Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bai 34 Sinh truong o thuc vat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.97 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Tiết giảng:. CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN A- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT. Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm khái quát về sinh trưởng và phát triển ở thực vật khác nhau về số lượng tế bào và chất lượng của quá trình sinh lí, sinh hóa. - Hiểu được mối tương quan giữa sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên tiếp xen kẽ của trao đổi chất: Sự biến đổi về lượng → sự biến đổi về chất. - Một cơ quan hay 1 cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm hay ngược lại. Có thể cả 2 cùng nhanh hay chậm. - Thấy rõ vai trò các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển. 2. Kỹ năng: - Quan sát tranh, đọc SGK và tìm thông tin. - Vận dụng lý thuyết vào thực tế. 3. Thái độ: - Khơi dậy ở học sinh sự say mê, tìm hiểu bộ môn sinh học. II. Phương pháp – Phương tiện: 1. Phương pháp: - Trực quan hỏi đáp. 2. Phương tiện:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phóng to hình: 34.1; 34.2; SGK - So sánh đặc điểm cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm để nhận diện cây 1 lá mầm và cây hai lá mầm (34.2 SGK). - Học sinh xây dựng bài thảo luận học tập theo nhóm, phát biểu về biện pháp làm cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh. III. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, phong cách học sinh. 2. Bài mới: a. Phần mở bài: - Gieo từ một hạt giống cuối vụ ta lại có nhiều hạt giống mới dùng cho đời sống con người và động vật. Các giai đoạn diễn ra nối tiếp nhau suốt quá trình đó gọi là sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Phương pháp Nội dung * Từ một hạt đậu gieo trồng đến I.Khái niệm: khi thu hoạch được một hạt mới, cậy 1. Định nghĩa sinh trưởng và phát đậu đã trải qua những giai đoạn nào? triển. + GV: Quan sát hình (34.1 – chu kì sinh trưởng và phát triển ở cây 1 năm). Cho biết từ một hạt đậu gieo trồng đến khi thu được các hạt mới cây đậu đã trải qua những giai đoạn nào? - HS: các giai đoạn: Nảy mầm. Mọc lá. Sinh trưởng mạnh. Ra hoa. Tạo quả. Quả chín. + GV: Dựa vào quá trình sinh trưởng và phát triển ở cây 1 năm ta có.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sơ đồ sau: Nảy mầm. Hạt. Quả. Sinh trưởng mạnh. Cây con. Cây trưởng thành. Ra hoa. + GV: Hạt đậu muốn thành cây trưởng thành phải trải qua các giai đoạn nảy mầm thành cây con, cây con sinh trưởng mạnh thành cây trưởng thành, đó là toàn bộ sự lớn lên của cây. Một em nhìn vào sơ đồ cho biết cơ chế nào làm cho cây lớn lên. - HS: Do sự tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào. + GV (nhận xét): Chính sự tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, đây được gọi là sinh trưởng. + GV: Một em hãy phát biểu định nghĩa sinh trưởng. - HS: Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào, làm cây lơn lên trong từng giai đoạn. + GV: Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: Từ hạt hình thành cây con gồm rễ mầm, thân mầm, chồi mầm. Sinh trưởng mạnh thành cây trưởng thành, phân hóa ra hoa, quả. Vậy do đâu có sự biến đổi đó.. a. Định nghĩa sinh trưởng. - Sinh trưởng: là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào, làm cây lơn lên trong từng giai đoạn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - HS: Do sự phân hóa tế bào, mô dẫn đến sự phát sinh hình thái tạo nên cấc cơ quan. + GV (nhận xét): toàn bộ quá trình từ hạt đến cây trưởng thành trải qua quá trình sinh trưởng, sự phân hóa tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể đây được gọi là phát triển. Vậy một em hãy phát biểu định nghĩa phát triển. - HS: Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu ký sống của một cá thể biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, sự phân hóa tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể như rễ, thân, lá, hoa, quả. Sơ đồ: Sinh trưởng mạnh. Nảy mầm. Hạt. Cây con. Cây trưởng thành. Pha sinh dưỡng Pha sinh sản. Quả. Ra hoa. + GV: nhìn vào sơ đồ và kiến thức vừa được học một em hãy phân biệt: dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển. - HS: Sinh trưởng tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào. Phát triển là sự này mầm và ra. b. Định nghĩa phát triển. - Phát triển: Là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu ký sống của một cá thể biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, sự phân hóa tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể như rễ, thân, lá, hoa, quả. 2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hoa. +GV: Dựa vào đặc trưng cảu sinh trưởng và phát triển hãy nhận xét về mối - Sinh trưởng và phát triển là hai quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong - HS: Sinh trưởng và phát triển là quá trình sống của thực vật. hai quá trình liên tiếp, xen kẽ nhau trong quá trình sống của thực vật. + GV: Hạt đậu cần hút một lượng nước nhất định để mọc ra rễ mầm, thân mầm, chồi mầm. Tương tự để bắt đầu - Sinh trưởng và phát triển là hai cho sự ra hoa và tạo quả, cây con phải mặt của quá trình biến đổi về lượng và tích lũy trở thành cây trưởng thành. Khi chất. đôa sự hút nước của hạt hay sự sinh trưởng của cay con là quá trình tích lũy về chất để chuẩn bị cho sự biến đổi về lượng. Một em hãy nhận xét về mối tương quan này. -HS: Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi về lượng và chất. + GV: Dựa vào đâu để phân chia các giai đoạn chính trong sự sinh trưởng - Sinh trưởng nhanh, phát và phát triển ở thực vật. nhanh. - Sinh trưởng chậm, phát - HS: Dựa vào mối quan hệ giữa chậm. sinh trưởng và phát triển đời sống của - Sinh trưởng bình thường, cây được chia làm hai giai đoạn. Giai triển bình thường. đoạn pha sinh dưỡng và giai đoạn pha - Sinh trưởng chậm, phát sinh trưởng (mốc là sự ra hoa). nhanh.. triển triển phát triển. 3. Chu kì sinh trưởng và phát triển..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Chu kì sinh trưởng và phát triển có sự kế tiếp các giai đoạn (nảy mầm, mọc lá, sinh trưởng rễ, thân, lá mạnh mẽ, ra hoa, tạo quả và quả chín) của hai pha sinh dưỡng và sinh sản bắt đầu từ - HS: Chu kì sinh trưởng và phát khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới. Sơ đồ: triển gồm các giai đợn và các pha. + GV: Quan sát hình 34.1 và kết hợp với những kiến thức vừa học được một em hãy phát biểu chu kì sinh trưởng và phát triển.. Sinh trưởng mạnh. Nảy mầm. Hạt. Cây con. Cây trưởng thành. Pha sinh dưỡng Pha sinh sản. Quả. + GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại định nghĩa thế nào là mô phân sinh và mô phân sinh được chia làm mấy loai. - HS: Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa và duy trì được khả năng nguyên phân. Và được chia làm 3 loại. Mô phân sinh đỉnh. Mô phân sinh bên. Mô phân sinh lóng. + GV: dựa vào sách giáo khoa một em hãy cho biết thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.. Ra hoa. II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. 1. Sinh trưởng sơ cấp. - Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn lên và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh. 2. Sinh trưởng thứ cấp. - Là hình thức sinh trưởng làm cho cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - HS: trả lời. + GV: Dựa vào bảng 34.2 và các thông tin vừa học được, hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 34: đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Các chỉ tiêu Dạng cây Nơi sinh trưởng Đặc điểm bó mạch Kích thước thân. Sinh trưởng sơ cấp. Sinh trưởng thứ cấp. Bảng 34: đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.. Các chỉ tiêu. Sinh trưởng sơ cấp. Sinh trưởng thứ cấp. Dạng cây. 1 và 2 lá mầm. 2 lá mầm. Nơi sinh trưởng. Mô phân sinh đỉnh. Mô phân sinh bên. Đặc điểm bó mạch. Xếp lộn xộn. Xếp chồng chất. Kích thước thân. Nhỏ. To. Dạng sinh trưởng. Làm cho cây cao lên. Làm cho cây to ra. Thời gian sống. 1 năm. Dài. Dạng sinh trưởng Thời gian sống. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển. 1. Yếu tố bên trong Các chất điều hòa sinh trưởng: - Chất kích thích: Auxin, gibêrelin, xitôkinin - Chất kìm hãm: axit absixic, chất phenol 2. Yếu tố bên ngoài Các yếu tố tự nhiên và biện pháp.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> canh tác a. Nước: - Tác động đến các giai đoạn: Nảy mầm, ra hoa, tạo quả Hoạt động hướng nước Là nguyên liệu trao đổi chất b. Nhiệt độ: - Có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi: Sinh trưởng tối ưu :. 250c- 350c. Tối thiểu :. 50c-150c. Tối đa :. 450c- 500c. c. Ánh sáng: Ảnh hưởng đến - Tạo lá, rễ - Hình thành chồi, hoa, sự rụng lá - Quy định cây ngắn ngày, cây dài ngày, ưa sang ưa tối d. Phân bón: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho: - Cấu trúc tế bào (AND, ARN, ATP, chất nguyên sinh, enzim, sắc tố) - Các quá trình sinh lí của cây. IV. Củng cố: - Sinh trưởng và phát triển là hai pha nối tiếp nhau của một chu kì sống của cây..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Có cây cho hoa quả một lần rồi chết (cây một năm). - Hai pha có liên quan chặt chẽ trong quá trinh trao đổi chât ở cây. Đảm bảo các điều kiện dinh dưỡng (nước, phân bón, ánh sáng, nhiệt độ) → cây sinh trưởng, phát triển tốt. - Nếu không có sự cân đối đó cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm. - Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp là đảm bảo tốt nhất, mạnh mẽ, nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. V. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài choa buổi học tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×