Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn kinh tế mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở việt nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP VÀ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP VÀ CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN


TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa q thầy cơ, tơi tên là Nguyễn Thị Thu Hiền, học viên cao học
khoá 24 ngành kế tốn - Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Tơi xin cam
đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những tài liệu tham khảo đều
được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả
trong luận văn do tác giả trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý.

Tên tác giả

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 4
6. Kết cấu của nghiên cứu ........................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ CHẤT

LƢỢNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ............................... 5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ................................................................ 5
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................................. 9
1.3. Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................... 13
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 15
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 16
2.1. Chất lượng kiểm toán và đo lường chất lượng kiểm toán .................................. 16
2.1.1. Khái niệm chất lượng kiểm toán ..................................................................... 16
2.1.2. Đo lường chất lượng kiểm toán ...................................................................... 18
2.1.2.1. Đo lường chất lượng kiểm toán dựa trên các yếu tố đầu vào ...................... 19
2.1.2.2. Đo lường chất lượng kiểm toán dựa trên các yếu tố đầu ra ......................... 21
2.2. Quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ với chất lượng kiểm toán ..................... 23
2.2.1. Định nghĩa quản trị doanh nghiệp ................................................................... 23
2.2.2. Các thành phần quản trị doanh nghiệp ............................................................ 24


2.2.3. Quản trị doanh nghiệp và mối quan hệ với chất lượng kiểm toán .................. 27
2.3. Quy định pháp luật về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam ................................ 28
2.4. Lý thuyết đại diện và sự bất cân xứng thông tin ................................................ 29
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 31
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 32
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 32
3.2. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 33
3.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu......................................................................... 39
3.3.1. Cấu trúc Hội đồng quản trị và chất lượng kiểm toán ...................................... 39
3.3.2. Cấu trúc sở hữu và chất lượng kiểm toán ....................................................... 43
3.3.3. Các đặc tính doanh nghiệp và chất lượng kiểm tốn ...................................... 46
3.4. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 49
3.5. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 49
3.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 50

3.7. Mơ hình thực nghiệm ......................................................................................... 51
3.8. Định nghĩa và đo lường các biến ....................................................................... 52
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 58
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 59
4.1. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 59
4.1.1. Kết quả phân tích thống kê mơ tả ................................................................... 59
4.1.2. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình ........................... 62
4.1.3. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................... 65
4.1.3.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ..................................................... 65
4.1.3.2. Kiểm định hệ số hồi quy .............................................................................. 67
4.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 69
4.2.1. Quy mô Hội đồng quản trị .............................................................................. 70
4.2.2. Sự kiêm nhiệm CEO/Chủ tịch HĐQT ............................................................ 70
4.2.3. Sự độc lập của HĐQT ..................................................................................... 70
4.2.4. Sở hữu cổ đông lớn ......................................................................................... 71


4.2.5. Sở hữu nhà quản lý.......................................................................................... 71
4.2.6. Sở hữu tổ chức đầu tư ..................................................................................... 72
4.2.7. Các biến kiểm soát khác .................................................................................. 72
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................... 74
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 75
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 75
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 75
5.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai........................................ 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Việt

BCTC

Báo cáo tài chính

Big 4

Bốn cơng ty kiểm tốn hàng đầu tại Việt Nam bao gồm Deloitte,
PwC, E&Y, KPMG

CEO

Giám đốc điều hành

CLKT

Chất lượng kiểm tốn

CTCP

Cơng ty Cổ phần

CTKT

Cơng ty kiểm tốn


ĐHCĐ

Đại hội cổ đông

HĐQT

Hội đồng quản trị

QTCT

Quản trị công ty

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khốn


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tóm tắt một số nghiên cứu về tác động các yếu tố quản trị doanh nghiệp
và chất lượng kiểm tốn ........................................................................................... 35
Bảng 3.2. Tóm tắt chi tiết mẫu lựa chọn ................................................................... 50
Bảng 3.3. Giải thích các biến trong mơ hình ............................................................ 57
Bảng 4.1. Thống kê mơ tả ......................................................................................... 59
Bảng 4.2. Phân tích tương quan ................................................................................ 63
Bảng 4.3. Mơ hình kiểm định Omnibus .................................................................... 66

Bảng 4.4. Tóm tắt mơ hình (model summary) .......................................................... 66
Bảng 4.5. Bảng phân loại dự đốn ............................................................................ 67
Bảng 4.6. Các biến trong mơ hình hồi quy ............................................................... 68
Bảng 4.7. Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................. 69


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sự tách biệt quyền sở hữu và thành phần quản trị doanh nghiệp .............. 25
Hình 2.2 Các mối quan hệ được quan sát giữa các yếu tố của HĐQT và sự tương
quan của nó với quản trị doanh nghiệp ..................................................................... 26
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 32
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 34


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng kiểm tốn ln là vấn đề trăn trở của các nhà đầu tư, các đối
tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chất lượng kiểm tốn là
một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng báo cáo tài chính là thật sự
đáng tin cậy.
Tuy nhiên, sự xuất hiện liên tục các vụ bê bối doanh nghiệp và thất bại của
cơng ty kiểm tốn trong thời hiện đại dường như là hậu quả tự nhiên của một báo
cáo tài chính khơng trung thực và sự vắng mặt của cuộc kiểm toán chất lượng
(Adeyemi và Fagbemi, 2010; Lennox, 1999). Các vụ tai tiếng của Enron,
Worldcom, Sunbeam, Global Crossing là một vài ví dụ điển hình trên thế giới. Ở
Việt Nam, chúng ta có thể kể đến các vụ bê bối kiểm tốn tại Cơng ty cổ phần Bơng
Bạch Tuyết hay Công ty gỗ Trường Thành. Các vụ scandal của doanh nghiệp và sự

sụp đổ của các doanh nghiệp này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của công
chúng, khiến các nhà đầu tư phải gánh chịu những tổn thất kinh tế nặng nề; làm dấy
lên những mối lo ngại về sự sụt giảm chất lượng kiểm tốn.
Tính trung thực của hệ thống báo cáo tài chính đang được đặt câu hỏi, uy tín
của kiểm tốn viên bị nghi ngờ và hệ thống quản trị doanh nghiệp của một cơng ty
có thể bị đổ lỗi vì sự thiếu tính độc lập của kiểm tốn viên và sự giám sát của Hội
đồng quản trị. DeFond và Francis (2005) tuyên bố rằng hậu quả của vụ bê bối doanh
nghiệp đã làm mới tầm quan trọng của kiểm toán độc lập và mối liên hệ của chúng
với vai trò giám sát của quản trị công ty. Đây là điều đã thu hút sự chú ý của các
nhà kinh tế và khoa học trong các nỗ lực nghiên cứu gần đây để kiểm tra chất lượng
kiểm toán. Đại đa số các tài liệu nghiên cứu trước về quản trị doanh nghiệp và chất
lượng kiểm toán tập trung ở các nước phát triển. Rất ít người biết về mối quan hệ
giữa quản trị doanh nghiệp, chất lượng kiểm tốn và chất lượng thơng tin tài chính
được báo cáo ở các nước đang phát triển và Việt Nam là một trong những trường
hợp tương tự. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chất lượng kiểm tốn cịn rất hạn chế,


2

đặc biệt là nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa được quan tâm và thực hiện. Chỉ có
một số ít nghiên cứu tìm hiểu quan điểm của kiểm tốn viên về chất lượng kiểm
toán và các yếu tố ảnh hưởng đến nó điển hình như nghiên cứu Bùi Thị Thu Thủy,
2014, nghiên cứu của nhóm tác giả Nga Ho Thi Thuy, Ngoc Kim Pham, Hung
Nguyen Duong, & Tin Pham Quang, 2016 và 2017 hay nghiên cứu của Nguyễn Thị
Hương Liên, Nguyễn Thị Huyền Trang, 2016. Vì vậy, vẫn cịn nhiều lỗ hổng trong
việc nghiên cứu về chất lượng kiểm toán ở Việt Nam. Để giải quyết khoảng cách
này trong các tài liệu nghiên cứu, xem xét môi trường báo cáo tài chính và kiểm
tốn trên thị trường chứng khốn Việt Nam đã phát triển gần đây, tác giả đã chọn đề
tài nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất
lượng kiểm toán tại các công ty niêm yết ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu

trong luận văn của mình. Nghiên cứu này nhằm điều tra mối quan hệ giữa các yếu
tố quản trị của cơng ty và chất lượng kiểm tốn để cung cấp cho công chúng những
dự báo cần thiết về chất lượng kiểm tốn. Trong đó, cơ chế quản trị doanh nghiệp là
một tập hợp các cơ chế (mechanisms) mà các đơn vị (entities) đang thực hiện hoặc
kiểm soát (OECD, 2004). Cơ chế này có thể bao gồm những yếu tố bên trong công
ty và những yếu tố bên ngồi cơng ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và phân tích mối quan hệ giữa các
yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm tốn được đo lường dựa trên quy
mơ cơng ty kiểm tốn (Big 4/ Non-Big 4) tại các cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với các đối
tượng liên quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm tốn tại các cơng ty niêm yết ở
Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, nội dung chính của luận văn cần
trả lời được những câu hỏi chính sau đây:


3

Cấu trúc Hội đồng quản trị có mối quan hệ như thế nào với chất lượng kiểm
tốn tại các cơng ty niêm yết ở Việt Nam?
Cấu trúc sở hữu có mối quan hệ như thế nào với chất lượng kiểm tốn tại
các cơng ty niêm yết ở Việt Nam?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là mối mối quan hệ giữa các yếu tố
quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm tốn tại các cơng ty niêm ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị
doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán tại các cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và
Hà Nội (HNX) trong đó khơng bao gồm các ngân hàng, cơng ty chứng khốn và các
cơng ty bảo hiểm.
+ Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong năm 2016 từ
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo thường niên đã được công bố.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng với dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã
được kiểm tốn của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam
như phương pháp thống kê mơ tả và phân tích hồi quy logistic với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS 20.
Các dữ liệu được thu thập sẽ được phân tích ban đầu bằng việc sử dụng
phương pháp thống kê mơ tả để cung cấp một cái nhìn tổng quát về đặc điểm cấu
trúc hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Sau
đó, một phân tích tương quan của các biến độc lập và kiểm soát trong nghiên cứu
được thực hiện để cho thấy các mối quan hệ sơ bộ giữa các biến này. Và cuối cùng,
phân tích hồi quy binary logistic sẽ được tiến hành để xác định mối liên hệ giữa chất


4

lượng kiểm toán là một biến phụ thuộc và các yếu tố của quản trị doanh nghiệp như
là các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu về chất lượng kiểm
toán, đo lường chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm
toán trên thế giới cũng như trong nước.
- Cung cấp bằng chứng thực nghiệm làm rõ mối quan hệ giữa đặc điểm các

yếu tố quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm tốn tại các cơng ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu giúp gợi ý các chính sách cho các cơng ty niêm yết, cơ
quan quản lý nhà nước và các chủ thể có liên quan nhằm cải thiện, nâng cao hiệu
quả giám sát của cơ chế quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng kiểm
toán.
6. Kết cấu của nghiên cứu
Ngoài phần Mục lục, các phụ lục và tài liệu tham khảo. Luận văn được bố
cục theo 5 chương như sau:
-

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước về chất lượng kiểm toán
và các nhân tố ảnh hưởng.

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

-

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

-

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.



5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ
CHẤT LƢỢNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
Chất lượng kiểm toán là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học cả
trong và ngoài nước từ trước cho đến nay. Kết quả các nghiên cứu cho thấy, các
khía cạnh khác nhau có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn rất đa dạng với các
mức độ ảnh hưởng, quan hệ ảnh hưởng khơng giống nhau. Trong chương này, tác
giả trình bày tóm lược kết quả các cơng trình nghiên cứu khác nhau về các yếu tố
ảnh hưởng chất lượng kiểm tốn trong và ngồi nước.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu nƣớc ngồi
Cho đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng kiểm
toán đã được thực hiện và công bố, nhất là ở các nước phát triển. Các nghiên cứu
này tập trung vào việc làm rõ khái niệm chất lượng kiểm toán, xác định phương
pháp đo lường chất lượng kiểm toán và các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng
của nó đến chất lượng kiểm tốn. Điển hình như nghiên cứu DeAngelo (1981),
Francis (1999) ... về phí kiểm tốn; nghiên cứu của Burton (1986), Grimlund
(1990), Lennox (1999), Shu (2000), Chia-Chi Lee (2008)... về quy mô cơng ty kiểm
tốn; Nghiên cứu của Bonner (1990), Malone và Roberts (1996), Wooten (2003)...
về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm tốn từ bên trong và bên ngồi. Mặc dù, kết
luận về các nhân tố riêng rẽ hoặc từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm tốn được cơng bố với nhiều quan điểm khác nhau nhưng chúng có thể được
phân loại và tổng hợp thành các nhóm sau: (1) Nhóm yếu tố thuộc kiểm tốn viên /
nhóm kiểm tốn, như: Trình độ, chun mơn trong kiểm tốn; tính độc lập; nhiệm
kỳ kiểm tốn... (2) Nhóm các yếu tố thuộc về cơng ty kiểm tốn: quy mơ; uy tín/
danh tiếng, phí kiểm tốn, phương tiện cơng cụ làm việc, chính sách và thủ tục kiểm
sốt... (3) Nhóm nhân tố bên ngồi, như nhân tố khách hàng, mơi trường pháp lý,
vai trị kiểm sốt chất lượng bên ngồi...
Và kể từ khi, hàng loạt sự sụp đổ của các công ty xảy ra vào đầu những năm

2000 ở các nước phát triển và đang phát triển, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quan
tâm nhiều hơn đến tầm quan trọng của cơ chế quản trị doanh nghiệp trong việc thực


6

hiện trách nhiệm giám sát quy trình hệ thống báo cáo tài chính cũng như kiểm tra
tác động của các đặc điểm của cơ chế quản trị doanh nghiệp đến chất lượng kiểm
toán.
Những nghiên cứu này đã điều tra mối quan hệ giữa các biến các yếu tố quản
trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm tốn thơng qua sử dụng các biến đo lường như
quy mơ cơng ty kiểm tốn (Abdullah et al., 2008; Soliman and Elsalam, 2012;
Karaibrahimoğlu, 2013), phí kiểm toán (O‟Sullivan, 2000; Carcello et. al., 2002;
Salleh et. al., 2006; Yatim et. al., 2006; Mitra et. al., 2007), biến kế tốn dồn tích
điều chỉnh... như là đại diện đo lường cho chất lượng kiểm toán.
Các yếu tố quản trị doanh nghiệp nội bộ quan trọng được điều tra trong những
nghiên cứu trước đây bao gồm: cấu trúc Hội đồng quản trị, quy mô hội đồng quản
trị (O'Sullivan, 2000, Beasley và Petroni, 2001, Salleh và cộng sự, 2006, Yatim et
al, 2006), quyền sở hữu của giám đốc và tổ chức nhà đầu tư bên ngoài (Kane và
Velury, 2002, Mitra và cộng sự, 2007; Soliman and Elsalam, 2012) và tính độc lập
của Hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành / Chủ tịch Hội đồng
quản trị (O'Sullivan, 2000, Salleh et al, 2006, Soliman and Elsalam 2012)... Và kết
quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố này và chất lượng kiểm tốn là hỗn
hợp, khơng giống nhau giữa các quốc gia. Trong số các nghiên cứu đó, có thể kể
đến các nghiên cứu điển hình sau:
O'Sullivan (2000) sử dụng phí kiểm tốn như là đại diện đo lường chất lượng
kiểm toán để kiểm tra tác động của thành phần hội đồng quản trị và cấu trúc quyền
sở hữu lên chất lượng kiểm toán ở Anh trước thông qua các khuyến nghị của Ủy
ban Cadbury (1992). Những phát hiện của ơng cho thấy phí kiểm tốn có mối tương
quan dương với tỷ lệ giám đốc khơng điều hành và mối liên hệ tiêu cực với tỷ lệ sở

hữu của các giám đốc điều hành nhưng không có tác động với quyền sở hữu của các
cổ đơng tổ chức lớn hoặc tính kiêm nhiệm của CEO / Chủ tịch HĐQT. Tương tự,
nghiên cứu Salleh, Z., Stewart, J. and Manson, S. (2006) cũng sử dụng phí kiểm
tốn như là một đại diện đo lường cho chất lượng kiểm toán để kiểm tra xem liệu tỷ
lệ thành viên HĐQT độc lập, sự kiêm nhiệm của giám đốc điều hành và các yếu tố


7

dân tộc có tác động như thế nào đến chất lượng kiểm tốn của các cơng ty niêm yết
ở Malaysia. Và kết quả đã cho thấy tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập có
liên quan đáng kể đến phí kiểm tốn. Tuy nhiên, họ khơng tìm thấy bằng chứng cho
thấy rằng tính kiêm nhiệm của Giám đốc điều hành và các yếu tố về sắc tộc có mối
liên kết với phí kiểm tốn.
Trong khi, nghiên cứu Abdullah et al. (2008), sử dụng phương pháp phân
tích hồi quy logistic để kiểm tra tác động của cơ chế quản trị đến chất lượng kiểm
tốn của cơng ty được đo lường thơng qua quy mơ cơng ty kiểm tốn (Big
Four/Non-Big Four). Cụ thể, nghiên cứu này tập trung vào thành viên độc lập, giám
đốc điều hành và quyền sở hữu của giám đốc điều hành, không điều hành, quyền sở
hữu của tổ chức tài chính và phi tài chính và giám đốc điều hành của công ty.
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp làm nguồn chính cho việc phân tích thơng
tin; tất cả các thơng tin liên quan đến thành viên hội đồng quản trị độc lập, thành
viên độc lập của ủy ban kiểm toán, sở hữu của giám đốc điều hành và giám đốc
không điều hành, sở hữu tổ chức tài chính và phi tài chính, sự kiêm nhiệm CEO,
quy mơ cơng ty kiểm tốn, tổng tài sản, tổng số phải thu, tổng số hàng tồn kho và
tổng số nợ được thu thập từ các báo cáo thường niên của công ty. Kết quả cho thấy,
sự độc lập của hội đồng quản trị và quyền sở hữu tổ chức phi tài chính là hai yếu tố
quan trọng có thể hỗ trợ các cơng ty niêm yết tại Bursa Malaysia hoạt động hiệu
quả. Hai yếu tố này giúp cải thiện quá trình ra quyết định một cách độc lập, minh
bạch và khách quan hơn, đặc biệt là trong việc chọn lựa một kiểm toán viên độc lập.

Mặc dù các biến về quyền sở hữu giám đốc điều hành và giám đốc không điều
hành, sự kiêm nhiệm CEO được tìm thấy là khơng có ý nghĩa hồi quy, nhưng chúng
vẫn có mối tương quan với chất lượng kiểm tốn ở các mức độ nhất định. Tương tự,
nghiên cứu Adeyemi và Fagbemi (2010), Enofe et al. (2013) nghiên cứu về các
nhân tố quyết định chất lượng kiểm tốn trong mơi trường kinh doanh Nigeria đã
tìm thấy một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa hội đồng quản trị độc lập và chất
lượng kiểm toán. Các phát hiện từ nghiên cứu Soliman and Elsalam (2012) cho thấy
tính độc lập của HĐQT; kiêm nhiệm của CEO và Ủy ban kiểm toán có mối quan hệ


8

với chất lượng kiểm toán trong khi quyền sở hữu của nhà đầu tư tổ chức và quyền
sở hữu nhà quản lý khơng có mối quan hệ với chất lượng kiểm tốn tại các cơng ty
được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Ai Cập.
Ngồi ra, Karaibrahimoğlu (2013) đã nghiên cứu trên 805 công ty niêm yết
tại Thổ Nhĩ Kỳ trên Thị trường Chứng khoán Istanbul (IMKB) trong khoảng thời
gian từ năm 2005-2009. Kết quả của nghiên cứu khẳng định rằng kiểm toán viên
Big 4 và lựa chọn kiểm toán viên cao cấp bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản trị doanh
nghiệp như thành viên hội đồng quản trị và cơ cấu cổ phần. Terzi et. al. (2014) đã
kiểm tra ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đến chất lượng kiểm toán. Họ nhận
thấy rằng cấu trúc hội đồng quản trị và các nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng tích
cực đáng kể đến chất lượng kiểm tốn. Husnin et. al. (2016) đã nghiên cứu về thực
tiễn quản trị cơng ty và sự lựa chọn kiểm tốn viên trước và sau Luật Quản trị
Doanh nghiệp (2007) tại Malaysia. Họ phân tích 300 các cơng ty trong giai đoạn
2006-2008 và tuyên bố rằng luật quản trị doanh nghiệp đã tăng cường cơ chế quản
trị doanh nghiệp tại Malaysia. Và luật này cũng có tác động tích cực đối với sự lựa
chọn kiểm toán viên.
Nghiên cứu gần đây của Beisland và ộng sự (2015) đã kiểm tra mối quan hệ
giữa chất lượng kiểm toán (đo lường bởi các kiểm toán viên của Big 4) và quản trị

doanh nghiệp của các tổ chức tài chính vi mơ từ 73 nền kinh tế mới nổi hoặc đang
phát triển. Kết quả của nghiên cứu cho thấy khơng có hoặc có mối tương quan yếu
giữa chất lượng kiểm toán và các yếu tố quản trị doanh nghiệp.
Một nghiên cứu khác của Chakib Kolsi. m.& Ikble. M. Affes. H. (2012),
nhằm phân tích tác động của các cơ chế quản trị doanh nghiệp lên chất lượng kiểm
toán ở Tunisia, nghiên cứu lại sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính
(PCA) để đánh giá chất lượng kiểm toán bằng cách khám phá tác động của một số
biến số (quy mô, danh tiếng và kinh nghiệm trong kiểm tốn, chun mơn hóa
ngành và mức độ sử dụng ICT) lên đánh giá chất lượng kiểm toán hơn là sử dụng
biến giả định (Big 4 / Non-Big 4). Sau đó, họ kiểm tra tác động của các cơ chế quản
trị doanh nghiệp đối với chất lượng kiểm toán bằng cách chạy hồi quy logistic giữa


9

biến phụ thuộc (chất lượng kiểm toán được đánh giá từ bước phân tích đầu tiên) và
một số các biến giải thích liên quan đến đặc điểm của cơng ty được kiểm tốn. Sử
dụng một mẫu 137 cơng ty quan sát trong giai đoạn 2005-2009; Và kết quả cho thấy
rằng quy mô hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm CEO, và sự hiện diện của cổ đơng đa
số có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu kiểm tốn viên chất lượng cao hơn. Ngược
lại, sự hiện diện của các tổ chức đầu tư và quy mô khách hàng công ty ảnh hưởng
tiêu cực đến nhu cầu về kiểm toán viên chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, sự tồn tại của
các thành viên hội đồng quản trị độc lập, quyền sở hữu của giám đốc điều hành và
mức độ nợ của cơng ty kiểm tốn khơng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn một kiểm
tốn viên có uy tín.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc
Trãi qua hơn mấy chục năm hình thành và phát triển, hoạt động kiểm tốn
độc lập ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, so với các nước
có hoạt động kiểm tốn độc lập phát triển, kiểm toán độc lập ở Việt Nam vẫn cịn
khá trẻ. Vì vậy, những nghiên cứu về chất lượng kiểm toán cũng như các nhân tố

ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn ở Việt Nam khơng nhiều và thật sự nó chỉ mới
xuất hiện trong những năm gần đây. Qua quá trình khảo cứu các tài liệu tác giả thấy
rằng các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán trong nước
cũng tập trung vào một số các yếu tố chính liên quan đến cơng ty kiểm tốn như:
quy mơ cơng ty kiểm tốn, danh tiếng/uy tín cơng ty kiểm tốn, phí kiểm tốn, mơ
hình tổ chức hoạt động kiểm tốn, hệ thống kiểm sốt chất lượng bên ngồi; các yếu
tố liên quan đến kiểm toán viên: sự độc lập của kiểm toán viên, trình độ chun
mơn nghề nghiệp, áp lực, đạo đức nghề nghiệp, việc luân chuyển kiểm toán viên;
các yếu tố bên ngồi: mơi trường pháp lý, doanh nghiệp được kiểm tốn, các yếu tố
khác. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình sau:
Nghiên cứu của Bùi Thị Thủy (2014) tập trung đề cập đến 3 nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng kiểm tốn thơng qua khảo sát đánh giá theo thang điểm từ
thấp đến cao: nhóm các nhân tố bên ngồi (gồm 3 tiêu chí mơi trường pháp lý,
doanh nghiệp niêm yết và các yếu tố khác), nhóm các nhân tố thuộc về kiểm tốn


10

viên/nhóm kiểm tốn (gồm 8 tiêu chí liên quan đến trình độ chun mơn và đạo đức
nghề nghiệp) và nhóm các nhân tố thuộc CTKT (gồm 5 tiêu chí là phí kiểm tốn,
quy mơ cơng ty kiểm tốn, phương pháp kiểm toán, hệ thống kiểm soát chất lượng
và các yếu tố khác). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 14 nhân tố thuộc ba nhóm
có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo mức độ giảm dần như sau: 6
nhân tố thuộc về nhóm Kiểm tốn viên có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: Kinh
nghiệm, ý thức, sự chuyên nghiệp, áp lực, sự độc lập, sau cùng là trình độ bằng cấp;
3 nhân tố thuộc nhóm bên ngồi có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: doanh
nghiệp niêm yết, môi trường pháp lý và Kiểm sốt bên ngồi; 5 nhân tố thuộc về
nhóm Cơng ty kiểm tốn có mức độ ảnh hưởng giảm dần, gồm: Hệ thống kiểm soát
chất lượng, điều kiện làm việc (chủ yếu là phương pháp và công cụ kiểm tốn), phí

kiểm tốn và sau cùng là danh tiếng và qui mơ cơng ty kiểm tốn được đánh giá
thấp nhất.
Nghiên cứu của Đỗ Hữu Hải và Ngô Sỹ Trung (2015) tập trung vào phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính trong doanh
nghiệp Việt Nam bao gồm 6 yếu tố như: Môi trường pháp lý (được đo lường bởi
các tiêu chí: tính đầy đủ của hệ thống chuẩn mực và chế độ kiểm toán, sự phù hợp
của hệ thống chuẩn mực kiểm toán, biện pháp chế tài xử phạt liên quan); Các yếu tố
thuộc về doanh nghiệp (đo lường bởi 6 tiêu chí: sự hiểu biết của lãnh đạo doanh
nghiệp, tính chính trực của lãnh đạo doanh nghiệp, quy mô và tổ chức cơng ty, tính
phức tạp trong lĩnh vực kinh doanh, tính phức tạp của các khoản mục/nghiệp vụ trên
báo cáo tài chính, chất lượng của hệ thống kiểm sốt nội bộ); Yếu tố độc lập của
kiểm toán viên (đo lường bằng 4 tiêu chí: độc lập về các mối quan hệ xã hội với
doanh nghiệp, độc lập về các mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp, độc lập trong
việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu được, tuyên bố về cam kết
độc lập trước khi tiến hành kiểm tốn doanh nghiệp); Yếu tố trình độ chun mơn
nghề nghiệp (được đo lường bằng các tiêu chí: bằng cấp về chun ngành kế tốn,
kiểm tốn, tài chính và thuế, có chứng chỉ hành nghề quốc tế, có chứng chỉ hành


11

nghề Việt Nam, cập nhật kiến thức thường xuyên); Các yếu tố của hệ thống kiểm
sốt chất lượng của cơng ty kiểm tốn (đo lường bởi tiêu chí: cam kết đảm bảo chất
lượng trước mỗi lần kiểm toán, chú ý đến sự chấp nhận của khách hàng, vai trò của
giám sát độc lập trong các cơng ty kiểm tốn đối với mỗi cuộc kiểm tốn, vai trị
của các bộ phận giám sát về chất lượng kiểm tốn nói chung, quy trình kiểm sốt
chất lượng) và Yếu tố khác (đo lường bởi 4 tiêu chí: mơi trường kinh tế vĩ mơ, mơi
trường văn hố, thói quen của người sử dụng dịch vụ kiểm tốn, vai trị kiểm sốt
chất lượng kiểm tốn báo cáo tài chính từ các cơ quan quản lý Nhà nước). Bằng
việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hệ số Cronbach alpha để

xây dựng và kiểm định các thang đo. Cuối cùng, phương pháp mơ hình hóa tuyến
tính (Phương trình cấu trúc SEM) được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị
(hội tụ, phân biệt, đơn nhất) của các biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy
trình độ chuyên môn nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm tốn báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết quả này phù hợp với
những nghiên cứu trước. Trong khi các yếu tố môi trường pháp lý, các yếu tố thuộc
về doanh nghiệp, yếu tố độc lập của kiểm toán viên, hệ thống kiểm soát chất lượng
của cơng ty kiểm tốn, các yếu tố khác thì khơng có ảnh hưởng chất lượng kiểm
tốn báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Nghiên cứu Phan Thanh Hải (2016) cũng tập trung nghiên cứu khám phá các
nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn tại Việt Nam. Thơng qua sự kết hợp
giữa phương pháp nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật phỏng
vấn ý kiến chuyên gia và định lượng dựa trên các kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s
Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA và phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu
đã cho thấy mức độ ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng hoạt động kiểm tốn độc
lập của 6 nhóm nhân tố. Trong đó các nhân tố: mơ hình tổ chức hoạt động kiểm
toán, phạm vi cung cấp dịch vụ kiểm toán là những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến
chất lượng kiểm tốn. Bên cạnh các nhân tố về giá phí và năng lực nhân viên, hình
thức sở hữu của doanh nghiệp kiểm tốn, kiểm sốt chất lượng cơng việc bên trong,


12

kiểm sốt chất lượng bên ngồi cũng có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng hoạt
động kiểm toán ở Việt Nam.
Bằng phương pháp tổng thuật tài liệu, phỏng vấn chun gia và sử dụng mơ
hình hồi quy, nghiên cứu Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Thị Huyền Trang
(2016) thực hiện đo lường mức độ ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến chất lượng
dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá phí kiểm
tốn có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dịch vụ kiểm tốn độc lập tại Việt Nam,

phí kiểm tốn càng cao thì chất lượng dịch vụ kiểm tốn độc lập càng cao. Ngồi ra,
các yếu tố khác như, trình độ kiểm tốn viên và danh tiếng, uy tín của cơng ty kiểm
tốn có tác động cùng chiều tới chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập. Các nhân tố
áp lực và quy mơ cơng ty kiểm tốn (được đo bằng tổng số nhân viên cơng ty kiểm
tốn) tuy khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng cũng có tác động cùng chiều đến
chất lượng kiểm toán độc lập.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nga Ho Thi Thuy, Ngoc Kim Pham, Hung
Nguyen Duong, & Tin Pham Quang (2017) nhằm đánh giá tác động của các đặc
tính của cơng ty kiểm tốn bao gồm: danh tiếng của cơng ty kiểm tốn, phí kiểm
tốn và quy mơ cơng ty kiểm tốn lên chất lượng kiểm tốn của các cơng ty niêm
yết tại Việt Nam, sử dụng biến đo lường kế toán dồn tích điều chỉnh như là một đại
diện cho chất lượng kiểm tốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ
tích cực giữa danh tiếng cơng ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán (kiểm toán viên
Big Four ở Việt Nam cung cấp chất lượng kiểm toán cao hơn kiểm tốn viên cơng
ty Non-Big Four); và có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa quy mơ cơng ty
kiểm tốn và chất lượng kiểm tốn (nhưng có một điều thú vị là trong bối cảnh Việt
Nam, ngoại trừ các cơng ty kiểm tốn thuộc nhóm Big Four, những cơng ty kiểm
tốn nhỏ hơn lại cung cấp chất lượng kiểm tóan cao hơn) và giữa phí kiểm tốn và
chất lượng kiểm tốn (chi phí kiểm tốn mà kiểm tốn viên nhận được nhiều hơn,
thì chất lượng kiểm tốn mà họ cung cấp lại thấp hơn).
Tuy nhiên, nhìn chung đa số các nghiên cứu trong nước chỉ mới dừng lại ở
việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán dựa trên kết quả


13

khảo sát (kiểm toán viên) và phỏng vấn chuyên gia nên kết quả phụ thuộc rất nhiều
vào nhận định của đối tượng khảo sát, cũng như địa điểm và bối cảnh của giai đoạn
nghiên cứu; rất ít các nghiên cứu đo lường được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
này thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng mơ hình hồi quy.

Và đặc biệt, theo tìm hiểu của tác giả thì tính đến thời điểm hiện tại, Việt
Nam chưa có đề tài nào nghiên cứu và cho biết mối tương quan giữa đặc điểm các
yếu tố của quản trị doanh nghiêp và chất lượng kiểm toán, mà chỉ có những nghiên
cứu tìm hiểu mối tương quan giữa cơ chế quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh
của các công ty niêm yết tại Việt Nam được công bố trong luận văn thạc sĩ của Trần
Thị Xuân Mai (2011) và Nguyễn Thị Thúy Hằng (2012). Cả hai luận văn đều sử
dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm bằng mơ hình hồi quy đa biến xem xét
các yếu tố quản trị như: quy mô doanh nghiệp, cơ cấu HĐQT, tỷ lệ sở hữu vốn…
tác động vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh như ROA, ROE. Các nghiên cứu này
đều đưa ra kết luận các yếu tố quản trị cơng ty có tác động đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nghiên cứu Nguyễn Trọng Nguyên (2016), trong
luận án tiến sĩ của mình bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tác giả đã đánh
giá sự tác động các yếu tố quản trị công ty lên chất lượng thơng tin BCTC. Và kết
quả phân tích hồi quy cho thấy chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các cơng
ty niêm yết tại Việt Nam dưới mức trung bình và hầu hết các biến quản trị cơng ty
đều có sự tác động thuận chiều đến chất lượng thông tin BCTC bao gồm: tỷ lệ thành
viên HĐQT độc lập trong HĐQT, sự hiện diện của chuyên gia kế tốn tài chính của
thành viên HĐQT độc lập, số lượng cuộc họp, sự hiện diện thành viên BKS có
chun mơn kế tốn tài chính và sự hiện diện kiểm toán nội bộ trong khi hai biến
kiêm nhiệm chức danh của Giám đốc điều hành/ Chủ tịch HĐQT và tỷ lệ thành viên
độc lập ban kiểm sốt thì khơng tác động đến chất lượng thông tin BCTC.
1.3. Khe hổng nghiên cứu
Qua việc tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, có thể
thấy rằng, chất lượng kiểm tốn và những nhân tố ảnh hưởng đến nó là một trong
những đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Phần lớn các


14

cơng trình nghiên cứu này đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng; dựa

trên cơ sở từ các nghiên cứu trước, lý thuyết nền tảng, nguồn gốc thể chế luật pháp,
đặc tính quốc gia văn hóa và trình độ phát triển của thị trường tài chính tại mỗi nước
mà xây dựng và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng kiểm toán được xác định trong các nghiên cứu có thể là được kế thừa hoặc
được phát triển mới. Trong đó, đáng chú ý là ngày càng có nhiều nghiên cứu kiểm
tra tác động của các yếu tố của cơ chế quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết các nghiên cứu trước đây
liên quan đến cơ chế quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán cũng như chất
lượng báo cáo tài chính tập trung vào các nước phát triển, có rất ít nghiên cứu về
chất lượng kiểm toán trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi, ở các nước đang phát triển
như Việt Nam. Hơn nữa, kết quả về sự tác động của các yếu tố quản trị doanh
nghiệp đến chất lượng kiểm tốn đơi khi là không giống nhau giữa các nước. Và
những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu về chất lượng kiểm
tốn ở các nước phát triển khơng nhất thiết là có thể áp dụng ở các nước khác
(Francis & Wang, 2008; Gul, Zhou, & Zhu, 2013). Bởi vì các cơng ty hoạt động ở
các nền kinh tế mới nổi có hệ thống pháp luật và quản trị doanh nghiệp khác biệt so
với các công ty ở một nước phát triển. Tại Việt Nam đến nay vẫn chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề này được cơng bố; phần lớn các nghiên cứu trong nước tập trung
vào phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tốn liên quan
đến kiểm tốn viên, cơng ty kiểm tốn là chính. Vì vậy, tác giả nhận thấy rằng cần
có một đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp với
chất lượng kiểm tốn tại các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam để thấy được sự tác động của chúng. Đề tài này không những cấp thiết về mặt
thực tiễn chất lượng kiểm toán ở Việt Nam hiện nay mà cịn có sự cần thiết về mặt
lý thuyết.


15

Tóm tắt Chƣơng 1

Nội dung chính trong Chương 1 là nhằm đánh giá một cách tổng quan về tình
hình nghiên cứu chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
kiểm tốn. Trong đó, tác giả đặc biệt đề cập đến kết quả nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp với chất lượng kiểm tốn. Và qua đó, chúng
ta có thể thấy được hiện nay có rất ít nghiên cứu tìm hiểu và cho biết về mối quan
hệ này ở các nước đang phát triển. Và đặc biệt ở Việt Nam, theo tìm hiểu của tác
giả thì tới thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện và công bố.


16

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Chất lƣợng kiểm toán và đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán
2.1.1. Khái niệm chất lượng kiểm tốn
Chất lượng kiểm tốn khơng cịn là khái niệm mới trong phạm vi kiểm tốn.
Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng kiểm tốn; tuy nhiên
có rất ít sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về định nghĩa này. Và cho đến nay,
thuật ngữ "chất lượng kiểm tốn" vẫn cịn là một chủ đề phức tạp và là vấn đề tranh
luận giữa các nhà nghiên cứu. Định nghĩa chất lượng kiểm toán được sử dụng rộng
rãi nhất là của DeAngelo (1981); tác giả xem "chất lượng dịch vụ kiểm toán như là
sự đánh giá của thị trường về khả năng mà một kiểm toán viên nhất định sẽ vừa (a)
phát hiện ra một sai phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và (b) báo cáo
sai phạm đó. Trong đó, khả năng phát hiện sai phạm phụ thuộc vào khả năng và
năng lực của kiểm toán viên trong việc thực hiện kiểm sốt chất lượng thơng tin
được báo cáo thơng qua việc đảm bảo sự phù hợp với GAAP, trong khi báo cáo sai
phạm thì có liên quan đến tính độc lập của kiểm tốn viên. Nhiều nhà nghiên cứu
sau đó sử dụng cách tiếp cận kép này để định nghĩa thêm về chất lượng kiểm toán
chi tiết trong năng lực và sự độc lập, trong khi nhiều người khác coi nó là nền tảng
để xác định các thuộc tính khác chất lượng kiểm tốn. Ví dụ, Seyyed (2012) cung
cấp giải thích thêm rằng chất lượng kiểm tốn có thể là một chức năng về khả năng

của kiểm toán viên để phát hiện sai sót trọng yếu và báo cáo sai sót đó. Cùng với
các định nghĩa tương tự, tất cả đều nhấn mạnh đến hai khía cạnh quan trọng nhất
của chất lượng kiểm tốn, đó là năng lực kiểm tốn hoặc sự nỗ lực của kiểm toán
viên, và sự độc lập của kiểm tốn viên. Do đó, dịng định nghĩa này chủ yếu là nói
về chất lượng của kiểm tốn viên.
Một dịng định nghĩa khác về chất lượng kiểm tốn tập trung vào tính chính
xác của thơng tin được báo cáo bởi các kiểm tốn viên. Titman và Trueman (1986,
trích dẫn ở Behn và Choi 2008) cho thấy rằng chất lượng kiểm toán cao sẽ cải thiện
độ tin cậy của thơng tin báo cáo tài chính và cho phép các nhà đầu tư ước tính chính
xác hơn giá trị của cơng ty. Palmrose (1988) lại xem chất lượng kiểm tốn là một


×