Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Luận văn kinh tế hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế việt nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH QUỐC THỊNH

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH QUỐC THỊNH

HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Đinh Quốc Thịnh – là học viên lớp Cao học Khố 27 chun ngành
Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế với đề tài “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.

Học viên thực hiện

ĐINH QUỐC THỊNH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, HIỆP ĐỊNH
TPP/CPTPP VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ............................................ 4
1.1.

MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ........................... 4

1.1.1. Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố của Heckscher – Ohlin (Lý thuyết H – O)......... 4
1.1.2. Lý thuyết về vòng đời sản phẩm của Raymond Vernon .................................. 5
1.1.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mơ hình kim cương của Michael
Porter ........................................................................................................................... 7
1.2.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH TPP/CPTPP .............................. 9

1.3.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ĐỊNH TPP............. 14

CHƯƠNG 2: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP/CPTPP ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ............................................... 26
2.1.

GIAI ĐOẠN 2009 – 2018 ............................................................................. 26

2.2.

GIAI ĐOẠN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2019 .................................................. 42

2.3.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI ............................................................ 49

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT DÀNH CHO VIỆT NAM NHẰM TẬN DỤNG
TỐT HƠN HIỆP ĐỊNH TPP/CPTPP ................................................................... 54
3.1.

BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SẮP TỚI .................... 54

3.2.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SẮP TỚI ......... 55

3.2.1. Nhóm kiến nghị dành cho cơ quan ban ngành ............................................... 55


3.2.2. Nhóm kiến nghị dành cho doanh nghiệp ....................................................... 61
3.2.3. Nhóm kiến nghị dành cho một số lĩnh vực cụ thể ......................................... 63
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
PHỤ LỤC C
PHỤ LỤC D


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
APEC


ASEAN

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (AsiaPacific Economic Cooperation)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)

CNTT

Công nghệ thông tin

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FTA

Hiệp đinh thương mại tự do (Free Trade Agreement)

GDP

Tổng sản phẩm quốc gia (Gross Domestic Products)


ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour
Organization)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

USD

Đô-la Mỹ (United States dollar)

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Bảng 2.1 Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
Bảng 2.2


Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các nước
thuộc CPTPP

Vị trí (trang)
41
53


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình vẽ, đồ thị

Số hiệu
Hình 1.1

Hình 1.2

Tóm tắt vịng đời của sản phẩm theo Raymond
Vernon
Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mơ hình kim cương
của Michael Porter

Vị trí (trang)
7

10

Hình 2.1

Quy mơ GDP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018


31

Hình 2.2

Lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018

32

Hình 2.3

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước và thế giới

33

Hình 2.4

Hình 2.5

Thu nhập bình quân đầu người một số nước và thế
giới
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai
đoạn 2009 – 2018

34

35

Hình 2.6


Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018

36

Hình 2.7

Cơ cấu về đối tác thương mại với Việt Nam

37

Hình 2.8

Hình 2.9

Hình 2.10

Tỷ lệ thương mại trên GDP của Việt nam và một số
quốc gia
Xuất nhập khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019
và cùng kỳ 2018
Cơ cấu đối tác thương mại của Việt Nam 9 tháng 2019
và cùng kỳ 2018

38

50

50

Tốc độ tăng trưởng giao dịch thương mại giữa Việt

Hình 2.11

Nam và các nước trong Hiệp định CPTPP giữa 9 tháng

51

đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018
Hình 2.12

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng
đầu năm 2019 và cùng kỳ năm 2018

52


TÓM TẮT
Khởi đầu từ một đất nước nghèo trải qua giai đoạn chiến tranh dài, sau hơn 30
năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ trở thành điểm sáng
trong phát triển kinh tế không chỉ trong khu vực mà còn cả trên thế giới. Để đạt được
những bước tiến đó, Việt Nam đã tiến hành mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế, đẩy
mạnh quan hệ thương mại với các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Một hiệp định
thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã hoàn tất việc ký kết một cách thành công và
mới đi vào hiệu lực trong thời gian gần đây chính là Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP), hay sau này thay đổi thành Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến
bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là một hiệp định được cho kiểu mẫu của
thế kỷ XXI, với hàng loạt các điều khoản chặt chẽ, bao trùm lên cả các vấn đề mới
mà các hiệp định trước đây khơng có. Việt Nam được đánh giá là một trong những
nước được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định này. Cơ hội cũng sẽ đi kèm với khơng
ít thách thức và rào cản, khi mà hiệp định này được quy định rất cụ thể, chi tiết và
nghiêm ngặt trong các điều khoản, mục đích là để hình thành một tiêu chuẩn mới cho

thương mại tồn cầu. Việt Nam sẽ phải liên tục thay đổi, tự làm mới mình, thậm chí
cịn cần phải tự phá bỏ rào cản cũ, tìm hướng đi mới để đáp ứng những tiêu chuẩn
cao cấp trong hiệp định. Việc tham gia đàm phán và đi đến thống nhất chung giữa
các bên trong khoảng một thập kỷ có lẽ cũng đã để lại cho Việt Nam nhiều kinh
nghiệm quý báu, từ đó có thể rút ra những yếu tố then chốt cần quan tâm để có thể
tạo ra thêm một cuộc đổi mới. Hiệp định đã thúc đẩy một số thay đổi về mặt chính
sách, tuy nhiên tác động tích cực lên nền kinh tế là chưa rõ ràng do hiệp định cần có
độ trễ nhất định. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai cần có thời gian quan sát dài
hơn cũng như chờ đợi những thay đổi mang tính đột phá hơn về mặt chính sách để
có những phân tích chuẩn xác và rõ ràng hơn.
Từ khoá: TPP, CPTPP, phát triển, thương mại, kinh tế Việt Nam


ABSTRACT
Begin from a poor country after a long war time, after more than 30 years of
renovation and development, Vietnam has risen up and became a bright spot about
development not only in regional area but also on global position. In order to attain
such progress, Vietnam has opened its market, actively commenced international
integration, promoted commercial relationship with countries and regions all over the
world. One new trade agreement that Vietnam has successfully concluded and just
came into effect recently is Trans-Pacific Partnership (TPP), which afterwards
changed into Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership (CPTPP).
This agreement is seen as model for 21st century, with a bunch of tight provisions,
covering even new issues which were not included in past ones. Vietnam is appraised
with most benefits from this agreement. Chances will bring along challenges and
barriers, as this agreement was strictly and detailedly regulated, to form a new
standard for global trade. Vietnam will have to continuously renew itself, even need
to break its own box, find a new way to adapt to high standard of the agreement. The
fact that negotiation and conclusion took around a decade between members must
have left many experience for Vietnam, then importance points can be drawn out for

better attention for a new renovation. The agreement has made some changed on
policies, however, the positive impacts on the economy are not clear as the agreement
needs a specific lag time. Therefore, future researches should have a longer
observation period as well as wait for remarkable changes in policies in order to
output more precise and clearer analysis.
Keywords: TPP, CPTPP, development, trade, Vietnam economy


1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Khởi đầu từ một đất nước nghèo trải qua giai đoạn chiến tranh dài, sau hơn 30
năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã vươn mình mạnh mẽ trở thành điểm sáng
trong phát triển kinh tế khơng chỉ trong khu vực mà cịn cả trên thế giới. Từ một nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, không những thế còn bị bao vây và cấm vận, Việt Nam
đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước đáp
ứng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn
lực xã hội cho phát triển. So với thời kỳ trước đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều
thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng
lên đạt ngưỡng thu nhập trung bình, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện;
đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng
để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được những
bước tiến đó, Việt Nam đã tiến hành mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh
quan hệ thương mại với các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Một hình thức thường
thấy chính là các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, các hiệp
định đối tác chiến lược. Trong đó, một hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam
đã hoàn tất việc ký kết một cách thành công và mới đi vào hiệu lực trong thời gian
gần đây chính là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay sau này thay

đổi thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, được ký chính thức vào tháng
02 năm 2016, dự kiến có hiệu lực vào năm 2018, là một hiệp định thương mại tự do
bao gồm 12 thành viên là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico,
New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên đến đầu năm 2017, Mỹ
đã chính thức tuyên bố rút khỏi TPP, vì vậy mà hiệp định này đã khơng thể có hiệu
lực do khơng thể đáp ứng được điều kiện cần thiết. Sau đó, các thành viên cịn lại đã
thống nhất tiếp tục theo đuổi hiệp định mà không có Mỹ. Tháng 01 năm 2018, các
nước đã ra tuyên bố đổi tên hiệp định thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ


2

xun Thái Bình Dương CPTPP và ký kết chính thức vào tháng 03 năm 2018. Sau
khi Úc phê chuẩn CPTPP vào ngày 31 tháng 10 năm 2018, CPTPP chính thức có hiệu
lực bắt đầu từ ngày 30 tháng 12 năm 2018. Đây là một hiệp định được cho kiểu mẫu
của thế kỷ XXI, với hàng loạt các điều khoản chặt chẽ, bao trùm lên cả các vấn đề
mới mà các hiệp định trước đây khơng có. Khơng những thế, nó còn được kỳ vọng
sẽ là nền tảng tham khảo hữu ích cho các hiệp định mang tầm vóc khu vực giai đoạn
sau này, đơn cử như Hiệp định Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương FTAAP
thuộc diễn đàn APEC, hay vòng đàm phán Doha của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất
từ hiệp định này. Từ việc có thêm một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hoá dịch
vụ, cho đến những ưu đãi thuế về mức 0% cho hầu hết mọi mặt hàng, điều này được
xem là một cơ hội lớn cho một đất nước chú trọng hoạt động xuất nhập khẩu như Việt
Nam. Việc Mỹ rút ra khỏi hiệp định vào những thời khắc cuối được coi như một sự
kiện khá đáng tiếc, khi đây là nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Không những thế,
cơ hội cũng sẽ đi kèm với không ít thách thức và rào cản, khi mà hiệp định này được
quy định rất cụ thể, chi tiết và nghiêm ngặt trong các điều khoản, mục đích là để hình
thành một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu. Việc tham gia đàm phán và đi

đến thống nhất chung giữa các bên trong khoảng một thập kỷ có lẽ cũng đã để lại cho
Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu, từ đó có thể rút ra những yếu tố then chốt cần
quan tâm để có thể tạo ra thêm một cuộc đổi mới. Nắm bắt được tính cấp thiết cùng
với mong muốn có một nghiên cứu về đề tài này, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên
cứu cho luận văn là: “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh
hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam”.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung vào tìm hiểu, phân tích và đánh giá các tác động của Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lên những khía cạnh về sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam, tìm ra những khó khăn, bất cập, hạn chế cịn tồn tại để từ đó
đề xuất các chính sách, phương án nhằm tận dụng hiệu quả và tối đa hố lợi ích có
thể đạt được từ hiệp định này.


3

Câu hỏi nghiên cứu
-

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tác động như thế nào

đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2009 đến tháng 09 năm 2019?
-

Việt Nam cần làm gì để có thể tận dụng tối đa các cơ hội và hoá giải những

thách thức do hiệp định này mang đến?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu: những ảnh hưởng từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Bình Dương (TPP) đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu: nền kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2009 đến tháng

09 năm 2019. Năm 2009 là năm mà Việt Nam bắt đầu tham gia vào các vịng đàm
phán của Hiệp định TPP.
Phương pháp nghiên cứu
-

Thơng tin, dữ liệu cần thu thập: tổng sản phẩm nội địa, thu nhập bình quân

đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu và các chỉ tiêu kinh tế quan trọng khác cùng
với các chính sách của Việt Nam giai đoạn 2009 đến tháng 09 năm 2019.
-

Nguồn của thông tin, dữ liệu: website và các báo cáo của Chính phủ và các

bộ ngành, Cục Thống kê, Thông tấn xã và các cổng thông tin điện tử các cơ quan có
liên quan, Ngân hàng Thế giới (WB), Liên Hợp Quốc (UN), v.v.
-

Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu: luận văn sử dụng các phương pháp

mơ tả, so sánh, phân tích định tính với thông tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ
nhiều nguồn khác nhau.
Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Tổng quan về thương mại quốc tế, Hiệp định TPP/CPTPP và các

nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Những ảnh hưởng của Hiệp định TPP/CPTPP đến sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam
Chương 3: Những đề xuất dành cho Việt Nam nhằm tận dụng tốt hơn Hiệp
định TPP/CPTPP


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, HIỆP ĐỊNH
TPP/CPTPP VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1.

MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1.1. Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố của Heckscher – Ohlin (Lý thuyết H – O)
Trong lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so sánh của
David Ricardo, hai nhà kinh tế học đã mô tả được sản lượng có thể gia tăng nếu hai
quốc gia chun mơn hố sản xuất vào các sản phẩm mà họ có lợi thế. Lợi thế tuyệt
đối mà Adam Smith nêu lên chính là lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn với
cùng một nguồn lực. Trong khi đó, David Ricardo nhấn mạnh tới năng suất lao động
và lập luận rằng những sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nước là ngụ ý về
lợi thế so sánh. Hai lý thuyết trên cịn khá nhiều hạn chế, vì vậy hai nhà kinh tế học
là Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã cho ra đời Lý thuyết về tỷ lệ các yếu tố (Lý thuyết
H – O) nhằm đưa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh. Hai ơng đã lập luận rằng
lợi thế so sánh xuất phát từ những khác biệt trong độ sẵn có các yếu tố sản xuất.
Lý thuyết H – O cho rằng trong tiến trình sản xuất người ta phải phối hợp các
yếu tố sẵn có theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Các yếu tố sẵn có được đề cập ở đây là mức
độ mà một quốc gia có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn. Các nước có
độ sẵn có các yếu tố là khác nhau, và sự sẵn có các yếu tố khác nhau đó giải thích sự

khác biệt về giá cả của các nhân tố, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá cả của
nhân tố đó càng rẻ. Cụ thể, đất nhiều thì giá th đất càng rẻ, vốn nhiều thì lãi suất
thấp, thất nghiệp nhiều thì tiền lương thấp. Chi phí thấp sẽ giúp các nước sản xuất và
xuất khẩu sản phẩm sử dụng nhân tố sản xuất dư thừa và do đó sẽ rẻ hơn. Nhưng giá
sản phẩm khác nhau không chỉ phụ thuộc vào sự khác biệt trong giá cả các yếu tố đầu
vào mà còn phải kể đến kỹ thuật sản xuất và sự phối hợp các yếu tố sản xuất, mỗi thứ
hàng có hàm số sản xuất riêng, mỗi quốc gia có kỹ thuật sản xuất riêng.
Nội dung cơ bản của Lý thuyết H – O là: “Một quốc gia sẽ chun mơn hố
sản xuất để xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối,
đổng thời nhập khẩu trở lại sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm
tương đối”. Theo đó, nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia quy định sự khác


5

nhau về yếu tố sản xuất dư thừa tương đối, dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ cân đối các
yếu tố sản xuất giữa các quốc gia, tạo nên sự khác biệt về giá cả sản phẩm. Đây là
nguồn gốc để xác định lợi thế so sánh và mô hình mậu dịch của mỗi quốc gia. Một ví
dụ có thể thấy là Mỹ, với sự dồi dào về diện tích đất có thể canh tác đã trở thành một
nước xuất khẩu lớn về hàng nông sản. Hay ngược lại, Trung Quốc nổi trội về xuất
khẩu những hàng hoá được sản xuất trong những ngành thâm dụng lao động như là
dệt may và giày dép, điều này phản ánh mức độ dồi dào tương đối của Trung Quốc
về lao động giá rẻ. Trong khi đó Mỹ vốn khơng có nhiều lao động giá rẻ, từ lâu đã là
nước nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng này.
1.1.2. Lý thuyết về vòng đời sản phẩm của Raymond Vernon
Raymond Vernon là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về vòng đời sản phẩm vào
giữa thập kỷ 1960 của thế kỷ trước. Lý thuyết của ông dựa trên những quan sát thực
tế là trong suốt thế kỷ XX một tỷ lệ rất lớn các sản phẩm mới của thế giới đã được
phát triển bởi các công ty Mỹ và được tiêu thụ ban đầu tại thị trường Mỹ (ví dụ như
sản xuất ơ tơ ở quy mơ cơng nghiệp, máy thu hình, máy ảnh chụp lấy ngay, máy

photocopy, máy tính cá nhân, và các chíp bán dẫn). Để giải thích thực tế này,
Raymond Vernon lập luận rằng sự thịnh vượng và quy mô của thị trường Mỹ đã mang
lại cho các công ty Mỹ một động lực rất lớn đề phát triển các sản phẩm tiêu dùng mới.
Thêm vào đó, chi phí nhân cơng cao ở Mỹ cũng khiến cho các công ty Mỹ có lý do
để sáng chế ra các quy trình cơng nghệ tiết kiệm chi phí sản xuất.
Raymond Vernon đã lập luận rằng ở giai đoạn đầu trong vòng đời của một sản
phẩm mới điển hình, khi nhu cầu đang bắt đầu tăng cao một cách nhanh chóng ở Mỹ
thì nhu cầu tại các nước tiên tiến khác chỉ giới hạn ở một số nhóm khách hàng có thu
nhập cao mà thôi. Do nhu cầu ban đầu tại các nước tiên tiến khác cịn hữu hạn vậy
nên các cơng ty chưa thấy cần thiết phải đầu tư vào sản xuất tại các nước này, nhưng
vẫn thấy cần thiết phải xuất khẩu một số sản phẩm từ Mỹ sang các thị trường đó.
Theo thời gian, nhu cầu đối với sản phẩm mới sẽ tăng dần tại các nước phát
triển khác ngoài Mỹ (ví dụ như Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản) cho đến khi các nhà
sản xuất tại đó thấy đã đến lúc phải tiến hành sản xuất để phục vụ cho thị trường nước


6

mình. Thêm nữa, các cơng ty Mỹ cũng có thể sẽ thiết lập các dây chuyền sản xuất tại
các nước phát triển có nhu cầu đang tăng nhanh và như vậy, quá trình sản xuất tại các
nước này bắt đầu hạn chế bớt tiềm năng xuất khẩu từ nước Mỹ.
Khi thị trường ở Mỹ và một số nước phát triển khác trở nên bão hồ thì sản
phẩm mới cũng đạt tới mức độ tiêu chuẩn hoá, và giá cả bắt đầu trở thành vũ khí cạnh
tranh chủ yếu trên thị trường. Khi điều này xảy ra, những cân nhắc về chi phí bắt đầu
đóng một vai trị lớn hơn trong quá trình cạnh tranh. Các nhà chế tạo tại các nước
phát triển nơi mà chi phí lao động thấp hơn so với chi phí lao động tại Mỹ (ví dụ như
Ý, Tây Ban Nha) bây giờ có thể sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Nếu các sức ép về chi phí trở nên mạnh hơn nữa thì q trình cũng sẽ khơng
dừng ở đó. Chu kỳ theo đó nước Mỹ đánh mất lợi thế của mình cho các nước phát
triển khác có thể tiếp tục lặp lại một lần nữa, khi các nước đang phát triển (ví dụ như

Thái Lan) bắt đầu có được những lợi thế sản xuất so với các nước phát triển. Do vậy,
chu kỳ của sản xuất toàn cầu sẽ theo trật tự: bắt đầu từ Mỹ chuyển sang các nước phát
triển khác và tiếp đó là từ những nước này chuyển sang các nước đang phát triển.
Giai đoạn đầu

Giai đoạn hai

Nước đi đầu (phát minh sản

Sản xuất tại chỗ ở các nước nhập

phẩm mới) chiếm ưu thế cạnh

khẩu tăng, xuất khẩu của nước đi

tranh và dẫn đầu về xuất khẩu.

đầu giảm tương ứng.

Giai đoạn cuối

Giai đoạn ba

Sản xuất được di chuyển đến cả

Các nước cơng nghiệp có chi phí

một số nước đang phát triển, nơi

rẻ hơn tăng sản xuất để xuất


có chi phí thấp nhất.

khẩu trở lại nước đi đầu.

Hình 1.1 Tóm tắt vòng đời của sản phẩm theo Raymond Vernon
Theo thời gian, kết quả của những xu hướng này đối với các mơ hình trao đổi
của thương mại thế giới là một nước xuất khẩu sản phẩm sẽ trở thành một nước nhập


7

khẩu khi quá trình sản xuất được tập trung tới những địa điểm ở nước ngồi có chi
phí sản xuất thấp hơn. Lý thuyết về vòng đời sản phẩm của Raymond Vernon có thể
được tóm tắt trong hình 1.1.
1.1.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của
Michael Porter
Michael Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia
hình thành nên môi trường cạnh tranh cho các công ty tại nước đó, và những thuộc
tính này thúc đẩy hoặc ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó. Đây là
kết quả nghiên cứu chuyên sâu của Michael Porter và các cộng sự nhằm tìm hiểu về
sự thành công và thất bại của một số quốc gia trong thương mại quốc tế. Bốn thuộc
tính lớn trong mơ hình của Michael Porter bao gồm:
-

Điều kiện về các yếu tố sản xuất: Michael Porter đã phân cấp các yếu tố

sản xuất thành hai nhóm gồm các yếu tố cơ bản (ví dụ như vị trí địa lý, khí
hậu, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực) và các yếu tố tiên tiến (ví dụ như
cơ sở hạ tầng truyền thơng, lao động có kỹ năng và trình độ cao, các bí quyết

cơng nghệ). Khơng giống như nhóm yếu tố cơ bản được ưu đãi một cách tự
nhiên, nhóm yếu tố tiên tiến thường được hình thành trên cơ sở các yếu tố cơ
bản thông qua các hoạt động đào tạo cơ bản và nâng cao, cải thiện trình độ
kiến thức và kỹ năng chung cũng như kích thích nghiên cứu tiên tiến. Michael
Porter cũng lập luận rằng các yếu tố tiên tiến có vai trị quan trọng hơn.
-

Các điều kiện về nhu cầu: Michael Porter nhấn mạnh tới vai trò của cầu

trong nước trong việc giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Thông
thường, các công ty thường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những
khách hàng ở gần với họ nhất. Vì vậy, nhu cầu nội địa cao cấp sẽ đặt ra chuẩn
mực buộc các doanh nghiệp sáng tạo đổi mới, cải tiến chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Cũng vậy, thị trường nước ngoài
đặt ra những tiêu chuẩn cao đối với những sản phẩm và dịch vụ địi hỏi các
cơng ty muốn thành cơng trên thị trường nước ngoài củng phải liên tục thay
đổi, cải thiện để đáp ứng những tiêu chuẩn này.


8

-

Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Những lợi ích của việc đầu

tư vào các yếu tố sản xuất tiên tiến bởi các ngành hỗ trợ và liên quan có thể sẽ
lan tỏa sang một ngành, từ đó giúp ngành này đạt được một vị trí cạnh tranh
vững mạnh. Các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa các ngành giúp cho các
ngành phát huy được thế mạnh kết hợp, tăng được khả năng cạnh tranh của
từng ngành trong cụm cơng nghiệp đó. Cụ thể là các ngành hỗ trợ có thể giúp

các cơng ty nhận thức được các phương pháp mới và những cơ hội mới để ứng
dụng cơng nghệ mới. Q trình trao đổi thơng tin sẽ diễn ra mạnh hơn giữa
chúng và các hoạt động phối hợp nghiên cứu và triển khai, phối hợp giải quyết
các vấn đề sẽ thúc đẩy các công ty gia tăng khả năng thích ứng với các cơ hội
và vấn đề. Đây là quá trình gia tăng khả năng cạnh tranh về lâu dài.
-

Chiến lược, cấu trúc công ty và mơi trường cạnh tranh: Chiến lược của

cơng ty có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh trong tương lai bởi vì
các mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức công ty trong các ngành công
nghiệp khác nhau rất lớn giữa các quốc gia. Yếu tố này liên quan đến hoạt
động đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm
và thị trường của từng công ty và cả ngành. Khả năng cạnh tranh quốc gia là
kết quả của sự kết hợp hợp lý giữa các lựa chọn này với các nguồn lực của lợi
thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, cạnh tranh
trong nội bộ ngành và giữa các công ty trong một nước càng gay gắt thì khả
năng cạnh tranh quốc tế của các cơng ty đó càng cao. Các đối thủ cạnh tranh
trong nội bộ ngành gây sức ép lẫn nhau đối với việc giảm chi phí, cải thiện
chất lượng, giá cả và sáng tạo ra các sản phẩm và các quá trình mới. Điều này
kích thích hoạt động đổi mới để vượt qua mối lo ngại bị tụt hậu trong quá trình
vượt lên phía trước.
Ngồi bốn nhóm yếu tố trên, cơ hội và vai trị của chính phủ là những yếu tố
tác động rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh. Điều kiện về yếu tố sản xuất có thể
bị ảnh hưởng bởi các khoản trợ cấp, các chính sách đối với thị trường vốn, các chính
sách đối với giáo dục, v.v. Chính phủ có thể xác lập nhu cầu nội địa thơng qua các


9


tiêu chuẩn sản phẩm nội địa hoặc bằng các quy định bắt buộc hoặc ảnh hưởng tới nhu
cầu của người mua hàng. Chính sách của chính phủ có thể tác động tới các ngành hỗ
trợ và liên quan thông qua các quy định và ảnh hưởng tới đối thủ cạnh tranh thông
qua các công cụ như quy định trên thị trường vốn, chính sách thuế, và luật chống độc
quyền. Các cơ hội thường tạo ra những thay đổi đột ngột và làm thay đổi vị thế cạnh
tranh. Các cơ hội có thể làm vơ hiệu hố các lợi thế của đối thủ cạnh tranh được hình
thành trước đó và tạo ra tiềm năng mà các công ty của một quốc gia mới có thể loại
bỏ chúng để đạt được lợi thế cạnh tranh khi có các điều kiện mới và khác trước.
Theo lý thuyết của Michael Porter, các nước nên xuất khẩu những sản phẩm
của những ngành mà tại đó cả bốn thành phần của mơ hình kim cương có điều kiện
thuận lợi, và nhập khẩu trong những lĩnh vực tại đó các thành phần khơng có điều
kiện thuận lợi. Mơ hình kim cương của Michael Porter được tóm tắt trong hình 1.2.

Chính phủ

Chiến lược, cấu
trúc cơng ty và mơi
trường cạnh tranh

Các điều kiện về
nhu cầu

Điều kiện về các
yếu tố sản xuất

Các ngành cơng
nghiệp hỗ trợ và có
liên quan

Chính phủ


Hình 1.2 Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mơ hình kim cương của Michael Porter
1.2.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ HIỆP ĐỊNH TPP/CPTPP
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là một hiệp định thương mại

tự do bao gồm 12 thành viên là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia,


10

Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Tiền thân của TPP là Hiệp
định Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPSEP hay P4) do Brunei, Chile,
New Zealand và Singapore ký kết vào năm 2005 và đi vào hiệu lực năm 2006. Đến
tháng 02 năm 2008, Mỹ chính thức tham gia vào các vòng thảo luận TPP. Sự tham
gia của Mỹ đã kéo thêm các thành viên khác tham gia là Úc, Peru và Việt Nam vào
tháng 11 năm 2008. Đến tháng 10 năm 2010, thành viên tiếp theo gia nhập là Malaysia.
Sau đó, đến tháng 10 năm 2012, Canada và Mexico chính thức gia nhập. Và đến tháng
05 năm 2013, thành viên cuối cùng là Nhật Bản đã gia nhập các vòng thảo luận. Hiệp
định TPP được ký chính thức vào tháng 02 năm 2016, dự kiến có hiệu lực vào năm
2018. Tuy nhiên đến tháng 01 năm 2017, Mỹ đã chính thức tuyên bố rút khỏi TPP,
vì vậy mà hiệp định này đã khơng thể có hiệu lực do không thể đáp ứng được điều
kiện cần thiết. Sau đó, vào tháng 05 năm 2017, các thành viên còn lại đã thống nhất
tiếp tục theo đuổi hiệp định mà khơng có Mỹ. Tháng 01 năm 2018, các nước đã ra
tuyên bố đổi tên hiệp định thành Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái
Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) và ký kết chính thức vào tháng 03 năm 2018. Sau
khi Úc phê chuẩn CPTPP vào ngày 31 tháng 10 năm 2018, CPTPP chính thức có hiệu
lực bắt đầu từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 theo như điều kiện trong hiệp định. Tính
đến hết 2018, đã có 7 thành viên phê chuẩn CPTPP theo thứ tự là Mexico, Nhật Bản,

Singapore, New Zealand, Canada, Úc và Việt Nam (Việt Nam chính thức phê duyệt
CPTPP vào ngày 15 tháng 11 năm 2018). Cơ quan lưu chiểu được chỉ định là Chính
phủ New Zealand. Ngày hiệp định chính thức đi vào hiệu lực đối với Việt Nam là
ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Một số nội dung chính trong TPP/CPTPP
Sau khi TPP không thể đi vào hiệu lực, CPTPP tiếp nối hầu như toàn bộ các
cam kết của TPP ngoại trừ các cam kết riêng của Mỹ hoặc với Mỹ, tạm hoãn một số
cam kết trong các chương, và sửa đổi/điều chỉnh một số thư song phương giữa các
thành viên.
Tất cả các hiệp định song phương giữa các thành viên và các hiệp định khu
vực đang đàm phán sẽ có hiệu lực song song với CPTPP, kể cả WTO.


11

Các thành viên đã cam kết xoá bỏ thuế quan cho Việt Nam ngay sau khi Hiệp
định có hiệu lực đối với 78% đến 95% số dòng thuế, và 97% đến 100% số dịng thuế
khi đến cuối lộ trình. Lộ trình xố bỏ thuế là 5 đến 10 năm cho hàng hố thơng thường,
trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan cho hàng hố nhạy cảm.
Về phía mình, Việt Nam đưa ra biểu thuế ưu đãi áp dụng chung cho các thành
viên khác, cam kết loại bỏ 65.8% số dịng thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực, 86.5%
số dòng thuế vào năm thứ 4, 97.8% vào năm thứ 11, phần cịn lại có lộ trình tối đa
vào năm thứ 16 hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Đối với một số sản phẩm đặc thù như tạm nhập tái xuất, sản phẩm CNTT, tài
ngun thiên nhiên, nơng sản, có các cam kết về không đánh thuế xuất nhập khẩu,
tuy nhiên các thành viên vẫn có quyền bảo lưu đối với các trường hợp cụ thể. Các
thành viên cũng không được ban hành hoặc duy trì các biện pháp cấm xuất nhập khẩu
trừ khi có cam kết hoặc ngoại lệ, và phải chấp hành nghiêm túc nguyên tắc không
phân biệt đối xử đối với các thành viên khác.
CPTPP xem hàng hố là có xuất xứ CPTPP khi: (a) có xuất xứ thuần tuý, (b)

được sản xuất toàn bộ trong CPTPP và chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ CPTPP hoặc,
(c) hàng hoá được sản xuất tại CPTPP, sử dụng nguyên liệu khơng có xuất xứ CPTPP
nhưng đáp ứng được các quy tắc xuất xứ cụ thể. Có 3 phương pháp xác định xuất xứ
là: (i) quy tắc chuyển đổi mã hàng hoá (CTC), (ii) quy tắc hàm lượng giá trị nội khối
(RVC) và (iii) quy tắc công đoạn chế biến. Lưu ý là có thể kết hợp các phương pháp
khi xác định cho từng loại hàng hoá. Một số trường hợp được miễn chứng nhận xuất
xứ khi có giá trị hải quan không quá $1,000 hoặc thuộc diện xuất khẩu nhiều lần cùng
một loại hàng hố.
CPTPP có một chương riêng dành cho Dệt may do đây là ngành quan trọng
đối với một số thành viên. Quy tắc xuất xứ chủ đạo là “yarn-forward” (“từ sợi trở
đi”). Đồng thời có một khái niệm quan trọng là Tỷ lệ tối thiểu (De minimis) quy định
khối lượng các nguyên liệu không đáp ứng xuất xứ CPTPP không được quá 10% tổng
khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có các ngoại lệ linh hoạt trong một số trường
hợp, cũng như danh mục một mặt hàng thuộc nguồn cung thiếu hụt tạm thời hoặc
vĩnh viễn vẫn sẽ được coi là đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan.


12

Về vấn đề đầu tư, CPTPP có quy định khá rõ ràng về các nguyên tắc đầu tư,
bao gồm: (i) các nguyên tắc về mở của thị trường và xoá bỏ rào cản đầu tư (gồm các
nguyên tắc về không phân biệt đối xử NT và MFN, nguyên tắc liên quan tới “Các yêu
cầu về hoạt động”, và nguyên tắc liên quan tới “Nhân sự quản lý cao cấp và Ban lãnh
đạo”), (ii) nhóm các nguyên tắc nhằm đảm bảo các quyền lợi cơ bản của nhà đầu tư
(gồm nguyên tắc chuẩn đối xử tối thiểu MST, nguyên tắc bảo vệ tài sản của nhà đầu
tư trước các biện pháp tịch thu, cưỡng chế, quốc hữu hoá, và nguyên tắc đảm bảo việc
chuyển vốn tự do), và (iii) các bảo lưu và ngoại lệ được CPTPP thừa nhận trong đối
xử với nhà đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, CPTPP cịn có một phần riêng quy định rất
chi tiết về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (ISDS).
Đối với DNNN, các nguyên tắc áp dụng chung gồm: (a) phải hoạt động dựa

trên tính tốn thương mại thuần tuý, (b) không được phân biệt đối xử khi mua bán
hàng hoá, dịch vụ và, (c) phải tuân thủ các nghĩa vụ của hiệp định khi được nhà nước
uỷ quyền. Hơn nữa, CPTPP cũng đề ra những nguyên tắc dành cho nhà nước khi quản
lý và kiểm soát DNNN gồm: (a) không hỗ trợ phi thương mại riêng đến mức gây ra
tác động tiêu cực đến lợi ích của thành viên khác, (b) cơ quan nhà nước phải hành xử
khách quan trong quản lý và điều hành, (c) toà án nội địa phải xử lý các khiếu kiện
với DNNN nước ngồi hoạt động trên lãnh thổ của mình và, (d) minh bạch hố các
thơng tin cơ bản về DNNN.
Về vấn đề sở hữu trí tuệ, CPTPP đã đưa ra những cam kết cụ thể về tiêu chuẩn
bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu thương mại (trade mark), chỉ dẫn địa
lý, sáng chế, quyền tác giả và kiểu dáng cơng nghiệp. Song song đó, có cam kết về
sở hữu trí tuệ cho một số sản phẩm đặc thù như nơng hố phẩm và dược phẩm. Bên
cạnh đó, CPTPP cũng đặt ra các yêu cầu chi tiết về các nguyên tắc và thủ tục thực thi
quyền sở hữu trí tuệ, quy định rõ về các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các
biện pháp xử lý hình sự tương ứng.
Đối với một số lĩnh vực như quản lý hải quan, phòng vệ thương mại, an toàn
thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
(TBT), nhập cảnh tạm thời, lao động, mội trường, minh bạch hoá và chống tham


13

nhũng, giải quyết tranh chấp, CPTPP khẳng định lại các nguyên tắc trong các hiệp
định của WTO, các công ước của Liên Hợp Quốc và của các tổ chức có liên quan.
Tuy nhiên, CPTPP cũng có đưa ra thêm một số quy định chi tiết và chặt chẽ hơn.
Đối với các lĩnh vực thương mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài chính,
thương mại điện tử, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, CPTPP xây dựng các
quy định và cam kết dựa trên các nguyên tắc chung như Đối xử quốc gia (NT), Đối
xử tối huệ quốc (MFN), công bằng và minh bạch, mở cửa thị trường, bảo vệ người
tiêu dùng, chia sẻ thơng tin.

Ngồi ra, CPTPP cũng sẽ thành lập và vận hành một số uỷ ban chuyên môn
như uỷ ban về môi trường, uỷ ban về DNNVV như những đầu mối để xúc tiến hợp
tác giữa các thành viên.
Một số điểm đáng chú ý trong TPP/CPTPP
Chứng nhận xuất xứ theo CPTPP khơng có mẫu cố định, tuy nhiên cần phải
có đầy đủ thơng tin theo quy định, có thể theo dạng văn bản hoặc điện tử. Chứng nhận
còn cho phép người nhập khẩu, người xuất khẩu hay người sản xuất đều có thể tự
chứng nhận, khác với nhiều FTA khác.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, có các cam kết khơng u cầu đặt hệ thống
máy chủ ở nước sở tại thì mới được hoạt động, và cam kết cho phép truyền thông tin
qua biên giới bằng phương tiện điện tử.
Đối với mua sắm chính phủ, hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong
rất ít các trường hợp theo quy định, và mỗi trường hợp đều đi kèm các điều kiện rất
chi tiết và cụ thể.
Việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin DNNN được xem như một bước
tiến lớn về minh bạch hố vì hiện nay thơng tin này ở Việt Nam không được công bố.
Các DNNVV được CPTPP quan tâm nhằm giúp nhóm này có thể tiếp cận
được thơng tin và tận dụng tốt các lợi ích từ CPTPP. Cam kết về DNNVV cũng nằm
rải rác trong nhiều chương.
Cơ chế đảm bảo thực thi trong CPTPP đa dạng và chặt chẽ hơn so với WTO,
giúp các thành viên tăng khả năng giám sát việc thực thi của các thành viên khác,
đồng thời cũng đặt mỗi thành viên dưới áp lực phải thực thi đúng theo CPTPP.


14

Những cơ hội từ Hiệp định TPP/CPTPP
Thúc đẩy cải cách thể chế, hồn thiện mơi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.
Do hiệp định đưa ra các tiêu chuẩn cao về mặt thể chế cũng như khn khổ pháp luật,
từ đó sẽ thúc đẩy thực hiện cải cách về thể chế, hướng đến các luật lệ quốc tế. Ngoài

ra, Việt Nam cịn có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống pháp
luật cũng như quản lý và điều hành nền kinh tế.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, từ đó tạo ra cơ hội cải
thiện sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, và mở rộng các ngành nghề,
lĩnh vực có nhu cầu phát triển.
Tạo cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam,
đặc biệt là các ngành Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày và thuỷ sản.
Những thách thức đến từ Hiệp định TPP/CPTPP
Áp lực từ việc điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp luật để thực thi các cam
kết trong hiệp định. Việt Nam cần phải phát triển hệ thống pháp luật lên tương xứng
với các bên khác.
Hàng hoá của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ sản phẩm của các
nước khác, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao và các sản phẩm mà Việt Nam
chưa xây dựng được hàng rào kỹ thuật hoặc đã có nhưng khơng cao.
Hiệp định cịn địi hỏi phải mở cửa thị trường ngân hàng và gây áp lực lên thu
ngân sách do yêu cầu phải cắt giảm thuế nhập khẩu.
Các DNNN sẽ đứng trước yêu cầu phải tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả và
minh bạch hơn. Cả thị trường mua sắm công cũng sẽ phải mở cửa, từ đó đặt ra yêu
cầu doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh sòng phẳng và làm ăn chân chính.
Chính phủ cũng sẽ phải đối xử cơng bằng, tạo sân chơi bình đẳng cho cả các
loại hình doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nước ngoài.
1.3.

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HIỆP ĐỊNH TPP
Trans-Pacific Partnership or Trampling Poor Partners? A Tentative

Critical Review (Tạm dịch: Đối tác xuyên Thái Bình Dương hay Giày xéo các
Đối tác nghèo? Một bài phê bình thăm dị).
Tác giả: Raj Bhala, xuất bản năm 2014, xếp hạng Q4.



15

Bài nghiên cứu chủ yếu phân tích, đánh giá những điểm đang được thảo luận
trong TPP dựa trên góc nhìn của nước Mỹ. Do vấn đề đàm phán TPP được bảo mật
và không công khai nên bài nghiên cứu chỉ đưa ra những đánh giá mang tính thăm dị
và dựa trên một số ít tài liệu được cơng bố cũng như một vài nghiên cứu trước đó.
Bài nghiên cứu mở đầu bằng việc giới thiệu về TPP, hiệp định thương mại thế
hệ mới gồm 29 chương và Phụ lục, bao gồm những vấn đề về cắt giảm thuế và hàng
rào phi thuế quan, chứng nhận xuất xứ, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, mua sắm
cơng, mơi trường, lao động, v.v. Bài nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề: một là TPP
không phải một hiệp định “tự do” đơn thuần mà là “được quản lý”; hai là việc TPP
tạo ra tăng trưởng kinh tế để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là chưa rõ ràng.
Có 5 trụ cột chính trong TPP, bao gồm: tiếp cận thị trường (mọi lĩnh vực đều
được bao quát trừ những trường hợp được miễn, tuy nhiên mỗi thành viên đều có những
lĩnh vực nhạy cảm mà họ muốn bảo vệ); tính khu vực (nhấn mạnh tính khu vực của
TPP, khơng phải song phương hay đa phương); xuyên biên giới (những vấn đề về rào
cản phi thương mại, cũng như tăng cường hợp tác xuyên biên giới); tính mới lạ (một
số lĩnh vực mới như thương mại điện tử, phát triển xanh, sở hữu trí tuệ được đặt ra với
những tiêu chuẩn cao); và tính sống (hiệp định sẽ được cập nhật khi cần thiết).
Hiệp định TPP được mở rộng từ một hiệp định ban đầu chỉ có 4 thành viên,
sau đó số thành viên tăng lên 9, và sau cùng là lên 12. Đã có khoảng 20 vịng đàm
phán tính đến hết năm 2013. Việc Nhật Bản tham gia gây khá nhiều tranh cãi do nước
này đang có nhiều khúc mắc với Mỹ trong việc thoả thuận một hiệp định song phương
giữa hai bên. Ấn Độ đã khơng tham gia vì họ khơng muốn trở thành một “cấu trúc
kinh tế mới” của Mỹ, và vì họ chưa sẵn sàng để đáp ứng các tiêu chuẩn mức độ cao
của TPP. Đài Loan cũng đã không tham gia do nhiều nước đề với Trung Quốc. Kết
nạp Đài Loan mà loại bỏ Trung Quốc được coi là một hành động không chấp nhận
được đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Có bốn động lực của Mỹ khi tham gia TPP: tự do hoá cạnh tranh, tiêu chuẩn

cao và tồn diện (do một số thành viên chưa có hiệp định song phương với Mỹ nên
điều này được cho là cần thiết, tuy nhiên ngay cả một số thành viên đã có FTA với


×