Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Luận văn kinh tế hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn rồng thái bình dương​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ BÍCH NGA

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI TẬP ĐỒN RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


PHẠM THỊ BÍCH NGA

HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI TẬP ĐỒN RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG

Chun ngành: Kế toán (Hướng Ứng Dụng)
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚC SINH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Phúc Sinh. Các số liệu, kết quả đạt
được là do tác giả tiến hành khảo sát thực tế mà có được và chưa được cơng bố
trong bất kỳ các cơng trình nào khác. Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời
cam đoan này.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn về đề tài nghiên cứu “Hồn thiện hệ
thống hệ thống kiểm sốt nội bộ tai tập đồn Rồng Thái Bình Dương”. Tác giả xin
gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến tồn thể cán bộ nhân viên tập đồn Rồng
Thái Bình Dương nói chung, đến các cán bộ nhân viên làm việc tại các cơng trình,
địa điểm thuộc các tỉnh thành nói riêng. Tác giả cũng khơng qn gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy giáo hướng dẫn khoa học Nguyễn Phúc Sinh đã hướng dẫn tận
tình học trị. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc tập đoàn đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong q trình thực hiện luận văn này. Kính chúc Q vị
nhiều sức khỏe và thành công.
Tác giả Luận văn

Phạm Thị Bích Nga


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài nghiên cứu ........................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 3
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu ................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH – CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐẶC
ĐIỂM MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐỒN RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG ................... 4
1.1 Khái qt chung về mơ hình tập đồn Rồng Thái Bình Dương ............................................. 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tập đồn ............................................................... 5
1.1.2. Quy mơ doanh nghiệp ............................................................................................................. 7
1.1.3. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của Tập đoàn ............................................ 8
1.1.3.1. Thuận lợi ................................................................................................................................ 8
1.1.3.2. Khó khăn ................................................................................................................................ 8
1.1.3.3. Định hướng phát triển và mục tiêu hoạt động chung của Tập đoàn ............................... 9
1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý.......................................................................................................... 9
1.1.4.1. Sơ đồ quản lý chung của Tập đoàn. ....................................................................................... 9
1.1.4.2. Sơ đồ tổ chức của tập đồn nói chung (đính kèm cuối luận văn). ......................................... 9
1.1.4.3. Sơ đồ tổ chức hoạt động cụ thể của một công ty thành viên bất kỳ (đính kèm phần cuối
luận văn).............................................................................................................................................. 9
1.1.5. Tổng quan tổ chức hệ thống thơng tin tại Tập đồn ............................................................ 9
1.1.5.1. Hệ thống thơng tin kế tốn doanh nghiệp ............................................................................ 10
1.1.5.2. Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp ............................................................................ 10


1.2. Bối cảnh của ngành nghề - Bối cảnh của doanh nghiệp trong bối cảnh chung của nền kinh
tế Việt Nam ...................................................................................................................................... 10
1.2.1 Ngành xây dựng ....................................................................................................................... 11
1.2.2 Ngành tổ chức sự kiện hoa hậu, du lịch, truyền thông ............................................................. 11
1.2.3 Ngành đầu tư tài chính ............................................................................................................. 12

1.3. Đặc điểm của các ngành nghề chính tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương ....................... 13
1.3.1 Đặc điểm của ngành xây dựng ................................................................................................. 13
1.3.2. Đặc điểm của ngành tổ chức sự kiện hoa hậu, truyền thông, dụ lịch ..................................... 14
1.3.3. Đặc điểm ngành đầu tư tài chính ............................................................................................ 15
1.4. Tổng quan tình hình tài chính hiện tại của Tập đồn........................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ LÝ THUYẾT
VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ...................................................................................................... 24
2.1. Các quan điểm chung về kiểm soát nội bộ ............................................................................. 24
2.2. Hệ thống KSNB theo quan điểm của COSO 2013................................................................. 25
2.3. Lý thuyết về Hiệu quả hoạt động ............................................................................................ 26
2.4. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013 .................... 29
2.4.1. Mơi trường kiểm sốt .............................................................................................................. 29
2.4.2 Đánh giá rủi ro ......................................................................................................................... 30
2.4.3. Hoạt động kiểm soát................................................................................................................ 31
2.4.4. Hệ thống thông tin và truyền thông......................................................................................... 31
2.4.5. Hoạt động giám sát ................................................................................................................. 32
2.5. Vai trò, mục tiêu và những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB.......................................... 32
2.5.1. Vai trị của hệ thống KSNB ..................................................................................................... 32
2.5.2. Mục tiêu của hệ thống KSNB ................................................................................................. 33
2.5.3. Những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB............................................................................ 33
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến đề tài .................... 34
2.6.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................................................ 34
2.6.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước ................................................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ 40


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI TẬP
ĐỒN RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG............................................................................................ 41
3.1. Thực trạng hệ thống kiểm sốt tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương ................................ 41

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................ 41
3.1.1. Thực trạng mơi trường kiểm sốt tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương ........................ 42
3.1.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương ................................... 51
3.1.3. Thực trạng hoạt động kiểm sốt tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương........................... 59
3.1.4. Thực trạng hệ thống thơng tin và truyền thơng tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương .. 65
3.1.5. Thực trạng hệ thống giám sát tại Tập đoàn Rồng Thái Bình Dương ............................... 70
3.2. Phân tích – Đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương .... 75
3.2.1. Phân tích – Đánh giá về yếu tố mơi trường kiểm sốt ....................................................... 75
3.2.1.1. Tính chính trực và các giá trị đạo đức .................................................................................. 75
3.2.1.2. Hội đồng quản trị và cơ cấu tổ chức .................................................................................... 76
3.2.1.3. Triết lý quản lý và phong cách điều hành............................................................................. 78
3.2.1.4. Đảm bảo về năng lực nhân sự và chính sách nhân sự .......................................................... 80
3.2.2. Phân tích – Đánh giá về công tác đánh giá rủi ro tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương81
3.2.3. Phân tích – Đánh giá về Hoạt động kiểm sốt tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương..... 85
3.2.4. Phân tích – Đánh giá về Hệ thống thơng tin và truyền thơng tại Tập đồn Rồng Thái
Bình Dương ...................................................................................................................................... 87
3.2.5. Phân tích – Đánh giá về hệ thống Giám sát tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương......... 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ 92
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI
BỘ TẠI TẬP ĐỒN RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG .................................................................... 93
4.1. Kiểm chứng nguyên nhân ........................................................................................................ 93
4.1.1. Phương pháp kiểm chứng........................................................................................................ 93
4.1.2. Hướng đề xuất giải pháp ......................................................................................................... 93
4.2. Giải pháp hoàn thiện tổng thể ................................................................................................. 93
4.2.1. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của mơi trường kiểm sốt ........................................... 93
4.2.1.1. Tính chính trực và giá trị đạo đức ........................................................................................ 93
4.2.1.2. Hội đồng quản trị và cơ cấu tổ chức .................................................................................... 95
4.2.1.3. Triết lý quản lý và phong cách điều hành............................................................................. 97



4.2.1.4. Đảm bảo về năng lực nhân sự và chính sách nhân sự .......................................................... 98
4.2.2. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của việc đánh giá rủi ro ............................................... 99
4.2.3. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kiểm sốt ............................................ 103
4.2.4. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống thông tin truyền thông ........................ 104
4.2.5. Giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống giám sát ................................................ 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 105
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỒN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SỐT NỘI BỘ
TẠI TẬP ĐỒN RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG ......................................................................... 106
5.1. Xây dựng kế hoạch hành động chung .................................................................................. 106
5.1.1. Mục tiêu phấn đấu ................................................................................................................. 106
5.1.2. Phân chia trách nhiệm ........................................................................................................... 106
5.1.3. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................................... 106
5.1.4. Thời gian thực hiện ............................................................................................................... 107
5.1.5. Các bước thực hiện: .............................................................................................................. 107
5.2. Hoàn thiện quy trình nhận diện – đánh giá rủi ro và cơ hội .............................................. 108
5.2.1. Mục đích............................................................................................................................... 109
5.2.2. Phạm vi áp dụng .................................................................................................................. 109
5.2.3. Nội dung quy trình .............................................................................................................. 109
5.2.3.1. Quyết định thành lập nhóm quản lý rủi ro ......................................................................... 109
5.2.3.2. Thu thập thông tin đầu vào cho đánh giá rủi ro.................................................................. 109
5.2.3.3. Thẩm tra xác nhận các thông tin đầu vào ........................................................................... 110
5.2.3.4. Phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro ............................................................................... 110
5.2.3.5. Thiết lập các hành động đáp ứng rủi ro .............................................................................. 112
5.2.3.6. Cập nhật hệ thống tài liệu................................................................................................... 112
5.2.3.7. Áp dụng hệ thống quản lý rủi ro ........................................................................................ 112
5.2.3.8. Xem xét hệ thống quản lý rủi ro......................................................................................... 113
5.3. Phụ lục..................................................................................................................................... 113
Bảng nhận diện – phân tích mối nguy rủi ro và cơ hội .............................................................. 114
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng số 1.1: Danh sách các công ty tiêu biểu .......................................................... 5
Bảng số 1.2: Sơ đồ quản lý chung của Tập Đồn ....................................................9
Bảng số 1.3: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty Rồng Thái Bình Dương ...........16
Bảng số 1.4: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty Anh Quốc SG .......................... 17
Bảng số 1.5: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty Thiên Anh Sài Gịn ..................18
Bảng số 1.6: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty Hồn Vũ Sài Gịn .................... 19
Bảng số 1.7: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty Hottour.....................................19
Bảng số 1.8: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty Rồng Ngọc ............................... 20
Bảng số 1.9: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty HCD.........................................21
Bảng số 1.10: Tóm tắt tình hình tài chính Cơng ty AQC Vina .............................. 22
Bảng số 1.11: Mơ hình mối liên hệ giữa kiểm sốt nội bộ và hiệu quả hoạt động.29
Bảng số 2.1: Nguyên tắc 1 – Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo tính chính
trực và giá trị đạo đức ............................................................................................ 43
Bảng số 2.2: Nguyên tắc 2 – Thực hiện trách nhiệm tổng thể .............................. 45
Bảng số 2.3: Nguyên tắc 3 – Thiết lập cấu trúc quyền lực và trách nhiệm............47
Bảng số 2.4: Nguyên tắc 4 – Thực thi cam kết về năng lực và Triết lý quản lý
và phong cách điều hành của Ban giám đốc .......................................................... 49
Bảng số 2.5: Nguyên tắc 5 – Đảm bảo trách nhiệm thi hành .................................50
Bảng số 2.6: Nguyên tắc 6 – Xác định các mục tiêu phù hợp và cụ thể ................52
Bảng số 2.7: Nguyên tắc 7 – Nhận diện và phân tích rủi ro ..................................55
Bảng số 2.8: Nguyên tắc 8 – Đánh giá rủi ro gian lận ...........................................57
Bảng số 2.9: Nguyên tắc 9 – Xác định và phân tích các thay đổi quan trọng........59
Bảng số 2.10: Nguyên tắc 10 – Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát .60
Bảng số 2.11: Nguyên tắc 11 – Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm
soát chung đối với công nghệ thông tin .................................................................62
Bảng số 2.12: Nguyên tắc 12 – Ứng dụng các chính sách và thủ tục kiểm soát ....64

Bảng số 2.13: Nguyên tắc 13 – Sử dụng thông tin phù hợp ..................................66
Bảng số 2.14: Nguyên tắc 14 – Truyền thông nội bộ ............................................68
Bảng số 2.15: Ngun tắc 15 – Truyền thơng bên ngồi đơn vị ............................ 69
Bảng số 2.16: Nguyên tắc 16 – Tiến hành đánh giá liên tục và định kỳ ................71


Bảng số 2.17: Nguyên tắc 17 – Đánh giá và thơng báo những khuyết điểm .........73
Bảng số 3.1: Tiêu chí đánh giá rủi ro ...................................................................111
Bảng số 3.2: Chuẩn xác định rủi ro ......................................................................112


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban giám đốc

DA

Dự án

DN

Doanh nghiệp

HT KSNB

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KSNB


Kiểm soát nội bộ

QTRR

Quản trị rủi ro



Tập đoàn


TÓM TẮT
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và Quản trị
rủi ro trong việc vận hành một doanh nghiệp trên thương trường, nhiều doanh
nghiệp hiện nay đã rất quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro doanh nghiệp. Đặc biệt
các doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực kinh
tế ngày càng rất chú trọng đến vấn đề này. Nhằm đạt được các mục tiêu cốt lõi mà
hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến; đó là sự tăng trưởng bền vững, gia tăng
lợi nhuận, mở rộng hay nâng cao giá trị thương hiệu; các doanh nghiệp ln từng
bước xây dựng và hồn thiện liên lục hệ thống kiểm sốt nội bộ - một cơng cụ hỗ
trợ cho doanh nghiệp trong công tác quản trị rủi ro. Cũng vì lẽ đó, tác giả đã quyết
định chọn đề tài “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Rồng Thái
Bình Dương”. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại
tập đoàn và đề xuất các giải pháp – các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cũng như hoàn thành các mục tiêu của tập đoàn đã đề ra. Tác giả sử dụng
phương pháp phỏng vấn, bảng câu hỏi, thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hệ
thống kiểm sốt nội bộ và thực trạng cơng tác quản trị rủi ro tại Tập đồn Rồng
Thái Bình Dương. Kết quả của việc nghiên cứu này là hoàn thiện hệ thống kiểm
sốt nội bộ tại Tập đồn Rồng Thái Bình Dương, nhằm mang lại hiệu quả hoạt động
kinh doanh và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Thông qua luận văn này, sẽ mở

ra một hướng nghiên cứu sâu thêm trong tương lai về hệ thống kiểm soát nội bộ cho
các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức theo mơ hình nhóm cơng ty (mơ hình tập đồn)
và hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh tế. Làm thế nào để vừa đảm bảo
phát triển hoạt động kinh doanh vừa quản trị rủi ro chung cho toàn tập đồn.
Từ khóa: Kiểm sốt nội bộ, đa ngành nghề, tập đoàn


ABSTRACT
Recognizing the importance on the internal control system and risk
management in operating an enterprise in the marketplace, many businesses are
now very interested in enterprise risk management. Especially large-scale
enterprises and business operations in many business areas are increasingly focused
on this issue. In order to achieve the core goals that most businesses are aiming at;
that is sustainable growth, increasing profits, expanding or enhancing brand value;
Enterprises are gradually building and completing the internal control system - a
tool to support enterprises in risk management. Therefore, the author decided to
choose the topic "Completing the internal control system at the Pacific Dragon
Group". The thesis focuses on analyzing and assessing the status of the internal
control system at the group and proposing solutions - recommendations to improve
operational efficiency as well as to fulfill the goals set by the group. The author uses
interview methods, questionnaires, descriptive statistics to assess the status of the
internal control system and the status of risk management at the Pacific Dragon
Group. The result of this study is to improve the internal control system at the
Pacific Dragon Group, to bring about business efficiency and to reduce risks for
businesses. Through this dissertation, it will open a further research direction in the
future of the internal control system for enterprises with organizational structure
according to multi-company group model (group model) and operating in many
business fields. How to ensure both business development and risk management for
the whole corporation?
Keywords: Internal control, multi-industry, multi-company group



NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ
Người nhận xét: Võ Quốc Tín
Chức vụ: Tổng Giám Đốc Công ty Cổ Phần Thiên Anh Sài Gịn thuộc Tập đồn
Rồng Thái Bình Dương
Nội dung nhận xét:
Đề tài “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại tập đồn Rồng Thái Bình
Dương” được thực hiện trong bối cảnh của doanh nghiệp hiện tại là rất thích hợp,
giúp cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá lại công tác quản trị rủi ro, rà soát lại các
hoạt động kiểm soát, và các biện pháp mà hiện tại tập đoàn đã và đang thực hiện.
Các giải pháp mà tác giả đưa ra là khá phù hợp trong bối cảnh hiện tại của
tập đoàn. Một tập đoàn ngày càng mở rộng về quy mơ lẫn nhân lực thì khơng thể
nào vận hành mà khơng có một hệ thống kiểm sốt nội bộ đúng tiêu chuẩn. Hệ
thống kiểm soát nội bộ hiện tại đang hoạt động một cách ì ạch, chưa làm hết cơng
năng, chưa phát huy hết tính ưu việt của hệ thống kiểm soát nội bộ do con người đã
hiểu không đúng và làm không đúng ở một số khâu trong quy trình.
Hầu hết các giải pháp mà tác giả đưa ra nhắm đến việc hoàn thiện lại các quy
trình làm việc, phê duyệt, … và nhắm đến nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên
trong việc tuân thủ các quy định, quy chế của cơng ty. Đó là điều khơng khó thực
hiện nếu tập đồn thực hiện quyết liệt, có biện pháp thực thi linh hoạt cũng như biện
pháp chế tài kỷ luật nghiêm khắc. Đồng thời nhà quản trị đang ở trong tâm thế đã
nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và sẵn sàng hành
động. Do đó, các giải pháp và khuyến nghị mà tác giả đưa ra trong luận văn này có
tính khả thi cao.
Người nhận xét

Võ Quốc Tín



1

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suy
thối và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng
quan tâm nhiều hơn đến Quản trị rủi ro và Kiểm Soát Nội Bộ (KSNB) – một công
cụ quản trị nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại, và
tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động nhiều lĩnh vực, việc thất thốt tài
sản, gian lận, làm sai lệch trong cơng tác báo cáo số liệu … là không thể tránh khỏi.
Nếu khơng quản trị và khơng kiểm sốt tốt thì việc vận hành doanh nghiệp trở nên
khó khăn và có khả năng đưa doanh nghiệp đến tình trạng kiệt quệ tài chính, phá
sản. Trong q trình vận hành doanh nghiệp nếu khơng quản lý tốt các cơng tác
kiểm sốt chi phí, kiểm soát bộ máy tổ chức vận hành, kiểm soát con người, kiểm
sốt mơi trường vận hành, kiểm sốt mọi hoạt động trong doanh nghiệp từ kiểm
soát doanh thu – chi phí, đến kiểm sốt các báo cáo tài chính và các hoạt động khác
trong doanh nghiệp thì khả năng đưa doanh nghiệp đến tình trạng phá sản là một
sớm một chiều.
Đồng thời hiện nay cùng với sự phát triển khơng ngừng của các tập đồn
kinh tế, xu hướng phát triển kinh doanh đa ngành nghề được các ông chủ doanh
nghiệp ưa chuộng. Bởi lẽ sự nhận thức rất rõ rằng bất kỳ một ngành nghề nào cũng
có chu kỳ hoạt động nhất định. Bất kỳ một chu kỳ hoạt đông kinh doanh nào cũng
đi từ chỗ bậc thấp nhất đến độ phát triển thịnh vượng nhất rồi giảm dần, đến một
mức nào đó ngành nghề đó vào giai đoạn bão hịa – khơng phát triển thêm được nữa
hoặc phải mất một thời gian tương đối dài thì ngành nghề đó mới phát triển trở lại.
Các nhà đầu tư hiện nay, có xu hướng thích đầu tư mạo hiểm, họ chấp nhận rủi ro
trong kinh doanh cũng như có quan niệm về triết lý kinh doanh là mở rộng thị
trường kinh doanh để khai thác lợi nhuận từ các ngành nghề khác bên cạnh ngành
nghề chính ban đầu đã đi vào hoạt động ổn định. Doanh nghiệp càng mở rộng phát



2

triển kinh doanh kéo theo sự gia tăng về con người, tài sản, cơ sở hạ tầng …; sự
phức tạp, khó khăn của q trình quản lý. Do đó địi hỏi một cơ chế và phương pháp
tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả. Nhận thức được điều đó, nhiều doanh nghiệp đã
xây dựng và từng bước hoàn thiện một hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giúp doanh
nghiệp trong cơng tác quản lý, kiểm sốt, giám sát các hoạt động kinh doanh cũng
như hoạt vận hành của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung cuối cùng của
hầu hết các doanh nghiệp; Đó là: tăng trưởng bền vững, gia tăng lợi nhuận, mở rộng
hay nâng cao giá trị thương hiệu… Hệ thống kiểm sốt nội bộ ra đời đóng một vai
trị hết sức quan trọng trong q trình vận hành doanh nghiệp, hoạt động kinh
doanh... Và hệ thống kiểm soát nội bộ càng quan trọng hơn khi doanh nghiệp ngày
càng tăng trưởng liên tục về quy mô tài sản, con người, mở rộng hoạt động kinh
doanh trên nhiều địa bàn và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh.
Tác giả đối chiếu và nhìn lại tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và tình
hình quản trị hiện tại của Tập đồn Rồng Thái Bình Dương, tác giả nhận thấy rằng:
Tập đoàn hiện mở rộng địa bàn hoạt động, đầu tư vào nhiều dự án, quy mô nhân sự
tăng lên liên tục, tài sản phình ra nhưng có nguy cơ bị bị mất quyền sở hữu, lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) mà hầu hết các công ty tạo ra khơng đủ để chi
trả chi phí lãi vay, tình trạng lợi nhuận sau thuế bị âm liên tục trong nhiều năm, và
tình trạng biến động thường xuyên về các nhân sự chủ chốt cấp cao trong tập đồn.
Do đó, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm sốt nội bộ cũng
như xuất phát từ tình trạng hiện tại của doanh nghiệp đang công tác, tác giả đã quyết
định chọn đề tài “Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Rồng Thái
Bình Dương”
Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại tập đồn
Rồng Thái Bình Dương, mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh và góp phần hoàn

thành mục tiêu của tập đoàn đã đề ra.


3

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp định tính
Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương
pháp khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi. Dữ liệu thứ cấp được thu thập các báo cáo tài
chính đã được kiểm tốn, thơng tin từ các quy chế, quy định liên quan đến kiểm soát
nội bộ do doanh nghiệp ban hành.
Phương pháp xử lý số liệu: Từ bảng câu hỏi, tác giả tổng hợp dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp, khái quát hóa, thống kê phân tích và so sánh các dữ liệu đó. Đánh giá
trung bình năm thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, biết được thực trạng của
hệ thống kiểm sốt nội bộ hiện tại, tìm ra các ngun nhân dẫn đến thực trạng đó.
Từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại Tập đồn Rồng
Thái Bình Dương.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên cứu
Giúp doanh nghiệp kiểm soát mọi hoạt động, từ hoạt động kinh doanh, hoạt động
vận hành, hoạt động quản trị rủi ro kinh doanh, hoạt động kiểm sốt báo cáo tài
chính tiến đến giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chung mà doanh nghiệp đề
ra: Gia tăng lợi nhuận, hạn chế tối thiểu chi phí, nâng cao giá trị thương hiệu, phát
triển bền vững.
Từ khóa: Kiểm sốt nội bộ, đa ngành nghề, tập đồn


4

CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH – CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ ĐẶC ĐIỂM MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐỒN RỒNG
THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1 Khái qt chung về mơ hình tập đồn Rồng Thái Bình Dương
Tập đồn Rồng Thái Bình Dương xây dựng theo mơ hình nhóm các cơng ty
thành viên liên kết với nhau. Hiện nay có khoảng hơn 40 công ty thành viên hoạt
động chủ yếu trên ba địa bàn hoạt động là Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Lâm
Đồng và Tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại mở rộng thêm hai địa bàn hoạt động là Long An
và Bến Tre. Tập đồn có cấu trúc sở hữu vốn với hai loại hình doanh nghiệp chính:
Cơng ty TNHH và Cơng ty cổ phần. Mỗi cơng ty có tư cách pháp nhân độc lập, có
bộ máy nhân sự làm việc riêng, có đăng ký người đại diện pháp luật với Sở Kế
hoạch và Đầu tư theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, các công ty đều được
hoạt động theo một quy chế, quy định chung, được kiểm soát chung bởi một hệ
thống kiểm soát nội bộ, được quản lý chung bởi bộ máy hành chính và cùng tuân
thủ thực hiện chủ trương chung của Chủ tịch Tập đoàn.
Sau đây, tác giả liệt kê khoảng 8 công ty thành viên tiêu biểu về hoạt động
trong tập đồn có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cịn danh sách các cơng ty
thành viên trong tập đồn sẽ được tác giả liệt kê cụ thể ở phần cuối luận văn.
STT
1
2
3
4

Tên công ty thành
viên

Mã số thuế

Vốn điều lệ


Thời gian

Công ty TNHH Rồng
Thái Bình Dương

0301835179

800.000.000.000

28/10/1999

0313038033

750.000.000.000

02/12/2014

0313915894

400.000.000.000

Cơng ty TNHH Anh
Quốc SG
Cơng ty Cổ Phần Thiên
Anh Sài Gịn
Cơng ty Cổ Phần Hồn
Vũ Sài Gịn

0309884837 650.000.000.000


Ngành nghề
chính
Thương mại,
dịch vụ

Thi công xây
dựng
Tư vấn giám sát
14/07/2016
xây dựng
Sự kiện, hoa
27/03/2010
hậu

5

Công ty TNHH Hottour

0314231544

100.000.000.000 15/02/2017

6

Công ty Cổ Phần Rồng
Ngọc

0313915326


850.000.000.000

Dịch vụ du lịch

Đầu tư tài
15/07/2016 chính, chứng
khốn


5

7

Công ty Cổ Phần Thiết
Kế - Xây dựng HCD

0312805151

31.000.000.000

03/06/2014

Thiết kế kiến
trúc, nội thất

8

Công ty Cổ Phần Cơ
Điện Lạnh AQC Vina


0314236020

100.000.000.000

17/02/2017

Cơ điện lạnh,
xây dựng

Bảng số 1.1: Danh sách các công ty tiêu biểu
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tập đồn
Tập đồn sơ khai chỉ là một cơng ty TNHH Rồng Thái Bình Dương, được
thành lập khá sớm vào năm 1999, ban đầu nó là siêu thị thương mại điện tử chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử gia dụng và hệ thống siêu thị điện máy
vietnamshops.com, là nhà phân phối độc quyền chính hãng điện thoại O2 XDA. Sau
đó, cơng ty mạnh dạn mở rộng mạng lưới phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, đầu
tư vào nhiều lĩnh vực mới như giao dịch bất động sản, kinh doanh dịch vụ du lịch,
nhà hàng, khách sạn, xây dựng, tổ chức sự kiện hoa hậu, quản lý tài năng, đầu tư tài
chính. Đó là lý do mà một loạt các cơng ty thành viên ra đời sau đó. Và đến nay,
Tập đồn có hơn 50 cơng ty, hoạt động chủ yếu trên ba địa bàn chính: Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Lạt, Thành phố Nha Trang. Đối với khu vực Long An
và Bến Tre: Dự án xây dựng, dự án đầu tư đặt tại đây nhưng các công ty ở hai tỉnh
này thuộc quản lý của địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Khối cơng ty tại TP.HCM (gồm cả Long An và Bến Tre) tập trung chủ yếu
vào các lĩnh vực như: kinh doanh bất động sản, kinh doanh du lịch, hoạt động xây
dựng – chủ yếu triển khai các dự án của chính tập đồn với tư cách là chủ đầu tư,
hoạt động thiết kế, tư vấn giám sát cơng trình, tổ chức sự kiện hoa hậu, quản lý tài
năng, hoạt động đầu tư tài chính. Các cơng ty tại Long An tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực xây dựng, vận hành và khai thác nhà máy năng lượng mặt trời, lĩnh vực
nông nghiệp, trồng rừng.
Khối công ty tại Đà Lạt và Nha Trang tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực

như: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng resort, sân golf, du lịch, hoạt
động xây dựng quy mô nhỏ, hoạt động đầu tư tài chính.


6

Trong đó, bộ máy đầu não vận hành và định hướng chiến lược hoạt động đầu
tư kinh doanh nằm tại TP.HCM. Mọi hoạt động kinh doanh, số liệu báo cáo, tình
hình hoạt động kinh doanh của cụm Đà Lạt và Nha Trang sẽ được báo cáo về tại
TP.HCM
Tập đoàn đã xây dựng cho mỗi cụm khu vực có một hệ thống kiểm soát nội
bộ riêng và tiến hành thực hiện quản lý, kiểm soát cũng như vận hành riêng cho có.
Tập đồn hiện chưa có một hệ thống quản lý chung để kết nối ba cụm này lại với
nhau mà chỉ quản lý chung sơ bộ, chủ yếu về mặt báo cáo tình hình kinh doanh từ
mỗi cụm gửi về, nắm được doanh thu – chi phí, lưu chuyển dịng tiền tài chính để
tập đồn có kế hoạch đầu tư các dự án kinh doanh. Việc đầu tư vào một hệ thống
quản lý chung, cũng như đầu tư vào một hệ thống kiểm soát nội bộ chung cho cả ba
khu vực là khá khó khăn do bởi khơng gian – khoảng cách địa lý, đặc điểm kinh
doanh của mỗi ngành nghề, và cả vấn đề tài chính.
Ở đây, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là chỉ tập trung vào nghiên cứu
hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ tại khối các công ty được thành lập trên địa
bàn TP.HCM – nơi tác giả công tác và chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực kinh doanh
chính:
Thứ nhất, là hoạt động xây dựng gồm:
-

Đối với Dự án vừa và nhỏ, thì Tập đồn đảm trách trực tiếp thi cơng, bao gồm
+ Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát cơng trình
+ Thi cơng trang trí nội thất và thi cơng hồn thiện.
+ Cung cấp vật tư xây dựng, trang thiết bị nội thất

+ Xây dựng và tư vấn cho các cơng trình Cơng nghiệp và dân dụng: Nhà
phố, cân hộ cao cấp, biệt thự; Văn phòng, showroom; Chuỗi chi nhánh và
phòng giao dịch ngân hàng; Khách sạn, resort; Nhà hàng, quán coffee…

-

Đối với Dự án lớn: (thông thường là các Dự án của chính Tập đồn làm chủ đầu
tư) thì Tập đồn sẽ giao thầu lại cho các nhà thầu phụ đảm trách cơng tác thi
cơng xây dựng. cịn Tập đồn sẽ đảm trách các cơng tác:


7

+ Công tác thiết kế dự án, nhà mẫu.
+ Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, quản lý các nhà thầu phụ, quản lý
tiến độ cơng trình thi cơng.
+ Cung cấp vật tư xây dựng, trang thiết bị nội thất
+ Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát công trình.
Thứ hai, là hoạt động tổ chức sự kiện, truyền thông, du lịch gồm:
-

Talent Management: quản lý Hoa hậu, Á hậu danh tiếng và các người đẹp của
cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam. Cụ thể như xây dựng kế hoạch huấn luyện
và đào tạo Hoa hậu, Á hậu, người đẹp; Quản lý và định hướng xây dựng hình
ảnh, quản lý lịch trình làm việc

-

Event: tổ chức các sự kiện đẳng cấp trong nước và quốc tế, từ lĩnh vực sắc đẹp –
giải trí – thời trang, bất động sản, tài chính – ngân hàng đến thể thao.


-

PR – Digital: quản trị thương hiệu, quản trị khủng hoảng truyền thông, tạo dựng
mối quan hệ với công chúng mục tiêu. Cụ thể như kết nối khách hàng với các cơ
quan báo chí – truyền thơng đa phương tiện và hàng triệu công chúng mục tiêu;
Tư vấn đối ngoại; Cung cấp giải pháp thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp, quản
lý và bảo vệ danh tiếng thương hiệu.

-

Dịch vụ thương mại: dịch vụ tour du lịch, dịch vụ đặt phòng khách sạn, chơi
Golf…

Thứ ba, là hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán:
-

Mua bán chứng khoán nhằm kinh doanh kiếm lời trên thị trường chứng khốn.

-

Góp vốn vào các cơng ty có tiềm năng phát triển, mang lại lợi nhuận cao để
kiếm lời

-

Môi giới bất động sản, cho thuê căn hộ, tịa nhà làm văn phịng làm việc.

1.1.2. Quy mơ doanh nghiệp
Kể từ khi thành lập đến nay, quy mô nhân sự của cả tập đoàn tăng liên tục từ

một doanh nghiệp chỉ có khoảng 15 con người đến nay đã gần 400 con người (chỉ
tính riêng cho cụm TP.HCM), chưa tính đến các nhân viên thời vụ cũng như lực
lượng nhân viên ở hai cụm Tỉnh Lâm Đồng (TP. Đà Lạt) và Tỉnh Khánh Hòa (Nha
Trang).


8

Với tổng vốn điều lệ tăng lên hàng ngàn tỉ đồng, đầu tư vào nhiều dự án lớn
trong lĩnh vực xây dựng, dự án khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu resort, đầu tư
tài chính, lĩnh vực tổ chức sự kiện hoa hậu trong và ngồi nước do chính doanh
nghiệp làm chủ đầu tư.
1.1.3. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của Tập đoàn
1.1.3.1. Thuận lợi
Khai thác được lợi nhuận tiềm năng từ các ngành nghề khác nhau.
Các dự án sau khi xây dựng hoàn thành, tập đoàn sẽ trực tiếp đưa vào khai
thác sử dụng. Các dự án xây dựng do chính tập đồn là chủ đầu tư, chủ yếu là dự án
xây nhà hàng, khách sạn, khu nghĩ dưỡng, … (ở TP. Đà Lạt, TP. Nha Trang) có nhu
cầu xã hội sử dụng rất lớn nên thời gian hồn vốn rất nhanh, khơng bị áp lực nhiều
khi xoay sở nguồn vốn hoạt động.
Nhiều dự án được xây dựng cho các khách hàng bên ngoài, mà hầu hết là các
khách hàng ngân hàng, có khả năng thanh toán cao nên cũng tạo điều kiện dễ dàng
cho nguồn tiền chi trả.
Các dự án lớn như nhà hàng, khách sạn hay resort, Tập đoàn thuê hẳn một
đội chuyên gia nước ngồi để trang trí nội thất với ý tưởng thiết kế độc đáo; do đó,
sản phẩm đầu ra khá thời thượng đẳng cấp. Vì vậy góp phần thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh ngành dịch vụ này.
1.1.3.2. Khó khăn
Hoạt động trong quá nhiều lĩnh vực cùng một lúc gây sự phân tâm, khơng
kiểm sốt hết các chi phí, tài sản. Việc thất thoát tiền và tài sản là khơng thể tránh

khỏi.
Th nhân sự ngày càng nhiều, khơng có khả năng quản lý toàn bộ nhân sự.
Đặc biệt Tập đoàn thuê chuyên gia cho các dự án lớn nên Tập đoàn đã tiêu tốn một
số tiền khá lớn để trả lương cho họ.
Đầu tư quá nhiều lĩnh vực, không chuyên sâu dễ dẫn đến việc đầu tư không
hiệu quả. Tập đoàn chủ yếu đầu tư vào các dự án lớn, đòi hỏi nguồn vốn hoạt động


9

lớn. Tập đoàn phải đi vay vốn từ các ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh có
nguy cơ đối mặt với rủi ro khi lãi suất biến động.
1.1.3.3. Định hướng phát triển và mục tiêu hoạt động chung của Tập đoàn
Tập đoàn vẫn kiên định tập trung phát triển vào 3 lĩnh vực hoạt động kinh
doanh chính: hoạt động xây dựng các dự án nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng
để khai thác kinh doanh; hoạt động tổ chức sự kiện, truyền thông, du lịch và hoạt
động đầu tư chứng khoán.
Mục tiêu hoạt động chung: Gia tăng lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí một cách
hợp lý, nâng cao giá trị thương hiệu, phát triển bền vững-thịnh vượng; ổn định cuộc
sống của người lao động.
1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý
1.1.4.1. Sơ đồ quản lý chung của Tập đoàn.
Bảng số 1.2 – Sơ đồ quản lý chung của Tập Đoàn
Chủ tịch Tập Đoàn
(Quản lý chung)

Khu vực TP.HCM
(gồm LongAn-BếnTre)

Khu vực tỉnh Lâm

Đồng (TP. Đà Lạt)

Khu vực tỉnh Khánh
Hòa (TP. Nha Trang)
a

1.1.4.2. Sơ đồ tổ chức của tập đồn nói chung (đính kèm cuối luận văn).
1.1.4.3. Sơ đồ tổ chức hoạt động cụ thể của một công ty thành viên bất kỳ (đính
kèm phần cuối luận văn).
1.1.5. Tổng quan tổ chức hệ thống thơng tin tại Tập đồn
Cơng ty thiết lập một hệ thống serve máy chủ đặt tại một phòng cố định, kết
nối với tất cả các máy tính con. Mỗi người dùng được cấp cho một máy tính con
(máy tính bàn hoặc máy tính laptop tùy từng vị trí công việc). Mỗi người dùng cũng
sẽ được tạo một user và mật khẩu mặc định ban đầu. Người dùng được quyền thay


10

đổi mật khẩu cho máy tính của chính mình. Tất cả các thơng tin dữ liệu kế tốn sẽ
được lưu lại trên hệ thống sau khi được người dùng lưu dữ liệu.
Tập đồn tổ chức hai hệ thống thơng tin trong q trình vận hành:
1.1.5.1. Hệ thống thơng tin kế tốn doanh nghiệp
Hệ thống thơng tin kế tốn xử lý các nghiệp vụ tài chính như doanh thu bán
hàng và các nghiệp vụ phi tài chính. Dữ liệu thơng thường là các báo cáo tài chính,
báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo nguồn vốn, bảng theo dõi tài sản cố định, công
cụ dụng cụ … Phần mềm ứng dụng chủ yếu là: Misa; Excel.
Các nhân viên thuộc phòng kế toán được cấp cho một tên người dùng (user)
và mật khẩu (password) để đăng nhập vào phần mềm kế toán.
1.1.5.2. Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp
Hệ thống thông tin quản lý xử lý các nghiệp vụ không thuộc hệ thống thơng

tin kế tốn như quản lý nhân sự, quản lý kênh phân phối, quản lý về mặt quảng cáo
thương hiệu, hình ảnh cơng ty, quản lý lập dự tốn …Phần mềm sử dụng trong hệ
thống thơng tin quản lý chủ yếu là Excel, Email, Word, thư điện tử dùng để trao đổi
thơng tin nội bộ chính thức: Outlook; các trang web điện tử của tập đoàn như trang
web />Mỗi bộ phận, phòng ban được thiết kế riêng một ổ đĩa chung để lưu giữ dữ
liệu hoặc xem chung dữ liệu. Dữ liệu trong ổ đĩa chung sẽ do trưởng bộ phận của
phịng ban đó quản lý. Phịng Công nghệ thông tin (IT) chịu trách nhiệm đảm bảo
sự hoạt động ổn định của ổ đĩa.
1.2. Bối cảnh của ngành nghề - Bối cảnh của doanh nghiệp trong bối cảnh
chung của nền kinh tế Việt Nam
Theo báo cáo quốc tế, nền kinh tế thế giới diễn biến thất thường, chứa đựng
nhiều yếu tố rủi ro do sự thay đổi trong chính sách kinh tế - thương mại Mỹ. Sự lạm
phát của thị trường chứng khoán Mỹ ảnh hưởng đến tính thanh khoản, chuyển
nhượng của tài sản tài chính, gây ra dòng lưu chuyển tiền rất chậm trong xã hội.
Nền kinh tế Việt nam cũng bị ảnh hưởng bởi các thay đổi của nền kinh tế thế giới.
Ở trong nước, nền kinh tế nước ta cũng đối mặt tình hình diễn biến phức tạp, tác


11

động đến giá chuyển nhượng cổ phiếu, ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát,
giải ngân vốn đầu tư thấp. Cụ thể đã ảnh hưởng đến một số ngành nghề kinh doanh
như sau:
1.2.1 Ngành xây dựng
Theo như vietstock.vn nói rằng ngành xây dựng là một trong số các ngành có
mức tăng trưởng bền vững qua mỗi năm và đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng
mức tăng trưởng GDP của cả nước. Tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với các doanh
nghiệp lớn quen thuộc như CTCP Cơ Điện Lạnh (REE); CTCP Xây dựng
Coteccons (CTD); CTCP Tập đoàn Xây dựng Hịa Bình (HBC)... thì vẫn duy trì kết
quả hoạt động kinh doanh tương đối khả quan. Còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ

gặp khá nhiều khó khăn do tình hình biến động tăng giá vật liệu xây dựng trong khi
giá trị hợp đồng xây lắp đầu ra không thay đổi, cụ thể như FCN (Công ty CP
Fecon); LGC (Công ty CP Đầu Tư Cầu Đường CII) – lãi ròng trong 09 tháng đầu
năm 2018 đã suy giảm đến 82%. Cũng theo nguồn VietstockFinance và Apec
securities thì năm 2019 được coi là một năm thất bát của ngành xây dựng dẫn đến
sự sụt giảm mạnh của hầu hết những cổ phiếu chủ chốt.
Vì Tập đồn tham gia vào lĩnh vực xây dựng cũng cịn khá trẻ nên Tập đồn
gặp nhiều khó khăn: khơng dự kiến được giá vật tư xây dựng sẽ tăng, dẫn đến nhiều
dự án xây dựng bị lỗ tương đối nặng. Do đó, cơng tác quản trị rủi ro hoạt động kinh
doanh đối với doanh nghiệp thật sự là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Tập
đoàn.
1.2.2 Ngành tổ chức sự kiện hoa hậu, du lịch, truyền thơng
Có thể nói, nhu cầu ngành tổ chức sự kiện, du lịch, truyền là một các ngành
khá dễ tìm kiếm lợi nhuận vì nhu cầu ngành này ngày càng cao. Đây là lĩnh vực
kinh doanh phát triển khá nhanh. Các công ty đổ xô hoạt động vào lĩnh vực này
ngày càng nhiều vì sự hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ đáp ứng
một phần trong một chuỗi cung ứng một gói dịch vụ trọn gói. Hầu như chưa có
nhiều doanh nghiệp đáp ứng tất cả các khâu cung ứng dịch vụ của một gói dịch vụ


12

nào đó. Hiện nay, thơng thường các doanh nghiệp sẽ liên kết với nhau để cùng hoạt
động và chia sẻ lợi nhuận. Bởi vì ngành này địi hỏi doanh nghiệp đầu tư rất nhiều
vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ chương trình,
du lịch, truyền thơng.
Nhận thức được điều đó, Tập đồn Rồng Thái Bình Dương đã tiến hành đầu
tư xây dựng riêng khách sạn, các trung tâm hội nghị lớn, đầu tư các trang thiết bị
hiện đại tiên tiến và đầu tư vào con người để nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng
những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với mục tiêu đẩy mạnh thương hiệu,

gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường và lĩnh vực kinh doanh của mình, doanh
nghiệp đã tiến hành đầu tư nhiều tài sản, cơ sở vật chất vào lĩnh vực này. Thực tế,
quy mô doanh nghiệp càng mở rộng dẫn đến doanh nghiệp đã khơng kiểm sốt
được hết mọi mặt của hoạt động kinh doanh: chi phí ngày càng gia tăng mặc dù
doanh thu cũng có tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của
doanh thu. Chứng tỏ hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm sốt nội bộ của Tập
đồn chưa hoạt động hiệu quả trong cơng tác kiểm sốt chi phí, doanh thu.
1.2.3 Ngành đầu tư tài chính
Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, thị trường chứng khoán Việt
Nam đã từng bước phát triển, trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, là kênh huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế. Tuy nhiên Việt nam là quốc gia cịn khá non trẻ trong lĩnh vực này, mơi
trường đầu tư chưa thật tự an tồn. Thơng tin tài chính chưa được công khai minh
bạch, rõ ràng, và nhiều yếu tố bên ngoài tác động bất lợi khác khiến nhà đầu tư còn
dè dặt khi đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều thương vụ đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro
tiềm tàng.
Và trong thời gian gần đây, thị trường chứng khốn Việt Nam hoạt động có
phần chững lại, biến động thất thường mà xuất phát là từ nhiều nguyên nhân khách
quan như tình trạng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như xu
hướng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Nhiều doanh


×