Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn tế xuyên – bảo khám ở tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.89 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN SỸ HƯNG
(THÍCH QUẢNG NGHĨA)

Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
SƠN MÔN TẾ XUYÊN – BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN SỸ HƯNG
(THÍCH QUẢNG NGHĨA)

Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
SƠN MÔN TẾ XUYÊN – BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM

Ngành:

Tôn giáo học

Mã số:

8 22 90 09


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. CHU VĂN TUẤN

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo học tại Học viện Khoa học
xã hội với đề tài: “Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn Tế Xuyên – Bảo
Khám ở tỉnh Hà Nam” là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Chu Văn Tuấn.
Các trích dẫn tham khảo sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Những
kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên sự phân tích, nhận định khách quan, lập
luận logic, khoa học.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Sỹ Hưng
(Thích Quảng Nghĩa)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo học tại Học viện Khoa học xã
hội với đề tài: “Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở
tỉnh Hà Nam”, đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tôn giáo học
cùng các cán bộ, các nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu dưới mái
trường này.
Tiếp theo, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nghiệp sư của mình là Hịa thượng

TS. Thích Bảo Nghiêm, người đã định hướng và cung cấp rất nhiều tư liệu quý báu để
con hoàn thiện luận văn này.
Cùng với đó, tơi xin chân thành cảm ơn Cư sỹ nghiên cứu độc lập Hán Nôm
Phật giáo Lê Quốc Việt đã hỗ trợ dịch thuật nhiều tư liệu Hán Nôm Phật giáo để tơi có
thể hồn thành cơng trình nghiên cứu của mình một cách thuận lợi nhất.
Tơi xin cảm ơn bạn bè, người thân đã giúp đỡ, khích lệ, động viên tôi trong suốt
thời gian qua.
Cuối cùng, tôi đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã ân cần, tận tâm
hướng dẫn tôi trong suốt q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn.
Do kiến thức chun mơn và kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên luận văn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các
Quý Thầy Cô giáo, nhà nghiên cứu để cơng trình của tơi được hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Sỹ Hưng
(Thích Quảng Nghĩa)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chương 1............................................................................................... 11
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ........................................................................ 11
SƠN MÔN TẾ XUYÊN - BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM ....................... 11
1.1. Sự truyền bá dòng thiền Lâm Tế từ Trung Quốc vào Đại Việt ............ 11
1.2. Sự hình thành sơn mơn Tế Xun – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam ........... 20
Chương 2............................................................................................... 36
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN .................................................................... 36
CỦA SƠN MÔN TẾ XUYÊN - BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM ............... 36

2.1. Khái quát về thế hệ truyền đăng và Tổ đức Danh tăng sơn môn Tế
Xuyên – Bảo Khám ................................................................................ 39
2.2. Vai trị của sơn mơn Tế Xuyên – Bảo Khám đối với Đạo pháp và Dân
tộc, xã hội ............................................................................................. 50
Chương 3............................................................................................... 68
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
PHÁT TRIỂN SƠN MÔN TẾ XUYÊN – BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM . 68
3.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc phát triển sơn môn Tế Xuyên
– Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam .................................................................... 68
3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh
Hà Nam ................................................................................................. 71
KẾT LUẬN ........................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các sơn mơn, tổ đình Phật giáo ln có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Khơng chỉ là cái nơi phát triển có tính cơ sở,
mà khá nhiều các tơng phái Phật giáo được hình thành từ hạt nhân ban đầu là sơn
mơn - tổ đình. Tương tự như các thị tộc lớn, sơn mơn - tổ đình được coi là tộc biểu
cho mỗi tông phái, là ngôi Tổ đường của các Tăng Ni. Sơn mơn - tổ đình với một
thiết chế mang tính thanh quy, ln là nơi xúc dưỡng, đào tạo, tu tập cộng trụ, điều
hành phân bổ ngôi trụ xứ của Tăng, Ni thuộc tơng phái đó. Nếu ngày nay, chức và
quyền năng này thuộc về các ban, ngành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì xưa
kia nó bình phân quyền lực, nửa chi phối bởi Viện Nhã Đạm và Ty Tăng lục, nửa
thuộc các sơn môn – tổ đình ở các trấn phủ.
Cùng với sự phát triển của đất nước cũng như sự tất yếu của lịch sử, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam chính thức ra đời năm 1981, trên cơ sở hợp nhất 09 hệ phái Phật
giáo có mặt ở Việt Nam lúc bấy giờ. Gần 40 năm trôi qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam

cũng như toàn thể tăng ni, Phật tử Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận
trên mọi phương diện thế sự và Phật sự. Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự
phát triển của Tăng đồn ngày một gia tăng mà đội ngũ tăng ni tham gia cơng tác quản lý
hành chính của Giáo hội Phật giáo lại có hạn, nên Giáo hội khơng kiểm sốt, quản lý
được hết mọi mặt trong đời sống sinh hoạt và quá trình tu tập của tăng ni. Một hiện thực
đang diễn ra đó là vai trị của các sơn mơn, tổ đình Phật giáo đang dần mờ nhạt, thậm chí
“bị xóa sổ”; dẫn đến pháp tự, pháp bối trong tơng mơn khơng cịn tn thủ niêm luật của
bài kệ diễn phái, khiến cho ngơi thứ có dấu hiệu bị hỗn loạn. Sự liên kết để tạo ra sự cân
bằng trong đời sống tôn giáo làng xã bị ảnh hưởng và có dấu hiệu bị phá vỡ, nhiều hành
vi, biểu hiện của một số tăng, ni đã diễn ra, đang hiện hữu khơng cịn đúng với thanh quy
của Phật giáo, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám là một trong những sơn mơn, tổ đình nổi
tiếng của xứ Sơn Nam thời xưa. Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển,
sơn mơn, tổ đình này đã có nhiều đóng góp quan trọng cho tỉnh Hà Nam nói riêng,
Phật giáo Việt Nam nói chung. Nhiều tăng ni của Sơn mơn này đã có những cống
1


hiến lớn lao cho Đạo pháp, cho quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, nằm trong bối cảnh
chung hiện nay, các tăng ni trẻ thuộc sơn môn chưa thực sự hiểu một cách đầy đủ,
thấu đáo về sơn môn pháp phái của mình. Đó là một điểm yếu cần được cải thiện.
Cùng với đó, trên phương diện nghiên cứu khoa học, cho tới nay, chưa có một cơng
trình nào nghiên cứu sâu về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Trước thực trạng này,
việc tìm hiểu về sơn mơn Tế Xun – Bảo Khám là việc làm hết sức cần thiết.
Từ những phân tích, lập luận trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Quá
trình hình thành, phát triển của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam”
cho luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo
Việt Nam. Những ai quan tâm, nghiên cứu về Phật giáo dù nhiều hay ít cũng đều

biết đến những bộ “Thiền phả” nổi tiếng, xuất hiện lẻ tẻ ở thế kỷ XIV – thế kỷ XIX
như “Thiền uyển tập anh” của Thông Biện, “Tam tổ thực lục”, “Thánh đăng ngữ
lục”, “Thiền uyển Kế đăng lục” của Tăng thống Như Sơn, “Đại Nam thiền uyển
Truyền đăng lục” của Hịa thượng Phúc Điền… Tác giả Thích Mật Thể với cuốn
sách “Việt Nam Phật giáo sử lược” (Tổng hội tăng ni Bắc Việt, Hà Nội, 1942), tác
giả Thích Minh Tuệ với cuốn sách “Lược sử Phật giáo Việt Nam” (Thành hội Phật
giáo thành phố Hồ Chí Minh, 1993),… đã đóng góp những cơng trình nghiên cứu
Phật giáo Việt Nam dưới góc độ lịch sử. Tác giả Nguyễn Duy Hinh với cuốn sách
“Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999) đi
sâu nghiên cứu Phật giáo Việt Nam dưới góc độ tơn giáo.
Để thực hiện đề tài luận văn của mình, tác giả tập trung khai thác vào những
cơng trình đi trước nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, trong đó tập trung
vào giai đoạn nước ta phân chia Đàng Trong – Đàng Ngồi, những cơng trình
nghiên cứu về các dịng thiền (sau đây gọi chung là các cơng trình nghiên cứu liên
quan đến lịch sử Phật giáo Việt Nam); những cơng trình nghiên cứu về sơn mơn
Phật giáo, đặc biệt chú trọng điền dã khảo sát tư liệu Hán Nơm tại tổ đình Nguyệt
Đường, Hải Thiên – Hồng Ân (chùa Hới), Tế Xuyên – Bảo Khám và mạng lưới các
chùa thuộc quản hạt bởi sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Cụ thể như sau:
2


2.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam
Số lượng cơng trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn
nước ta phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài là khá nhiều. Trong đó phải kể đến
một số cơng trình tiêu biểu sau:
Bộ ba tập sách “Việt Nam Phật giáo sử luận” của tác giả Nguyễn Lang (thiền sư
Thích Nhất Hạnh) là cơng trình cơ bản nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi
nguyên đến hiện đại. Tác giả có cái nhìn thâu tóm khá rành mạch và chuẩn xác, kết hợp
giữa cách viết sử và bình luận lịch sử; giữa xây dựng các mốc biên niên sử truyền giáo
(bao gồm thế thứ các tơng phái) và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các

mốc biên niên sử ấy lại, qua đó tạo thành dáng nét riêng, là linh hồn, bản sắc của Phật
giáo Việt Nam. Tập một của bộ sách xuất bản lần đầu ở Sài Gòn năm 1973 bởi Nhà xuất
bản Lá Bối. Đến năm 1978, tập hai được công bố ở Paris, vẫn dưới danh nghĩa nhà xuất
bản cũ. Tập ba được tác giả hồn thành và cơng bố ở Paris năm 1985. Về sau, có rất
nhiều Nhà xuất bản in lại bộ sách này. Gần đây nhất, năm 2018, với việc tái bản, đưa cả
ba tập sách vào chung một cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận (toàn tập)”, Nhà xuất bản
Văn học đã đáp ứng được nhu cầu tiện ích cho độc giả. Ở một phần của chương 20 và ở
chương 21, tập hai của cuốn sách này, tác giả Nguyễn Lang đã lần lượt viết về thiền sư
Chuyết Chuyết và thiền sư Minh Châu – Hương Hải. Những thông tin về hai vị này có ý
nghĩa đối với tác giả luận văn trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ
biên được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản lần đầu năm 1988 và được tái
bản nhiều lần sau đó là cơng trình tiêu biểu nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Phật
giáo Việt Nam thời kỳ du nhập và Bắc thuộc tới thời kỳ Pháp thuộc và Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Cuốn sách dành phần thứ ba để trình bày về Phật giáo từ thời
Hậu Lê đến thời Tây Sơn (thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII). Tác giả luận văn chắt lọc
được những thông tin cần thiết ở phần thứ ba này để hồn thiện luận văn của mình.
Tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của tác giả Lê Mạnh Thát là bộ sách
được biên soạn một cách cụ thể, chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt Nam qua ba thời kỳ
lớn. Tập một do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1999 trình bày về Phật giáo Việt
Nam ở thời kỳ từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà nước Vạn
3


Xuân. Tập hai do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 cung cấp cho độc giả
về giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời
cho đến cuối đời nhà Trần. Phật giáo từ đầu đời nhà Lê cho tới cận đại được tác giả Lê
Mạnh Thát viết ở tập ba được Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005.
Q trình phát triển của Phật giáo được tác giả nhìn nhận gắn với lịch sử xây dựng và
phát triển đất nước Việt Nam từ xưa đến nay. Mỗi một giai đoạn của Phật giáo Việt Nam

có mỗi nét đặc trưng và một q trình phát triển tất yếu của nó, cung cấp những dữ kiện
quan trọng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài” được coi là một cuốn sách
chuyên khảo về Phật giáo Đàng Ngoài của tác giả Nguyễn Hiền Đức – Cử nhân
Giáo khoa Sử học, Đại học Văn khoa Sài Gịn (1973). Sách bao gồm 12 chương,
trong đó, chương hai viết về Hịa thượng Chuyết Cơng với phái thiền Lâm Tế ở
Đàng Ngoài và chương ba viết về Tổ sư Minh Châu – Hương Hải với sự phục hưng
của phái thiền Trúc Lâm ở Đàng Ngoài. Năm 2006, Nhà xuất bản Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh đã tái bản cuốn sách này với tên “Lịch sử Phật giáo Việt Nam
thời Trịnh Nguyễn phân tranh” và phần “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài” được in ở
tập 1. Đây là nội dung vô cùng quan trọng, cung cấp những tư liệu lịch sử hết sức
quý giá để tác giả luận văn thực hiện được đề tài của mình một cách thuận lợi.
Cuốn sách “Thiền sư và tư tưởng giác ngộ” của tác giả Như Hùng do cơ sở
Chân Nguyên xuất bản năm 1987 là cuốn sách viết về mười vị thiền sư có đóng góp
lớn cho Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiều ghi chép lịch sử bị mất mát do những cuộc
đô hộ xâm lăng của ngoại bang, nhưng tác giả Như Hùng vẫn thu thập và tổng hợp
được những tư liệu q giá để hồn thiện cơng trình nghiên cứu, cung cấp cho độc
giả nhiều thông tin cần thiết về cuộc đời mười vị sư trong lịch sử Phật giáo Việt
Nam. Trong đó, tác giả dành chương ba để viết về thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền
và chương 9 viết về Hương Hải thiền sư. Đây là hai nội dung hữu ích đối với tác giả
luận văn để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Hai tập bộ sách “Tiểu sử Danh tăng Việt Nam thế kỷ XX” của tác giả Thích Đồng
Bổn chủ biên được Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1995 là
cơng trình tiêu biểu thống kê lại tiểu sử, hành trạng của các vị Danh tăng Phật giáo Việt
Nam thế kỷ XX ở từng giai đoạn cụ thể: giai đoạn tiền chấn hưng (1900 – 1930), giai
4


đoạn chấn hưng Phật giáo Việt Nam (1931 – 1950), giai đoạn thống nhất Phật giáo Việt
Nam lần đầu tiên (1951 – 1956), Phật giáo giai đoạn đất nước bị chia đôi (1957 – 1974),

Phật giáo giai đoạn thống nhất đất nước (1975 – 1980), giai đoạn thống nhất Phật giáo
Việt Nam lần thứ hai (1981 – 2000). Trong đó, tác giả Thích Đồng Bồn đã trình bày về
tiểu sử của các Hịa thượng: Thích Dỗn Hài, Thích Trí Hải, Thích Tâm Nguyện, Thích
Tâm Giác ở tập 1; các Hịa thượng: Thích Thiện Bản, Thích Tâm An ở tập 2. Đây đều là
những vị Đại Tổ sư và Đại Danh tăng của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Những nội
dung về các Hịa thượng mà tác giả Thích Đồng Bổn đã nghiên cứu là tài liệu quan trọng
giúp tác giả luận văn hoàn thành chương 2 của đề tài nghiên cứu này.
Bài viết “Sơ lược các dòng thiền Việt Nam” do Nguyễn Hưng biên soạn đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3 năm 2008 là bài viết khái lược những thơng tin
cơ bản về các dịng thiền của Phật giáo Việt Nam như: thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi,
thiền phái Vô Ngôn Thông, thiền phái Thảo Đường, thiền phái Trúc Lâm,… Bên cạnh
đó, bài viết cũng nêu ra một số dòng phái trong phong trào phục hưng Trúc Lâm thời
Lê – Nguyễn với một lượng nhỏ trong đó nói về thiền sư Chuyết Chuyết – Lý Thiên Tộ
là người đã đưa thiền phái Lâm Tế từ Trung Quốc đến Việt Nam. Đây là thơng tin hữu
ích giúp tác giả luận văn có những cơ sở đầu tiên để tìm hiểu và thực hiện đề tài.
2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về sơn mơn, tơng phái Phật giáo ở
Việt Nam
Cho đến nay, vấn đề sơn môn Phật giáo ở Việt Nam còn chưa được nhiều nhà
nghiên cứu chú ý khai thác. Tác giả luận văn tổng hợp được một số cơng trình sau đây:
Ngay từ những năm giữa thế kỷ 20, trước thực trạng nhiều yếu kém của sơn mơn
Huế lúc bấy giờ, tác giả Thích Mật Thể đã viết tác phẩm “Lời yêu-cầu của một đồn-thể
thanh-niên tăng-già về vấn-đề cải-tổ sơn-mơn Huế” để chỉ ra những khuyết điểm lớn của
sơn môn Huế hiện thời và đưa ra những quan điểm cá nhân đối với việc cải tổ sơn mơn
này. Điều đó chứng tỏ việc chú trọng duy trì, phát triển các sơn mơn Phật giáo ở Việt
Nam thật sự quan trọng, đã được đề cập đến từ rất sớm. Tài liệu này của tác giả Thích
Mật Thể đang được bảo quản, lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Việt Nam dưới dạng
microform – bản sao thu nhỏ của tác phẩm được in bởi Bibliothèque Nationale, Paris
năm 1987. Đây là tư liệu cần thiết đối với tác giả luận văn để thực hiện đề tài.

5



Đề tài khoa học mã số ĐT.14/14 do Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì nghiên
cứu với tên đề tài “Quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tổ chức, hệ phái,
sơn môn Phật giáo và công tác quản lý nhà nước” hồn thành năm 2015 là một
cơng trình nghiên cứu về sơn mơn Phật giáo Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà
nước. Đề tài đã lần lượt triển khai các nội dung: (1) Tổng quan về tổ chức, hệ phái,
sơn môn Phật giáo Việt Nam; (2) Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Giáo hội
Phật giáo Việt Nam với các tổ chức, hệ phái, sơn môn Phật giáo Việt Nam từ năm
1981 đến nay; (3) Nêu rõ những vấn đề đặt ra để từ đó có những khuyến nghị đối
với cơng tác quản lý nhà nước trong mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam
với các tổ chức, hệ phái, sơn môn Phật giáo. Các nội dung này giúp cho tác giả luận
văn có những nhìn nhận về sơn mơn từ một góc nhìn khác.
Cuốn sách “Các bài học Phật” của tác giả Phúc Trung – Huỳnh Ái Tông
(Phật lịch 2555) là tài liệu lưu hành trong giới học Phật với những nội dung cơ bản
về Phật học. Cuốn sách gồm ba phần. Phần 1: Đại cương; Phần 2: Giáo lý căn bản;
Phần 3: Thực hành. Trong đó ở phần 1, tác giả đã dành một mục để giới thiệu về
các tông phái chính của Phật giáo tại Việt Nam, bao gồm: Thiền tông, Tịnh độ tông,
Mật tông, Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo khất sĩ Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo.
Dòng Lâm Tế được tác giả trình bày nằm trong phái Thiền tơng. Nghiên cứu cuốn
sách này giúp tác giả có thêm tư liệu để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu đề tài.
Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học năm 2017 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ
Trung ở tỉnh Nam Định” của tác giả Trương Văn Hưởng (Thích Giác Hưởng) là cơng
trình hiếm hoi nghiên cứu về một sơn mơn của Phật giáo ở Việt Nam. Luận văn bao
gồm hai chương. Chương 1 nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển của sơn môn
Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định. Chương 2 phân tích vai trị
của sơn mơn này đối với Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội và một số định hướng
phát triển của sơn môn hiện nay. Tác giả luận văn kế thừa những nghiên cứu về sự
truyền bá dòng thiền Lâm Tế ở Việt Nam và tư tưởng của dòng thiền Lâm Tế mà tác

giả Trương Văn Hưởng đã nghiên cứu, tổng hợp từ các cơng trình trước đó.
Giáo trình giảng dạy mơn học “Lịch sử các tơng phái Phật giáo Việt Nam”
của Học viện Phật giáo Việt Nam (tài liệu lưu hành nội bộ) bao gồm ba phần chính
6


lần lượt giới thiệu về Phật giáo Nam tông Việt Nam; Phật giáo Bắc tông Việt Nam
và Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Nội dung các tông phái sau thời Trần: Lâm Tế, Tào
Động, Mật tông, Tịnh độ tông nằm ở phần hai của giáo trình đã cung cấp cho tác
giả những kiến thức cơ bản về phái Lâm Tế để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Bài viết “Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên lấy hệ phái sơn môn làm nền
tảng” của tác giả Lê Minh đăng trên Website Phật tử Việt Nam năm 2012 là bài viết
đưa ra quan điểm “Hệ phái và sơn môn là nền tảng và là cơ sở của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam chứ khơng phải là cấp hành chính đạo như hiện nay”. Tác giả đã
trình bày hồn cảnh ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; phân tích những kết
quả, thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại và yếu kém của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam sau 30 năm; để từ đó đưa ra ý tưởng về việc xây dựng mơ hình tổ chức
cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam bảo đảm đạo pháp được xương minh, đặt ra yêu
cầu cấp thiết phải củng cố lại các sơn môn, hệ phái nhằm giải quyết mối quan hệ
giữa sơn mơn, hệ phái với Giáo hội một cách hài hịa. Qua bài viết này, tác giả có
những nhìn nhận để triển khai các nội dung ở chương 3 luận văn.
2.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về sơn mơn Tế Xuyên – Bảo Khám
Theo tác giả khảo sát tình hình nghiên cứu từ trước tới nay, gần như chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về sơn mơn Tế Xun – Bảo Khám một cách cụ thể, bài
bản mang tính khảo cứu, học thuật. Tác giả tổng hợp được các tài liệu hữu ích sau:
Bài viết “Tổ đình Tế Xun, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo” của tác
giả Anh Văn đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5 năm 2017 là bài viết khái
quát về tổ đình Tế Xuyên và nêu các vị Lịch đại Tổ sư, đại Tổ sư – Hịa thượng trụ trì,
Tổ sư – Danh tăng của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Bài viết này cung cấp cho tác
giả luận văn những thơng tin cần thiết để có hướng triển khai nội dung ở chương 2.

Bài viết “Lễ Phật đản 70 năm trước tại sơn môn Tế Xuyên, Bảo Khám, Hà
Nam” của tác giả Nguyễn Kim Liên đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3
năm 2018 là bài viết chủ yếu thuật lại sự kiện Lễ Phật đản đã được sơn môn tổ chức
long trọng từ những năm 1938, chứ khơng nghiên cứu dưới góc độ học thuật. Tuy
nhiên, bài viết của tác giả đã góp phần khẳng định sự tồn tại của sơn môn và Lễ
Phật đản năm xưa là điểm nhấn trong hoạt động của sơn mơn để hậu thế có thể biết
đến những dấu vết lịch sử quan trọng ấy.
7


Bài nghiên cứu với tên gọi “Hương Hải thiền sư và chùa Nguyệt Đường” của tác
giả Lê Quang Chắn cùng với một số bài phát biểu của Hịa thượng Thích Bảo Nghiêm –
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong các ngày lễ trọng của
sơn môn như bài phát biểu trong Lễ Kỷ niệm 80 năm ngày tổ thứ ba viên tịch và Lễ
Khánh thành Tổ đường Tế Xuyên – Bảo Khám, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam năm 2006; bài phát biểu về “Hịa thượng Thích Trí Hải với sơn mơn Tế Xuyên –
Bảo Khám, Hà Nam và Bồ Đề Thiên sơn cổ tích tự, Hà Nội” nhân kỷ niệm 28 năm ngày
viên tịch của cố Đại lão Hịa thượng Thích Trí Hải – bậc danh tăng của Phật giáo Việt
Nam thế kỷ XX đã giúp tác giả có thêm những dữ liệu để thực hiện cơng trình này.
2.4. Nhóm tư liệu Hán Nơm tại tổ đình Tế Xun – Bảo Khám và mạng
lưới các chùa thuộc quản hạt bởi sơn môn này
Hầu hết hệ thống tư liệu Hán Nôm từ văn bia chùa, tháp, khoa cúng Tổ, tựa
bạt kinh sách tại các chùa thuộc phạm vi liên quan đến đề tài được coi là “văn bản
đáy” phục vụ cho nghiên cứu này. Rất tiếc, ngồi Hồ thượng Thích Bảo Nghiêm
và Cư sỹ nghiên cứu độc lập Hán Nôm Phật giáo Lê Quốc Việt ra, còn lại chưa từng
được học giới lưu tâm nghiên cứu đúng mức. Mảng tư liệu Hán Nôm này là cơ sở y
cứ khoa học không thể thiếu cho đề tài nghiên cứu của tác giả. Đây cũng đồng thời
là phần đóng góp căn bản của luận văn.
Như vậy, có thể khẳng định lại lần nữa, cho tới khi tác giả tiến hành thực
hiện đề tài luận văn của mình, chưa có tác giả nào nghiên cứu chun sâu và cơng

bố một cơng trình nào về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam, đặc biệt
mảng tư liệu Hán Nôm thuộc khoa nghi lưu hành nội bộ. Những cơng trình của các
tác giả, nhà nghiên cứu đi trước đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng để tác giả luận
văn có thể tham khảo; đồng thời giúp cho tác giả nhận thấy những vấn đề đã được
nghiên cứu, những vấn đề chưa được nghiên cứu để từ đó xác định những nội dung
luận văn cần tập trung làm rõ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu để làm rõ quá hình thành, phát triển của sơn môn
Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam, vai trị của sơn mơn đối với Đạo pháp và Dân
8


tộc, xã hội; từ đó chỉ rõ những vấn đề đặt ra hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển sơn môn này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu lịch sử hình thành sơn mơn Tế Xun – Bảo
Khám ở tỉnh Hà Nam;
Thứ hai, luận văn trình bày q trình phát triển của sơn mơn Tế Xun – Bảo Khám;
Thứ ba, luận văn làm rõ vai trò của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám đối với
Đạo pháp và Dân tộc, xã hội;
Thứ tư, luận văn chỉ rõ những vấn đề đặt ra hiện nay và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám
ở tỉnh Hà Nam từ khi ra đời cho đến nay (năm 2018).

Về phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về sơn môn Tế Xuyên – Bảo
Khám ở tỉnh Hà Nam nói riêng và Thiền phái Lâm Tế Nguyệt Đường nói chung.
Về phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển
và vai trị của sơn mơn Tế Xun – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam; những vấn đề đặt ra
hiện nay cùng một số giải pháp nhằm phát triển sơn môn này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận văn căn cứ vào các tài liệu có tính chất lịch sử như: văn bia
chùa, tháp, hoành liễn, khoa cúng Tổ, Giới điệp, Thanh quy, Quy ước cùng kinh
sách được khắc in bởi sơn môn pháp phái.
Ngồi ra, tác giả luận văn cịn tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các
cơng trình nghiên cứu khoa học đã được cơng bố có nội dung liên quan đến đề tài.

9


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận sử học, phương pháp nghiên
cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
Cùng với đó, tác giả luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
tham khảo ý kiến chuyên gia để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Từ việc nghiên cứu đề tài này, luận văn góp phần cung cấp tài liệu về q
trình hình thành và phát triển của sơn mơn, vai trị của sơn môn, xác định những vấn
đề cần lưu ý cho sự phát triển của sơn môn Phật giáo Tế Xuyên – Bảo Khám nói
riêng, các sơn mơn khác của Phật giáo Việt Nam nói chung.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy và đào
tạo Tăng, Ni tại các cơ sở giáo dục – đào tạo Phật giáo; phục vụ cho hoạt động
nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý tôn giáo ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
luận văn bao gồm 3 chương, 6 tiết.

10


Chương 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
SƠN MƠN TẾ XUN - BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM
1.1. Sự truyền bá dòng thiền Lâm Tế từ Trung Quốc vào Đại Việt
Việt Nam có đường biên giới phía Bắc giáp với phía Nam Trung Quốc. Từ lâu,
hai nước đã có quan hệ chặt chẽ qua những khía cạnh lịch sử, ngoại giao, văn hóa và cả
tôn giáo, nhất là Phật giáo Đại thừa (Bắc truyền). Hầu hết kinh điển của Phật giáo được
dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán và truyền vào Việt Nam qua những lần thỉnh trao Đại
Tạng kinh từ thời Đinh đến thời Trần [30]; hay trong 05 phái Thiền của Trung Hoa
[11] thì có 02 phái (Lâm Tế và Tào Động) có ảnh hưởng lớn đối với bản đồ phát triển
Phật giáo Đại Việt. Từ khởi nghĩa của Lý Tự Thành đánh sập hậu tẩm nhà Minh vào
năm 1630 và chừng hơn 10 năm sau, khi người Mãn đánh bại khởi nghĩa Lý Tự Thành,
toàn chiếm Trung Hoa và thiết lập lên triều đại Mãn Thanh thì cũng là lúc Thiền tơng
Lâm Tế theo dịng kệ của Thiền sư Đột Khơng Trí Bản (1381 - 1449) - Mơn nhân
truyền pháp Lâm Tế đời 25 ở chùa Phổ Minh núi Long Tiêu huyện Kiềm Dương,
Trung Quốc được biệt truyền sang Đàng Ngoài nước Đại Việt. Dẫn theo cuốn “Kiềm
Dương Phật giáo lược sử” do Thiền sư Tâm Chiếu Bất Tuyên soạn thì bài kệ truyền
pháp của Thiền sư Đột Khơng Trí Bản gồm 48 chữ, mỗi chữ tương ứng với một đời,
được các Thiền sư đi trước dùng để đặt tên cho đệ tử của mình, gọi là “Tự bối”. Nội
dung của bài kệ truyền thừa được Cư sỹ nghiên cứu độc lập Hán Nôm Phật giáo Lê
Quốc Việt dịch và Hịa thượng Thích Bảo Nghiêm hiệu đính, cụ thể như sau:
“Trí Tuệ Thanh Tịnh

Dịch nghĩa: “Trí Tuệ Sáng Trong


Đạo Đức Viên Minh

Đạo Đức Sáng Trịn

Chân Như Tính Hải

Biển Tính Chân Như

Tịch Chiếu Phổ Thông

Lặng Chiếu Khắp Cùng

Tâm Nguyên Quảng Tục

Nguồn Tâm Rộng Tiếp

Bản Giác Xương Long

Gốc Giác Hanh Thông

Năng Nhân Thánh Quả

Siêng Trồng Quả Thánh

Thường Diễn Khoan Hoằng

Thường Bày Không Môn

Duy Truyền Pháp Ấn


Chỉ Truyền Pháp Ấn

Chứng Ngộ Hội Dung

Chứng Ngộ Hội Dung
11


Kiên Trì Giới Định

Gắng Gìn Giới Định

Vĩnh Kế Tổ Tơng”

Nối Mãi Tổ Tông”

Khi cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành diễn ra, có rất nhiều tu sĩ Phật giáo thuộc
Thiền tông Lâm Tế ôm ấp lý tưởng “phản Thanh phục Minh” đã né tránh chính sách đàn
áp của nhà Thanh, chấp nhận hạnh nguyện Đầu đà sống lưu vong bằng việc theo chân di
dân hoặc thương thuyền tỵ nạn đến Đại Việt, Chiêm Thành và Chân Lạp để truyền bá Phật
giáo và định cư tại đây. Hai trong số những nhóm Thiền sư người Hoa tiêu biểu thuở ấy
được “Ấn Phật tâm tông” (Sa di Minh Hành Tại Tại biên soạn) và Hương Hải Thiền sư
Ngữ lục (Tăng thống Chân Lý biên soạn) nhắc đến có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Lâm
Tế Đàng Ngồi, đó là nhóm Thiền sư Viên Văn Chuyết Chuyết, Minh Hành Tại Tại, Minh
Huyễn Liễu Nhất và nhóm Thiền sư Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm.
Sau đây, luận văn sẽ công bố và dịch toàn văn phần “Tổ sư xuất thế thực lục”
ghi chép về Kiều tăng Viên Văn Chuyết Chuyết và phần khảo thuật về Thiền sư
Viên Cảnh Lục Hồ và Viên Khoan Đại Thâm với dòng thiền Lâm Tế ở Đàng Ngồi
và trình bày vài nét khái qt về tư tưởng của dòng thiền này.

1.1.1. Hành trạng Thiền sư Viên Văn Chuyết Chuyết và khảo thuật về Thiền sư
Viên Cảnh Lục Hồ và Viên Khoan Đại Thâm với dòng thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài
Theo phần “Tổ sư xuất thế thực lục” đặt đầu sách được mang dưới hai tên “Chuyết
Chuyết Tổ sư ngữ lục” (Tập 1, 2, 3, chùa Tây Am tàng thư) và “Ấn Phật tâm tông” (Tập 4,
5, 6 đã thất truyền, tàn khuyết tập 7, 8, 9 am Chân Thanh tàng thư, tập 10, 11, 12 lưu ở Thư
viện Viện Sử học) - sách được đệ tử Sa di Minh Hành biên tập và khuyên giáo khắc in bởi
Công chúa Diệu Thiện vào quãng năm 1647 tại chùa Phật Tích cho hay:
“Tổ sư họ Lý, tên húy là Viên Văn, hiệu là Chuyết Chuyết, người Tiệm Sơn, Hải
Chừng, Thanh Chương, Mân Điện (nay là Phúc Kiến, Trung Quốc). Ông nội tên húy là
Kiều, bố tên là Nhược Lâm. Mẹ là Sái thị nằm mơ thấy từ nách mọc ra bơng sen vàng mà có
thai Sư, liền 3 năm mới sinh nên đặt tên là Tân Liên (từ cổ chưa từng có ai chửa 3 năm nên
gọi là “Tân”, theo điềm trong mộng mà đặt là “Liên”). Sư sinh nhằm giờ Sửu ngày mùng 2
(Giáp Tuất) tháng 2 (Kỷ Mão) năm Canh Dần niên hiệu Minh - Vạn Lịch thứ 17 (1590). Sư
5 tuổi (1594) thì mất mẹ, 7 tuổi (1596) thì mất cha, ơng mới dắt sư sang nhờ thím ni
dưỡng. Sư ấu thơ đã thơng minh dĩnh ngộ, đến tuổi đội mũ thì bác thơng kinh sử, mải học tới
mức tổn hại đến thần khí, sư thường lui vào trong chùa Tiệm Sơn yên tĩnh đọc sách. Có vị
12


hành giả thấy sư ho ra máu, liền đem chuyện thưa với Trưởng lão, Trưởng lão nghe nói thì
động niềm từ bi, liền tới coi rồi hỏi: “Thư sinh làm gì mà ra nơng nỗi này?” Sư đáp: “Mải
học”. Trưởng lão lại hỏi: “Thế rốt cuộc học để làm cái gì?” Đáp: “Giúp vua cứu dân”.
Trưởng lão nói: “Lành thay! Lành thay! Đó thực là chí ngút trời, nhưng chẳng qua cũng vẫn
là ham muốn danh lợi, há lại chẳng muốn ngó tới cái “bản lai diện mục” của sống chết sao!”
Sư vẫn chưa hiểu, Trưởng lão bèn sai hành giả đem ra một cái trống tiểu cho sư xem.
Trưởng lão nói: “Trống này mặt bịt bằng da trâu, thân thì bằng gỗ khơ, bên ngồi thân thì
mảy may chẳng có một vật gì, mà bên trong thì bản thể rỗng khơng. Trước khi gõ thì làm gì
thấy danh tiếng, nhưng sau khi gõ thì danh tiếng liền theo Nghiệp mà nảy sinh. Danh tiếng
chẳng qua một thời, còn nghiệp nát kia theo muôn thuở mà chẳng tan, vậy cái danh tiếng đó
từ đâu mà ra?” Thư sinh biết mà khơng nói được ra, được lát thì đại ngộ, thấy những thứ xưa

nay chẳng phải là chân tính, danh tiếng là thứ khơng thực, liền nói:
“Cơng danh cái thế thị hư đản
Thế vọng đẳng thiên tăng nghiệp tập
Văn chương quán thế tương lang hổ
Danh dự nhập nhĩ tự phi nhăng”
Dịch nghĩa:
“Công danh trùm đời đều hư huyễn
Quyền thế ngang giời thêm trái oan
Văn chương lừng lẫy sói lang
Tiếng tăm nghe tựa như phường ruồi bâu”
Liền bỏ Nho theo Phật, nghiền ngẫm yếu chỉ Vô sinh, luận bàn phép Tối
thượng thừa. Tham thiền được mấy tháng thì ơng và thím hay tin, tỏ ra thương cảm
vơ cùng, liền tìm đến chùa khuyên nhủ và muốn đưa sư về. Liệu biết có cái ý khơng
thể vãn hồi được, vì thế mà thầy trò ngầm bàn chạy sang am Bồ Đề chùa Nam Sơn,
ngay trong đêm lên yết kiến Trạng nguyên tăng Đà Đà Pháp sư. Đà Đà thấy sư là
người kỳ lạ, lịng thầm mến liền nói với Trưởng lão tăng rằng: “Ngày sau ta nên
tránh người này, người này hơn ta trăm lần”. Liền trao cho sư yếu chỉ tâm tông, mỗi
ngày càng thêm tỏ ngộ. Ngày đản Mậu Thân năm thứ 35 niên hiệu Vạn Lịch nhà
Minh (1608), sư thụ Tỷ kheo 250 giới vơ tướng, giữ 84.000 cửa bí mật.
13


Sư vân du mười phương, theo duyên mà hóa độ cho người. Đến nước Cổ Miên,
Quốc vương lễ sư bằng thầy, các bậc đại thần đều cung kính quy y, nhưng khổ nỗi dân
nước đó hay bị cá sấu làm hại. Một sớm, vua cùng sư đi đuổi cá sấu, sư vốn từ bi, không
nỡ giết hại. Liền viết một bài sớ văn, ném xuống giữa dòng, cá sấu theo đó mà bỏ đi. Từ đó
về sau, dân khơng cịn bị khốn khổ nữa, người trong nước ai cũng tụng ơn, sư theo đó mà
hoằng dương Phật pháp, rộng độ chúng sinh được 16 năm thì làm kệ xin cáo từ về nước.
Vua xem kệ, ân cần lưu giữ, thấy sư một mực muốn về, vua bèn đặc ân tiễn đưa, quan liêu
văn võ đại thần tiễn sư bằng vàng bạc đầy mấy gánh nải, sư tơ hào không lấy. Bỗng có một

thiện nam lấy trong tay áo ra một gói bạc khoảng trăm lạng dâng lên, sư nói: “Lành thay!
Lành thay! Số bạc này là lộ phí giúp ta vượt qua mấy ngàn dặm đây!” liền nhận.
Về đến quê nhà, thím mở ra xem thấy trong túi nải khơng có gì ngồi lá Bối đựng
đầy ở trong. Từ đó mà phẩm giá lừng thiên hạ, tiếng tăm vang khắp cõi, văn thân đại phu
khơng ai là khơng đem lịng ngưỡng mộ, mỗi khi chụm đầu bàn chuyện không ai là khơng
ví “như ơng Chuyết”. Sư đúng là cái “bát qúy của Thiền tông, rường cột của Phật pháp”.
Ở lại nước khơng lâu thì mn dun hội đủ ở vườn Kỳ, sư bèn cáo từ chúng quan
bạn rằng: “Kẻ sỹ mà lưu luyến ở lại thì khơng đáng gọi lại kẻ sỹ!” Liền vượt biển sang
chơi đất Quảng Nam, Thuận Hóa. Tiến lui chừng 7, 8 năm nói pháp giúp người, chúng
sinh đều được lợi lạc, kẻ phú hào theo sư như đi chợ. Sư đi khất thực ở Hàn Than, Cổ
Bảng thì gặp Minh Hành, sư cho là kỳ lạ, cho là của báu, liền đem Tâm pháp không hai
trao truyền cho. Bỗng có thương gia giàu có ở đất Đông Đô là Nguyễn Tề thỉnh sư ra Bắc
làm lễ cầu siêu cho cha mẹ. Sư ngầm bàn với mọi người rằng: “Đó khơng phải việc của
bọn ta, nhưng muốn khai quyền hiển thực thì khơng thể khơng đi”. Liền cùng đồ chúng
cùng lục tục ra Bắc tìm đến nhà Tề, nhưng Tề không may phạm tội nên không được tha.
Thầy trò bèn đi khất thực, được vài tháng thì mới gặp Trưởng giả Cấp Cơ Độc.
Đương thời có Đức bà là Lão cung tần giàu có mà tin Phật xin theo sư học
đạo, ba cô con gái xin được quy y. Khơng lâu thì lại có em trai Thanh vương Trịnh
Tráng là Dũng Lễ công Trịnh Khải hâm mộ Thiền học của sư, liền sai người rước
sư đến phủ. Qua vài câu hỏi đáp, Khải biết sư là người thấu triệt huyền vi, biện tài
vô ngại, liền vái sư làm thầy, chắp lễ theo làm đệ tử. Khải tuy u trọng sư hết mực,
nhưng đơi chỗ vẫn cịn nghi ngờ đạo pháp, mới đem tục tình ra thử mà roi vàng bất
14


động, không nhiễm mảy bụi, trải qua mấy tháng vẫn nguyên như cũ, Khải cho là
bậc dị nhân, liền cho con gái theo sư xuất gia.
Từ đó, bốn phương kéo đến như mây đùn, rước sư về ngôi cổ sái của nhà Lý
ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Xưa kia, vua Lý bỏ ngôi cao xuống ngồi chỗ thấp
khiến việc Tam bảo rạng rỡ, điện các tráng lệ, lấy vàng xếp làm đàn, gạch rồng rải

kín đất, tạc đá thành các tượng trâu, ngựa, voi, sư tử, hổ báo. Quần thần có tâu lên
rằng: “Ngơi chí tơn bỏ giàu mà xuống ở nghèo, chẳng phải là quá xa xỉ sao!” Vua
đáp: “Rường cột vững trãi, ngói gạch kiên cố, trong thì trang trí văn vẻ, ngồi thì
trồng cây râm mát, là cốt để sau này có bậc Nhục thân Bồ tát đến chùa diễn thuyết
phép Tối thượng thừa, cứu độ vô lượng chúng sinh mà thôi!”
Sư vào chùa, thấy đất báu khác lạ, thế núi trót vót, gạch điêu gỗ khắc chữ
“Lý” trùng với họ sư, liền nói: “Chẳng phải Vua là bậc chuyển thân đó ư! Sao có sự
trùng hợp khéo đến vậy!” Từ đó Hồng thượng, Hậu phi, Vương công, Cung tần, Tể
quan, Sỹ dân, Tăng ni, đạo tục đồ chúng ngày một đông. Lại được đội ơn đức Chúa
Thái thượng Thanh vương là bậc Thánh nhân sẵn đủ sáng suốt, tâm tính thích làm
việc thiện, ban danh cho sư là Tổ, gồm trải cả danh sơn trong bốn trấn, dấu Phật
được trùng hưng không thể đếm xiết, người đi theo đến mấy trăm, đắc pháp đến
mấy chục, cịn hàng thấy nghe mà giác ngộ thì đến nửa nước.
Năm Q Mùi (1643), Tổ muốn tính chuyện Hóa thành, đại chúng khẩn thiết
níu Tổ ở lại quá ba, người chặt ngón tay có hai. Tổ bèn dừng gót ở chùa Khán Sơn ở
Tây thành Thăng Long, vì Hồng Thái hậu mà diễn thuyết mật nghĩa của kinh Kim
Cương. Sau đó lấy cớ có bệnh về an thiền ở chùa Ninh Phúc, Thái hậu khẩn khoản
lưu giữ nhưng Tổ khơng ở, nói rằng:
“Hữu bệnh thả quy Ninh Phúc ẩn
Vơ dun bất hội Khán Sơn xn”
Dịch nghĩa:
“Có bệnh thì về Ninh Phúc ẩn
Vô duyên không gặp Khán Sơn xuân”
Tháng Sen năm Giáp Thân (1644), Tổ ở chùa Long Ân giảng kinh Niết Bàn.
Công khanh cùng các huynh đệ thỉnh Tổ cầu đảo, Tổ đáp lại bằng một nụ cười, rồi
15


cầm bút viết vài câu để mọi người hay. Tổ nói: “Ta đến đây đã hơn 10 năm, nhọc
miệng khuyên người dốc lịng tu hành, các người chớ để bóng câu lướt qua khe cửa.

Sống chết luôn là việc lớn, vơ thường kéo đến rất nhanh, đừng nên coi đó là chuyện
đùa phiếm! Sau tiết lập Thu, thì đến tìm ta ở dưới núi Bắc.” Lúc đó, Thượng thủ
Minh Hành cũng lấy cớ có bệnh lui về chùa Khán Sơn. Các đức bà ai cũng bỏ vàng
bạc dựng am an trí để báo đền cái đức, để nêu cao cái hạnh thiện của Tổ.
Ngày mùng 6 tháng 7 cùng năm, Tổ sai người quẩy dép vào trong cung mật
báo việc về Tây, tất cả đều không hiểu. Sáng ngày mùng 8, bơi thuyền về chùa Ninh
Phúc ở Kinh Bắc. Minh Lương cung kính tới vấn an, Tổ lấy kệ đáp rằng:
“Thân như mộng huyễn hữu đồng vô
Vạn mộc Xuân vinh, Thu phục khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
Cùng lúc Chưởng giám Đô đốc đồng tri Dĩnh Quận công đến hỏi Tổ về yếu
nghĩa kinh Niết Bàn. Ngày 11, Tổ pha nước thơm tắm gội, đích tay cầm bút viết lời
trao truyền y bát. Tổ lệnh cho đệ tử Thượng thủ là Minh Hành nắm giữ đại giáo bên
trong, truyền đèn nối rạng. Cho Hồng Thái hậu là Mẫu nghi của đạo tràng trơng
coi việc hộ pháp bên ngồi. Dặn dị quan hầu trong cung cùng đại chúng đeo tang
khơng được gào khóc, nếu khóc thì khơng phải là đệ tử của Tổ.
Nửa đêm ngày Rằm, Tổ ngồi ngay ngắn mà thị tịch. Lúc đó trời trong trăng
sáng, đuốc rạng hương nồng, mơn đồ cùng niệm danh hiệu Phật tới mức giao động
cả pháp khí, mơn nhân đau xót đem khám dấu vào chỗ tối nhà sau. Chỉ thấy mùi
hương lạ tỏa khắp nhà, hơn tháng vẫn không tan. Nhân dân trong bốn trấn hay tin
đau xót hơn cả mất cha mẹ, người đến trở tang không biết đến bao nhiêu ngàn, kẻ
tụng ơn đến viếng đều không quản trở trăm dặm mà đến.
Đêm ngày mùng 1 đến ngày mùng 6 tháng 4 năm sau, Tổ ứng mộng nói với Cư
sỹ Thể Chân rằng: “Giời nóng ghê! Ta muốn ra ngồi chơi để tắm”. Thể Chân mới đem
lời tâu lên Thượng thủ Minh Hành Tại Tại rằng: “Thầy ta muốn ra khỏi khám đấy!”
Đến ngày mùng 8, mở khám, thấy Tổ ngồi nghiêm như cũ, dung mạo vẫn
trịn đầy đoan chỉnh, khơng một chút hao gầy. Môn nhân tới đỉnh lễ vui mừng khôn
16



xiết, rồi tắm cho Tổ trong ngày. Người đời hay chuyện, đều cho rằng: “Đến nay mới
được gặp Phật thật”. Các đức bà trong Nội cung, Vương phủ gom tiền dựng tháp thì
đúng gặp lúc rồng thiêng biến hóa, cờ xí lay động. Thượng thủ Minh Hành ngầm
đem chân tướng của Tổ dấu ở chùa Khánh Quang, đến khi thái bình thì lại rước về
chùa Ninh Phúc, an táng ở trong tháp báu.
Tổ ở Đông Đô 12 năm, sống trên đời hơn 19.890 ngày. 15 tuổi xuất gia, 19
tuổi xuống tóc, nói pháp độ người 33 năm. Nay đem những lời Tổ đã tùy nơi giáo
hóa chép ra sau đây, giúp hậu học thấy được gan phổi của Tổ vậy!” [14].
Sau khi Chuyết Chuyết viên tịch thì pháp mạch được truyền trao cho nhóm
pháp tử chữ “Minh” gồm kiều tăng Minh Hành Tại Tại (1595 – 1659), Minh Huyễn
Liễu Nhất (1603 – 1686), Minh Như Vân Phong (? - ?), Minh Nghĩa Vô Trước (? ?), Minh Lương Mãn Giác (? – 1675), Minh Tồn Vơ Niệm (? - ?), Minh Tính Hội
Thơng (? - ?)... ở các chùa thuộc Trung đô và bốn trấn. Tuần tự pháp tự truyền đến
hàng chữ “Chân” mà Thiền sư Tuệ Đăng Chân Nguyên (1647 - 1726) được coi là
thạch trụ của Thiền gia Đại Việt nửa cuối thế kỷ 17, đồng thời có sức ảnh hưởng rất
lớn đối với mệnh mạch Phật giáo tới hết thời Nguyễn.
Dẫn theo cuốn “Hương Hải Thiền sư ngữ lục” (truyền bản Sùng Khánh, Lý
Nhân, Hà Nam) có đề cập khá mờ nhạt đến hai vị Thiền sư người Hoa là Viên Cảnh
Lục Hồ (? - ?) và Viên Khoan Đại Thâm (? - ?). Hai vị Thiền sư này có mặt ở Quảng
Trị, Thuận Hố (Đàng Trong) chậm hơn so với nhóm Thiền sư Viên Văn Chuyết
Chuyết chừng một thế hệ - tức vào quãng chừng nửa cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Họ
kế tiếp hạnh nguyện du phương đầu đà của Viên Văn và Minh Hành, đồng thời mở
cửa cho những đợt du nhập Thiền tông Lâm Tế và Tào Động vào Đàng Trong về sau
của các vị như Thiền sư Giác Phong (? – 1714), Thiền sư Nguyên Thiều (1648 –
1728), Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán (1633 – 1704). Cũng vẫn dẫn theo bộ “Ngữ
lục” này thì Thiền sư Minh Châu Hương Hải sinh năm 1628, mất năm 1715. Trước
khi xuất gia vào năm 1652, sư từng “chấp đệ tử lễ” đến quy y và tham vấn Thiền tông
với hai vị Thiền sư Viên Cảnh Lục Hồ và Viên Khoan Đại Thâm. Nói cách khác,
Viên Cảnh Lục Hồ và Viên Khoan Đại Thâm có tác động khơng nhỏ đến sự trưởng
dưỡng tên tuổi của Thiền sư Minh Châu Hương Hải sau này ở Đàng Ngoài.

17


Tựu chung, hai nhóm Thiền tơng Lâm Tế mà nhân vật đại biểu đều cùng pháp tự
chữ “Viên”, người trước người sau, trước thì Bắc truyền sang Nam, sau thì Đàng Trong
tiến ra Đàng Ngoài theo một căn, cơ, duyên, xứ nhất định của mỗi nhóm. Vơ hình chung
hợp lưu để rồi hai dịng Thiền tơng Lâm Tế và Tào Động kiêm hành thiên hạ, tạo ra một
cuộc thay da đổi thịt cho Phật giáo Đại Việt Đàng Ngoài. Từ đây, đèn Thiền lại được nối
sáng, mạch Pháp lại mãi tuôn trào lan toả từ Trung đô đến các trấn trại.
1.1.2. Vài nét khái quát về tư tưởng dòng thiền Lâm Tế
Thiền phái Lâm Tế xuất hiện vào thời nhà Đường với vị khai tổ là Lâm Tế Nghĩa
Huyền (? – 867). Tư tưởng của Lâm Tế về sau phát triển mạnh ở Trung Quốc, rồi lan
truyền ra các nước lân cận. Đầu thế kỷ XI, Lâm Tế phân chia thành hai phái Dương Kỳ
Phương Hội và Hoàng Long Tuệ Nam, sau đó phái Dương Kỳ tự xưng là Lâm Tế chính
thống, cịn phái Hồng Long suy yếu. Lâm Tế được truyền vào Việt Nam ở cả Đàng
Trong và Đàng Ngoài và đều thuộc truyền thừa phái Dương Kỳ [19]. Để nắm bắt được tư
tưởng thiền phái Lâm Tế, điều trước tiên là phải thông qua cuộc đời và hành trạng của ngài
Hoàng Bá Hy Vận – Bổn sư của ngài Lâm Tế. Tinh túy thiền Lâm Tế là những cơng án
của ngài Hồng Bá Hy Vận với những pháp truyền Tâm, ở trong hai tác phẩm “Hoàng Bá
Thiền sư truyền tâm pháp yếu” và “Lâm Tế ngữ lục” của Thiền sư Tuệ Chiếu, thuộc Lâm
Tế ở Trấn Châu. Điều đặc biệt của dòng Lâm Tế là hành pháp theo “Tứ liệu giản”, công
thức phân biệt và chọn lựa từng cấp bậc nhận thức nhìn theo chủ thể và khách thể.
Phật tính luận của Phật giáo Đại thừa là cơ sở lý luận quan trọng nhất của Thiền
tơng nói chung và của dịng thiền Lâm Tế nói riêng. Tư tưởng Phật tính này cho rằng tất
cả mọi người đều có tính Phật. Điểm đặc sắc chủ yếu của tư tưởng thiền pháp Lâm Tế là
yêu cầu người học đạo đầu tiên cần phải có “Kiến giải chân chính” đối với Phật pháp,
giải thoát và tu hành, phải xác lập tự tin, tin rằng bản tâm của mình khơng khác biệt với
Phật và tu hành không tách rời cuộc sống thường ngày [20]. Về quan điểm “Kiến giải
chân chính”, Lâm Tế cho rằng: Phật ở ngay tự tâm, khơng phải tìm cầu bên ngoài; tất cả
các sự vật, hiện tượng đều là khơng, vơ tự tính. Người học đạo khơng được chấp vào sự

vật, cũng không được chấp trước cảm nhận của bản thân. Lâm Tế không yêu cầu thông
hiểu kinh, luận, khơng xét trí tuệ người học đạo, mà chỉ yêu cầu sự kiến giải chân chính.
Lâm Tế cho rằng: có được kiến giải chân chính mới có thể xác lập được lòng tin đạt
18


được giải thoát, minh xác hành vi chuẩn tắc, tuy ở trong hồn cảnh thế tục cũng khơng bị
ảnh hưởng trói buộc mà tự do tự tại khơng bị người khác, học thuyết khác mê hoặc [8,
tr.223]. Lâm Tế yêu cầu căn cứ vào học thuyết Phật tính của Phật giáo Đại thừa và tư
tưởng tính khơng Bát nhã để xác lập nguyên tắc tu hành, truyền pháp và xử thế.
Tư tưởng trọng tâm của thiền Lâm Tế đó là “Vơ vị chân nhân”, chính là tinh
thần của con người, bao quát ý thức, cảm giác và tất cả tác dụng của tinh thần; là tự
tính tất cả mọi người đều có, chính là Phật tính. Tâm chính là Phật, khơng phải tìm
cầu ở đâu xa xơi, Phật ở tự thân mỗi con người. Thiền phái Lâm Tế phản đối việc
tìm cầu giải thốt từ bên ngồi, chủ trương “Vơ tu vơ chứng”. Tu hành chính là
ngưng nghỉ thân tâm, khơng truy cầu, cầu thì tất sẽ khổ.
Về giáo lý của tơng này thì một "Cơng thức" được xem là quan trọng nhất,
đó là “Tứ liệu giản” – có thể dịch là "Bốn phân biệt và chọn lựa". Chính Thiền sư
Lâm Tế là người trình bày lý thuyết này trước đại chúng [3].
“(1) Đoạt nhân bất đoạt cảnh: Tức đoạt chủ quan chỉ cịn khách quan, ngồi
vạn pháp khơng thừa nhận chính mình để phá trừ chấp trước đối với nhân kiến, ngã
kiến. (2) Đoạt cảnh bất đoạt nhân: Tức đoạt khách quan chỉ còn chủ quan, quán thế
giới cảnh hiện trong tâm mình để phá trừ quan điểm cho pháp là thật có. (3) Nhân
cảnh câu đoạt: Tức phủ định kiến chấp chủ quan, khách quan, phá luôn cả ngã chấp
và pháp chấp. (4) Nhân cảnh câu bất đoạt: Tức khẳng định sự tồn tại của chủ quan
lẫn khách quan” [7, tr.4798].
Tương ứng với “Tứ liệu giản” là “Tứ chiếu dụng”, một phương pháp để tiếp
dẫn người học đạo của Lâm Tế:
“Ta có lúc chiếu trước dụng sau
Có lúc dụng trước chiếu sau

Có lúc chiếu dụng khơng đồng thời” [8, tr.238].
“Chiếu” là quán chiếu chỉ nhận thức đối với khách thể; “Dụng” chỉ nhận
thức đối với chủ thể. Căn cứ vào nhận thức khác nhau đối với khách thể của người
tham thiền để chọn phương pháp dạy khác nhau. Mục đích của “Tứ chiếu dụng” là
xem chủ thể và khách thể đều là thực tại, phá trừ ngoại niệm thế tục.

19


“Tứ hét” của Lâm Tế từng gây rung chuyển núi đồi chập trùng, làm rung động
thiền môn. Kẻ nào nghe phải khiếp đảm đầu óc như vỡ tung ngay. Lâm Tế sử dụng nó
như một tuyệt tác phi thường, âm ba tựa muôn ngàn âm thanh quái đản, khủng khiếp
trỗi lên cùng lúc đẩy lùi khoảng không đến tận cùng sự vật. Tiếng hét có bốn tác dụng
mà thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền lập ra để tiếp dẫn người học [20, tr.30]. Tiếng hét
thứ nhất là tiếng hét phát ra đại cơ khi người học chấp trước vào tri giải tình lượng, câu
nệ vào danh tướng câu cú thì dùng tiếng hét này, bấy giờ tiếng hét giống như có kiếm
báu chém vật. Tiếng hét thứ hai là tiếng hét đại cơ đại dụng, khi người học muốn suy
lường chỗ thấy của bậc thầy để trình kiến giải nhỏ hẹp của mình thì bậc thầy hét này để
phá trừ, như khi sư tử rống thì đầu dã can bị vỡ. Tiếng hét thứ ba dùng để trắc nghiệm
người học hoặc người học dùng tiếng hét này để trắc nghiệm gia sư. Tiếng hét thứ tư là
tiếng hét hướng thượng, gồm thâu cả ba tiếng hét trước [7, tr.2396].
Tư tưởng của dòng thiền Lâm Tế được cho là độc đáo. Chính bởi vậy, dịng
thiền này có ảnh hưởng rộng lớn. Trong Ngũ gia thiền thì Lâm Tế tơng và Tào
Động tơng là hai phái thiền cịn lại và vẫn tiếp tục phát triển tới ngày nay.
1.2. Sự hình thành sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam
Phật giáo Đại Việt ở Đàng Ngoài giữa thế kỷ 17 có nhiều thay đổi lớn về mặt thể
thống khi có sự xuất hiện của một vị tăng nhà Minh là Hồ thượng Viên Văn Chuyết
Chuyết - mơn nhân truyền pháp đời thứ 34 Thiền tơng Lâm Tế thuộc dịng kệ diễn phái
của Thiền sư Đột Khơng Trí Bản. Cơng cuộc tái hoằng truyền giáo luật của Chuyết
Chuyết ở Đàng Ngoài vừa có tính chấn chỉnh lại những di căn đồi tệ của Phật giáo thời

hậu Trúc Lâm, vừa đề xướng tinh thần “Thiền - Tịnh nhất chí” (Thiền và Tịnh độ tông
cùng một mạch) của các bậc long tượng bên Trung Hoa hồi cuối Minh đầu Thanh. Sau
khi Tăng đoàn Lâm Tế Đàng Ngoài được trùng cấu nơi đại thiền viện Vạn Phúc - Ninh
Phúc, để rồi giáo pháp từng bước bám rễ bền chặt nơi Hồng cung thì cũng là khi những
ân trạch cửu trùng được ban xuống. Nhiều trung tâm Phật giáo có tính tổ đình, sơn mơn
ở các trấn trại được trùng hưng, hệ thống chùa thuộc mơn pháp phái cũng theo dấu tích
trượng của các sứ giả Như Lai mà mọc lên như nấm sau luỹ tre làng.
Theo ghi chép từ “Chân tông tuyển Phật trường đồ thuyết” và văn bia đồng
đại ở các tổ đình đều đồng thuận cho hay: Sau khi Chuyết Chuyết viên tịch vào năm
20


×