Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khảo sát trung tâm văn hóa huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.01 KB, 10 trang )

Đề: Anh chị khảo sát nhà văn hóa (TTVH) cấp xã, phường tại địa
phương mình.
1. Miêu tả và phân tích nội lực của NVH ( TTVH ) đó.
2. Trình bày 1 hoạt động nghiệp vụ cụ thể để duy trì và phát triển hoạt
động đó.Theo anh chị cần có những yếu tố, điều kiện nào?
3. Quá trình tổ chức hoạt động quản lý và vận hành như thế nào?
Bài làm
Khảo sát trung tâm văn hóa huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
I. Khái quát về huyện Chiêm Hóa
Chiêm Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, cách trung
tâm tỉnh lỵ 67 km về phía Bắc. Huyện có diện tích tự nhiên 1.278,82km2,
dân số trên 126 nghìn người, có 25 xã và 01 thị trấn và 18 dân tộc anh em
cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80% tổng dân số
toàn huyện. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập qn, ngơn ngữ, trang phục,
lễ hội, những làn điệu dân ca, dân vũ riêng biệt mang đậm nét văn hóa đặc
trưng của miền sơn cuớc.
Vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp huyện Na Hang, Lâm Bình
+ Phía Nam giáp huyện n Sơn
+ Phía Đơng giáp huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
+ Phía Tây giáp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên quang và huyện Bắc
Quang tỉnh Hà Giang.
Chiêm Hố có nhiều dãy núi cao giữa các vùng đồi núi là những thung
lũng, đất đai màu mỡ. Sông suối có độ dốc cao, lớn nhất là sơng Gâm chảy

1


qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài 40 km. Là đường thuỷ duy nhất
nối huyện với tỉnh và các tỉnh trung du của Đồng Bằng bắc bộ.
Giao thông đường bộ có các tuyến: đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ


Hà Giang qua huyện Chiêm Hoá đi huyện Na Hang, đường tỉnh có 134 km
gồm các tuyến: ĐT 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên huyện Na
Hang, đường ĐT 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá (phía đơng bắc) thị trấn Vĩnh
Lộc đi Vinh Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường ĐT
187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; đường huyện: 127
km; đường đô thị 5,5 km.
Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế quan trọng
trong việc xây dựng an tồn khu, khu vực phịng thủ, là nơi căn cứ địa cách
mạng an toàn vững chắc trong thời kỳ kháng chiến, điển hành tại các xã:
Kim Bình, Vinh Quang, Kiên Đài, Linh Phú, Xuân Quang, Yên Nguyên,
Hoà Phú… và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.
II.

Trung tâm văn hóa huyện Chiêm Hóa

1.

Cơ sở vật chất kĩ thuật

Trụ sở đặt tại trung tâm huyện Chiêm Hóa là nơi làm việc và tổ chức
các hoạt động chun mơn.
Diện tích đất 750m2
Diện tích nhà văn hóa 210m2
Trung tâm văn hóa huyện Chiêm Hóa có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật
tốt như :
Hội trường: Chuyên Tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội họp, hội
diễnvà hướng dẫn phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở,
bao gồm âm thanh, loa đài, bàn ghế


2


- Sân thể thao : Tổ chức các cuộc thi về thể thao như bóng đá, bóng
chuyền, điền kinh,…
- Thư Viện, phòng đọc, kho sách : Nơi trưng bày, sưu tầm tranh ảnh
về các hoạt động văn hóa thể thao, sưu tầm các sách báo về văn hóa như
sách báo về văn hóa các vùng miền, văn hóa các dân tộc thiểu số… bao
gồm bàn ghế phù hợp tiêu chuẩn, ánh sang đèn điện đầy đủ hoạt động tốt.
- Văn phịng làm việc: có đầy đủ máy tính được kết nối internet, điện
thoại, bàn ghế,…. để cán bộ nhân viên cơng chức làm việc 1 cách tốt nhất.
- Phịng đa năng: nơi để các cán bộ công chức các nghệ sĩ, diễn viên
có thể tập luyện văn nghệ quần chúng ngồi ra cịn là nơi để mở các lớp
năng khiếu bồi dưỡng các con em trong huyện có nhu cầu theo học bao
gồm gương sàn tập gỗ chống trơn loa đài, điều hịa.
- Hệ thống phát thanh - truyền hình được nâng cấp phủ sóng tồn
huyện.
- Khu dịch vụ, quầy bán hàng: nơi để bán đồ ăn, nước uống khi mọi
người có nhu cầu
2, Cơ cấu tổ chức quản lý.
Cơ cấu tổ chức quản lý:
- Lãnh đạo trung tâm:
- 01 giám đốc chuyên ngành Quản lý Văn hóa;
- 01 phó giám đốc
- Có thâm niên cơng tác 05 năm trở lên.
Các bộ phận nghiệp vụ:
- Hành chính-Tổng hợp.
3



- Đội Tuyên truyền lưu động.
- Văn hóa văn nghệ.
- Thể dục, thể thao.
- Thư Viện.
Trình độ.
- 60% có trình độ Đại học
- 40% có trình độ Cao đẳng, Trung cấp.
3, Tính đặc thù: mơi trường loại hình hoạt động.
- Tham mưu giúp UBND huyện xây dựng và ban hành kế hoạch ngắn
hạn, dài hạn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ, thơng
tin tun truyền, thể dục thể thao và du lịch hàng năm. Hướng dẫn, chỉ đạo
các nhà sinh hoạt văn hóa, các câu lạc bộ, thư viện, tủ sách cơ sở.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động, thư
viện, câu lạc bộ, lớp năng khiếu nghệ thuật; các hoạt động thể dục, thể
thao; hướng dẫn thể dục thể thao cơ sở. Thơng qua đó phát hiện và bồi
dưỡng các hạt nhân có năng khiếu văn hóa, văn nghệ, thểdục,thể thao; sưu
tầm, bảo tồn và hướng dẫn các loại hình nghệ thuật dân gian, các mơn thể
thao truyền thống.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch đáp ứng
nhu cầu của nhân dân địa phương đảm bảo đúng theo quy định của pháp
luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND Thị trấn giao.

4


4, Nguồn ngân sách nhà nước và ngoài nhà nước.
Kinh phí chi theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp do
UBND cấp huyện cấp từ ngân sách địa phương hàng năm cho sự nghiệp
văn hóa, thể thao và du lịch (thực hiện theo Điều 6 của Thông tư số

01/2010/TT-BVHTTDL ngày 26/02/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch)
- Ngân sách nhà nước cấp bảo đảm cho các hoạt động theo kế hoạch
được duyệt; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, đầu tư cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị
- Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, hoạt động nghiệp vụ, chuyên
môn; hoạt động dịch vụ, tài trợ, vay tín dụng, vốn liên doanh, liên kết và
các nguồn thu hợp pháp khác.
5, Ngoại sinh - yếu tố khách quan.
Hoạt động văn hóa:
Các hoạt động giao lưu, văn hoá, nghệ thuật và thể thao được tăng
cường. Chương trình xây dựng đời sống văn hố, thể thao ở khu dân cư
tiếp tục củng cố và phát triển. Cơng tác thơng tin tun truyền, phát thanh
truyền hình, quản lý hoạt động báo chí, xuất bản được chú trọng quan tâm.
Các đội biểu diễn nghệ thuật , tuyên truyền lưu động tập trung phục vụ
nhân dân ở vùng sâu, vùng xa; các xã trong chương trình xây dựng nơng
thơn mới; các xã, thơn bản chưa có điện lưới quốc gia. Thực hiện biểu diễn
lưu động trên toàn huyện 100 buổi; thực hiện 50 buổi tuyên truyền lưu
động; cấp mới 500 thẻ bạn đọc, phục vụ trên 3 nghìn lượt bạn đọc.

5


Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được tích cực triển khai,
cơng tác giám sát, tun truyền phịng chống dịch bệnh nguy hiểm ở người
được quan tâm và chú trọng. Trong các tháng giữa năm, tại một số huyện,
huyện trong tỉnh đã xảy ra dịch sốt phát ban dạng sởi , bệnh quai bị, thủy
đậu, chân tay miệng, tiêu chảy, đau mắt đỏ… tuy nhiên ngành y tế đã chủ
động theo dõi tình hình dịch bệnh, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát,

chỉ đạo và thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch, nên khơng xảy
ra tình trạng dịch lây lan diện rộng, khoanh vùng và kiểm sốt, khơng có
biến chứng và diễn biến nặng.
Cơng tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội:
Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực triển
khai thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo gắn với chương trình xây
dựng nơng thơn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện cấp
phát thẻ BHYT cho người nghèo, gia đình chính sách, người có công với
cách mạng.
Hoạt động thể thao:
Tiếp tục phát triển phong trào thể dục thể thao trên địa bàn của huyện
; tổ chức các giải: Cầu lơng, bóng bàn, Taekwondo, bơi, bóng đá trẻ cấp
tỉnh,... Đồng thời ln chú trọng và quan tâm các nội dung thể thao thành
tích cao: Năm 2014 đã có 14 xã tham gia thi đấu các giải khu vực cấp
huyện và cấp tỉnh đạt 30 huy chương các loại (5 HCV; 15 HCB; 10 HCĐ);
huyện đã có vận động viên đạt huy chương vàng ở mơn bơi lội cấp tỉnh.

6


Hoạt động thông tin, truyền thông:
Tập trung tuyên truyền các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của đất
nước cũng như của huyện, tiếp tục tuyên truyền việc học tập, quán triệt,
triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay,
gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
tun truyền 7 chương trình cơng tác trọng tâm, 27 đề án của Đảng bộ
huyện Chiêm Hóa và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới; tuyên truyền đưa Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai sửa đổi vào cuộc

sống; về chủ quyền biển đảo Việt Nam, các thơng tin liên quan đến tình
hình biển Đơng; các phong trào thi đua kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ; Quốc Khánh 02/9/2014; Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội, trấn áp tội phạm, kiềm chế tai nạn giao thông, an ninh
biên giới, phịng, chống bn lậu, giân lận thương mại, các thơng tin trong
và ngoài nước...
Đào tạo và giải quyết việc làm được đẩy mạnh:
Công tác dạy nghề và giải quyết việc làm mới được triển khai đồng bộ
và đạt được nhiều kết quả: Thực hiện giải quyết việc làm mới cho 5.000
người lao động.Tuyển sinh và đào tạo nghề cho nhiều con em trong địa
bàn.
Mức sống thu nhập của người lao động.
Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 14,3% ; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 16,07%, công
nghiệp và xây dựng chiếm 42,77%, dịch vụ chiếm 41,16%.
7


Bình quân thu nhập của người lao động từ 5 ->15triệu đồng mỗi
tháng.
2 . Hoạt động nghiệp vụ:
Trung tâm văn hóa huyện Chiêm Hóa duy trì nhiều hoạt động trong đó
có hoạt động các câu lạc bộ năng khiếu nghệ thuật.
Công tác tổ chức lớp năng khiếu, CLB được duy trì thường xuyên, đều
đặn. các lớp năng khiếu, CLB ở các bộ môn Họa, Nhạc, Hát, Múa…được
tổ chức từ những khóa trước đã duy trì hoạt động ngay từ đầu năm mới,
các em học sinh sau giờ học văn hóa tại trường vẫn đến trung tâm tham gia
sinh hoạt ngày thứ 7 và chủ nhật, các buổi ngoài giờ để tham gia sinh hoạt,
học tập.
Để toàn thể nhân nhân,các đối tượng của nhà văn hóa dễ dàng xích lại

gần nhau hơn với các hoạt động của Trung tâm Nhà Văn hóa, cách tốt nhất
là lơi kéo được tồn thể nhân dân, các đối tượng như: các e thanh niên,
thiếu nhi, nhi đồng đến với những buổi sinh hoạt Văn hóa, thể thao như
biểu diễn ca múa nhạc, giao lưu văn nghệ…. ở đó, mọi người vừa được
giải trí vừa được tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp. Tất cả các hoạt động đó tác
động mạnh đến nhu cầu hưởng thụ những giá trị văn hóa của tồn thể nhân
dân.
Vào đầu hè năm nay, trung tâm đã xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp
học bài bản, chuẩn bị trang thiết bị phịng lớp chu đáo, tổ chức tuyển sinh
và đón nhận hơn 3000 học sinh tham gia học tập ở hơn 200 lớp năng khiếu
do trang tâm tổ chức. các môn học truyền thống như Múa, Hát, Họa, Nhạc,
Thể dục nhịp điệu, Võ thuật, Bơi…vẫn được quan tâm đầu tư giúp các em
8


phát triển tốt năng khiếu và làm nguồn bổ xung cho các đội chuyên nghệ
thuật của trung tâm. Các bộ môn mới mở trong các năm gần đây như luyện
chữ đẹp, dẫn chương trình, UCMAS, tiếng anh…giúp các em nhỏ tăng khả
năng tư duy đáp ứng nhu cầu cuộc sống phong phú và đa dạng phù hợp với
thời kỳ đổi mới hiện nay.
Việc thường xuyên tổ chức các chương trình sinh hoạt văn hóa, thể
thao lành mạnh là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết. Các chương
trình sinh hoạt này không những thu hút được nhiều người đến với Trung
tâm mà cịn tạo ra nguồn kinh phí từ phía các nhà tài trợ. Bởi nhờ các
chương trình đó mà sản phẩm của họ được đến với đơng đảo quần chúng
nhân dân. Mối quan hệ 2 chiều này rất có lợi cho trung tâm văn hóa huyện
và các đơn vị tài trợ.
Để duy trì và phát triển các hoạt động của Trung tâm văn hóa thì cần
có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa
phương cùng với sự xã hội hóa trong hoạt động của Trung tâm văn hóa,

kêu gọi sự chung tay góp sức của đơng đảo nhân dân địa phương làm cho
phong trào văn hóa địa phương ngày càng phát triển.

9


10



×