Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên khoa y đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 154 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VŨ Y LAN

TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN
KHOA Y
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VŨ Y LAN

TÌM HIỂU NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN
KHOA Y
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Xã hội học
Mã số: 8 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH THI

HÀ NỘI, 2019



LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Khoa Xã hội học - Học viện
Khoa học xã hội đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học hữu
ích.
Đặc biệt, tơi xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Minh Thi đã
tận tình hướng dẫn và có những đóng góp q báu để tôi thực hiện thành công
nghiên cứu này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các giảng viên, cán bộ và sinh viên Khoa Y
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thơng tin, số liệu cần
thiết trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu.
Với tất cả lịng u thương, tơi xin cám ơn gia đình của mình đã đồng hành,
nâng đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học cao học.
Xin chân thành cám ơn.
Nguyễn Vũ Y Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh
viên Khoa Y - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên
cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Tất cả
những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Học viên

Nguyễn Vũ Y Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................... 19

1.1. Lý thuyết sử dụng trong đề tài ............................................................................... 19
1.2. Các khái niệm liên quan ......................................................................................... 21
1.3. Tổng quan về Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ................... 30
1.4. Tổng quan về đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y ................................................ 32
1.5. Một số đặc điểm của mẫu điều tra ......................................................................... 35
Tiểu kết chương 1.......................................................................................................... 38
Chương 2: NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA Y .......................... 40
2.1. Quan điểm về y đức ............................................................................................... 40
2.2. Nguồn thu nhận kiến thức về y đức ....................................................................... 44
2.3. Sự hiểu biết của sinh viên về các quy định pháp luật liên quan đến y đức ............ 45
2.4. Sự hiểu biết về nghĩa vụ của người thầy thuốc ...................................................... 46
2.5. Sự hiểu biết của sinh viên về quyền của bệnh nhân ............................................... 48
2.6. Sự hiểu biết về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân .......................................... 51
2.7. Sự hiểu biết của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp, mối quan hệ
giữa bác sĩ và cộng đồng ............................................................................................... 54
2.8. Sự cần thiết của y đức đối với nhân viên y tế ........................................................ 55
Tiểu kết chương 2.......................................................................................................... 56
Chương 3: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC CỦA SINH
VIÊN KHOA Y ............................................................................................................. 58
3.1. Chương trình giảng dạy y đức của Khoa Y hiện nay ............................................. 58
3.2. Đánh giá chương trình giảng dạy y đức của Khoa Y ............................................. 61
3.3. Tác động của chương trình đào tạo đến nhận thức về y đức của sinh viên các khóa
....................................................................................................................................... 70


Tiểu kết chương 3.......................................................................................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTĐT

Chương trình đào tạo

ĐĐYH

Đạo đức y học

ĐH

Đại học

ĐHQG TP. HCM

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

TL&ĐĐYK

Tâm lý và Đạo đức y khoa


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung cụ thể các mục tiêu đào tạo chung đạt được của bác sĩ đa khoa ..
....................................................................................................................................... 33
Bảng 1.2. Tổng số sinh viên đang học ngành y khoa tại Khoa Y từ năm 2012-2017
....................................................................................................................................... 35
Bảng 1.3. Phân bố theo năm học ................................................................................... 36
Bảng 2.1. Các định nghĩa về y đức ............................................................................... 40
Bảng 2.2. Ý kiến của sinh viên về người thầy thuốc có lương tâm .............................. 42

Bảng 2.3. Nguồn thu nhận kiến thức về y đức .............................................................. 44
Bảng 2.4. Sự hiểu biết của sinh viên về nguyên tắc, quy định về y đức ....................... 45
Bảng 2.5. Các nguyên tắc cơ bản của y đức ................................................................. 47
Bảng 2.6. Ý kiến của sinh viên về các quyền của bệnh nhân ....................................... 49
Bảng 2.7. Ý kiến về giữ bí mật thơng tin bệnh nhân .................................................... 49
Bảng 2.8. Cơng bố thông tin bệnh nhân ........................................................................ 47
Bảng 2.9. Quy định về sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề y trong việc
khai thác hồ sơ bệnh án ................................................................................................. 50
Bảng 2.10. Cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh ....
....................................................................................................................................... 51
Bảng 2.11. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân ................. 52
Bảng 2.12. Ý kiến của sinh viên về mối quan hệ giữa bác sĩ và đồng nghiệp trong công
việc ................................................................................................................................ 54
Bảng 2.13. Trách nhiệm của người thầy thuốc với cộng đồng xã hội .......................... 55
Bảng 2.14. Ý kiến về sự cần thiết của y đức với nhân viên y tế ................................... 55
Bảng 3.1. Ma trận về mục tiêu kiến thức, thái độ và kỹ năng và chuẩn đầu ra
....................................................................................................................................... 59
Bảng 3.2. Mức độ hài lịng của sinh viên về chương trình giảng dạy môn y đức ........ 62


Bảng 3.3. Hình thức giảng dạy y đức của Khoa Y ....................................................... 66
Bảng 3.4. Nội dung về y đức cần bổ sung thêm cho sinh viên ..................................... 66
Bảng 3.5. Mức độ tham gia các chương trình, buổi học ngoại khóa liên quan đến y đức
của Khoa Y .................................................................................................................... 68
Bảng 3.6. Ý kiến của sinh viên về hình thức tổ chức các chương trình, buổi học ngoại
khóa ............................................................................................................................... 69
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa định nghĩa về y đức và năm học của sinh viên .......... 71
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa mức độ hiểu biết về nguyên tắc, quy định về y đức và
năm học của sinh viên ................................................................................................... 72
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa mức độ hiểu biết các quy định xử phạt khi vi phạm y

đức và năm học của sinh viên ....................................................................................... 73
Bảng 3.10. Mối tương quan giữa ý kiến của sinh viên về giữ bí mật thông tin bệnh nhân
và năm học của sinh viên .............................................................................................. 74
Bảng 3.11. Mối tương quan giữa hình thức giảng dạy y đức của Khoa Y và năm học của
sinh viên ........................................................................................................................ 75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Phân bố theo năm sinh .............................................................................. 37
Biểu đồ 1.2. Phân bố theo giới tính ............................................................................... 37
Biểu đồ 2.1. Quan niệm của sinh viên về nghề y không phải là một nghề kinh doanh
....................................................................................................................................... 43
Biểu đồ 2.2. Ý kiến của sinh viên về nghĩa vụ quan trọng nhất của người thầy thuốc
....................................................................................................................................... 47
Biểu đồ 3.1. Ý kiến của sinh viên về thời điểm giảng dạy y đức ................................. 64


MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Để trở thành một người bác sĩ, các sinh viên y khoa phải trải qua quá trình

học tập gian khổ, với một khối lượng kiến thức lớn được truyền tải trong 6 năm ở
giảng đường và các bệnh viện thực hành. Ra trường người bác sĩ tiếp tục không
ngừng trao dồi, cập nhật thường xuyên các kỹ thuật điều trị mới để mang lại hiệu
quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Nhưng điều đó là chưa đủ. Bác Hồ trong thư
gửi Hội nghị Cán bộ y tế ngày 27/2/1955 đã có câu "Lương y phải như từ mẫu”.
Như vậy, giữa bác sĩ và người bệnh có một mối quan hệ tình cảm đặc biệt, được

hình thành trong quá trình tiếp xúc, thăm khám và điều trị. Mối quan hệ đó qua
thời gian được xây dựng và đúc kết thành các giá trị đạo đức, các nguyên tắc ứng
xử đặc thù riêng của ngành nghề này, đó chính là y đức hay đạo đức y khoa. Hải
Thượng Lãng Ông - Lê Hữu Trác (1720 - 1791), đại danh y của nền y học dân tộc
Việt Nam từng nói: “Khơng có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, khơng
có nghề nào vơ nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức” [22, tr.11]. Điều đó nói lên
được tầm quan trọng của y đức trong quá trình hành nghề y khoa. Để có thể thành
cơng trong sự nghiệp, một người bác sĩ ngoài kiến thức uyên thâm cần phải có một
tình cảm đặc biệt đối với bệnh nhân, thấu hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân, đau với
nỗi đau của bệnh nhân. Cũng chính nhờ các giá trị đạo đức này mà trong quá trình
vận động và phát triển của xã hội, nghề y là một trong những cao quý trong xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chính sách mở của nền kinh tế và q
trình tồn cầu hố mang lại nhiều khởi sắc cho đời sống kinh tế xã hội nhưng cũng
làm phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực, trong đó có lĩnh vực y tế. Chính sách y tế
chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, sự gia tăng dân số, sự thay đổi
mơ hình bệnh tật khiến nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao,
1


trong khi ngân sách dành cho ngành y tế có hạn chế, chế độ lương và đãi ngộ cho
cán bộ y tế còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất trong các cơ sở y tế cơng lập cịn
thiếu và yếu dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến
trên, sự phân bố nguồn nhân lực không đồng đều ở các vùng miền tạo ra nhiều bất
cập trong lĩnh vực y tế. Những tác động tiêu cực đó đã ảnh hưởng đến vấn đề giữ
gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống. Các trường hợp điển hình xảy ra trong 5 năm trở
lại đây như: vụ việc Bác sĩ Tạ Nam Ngạn từ chối điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường làm chết người tại Thẩm
mỹ viện Cát Tường, vụ án nhân bản các xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài
Đức, Bác sĩ Lưu Tiến Dũng vòi tiền người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Thanh
Hóa,… đã vi phạm nghiêm trong đạo đức nghề y.

Như vậy, do đâu mà đạo đức nghề y xuống dốc? Phải chăng do nhận thức về
y đức của những người làm công tác y tế chưa đầy đủ hay là do việc chưa chú
trọng đào tạo về y đức trong một thời gian dài trước đây? Liệu rằng CTĐT hiện
nay ở các trường ĐH y khoa đã đáp ứng và cung cấp đầy đủ các kiến thức cho sinh
viên y khoa hay chưa? Giảng dạy y đức tại các trường ĐH y khoa có vai trị như
thế nào đến nhận thức của sinh viên?
Xuất phát từ những băn khoăn thắc mắc trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh” để lượng giá và xác định được giáo dục y đức đã tác
động như thế nào đến nhận thức của sinh viên. Từ đó có thể tìm ra được một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy và học tập môn đạo đức
nghề nghiệp ở Khoa Y.

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về y đức và nhận thức y đức
2


Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Phạm Thị Minh Đức thực hiện năm 2009
“Nghiên cứu thực trạng nhận thức và thực hành y đức của bác sĩ ở ba tuyến huyện,
tỉnh và trung ương” [6] cho thấy nhận thức về nội dung của y đức chỉ dừng lại ở
tổng quát, chung chung, đào tạo về y đức trong các trường y chưa đáp ứng được
thực tiễn chăm sóc sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, đề tài cũng nêu được những
giải pháp nhằm tăng cường thực hành y đức như: Xây dựng nội dung, tài liệu,
phương pháp giảng dạy và lượng giá để đào tạo học phần y đức chính khóa cho

sinh viên các trường y; Tổ chức đào tạo các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho những
người làm cơng tác đào tạo về y đức để có giảng viên phục vụ cho giảng dạy chính
khóa và đào tạo lại cho bác sĩ; Cấp kinh phí thường xuyên hàng năm để mở các
khóa đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho bác sĩ, đặc
biệt ở các tuyến y tế cơ sở; Tổ chức mạng lưới giám sát, đánh giá nội bộ và đánh
giá chéo thường xuyên về thực hiện quy chế chuyên môn và y đức tại các cơ sở y
tế; Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, quyền và nghĩa vụ mỗi người khi đến
các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh, nêu lên các tấm gương tốt của các cán bộ y tế
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Luận án tiến sĩ y học năm 2013 của Lê Thu Hịa “Nghiên cứu thực trạng dạy
– học mơn Đại đức y học trong đào tạo bác sĩ các trường ĐH y khoa và đánh giá
kết quả can thiệp thực nghiệm” [10] đánh giá thực trạng dạy và học ĐĐYH tại 8
trường ĐH y khoa trong năm học 2009 - 2010 cịn nhiều vấn đề cần được giải
quyết. Mơn ĐĐYH được dạy và học với nhiều chương trình, nội dung, phương
pháp dạy - học và lượng giá khác nhau tại 8 trường ĐH y khoa, chưa có sự thống
nhất giữa các trường về chương trình, tài liệu, phương pháp và lượng giá. Hầu hết
các trường chưa có tài liệu chính thức viết riêng về ĐĐYH. Sau khi nghiên cứu
thực nghiệm, các trường ĐH y khoa đã thống nhất: mục tiêu từng bài, nội dung
chi tiết, phương pháp dạy - học và phương pháp lượng giá môn ĐĐYH cho sinh
3


viên hệ bác sĩ. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị: Chương
trình mơn ĐĐYH cho sinh viên hệ bác sĩ đã được thống nhất trong 8 trường ĐH y
khoa và rất cần được thực hiện tại mỗi trường, lồng ghép đào tạo ĐĐYH vào các
môn lâm sàng phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi trường. Giảng viên cần thay
đổi phương pháp dạy - học theo hướng tích cực, tạo cơ hội cho sinh viên, học viên
chủ động tham gia vào quá trình học tập. Phương pháp lượng giá nên sử dụng hình
thức trắc nghiệm và phân tích tình huống. Giảng viên rất cần được khuyến khích
dạy - học mơn ĐĐYH bằng những chính sách cụ thể từ nhà quản lý và giáo dục

và cuối cùng cần có những nghiên cứu tiếp theo với thời gian dài để thực hiện can
thiệp được ở tất cả các trường ĐH y khoa và đánh giá năng lực ĐĐYH của sinh
viên trong thực hành lâm sàng và sau khi tốt nghiệp.
Bài viết Khảo sát thực trạng và giải pháp nâng cao y đức cho sinh viên
Trường Cao đẳng y tế Khánh Hòa của tác giả Nguyễn Thế Dũng đăng trên Tạp
chí Y học Việt Nam tháng 01/2015 [4] đã đưa ra kết luận hầu hết sinh viên Trường
Cao đẳng y tế Khánh Hòa đều tiếp thu tốt kiến thức ĐĐYH sau khi học xong học
phần y đức và có thể ứng dụng vào lâm sàng để phục vụ bệnh nhân. Theo tác giả,
sinh viên đã thực hành tốt 4 nguyên lý cơ bản của ĐĐYH: nguyên lý tôn trọng
quyền tự chủ của bệnh nhân, nguyên lý lịng nhân ái, ngun lý khơng làm việc có
hại/ khơng ác ý và nguyên lý thực hiện sự công bằng. Số sinh viên có thái độ tích
cực khi thực hành, ĐĐYH trên bệnh nhân chiếm trên 70%, điều này cho thấy sự
phát triển những thái độ thích hợp là rất cần thiết trong giảng dạy ĐĐYH. Giảng
dạy ĐĐYH có thể thu được lợi ích từ việc tổng hợp rất nhiều cách tiếp cận và sự
tham gia của nhiều cán bộ giảng dạy nhiều học phần khác nhau trong chương trình
từ lý thuyết đến thực hành trên lâm sàng, đặc biệt khi triển khai kế hoạch chăm
sóc bệnh nhân. Tất cả cán bộ giảng dạy y học đều có trách nhiệm phát triển các
kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên, phương pháp dạy tích cực tạo cơ hội tốt
4


để sinh viên hứng thú học tập và ứng dụng cụ thể vào các trường hợp trên lâm
sàng. Giảng viên cần đề cập đến các chủ đề cụ thể, sinh động để sinh viên tự tìm
hiểu và trình bày trước lớp, các ý kiến thảo luận và các video clip có thể giúp cho
sinh viên hiểu rõ hơn về khía cạnh ĐĐYH. Điểm hạn chế của bài viết này là sự
giới hạn nghiên cứu ở đối tượng sinh viên là các nhân viên hỗ trợ y tế trong tương
lai, trực tiếp chăm sóc bệnh nhân nhưng khơng chịu trách nhiệm cứu chữa người
trực tiếp.
2.2.


Các quy định, quy ước về y đức

2.2.1. Lời thề Hippocrates nguyên bản
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Asclepius thần y học, trước
thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần,
là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
- Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tơi. Tơi
sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu
của các vị đó. Tơi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn
học nghề y thì tơi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề.
Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả
vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tơi và cho tất cả các
mơn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không
truyền cho một ai khác.
- Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán
đốn của tơi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
- Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ u cầu và cũng khơng
tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ
nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
- Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
5


- Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành cơng việc
đó cho những người chun.
- Dù vào bất cứ nhà nào, tơi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành
vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô
lệ.
- Dù tơi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngồi lúc hành
nghề của tơi, tơi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi

sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
- Nếu tơi làm trọn lời thề này và khơng có gì vi phạm tơi sẽ được hưởng một
cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi
người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tơi sẽ phải chịu một số
phận khổ sở ngược lại. [23, tr. 15-16]
2.2.2. Y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông
Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo làm người, có thơng lý
luận đạo làm người thì học thuốc mới giỏi. Khi có chút thì giờ nhàn rỗi, nên ln
ln nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, ln ln phát huy biến hóa thn nhập
được vào tâm, thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không sợ sai
lầm.
Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh cần kíp hay khơng, mà đặt đi
thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn, mà nơi đến trước chỗ
đến sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lịng mình có khơng thành
thật, thì khó mong thu được hiệu quả.
Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà góa, ni cơ cần phải có người nhà
bên cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh, để tránh hết sự nghi ngờ; dù cho
đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế chớ nên
đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả về tà dâm.
6


Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý cầu vui
như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát, lỡ có bệnh cấp cứu
làm cho người ta sốt ruột mong chờ, nguy hại đến tính mạng con người. Vậy cần
biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào?
Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa, tuy
đó là lịng tốt, nhưng phải nói rõ cho gia đình người bệnh biết trước rồi mới cho
thuốc. Lại có khi phải cho khơng cả thuốc, như thế thì người ta sẽ biết cảm phục
mình. Nếu khơng khỏi bệnh cũng khơng có sự ốn trách và tự mình cũng khơng

hổ thẹn.
Phàm chuẩn bị thuốc thì nên mua giá cao để được loại tốt. Theo sách Lôi
Công để bào chế và bảo quản thuốc cho cẩn thận. Hoặc theo đúng từng phương
mà bào chế, hoặc tùy bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo
ý nghĩa của người xưa, không nên tự lập ra những phương bữa bãi để thử bệnh.
Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hồn và thuốc đơn nên chế sẵn. Có như
thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay.
Khi gặp bạn đồng nghiệp, cần khiêm tốn, hịa nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn,
khơng nên khinh nhờn. Người lớn tuổi hơn mình thì kính trọng; người học giỏi thì
coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng; người kém mình thì dìu
dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.
Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hoặc những người mồ cơi, góa
bụa, hiếm hoi, càng nên chăm sóc đặc biệt. Vì những người giàu sang khơng lo
khơng có người chữa, cịn người nghèo hèn thì khơng đủ sức đón được thầy giỏi,
vậy ta để tâm một chút họ sẽ được sống một đời. Còn như những người con thảo,
vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngồi việc cho thuốc, lại cịn tùy sức mình chu cấp
cho họ nữa. Vì có thuốc mà khơng có ăn thì cũng vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải
7


cho họ được sống toàn diện mới đáng gọi là nhân thuật. Cịn những kẻ vì chơi bời
phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh thì khơng đáng thương tiếc lắm.
Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận
của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu
sang, tính khí bất thường mà mình cầu cạnh, thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng
bốc cho người ta để cầu lợi thường hay sinh chuyện. Cho nên nghề thuốc là thanh
cao, ta càng giữ khí tiết cho trong sạch. [22, tr. 25-26]
2.2.3. Bản Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa Thế giới
Bản Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa Thế giới năm 1948 và những
bản được chỉnh sửa sau đó thường được các sinh viên y khoa đọc trong các lễ tốt

nghiệp như một lời thề về y đức. Đây là tuyên ngôn về sự cống hiến của y bác sĩ
cho mục đích nhân đạo. Tuyên ngôn này dựa trên Lời thời Hippocrates nhưng điều
chỉnh phù hợp với bối cảnh nền y học hiện đại. Nội dung bản tuyên ngôn:
Vào thời điểm được thừa nhận là một thành viên của ngành y:
Tôi nghiêm trang hứa với bản thân sẽ hiến dâng cuộc đời mình để phục vụ
nhân loại.
Tôi sẽ gửi đến các thầy giáo của tơi lịng kính trọng và biết ơn mà họ xứng
đáng được nhận.
Tôi sẽ thực hành nghề nghiệp của tôi với lương tâm và lòng tự trọng.
Sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm hàng đầu của tôi.
Tôi sẽ tơn trọng mọi bí mật mà tơi nắm giữ, thậm chí cả sau khi bệnh nhân
đã chết.
Tơi sẽ duy trì danh dự và truyền thống cao thượng của nghề nghiệp bằng tất
cả khả năng của tôi.
Đồng nghiệp sẽ là các anh chị của tôi
8


Tôi sẽ không cho phép những quan tâm về tuổi tác, bệnh tật hay tàn tật, tín
ngưỡng, nguồn gốc nhân chủng, giới tính, quốc tịch, nguồn gốc chính trị, sự cạnh
tranh, quan điểm tình dục, địa vị xã hội hoặc bất kỳ một yếu tố nào khác can thiệp
vào giữa nhiệm vụ của tôi và bệnh nhân của tôi.
Tôi sẽ duy trì sự tơn trọng cao nhất cho cuộc sống con người.
Tôi sẽ không dùng kiến thức chuyên môn của tôi xâm phạm đến quyền con
người và các quyền tự do của cơng dân, thậm chí ngay cả khi bị đe doạ
Tôi xin hứa những điều này với tất cả sự trang trọng, tự nghiện và danh dự
của tôi. [23, tr. 15-16]
2.2.4. Quy ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới
Luật quốc tế về y đức được ban hành vào năm 1949 tại kỳ họp lần thứ 3 của
Hội Y học thế giới. Luật được chỉnh sửa lần cuối vào năm 2006 quy định nhiệm

vụ chung của người thầy thuốc và nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với
bệnh nhân như sau:
1. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc:
- Thực hành nghề nghiệp và duy trì chuẩn mực chun mơn ở mức độ cao nhất.
- Tôn trọng quyền của bệnh nhân chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của thầy thuốc.
- Không để cho phán xét cá nhân bị chi phối bởi quyền lợi cá nhân hay phân
biệt đối xử.
- Hết lòng trong việc cung cấp dịch vụ chuyên môn cho bệnh nhân.
- Hành xử thành thật với bệnh nhân và đồng nghiệp. Báo cáo cho giới chức có
trách nhiệm biết những thầy thuốc thiếu y đức hoặc bất tài hoặc có hành vi
lừa đảo.
- Không thuyên chuyển bệnh nhân hoặc ra toa thuốc để hưởng lợi ích tài chính
hay q cáp.
- Tơn trọng quyền và sự lựa chọn của bệnh nhân.
9


- Có trách nhiệm giáo dục cơng chúng về những khám phá mới trong y học,
nhưng cần phải cẩn thận trong việc áp dụng các phương pháp còn trong vòng
thử nghiệm.
- Cố gắng sử dụng tài nguyên y tế một cách sáng suốt nhằm đem lại lợi ích cho
bệnh nhân và cộng đồng.
- Tìm người điều trị nếu mình mắc bệnh. Tôn trọng các chuẩn mực đạo đức
địa phương và quốc gia.
2. Nhiệm vụ chung của người thầy thuốc đối với bệnh nhân:
- Tôn trọng sinh mạng của con con người.
- Hành động vì lợi ích của bệnh nhân.
- Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân. Bất cứ khi nào phương pháp điều trị
hay xét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu
đến một chuyên gia khác.

- Tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân. Không tiết lộ bất cứ thông tin nào
về bệnh nhân cho bất cứ ai, nếu khơng có sự đồng thuận của bệnh nhân.
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc trong trường hợp khẩn cấp.
- Khơng quan hệ tình dục với bệnh nhân. Không lợi dụng mối quan hệ thầy
thuốc - bệnh nhân. [16]

2.2.5. Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế
Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được ban hành kèm theo
Quyết định số 2008/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ Trưởng Bộ Y
tế:
1. Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng
trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương
10


tâm và trách nhiệm cao, hết lịng u nghề, ln rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo
đức của người thầy thuốc. Khơng ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học
để nâng cao trình độ chun mơn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2. Tơn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.
3. Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tơn trọng
những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín
đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã
hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm
dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh tốn
các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, ln có thái độ niềm nở, tận

tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải
thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều
trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;
động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.
Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lịng cứu chữa và
chăm sóc đến cùng, đồng thời thơng báo cho gia đình người bệnh biết.
5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đốn, xử trí kịp thời khơng được đun
đẩy người bệnh.
6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
tồn; khơng vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
11


7. Khơng được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời
các diễn biến của người bệnh.
8. Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều
trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9. Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà, đồn kết, tơn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, khơng
đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống
dịch bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện
nếp sống vệ sinh, giữ gìn mơi trường trong sạch. [1]
2.2.6. Lời tuyên thệ Tân bác sĩ Khoa Y
Lời tuyên thệ Tân bác sĩ Khoa Y được các tân khoa long trọng tuyên thệ trong
buổi lễ tốt nghiệp bác sĩ đa khoa của Khoa Y như sau:

Dưới lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc;
Trước Q Thầy Cơ và tồn thể cán bộ viên chức;
Trước toàn thể bạn đồng học và các đấng sinh thành;
Tôi xin thề:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, phấn đấu
hết sức mình để bảo vệ và xây dựng đất nước thân yêu.
2. Luôn luôn tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước, thực hiện
nghiêm chỉnh các quan điểm và quy định của ngành y tế Việt Nam, khơng bao giờ
có hành động làm ảnh hưởng đến truyền thống nhà trường, trái với lương tâm
người cán bộ y tế nhân dân.
12


3. Giữ gìn bí mật nghề nghiệp, tơn trọng phẩm chất người bệnh, hết lòng hết
sức phục vụ sức khỏe nhân dân, làm đúng lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Lương y như
từ mẫu”.
4. Khiêm tốn, đoàn kết và hợp tác chân thành với đồng nghiệp, yêu ngành,
yêu nghề, tự hào chính đáng với cơng việc của chính mình.
5. Vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tơi nguyện tích
cực lao động và học tập, phấn đấu khơng mệt mỏi, nâng cao trình độ, góp phần
xây dựng nền y học Việt Nam.
Xin thề, xin thề, xin thề. [15, tr. 31]
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.

Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến tìm hiểu nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y. Trên


cơ sở phân tích lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn từ đó đưa ra kiến nghị, đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về y đức cho sinh viên thông qua
cải thiện công tác giảng dạy y đức tại Khoa Y hiện nay.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện một số những nhiệm

vụ sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên ngành Y khoa về y đức.
- Mô tả thực trạng giảng dạy y đức của Khoa Y theo CTĐT ngành Y khoa cho
sinh viên ngành Y khoa.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về y
đức cho sinh viên Khoa Y.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu nhận
thức về y đức của sinh viên Khoa Y- ĐHQG TP. HCM.
13


4.2.

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ
sáu ngành Y khoa của Khoa Y - ĐHQG TP. HCM.


4.3.

Phạm vi nghiên cứu

4.3.1. Phạm vi không gian: Ngành Y khoa của Khoa Y - ĐHQG TP. HCM.
4.3.2. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 06/2018 đến tháng
02/2019.
5.

Phương pháp nghiên cứu

5.1.

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng nhận thức của sinh viên Khoa Y về y đức như thế nào?
- Nhận thức về y đức của sinh viên các khóa có khác nhau hay không?
- CTĐT ngành Y khoa đã chú trọng đến giảng dạy y đức cho sinh viên hay
chưa?
5.2.

Giả thuyết nghiên cứu

- Sinh viên Khoa Y được cung cấp đủ kiến thức về y đức nhưng nhận thức
chưa đầy đủ.
- Sinh viên từ năm thứ tư đến năm thứ sáu nhận thức rõ ràng về y đức, sinh
viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba nhận thức còn mơ hồ.
- CTĐT ngành Y khoa cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên
liên quan đến vấn đề y đức.

5.3.

Khung phân tích
Nhà trường

GIẢNG DẠY Y ĐỨC

CTĐT

Nội dung giảng
dạy

14

Phương pháp
giảng dạy

Giáo trình,
tài liệu


NHẬN THỨC VỀ Y ĐỨC

Gia đình

Bổn phận, trách
nhiệm

Bệnh
nhân


5.4.

Đồng
nghiệp

Cộng
đồng,

hội

Luật pháp, thể
chế

Nguyên
tắc, quy
định

Luật
y tế

Xã hội

Rèn luyện, nâng cao
kiến thức

Quan
niệm
về y
đức


Chuyên
môn

Đạo đức
nghề
nghiệp

Phương pháp nghiên cứu

5.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong đề tài này là phương pháp định lượng và
phương pháp định tính. Thơng qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin
định lượng, đề tài sẽ mô tả thực trạng nhận thức về y đức của sinh viên Khoa Y,
phân tích sự tác động của CTĐT đến nhận thức y đức của sinh viên đồng thời
lượng giá việc giảng dạy môn y đức tại Khoa Y hiện nay. Ngồi ra, đề tài cịn kết
hợp phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn sâu một số đối tượng
là sinh viên, giảng viên dạy môn y đức, cán bộ chuyên trách đào tạo, chuyên trách
công tác sinh viên để tìm hiểu kỹ hơn các quan điểm của họ liên quan đến vấn đề
này.
5.4.2. Phương pháp thu thập thơng tin
Đề tài sử dụng ba phương pháp chính để thu thập thông tin sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu
có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:
15


×