sở pháp lý
của các biện pháp phòng ngừa tợi phạm; đề xuất các giải pháp phịng ngừa mợt nhóm
tợi phạm cụ thể hay phòng ngừa tợi phạm ở một địa bàn cụ thể [128].
Hennessy Hayes, Tim Prenzler (2014), An introduction to Crime and
Criminology (Tạm dịch: Giới thiệu về tội phạm và tội phạm học), sách chuyên khảo,
xuất bản tại Pearson Australia. Tài liệu được tổng hợp và nghiên cứu của hai chuyên
gia tội phạm học người Australia là Hennessy Hayes và Tim Prenzler, cơng trình là
sự đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu, bằng việc phân tích và tổng hợp những quan
điểm khác nhau của các cá nhân, cơ quan có uy tín của Australia trong lĩnh vực
nghiên cứu về nhân thân người phạm tợi, về tình hình tợi phạm. Điều đáng chú ý là
cơng trình đã đưa ra được rất nhiều các chiến lược, phương pháp phòng ngừa, quy
trình đấu tranh với một số loại tội phạm cụ thể; đưa ra những khuyến nghị hữu ích
cho công tác giáo dục, đào tạo của các cơ quan, tở chức trong tun truyền giáo dục
và phịng ngừa tợi phạm [125].

Trong công trình “Crime prevention - Theory and Practice” (Tạm dịch:
Phịng ngừa tợi phạm - Lí luận và thực tiễn) của Stephen R. Schneider giáo sư về
lĩnh vực khoa học xã hội học và tội phạm, thuộc Đại học Saint mary, Halifax, Nova
6


Scotia, Canada. Tác giả nhấn mạnh các vấn đề lý luận về phịng ngừa tợi phạm, tình
h́ng phịng ngừa tợi phạm và phịng chớng tợi phạm thơng qua thiết kế môi
trường. Với công trình này, Stephen R. Schneider đã đưa ra và giải thích mợt cách
khoa học về hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm như: Giảm nguy cơ phạm tợi bằng
cách thay đổi hành vi của các nạn nhân tiềm tàng trong xã hội; giám sát mọi cơ hội
tiếp cận để phịng ngừa hành vi phạm tợi; các biện pháp kiểm sốt lãnh thở, khơng
gian, kiểm sốt xã hợi khơng chính thức, nhằm giảm những nguyên nhân, điều kiện
cần thiết để thực hiện tội phạm. Tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế và cách
giải quyết những hạn chế của việc áp dụng các giải pháp giải quyết vấn đề xã hội
cho người phạm tội, tập trung vào công tác phịng ngừa tái phạm, nâng cao trách
nhiệm của cợng đờng trong phịng ngừa tợi phạm [133].
Can Ueda, Crime and criminology in Japan (Tạm dịch: Tội phạm và tội
phạm học ở Nhật Bản hiện đại) của Can Ueda, giáo sư, tiến sĩ luật học, Trường Đại
học Tổng hợp Ritsumeikan, dịch từ bản dịch tiếng Nga của Nxb Tiến Bộ, Moskva,
năm 1989. Với cơng trình khoa học này, nhà tợi phạm học người Nhật cho rằng tội
phạm học không phải là khoa học duy nhất nghiên cứu tội phạm. Tội phạm là đối
tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học khác như: Luật hình sự, Luật tớ tụng
hình sự, Xã hội học, Tâm lý học, Thần kinh học... Tác giả đã đưa ra khái niệm “Tội
phạm học là khoa học nghiên cứu tội phạm và đề ra các biện pháp đấu tranh, phịng
chớng”. Tác phẩm đã nghiên cứu chun sâu về nguyên nhân, điều kiện của tội phạm,
đưa ra các điều kiện cá nhân và xã hội của tội phạm như giới tính, lứa t̉i. Tác giả
cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trình đơ thị hóa xã hợi, q trình phát triển kinh tế,
văn hóa-xã hợi, sự di cư, tập trung dân cư do quá trình đô thị hóa đã gây ra sự xáo trợn
trong xã hợi, gây ra sự mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội, hạn chế sự đoàn kết

dân cư trong khu vực về phịng ngừa, ngăn chặn tợi phạm…[121]
1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu có đề cập mợt sớ vấn đề lí luận về phòng
ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp
Trên thế giới, việc xây dựng và phát triển các khu cơng nghiệp (KCN) đã có
lịch sử trên 120 năm (Từ năm 1896, KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập ở
thành phớ Manchester của nước Anh. Tiếp đó, mợt số KCN khác cũng được xây
dựng ở Hoa Kỳ (năm 1899), ở Italy (năm 1904)... Đến những năm 50 của thế kỷ
XX, sự phát triển các KCN mới bắt đầu bùng nở), vì vậy, tài liệu nghiên cứu về các
KCN trên thế giới rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nếu tiếp cận chúng từ góc đợ
7


quản lý nhà nước thì có thể nhận thấy: Nhà quản lý, các khoa học ở các q́c gia có
KCN thường giải quyết các vấn đề liên quan đến KCN theo các lĩnh vực quản lý
nhà nước. Theo đó, trên lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự (ANTT) và
phịng ngừa, đấu tranh chớng tợi phạm cũng có mợt sớ cơng trình khoa học đã
nghiên cứu về các vấn đề có liên quan hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm trong các
KCN trên thế giới. Điển hình trong sớ đó là các cơng trình nghiên cứu sau:
Sách chun khảo: Phòng ngừa vi phạm pháp luật ở tập thể sản xuất - Các
vấn đề lý luận và thực tiễn, của N. G. Cobets, dịch: Trần Thịnh, Lê Nam, Nxb. Pháp
lý, Hà Nợi, năm 1985. Dưới dạng hệ thớng hóa, lý luận phịng ngừa có tính xã hợi
các vi phạm pháp luật đã được tác giả trình bày như sau: Đới tượng, phương pháp
luận phịng ngừa có tính xã hợi các vi phạm pháp luật (VPPL) ở tập thể sản xuất;
những mức độ, mục đích, phương hướng, phương pháp phòng ngừa; các chủ thể và
khách thể của việc phòng ngừa; những nguyên nhân và điều kiện thực các VPPL ở
tập thể sản xuất; các phương pháp phát hiện và loại bỏ chúng;... Với cơ cấu này,
công trình đã giúp xác định các ́u tớ chủ ́u của phịng ngừa có tính xã hợi các
VPPL ở tập thể sản xuất, nghiên cứu chúng một cách độc lập, đồng bộ trong mối
liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Do tương quan giữa phịng ngừa có tính xã hợi các
VPPL và phịng ngừa tội phạm (tội phạm với tư cách là một dạng VPPL) được xác

định như tương quan giữa bộ phận và tồn thể nên mợt sớ luận điểm của tác giả có
giá trị tham khảo khi xây dựng lí luận phịng ngừa tội phạm ở các KCN của Việt
Nam. Điển hình như: “...tiến hành phòng ngừa các VPPL trong các tập thể sản xuất
phải tính đến quan hệ khăng khít giữa cơng việc trong xí nghiệp của cơng nhân,
viên chức, hoạt đợng của các đoàn thể xã hợi trong xí nghiệp và việc thực hiện chức
năng quản lý của bộ máy hành chính xí nghiệp”... [129].
Giáo trình An ninh kinh tế nước Nga: Những vấn đề phương pháp luận và tổ
chức bảo đảm pháp lý, Học viện Cảnh sát Mátxcơva, Bộ Nội vụ Liên bang Nga,
năm 2004, do Iurii Ivanovich Abolensev và đờng nghiệp biên soạn. Đây là giáo
trình chính thớng của tập thể Giáo sư, Phó Giáo sư Học viện Bộ Nội vụ Mát-xcơ-va
giảng dạy môn An ninh kinh tế. Giáo trình gờm có 12 chương, trong đó có mợt
chương đề cập vấn đề bảo đảm trật tự xã hội ở các KCN của Liên bang Nga, vai trò
của lực lượng Cảnh sát Liên bang Nga trong việc bảo đảm trật tự ở các KCN; biện
pháp loại bỏ những nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của các doanh nghiệp
trong KCN; quy trình t̀n tra kiểm sốt của Cảnh sát trật tự; quy trình làm việc của
8


Cảnh sát đấu tranh chống tội phạm kinh tế trong việc bảo đảm trật tự xã hội ở các
KCN. Theo đó, giáo trình chỉ trình bày mợt cách cơ đọng về việc bảo đảm TTXH ở
các KCN của Liên bang Nga [126].
Trên các tạp chí khoa học luật của chúng ta cũng có mợt sớ bài tạp chí đăng tải
kết quả nghiên cứu các cơng trình khoa học đã nghiên cứu về các vấn đề có liên quan
hoạt đợng phịng ngừa tội phạm trong các KCN trên thế giới. Điển hình như bài tạp
chí “Pháp ḷt về th́ chớng chuyển giá của Trung Quốc - Công cụ pháp lý quan
trọng để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài” của tác giả Nguyễn Tấn
Phát, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (sớ 1), năm 2005. Bài viết này mặc dù
chỉ tập trung đề cập đến mợt sớ khía cạnh nhất định của hoạt đợng phịng ngừa tội
phạm trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Trung Q́c và mợt sớ q́c gia
trong khu vực nhưng qua đó đã cho thấy: Các q́c gia đều có chính sách để tạo

thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN; hoạt đợng phịng
ngừa, ngăn chặn tợi phạm và các VPPL được thiết lập ngay từ khi thành lập các KCN
và được duy trì, kiểm sốt rất chặt chẽ śt trong q trình hoạt đợng của các KCN
với phương châm “hậu kiểm” đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN
hoạt đợng có hiệu quả trên cơ sở tơn trọng và thực thi nghiêm chỉnh hệ thống pháp
luật của Nhà nước, thông lệ quốc tế trên lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài; lực
lượng Cảnh sát cùng với các lực lượng khác như Hải quan, Thuế, Ngân hàng chịu
trách nhiệm chính trong phịng ngừa tợi phạm kinh tế trong các KCN [56].
Ngoài ra, cũng có mợt sớ cơng trình khác của các tác giả nghiên cứu các vấn
đề có liên quan đến phòng ngừa tợi phạm ở các KCN, có thể kể tên như: Cao Hy
Quân – Lý Thành (1992), Bốn mươi năm kinh nghiệm Đài Loan (Mai Quốc Liên và
cộng sự dịch từ tiếng Trung Quốc), Tài liệu tham khảo, Toà soạn Tạp chí “Người
Đại biểu nhân dân” [120]; Castell, Marvin (2005), “Đánh giá vai trò của những tổ
chức chính phủ hỗ trợ phát triển khu cơng nghiệp tại Philipin”, Viện nghiên cứu
kinh tế và thương mại Angelo King, Canada [122]; Chandhana, Indhapanya and
Routray, Jayant K (2000), “Tác động xã hội của khu công nghiệp vùng ven biển phía
Đơng tỉnh Rayong, Thailan”, Trung tâm Thơng tin và Thư viện Băng Cốc, Thái Lan
[123]; Sonja Kurz, Sonja and Schmidkonz, Christian (2005), “Đầu tư trực tiếp của tập
đoàn BASF tại Nam Kinh, Trung Quốc và những ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững” [132]; Viện Kinh tế học Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia
(1994), Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu chế xuât và đặc khu kinh tế (tiếng Anh:
9


World experiences on the development of export processing zones and special
economic zone), Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia [108];… Tuy nhiên, các công
trình kể trên chỉ tập trung đề cập đến những khía cạnh khác nhau về việc phát triển các
KCN trên thế giới, về kinh nghiệp tổ chức quản lý các KCN nói chung; nhiều vấn đề
chủ yếu ở mức độ thông tin về cơ chế, chính sách; những tác động và vai trò của KCN
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hay vùng lãnh thổ; chưa đi sâu

làm rõ những vấn đề về phòng ngừa tội phạm ở các KCN.
1.1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng và biện pháp tăng cường
phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp
Nhóm tác giả Valerie Jonhston, Maria Leitner, Joanna Shapland, Paul Wiles
(1994), “Crime on industrial estates” (Tạm dịch: Tội phạm ở các khu công nghiệp),
Đại học Sheffield, London, Anh. Công trình của nhóm tác giả đã làm rõ về tình hình
tợi phạm xảy ra đối với các doanh nghiệp trong KCN ở nước Anh cũng như những
hành đợng mang tính chiến lược để ngăn ngừa tội phạm ở các KCN (điều mà trước
đó bị lơ là và khơng được quan tâm đúng mức). Cơng trình chỉ rõ: Việc thiếu các
chính sách phịng ngừa tợi phạm khơng có nghĩa là các doanh nghiệp trong KCN
không ý thức được vấn đề an ninh, hướng tiếp cận truyền thống về việc ngăn ngừa
tội phạm ở các KCN là khuyến khích từng doanh nghiệp đơn lẻ đưa ra các biện
pháp phịng ngừa. Tuy vậy, cơng trình còn đưa ra hướng tiếp cận hiệu quả hơn, theo
đó các biện pháp phòng ngừa cần tiến hành mợt cách đồng bộ và thống nhất, tập
trung vào cả KCN bằng cách chú ý tới thiết kế và vùng đệm của KCN, tuần tra an
ninh và các biện pháp an ninh khác. Điều này đòi hỏi vai trị tích cực hơn của chủ
KCN cũng như cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp; tăng cường an ninh trong
các KCN bằng việc tạo ra các chương trình tương trợ lẫn nhau giữa các doanh
nghiệp trong KCN. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, công trình đã xây dựng và
đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các KCN; đặt ra trách nhiệm phòng
ngừa tội phạm gắn liền với từng chủ thể như: Đối với chủ KCN, đối với Cảnh sát,
đới với doanh nghiệp và đới với chính quyền địa phương [134].
Luận án phó tiến sĩ luật học: Những vấn đề đấu tranh chống tội phạm kinh tế
và tham nhũng trong các khu công nghiệp, của Demetiev Aleksandr Semenovich,
Nôvơgôrát, năm 1997. Có thể nói đây là cơng trình đề cập khá tồn diện, cơ đọng về
cơng tác tở chức hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm kinh tế (bao gồm các tội phạm
xâm phạm sở hữu, tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính được quy định tại các
10



chương VI, VII của BLHS Liên bang Nga năm 2005) và tham nhũng trong các KCN,
các biện pháp phòng ngừa tội phạm kinh tế và tham nhũng trong các KCN của các cơ
quan bảo vệ pháp luật Liên bang Nga, mà chủ thể trực tiếp là lực lượng Cảnh sát đấu
tranh chống tội phạm kinh tế thuộc Bộ Nội vụ Liên bang Nga từ năm 1991-1997. Đặc
biệt, đã lập luận và biện giải những vấn đề cần thiết phải được hồn thiện để đấu tranh
có hiệu quả đới với tợi phạm kinh tế và tham nhũng trong các KCN; trên cơ sở tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm của mợt số nước trong đấu tranh chống tội phạm kinh tế và
tham nhũng trong các KCN để đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả đấu tranh, trong
đó có đề cập đến việc tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm kinh
tế và tham nhũng giữa Bộ Nội vụ Liên bang Nga với các nước Trung Quốc, Belarut,
Ukraina, Cazăcxtan và một số nước Châu Âu khác [124].
Tóm lại, ở các nước trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tợi
phạm học nói chung, hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm ở các KCN nói riêng (trong
đó có mợt sớ cơng trình tập trung nghiên cứu về hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm
kinh tế ở các KCN); qua đó, kiến giải các biện pháp phịng ngừa tội phạm ở các
KCN; đã lập luận và biện giải những vấn đề cần thiết phải được hoàn thiện để đấu
tranh có hiệu quả đới với tợi phạm ở các KCN. Kết quả nghiên cứu của những công
trình trên đây sẽ được nghiên cứu sinh tiếp thu có chọn lọc trong phần cơ sở lý luận
của đề tài luận án. Tuy nhiên, các cơng trình đã cơng bớ ở các nước còn bỏ ngỏ
nhiều vấn đề liên quan đến lí luận về phòng ngừa tội phạm ở các KCN, như: Khái
niệm phòng ngừa tội phạm ở các KCN; những đặc thù của KCN có liên quan đến
hoạt đợng phòng ngừa tội phạm; vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng
và tổ chức các mô hình phịng ngừa tợi phạm ở các KCN; cơ chế phối hợp giữa các
lực lượng chức năng trong ngừa tội phạm ở các KCN chưa được đề cập một cách rõ
nét. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên chỉ chủ yếu tập trung
vào phòng ngừa tội phạm kinh tế trong các KCN; nhiều vấn đề mới chỉ dừng lại ở
mức độ thông tin, giới thiệu; chưa đi vào phân tích các đặc điểm tội phạm học của
tình hình tội phạm ở các KCN cũng như những vấn đề cụ thể khác của hoạt đợng
phịng ngừa tợi phạm ở các KCN.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu lí ḷn về phòng ngừa tợi phạm
Đến nay, có thể khẳng định rằng, ngành Tợi phạm hoc ở nước ta có mợt hệ
thờng lý luận cơ bản và hoàn chỉnh. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Tội phạm
11


học của các nhà khoa học như: GS.TS Đào Trí Úc, GS.TS Võ Khánh Vinh, GS.TS
Đỗ Ngọc Quang, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS Phạm Văn Tỉnh, PGS.TS
Phạm Tuấn Bình… Ngoài ra còn có nhiều tài liệu, cơng trình Tợi phạm học của các
trường Đại học luật Hà Nội, Đại học luật TP. Hồ Chí Minh; các Học viện Cảnh sát
nhân dân, Học viện An ninh nhân dân và nhiều công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ,
bài báo khoa học về Tội phạm học khác đã được công bố ở nước ta. Những công
trình trên đã xây dựng được một hệ thống các tri thức, lí luận cơ bản về tợi phạm học;
góp phần tích cực vào việc hoàn thiện nền tảng lí luận của tội phạm học, chính sách
hình sự của Nhà nước, lí luận phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của nước ta
trong nhiều năm qua. Các cơng trình khoa học tiêu biểu có thể kể đến sau đây:
Đào Trí Úc (chủ biên, 1994), Tội phạm học, ḷt hình sự và ḷt tớ tụng hình
sự Việt Nam, Sách chuyên khảo của tập thể các nhà khoa học Viện nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [89]. Phạm Hồng Hải (chủ biên,
2000), Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách chuyên
khảo của tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Nxb CAND, Hà
Nội [44]. Nguyễn Xuân Yêm (chủ biên, 2001), Tợi phạm học hiện đại và phịng
ngừa tợi phạm, Sách chuyên khảo, Nxb CAND, Hà Nội [117]. Đỗ Ngọc Quang
(chủ biên, 2001), Giáo trình tợi phạm hoc, Đại học Tổng hợp Hà Nội [58]. Trường
Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình tợi phạm học, Nxb CAND, Hà Nợi [87].
Phạm Văn Tỉnh (chủ biên, 2007), Một số vấn đề lý ḷn về tình hình tợi phạm ở Việt
Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội [77]. Võ Khánh Vinh (chủ biên,
2011), Giáo trình tợi phạm học, Nxb CAND, Hà Nội [113]. Nguyễn Xuân Yêm
(tổng chủ biên, 2013), Tội phạm học Việt Nam, Tập I – Tội phạm học đại cương,
Tập II – Tội phạm học chuyên ngành, Tập III – Các chương trình phòng chống tội

phạm của Chính phủ, Bộ sách chuyên khảo, Nxb CAND, Hà Nội [119]…
Qua nghiên cứu các cơng trình nêu trên, nghiên cứu sinh thấy rằng, các nhà
khoa học đã có quan điểm tương đối thống nhất khi đưa ra các khái niệm về tình
hình tợi phạm, về phòng ngừa tình hình tợi phạm; các nhà nghiên cứu cũng đã phân
tích và xây dựng một hệ thống các biện pháp khoa học về phòng ngừa tợi phạm nói
chung, phòng ngừa tợi phạm chun ngành hay ở một lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Kết
quả của các cơng trình, tài liệu nghiên cứu nêu trên là nguồn tham khảo quý giá, hữu
ích, là nền tảng lí luận và là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa các tri thức
về tội phạm học trong việc nghiên cứu, xây dựng các luận cứ khoa học cũng như giải
quyết các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
12


Bên cạnh các công trình nghiên cứu những vấn đề lí luận phổ biến về tội phạm
học nêu trên, nghiên cứu sinh nhận thấy hiện nay cũng có mợt sớ công trình đề cập
những vấn đề khá mới mẽ về tợi phạm học. Trong đó, đòi hỏi sự nghiên cứu liên ngành,
đa ngành, đa lĩnh vực mà trọng tâm chủ đạo là tợi phạm học; có sự quán triệt chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong phòng, chống tội phạm. Cụ thể như:
Trịnh Tiến Việt (chủ biên, 2016), Lý thuyết kiểm soát xã hội đối với tội phạm
và ứng dụng ở Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp. Công trình nghiên cứu đã
tiếp cận, giải quyết vấn đề kiểm soát xã hội đối với tội phạm. Đặc biệt là các vấn đề
như: Những phạm trù kiểm soát tội phạm và kiểm soát xã hội đối với tội phạm; chủ thể
và phương tiện kiểm soát xã hội đối với tội phạm; cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà
nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm… Đây là
tài liệu tham khảo rất hữu ích để tác giả luận án nghiên cứu, định hướng rõ nét hơn về
các biện pháp phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là các biện pháp phòng ngừa xã hội và vai
trò của các thiết chế xã hội trong phòng ngừa tội phạm [111].
Trần Thị Ngọc Thuý (2018), Cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm từ thực
tiễn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học việc
Khoa học xã hội. Theo tác giả Trần Thị Ngọc Thuý, hiện nay khái niệm cơ chế

phòng ngừa tình hình tội phạm chưa có cách hiểu thớng nhất và chưa được tập trung
nghiên cứu, phở biến. Theo đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn
đề lí luận về cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm như: Khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa và các nguyên tắc của cơ chế phòng ngừa tình hình tội phạm. Đây cũng là
cơng trình có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lí luận
về phòng ngừa tội phạm theo định hướng nghiên cứu của tác giả luận án [75].
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu có đề cập một số vấn đề lí luận về phòng
ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp
Tính đến tháng 01/2017, cả nước có 324 KCN được thành lập với tởng diện
tích đất tự nhiên trên 91,8 ngàn ha, phân bớ ở 60 tỉnh, thành phố trên cả nước [143].
Từ thực tiễn quá trình phát triển nhanh chóng của các KCN trên cả nước cũng đã
đặt ra yêu cầu, thách thức đới với cơng tác QLNN về ANTT; trong đó bao gờm
cơng tác đấu tranh phịng, chớng tợi phạm ở các KCN nhiều nhiệm vụ quan trọng,
mang tính cấp thiết trong tình hình mới. Bởi lẽ đó, nhiều cơ quan, cá nhân đã có các
cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm ở các KCN,
điển hình như:
13


Trần Ngọc Đức (2011), Hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm kinh tế của lực
lượng Cảnh sát nhân dân trong các khu công nghiệp, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện
CSND. Trong luận án của mình, tác giả đã tập trụng làm rõ những vấn đề lí luận về
hoạt động phòng ngừa tội phạm kinh tế của lực lượng CSND trong các KCN nói riêng.
Cụ thể như: Xây dựng các khái niệm tội phạm kinh tế trong các KCN; khái niệm hoạt
động phòng ngừa tội phạm kinh tế của lực lượng CSND trong các KCN. Chỉ ra các đặc
điểm của hoạt động phòng ngừa tội phạm kinh tế của lực lượng CSND trong các KCN.
Làm rõ nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, nội dung và biện pháp phòng ngừa tội phạm
kinh tế của lực lượng CSND trong các KCN; xác định trách nhiệm và quan hệ phối hợp
của lực lượng CSND trong phòng ngừa tội phạm kinh tế trong các KCN [43].
Bùi Thành Chung (2013), Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong

phòng chống các tội phạm xâm phạm sở hữu tại địa bàn khu chế xuất, KCN trọng
điểm phía Nam – Thưc trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ, Đại học CSND,
Tp. Hồ Chí Mính. Cơng trình đã nghiên cứu, xác lập được mợt sớ vấn đề lý luận về
hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm xâm phạm sở hữu tại các KCN vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam như: Khái niệm tội phạm xâm phạm sở hữu tại các KCN; khái
niệm, đặc điểm phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu tại các KCN; xác định, làm
rõ chủ thể phòng ngừa và các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm sở hữu tại
các KCN; nghiên cứu làm rõ tình hình, đặc điểm tội phạm xâm phạm sở hữu tại địa
bàn KCX, KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [15].
Đặng Thu Hiền (2013), Hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp
luật khác về môi trường tại các KCN theo chức năng của lực lượng Cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện CSND.
Luận án đã nghiên cứu làm sáng rõ những nhận thức lí luận chung về KCN ở Việt
Nam như: Phân tích khái niệm KCN, các đặc điểm KCN có liên quan đến công tác
bảo vệ môi trường; xây dựng khái niệm tội phạm và các VPPL khác về môi trường
tại các KCN; làm rõ các loại tội phạm về môi trường xảy ra phổ biến tại các KCN.
Làm sáng rõ những nhận thức lí luận chung về hoạt động phòng ngừa tội phạm và
VPPL khác về bảo vệ môi trường tại KCN theo chức năng của lực lượng Cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường như: Khái niệm, đặc điểm hoạt động phòng
ngừa tội phạm và VPPL khác về bảo vệ môi trường tại KCN; quan hệ phối hợp và
vấn đề hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và VPPL khác về bảo vệ môi
trường tại KCN [45].
14


Bên cạnh các cơng trình kể trên, có nhiều tài liệu, công trình khoa học, bài
viết tạp chí đề cập đến những vấn đề lí luận về phòng ngừa tội phạm ở các KCN, cụ
thể như: Học viện Cảnh sát nhân dân với các giáo trình: Đấu tranh phòng, chống tội
phạm kinh tế trong một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm (2005); Tổ chức hoạt đợng
phịng ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm cụ thể thuộc chức năng của lực lượng

Cảnh sát hình sự (2001); Quản lý nhà nước về an ninh q́c gia, trật tự an tồn xã
hợi (2010) [48]. Hồng Văn Trực (2007), Hoạt đợng phịng ngừa tội phạm kinh tế
kinh tế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của lực lượng Cảnh
sát nhân dân, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện CSND [85]. Khương Duy Oanh
(1998), Tổ chức công tác phòng ngừa tội phạm kinh tế trong các KCN, khu chế xuất
ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (nay là
Học viện Cảnh sát nhân dân) [55]. Ngũn Phong Hịa (2005), Tợi phạm kinh tế và
hoạt động phòng, chống tội phạm kinh tế của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong
tình hình mới, Nxb CAND [46]. Mai Hữu Bốn (2013), Nâng cao hiệu quả tổ chức
và quản lý KCN, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [8]. Trần Hữu Ứng
(2007), Một số giải pháp cơ bản bảo đảm an ninh, trật tự ở các khu kinh tế, KCN có
vốn đầu tư nước ngoài [101]. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2012), Viện Kinh tế
học Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (1994), Kinh nghiệm thế giới
về phát triển khu chế xuất và đặc khu kinh tế [108]…
1.1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng và biện pháp tăng cường
phòng ngừa tội phạm ở các khu cơng nghiệp
- Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa tội phạm ở các KCN:
Lê Văn Cương (2005), Những giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an
ninh, trật tự ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, Đề
tài khoa học cấp Nhà nước, V21 Bộ Công an. Trong công trình nghiên cứu, tác giả
Lê Văn Cương đã thống kê, phân tích nhiều thơng tin, tài liệu, sớ liệu nhằm làm rõ
thực trạng ANTT (trong đó có diễn biến tình hình tội phạm ở các KCN) tại các địa
bàn các thành phố lớn, KCN, KCX, khu kinh tế mở ở Việt Nam từ năm 1997 đến
2004; làm rõ thực trạng công tác đấu tranh bảo vệ ANTT ở các KCN, KCX, khu
kinh tế mở (trong đó có đề cập thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm ở các
KCN) [34].
Nguyễn Thị Bích Vân (2010), Phòng ngừa tội phạm ở các khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Hà
15



Nội. Luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình tội phạm ở các
KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2004 đến năm 2009; trong đó làm rõ diễn
biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm cũng như những đặc điểm về nhân thân
của người phạm tội ở các KCN. Trên cơ sở đó, luận văn đã làm rõ các nguyên nhân và
điều kiện phát sinh tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi [102].
Trong Luận án tiến sĩ “Hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm kinh tế của lực lượng
Cảnh sát nhân dân trong các khu công nghiệp”, tác giả Trần Ngọc Đức đã tập trung
nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình tợi phạm kinh tế trong các KCN tại Việt
Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010; làm rõ các đặc điểm tội phạm học của tội
phạm kinh tế trong các KCN; đánh giá thực trạng hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm kinh
tế trong trong các KCN của lực lượng CSND; chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế trong hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm [43].
Trong cơng trình nghiên cứu “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân
trong phòng chống các tội phạm xâm phạm sở hữu tại địa bàn khu chế xuất, KCN
trọng điểm phía Nam – Thưc trạng và giải pháp”, tác giả Bùi Thành Chung cũng đã
nghiên cứu, làm rõ tình hình, đặc điểm tội phạm xâm phạm sở hữu tại địa bàn KCX,
KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đánh giá thực trạng tở chức thực hiện các
biện pháp phịng, chớng các tợi phạm xâm phạm sở hữu tại địa bàn khu chế xuất,
KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của các lực lượng nghiệp vụ CSND trong
giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả cơng tác,
xác định những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó [15].
Vũ Đức Khiển (2012), “Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về môi
trường ở khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của lực lượng
cảnh sát nhân dân”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Cao đẳng CSND, Tp. Hồ Chí
Mính. Công trình đã nghiên cứu làm rõ tình hình VPPL về bảo vệ môi trường trong
các KCN thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2007 đến 2011; nghiên
cứu, đánh giá công tác tổ chức lực lượng và công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý
VPPL về bảo vệ môi trường ở các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; làm rõ
kết quả đạt được và những nguyên nhân tồn tại trong công tác phòng ngừa, đấu

tranh, xử lý VPPL về bảo vệ môi trường ở các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam [51].
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu như: Phạm Vinh (2000),
Hoạt đợng phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng
16


Ngãi của lực lượng Cảnh sát kinh tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện CSND
[115]. Lê Thanh Hóa (2006), Hoạt động điều tra tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra
tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phớ Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải
pháp, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện CSND. Lê Song Tồn (2007), Tệ nạn xã
hợi ở địa bàn cư trú tập trung của người lao động làm việc trong các khu chế xuất,
khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Thực trạng và giải pháp, Đề
tài khoa học cấp Bộ, Đại học CSND [83].
- Các công trình nghiên cứu về định hướng và giải pháp tăng cường phòng
ngừa tội phạm ở các KCN:
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Lê Văn Cương “Những giải pháp
nâng cao hiệu quả đảm bảo an ninh, trật tự ở các thành phố lớn, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế mở”, trên cơ sở dự báo tình hình ANTT ở các KCN và
phân tích làm rõ các quan điểm chỉ đạo công tác đảm bảo ANTT ở các KCN, công
trình đã xây dựng hệ thống giải pháp đảm bảo ANTT ở các KCN, cụ thể như: Tăng
cường các biện pháp QLNN về kinh tế đối với KCN, đảm bảo phát triển đúng quy
hoạch và tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; xây dựng và
củng cố vững chắc các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các KCN;
thống nhất cơ chế phối hợp trong bảo đảm ANTT giữa các lực lượng chức năng
thuộc ngành Công an; triển khai mô hình chuyên trách bảo vệ các KCN; tổ chức các
hoạt động nghiệp vụ về công tác ANTT trong các KCN… [34].
Trong Luận án tiến sĩ “Hoạt đợng phịng ngừa tợi phạm kinh tế của lực lượng
Cảnh sát nhân dân trong các khu công nghiệp”, tác giả Trần Ngọc Đức đã đề xuất
các giải pháp phòng ngừa gồm: Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật

liên quan trực tiếp đến tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm kinh tế của lực
lượng CSND trong các KCN; Bộ Công an cần điều chỉnh các quy định pháp lí, thể
chế liên quan đến việc phân công, phân cấp các cơ quan, đơn vị nghiệp vụ CSND làm
công tác phòng ngừa tội phạm kinh tế trong các KCN; xây dựng và hoàn thiện cơ chế
phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ Cảnh sát và lực lượng nghiệp vụ An ninh trong
phòng ngừa tội phạm ở các KCN; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa lực
lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lí kinh tế và chức vụ với các lực lượng
trực tiếp đấu tranh với tội phạm kinh tế của cơ quan Hải quan, Quản lí thị trường, Thuế,
Kiểm toán và các cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong phòng ngừa tội phạm
ở các KCN; nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiệp
vụ của lực lượng CSND trong các KCN [43].
17


Trong công trình nghiên cứu “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân
trong phòng chống các tội phạm xâm phạm sở hữu tại địa bàn khu chế xuất, KCN
trọng điểm phía Nam – Thưc trạng và giải pháp”, tác giả Bùi Thành Chung đã xây
dựng hai nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng nghiệp vụ
Cảnh sát Công an các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong
phịng chớng tợi phạm xâm phạm sở hữu tại địa bàn KCX, KCN gồm: Nhóm giải
pháp về kiện tồn tở chức lực lượng và nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đợng
phòng chớng tội phạm [15].
Trong công trình nghiên cứu “Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về
môi trường ở khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của lực
lượng cảnh sát nhân dân”, tác giả Vũ Đức Khiển đã xây dựng năm nhóm giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về môi
trường ở các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gờm: Nhóm giải pháp phòng
ngừa xã hợi; nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực
lượng Cảnh sát Môi trường ở các KCN; nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đợng
phát hiện, điều tra, xử lí VPPL về môi trường ở các KCN; xây dựng, hình thành cơ chế

phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Cảnh sát Môi trường với các lực lượng khác trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về mơi trường ở các KCN; nhóm giải pháp
về xây dựng lực lượng và tăng cường nguồn lực vật chất, trang thiết bị phương tiện
đảm bảo cho lực lượng Cảnh sát Môi trường ở các KCN [51].
Ngoài ra còn có các cơng trình đề cập mợt sớ vấn đề về thực trạng và giải
pháp tăng cường phòng ngừa tội phạm ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ
thể như:
Tống Duy Thoại, Nguyễn Văn Khánh (2011), Công nhân tại các khu công
nghiệp tập trung ở tỉnh Đồng Nai – Những vấn đề đặt ra trong công tác đảm bảo an
ninh, trật tự, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Đờng Nai. Đề tài nghiên cứu, làm rõ tình
hình cơng nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có liên quan đến ANTT và
thực trạng cơng tác đảm bảo ANTT trong cơng nhân (trong đó có hoạt đợng phòng
ngừa tội phạm) tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở nghiên cứu, dự
báo các yếu tố tác động đến công tác đảm bảo ANTT, về tình hình cơng nhân tại các
KCN tập trung và những vấn đề liên quan công tác đảm bảo ANTT, đề tài đã đưa ra
hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ANTT trong công
nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai [74].
18


Lê Văn Thiện (2013), Công tác Công an đảm bảo an ninh, trật tự tại các
KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Hà Nội. Công trình đã những vấn đề lý luận liên quan đến công tác Công an
đảm bảo ANTT tại các KCN; đánh giá tình hình ANTT tại các KCN trên địa bàn
tỉnh Đờng Nai; phân tích thực trạng công tác Công an đảm bảo ANTT tại các KCN
trên các mặt: kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại,
hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Công an đảm bảo
ANTT tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai [73].
Lê Văn Thiện (2013), Phòng, chống vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự
của người nước ngoài tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận án Tiến sĩ

Luật học, Học viện ANND, Hà Nội. Công trình đã làm rõ những vấn đề lý luận liên
quan đến phịng, chớng VPPL về ANTT của người nước ngồi tại các KCN; làm rõ
tình hình VPPL về ANTT của người nước ngồi tại các KCN trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai từ năm 1995 đến 2012. Đánh giá thực trạng phịng, chớng VPPL về
ANTT của người nước ngoài tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Dự báo tình
hình và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phịng, chớng VPPL về ANTT của
người nước ngoài tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai [72].
Tóm lại, qua nghiên cứu các công trình nêu trên cho thấy: Đến nay đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến những vấn đề lí luận và
thực tiễn về phòng ngừa tội phạm ở các KCN. Đặc biệt trong sớ đó là các đơn vị, cá
nhân trong ngành Cơng an đã có các công trình liên quan đến hoạt động phòng ngừa
tội phạm ở các KCN nói chung và tại các KCN trên địa bàn tỉnh Đờng Nai nói
riêng. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu
về phương diện quản lý nhà nước về ANTT tại các KCN nói chung, về đảm bảo
ANTT trong cơng nhân, hoặc là hoạt đợng phòng, chớng mợt nhóm tợi phạm cụ thể
(như tội phạm kinh tế, tội phạm xâm phạm sở hữu, hoặc tội phạm môi trường...), và
chỉ tập trung đề cập đến công tác Công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ở
các KCN. Mặt khác, các công trình còn chưa đề cập rõ nét về vai trò của các chủ thể
(ngoài lực lượng Công an) tham gia phòng ngừa tội phạm ở các KCN như Ban
Quản lý KCN, các sở, ngành chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
trong KCN và các tổ chức cá nhân có liên quan; các biện pháp phòng ngừa xã hội vì
thế mà được thể hiện còn mờ nhạt. Theo đó, các cơng trình chủ ́u tiếp cận, luận
giải vấn đề theo hướng nghiệp vụ chuyên ngành của lực lượng CAND mà chưa tiếp
19


cận, nghiên cứu một cách toàn diện theo hướng đa ngành, liên ngành; chưa làm rõ
được cơ chế phối hợp giữa lực lượng CAND với các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Ngoài ra, ở nhiều công trình nghiên cứu vẫn còn một số vấn đề lí luận về tội phạm
học chưa được vận dụng một cách thoả đáng để luận giải về các vấn đề liên quan đến

phòng ngừa tội phạm ở các KCN như: Chưa tập trung nghiên cứu làm rõ về tình hình,
đặc điểm tội phạm học của tội phạm cũng như nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm ở các KCN; một số vấn đề lí luận về phòng ngừa tội phạm ở các KCN
cũng chưa được giải quyết một cách thấu đáo, như: Khái niệm, đặc trưng, ý nghĩa của
phòng ngừa tội phạm ở các KCN; việc xác định chủ thể phòng ngừa, biện pháp phòng
ngừa và quan hệ phối hợp của các chủ thể phòng ngừa tội phạm ở các KCN cũng
chưa được đề cập một cách rõ nét...
1.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã tiếp cận khá phong phú, đa
chiều đối với những vấn đề về hoạt động phòng ngừa tội phạm ở các KCN; tuy mức
độ tác động, ảnh hưởng tiêu cực của tình hình tội phạm ở các KCN đối với đời sống
kinh tế, xã hội ở mỗi nước khác nhau, quan điểm nhìn nhận, đánh giá và thái đợ ứng
phó của các cấp chính quyền của mỗi nước cũng không tương đồng. Nhưng qua
việc nghiên cứu các cơng trình khoa học nêu trên, có thể khẳng định các nước trên
thế giới đều xác định sự cần thiết phải có các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình
hình tội phạm nhằm đảm bảo môi trường an ninh, an toàn cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh ở các KCN. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau thì tình hình tội phạm ở
KCN cũng khác nhau, chuyển biến theo không gian, thời gian, điều kiện môi trường
tác động… giải pháp phòng ngừa ở q́c gia này có thể hiệu quả nhưng ở q́c gia
khác thì có thể khơng tương tích. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài luận án này, nghiên
cứu sinh nhận thấy cần có sự tiếp thu một cách chọn lọc nhằm đảm bảo tính phù
hợp với điều kiện chính trị và tình hình kinh tế, xã hội của nước ta.
Kết quả nghiên cứu các công trình khoa học trong nước những năm qua có ý
nghĩa quan trọng khi nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa tội phạm ở các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, giúp cho nghiên cứu sinh có cách nhìn tởng
quan về những vấn đề lí luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội phạm ở các
KCN cũng như nhiệm vụ của hệ thống chính trị trong công tác phòng ngừa, đấu
tranh chớng tợi phạm ở các KCN. Có thể nhận thấy, trong các công trình, tài liệu đã

20


×