Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Luận văn kinh tế các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất tại bình dương​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH THƯ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM TỐN NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH THƯ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM TỐN NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI BÌNH DƯƠNG

Chun ngành: Kế Tốn
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ HỒNG CẨM TRANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm tốn
nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu của

riêng tơi. Tơi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác. Các phần kế thừa, tham

khảo đều được tác giả trích dẫn đầy đủ.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 09 năm 2018.
Tác giả

Nguyễn Minh Thư


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC HÌNH - ĐỒ THỊ

PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung. ......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2

4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................. 3
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính. ............................................................ 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng. ......................................................... 4

6. Đóng góp của luận văn. .................................................................................... 5
6.1. Về mặt lý thuyết ......................................................................................... 5
6.2. Về mặt thực tiễn. ........................................................................................ 5
7. Kết cấu luận văn. .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .................................................. 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài........................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá sự hữu hiệu của KTNB. ................................... 7

1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB. 8
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước. ........................................................ 10
1.3. Khoảng trống nghiên cứu. ........................................................................... 11



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 15
2.1. Doanh nghiệp sản xuất. ............................................................................... 15
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp sản xuất. ......................................................... 15

2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất. .................................................... 15
2.2. Tổng quan về KTNB. .................................................................................. 16
2.2.1. Tổ chức nghề nghiệp về KTNB. ............................................................ 16

2.2.2. Định nghĩa kiểm toán. ........................................................................... 16
2.2.3. Định nghĩa về KTNB. ........................................................................... 17

2.2.4. Chức năng và nhiệm vụ của KTNB. ...................................................... 18
2.2.5. Phạm vi thực hiện của KTNB. ............................................................... 18
2.2.6. Văn bản pháp lý về KTNB tại Việt Nam. .............................................. 19
2.3. Tính hữu hiệu của KTNB. ........................................................................... 19
2.3.1. Quan điểm về tính hữu hiệu................................................................... 19
2.3.2. Quan điểm về tính hữu hiệu của KTNB. ................................................ 19

2.3.3. Đo lường tính hữu hiệu của KTNB. ....................................................... 20

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB. ................................. 20
2.4.1. Năng lực của kiểm tốn viên nội bộ (KTVNB). ..................................... 21

2.4.2. Tính độc lập của KTNB. ....................................................................... 21
2.4.3. Sự hỗ trợ của nhà quản lý. ..................................................................... 22
2.4.4. Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL. ................................................ 23
2.4.5. Hiệu quả của hệ thống KSNB. ............................................................... 24

2.5. Lý thuyết ủy nhiệm...................................................................................... 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 27
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 28
3.1. Thiết kế nghiên cứu. .................................................................................... 28
3.2. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. ............................................ 31
3.3. Thiết kế nghiên cứu. .................................................................................... 34
3.3.1. Xây dựng thang đo, diễn đạt và mã hóa thang đo................................... 34

(a) Thang đo Năng lực của KTVNB........................................................... 36
(b) Thang đo Tính độc lập của KTNB. ....................................................... 36


(c) Thang đo Sự hỗ trợ của nhà quản lý...................................................... 37

(d) Thang đo Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL. ................................ 38

(e) Thang đo Hiệu quả của hệ thống KSNB. .............................................. 39
3.3.2. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. ........................................................... 39
3.3.3. Phương pháp chọn mẫu và mẫu khảo sát. .............................................. 40
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu. ............................................................. 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 44
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 45
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính. ...................................................................... 45

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng. ................................................................... 45
4.2.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu. ............................................................... 45
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha. .................. 48

4.2.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA). ................. 52

a) Phân tích nhân tố cho nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của

KTNB. ....................................................................................................... 53
b) Phân tích nhân tố cho biến tính hữu hiệu của KTNB.............................. 56

4.2.4. Mơ hình hiệu chỉnh. .............................................................................. 57
4.2.5. Tương Quan Và Hồi Quy. ..................................................................... 57
a) Xem xét ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình...................... 57
b) Phân tích hồi quy. .................................................................................. 59
c) Kiểm định mơ hình hồi quy.................................................................... 61

d) Kiểm định các giả thuyết của mơ hình. .................................................. 66

4.2.6. Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo đặc
điểm cá nhân (T-TEST VÀ ANOVA). ............................................................ 67

a) Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo giới
tính. ........................................................................................................... 68
b) Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo độ tuổi.
.................................................................................................................. 69
c) Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo chuyên
ngành tốt nghiệp. ....................................................................................... 70
d) Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo trình
độ học vấn. ................................................................................................ 71


e) Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo việc sở
hữu các chứng chỉ. ..................................................................................... 72

f) Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo vị trí
cơng tác. .................................................................................................... 73


g) Kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo số năm
kinh nghiệm. .............................................................................................. 74
4.3. Bàn luận. ..................................................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 78
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 79
5.1. Kết luận. ...................................................................................................... 79
5.2. Thực trạng về KTNB trong các doanh nghiệp sản xuất tại Bình Dương. ...... 79
5.3. Kiến nghị..................................................................................................... 80
5.3.1. Tác động vào nhân tố sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. ........................ 80

5.3.2. Tác động vào nhân tố mối quan hệ của KTVNB và KTVĐL. ................ 81

5.3.3. Tác động đến nhân tố sự độc lập của KTNB.......................................... 82
5.3.4. Tác động đến biến năng lực của KTVNB. ............................................. 83
5.4. Giới hạn nghiên cứu và hàm ý nghiên cứu trong tương lai. .......................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 86
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Danh mục các từ viết tắt tiếng Việt:
DN

: Doanh nghiệp.

KSNB

: Kiểm soát nội bộ.


KTĐL

: Kiểm toán độc lập.

KTNB

: Kiểm toán nội bộ.

KTVĐL

: Kiểm toán viên độc lập.

KTVNB

: Kiểm toán viên nội bộ.

 Danh mục các từ viết tắt tiếng Anh
CIA

: Certified Internal Auditor – Chứng chỉ kiểm toán nội bộ.

CPA

: Certified Public Accountant – chứng chỉ kiểm toán viên

EFA

: Exploratory Factor Analysis – Phương pháp phân tích nhân tố
khám phá.


IIA

: Institute of Internal Auditors – Viện kiểm toán nội bộ.

SPSS

: Statistical Package for the Social Sciences – một phần mềm
máy tính phục vụ cơng tác phân tích thống kê.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB tức là
các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu. ........................................................... 32

Bảng 3.2: Thang đo Tính hữu hiệu của KTNB....................................................... 35
Bảng 3.3: Thang đo Năng lực của KTVNB. .......................................................... 36

Bảng 3.4: Thang đo Tính độc lập của KTNB. ........................................................ 37

Bảng 3.5: Thang đo Sự hỗ trợ của nhà quản lý. ..................................................... 38
Bảng 3.6: Thang đo Mối quan hệ giữa KTVNB và KTVĐL. ................................. 38

Bảng 3.7: Thang đo Hiệu quả của hệ thống KSNB. ............................................... 39

Bảng 3.8: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo. ........................................................ 40
Bảng 4.1: Tóm tắt thơng tin khảo sát. .................................................................... 47

Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả kiểm định cronbach’s alpha. ......................................... 51


Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB
lần thứ nhất............................................................................................................ 54

Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB
lần thứ hai.............................................................................................................. 55
Bảng 4.5: Kết quả EFA của biến tính hữu hiệu của KTNB. ................................... 57
Bảng 4.6: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình. .................................. 59
Bảng 4.7: Kết quả phân tích hệ số hồi quy. ............................................................ 60
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình. .......................................... 61
Bảng 4.9: Mức độ giải thích của mơ hình. ............................................................. 62

Bảng 4.10: Bảng thống kê giá trị phần dư. ............................................................. 62
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết. ........................................................ 67

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo
giới tính. ................................................................................................................ 68

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo
độ tuổi. .................................................................................................................. 69


Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo
chuyên ngành tốt nghiệp. ....................................................................................... 70

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo

trình độ học vấn. .................................................................................................... 71

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo


việc sở hữu các chứng chỉ. ..................................................................................... 72

Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo

vị trí cơng tác. ........................................................................................................ 73

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá tính hữu hiệu của KTNB theo

số năm kinh nghiệm............................................................................................... 74


DANH MỤC CÁC HÌNH – ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 30
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu ............................................................................... 33
Biểu đồ 4.1: Đồ thị phân phối phần dư của mơ hình hồi quy.................................. 63

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ P-P plot phần dư của mơ hình hồi quy .................................. 64

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ Scatterplot phần dư của mơ hình hồi quy .............................. 65


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Kiểm tốn nội bộ (KTNB) đã được đề cập rất sớm trên thế giới và đang không

ngừng phát triển để giờ đây trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, một xu hướng


tất yếu, một yếu tố quan trọng trong quản lý ở cả khu vực công và tư nhân. KTNB là
một công cụ quản lý đắc lực, giúp kiểm tra, đánh giá, phân tích tình hình hoạt động

của doanh nghiệp (DN), đảm bảo DN hoạt động tuân thủ các quy chế, quy tắc của tổ

chức và các quy định của Pháp luật quốc gia. Các kiểm toán viên nội bộ (KTVNB)

trước đây được xem như một trợ lý của kế toán viên và kiểm toán viên độc lập
(KTVĐL), nhưng giờ đây chức năng kiểm toán nội bộ đã trở thành nhu cầu tất yếu

đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp, KTNB và quản lý rủi ro của các DN trong
bối cảnh hiện nay (Nguyễn Thị Tuân, 2018). Do sự leo thang liên tục về tầm quan
trọng của KTNB vào quá trình quản lý, buộc mọi người ngày càng quan tâm nhiều

hơn đến việc tổ chức và thực hiện hoạt động KTNB một cách hiệu quả.

Trong quá trình chuyển mình sang nền kinh tế thị trường cũng như hội nhập

kinh tế thế giới thì Việt Nam đang có những thay đổi thật sự mạnh mẽ. Các DN đang

đứng trước nhiều cơ hội mới cũng như những thách thức to lớn, sự cạnh tranh để tồn
tại đang trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chính vì thế, các DN cần tự chủ động đánh

giá lại mơ hình hoạt động, rà sốt các rủi ro và tìm hướng tiếp cận KTNB một cách

có hiệu quả để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền lâu của mình. Tuy nhiên, đến

giai đoạn hiện nay, các văn bản pháp lý và hướng dẫn của các cơ quan chức năng để

DN có thể thiết lập và vận hành bộ phận KTNB hiệu quả còn ít, chưa cụ thể và chưa


đồng bộ. Bên cạnh đó, cũng chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm chuyên sâu về
KTNB. Vì vậy, việc thiết lập và vận dụng KTNB tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều

hạn chế và chưa thật sự phát huy được tính hiệu quả (Nguyễn Thị Khánh Vân, 2018;

Nguyễn Minh Trang, 2017). Thêm nữa là khơng phải lúc nào DN hình thành bộ phận

KTNB cũng thực sự phát huy được hiệu quả mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

khác nhau. Chính vì lẽ đó, việc tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về tính hữu hiệu


2

của KTNB và các nhân tố tác động trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết và

thực sự phù hợp để góp phần hồn thiện hơn nữa các vấn đề lý luận liên quan.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung.

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định và đánh giá tác động các nhân tố

ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB trong các DN sản xuất tại Bình Dương. Từ
đó, đưa ra các kiến nghị để giúp nâng cao tính hữu hiệu của KTNB trong các DN này.
2.2. Mục tiêu cụ thể.

Từ mục tiêu chung ở trên, tác giả triển khai thành các mục tiêu cụ thể cần giải

quyết như sau:


1. Xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KTNB trong các DN

sản xuất tại Bình Dương.

2. Đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB

trong các DN sản xuất tại Bình Dương.

3. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý quản trị giúp Ban

Giám đốc các DN sản xuất tại Bình Dương nâng cao tính hữu hiệu của KTNB.
3. Câu hỏi nghiên cứu.

Nhằm hướng đến mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:

- Các nhân tố nào tác động đến tính hữu hiệu của KTNB trong các DN sản

xuất tại Bình Dương?

- Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KTNB trong các DN

sản xuất tại Bình Dương như thế nào?

- Để góp phần giúp nâng cao tính hữu hiệu của KTNB trong các DN sản xuất

tại Bình Dương thì cần có những giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1. Đối tượng nghiên cứu.


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tính hữu hiệu của KTNB và các nhân tố

ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB tại các DN sản xuất tại Bình Dương.


3

4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu về tính hữu hiệu của KTNB và các nhân tố tác

động đến tính hữu hiệu của KTNB, cũng như mức độ tác động của các nhân tố đó
trong các DN sản xuất tại khu vực Bình Dương. Tác giả tập trung nghiên cứu về

KTNB, không nghiên cứu các loại kiểm toán khác như kiểm toán độc lập (KTĐL)
hay kiểm toán nhà nước.

Thời gian thực hiện nghiên cứu tiến hành từ tháng 04 đến tháng 09 năm 2018,

trong đó, thời gian tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu là từ tháng 07 đến tháng hết
tháng 08 năm 2018.

Địa bàn nghiên cứu được giới hạn trong các DN sản xuất tại khu vực Bình

Dương.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp, so sánh, phân

tích, bàn luận để xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KTNB trong
các DN sản xuất tại Bình Dương.


Tiếp đến, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tức có sự kết hợp

giữa phương pháp định lượng và định tính. Bằng cách dựa vào các nghiên cứu đi

trước trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài mà tác giả đề xuất để có nền tảng

lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả bám chặt vào lý thuyết ủy

nhiệm trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi. Từ

việc kết thừa thang đo của nghiên cứu trước, tác giả kết hợp phỏng vấn với các chuyên
gia để hiệu chỉnh, xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt

Nam để khảo sát thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi được gửi đi bằng cách trực tiếp, qua
email hoặc khảo sát trực tuyến bằng công cụ Google Doc đến các đối tượng khảo sát.

Sau đó, tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của Phần mềm

SPSS 20.0 để có được kết quả và bàn luận về kết quả đạt được.


4

5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.

Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục đích xem xét

việc chuyển ngữ có phù hợp chưa và hiệu chỉnh thang đo của các biến trong mơ hình

nghiên cứu cho phù hợp với bản chất của KTNB trong bối cảnh thực tế tại Việt Nam.

Tiếp đến, tác giả tiến hành khảo sát thử, kiểm tra thang đo có dễ bị hiểu nhầm, hiểu

sai hoặc trùng lặp hay không để hiệu chỉnh. Từ đó, xây dựng thang đo chính thức sử

dụng trong bước nghiên cứu định lượng.

Phương pháp thu thập dữ liệu: Tham khảo ý kiến 2 chuyên gia bằng công cụ
khảo sát trực tuyến Google docs và phỏng vấn trực tiếp 2 chuyên gia. Tiêu chí lựa
chọn chuyên gia là:
- Chuyên gia thuộc các DN sản xuất tại Bình Dương, có kinh nghiệm lâu năm làm
việc về KTNB hoặc làm việc với KTVNB.

- Giảng viên các trường Đại học có kiến thức về KTNB.

Quy trình nghiên cứu định tính: Sau khi tổng hợp các nghiên cứu trong và

ngồi nước có liên quan đến đề tài, tác giả xác định các nhân tố tác động đến KTNB
và kế thừa thang đo từ nghiên cứu trước. Sau đó, tác giả khảo sát 4 chuyên gia về sự
đồng ý, không đồng ý với các biến quan sát. Tác giả tổng hợp các câu trả lời của

chuyên gia, chỉnh sửa thang đo nháp và thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát thử. Tiếp đến,

tác giả tiến hành khảo sát thử với 10 người để kiểm tra, hiệu chỉnh lần cuối trước khi

cho ra bảng hỏi chính thức.
Kết quả: Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng và hiệu chỉnh

thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thực tế tại Việt Nam, hình thành bảng câu


hỏi chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát bằng bảng câu hỏi chi tiết đã được hiệu

chỉnh.

Đối tượng khảo sát: Trưởng bộ phận KTNB, KTVNB và những người có phản

hồi lại các khuyến nghị của KTNB như tổng giám đốc, giám đốc tài chính, kế tốn
trưởng, trợ lý kế tốn, kế tốn viên trong các DN sản xuất tại Bình Dương.


5

Quy trình nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát 300 đối tượng
qua bảng câu hỏi chính thức bằng cách gửi trực tiếp hoặc sử dụng công cụ trực tuyến

Google docs. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng. Sau khi thu về các
câu trả lời, loại bỏ các câu trả lời khơng sử dụng được, cịn lại 237 câu trả lời hợp lệ
và tiến hành phân tích dữ liệu.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Tác giả sử dụng các kỹ thuật phân tích thống

kê bằng phần mềm SPSS 20.0 để đưa ra kết quả nghiên cứu như: thống kê mô tả,

đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám

phá EFA. Sau đó, tiến hành phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội


để kiểm định sự tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các
biến độc lập với nhau. Từ đó, đánh giá sự phù hợp của mơ hình hồi quy.
6. Đóng góp của luận văn.

Luận văn được thực hiện một cách nghiêm túc với một số đóng góp khoa học

như sau:
6.1. Về mặt lý thuyết

Luận văn đã hiệu chỉnh lại các thang đo cho phù hợp với bản chất của KTNB

trong bối cảnh thực tế của Việt Nam thơng qua phương pháp nghiên cứu định tính
bằng việc tham khảo ý kiến chuyên gia.

Luận văn đã hệ thống hóa các lý thuyết của các nghiên cứu đi trước trong và

ngồi nước về KTNB, tính hữu hiệu của KTNB và các nhân tố tác động đến tính hữu
hiệu của KTNB.

Kiểm định lại các giả thuyết tính hữu hiệu của KTNB trong mơi trường các

DN sản xuất tại Bình Dương bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
6.2. Về mặt thực tiễn.

Các nghiên cứu về sự hữu hiệu của KTNB tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại

cịn khá ít. Thơng qua luận văn này, tác giả đã nhận diện được mô hình các nhân tố
tác động đến tính hữu hiệu của KTNB và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố

đó thơng qua bằng chứng thực nghiệm tại các DN sản xuất khu vực Bình Dương trong


thời điểm hiện tại.


6

Từ kết quả của mơ hình nghiên cứu, tác giả vẽ ra bức tranh tổng quát về tính

hữu hiệu của KTNB tại các DN sản xuất khu vực Bình Dương. Dựa vào đó, tác giả
đưa ra các hàm ý quản trị nhằm giúp các DN có cơ sở đánh giá và cải thiện hiệu quả
hoạt động của bộ phận KTNB tại đơn vị mình.
7. Kết cấu luận văn.

Ngồi các danh mục, phần mở đầu và phụ lục, nội dung luận văn được chia

thành năm chương chính được trình bày như sau:
-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước.

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

-


Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả dựa trên các khía
cạnh khác nhau và các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nghiên cứu về KTNB. Tác

giả đã tham khảo và tổng quan các nghiên cứu như sau:
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài.

1.1.1. Các nghiên cứu đánh giá sự hữu hiệu của KTNB.

Các nghiên cứu về sự hữu hiệu của KTNB đã được quan tâm nhiều trong thập

niên gần đây, dưới nhiều góc độ và kỹ thuật khác nhau, trong nhiều lĩnh vực và ngành

nghề khác nhau. Nghiên cứu của Getie Mihret và Wondim Yismaw (2007), Goodwin‐
Stewart và Kent (2006), Sarens (2009) đã thực hiện đánh giá dưới góc độ của các
KTVNB để đề cập đến sự hữu hiệu của KTNB trong khu vực tư nhân và cả khu vực

công. Các nghiên cứu này đều dựa trên định nghĩa về KTNB của Viện kiểm toán nội

bộ để tiến hành nghiên cứu. Kết quả đều cho thấy sự liên kết tích cực giữa chất lượng


của chức năng KTNB với chất lượng kiểm soát nội bộ (KSNB) và với chất lượng
quản trị rủi ro. Hạn chế của các nghiên cứu này chính là tính tổng qt của nghiên

cứu cịn hạn chế, một số biến đưa vào mơ hình có thể chưa phải là đại diện tốt, các
nghiên cứu được thực hiện với bối cảnh đặt trưng riêng của từng quốc gia riêng biệt,

khó áp dụng nghiên cứu tổng quát cho nhiều quốc gia khác nhau.

Thêm nữa, Ahmad và cộng sự (2009) đã có nghiên cứu khám phá tầm quan

trọng của KTNB trong khu vực công của Malaysia cũng từ sự tự đánh giá của các
trưởng bộ phận KTNB và các KTVNB. Nghiên cứu kết luận rằng các chức năng

KTNB trong khu vực công ở Malaysia bị hạn chế bởi sự thiếu nhân lực và bị cản trở
bởi sự hỗ trợ không đầy đủ từ quản lý cấp cao và các kiểm toán viên hiếm khi mở

rộng hợp tác. Điều này thể hiện nhu cầu cấp bách, sự cần thiết và có giá trị khi nghiên
cứu sâu về sự hữu hiệu của KTNB cũng như các điểm yếu kém để tập trung thúc đẩy,

tác động đến các điểm hạn chế đó giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả KTNB. Nghiên

cứu thực nghiệm của Lenz và Hahn (2015), Badara và Saidin (2014) đã thực hiện


8

nghiên cứu thực nghiệm dựa trên đánh giá tính hữu hiệu của KTNB từ cả hai phía,

một là từ phía cung (sự tự đánh giá của KTVNB) và hai là từ phía cầu (đánh giá từ


các bên liên quan của KTNB). Điều này thể hiện sự bao quát hơn khi được đánh giá
chủ quan lẫn khách quan về tính hữu hiệu của KTNB cũng như các nhân tố tác động

đến tính hữu hiệu của KTNB.

Việc đưa ra một định nghĩa đúng đắn về sự hữu hiệu của KTNB vẫn đang được

rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện nhằm đóng góp thêm kiến thức hiểu biết về nó.

Nghiên cứu của Abbott và cộng sự (2016) đã giúp mở rộng nghiên cứu trước và làm
sâu sắc hơn sự hiểu biết về sự ảnh hưởng của KTNB đến chất lượng báo cáo tài chính
và các nhân tố quyết định chất lượng KTNB. Tương tự, Soh và Martinov‐Bennie

(2011), D’Onza và cộng sự (2015), Lenz và Hahn (2015) đã cho rằng các hoạt động

KTNB hiệu quả làm tăng thêm giá trị cho các tổ chức. Điều này cho thấy sự ủng hộ
với khái niệm về KTNB của IAA đã đưa ra, rằng là hiệu quả của KTNB là yếu tố cần

thiết trong việc đạt được mục tiêu của một tổ chức và điều này phụ hợp cho dù tổ

chức là thuộc tư nhân hay thuộc khu vực công, nên đảm bảo KTNB hoạt động hữu
hiệu để đạt được mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả.

Việc thu hút nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá và bổ sung thêm kiến thức

về định nghĩa sự hữu hiệu của KTNB với nhiều cách thức và ở nhiều góc nhìn khác
nhau thể hiện đây là đề tài nóng, cấp thiết và có giá trị thực tiễn.

1.1.2. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB.


Những thay đổi về cơng nghệ, chính trị và kinh tế đã xảy ra trong những thập

kỷ qua có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động kinh tế của thế giới. Sự gia

tăng rủi ro kinh doanh, sự bất ổn kinh tế và sự tăng thêm đáng kể các vụ bê bối gian

lận tài chính đã buộc các DN phải quan tâm đặc biệt đến KTNB (Bekiaris và cộng
sự, 2013; Vinnari và Skærbæk, 2014; Tsipouridou và Spathis, 2014; Frank, 2015).

Cùng với sự quan tâm đó thì việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của KTNB là rất quan trọng.

Alzeban và Gwilliam (2014) đã đưa ra mơ hình bao gồm năm nhân tố ảnh

hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm tốn nội bộ. Dữ liệu của bài nghiên cứu được thu


9

thập từ việc gửi bảng câu hỏi khảo sát đến cán bộ quản lý của các phịng ban được

kiểm tốn tại 79 tổ chức khu vực công của Ả Rập Saudi và tới 396 kiểm toán viên

nội bộ trong cùng các tổ chức chịu sự kiểm toán của GAB. Nghiên cứu đã cung cấp

bằng chứng cho việc xác định các nhân tố như năng lực của kiểm toán viên, quy mơ

của bộ của bộ phận kiểm tốn nội bộ, sự hỗ trợ của quản lý cấp cao, mối quan hệ giữa


kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập và tính độc lập của kiểm tốn viên nội bộ cho
các chức năng của kiểm toán nội bộ; mức độ tác động đến tính hữu hiệu của kiểm

tốn nội bộ trong khu vực công tại Ả Rập Sau Đi. Nghiên cứu này làm nổi bật vai trò

của nhà quản lý trong việc hỗ trợ các chức năng kiểm toán nội bộ thực hiện hiệu quả.

Cùng năm 2014, nghiên cứu của Saidu Badara và Zabedah Saidin (2014) cũng đã xây
dựng mơ hình các nhân tố tác động tại Malaysia với số biến độc lập ít hơn nhưng có

phần trùng lắp, cũng cho ra kết quả tích cực tương tự, nhưng biến sự độc lập của kiểm

toán viên nội bộ được xác định là nền tảng, là yếu tố quan trọng nhất. Thêm vào đó,
nghiên cứu của Khalid và cộng sự (2018) lại tập trung nghiên cứu một biến duy nhất

tác động đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ là năng lực của kiểm tốn nội bộ. Một
mơ hình khác với bốn nhân tố tác động là chất lượng kiểm toán nội bộ, năng lực của
bộ phận kiểm toán nội bộ, sự độc lập và sự hỗ trợ của quản lý cấp cao tác động đến

tính hữu hiệu của kiểm tốn nội bộ đã được Drogalas và cộng sự (2015) thực hiện với

kết quả là tích cực tại các cơng ty Hy Lạp. Điểm chung của các nghiên cứu trên đây

là sử dụng dữ liệu từ cả hai phía cung và cầu (đánh giá của kiểm toán viên nội bộ và

bên ngồi), các mơ hình nghiên cứu nhân tố là tương đối giống nhau, tuy nhiên, việc
cho ra kết quả tác động khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh, văn hóa, đặc điểm cấu trúc
xã hội, tôn giáo, mức độ phát triển kinh tế, cỡ thực hiện thu thập dữ liệu và sự điều
chỉnh thang đo phù hợp.


Nghiên cứu của Cohen và Sayag (2010), Baharud-din và cộng sự (2014),

Khalid và cộng sự (2017), Khalid và cộng sự (2017) đã đưa ra mơ hình các nhân tố

ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB gồm: năng lực và sự độc lập của KTNB, sự
hỗ trợ của quản lý cấp cao. Các tác giả đều sử dụng nghiên cứu thực nghiệm thông

qua việc thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi chi tiết, được gửi đến các KTVNB và các


10

đối tượng liên quan. Các mơ hình nghiên cứu được thực hiện ở những bối cảnh khác
nhau và đều cho ra kết quả tích cực thuận chiều. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác

lại đề xuất thêm các nhân tố ảnh hưởng mới như: quy mô của bộ phận KTNB
(Alzeban và Gwilliam, 2014; Salehi, 2016); nhân tố quản trị rủi ro và sự hiệu quả của
hệ thống KSNB (Badara và Saidin, 2014), phạm vi công tác của KTNB (Sakour và

Laila, 2015; Salehi, 2016). Thông qua nghiên cứu thực nghiệm và phân tích định

lượng, các tác giả cũng cho ra kết luận thuận chiều đối với các nhân tố này và sự hữu
hiệu của KTNB.

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng các cách tiếp cận khác nhau trong nhiều

hoàn cảnh khác nhau để điều tra hiệu quả của KTNB bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các

yếu tố. Cách thức xác định và đo lường các yếu tố là rất khác nhau và cho đến nay,


vẫn tồn tại sự chưa nhất trí về khung thích hợp nhất cho các nhân tố tác động đến hiệu
quả KTNB. Mỗi nghiên cứu đều tồn tại một số điểm hạn chế về phương pháp luận,

mẫu thực hiện tương đối nhỏ lại mang tính chất đặc trưng cho từng khu vực kinh tế,

văn hóa, xã hội, điều này khiến cho các mơ hình nghiên cứu trước đây chưa thể khái

quát hóa cho nhiều quốc gia khác nhau.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước.
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu chun sâu sử dụng phương pháp

nghiên cứu định lượng, thực hiện khảo sát lấy dữ liệu, phân tích hồi quy để xác định

các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB chưa được thực hiện nhiều tại
khu vực công cũng như tư nhân. Các nghiên cứu tại Việt Nam về lĩnh vực này đa
phần chỉ được thực hiện định tính nhằm hồn thiện và nâng cao sự hữu hiệu của bộ
phận KTNB tại một đơn vị cụ thể (Nguyễn Phú Giang, 2011; Nguyễn Minh Phương,

2016; Nguyễn Trần Diễm Minh, 2013; Võ Đông Phong, 2014). Các tác giả thực hiện
phân tích, đánh giá thực trạng tại đơn vị nghiên cứu và từ đó đề xuất các kiến nghị

cho riêng đơn vị đó. Các nghiên cứu này khơng thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu
của KTNB và khơng phân tích, đo lường, xử lý mơ hình các nhân tố tác động đến
tính hữu hiệu của KTNB.


11

Bên cạnh đó, tác giả đã tham khảo qua các nghiên cứu thực nghiệm về các


nhân tố tác động đến hiệu quả của KTNB tại Việt Nam, trong đó có Luận Văn Thạc
Sĩ Kinh Tế Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM của Huỳnh Kim Ngân (2016). Luận

văn này đã thực hiện thu thập dữ liệu từ các DN trong khu vực Thành phố Hồ Chí

Minh, sử dụng mơ hình hồi quy để kiểm định các mối quan hệ. Tác giả đã tập trung

giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu (1) các yếu tố nào tác động đến tính hiệu quả của

KTNB và (2) đánh giá tình hình chung KTNB tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu
đã xác định được ba yếu tố tác động đến tính hiệu quả của KTNB tại Việt Nam là:
năng lực của KTVNB, mối quan hệ giữa KTNB và kiểm tốn viên bên ngồi, tính

độc lập của KTNB. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn khái quát

về sự hữu hiệu của KTNB tại Việt Nam. Tương tự, Luận văn Thạc Sĩ tại trường Đại

học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh của Đặng Thị Thùy Dung (2016) cũng đã sử

dụng mơ hình nghiên cứu tương tự với phạm vi nghiên cứu được thu lại thực hiện
trong các đơn vị thuộc khu vực công ở Việt Nam. Bài nghiên cứu cũng cho thấy kết

quả tương thích như nghiên cứu của Huỳnh Kim Ngân (2016), nhưng lại đề cao nhân

tố sự hỗ trợ quản lý có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của KTNB. Các luận văn này

đã phần nào đóng góp thêm kiến thức hiểu biết về tính hiệu quả của KTNB cũng như
về mơ hình các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu về KTNB tại Việt Nam. Tuy nhiên,

các nghiên cứu đi trước vẫn còn tồn tại một số hạn chế về mẫu nghiên cứu, về phương

pháp luận, điều này đã thu hút tác giả thực hiện luận văn này.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu.

Sau khi tìm hiểu một cách nghiêm túc về các cơng trình nghiên cứu đi trước

về KTNB, sự hữu hiệu của KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của
KTNB, tác giả nhận thấy còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu như sau:

Đối với các nghiên cứu nước ngoài, dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về

tính hữu hiệu của KTNB và xây dựng mơ hình về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu

hiệu của KTNB nhưng đây vẫn cịn là một q trình năng động và tồn tại một số vấn

đề tranh luận đáng kể. Luận văn này đề cập đến vấn đề với sự khác biệt về sự phát

triển của nền kinh tế, chính trị, văn hóa DN, trình độ, nhận thức của Việt Nam so với


12

thế giới, điều này dẫn đến có sự điều chỉnh mơ hình phù hợp, cụ thể hơn là với bối
cảnh các DN sản xuất tại khu vực Bình Dương. Nên việc thực hiện nghiên cứu của
luận văn này là có sự khác biệt.

Ở Việt Nam, có nhiều loại hình DN với mơ hình kinh doanh và bối cảnh khác

nhau, vì vậy KTNB trong các DN khác nhau sẽ được tổ chức khác nhau. Tại Bình

Dương tập trung nhiều khu cơng nghiệp với rất nhiều đơn vị sản xuất lớn và thu hút


đầu tư nước ngồi, các DN này thường có nhiều sự quan tâm, chú trọng đến việc tổ

chức bộ phận KTNB tại đơn vị mình. Dựa vào đặc điểm này tác giả đã lựa chọn các

DN sản xuất tại Bình Dương làm phạm vi thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Mặc dù tầm quan trọng của hiệu quả KTNB là thu hút nhưng cho đến nay vẫn

có ít sự chú ý tại Việt Nam. Đối với nghiên cứu trong nước, thơng qua việc tìm hiểu

tương đối các nghiên cứu đi trước, đa phần các nghiên cứu về KTNB thường tập trung

đánh giá và hoàn thiện bộ phận KTNB tại một đơn vị cụ thể bằng phương pháp định

tính. Ngồi ra chỉ có số ít nghiên cứu đề cập đến mơ hình các yếu tố tác động đến tính
hữu hiệu của KTNB tại Việt Nam nhưng còn nhiều hạn chế về mặt thu thập dữ liệu
và thời gian đã đặt ra câu hỏi liệu kết quả đạt được có cịn phù hợp với bối cảnh hiện

tại hay không. Mẫu nghiên cứu của các cơng trình này nhỏ, chưa thật sự khái qt

hóa cho phạm vi cứu trên tồn Việt Nam, điều này thể hiện điểm yếu của mẫu trong

việc đại diện cho tổng thể. Luận văn này thực hiện thu thập dữ liệu ở đúng đối tượng

và tập trung đúng phạm vi nghiên cứu tại các DN sản xuất khu vực Bình Dương, điều
này giúp luận văn bám sát mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Mơ hình các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KTNB đã được thực hiện


nhiều trên thế giới và tại Việt Nam đã được số ít tác giả thực hiện thơng qua chạy mơ

hình hồi quy định lượng. Trong luận văn này tác giả đề xuất thêm một biến tác động

mới trong mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB là biến “Hiệu

quả của hệ thống KSNB”, biến tác động này chưa được thực hiện kiểm định trong

các bài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các bài viết về KTNB được đăng trên các diễn đàn cũng như các

tạp chí uy tín của Việt Nam thường đánh giá thực trạng của KTNB tại Việt Nam một


13

cách tổng quát và mang tầm vĩ mô, chưa đi sâu tìm hiểu về khái niệm “tính hữu hiệu
của KTNB” hay một nhân tố tác động đến KTNB cụ thể nào. Ngồi ra, hiện tại cũng

chưa có bài báo nào cho ra kết quả phần mềm định lượng xác định mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố đến KTNB.

Tóm tại, dựa trên nền tảng của các nghiên cứu đi trước và khoảng trống nghiên

cứu còn tồn tại về vấn đề tác giả đề cập, tác giả xác định đề tài nghiên cứu: “Các

nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KTNB trong các DN sản xuất tại Bình
Dương” vẫn có ý nghĩa thực tiễn và mang tính thời sự trong bối cảnh hiện nay.



14

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã tổng quan một số các nghiên cứu tiêu biểu trong và

ngoài nước về sự hữu hiệu của KTNB và các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của

KTNB. Trên cơ sở đánh giá các cơng trình đi trước và phân tích bối cảnh hiện tại để

đưa ra sự cấp thiết cho đề tài nghiên cứu mà tác giả đề xuất. Với mong muốn lấp đầy
khoảng trống nghiên cứu còn tồn tại và đóng góp thêm sự hiểu biết về vấn đề đã nêu,

tác giả hướng đến việc xây dựng một mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu
của KTNB và kiểm định sự phù hợp của mô hình này.


×