Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CHIA SE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.47 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chia sẻ là điều không dễ học Không phải ai cũng có hoàn cảnh giống nhau. Do đó, chia sẻ là điều vô cùng cần thiết để xóa bỏ những khoảng cách. Trường tổ chức cho sinh viên học theo lớp tín chỉ. Mỗi môn học ở một lớp khác nhau, với những bạn học khác nhau. Sẽ rất khó để có thể liên lạc được với tất cả mọi người khi cần thiết. Do đó, hòm mail chung của từng môn ra đời nhằm giúp mọi người cập nhật thông tin sớm nhất. Đáng tiếc là nhiều bạn sinh viên đã không biết cách tự trang bị cho mình kĩ năng sử dụng “của công”. Cô giáo gửi bài tập về nhà vào hòm mail chung, yêu cầu cả lớp làm ra giấy và buổi sau nộp để lấy điểm danh. Thế nhưng, ở buổi học sau đó, cô giáo đã được một phen tá hỏa khi chỉ có một số ít các bạn trong lớp nộp bài. Phần còn lại ngớ người nhìn nhau “Các bạn ấy lấy đề ở đâu vậy. Hôm qua tớ đã vào kiểm tra hòm mail của lớp rất nhiều lần nhưng không thấy có. Tớ cứ nghĩ cô chưa gửi.” Cô nhìn trò, trò nhìn cô, ai cũng chỉ muốn mếu. Hóa ra có rất nhiều bạn sinh viên “ác ý” luôn cố tình xóa mail mà cô giáo gửi để các bạn khác không có bài tập để làm, để các bạn khác mất điểm danh. Không thể tìm ra thủ phạm, cô giáo đã nhắc nhở chung cả lớp. Nhưng tình hình vẫn không hề được cải thiện những lần sau đó. Tôi rất ấn tượng với hình ảnh về chữ “TÌNH” trong chương trình quảng cáo của hãng bánh Chocopie. Hai anh em nhà kia trú mưa trong một ngôi nhà nhỏ, được ông lão viết chữ tặng một chiếc bánh Chocopie. Định ăn, nhưng khi nhận ra anh mình cũng đang đói, nhỏ em vội đưa bánh cho anh. Hai anh em cứ nhường nhau như thế, chiếc bánh được đẩy qua đẩy lại, ấm áp một chữ TÌNH. Khi xem quảng cáo đó, tôi thường nghĩ tới đứa em họ ở quê của mình. Nhà nó khá giả nên mỗi buổi tới trường, mẹ nó thường chuẩn bị sẵn trong cặp nó những chiếc bánh nướng thơm ngon để cậu nhóc ăn khi đói. Hôm đó, sau khi từ trường trở về, cậu nhóc hớn hở khoe với tôi: “Thằng Huy rất kì chị ạ. Nhà đã nghèo không có bánh ăn thì phải chịu chứ, lại cứ đứng nhìn em ăn. Chắc nó cũng đói bụng lắm. Nhưng nó học rất giỏi, em ghét nó nên đã không cho nó một miếng bánh nào. Nhìn nó đứng đó với vẻ mặt thèm thuồng thích lắm chị ạ”. Tôi lặng người sau câu chuyện của một cậu nhóc. Không thể trách cứ sự hồn nhiên hơi quá của con trẻ, bởi đó cũng là hậu quả tất yếu của cách giáo dục quá cưng chiều con của nhiều bậc cha mẹ. Cô tôi luôn muốn giành điều tốt nhất cho con, cô luôn dặn thằng bé phải ăn bánh những khi đói, nhưng đã quên mất phần dạy thằng bé cách sẻ chia bánh với những người còn đói hơn mình. Mỗi buổi chiều, sau giờ tan học, tôi đều dành chút ít thời gian để xem bộ phim Hàn Quốc “Đông Y” đang chiếu trên kênh VTV3 lúc 18h. Tôi không muốn nói nhiều về sự giỏi giang trong cách diễn của các diễn viên. Tôi chỉ muốn nói tới cậu bé Cưm - nhân vật hoàng tử của phim - người có được những tài năng xuất chúng, được mọi người gọi là thần đồng nhỏ tuổi. May mắn thay cậu không hề tỏ ra tự cao. Bởi ngay từ nhỏ, cậu đã được mẹ dạy rằng: “Khi mình có được một tài năng nào đó đặc biệt, điều đó có nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> mình đã lấy đi rất nhiều tài năng của những người khác. Ta không có quyền tự cao tự đại. Ta phải nỗ lực hơn để chia sẻ tài năng đó với mọi người bằng cách chăm chỉ học hành, góp sức xây dựng đất nước, mang lại cuộc sống yên vui cho những người dân nghèo”. Khi được hỏi về mục đích học tập, cậu bé hoàng tử nhỏ tuổi đó không hề nghĩ tới ước mơ trở thành vua, ước mơ được khoe tài năng với mọi người. Cậu chỉ nói đơn giản, học để chia sẻ những cái mình đã học với mọi người. Cùng sống trên đời, cùng hít thở một bầu không khí, nhưng không phải ai cũng có hoàn cảnh giống nhau. Do đó, chia sẻ là điều vô cùng cần thiết để xóa bỏ đi những khoảng cách đó. Trong cùng một lớp, sự cách biệt về việc nắm bắt thông tin hay không cũng ít nhiều tạo nên sự khác biệt. Nhưng thay vì ganh nhau từ những điều bé nhỏ bằng những thủ đoạn không tốt, tại sao ta không san sẻ với nhau, không cùng nhau tiến bộ? Rõ ràng là, với nhiều người trong chúng ta, chia sẻ vẫn luôn là điều không hề dễ học! Dung Theo . Keil.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×