Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng từ thực tiễn quận 7, thành phồ hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI HỮU TRUNG

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TỪ THỰC TIỄN QUẬN 7, THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

Ngành

: Luật hiến pháp và luật hành chính

Mã số

: 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Phạm Hồng Thái

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi.
Các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học trình bày trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các thơng
tin, tư liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Hữu Trung




LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Học viện Khoa học Xã hội, cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS.TS Phạm Hồng Thái đã hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô, những người đã đem
lại kiến thức vô cùng hữu ích cho tơi trong suốt hai năm học qua. Xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Phịng Đào tạo của Học viện cùng tồn
thể cán bộ, giáo viên cơ sở Học viện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho tơi trong q trình học tập.
Cuối cùng, tơi xin gửi tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình học tập và thực hiện
đề tài nghiên cứu của mình.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG .................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng ..... 7
1.2. Nội dung, hình thức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng. ... 12
1.3. Các điều kiện (yếu tố) bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng ................................................................................................................. 22
Chương 2 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 26

2.1. Thực trạng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng ... 26
2.2. Trật tự xây dựng và thực trạng vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên
địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 34
2.3. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................. 40
2.4. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính
về trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. ............... 52
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ
PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 55
3.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về trật tự xây dựng.
......................................................................................................................... 55
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về trật tự xây dựng.
......................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTXD

Trật tự xây dựng

VPHC

Vi phạm hành chính

XPHC

Xử phạt hành chính


QPPL

Quy phạm pháp luật

VPPL

Vi phạm pháp luật


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 2.1: Tình hình vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng từ năm
2014-2018…………………………………………………………………... 41
2. Bảng 2.2: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng từ
năm 2014-2018……………………………………………………………… 47
3. Biểu đồ 2.1: Tình hình vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng (20142018)………………………………………………………………………… 42
4. Biểu đồ 2.2: Các hình thức vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng
(2014-2018)…………………………………………………………………. 43
5. Biểu đồ 2.3: Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính
về trật tự xây dựng (2014 - 2018)…………………………………………… 48
6. Biểu đồ 2.4: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
(2014 - 2018)…………………………………………………………..

48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
nhà đất trở thành một loại hàng hóa có giá trị rất cao, thu được rất lớn nhiều lợi
nhuận, do đó những hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng, trục lợi từ việc xây

dựng sai phép, không phép hay xây dựng trên đất không được phép xây dựng
diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Những hành vi vi phạm hành chính
về trật tự xây dựng diễn ra ở nhiều nơi gây khó khăn cho quản lý nhà nước về
xây dựng và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
Trong những năm qua, việc xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng đã được nhiều địa phương chú trọng thực hiện, kết quả đã xử lý nhiều vụ
việc vi phạm, nhất là những vụ vi phạm nổi cộm gây nhiều bức xúc trong dư
luận. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng ở một số
tỉnh, thành vẫn còn chưa nghiêm, còn nhiều bất cập, trách nhiệm xử lý cịn
chồng chéo giữa các cấp có thẩm quyền nên hiệu quả quản lí cịn thấp.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, tình hình vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng diễn ra rất phức
tạp, cụ thể: Theo báo cáo, năm 2018, Thanh tra Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh
đã phát hiện 1.082 trường hợp xây dựng sai phép, giảm 52 trường hợp so với
năm 2017. Số trường hợp sai phép tập trung nhiều ở các quận đang trong q
trình đơ thị hóa, như các quận: 2, 7, 9, Thủ Đức, Bình Tân. Cịn số trường hợp
xây dựng không phép là 1.008, giảm 650 trường hợp so với năm 2017. Số
trường hợp không phép tập trung nhiều ở các quận: 9, Thủ Đức, 12, Bình Tân,
Bình Thạnh và huyện Củ Chi. Do đó, việc nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành
chính về trật tự xây dựng từ thực tiễn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh là cần
thiết, bảo đảm trật tự kỷ cương ngăn ngừa các hành vi vi phạm, qua đó tăng
cường quản lý nhà nước về trật tự xây dựng một cách hiệu quả hơn. Xuất phát

1


từ những nguyên nhân trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Xử phạt vi phạm
hành chính về trật tự xây dựng từ thực tiễn Quận 7, thành phồ Hồ Chí Minh”
là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đã có rất
nhiều các đề tài, các cơng trình nghiên cứu và các bài báo khoa học của tập thể,
cá nhân đã được cơng bố.
Qua tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu xử phạt vi phạm hành chính về
trật tự xây dựng đã được công bố cho thấy, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính
về trật tự xây dựng được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, song về cơ bản bao
gồm các nhóm vấn đề sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về xử phạt vi phạm hành
chính. Các cơng trình nghiên cứu phần nào đã đề cập tới vi phạm pháp luật, vi
phạm hành chính. Đưa ra những chế tài hành chính, đồng thời đánh giá được
những bất cập trong các quy định hiện hành về chế tài hành chính. Xác định rõ
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như: Vũ Thư (2000), Chế tài
hành chính – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm
Hồng Quang (2011) , Chế tài hành chính và những bất cập trong quy định hiện
hành về chế tài hành chính,Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, tr.16. Lương
Minh Tuân (2011), đề tài Xử phạt hành chính, Báo cáo khoa học, Viện nghiên
cứu lập pháp, Hà Nội.
Nhóm 2: Nghiên cứu những vấn đề chung trong xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực xây dựng. Các đề tài đưa ra các quan điểm về vi phạm hành chính,
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phân tích các quan
điểm đã và đang tồn tại về xử lý VPHC về trật tự xây dựng. Trên cơ sở đó xây
dựng khái niệm xử lý VPHC về trật tự xây dựng; đồng thời chỉ ra đặc điểm, vai
trò cũng như nguyên tắc trong xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng. Đưa

2


gia những giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC về TTXD, các giải pháp
nâng cao hiệu quả cơng tác xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng. Cụ
thể như: Quân Ngọc Anh (2009), Hoàn thiện pháp luật về xử lí vi phạm hành

chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn
thạc sỹ Luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Phạm Sơn Lâm (2012),
Công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Huyện Đông Anh. Thực trạng
và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Hà
Nội. Trịnh Văn Quang (2016), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự
đơ thị từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Học viện Khoa học xã hội.
Các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân từ nhiều góc độ và
cách tiếp cận đã tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác xử phạt vi phạm hành
chính về trật tự xây dựng. Đây là nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo phong phú,
quý giá để tác giả nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc. Song, đến nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về xử phạt vi phạm
hành chính về trật tự xây dựng từ thực tiễn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Vì
vậy, đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng từ thực tiễn
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình khoa
học nào đã được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng vi phạm hành chính về trật tự
xây dựng, xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng ở địa bàn Quận 7, thành
phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt
hành chính về trật tự xây dựng nói chung và địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận của xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng.

Khái qt hóa mục đích, vai trị và nội dung, hình thức xử phạt vi phạm hành
chính về trật tự xây dựng, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự xây dựng.
Đánh giá thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên
địa bàn Quận 7, xác định nguyên nhân của những kết quả đã đạt được và những
hạn chế còn tồn tại.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về trật tự
xây dựng từ thực tiễn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chung xử phạt hành chính về
trật tự xây dựng, cơ sở pháp lý trong các quy định của pháp luật hiện hành xử
phạt hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu q trình xử phạt hành chính về trật tự xây dựng. Các tư
liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2014 đến hết năm 2018.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các trường hợp nổi bật trên địa bàn Quận 7, tại
thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian từ năm 2014 đến hết năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vai trò của xử phạt vi phạm hành chính. Luận văn tiếp cận khơng chỉ từ ở góc độ
Luật học mà cịn ở góc độ xã hội học, cụ thể là tìm hiểu nguyên nhân về tình
trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và áp dụng biện pháp thi hành quyết định

4


xử phạt khơng chỉ từ tính chất pháp lý mà điều kiện sinh hoạt, tâm lý của các đối
tượng áp dụng.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, sử dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành và liên ngành,
trong đó chú trọng các phương pháp: tổng hợp, phân tích; thống kê, so sánh;
lơgíc và lịch sử; điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên
gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, hồn thiện những vấn đề lý luận,
thực tiễn; cung cấp thêm những luận cứ khoa học để nghiên cứu về các trường
hợp vi phạm và q trình xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên
địa bàn.
Đề tài nghiên cứu thực trạng xây dựng trên địa bàn cùng với những hành
vi vi phạm dẫn đến quyết định xử phạt hành chính về trật tự xây dựng. Từ đó,
đưa ra những biện pháp làm giảm tình trạng vi phạm dẫn đến thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 7.
Nghiên cứu nhằm tìm ra những khó khăn, những thách thức xoay quanh
về tình hình vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, kiến nghị các giải pháp
nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý xử phạt vi phạm hành chính về
trật tự xây dựng
Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

5


Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính
về trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.


6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng
1.1.1. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
1.1.1.1. Vi phạm hành chính
Dưới góc độ lý luận về pháp luật, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi
các mặt khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể của nó. Tổng hợp các yếu
tố đó ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được ban hành lần đầu tiên năm 1989.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2013, đã đánh dấu sự phát triển mới trong xây dựng pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính ở nước ta. Khoản 1 Điều 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm
2012 quy định [21]: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức
thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tóm lại, từ những phân tích trên đây, theo chúng tơi, có thể định nghĩa
chính xác vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc khơng hành động) trái
pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi
hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự nhà nước và xã hội, trật
tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, của tổ chức và của cá nhân, xâm phạm các
quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân mà theo quy định của pháp luật
phải chịu trách nhiệm hành chính.


7


Trong định nghĩa trên, thuật ngữ “trật tự nhà nước và xã hội” chỉ tất cả
những quan hệ xã hội hình thành trong hoạt động của Nhà nước và xã hội, thuật
ngữ “trật tự quản lý” chỉ tất cả những quan hệ xã hội hình thành trong hoạt
động nội bộ các cơ quan, tổ chức nhà nước.
1.1.1.2. Xử phạt vi phạm hành chính :
Luật xử lý vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 2: Xử phạt vi
phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Do đó, có thể đưa ra khái niệm về xử phạt vi phạm hành chính:
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó,
người có thẩm quyền áp dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt,
biện pháp khắc phục hậu quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính (cá nhân, tổ
chức) theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi
phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất
và tinh thần so với trạng thái ban đầu của họ.
1.1.1.3. Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng căn cứ vào Nghị
định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây
dựng đô thị. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh
bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng
trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở. Hai Nghị định này
hướng dẫn cho Luật xây dựng năm 2003, nhưng Luật này đã hết hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2015 do bị thay thế bởi Luật xây dựng năm 2014. Nghị định số

139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm

8


hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh
khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản
lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản
lý sử dụng nhà và công sở thay thế Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị
định số 121/2013/NĐ-CP. Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có nhiều nội dung
mới, khắc phục được tính thiếu đồng bộ giữa Luật xây dựng mới và văn bản
hướng dẫn.
Khoản 21 Điều 3 Luật Xây Dựng năm 2014 quy định: “ Hoạt động xây
dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình, khảo
sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý
dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa cơng trình vào khai thác
sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan
đến xây dựng cơng trình”.
Để hoạt động xây dựng thực hiện có nền nếp theo đúng quy định của pháp
luật hiện hành đòi hỏi hoạt động xây dựng phải bảo đảm tính trật tự đó là tình
trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật. Do đó trật tự xây dựng là hoạt động xây
dựng có tính ổn định, nền nếp, hoạt động có tổ chức, có kỷ luật, được thiết lập
trên cơ sở các quy định của pháp luật, quy tắc về xây dựng.
Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến,
kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển
nhà ở; quản lý sử dụng nhà ở và công sở. Tại khoản 1 Điều 1 quy định như sau
“Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi

phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác chế biến, kinh
doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây

9


dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, dự án
phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao); kinh
doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở”.
Từ những phân tích trên có thể nêu khái niệm vi phạm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng như sau: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đơ
thị là hành vi trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vơ lý) do tổ chức, cá nhân có
năng lực trách nhiệm pháp luật hành chính thực hiện, vi phạm các quy định về
xây dựng mà không phải là tội phạm mà theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt hành chính”.
Trên cơ sở những luận cứ trên ta có thể đưa ra khái niệm của xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự xây dựng: “Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự
xây dựng là hoạt động áp dụng pháp luật, trong đó, người có thẩm quyền áp
dụng chế tài pháp luật hành chính (hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả) đối với chủ thể vi phạm hành chính về trật tự xây dựng (cá nhân, tổ chức)
theo thủ tục do luật hành chính quy định, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm
hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh
thần so với trạng thái ban đầu của họ”.
1.1.2. Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
1.1.2.1. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính
Cơ sở để xử phạt vi phạm hành chính là vi phạm hành chính:
Khơng có VPHC thì khơng có trách nhiệm hành chính, cũng như cơ sở
của trách nhiệm hình sự là tội phạm, của trách nhiệm dân sự là vi phạm quan
hệ dân sự, của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật.
- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính chủ yếu do các cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và do đó được áp dụng
theo thủ tục hành chính do các quy phạm thủ tục hành chính quy định.

10


Vì VPHC là những vi phạm nhỏ và phổ biến nên việc XPVPHC không
theo thủ tục tư pháp như đối với truy cứu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm
dân sự, mà theo thủ tục hành chính và chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền thực hiện.
Không phải bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào cũng có thẩm quyền
XPVPHC mà chỉ có một số cơ quan nhất định trong số đó được nhà nước trao
quyền hạn này. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính, cũng như việc áp dụng
các biện pháp cưỡng chế hành chính nói chung, nằm ngồi hoạt động xét xử
của Tịa án. Cịn các biện pháp trách nhiệm hình sự, dân sự được thực hiện theo
trình tự xét xử của Tịa án. Tuy nhiên, Tịa án cũng có thẩm quyền XPVPHC
trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt (đó là đối với những hành vi gây rối trật tự
tại phiên tòa).
Thủ tục XPVPHC đơn giản hơn thủ tục áp dụng cưỡng chế trong lĩnh vực
hình sự và dân sự.
- Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính khơng chỉ nhằm đảm bảo thực
hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật hành chính mà cịn bảo đảm
thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của các ngành luật khác (như luật
tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường…)
- Mối quan hệ giữa chủ thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt khơng có quan hệ trực thuộc.
Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt việc áp dụng biện pháp xử phạt vi
phạm hành chính và các biện pháp cưỡng chế kỷ luật – dạng cưỡng chế mà cơ
quan quản lý nhà nước cũng có quyền áp dụng rộng rãi trong hoạt động của
mình.

1.1.2.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
Đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng:

11


Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngồi có hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành
viên có quy định khác.
Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng là một biện pháp pháp lý
mang tính độc lập nên có những đặc điểm nhất định.
Một là, Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng mang tính bắt
buộc của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy
phạm pháp luật để áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về
xây dựng. Nói cách khác xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng là
biện pháp áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm về trật tự xây dựng
Hai là, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng là cá
nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia hoạt động đầu
tư xây dựng
Ba là, xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng là việc áp dụng các
biện pháp bắt buộc đối với đối tượng vi phạm trật tự xây dựng do chủ thể có
thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
1.2. Nội dung, hình thức xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây
dựng.
1.2.1. Nội dung xử phạt hành chính về trật tự xây dựng
Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến, kinh
doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển

nhà ở; quản lý sử dụng nhà ở và công sở. Thông tư 03/2018/TT-BXD ngày
24/4/2018 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định 139 chỉ rõ cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính được hiểu như sau:

12


- Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp được gọi chung là
tổ chức.
- Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài,
cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được gọi chung là cá nhân.
Đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng tại dự án đầu tư xây
dựng cơng trình có nhiều cơng trình, hạng mục cơng trình, mà có hành vi vi
phạm hành chính thì việc xử phạt hành chính được quy định : Tổ chức, cá nhân
thực hiện cùng một hành vi vi phạm hành chính tại nhiều cơng trình, hạng mục
cơng trình thuộc dự án đó mà chưa bị xử phạt và chưa hết thời hiệu xử phạt
hành chính, nay bị phát hiện thì bị coi là vi phạm hành chính nhiều lần; Một
hành vi vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân đã chấp hành xong quyết định
xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền hoặc đã thực hiện xong
quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của
người có thẩm quyền, trong thời hạn 01 năm (đối với hình thức phạt tiền) kể từ
ngày thực hiện các quyết định này mà lại tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm
hành chính đó thì bị coi là tái phạm.
Đối với vi phạm về trật tự xây dựng quy định tại Điều 15 Nghị định 139 chỉ
rõ:
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng che
chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực
xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định đối với xây
dựng nhà ở riêng lẻ hoặc đối với xây dựng cơng trình có u cầu phải lập báo
cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình sai nội dung
giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo
như : Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo
tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây dựng khác; xây dựng công

13


trình có u cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập
dự án đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình vi phạm quy
định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng cơng
trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình lân cận (mà các bên khơng thỏa thuận được
việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy
cơ gây sụp đổ cơng trình lân cận nhưng khơng gây thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng của người khác như: Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn; xây dựng
nhà ở riêng lẻ tại đơ thị; xây dựng cơng trình có u cầu phải lập báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng cơng trình sai nội dung
giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như:
Xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn,
khu di tích lịch sử - văn hóa; xây dựng cơng trình có u cầu phải lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng có
giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như: Xây
dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; xây dựng
nhà ở riêng lẻ tại đô thị; xây dựng cơng trình có u cầu phải lập báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơng trình khơng đúng thiết kế xây dựng
được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.

Xử phạt đối với một trong các hành vi sau đây:
- Xây dựng cơng trình khơng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
- Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
- Xây dựng cơng trình sai cốt xây dựng;
- Xây dựng cơng trình lấn chiếm hành lang bảo vệ cơng trình quốc phịng,

14


an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, đường sắt),
thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ
cơng trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng cơng trình ở khu vực đã
được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng cơng
trình để khắc phục những hiện tượng này);
- Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm khơng gian đang được
quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công
cộng, khu vực sử dụng chung.
Xử phạt đối với hành vi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính theo quy
định mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như: Xây dựng nhà ở riêng lẻ
trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cơng trình xây dựng; xây
dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị; xây dựng cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ
thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
mà tái phạm như: Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch
sử - văn hóa hoặc cơng trình xây dựng; xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đơ thị; xây
dựng cơng trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án
đầu tư xây dựng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến
12 tháng (nếu có) đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy

định mà tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường đối với
hành vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình khơng che chắn hoặc có che chắn
nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật
liệu xây dựng không đúng nơi quy định;

15


Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khơi phục lại tình
trạng ban đầu;
Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành
vi tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng cơng trình hạ tầng kỹ thuật,
cơng trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy
định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ cơng trình
lân cận nhưng khơng gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác;
Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm đối với hành
vi tổ chức thi công xây dựng cơng trình sai nội dung giấy phép xây dựng được
cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo; tổ chức thi cơng xây dựng
cơng trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp
phép xây dựng; tổ chức thi công xây dựng công trình khơng có giấy phép xây
dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng(mà hành vi vi phạm đã kết
thúc); hành vi xây dựng cơng trình khơng đúng thiết kế xây dựng được thẩm
định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; xây dựng
cơng trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt; xây dựng cơng
trình vi phạm chỉ giới xây dựng; xây dựng cơng trình sai cốt xây dựng; xây
dựng cơng trình lấn chiếm hành lang bảo vệ cơng trình quốc phịng, an ninh,
giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê
điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ cơng trình
khác theo quy định của pháp luật; xây dựng cơng trình ở khu vực đã được cảnh
báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để
khắc phục những hiện tượng này); xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn
chiếm khơng gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân
khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

16


- Đối với hành vi vi phạm tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình sai nội dung
giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo; tổ
chức thi cơng xây dựng cơng trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp
đối với trường hợp cấp phép xây dựng; tổ chức thi công xây dựng cơng trình
khơng có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
hành vi xây dựng cơng trình khơng đúng thiết kế xây dựng được thẩm định,
phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng mà đang thi cơng
xây dựng thì xử lý như sau:
+ Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm dừng thi cơng xây dựng cơng trình;
+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm
quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
+ Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ
chức, cá nhân vi phạm khơng xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy
phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện
pháp buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng vi phạm.
- Sau khi được cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, cơng trình, phần
cơng trình đã xây dựng khơng phù hợp với giấp phép xây dựng thì tổ chức, cá

nhân vi phạm phải tháo dỡ cơng trình hoặc phần cơng trình đó mới được tiếp
tục xây dựng.
1.2.2. Hình thức xử phạt hành chính về trật tự xây dựng
Các hình thức xử phạt hành chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính,... Trong pháp luật Việt Nam, cho
đến nay, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
bao gồm hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung
Hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo và phạt tiền.

17


Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng
nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức
xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định
bằng văn bản [21.Đ22].
Phạt tiền
Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung
bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết
giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá
mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng mạnh thì mức tiền phạt
có thể tăng lên nhưng khơng được vượt q mức tiền phạt tối đa của khung tiền
phạt [21.khoản 4,Đ23].
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức tiền phạt đối với tổ
chức bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng.

Đây là hình thức được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm
trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Khi bị
tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề trong thời gian nhất định,
cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép,
chứng chỉ hành nghề.
Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt
Mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp
dụng một hình thức xử phạt chính; đồng thời có thể bị áp dụng một hoặc nhiều

18


hình thức xử phạt bổ sung nhưng hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng
kèm theo hình thức xử phạt chính.
Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại
cụ thể trong từng hành vi vi phạm
Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1.000.000.000
đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức tiền phạt đối với
tổ chức bằng 02 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.
Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngồi việc bị áp dụng hình thức
xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm cịn có thể áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp khắc phục hậu quả.
Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khơi phục tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục
tình trạng ơ nhiễm mơi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện vi phạm hành chính; buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây
dựng vi phạm. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại Nghị
định 139/2017/NĐ-CP
Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được xác định là:

- Mỗi vi phạm hành chính, ngồi việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ
chức, cá nhân, vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
khắc phục hậu quả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập.
- Các biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên nếu tổ chức, cá nhân, vi phạm
hành chính khơng tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thực hiện.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng
Xử phạt vi phạm hành chính do nhiều chủ thể khác nhau có thẩm quyền
xử phạt. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định

19


×