Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

EQ với Tất cả mọi người, Trí thông minh cảm xúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.37 KB, 88 trang )

EQ với Tất cả mọi người
Steven Hein
Chương một: Sơ lược về Thông Minh Cảm Súc (Emotional Intelligence).
Chương hai: Những yếu tố cần thiết của Sự cân bằng, Nhận thức, Trách nhiệm, Sự thông cảm.

Đây là định nghĩa của tôi về trí thơng minh cảm xúc (emotional intelligence):
Khả năng nhận biết tình cảm mà chúng ta có từ khi mới sinh ra - thứ đem lại cho
chúng ta sự nhạy cảm về mặt cảm xúc và khả năng tiềm ẩn đối với những kỹ năng
quản lý việc nhận biết cảm xúc - có thể giúp chúng ta đạt được trạng thái sức khoẻ
tốt nhất, hạnh phúc và sự sống dài lâu.
S. Hein, Tháng 3 năm 2004.

Định nghĩa và Lịch sử của "Trí thơng minh cảm xúc".
Năm 1985, một sinh viên tốt nghiệp tại trường cao đẳng nghệ thuật ở Mỹ đã viết một luận án
tiến sĩ - trong đó đưa vào tiêu đề thuật ngữ "trí thơng minh cảm xúc".
Sau đó, năm 1990, tác phẩm của hai giáo sư đại học Mỹ - John Mayer và Peter Salovey - đã
được đăng tải trong hai bài tạp chí nghiên cứu. Mayer (Đại học New Hampshire) và Salovey
(Đại Học Yale), đang cố gắng mở rộng một cách đánh giá mang tính khoa học về sự khác nhau
giữa khả năng của con người trong lĩnh vực tình cảm. Họ nhận thấy rằng một số người có năng
lực cao hơn những người khác trong việc nhận biết những tình cảm riêng của họ, nhận biết tình
cảm của người khác, và giải quyết các vấn đề liên quan đến khía cạnh tinh thần.
Từ năm 1990, các giáo sư này đã phát triển hai dạng bài kiểm tra (test) để cố gắng đánh giá
cái mà họ gọi là "trí thơng minh cảm xúc" của chúng ta. Bởi vì gần như tất cả các bài viết của
họ đều được thực hiện trong phạm vi cộng đồng giới trí thức, cho nên tên tuổi và những phát
hiện từ nghiên cứu của họ không được biết đến rộng rãi.
Thay vào đó, người có liên quan nhiều nhất tới thuật ngữ trí thơng minh tri thức thực tế là một
nhà văn người New York, Daniel Goleman. Goleman đã viết nhiều bài báo cho tạp chí Tâm lý
Phổ thơng (Popular Psychology) và sau đó cho tờ New York Times. Vào khoảng năm 1994 và
đầu năm 1995, ông đã lập kế hoạch viết một cuốn sách về "sự nhận biết cảm xúc" (emotional
literacy). Vì cuốn sách đó ơng đã tới thăm các trường học để xem họ đã có những chương trình
nào cho việc mở rộng sự nhận biết về cảm xúc. Ông cũng đọc rất nhiều về các lĩnh vực tình


cảm nói chung. Trong q trình đọc, ơng đã tiếp cận tác phẩm của Mayer và Salovey. Ở điểm
này, có vẻ Goleman hoặc là nhà xuất bản của ông đã quyết định thay đổi tiêu đề cuốn sách
sắp tới của ông thành "Trí thơng minh Cảm xúc" (emotional intelligence). (Với một câu chuyện
thú vị và được viết rất hay về lịch sử của trí thơng minh cảm xúc, xem bài báo này của Annie
Paul). Như vậy, năm 1995, cuốn sách "Trí thơng minh Cảm xúc" đã được xuất bản. Cuốn sách
được quảng cáo trên trang bìa của Tạp chí Time, ít nhất đã xuất hiện trên thị trường Mỹ.
Goleman bắt đầu xuất hiện tại các show truyền hình như Oprah Winfrey và Phil Donahue. Ơng
cũng bắt đầu các chuyến đi để nói chuyện nhằm quảng bá cho cuốn sách. Nhờ những nỗ lực
của ông và nhà xuất bản của ông, cuốn sách đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thế giới.
Trong vịng khoảng 1 năm, nó vẫn nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất, điều
đó khiến cho nhiều người đặt giả thiết rằng Daniel Goleman đã trở thành một nhà triệu phú.


Trong cuốn sách của mình, ơng đã tập hợp rất nhiều thông tin thú vị về bộ não, những cảm xúc
và hành vi. Goleman đã đưa ra rất ít ý kiến riêng, mặc dù ông đã chia sẻ một số nhận xét và
niềm tin có tính chất cá nhân. Gần như tồn bộ những việc mà ơng đã làm là tập hợp các tác
phẩm của những người khác, sắp xếp và biến đổi chúng. Nhưng hiện tại, tôi sẽ chỉ nói rằng,
theo ý kiến của tơi, Goleman đã đánh cắp thuật ngữ "trí thơng minh cảm xúc" của Mayer và
Salovey và đưa ra trước công chúng định nghĩa chưa đúng về trí thơng minh cảm xúc trên thực
tế.
Từ khi nổi tiếng vào năm 1995, Goleman dường như đã phớt lờ những nghiên cứu thực tế về trí
thơng minh cảm xúc và thậm chí ngày càng tách rời khỏi thực tế có tính khoa học. Tuy nhiên,
điều này cũng khơng làm tiêu tan sự mến mộ của công chúng đối với ông với tư cách một diễn
giả và một chuyên gia tư vấn, và hầu hết mọi người vẫn tin rằng ấn phẩm của ơng về trí thơng
minh cảm xúc là một bản hiệu chỉnh. Hiện nay nhiều người vẫn giữ những suy nghĩ của ơng về
trí thơng minh cảm xúc, coi ông là "vị lãnh tụ tinh thần" (guru) và đã phát triển các vấn đề về
trí thơng minh cảm xúc sai lầm của ơng - hiện rất khó để tách biệt thực tế khỏi những điều hư
cấu.
Trong khi tôi tin rằng, có cơ sở vững chắc cho khái niệm về trí thơng minh cảm xúc như Mayer
và Salovey đang cố gắng xây dựng, thật không may là Goleman đã đưa ra những tuyên bố

phóng đại và hấp tấp rằng trí thơng minh cảm xúc là gì và nó có ý nghĩa gì. Ví dụ, sau khi viết
cuốn sách của mình vào năm 1995, Goleman đã nhận ra rằng những người quản lý doanh
nghiệp sẵn sàng trả số tiền lớn cho các ý tưởng của ông. Goleman đã sử dụng khảon tiền này
làm vốn. Ơng từ bỏ cơng việc viết bài cho tờ New York Times, bắt đầu công việc tư vấn và khởi
động một "consortium" - cả hai đều phục vụ cho các công ty đa quốc gia. Cùng lúc ơng cũng
nhanh chóng đưa một cuốn sách khác ra thị trường. Trong cuốn sách đó, ơng đã mở rộng định
nghĩa về trí thơng minh cảm xúc, cho rằng nó bao gồm 25 "kỹ năng, khả năng và năng lực". Có
thể khơng phải ngẫu nhiên mà các loại năng lực này chỉ dành cho các cơng ty lớn (những nơi
có thể thuê chuyên gia tư vấn với giá cao). Vì lý do đó tơi gọi ấn bản của Goleman về trí thơng
minh cảm xúc là "định nghĩa trong kinh doanh".
Mặc dù vậy, Mayer và Salovey đã rất thận trọng khi đưa ra những tun bố về ý nghĩa của trí
thơng minh cảm xúc ở một mức độ thực tiễn và điều nó có thể dự đốn về mặt "thành cơng",
hạnh phúc và thành viên "lý tưởng" của xã hội. Theo ý kiến của tơi, họ có tính thống nhất cao
hơn Goleman và họ dường như quan tâm hơn đến thực tế khoa học hơn trong việc tạo ra tiền.
Ở đây tơi sẽ chỉ thảo luận định nghĩa về trí thơng minh cảm xúc như Mayer, Salovey và đồng
sự mới đây của họ là David Caruso đã đưa ra (Dưới đây gọi là MSC). MSC chỉ ra rằng Emotional
Intelligence vốn được viết tắc là EI - không được đánh giá trên khía cạnh khoa học cho đến khi
họ bắt đầu cơng việc nghiên cứu. Một định nghĩa mà họ đề xuất là "khả năng xử lý thông tin về
cảm xúc, đặc biệt khi nó liên quan đến nhận thức, sự đồng hoá, sự hiểu biết và việc điều khiển
cảm xúc". (Mayer và Cobb, 2000). Ở những điểm khác mà họ đi sâu vào chi tiết hơn, giải thích
rằng nó bao gồm "bốn nhánh của năng lực về tinh thần".
1. Dấu hiệu, nhận thức và sự biểu hiện của cảm xúc.
2. Điều kiện tư duy của cảm xúc.
3. Sự hiểu biết về tình cảm.
4. Việc điều khiển cảm xúc.
Trong một ấn bản, họ đã mơ tả các khía cạnh này như sau:
Thứ nhất, sự nhận thức về cảm xúc, bao gồm những khả năng như nhận biết tình cảm qua biểu
hiện trên gương mặt, qua âm nhạc và những câu chuyện.
Thứ hai, Điều kiện tư duy của cảm xúc, bao gồm những khả năng như liên hệ cảm xúc với
những cảm giác khác như mùi vị và màu sắc (những mối quan hệ có thể được vận dụng trong



các tác phẩm nghệ thuật), và sử dụng cảm xúc trong việc phán đoán và giải quyết vấn đề rắc
rối. (hợp nhất cảm xúc với tư duy", Mayer và Cobb).
Khía cạnh thứ ba, Sự hiểu biết về tình cảm bao gồm việc giải quyết các vấn đề về cảm xúc như
nhận biết những điều tương tự hay đối lập với cảm xúc và những mối quan hệ mà chúng
chuyển đổi.
Khía cạnh thứ tư, Việc điều khiển cảm xúc bao gồm sự hiểu biết về những vấn đề liên quan của
các hoạt động xã hội tới cảm xúc và việc điều tiết cảm xúc.
(Tham khảo: trong Việc Lựa chọn một phương pháp đo lường Trí thơng minh Cảm xúc:
Trường hợp về các mức khả năng, 2000).
Trong một ấn bản năm 1997, Mayer và Salovey đã liệt kê các nhánh này như sau và đã đưa ra
một biểu đồ chi tiết phản ánh những tư tưởng của họ. Trong bài báo đó họ nói rằng các nhánh
trên biểu đồ "được sắp xếp từ những diễn biến tâm lý cơ bản đến mức cao hơn, các quá trình
thống nhất về mặt tâm lý. Ví dụ, nhánh ở mức thấp nhất liên quan đến những khả năng đơn
giản (một cách tương đối) của việc nhận thức và biểu hiện cảm xúc. Ngược lại, nhánh ở mức
cao nhất liên quan đến việc điều tiết cảm xúc một cách có ý thức, có suy nghĩ". Họ nói thêm
rằng những khả năng nổi lên từ sớm trong quá trình phát triển nằm ở bên trái một nhánh nào
đó, những khả năng phát triển sau nằm ở bên phải nhánh". Và họ cũng nói rằng, "những người
có trí thơng minh cảm xúc ở mức cao được dự đốn sẽ tiến bộ nhanh hơn thông qua năng lực
và được chờ đợi sẽ có khả năng kiềm chế cao hơn". (Từ Trí thơng minh cảm xúc là gì? của John
Mayer và Peter Salovey, Chương 1, trang 10, 11 trong Sự phát triển cảm xúc và Trí thơng minh
cảm xúc: Những vấn đề liên quan đến giáo dục, của Peter Salovey và David Sluyter, 1997.).

Bốn nhánh của Thông Minh Cảm Súc (Emotional Intelligence ~
EI):
1. Đánh giá Sự nhận thức và Biểu hiện của Cảm xúc.
2. Sự thuận lợi về tư duy của Cảm xúc.
3. Sự hiểu biết và phân tích cảm xúc; Sử dụng kiến thức về Cảm xúc.
4. Sự điều tiết tư duy về Cảm xúc nhằm thúc đẩy Sự phát triển của Cảm xúc và Trí tuệ.

Sự nhận thức, Đánh giá và Biểu hiện của Cảm xúc.
Khả năng nhận biết
cảm xúc trong các
trạng thái thể chất,
tình cảm và suy nghĩ
của con người.

Khả năng nhận biết cảm
xúc của những người khác,
các kiến trúc, tác phẩm
nghệ thuật, ?thông qua
ngôn ngữ, âm thanh, diện
mạo và hành vi.

Khả năng thể hiện
cảm xúc một cách
chính xác, và thể hiện
những yêu cầu liên
quan đến những tình
cảm đó.

Khả năng phân biệt giữa
những biểu hiện chính xác
và khơng chính xác, hay
trung thực đối chọi với
thiếu trung thực của tình
cảm.

Sự thuận lợi về tư duy của cảm xúc.
Cảm xúc dành

quyền ưu tiên về tư
duy bằng cách
hướng sự chú ý tới

Cảm xúc sống động và
ln sẵn có để chúng
có thể được tạo ra như
là sự hỗ trợ cho trí nhớ

Sự thay đổi trạng thái
cảm xúc làm thay đổi
hình ảnh của các cá
nhân từ lạc quan đến bi

Các trạng thái cảm xúc khác
nhau khuyến khích các cách
giải quyết vấn đề khác nhau
như tâm trạng hạnh phúc kích


những thơng tin
quan trọng.

liên quan đến những
tình cảm.

quan, thúc đẩy mối quan thích sự phán đốn và sáng
tâm đối với nhiều khía
tạo có tính chất cảm ứng.
cạnh.


Hiểu biết và Phân tích cảm xúc; Sử dụng kiến thức có tính chất cảm xúc.
Khả năng chỉ ra
những cảm xúc và
nhận ra những mối
quan hệ giữa lời nói
và cảm xúc, như mối
quan hệ giữa yêu và
ghét.

Khả năng diễn giải các
ý nghĩa mà cảm xúc
truyền tải liên quan đến
các mối quan hệ, như
tâm trạng buồn thường
kèm theo một sự mất
mát.

Khả năng hiểu được những
tình cảm phức tạp: những
tình cảm xuất hiện đồng
thời giữa yêu và ghét hay
cảm xúc lẫn lộn như sự
kinh sợ là sự kết hợp giữ sợ
hãi và ngạc nhiên.

Khả năng nhận ra những
bước chuyển tiếp có thể
của những cảm xúc, như
sự chuyển tiếp từ giận

dữ đến hài lòng hay từ
giận dữ đến thất vọng.

Sự tiều tiết về mặt suy nghĩ của cảm xúc nhằm thúc đẩy sự phát triển của cảm xúc
và trí tuệ.
Khả năng giữ
vẻ cởi mở, cả
khi tâm trạng
vui vẻ và khi
tâm trạng
không vui vẻ.

Khả năng kết nối
hoặc tách rời một
cách có suy nghĩ
một cảm xúc dựa
trên sự đa dạng
thơng tin hay tính
hữu ích.

Khả năng giám sát một cách
có suy nghĩ những cảm xúc
trong mối quan hệ với bản
thân và những người khác,
như thừa nhận chúng rõ
ràng, tiêu biểu hoặc có ảnh
hưởng sâu rộng như thế nào.

Khả năng kiểm soát cảm xúc của
bản thân và của những người

khác bằng cách giảm nhẹ những
cảm xúc tiêu cực và tăng cường
những cảm giác vui vẻ mà không
che giấu hay thổi phồng thơng
tin mà chúng có thể truyền tải.

Tơi có một vài mối quan tâm đối với định nghĩa của họ và một
số gợi ý mà tôi mong rằng họ sẽ quan tâm đến.
Thứ nhất, tôi muốn thấy họ tập trung nhiều hơn vào ý kiến cho rằng trí thơng minh có tính chất
tiềm ẩn. Ví dụ, một đứa trẻ có thể được coi là thơng minh mà khơng có khả năng đọc, viết hay
làm các bài kiểm tra xác định chỉ số thơng minh. Nói cách khác, nó có thể chưa có những khả
năng rõ ràng, song nó có khả năng tiềm ẩn cực kỳ lớn. Đơn giản nó khơng có cơ hội để phát
triển khả năng tiềm ẩn và trí thơng minh của nó trở thành những năng lực có thể được đo
lường bằng các bài kiểm tra. Từ "khả năng" vốn có hai nghĩa. Thứ nhất, nó có nghĩa là tiềm
năng, khả năng chưa được phát huy. Thứ hai, nó có nghĩa là tiềm năng đã phát triển thành điều
gì đó có thể được thể hiện, được đo lường hay kiểm tra. Hiện nay khó có thể đo lường tiềm
năng thực chất, vì vậy các bài kiểm tra MSC (MÉI & MSCEIT) chỉ tập trung vào dạng khả năng
thứ hai. (Mặc dù vậy, tôi ngờ rằng một ngày nào đó, các thiết bị quét não bộ sẽ có thể cho
chúng ta biết nhiều hơn về tiềm năng của một đứa trẻ).
Thứ hai, định nghĩa của họ và cách mà họ thảo luận về EI trong tác phẩm của họ dường như
phớt lờ thực tế là một đứa trẻ có thể bắt đầu với trí thơng minh cảm xúc thiên bẩm ở mức cao
và sau đó bị tổn hại về tình cảm. Tơi muốn xem thêm họ giải quyết vấn đề này như thế nào
trong tác phẩm của họ.
Thứ ba, tôi muốn xem họ tập trung vào việc một người có trí thơng minh về cảm xúc có thể
làm chủ một vốn từ phong phú của cái mà tôi gọi là những ngơn ngữ tình cảm như thế nào. Ý
tơi muốn nói, có khả năng khơng chỉ để nhận thức một phạm vi rộng lớn những tình cảm của
bản thân và của người khác, mà cịn để nhanh chóng xác định tình cảm, ví dụ trong việc đàm
thoại với với người khác hay độc thoại. Trong một số tác phẩm của mình, MSC đã nói đến khả
năng biểu hiện cảm xúc như là một phần của nhánh đầu tiên trên đồ thị EI, song họ dường như
chỉ giới hạn bài kiểm tra của họ ở một số cảm xúc so với phạm vi vốn có rộng lớn hơn của ngơn

ngữ tình cảm.


Thứ tư, trong phần nói về sự hiểu biết liên quan đến cảm xúc này, tốt hơn nên được gọi là kiến
thức về những cảm xúc, chứ không phải là một khía cạnh của bản thân trí thơng minh cảm
xúc.
Kiến thức có thể học được, nhưng trí thơng minh thể hiện khả năng tiềm ẩn trước khi bất cứ
quá trình học nào diễn ra. Tất nhiên, nếu con người thông minh hơn, về phương diện cảm xúc
hay về các phương diện khác, quá trình học diễn ra nhanh hơn và có thể tiến xa hơn.
Thứ năm là mối quan tâm của tôi tới việc đánh giá sự thuận lợi về tư duy của cảm xúc và việc
điều khiển cảm xúc. Tơi khơng biết bạn có thể thực sự làm bài kiểm tra này như thế nào với
một tờ giấy và một chiếc bút chì. MSC nói rằng họ đang đo lường một số khả năng này thông
qua những bài kiểm tra của họ, song thật khó để nói rằng điểm số các bài kiểm tra của họ
phản ánh khả năng thực sự trong những hoàn cảnh sống thực tế, hay khi chịu sự căng thẳng
quá mức. Và đây là những hồn cảnh khi mà trí thơng minh cảm xúc đã phát triển ở mức cao
có thể là điều quan trọng nhất.
Cuối cùng, định nghĩa của họ hơi trừu tượng đối với tơi khi nó đi vào những vấn đề như nhận
biết cảm xúc trong nghệ thuật và âm nhạc. Tôi nhận thấy phần này trong bài kiểm tra ở
CDROM của họ hơi khó để có thể làm một cách nghiêm túc khi bài kiểm tra đó đề nghị bạn
nhìn vào hình vẽ và đốn thử xem hình vẽ truyền tải những cảm xúc gì. Do vậy, tơi muốn thấy
họ thực hiện những bài kiểm tra với các vấn đề như khả năng nhận biết cảm xúc qua giọng
điệu hay ngôn ngữ cử chỉ.
Bây giờ tôi sẽ đưa ra cho các bạn nội dung điều chỉnh của tôi đối với định nghĩa của họ.
1. Dấu hiệu, nhận thức và sự biểu hiện của cảm xúc.
· Khả năng nhận thức và nhận biết những cảm xúc qua vẻ mặt, giọng điệu, ngôn ngữ cử chỉ.
· Khả năng tự nhận thức: nhận thức được những tình cảm của riêng bạn khi chúng xuất hiện.
· Khả năng hiểu được cảm xúc. Có thể gọi tên những cảm giác cụ thể của bản thân bạn và của
những người khác, có thể thảo luận về những cảm xúc và nói chuyện một cách rõ ràng và
thẳng thắn.
2. Sự thuận lợi về tư duy của cảm xúc.

· Khả năng đưa cảm xúc vào phân tích, phán đốn, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
· Khả năng tiềm ẩn với những cảm xúc của bạn trong việc chỉ cho bạn biết suy nghĩ về điều gì
là quan trọng.
3. Sự hiểu biết về cảm xúc.
· Khả năng giải quyết những vấn đề tình cảm.
· Khả năng nhận biết và hiểu được những mối liên hệ giữa cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Thí
dụ, để biết mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, như suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến cảm
xúc như thế nào, hay là cảm xúc có thể tác động đến suy nghĩ như thế nào, và những tình cảm
của bạn có thể dẫn đến những hành vi của bạn và của người khác như thế nào.
· Khả năng hiểu giá trị của cảm xúc đối với sự tồn tại của các lồi.
4. Kiểm sốt cảm xúc.
· Khả năng chịu trách nhiệm về tình cảm và hạnh phúc của bản thân.


· Khả năng biến những cảm xúc tiêu cực thành những cơ hội học tập và phát triển tích cực.
· Khả năng giúp người khác nhận biết và được lợi từ những tình cảm của họ.
· Bởi vì việc cố gắng diễn giải bằng một định nghĩa ở trên vẫn còn gặp phải bế tắc, cho nên đây
là hai cách ít phức tạp hơn để xem xét vấn đề.
Khả năng về mặt tinh thần có từ khi chúng ta mới sinh ra - thứ đem lại cho chúng ta sự nhạy
cảm về phương diện cảm xúc và khả năng tiềm ẩn đối với những kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp chúng ta có được trạng thái sức khoe tốt nhất, hạnh phúc và sự sống lâu dài. Hay đơn
giản hơn:
Biết cách phân biệt những tình cảm lành mạnh với những tình cảm thiếu lành mạnh và cách
biến những tình cảm tiêu cực thành tích cực.
Trí thơng minh cảm xúc thiên bẩm khác với Chỉ số cảm Súc (Emotional Quotient ~
"EQ").
Hầu hết các tác giả đều hốn đổi vị trí các thuật ngữ Emotional Quotient (EQ) và trí thơng minh
cảm xúc (Emotional Intelligence ~ EI). Tuy vậy, trong bài viết của tơi đã có sự phân biệt giữa
hai khái niệm đó. Tơi sử dụng thuật ngữ trí thơng minh cảm xúc để đề cập tới một khả năng
tiềm ẩn thiên phú của một con người. Tôi tin rằng mỗi đứa trẻ được sinh ra với một khả năng
tiềm ẩn nào đó trong sự nhạy cảm về phương diện cảm xúc, sự ghi nhận cảm xúc, quá trình xử

lý những cảm xúc và khả năng nhận thức về mặt tình cảm. Tơi in rằng bốn yếu tố bẩm sinh này
chính là những thành phần tạo nên tâm điểm của trí thơng minh cảm xúc. Trí thơng minh thiên
bẩm này có thể được phát huy hoặc bị thui chột qua những trải nghiệm trong cuộc sống, đặc
biệt qua những bài học về tình cảm mà con người nhận được từ cha mẹ, thầy cơ, những người
quan tâm và gia đình trong suốt thời thơ ấu và thời niên thiếu. Tác động của những bài học này
dẫn đến điều mà tôi đề cập đến như là mức "EQ" của con người. Nói cách khác, "EQ" thể hiện
một cách đánh giá tương đối về sự phát triển lành mạnh hoặc thiếu lành mạnh của trí thơng
minh cảm xúc bẩm sinh.
Khi tơi nói "EQ", khơng phải tơi đang nói về điểm số của một bài kiểm tra giống như IQ. Đó chỉ
đơn giản là một cách gọi thuận tiện mà tôi đang sử dụng. Tôi là người duy nhất đưa ra sự khác
nhau giữa khả năng bẩm sinh và
sự phát triển hay tiêu biến sau này. Tơi tin rằng một đứa trẻ có thể bắt đầu cuộc sống với một
mức độ cao về trí thơng minh cảm xúc thiên bẩm, nhưng sau đó lại học được những thói quen
về tình cảm thiếu lành mạnh do sống trong gia đình có tình trạng ngược đãi. Một đứa trẻ như
vậy sẽ lớn lên với EQ thấp. Tôi ngờ rằng những đứa trẻ bị ngược đãi, thiếu sự quan tâm về mặt
tình cảm sẽ có điểm số trong bài kiểm tra về trí thơng minh cảm xúc thấp hơn nhiều so với
những đứa trẻ khác có cùng mức độ đánh giá trí thơng minh cảm xúc từ khi mới sinh ra.
Vì vậy, tơi tin rằng một người có thể có khởi đầu với EQ cao, nhưng sau đó bị tổn thất về mặt
tình cảm trong quãng thời gian ở tuổi thơ ấu, sẽ dẫn đến mức EQ thấp. Mặt khác, tơi tin rằng
một đứa trẻ có thể khởi đầu với EI tương đối thấp, nhưng được giáo dục bằng những tấm gương
có tình cảm lành mạnh, được ni dưỡng tốt,?- sẽ dẫn đến một mức EI cao, so với sự phát triển
EQ của một đứa trẻ có EI thấp. Điều này tuân theo nguyên tắc là, nhìn chung thì phá vẫn dễ
dàng hơn xây.
(TQ hiệu đính: EQ và EI khác nhau. Emotional Quotient được viết tắc là EQ được ra là Chỉ Số
Cảm Súc và Emotional Intelligence được viết tắc là EI, có nghĩa là Thơng Minh Cảm Súc. Nhiều
tác giả sử dụng hai từ EQ và EI tương đương. EQ là mục tiêu của các nhà nghiên cứu; họ đang
tìm cách đo sự thơng minh về cảm súc tại một điểm của hiện tại; còn EI là lý thuyết về sự
thông minh của cảm súc để làm sao sống qn bình giữa lý trí và tình cảm).
Trong so sánh, khi nói đến trí thơng minh trong lĩnh vực toán học, điều quan trọng là cần chú ý
rằng, một số người xuất phát với khả năng bẩm sinh về tốn học cao và sau đó khả năng này



bị thui chột do quá trình đào tạo hay dạy dỗ mắc phải sai lầm. Tơi nói đến một số người bởi vì
tơi có ý muốn sánh với số trẻ em nhạy cảm có những dấu ấn tình cảm thiếu lành mạnh và tự
tiêu biến từ một số nguồn. Cha mẹ và các show truyền hình nhìn chung khơng dạy rằng
2+2=968. Những họ thường dạy những bài học về tình cảm trong tình trạng thiếu lành mạnh
có ý nghĩa tương đương như phương trình này trong một đáp số thiếu chính xác. Hoặc chúng ta
có thể nói việc phá vỡ một mối quan hệ gần gũi cũng giống như một phương trình sai sẽ là
cơng việc của một kế tốn viên.
Hiện tại, tất cả các mơ hình khác của trí thơng minh cảm xúc, thậm chí bao gồm cả phần
"thuần t" nhất của nhóm, mơ hình Mayer-Salovey/Caruso, kết hợp với cách xác định những
biến số cảm xúc bẩm sinh (sự nhạy cảm, trí nhớ, việc xử trí và học hỏi) với những ảnh hưởng
của môi trường tới những biến số này. Một số tác giả đã định nghĩa trí thơng minh nói chung là
"khả năng tiềm ẩn". tơi đồng ý với định nghĩa này và đây là lý do giải thích tại sao tơi muốn
phân biệt EI với EQ.
Ghi chú:
1. ví dụ, H.G. trong "một trường hợp đối lập với trí thơng minh về tinh thần".

EQ với Tất cả mọi người
Steven Hein
Phiên dịch: Lưu Khánh Minh
Dưới đây là những mối liên hệ với cuốn sách được hoàn thành năm 1996 của tơi. Tơi đã quyết
định đưa tồn bộ nội dung cuốn sách lên mạng để khôi phục niềm tin rằng trên thế giới, điều
cần thiết là phải chia sẻ các ý tưởng và thơng tin tự do hơn, ít sáng tạo hơn và ít tích luỹ tiền
cùng với mọi thứ.
Với một số ít trường hợp ngoại lệ, tơi đã để nó chính xác giống như được viết trong bản gốc,
mặc dù khơng có sự định dạng.
Hãy chú ý rằng khi tôi viết cuốn sách này, tôi đã diễn giải thuật ngữ trí thơng minh cảm xúc
một cách tổng qt hơn bây giờ. Tôi cho rằng bạn nên nghĩ về những gì tơi viết như là một sự
kết hợp của:

1) sự phát triển cao bất thường về trí thơng minh cảm xúc thiên bẩm, như định nghĩa của John
Mayer và các đồng sự của ông
2) các kỹ năng thực hành của cá nhân và xã hội.
3) Một triết lý sống vượt ra khỏi định nghĩa trong giới trí thức về EI (Emotional Intelligence) và
các biện pháp có thể tốt hơn gọi là "Sự giác ngộ về cảm xúc" (Emotional Enlightenment).
Steve Hein - Tháng 9 năm 2000.
EQ với tất cả mọi người
Một hướng dẫn thực hành cho trí thơng minh cảm xúc.
Lời tựa


Lần đầu tiên tơi nghe nói đến cụm từ "EQ" là vào mùa thu năm 1995, khi cuốn sách Emotional
Intelligence (Trí thơng minh cảm xúc) của Daniel Goleman được các nhà xuất bản Mỹ phát
hành rộng rãi. Nghiên cứu mở rộng được đưa ra trong cuốn sách đã hỗ trợ cho những quan sát
và những nghi vấn của riêng tôi về cuộc sống và những tình cảm, giúp tơi khẳng định lại rằng
tơi đã đi đúng hướng trong q trình tìm kiếm hạnh phúc. Nghiên cứu này tiếp tục khẳng định
kết luận của tơi là: tình cảm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự khỏe mạnh, hạnh phúc và
sự hòa nhập với xã hội của mỗi cá nhân. Điều này có vẻ ít rõ ràng, song đó luôn là điều hiển
nhiên đối với tôi. Tôi đã lớn lên trong một gia đình mà ở đó chúng tơi khơng nói chuyện về tình
cảm. Chúng tơi nói về những ý tưởng, những khái niệm và những nguyên tắc. Kết quả là, tơi có
thể nói cho bạn biết tơi nghĩ gì về tất cả mọi thứ, song tơi khơng thể nói cho bạn biết tơi cảm
thấy như thế nào đối với bất cứ vấn đề gì. Sau một vài mối quan hệ thất bại, tôi đã dành thời
gian để suy ngẫm về cuộc đời, và nhận ra rằng tôi đã có rất nhiều quyết định khơng đem lại
hạnh phúc cho bản thân và những người khác. Sau khi nghiên cứu văn học về cảm xúc và tình
cảm, tơi đi đến kết luận rằng hầu hết những quyết định nghèo nàn của tơi có thể bị coi là biểu
hiện của trí thông minh cảm xúc thấp hay EQ thấp. Trước đây, tơi cố gắng để tìm kiếm hạnh
phúc theo cách truyền thống: sự thành công về mặt vật chất và những mối quan hệ khác giới.
Tuy nhiên, đến bây giờ tôi đã nhận ra rằng:
1. Khơng có ý nghĩa đối với tài sản hay các mối quan hệ khác giới nếu bạn khơng hạnh phúc.
2. Thật khó để có thể chung sống hạnh phúc với những người khác nếu tự bản thân bạn khơng

cảm thấy hạnh phúc cho chính mình.
3. Thật khó để tự thân bạn cảm thấy hạnh phúc nếu bạn không cảm nhận được những điều tốt
đẹp về bản thân bạn, ví dụ như có lịng tự trọng cao.
4. Thật khó để có những cảm nhận tốt đẹp về bản thân bạn nếu bạn khơng có những khả năng
tốt để quản lý cảm xúc.
5. Những khả năng quản lý cảm xúc, đối tượng hàng đầu của EQ, do đó là một trong những
thành phần cơ bản nhất của cảm giác hạnh phúc.
Thậm chí trước khi tơi đọc những cuốn sách nghiên cứu về EQ, tôi đã nhận ra tầm quan trọng
của tình cảm. Tơi đã bắt đầu lắng nghe những cảm xúc của tơi, từ đó tơi kết luận rằng vạn vật
sẽ khơng phát triển những tình cảm nếu chúng khơng có ý nghĩa quan trọng ở mức độ nào đó.
Khi tơi nghiên cứu về cảm xúc, tơi đã học được tình cảm là những cơ chế phản hồi phức tạp cho
chúng ta biết chúng ta đang đi đúng hướng trên con đường theo đuổi cuộc sống lành mạnh và
hạnh phúc. Kết luận này được hỗ trợ bởi bằng chứng ngày càng rõ ràng rằng những cảm xúc
tiêu cực như giận dữ, căng thẳng và sự ghen ghét gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức
khoẻ. Những cảm giác tiêu cực này là cách tự nhiên để cho chúng ta biết chúng ta đang đi lạc
hướng, và chúng ta cần điều chỉnh quan điểm hay hoàn cảnh của chúng ta. Tôi đã viết cuốn
sách này để cho bạn thấy một cách rõ ràng và đơn giản về cách vận dụng những nguyên tắc
của EQ trong cuộc sống của bạn, như tôi đã cố gắng để vận dụng chúng. Tơi tin, bằng cách giải
quyết những nhu cầu về tình cảm trên phương diện cá nhân, chúng ta có thể tạo ra một ảnh
hưởng lớn đối với hạnh phúc của tập thể. Khi tơi nhìn vào lồi người trên khắp thế giới, tôi thấy
sự xa cách và sự tách biệt ngày càng lớn; tình trạng tội phạm bạo lực và tính tham lam ngày
càng nghiêm trọng; và chỉ có 1 sối ít quan hệ lứa đơi hạnh phúc. Đất nước của tôi, Hoa Kỳ, là
nước dẫn đầu thế giới về các chỉ số rõ ràng thể hiện cuộc sống thiếu hạnh phúc, cũng là nước
dẫn đầu thế giới về của cải và sức mạnh quân sự. Hàng triệu người dân Mỹ dường như đang
tìm kiếm một nét tương đồng (identiy). Chúng ta dường như không hiểu bản thân chúng ta, mà
nhận dạng qua các ngôi sao thể thao, ngôi sao màn bạc, các đội bóng rổ, các đảng chính trị và
các tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, tôi cảm thấy như được khích lệ khi biết rằng Mỹ là nước dẫn
đầu thế giới trên phương diện phát triển cá nhân -- một khía cạnh mà cuốn sách này cố gắng
đưa ra một phần đóng góp có giá trị. Khi viết cuốn sách này, tôi đã cố gắng xây dựng những
nguyên tắc của EQ dễ hiểu hơn, dễ tiếp cận hơn và thích hợp hơn. Để làm điều này, tơi đã mở

rộng khái niệm về EQ ở một mức độ nào đó. Ví dụ, tơi đưa vào tầm quan trọng của việc thực
hiện trách nhiệm cá nhân đối với những tình cảm của chúng ta như một phần trọn vẹn trong sự
tham gia có trách nhiệm của chúng ta vào cộng đồng xã hội. Tôi cũng giới thiệu về tầm quan


trọng đặc biệt của giá trị về mặt tình cảm. Cuối cùng, tơi giải thích mối liên hệ trực tiếp giữ EQ,
sự tự trọng và hạnh phúc.
Lời giới thiệu
"Bớ người ơi, tơi cảm thấy thật ngớ ngẩn".
Chúng ta đã nói điều đó bao nhiêu lần?
Tất cả chúng ta đều cảm thấy "ngớ ngẩn" từ lúc này đến lúc khác. Tất cả chúng ta làm mọi
việc mà chúng ta thừa nhận là "ngu ngốc". Vậy khi bạn cảm thấy thiếu năng lực, hãy cố gắng
nhớ rằng bạn không bị lẽ loi. Chỉ bằng việc nhận ra điều này cũng có thể giúp bạn cảm thấy
tốt hơn.
Thực tế, chúng ta càng thông minh, chúng ta càng có thể tạo ra hồn cảnh tốt hơn để chứng tỏ
sự ngu ngốc của chúng ta. Những người thông minh thường là các chuyên gia trong việc khiến
cho bản thân họ (và những người khác) cảm thấy đau khổ. Tại sao ư? Bởi vì những người thông
minh rất giỏi trong việc đưa ra những kết luận từ việc thu thập, sắp xếp và diễn giải dữ liệu.
Càng trở nên thơng minh, họ càng có thể làm điều đó nhanh hơn. Trong thời gian ngắn, họ có
thể thấy rõ mối liên hệ giữa sự thiếu hoàn hảo ở mức độ nhẹ nhất và sự kết thúc của thế giới
như chúng ta biết. Việc dữ liệu đúng hay sai, thích hợp hay khơng - chuyện đó khơng thành vấn
đề - bất kể họ muốn chứng tỏ điều gì, họ đều có thể thực hiện.
Nếu chúng ta khơng bận rộn với việc làm cho bản thân chúng ta cảm thấy tồi tệ, chúng ta
thường cố gắng không cảm thấy gì hết. Nhiều người trong số chúng ta sử dụng khả năng nhận
thức để trở thành những chủ nhân trong việc tự tách mình ra khỏi những tình cảm của chúng
ta. Chúng ta đã cố gắng vượt qua trạng thái bất hạnh bằng cách "trở nên mạnh mẽ", nói cách
khác, bằng cách phủ nhận, chế ngự hay "chơi khăm"với những tình cảm của chúng ta. Chúng
ta trí thức hố, hợp lý hố, biện minh, phủ nhận và bào chữa. Nói theo cách khác, chúng ta sử
dụng tư duy - bộ não bậc cao hơn (upper brain) của chúng ta nhằm chế ngự những tình cảm
nằm trong bộ não có liên quan đến cảm xúc - bộ não bậc thấp hơn (lower brain). Những vai trị

mà hai bộ não này đóng góp trong cảm xúc và trong cuộc sỗng của chúng ta đã trở thành
trọng tâm của nhiều nghiên cứu về trí thơng minh cảm xúc (EQ). Những khám phá này cho
thấy mỗi bộ não có một mục đích rõ ràng và riêng biệt, và chúng ta làm việc tốt nhất khi cả hai
bộ não cùng hoạt động suông sẻ và không mâu thuẫn với nhau.
Khi chúng ta đấu tranh với những tình cảm của mình, chúng ta lãng phí rất nhiều thời gian và
sức lực, bởi vì những tình cảm của chúng ta rất thực tế. Thật vậy, khi chúng ta đấu tranh với
những tình cảm của mình, chúng ta đấu tranh với thực tại - điều gì đó nói chung là một sự diễn
tập có tính chất đấu tranh. Thay vì khám phá xem chúng ta thực sự là ai, chúng ta cố gắng làm
người như chúng ta được mong đợi, được mách bảo sẽ trở thành người như thế. Chúng ta tìm
kiếm sự ủng hộ của những người quan trọng đối với chúng ta, như cha mẹ, vợ hoặc chồng,
thầy cô giáo và những người chỉ đạo trong tôn giáo. Song để được hạnh phúc, chúng ta chỉ có
thể là chính bản thân chúng ta. Chúng ta có thể trưởng thành và thay đổi, nhưng khi chúng ta
cố gắng trưởng thành theo một xu hướng chống lại bản chất có tính cách cá nhân của chúng ta
(ví dụ chống lại những chỉ dẫn có tính di truyền duy nhất), chúng ta đang đấu tranh với tự
nhiên và hàng triệu năm tiến hoá. Tất cả những nguồn lực lãng phí và lạc hướng này đều
khơng q linh hoạt, bởi vì cả thời gian và năng lượng của chúng ta đều là những nguồn lực cụ
thể, hạn chế.
Có lẽ đó là lý do tại sao Trí thơng minh cảm xúc đã thu hút nhiều sự chú ý. Nó đưa ra một ý
nghĩa mới của từ thông minh "smart". Trong những trang viết sau, chúng ta sẽ có một cái nhìn
gần gũi với ý nghĩa mới này, sử dụng nhiều ví dụ thực tiễn để khiến cho học thuyết này phù
hợp với cuộc sống. Chúng ta thường coi những cảm xúc của chúng ta là dĩ nhiên bằng cách nói
những điều như "Đó chính là cách của tơi", hoặc "Đó chính là tôi". Tuy nhiên, tất cả các nghiên
cứu về EQ chứng tỏ, chúng ta có thể, và thường làm thay đổi cách mà chúng ta kiểm sốt
những tình cảm của mình. Mục đích của cuốn sách này là nhằm giúp bạn làm điều đó. Bằng
việc vận dụng những nguyên tắc này, bạn có thể ngay lập tức bắt đầu tiến hành những thay


đổi sẽ dẫn đến việc củng cố cuộc sống hạnh phúc lâu dài của bạn. Bằng cách thực hiện điều
này, bạn cũng sẽ tạo ra một sự đóng góp có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội.


Hạnh phúc của một xã hội phụ thuộc vào hạnh phúc của các cá
nhân trong đó.
Trí thơng minh cảm xúc giải quyết một phạm vi rộng lớn của nhiều vấn đề. Ví dụ, nó giúp
chúng ta trả lời tất cả những câu hỏi sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

"Tại sao chúng ta làm những việc mà chúng ta biết là chúng ta sẽ hối tiếc?"
"Bằng cách nào tôi có thể tạo ra một sự khác biệt có ý nghĩa tích cực trên thế giới?"
"Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa gì?"
"Đâu là nguyên nhân gốc rễ của sự giận dữ, bạo lực và sự tham lam?"
"Tại sao ngày nay con người sống tách biệt và không quan tâm đến nhau?"
"Người dân ở các nước giàu nhất có thể thiếu hạnh phúc như thế nào?"

Mỗi câu hỏi có thể được trả lời bằng cách khám phá về chính bản thân và bản chất của loài
người theo những nghiên cứu về EQ. Tất cả đều liên quan đến những nhu cầu về tình cảm và
những kỹ năng cảm xúc của chúng ta.
Nghiên cứu về EQ ủng hộ thực tế là những tình cảm phát triển tự nhiên qua hàng triệu năm
tiến hố để cho chúng ta biết chính xác khi nào những nhu cầu của chúng ta không được đáp
ứng. Bởi vì tất cả chúng ta đều là con người, cho nên chúng ta cùng chia sẻ một số nhu cầu
chung nào đó. Khi một trong các nhu cầu khơng được đáp ứng, chúng ta cảm thấy một chút
cảm giác tiêu cực. Tương tự, khi mọi việc dường như đều tốt đẹp, chúng ta thấy hạnh phúc.
Một định nghĩa đơn giản về trí thơng minh cảm xúc, do đó là, hiểu rõ điều gì tốt, điều gì xấu và
làm thế nào để biến xấu thành tốt.
Tìm ra cách để biến những điều xấu thành những điều tốt đơi khi địi hỏi rất nhiều tư duy, và
đây là một cách mà bộ não bậc cao hơn của bạn phân biệt chúng ta với những loài động vật

thuộc họ hàng kém tiến hố hơn của chúng ta. Hơn nữa, lồi người chúng ta học được nhiều từ
những người thầy kinh nghiệm hơn là bất cứ loài động vật nào khác. Hầu hết các động vật chủ
yếu đều dựa vào những ký ức thuộc bản năng hoặc do di truyền. Ví dụ, nhện mẹ khơng dạy
con chúng cách giăng tơ. Do đó, cái đi vào bộ não bậc cao của chúng ta trước tiên là tất cả
những thứ mà chúng ta được dạy ở trường, ở nhà, trên tivi, v.v.... Vì vậy, cái mà chúng ta gọi là
sự suy nghĩ thường chỉ là việc nhại lại ý tưởng của người khác.
Mặc dù vậy, những cảm xúc của chúng ta có tính bản năng cao hơn, giống với động vật hơn,
và khó lập chương trình hơn. Đó là bởi vì chúng bị cản trở bởi bộ não bậc thấp hơn của chúng
ta, bộ não này đã được khoa học chứng minh là có già dặn hơn so với bộ não bậc cao theo quá
trình tiến hoá. Khi con người tiến hoá, bộ não của anh ta theo nghĩa tầm thường đã phát triển
từ phần thấp hơn, phía sau đầu, tới phần cao hơn, phía trước.
Bởi vì những cảm xúc của chúng ta khó lập chương trình hơn -- như những dấu vân tay của
chúng ta -- chúng phụ thuộc duy nhất vào chúng ta. Đó là bởi vì chúng ta có những tính cách di
truyền khác nhau, những sở thích và những điều khơng thích có tính di truyền khác nhau.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những cảm xúc của chúng ta hầu hết đều là chức năng của sinh vật
học, mặc dù không phải hoàn toàn. (Song, việc chúng ta hành động dựa trên những cảm xúc
đó phụ thuộc chủ yếu vào sự rèn luyện của chúng ta).
Mặc dù mỗi chúng ta đều là duy nhất, song chúng ta đều được lập kế hoạch để hành động theo
những cách tương tự dựa trên mong muốn của cha mẹ chúng ta, nền văn hoá của chúng ta, xã
hội của chúng ta,? Từ khi chúng ta còn trẻ, chúng ta đã được chỉ bảo phải làm gì, khơng phải
làm gì, cái gì được chấp nhận và cái gì khơng được chấp nhận. Chúng ta thậm chí được chỉ bảo
rằng chúng ta sẽ như thế nào - ví dụ, khi nào cảm thấy có tội, xấu hổ hay hạnh phúc. Nhưng


chúng ta là những người duy nhất giữ những tình cảm của bản thân chúng ta, bởi vì chúng dựa
trên sự kết hợp duy nhất của những tính cách bẩm sinh, những suy nghĩ sâu thẳm bên trong và
những kinh nghiệm sống của cá nhân. Hơn bất cứ thứ gì khác, đó là những tình cảm khiến cho
chúng ta trở thành những cá nhân khác nhau. Toàn bộ xã hội có thể buộc phải tin vào những
điều giống nhau, lặp lại những khẩu hiệu như nhau, thực hiện những nghi thức giống nhau, và
mặc những loại quần áo tương tự, song khơng ai có thể tạo ra thậm chí chỉ hai người cùng có

cảm nhận giống nhau. Vì vậy, khơng phải là xe hơi của chúng ta, hay cơ thể của chúng ta, mà
chính những cảm xúc đã tạo nên con người chúng ta (TQ hiệu đính: độc lập và duy nhất).
Học thuyết EQ thích hợp ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, bởi vì dù chúng ta đi đâu, chúng
ta cũng mang theo những tình cảm của mình. Những tình cảm đó đóng vai trị chủ yếu trong
việc quyết định xem chúng ta có thể ni dưỡng con cái như thế nào, con cái chúng ta có
những biểu hiện tốt như thế nào ở trường, chúng ta thành cơng trong cơng việc như thế nào,
chúng ta hồ hợp với những người khác như thế nào, và chúng ta thân thiết như thế nào trong
các mối quan hệ. Tóm lại, những cảm xúc của chúng ta quyết định chúng ta là những con người
cá nhân hạnh phúc như thế nào, và xã hội của chúng ta hạnh phúc như thế nào.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn lướt qua để xem xét thông tin về EQ.
Chương 1: Sơ lược về EQ
"EQ" nói một cách chính xác là gì?
EQ là cụm từ viết tắt của Chỉ số Cảm xúc (Emotional Quotient). Nó vay mượn của khái niệm
"Chỉ số thơng minh" (Itelligence Quotient), và nó được sử dụng có tính chất thay thế với cụm từ
"Trí thơng minh cảm xúc" (Emotional Inteligence).
Định nghĩa chính thức của Trí thơng minh Cảm xúc là gì?
Trong phần giới thiệu, tơi đã đưa ra một định nghĩa dễ hiểu về Trí thơng minh Cảm xúc: Biết cái
gì là tốt, cái gì xấu, và làm thế nào biến xấu thành tốt. Một định nghĩa khoa học có tính chất
chính thức hơn là:
Sự nhận thức về cảm xúc và những kỹ năng quản lý cảm xúc tạo ra khả năng cân bằng giữa
cảm xúc và khả năng suy luận để có thể tối ưu cuộc sống hạnh phúc lâu dài.
EQ được đo lường như thế nào?
Khơng có một bài kiểm tra định lượng chính thức nào được xây dựng để đo lường EQ của chúng
ta bằng một con số. Tuy nhiên, chẳng cịn nghi ngờ gì nữa, trước khi tình trạng này thay đổi, đó
chỉ là vấn đề thời gian. Cho đến khi đó chúng ta hãy xem xét một số phân tích định tính sau:
Anh ta rất thiếu nhạy cảm. Một người thật ngu ngốc. Cô ấy quá nhạy cảm Cô ấy tự làm tất cả
mọi việc. Anh ta không nắm bắt được những cảm xúc của mình. Vai trị của cơ ấy bị phủ nhận.
Trong đầu anh ta, anh ta ln coi mnìh q cao.
Hoặc chúng ta có thể sử dụng những nhận xét có tính chất mỉa mai, như khi Dorothy Parker nói
rằng diễn viên Kathherine Hepburn "thể hiện được toàn bộ các trạng thái tình cảm? từ A đến

B".
Ai khởi xướng thuật ngữ "Trí thơng minh Cảm xúc"?
Cụm từ này được cho là của Peter Salovey từ Đại Học Yale và John Mayer thuộc trường Đại học
New Hamsphire (Hiệu chỉnh năm 1999 - Các tác giả này khơng nhận cơng lao!).
Khi nào nó trở thành một chủ đề được thảo luận rộng rãi?


Mặc dù thuật ngữ "Trí thơng minh cảm xúc" xuất hiện từ năm 1990, song nó chỉ mới được phổ
biến rộng rãi vào cuối năm 1995, khi cuốn sách của Daniel Goleman - Emotional Intelligence
(Trí thơng minh Cảm xúc) - trở thành cuốn sách bán chạy nhất theo xếp hạng của tạp chí New
York Times và vẫn cịn nằm trong bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất trong vòng
hơn một năm.
Tại sao cuốn sách thu hút được sự chú ý?
Nhờ sức lôi cuốn của thuật ngữ "EQ", song chủ yếu bởi vì ngày càng có nhiều nghiên cứu mới
đang thể hiện mối quan hệ rõ ràng giữa cảm xúc, tiến trình hoạt động của bộ não, hạnh phúc,
sức khoẻ tốt và sự thành công trong cuộc sống.
Tại sao cảm xúc lại có ý nghĩa quan trọng?
Những cảm xúc của chúng ta là cách mà cơ thể của chúng ta trò chuyện với chúng ta và cho
chúng ta biết chúng ta cần gì để được mạnh khoẻ và hạnh phúc. Những cảm xúc được tạo ra
qua hàng triệu năm của q trình chọn lọc có tính chất tiến hố để giúp chúng ta sống sót và
phát triển. Nếu chúng ta không lắng nghe những thông điệp mà cảm xúc của chúng ta đang
gửi đi, chúng ta sẽ không được đảm bảo về một cuộc sống hạnh phúc, trong khi phải chịu rủi ro
vì tình trạng sức khoẻ ốm yếu và sớm tử vong.
Cảm xúc của chúng ta cũng có vai trị chuyển thơng điệp tới những người khác. Ví dụ, khi
chúng ta giận dữ, gương mặt của chúng ta nói rằng "HÃY TRÁNH XA". Mặt khác, khi chúng ta
mỉm cười, trạng thái đó gửi gắm thơng điệp đây là thời điểm an toàn để người khác tiếp cận
chúng ta.
Một số phát hiện chính trong q trình nghiên cứu về EQ?
* Những người có EQ cao thường hạnh phúc hơn, mạnh khoẻ hơn và thành công hơn trong các
mối quan hệ của họ.

* Những người có EQ cao thể hiện tất cả những đặc điểm sau:
- Một sự cân bằng giữa cảm xúc và khả năng suy luận.
- Một sự nhận thức về những tình cảm riêng của họ.
- Sự thơng cảm và lịng trắc ẩn đối với những người khác.
- Các dấu hiệu thể hiện lòng tự trọng cao.
* Tất cả chúng ta khi sinh ra không giống nhau về phương diện cảm xúc - chúng ta có những
tính cách tự nhiên rất khác nhau.
* Tuy nhiên, cách chúng ta cư xử, biểu hiện những cảm xúc của mình có thể có sự thay đổi lớn.
* Khơng giống như IQ, EQ có thể được hun đúc một cách đáng kể.
* Sự phát triển cảm xúc lành mạnh của những đứa trẻ có ý nghĩa sống cịn đối với cả khả năng
học tập khi còn trẻ, đối với sự thành công và hạnh phúc khi đã trưởng thành.
* Sự phát triển cảm xúc của trẻ thơ bị sao nhãng là một phần khiếm khuyết của chính sách xã
hội. Điều này dẫn đến việc trẻ thơ thường phải chịu sự ảnh hưởng do các bậc cha mẹ có cuộc
sống mang tinh chất cá nhân, khơng có kỹ năng về cảm xúc, truyền thống tơn giáo và văn hố
cứng nhắc.


* Trí thơng minh cảm xúc của trẻ thơ đang có xu hướng giảm trên phạm vi tồn thế giới.
* Cơ thể của chúng ta chứa đựng những tình cảm khơng được thể hiện và khơng được phân
tích với những tổn thất về mặt sức khoẻ thể chất của chúng ta.
* Những cảm xúc dễ bị ảnh hưởng. Những người nhạy cảm có khả năng lớn nhất trong việc
truyền tải cảm xúc tới những người khác.
Những kết quả thực tiễn gắn với EQ cao và EQ thấp?
EQ thấp có khả năng dẫn đến cảm giác khơng hạnh phúc nói chung, được thể hiện trong những
cảm giác như sau:
1.
2.

Cô đơn
Sợ hãi


3.

Tuyệt vọng

4.

Tội lỗi

5.

Trống rỗng

6.

Cay đắng

7.

Chán nản

8.

Bất an

9.

Mệt mỏi

10. Thất vọng

11. Gượng ép
12. Oán giận
13. Phẫn nộ
14. Phụ thuộc
15. Bị đối xử bất cơng
16. Thất bại
Mặt khác, mức EQ cao có liên quan đến những cảm giác hạnh phúc nói chung, được dẫn chứng
bởi:
1.
2.

Động lực
Quan hệ bạn bè

3.

Sự chú tâm

4.

Sự hoàn thiện


5.

Sự thanh thản của tâm hồn

6.

Khả năng nhận thức


7.

Sự cân bằng

8.

Sự tự chủ

9.

Sự tự do

10. Sự độc lập
11. Sự hài lịng
12. Sự cảm kích
13. Sự thân thiện
14. Sự khao khát
Bài kiểm tra nhỏ về EQ (mini EQ Test) - Làm thế nào để tơi biết được tơi có EQ cao hya thấp?
Những câu hỏi này giúp bạn đánh giá mức EQ của riêng bạn:
1. Khi bạn đang cảm thấy chán nản và một người bạn đặt câu hỏi: bạn đang cảm
thấy thế nào, bạn sẽ trả lời:
Tốt. Tôi không biết. Ổn, tơi đốn vậy. Bạn khơng cần biết.
Hay:
Tơi cảm thấy chán nản.
2. Khi chồng hoặc vợ bạn làm điều gì đó khiến bạn bực mình, bạn sẽ nói:
Anh (cơ) khơng nên như thế? Anh (cô) thực sự đã làm tổn thương tơi.
Hay,
Tơi cảm thấy bị tổn thương vì điều đó.
3. Khi ai đó chỉ ra sự sai trái, bạn sẽ:

Ngụy biện.. Nhận thấy điều gì đó sai trái đối với người khác hay lý luận của họ.
Hay,
Cảm ơn người đó.
4. Khi đối mặt với một hoàn cảnh đáng sợ, bạn sẽ:
Lo lắng về điều đó. Cố gắng tránh suy nghĩ về điều đó. Hy vọng rằng việc đó sẽ sớm chấm dứt.


Hay:
Tính khả năng những điều bạn lo sợ sẽ trở thành hiện thực và bắt đầu nhấn mạnh vào sự lựa
chọn (options) của bạn.
5. Khi ai đó phản ứng mạnh với điều bạn nói, bạn sẽ:
Nghĩ rằng họ quá nhạy cảm. Nói cho họ biết bạn chỉ nói đùa thơi.
Hay:
Xin lỗi và hỏi họ xem điều gì khiến họ buồn phiền vì những gì bạn đã nói.
Nhìn chung, bạn càng có xu hướng tiến đến câu trả lời thứ hai, mức EQ của bạn càng cao. Đó
là lý do tại sao:
1. Mức EQ cao chỉ ra rằng bạn có thể nhận biết và thể hiện những cảm xúc của bạn.
2. Mức EQ cao cho biết bạn phải chịu trách nhiệm về những cảm xúc của bạn bằng cách nói:
"Tơi cảm thấy?" thay vì nói "Bạn khơng nên có?"
3. Nếu bạn có EQ cao, bạn khơng dễ dàng bị đe doạ bởi sự chỉ trích, vì vậy bạn khơng thấy cần
phải tự vệ hay tấn cơng người khác. Thay vào đó, bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và học hỏi từ
những người khác.

Hạnh phúc của một xã hội phụ thuộc vào hạnh phúc của các cá
nhân trong đó.
Trí thơng minh cảm xúc giải quyết một phạm vi rộng lớn của nhiều vấn đề. Ví dụ, nó giúp
chúng ta trả lời tất cả những câu hỏi sau:
1.
2.


"Tại sao chúng ta làm những việc mà chúng ta biết là chúng ta sẽ hối tiếc?"
"Bằng cách nào tơi có thể tạo ra một sự khác biệt có ý nghĩa tích cực trên thế giới?"

3.

"Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa gì?"

4.

"Đâu là ngun nhân gốc rễ của sự giận dữ, bạo lực và sự tham lam?"

5.

"Tại sao ngày nay con người sống tách biệt và không quan tâm đến nhau?"

6.

"Người dân ở các nước giàu nhất có thể thiếu hạnh phúc như thế nào?"

Mỗi câu hỏi có thể được trả lời bằng cách khám phá về chính bản thân và bản chất của lồi
người theo những nghiên cứu về EQ. Tất cả đều liên quan đến những nhu cầu về tình cảm và
những kỹ năng cảm xúc của chúng ta.
Nghiên cứu về EQ ủng hộ thực tế là những tình cảm phát triển tự nhiên qua hàng triệu năm
tiến hoá để cho chúng ta biết chính xác khi nào những nhu cầu của chúng ta khơng được đáp
ứng. Bởi vì tất cả chúng ta đều là con người, cho nên chúng ta cùng chia sẻ một số nhu cầu
chung nào đó. Khi một trong các nhu cầu không được đáp ứng, chúng ta cảm thấy một chút
cảm giác tiêu cực. Tương tự, khi mọi việc dường như đều tốt đẹp, chúng ta thấy hạnh phúc.
Một định nghĩa đơn giản về trí thơng minh cảm xúc, do đó là, hiểu rõ điều gì tốt, điều gì xấu và
làm thế nào để biến xấu thành tốt.



Tìm ra cách để biến những điều xấu thành những điều tốt đơi khi địi hỏi rất nhiều tư duy, và
đây là một cách mà bộ não bậc cao hơn của bạn phân biệt chúng ta với những loài động vật
thuộc họ hàng kém tiến hoá hơn của chúng ta. Hơn nữa, loài người chúng ta học được nhiều từ
những người thầy kinh nghiệm hơn là bất cứ loài động vật nào khác. Hầu hết các động vật chủ
yếu đều dựa vào những ký ức thuộc bản năng hoặc do di truyền. Ví dụ, nhện mẹ khơng dạy
con chúng cách giăng tơ. Do đó, cái đi vào bộ não bậc cao của chúng ta trước tiên là tất cả
những thứ mà chúng ta được dạy ở trường, ở nhà, trên tivi, v.v.... Vì vậy, cái mà chúng ta gọi là
sự suy nghĩ thường chỉ là việc nhại lại ý tưởng của người khác.
Mặc dù vậy, những cảm xúc của chúng ta có tính bản năng cao hơn, giống với động vật hơn,
và khó lập chương trình hơn. Đó là bởi vì chúng bị cản trở bởi bộ não bậc thấp hơn của chúng
ta, bộ não này đã được khoa học chứng minh là có già dặn hơn so với bộ não bậc cao theo q
trình tiến hố. Khi con người tiến hoá, bộ não của anh ta theo nghĩa tầm thường đã phát triển
từ phần thấp hơn, phía sau đầu, tới phần cao hơn, phía trước.
Bởi vì những cảm xúc của chúng ta khó lập chương trình hơn -- như những dấu vân tay của
chúng ta -- chúng phụ thuộc duy nhất vào chúng ta. Đó là bởi vì chúng ta có những tính cách di
truyền khác nhau, những sở thích và những điều khơng thích có tính di truyền khác nhau.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những cảm xúc của chúng ta hầu hết đều là chức năng của sinh vật
học, mặc dù khơng phải hồn tồn. (Song, việc chúng ta hành động dựa trên những cảm xúc
đó phụ thuộc chủ yếu vào sự rèn luyện của chúng ta).
Mặc dù mỗi chúng ta đều là duy nhất, song chúng ta đều được lập kế hoạch để hành động theo
những cách tương tự dựa trên mong muốn của cha mẹ chúng ta, nền văn hoá của chúng ta, xã
hội của chúng ta,? Từ khi chúng ta còn trẻ, chúng ta đã được chỉ bảo phải làm gì, khơng phải
làm gì, cái gì được chấp nhận và cái gì khơng được chấp nhận. Chúng ta thậm chí được chỉ bảo
rằng chúng ta sẽ như thế nào - ví dụ, khi nào cảm thấy có tội, xấu hổ hay hạnh phúc. Nhưng
chúng ta là những người duy nhất giữ những tình cảm của bản thân chúng ta, bởi vì chúng dựa
trên sự kết hợp duy nhất của những tính cách bẩm sinh, những suy nghĩ sâu thẳm bên trong và
những kinh nghiệm sống của cá nhân. Hơn bất cứ thứ gì khác, đó là những tình cảm khiến cho
chúng ta trở thành những cá nhân khác nhau. Tồn bộ xã hội có thể buộc phải tin vào những
điều giống nhau, lặp lại những khẩu hiệu như nhau, thực hiện những nghi thức giống nhau, và

mặc những loại quần áo tương tự, song không ai có thể tạo ra thậm chí chỉ hai người cùng có
cảm nhận giống nhau. Vì vậy, khơng phải là xe hơi của chúng ta, hay cơ thể của chúng ta, mà
chính những cảm xúc đã tạo nên con người chúng ta (TQ hiệu đính: độc lập và duy nhất).
Học thuyết EQ thích hợp ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, bởi vì dù chúng ta đi đâu, chúng
ta cũng mang theo những tình cảm của mình. Những tình cảm đó đóng vai trị chủ yếu trong
việc quyết định xem chúng ta có thể ni dưỡng con cái như thế nào, con cái chúng ta có
những biểu hiện tốt như thế nào ở trường, chúng ta thành công trong cơng việc như thế nào,
chúng ta hồ hợp với những người khác như thế nào, và chúng ta thân thiết như thế nào trong
các mối quan hệ. Tóm lại, những cảm xúc của chúng ta quyết định chúng ta là những con người
cá nhân hạnh phúc như thế nào, và xã hội của chúng ta hạnh phúc như thế nào.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn lướt qua để xem xét thông tin về EQ.
Chương 1: Sơ lược về EQ
"EQ" nói một cách chính xác là gì?
EQ là cụm từ viết tắt của Chỉ số Cảm xúc (Emotional Quotient). Nó vay mượn của khái niệm
"Chỉ số thông minh" (Itelligence Quotient), và nó được sử dụng có tính chất thay thế với cụm từ
"Trí thơng minh cảm xúc" (Emotional Inteligence).
Định nghĩa chính thức của Trí thơng minh Cảm xúc là gì?


Trong phần giới thiệu, tôi đã đưa ra một định nghĩa dễ hiểu về Trí thơng minh Cảm xúc: Biết cái
gì là tốt, cái gì xấu, và làm thế nào biến xấu thành tốt. Một định nghĩa khoa học có tính chất
chính thức hơn là:
Sự nhận thức về cảm xúc và những kỹ năng quản lý cảm xúc tạo ra khả năng cân bằng giữa
cảm xúc và khả năng suy luận để có thể tối ưu cuộc sống hạnh phúc lâu dài.
EQ được đo lường như thế nào?
Khơng có một bài kiểm tra định lượng chính thức nào được xây dựng để đo lường EQ của chúng
ta bằng một con số. Tuy nhiên, chẳng cịn nghi ngờ gì nữa, trước khi tình trạng này thay đổi, đó
chỉ là vấn đề thời gian. Cho đến khi đó chúng ta hãy xem xét một số phân tích định tính sau:
Anh ta rất thiếu nhạy cảm. Một người thật ngu ngốc. Cô ấy quá nhạy cảm Cô ấy tự làm tất cả
mọi việc. Anh ta không nắm bắt được những cảm xúc của mình. Vai trị của cơ ấy bị phủ nhận.

Trong đầu anh ta, anh ta ln coi mnìh q cao.
Hoặc chúng ta có thể sử dụng những nhận xét có tính chất mỉa mai, như khi Dorothy Parker nói
rằng diễn viên Kathherine Hepburn "thể hiện được toàn bộ các trạng thái tình cảm? từ A đến
B".
Ai khởi xướng thuật ngữ "Trí thông minh Cảm xúc"?
Cụm từ này được cho là của Peter Salovey từ Đại Học Yale và John Mayer thuộc trường Đại học
New Hamsphire (Hiệu chỉnh năm 1999 - Các tác giả này khơng nhận cơng lao!).
Khi nào nó trở thành một chủ đề được thảo luận rộng rãi?
Mặc dù thuật ngữ "Trí thơng minh cảm xúc" xuất hiện từ năm 1990, song nó chỉ mới được phổ
biến rộng rãi vào cuối năm 1995, khi cuốn sách của Daniel Goleman - Emotional Intelligence
(Trí thơng minh Cảm xúc) - trở thành cuốn sách bán chạy nhất theo xếp hạng của tạp chí New
York Times và vẫn cịn nằm trong bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất trong vòng
hơn một năm.
Tại sao cuốn sách thu hút được sự chú ý?
Nhờ sức lôi cuốn của thuật ngữ "EQ", song chủ yếu bởi vì ngày càng có nhiều nghiên cứu mới
đang thể hiện mối quan hệ rõ ràng giữa cảm xúc, tiến trình hoạt động của bộ não, hạnh phúc,
sức khoẻ tốt và sự thành công trong cuộc sống.
Tại sao cảm xúc lại có ý nghĩa quan trọng?
Những cảm xúc của chúng ta là cách mà cơ thể của chúng ta trò chuyện với chúng ta và cho
chúng ta biết chúng ta cần gì để được mạnh khoẻ và hạnh phúc. Những cảm xúc được tạo ra
qua hàng triệu năm của quá trình chọn lọc có tính chất tiến hố để giúp chúng ta sống sót và
phát triển. Nếu chúng ta khơng lắng nghe những thông điệp mà cảm xúc của chúng ta đang
gửi đi, chúng ta sẽ không được đảm bảo về một cuộc sống hạnh phúc, trong khi phải chịu rủi ro
vì tình trạng sức khoẻ ốm yếu và sớm tử vong.
Cảm xúc của chúng ta cũng có vai trị chuyển thơng điệp tới những người khác. Ví dụ, khi
chúng ta giận dữ, gương mặt của chúng ta nói rằng "HÃY TRÁNH XA". Mặt khác, khi chúng ta
mỉm cười, trạng thái đó gửi gắm thơng điệp đây là thời điểm an toàn để người khác tiếp cận
chúng ta.
Một số phát hiện chính trong q trình nghiên cứu về EQ?



* Những người có EQ cao thường hạnh phúc hơn, mạnh khoẻ hơn và thành công hơn trong các
mối quan hệ của họ.
* Những người có EQ cao thể hiện tất cả những đặc điểm sau:
- Một sự cân bằng giữa cảm xúc và khả năng suy luận.
- Một sự nhận thức về những tình cảm riêng của họ.
- Sự thơng cảm và lịng trắc ẩn đối với những người khác.
- Các dấu hiệu thể hiện lòng tự trọng cao.
* Tất cả chúng ta khi sinh ra không giống nhau về phương diện cảm xúc - chúng ta có những
tính cách tự nhiên rất khác nhau.
* Tuy nhiên, cách chúng ta cư xử, biểu hiện những cảm xúc của mình có thể có sự thay đổi lớn.
* Khơng giống như IQ, EQ có thể được hun đúc một cách đáng kể.
* Sự phát triển cảm xúc lành mạnh của những đứa trẻ có ý nghĩa sống cịn đối với cả khả năng
học tập khi còn trẻ, đối với sự thành công và hạnh phúc khi đã trưởng thành.
* Sự phát triển cảm xúc của trẻ thơ bị sao nhãng là một phần khiếm khuyết của chính sách xã
hội. Điều này dẫn đến việc trẻ thơ thường phải chịu sự ảnh hưởng do các bậc cha mẹ có cuộc
sống mang tinh chất cá nhân, khơng có kỹ năng về cảm xúc, truyền thống tơn giáo và văn hố
cứng nhắc.
* Trí thơng minh cảm xúc của trẻ thơ đang có xu hướng giảm trên phạm vi toàn thế giới.
* Cơ thể của chúng ta chứa đựng những tình cảm khơng được thể hiện và khơng được phân
tích với những tổn thất về mặt sức khoẻ thể chất của chúng ta.
* Những cảm xúc dễ bị ảnh hưởng. Những người nhạy cảm có khả năng lớn nhất trong việc
truyền tải cảm xúc tới những người khác.
Những kết quả thực tiễn gắn với EQ cao và EQ thấp?
EQ thấp có khả năng dẫn đến cảm giác khơng hạnh phúc nói chung, được thể hiện trong những
cảm giác như sau:
1.
2.

Cô đơn

Sợ hãi

3.

Tuyệt vọng

4.

Tội lỗi

5.

Trống rỗng

6.

Cay đắng

7.

Chán nản


8.

Bất an

9.

Mệt mỏi


10. Thất vọng
11. Gượng ép
12. Oán giận
13. Phẫn nộ
14. Phụ thuộc
15. Bị đối xử bất công
16. Thất bại
Mặt khác, mức EQ cao có liên quan đến những cảm giác hạnh phúc nói chung, được dẫn chứng
bởi:
1.
2.

Động lực
Quan hệ bạn bè

3.

Sự chú tâm

4.

Sự hoàn thiện

5.

Sự thanh thản của tâm hồn

6.


Khả năng nhận thức

7.

Sự cân bằng

8.

Sự tự chủ

9.

Sự tự do

10. Sự độc lập
11. Sự hài lịng
12. Sự cảm kích
13. Sự thân thiện
14. Sự khao khát
Bài kiểm tra nhỏ về EQ (mini EQ Test) - Làm thế nào để tôi biết được tơi có EQ cao hya thấp?
Những câu hỏi này giúp bạn đánh giá mức EQ của riêng bạn:


1. Khi bạn đang cảm thấy chán nản và một người bạn đặt câu hỏi: bạn đang cảm
thấy thế nào, bạn sẽ trả lời:
Tốt. Tơi khơng biết. Ổn, tơi đốn vậy. Bạn không cần biết.
Hay:
Tôi cảm thấy chán nản.
2. Khi chồng hoặc vợ bạn làm điều gì đó khiến bạn bực mình, bạn sẽ nói:
Anh (cơ) khơng nên như thế? Anh (cô) thực sự đã làm tổn thương tôi.

Hay,
Tôi cảm thấy bị tổn thương vì điều đó.
3. Khi ai đó chỉ ra sự sai trái, bạn sẽ:
Ngụy biện.. Nhận thấy điều gì đó sai trái đối với người khác hay lý luận của họ.
Hay,
Cảm ơn người đó.
4. Khi đối mặt với một hoàn cảnh đáng sợ, bạn sẽ:
Lo lắng về điều đó. Cố gắng tránh suy nghĩ về điều đó. Hy vọng rằng việc đó sẽ sớm chấm dứt.
Hay:
Tính khả năng những điều bạn lo sợ sẽ trở thành hiện thực và bắt đầu nhấn mạnh vào sự lựa
chọn (options) của bạn.
5. Khi ai đó phản ứng mạnh với điều bạn nói, bạn sẽ:
Nghĩ rằng họ quá nhạy cảm. Nói cho họ biết bạn chỉ nói đùa thơi.
Hay:
Xin lỗi và hỏi họ xem điều gì khiến họ buồn phiền vì những gì bạn đã nói.
Nhìn chung, bạn càng có xu hướng tiến đến câu trả lời thứ hai, mức EQ của bạn càng cao. Đó
là lý do tại sao:
1. Mức EQ cao chỉ ra rằng bạn có thể nhận biết và thể hiện những cảm xúc của bạn.
2. Mức EQ cao cho biết bạn phải chịu trách nhiệm về những cảm xúc của bạn bằng cách nói:
"Tơi cảm thấy?" thay vì nói "Bạn khơng nên có?"
3. Nếu bạn có EQ cao, bạn không dễ dàng bị đe doạ bởi sự chỉ trích, vì vậy bạn khơng thấy cần
phải tự vệ hay tấn cơng người khác. Thay vào đó, bạn ln sẵn sàng lắng nghe và học hỏi từ
những người khác.


Chương 2: Những yếu tố cần thiết của Sự cân bằng, Nhận
thức, Trách nhiệm, và Sự thông cảm
Steve Hein
Phiên dịch: Lưu Khánh Minh
Những ngun tắc chủ yếu của Trí thơng minh Cảm xúc có thể được nhớ một cách thuận tiện là

BARE, sử dụng các chữ cái đứng đầu của các từ Cân Bằng (Balance), Nhận Thức (Awareness),
Trách Nhiệm (Responsibility), và Sự Thông Cảm (Empathy). Hãy xem xét mỗi khái niệm này.

Sự cân bằng (Balance)
Từ thời Aristotle, các triết gia đã ca tụng những ưu điểm của trạng thái cân bằng. Tuy nhiên,
trong các thời kỳ cổ đại, các vấn đề về cảm xúc được cho là có liên quan chặt chẽ đến trái tim.
Bây giờ chúng ta biết rằng lịch sử cảm xúc của chúng ta được chứa đựng trong các bộ não bậc
thấp hơn của chúng ta. Ví dụ, bộ não bậc thấp hơn ghi nhận những khoảng thời gian mà chúng
ta bị đe doạ bởi người nào đó đang hét lên với chúng ta, những khoảng thời gian mà chúng ta
cảm thấy bị phản đối bởi những người có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta, và những
khoảng thời gian mà chúng ta tràn đầy thích thú. Bộ não bậc cao hơn của chúng ta là bộ não
có lý trí - nơi đưa ra các khái niệm, phân tích và đánh giá. Nó đánh giá tình hình, đánh giá rủi ro
và lợi ích. Một ngun tắc chính của lý thuyết "Thơng Minh Cảm Xúc" là những người có EQ cao
có thể cân bằng các chức năng của hai bộ não khi họ giao tiếp với người khác. Ví dụ:
Bạn nhìn thấy một cơ hội để bắt đầu công việc kinh doanh. Bạn lo sợ bị phá sản nếu cơng việc
đó thất bại, tuy nhiên bạn được kích thích bởi những phần thưởng tiềm tàng. Bộ não bậc cao
hơn của bạn tiến hành một cuộc hội thoại với bộ não bậc thấp hơn để đánh giá nguy cơ và lợi
ích, và chỉ ra khả năng của mỗi yếu tố. Khi cảm xúc và những phán đoán của bạn cân bằng,
các cơ hội được tăng cường, bạn sẽ có một quyết định dẫn đến cảm giác hạnh phúc lâu dài.
Bây giờ hãy nhìn vào bốn ví dụ thực tế cụ thể của việc duy trì sự cân bằng giữa cảm xúc và sự
phán đoán của chúng ta:

Những méo mó về nhận thức (Cognitive Distortion)
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định những điều nghi vấn từ lâu: cảm xúc có khả năng bóp méo
quan điểm thực tế. Từ đó dẫn đến những biểu hiện chung như sau:
Anh ta nhìn thế giới qua lăng kính màu hồng. Anh ta bị che mắt bởi những cơn giận dữ của anh
ta. Cô ấy luôn chờ đợi những điều tồi tệ nhất.
Vào những thời điểm như thế, chúng ta đang tạo ra cái mà chúng ta gọi là "những méo mó về
nhận thức" do suy nghĩ của chúng ta, hay nhận thức của chúng ta đang bị che mờ bởi tình cảm
của chúng ta. Khi điều này xảy ra, chúng ta bị mất thăng bằng trước những vấn đề thực tế.

Hãy xem xét các ví dụ sau:
Lý luận bằng cảm xúc (emotional reasoning). Đó là khi chúng ta cho phép những cảm xúc
của mình dẫn chúng ta tới những kết luận sai lầm. Một ví dụ là nếu như anh ta cảm thấy thất
bại, anh ta đúng là một kẻ thất bại.
Sự giam hãm cảm xúc (emotional imprisonment). Đây là khi chúng ta trở thành một tù
nhân đối với những tình cảm của chúng ta. Chúng ta cảm thấy bị mắc kẹt hay chúng ta cảm
thấy như bị cầm tù trong một phương thức hành động nào đó, thậm chí cả khi những nhận xét
của chúng ta và tất cả mọi bằng chứng đều chống lại điều đó.


Màu sắc hố hay thanh lọc hóa (mental coloring or filtering). Chúng ta có thể nhìn nhận
mọi thứ dưới một góc độ tích cực hoặc tiêu cực thái q. Ví dụ, chúng ta có thể xem xét bất cứ
dấu hiệu nào biểu hiện vấn đề rắc rối như là "một thảm hoạ". Hoặc chúng ta có thể cho phép
những cảm xúc đánh lừa khiến chúng ta chuyển từ trạng thái tích cực tới tiêu cực. Ví dụ, một
người cảm thấy bản thân mình là kẻ cực kỳ tồi tệ sẽ nghĩ rằng những người tán dương cô ta
chắc chắn đang nói dối.
Quơ đủa cả nắm (Over-generalization). Đây là khi chúng ta suy nghĩ một cách sai lầm rằng
bởi vì một điều gì đó đã xảy ra từ trước, điều đó sẽ "ln" xảy ra. Những người có EQ cao tự
dằn mình khi cảm thấy những điều tồi tệ bằng cách tự nhủ. Một số ví dụ về việc tự độc thoại có
ý nghĩa tiêu cực:
Tơi ln nghĩ luẩn quẩn. Tơi luôn quên các thứ. Tôi luôn đánh mất đồ. Tôi sẽ không bao giờ hạnh
phúc.
Nhận thức về những suy nghĩ méo mó này nhắc nhở chúng ta xem xét mọi sự vật như chúng
vốn có, chứ khơng phải như biẻu hiện bề ngồi. (TQ: hiểu biết các cách méo mó về nhận thức
sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một sự việc trung thực hơn).

Kiểm soát sự giận dữ (Impulse Control).
Kiểm soát trạng thái giận dữ là một thành phần quan trọng của trí thơng minh cảm xúc. Sử
dụng khả năng suy luận để cân bằng những cảm xúc của chúng ta, giúp chúng ta tránh rơi vào
tình trạng chưa được chuẩn bị hay mới được chuẩn bị nửa vời. Khả năng suy luận ngăn chúng

ta dột ngột đi vào kết luận hay tránh cho chúng ta phải ngụy biện vì lo sợ. Người có EQ cao dựa
vào những quan sát của riêng anh ta để khẳng định hay phủ nhận các vấn đề, thay vì bị ảnh
hưởng bởi sự lơi kéo về tình cảm hay những hứa hẹn sai lầm.

Kìm nén sự thoả mãn (Delaying Gratification).
Việc cân bằng cảm xúc và suy luận cũng dẫn đến khả năng kìm nén sự thoả mãn khi trạng thái
đó đem lại lợi ích lớn nhất cho chúng ta. Ví dụ, khi khởi động một doanh nghiệp, trước tiên phải
mất nhiều giờ, nhưng phần thưởng sau này sẽ rất lớn.
Một ví dụ dẫn chứng phổ thơng nhất về những ảnh hưởng tích cực của khả năng này là việc
nghiên cứu giống thục quỳ. Trong q trình nghiên cứu này, một nhóm trẻ con 4 tuổi được đưa
ra cơ hội: hoặc là ngay lập tức sẽ có một cây thục quỳ, hoặc là sẽ có hai cây sau khi nhà
nghiên cứu trở lại vào một thời gian ngắn sau đó. Khi những đứa trẻ bước vào trường trung
học, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những đứa trẻ chọn cách chờ đợi nhìn chung hạnh
phúc hơn, có nhiều bạn bè hơn, tự tin, kiên cường và mạo hiểm hơn. Chúng đạt mức điểm
trung bình cao hơn 210 điểm trong các bài kiểm tra SAT.

Sự Xa Vời Tình Cảm (emotional detachment).
Nếu chúng ta khơng hiểu những tình cảm của mình, chúng ta sẽ khơng có gì để cân bằng với
sự suy luận của chúng ta. Nếu chúng ta đưa ra các quyết định và hình thành các mối quan lứa
đôi hay bạn bè dựa trên cơ sở tính lý trí, chúng ta có thể bỏ lỡ nhiều thú vui trong cuộc sống
với việc suy nghĩ về tất cả những lý do thực tế của sự khơng hài lịng. Ví dụ, những người khác
nhau về mặt cảm xúc không thể trải qua quan hệ thân thiết về tình cảm, bởi vì họ khơng có
mối liên hệ với những tình cảm của bất cứ người nào khác cho đến khi họ trở nên hoà đồng.
Cuối cùng, nếu chúng ta khơng dung hồ với những tình cảm của mình, chúng ta có thể thất
bại trong việc lắng nghe lương tâm của chúng ta, và không cảm thấy hối hận vì đã có lỗi với
người khác. Trong hầu hết các trường hợp, hành vi thiếu trách nhiệm trên phương diện xã hội
này thậm chí cũng có thể quay lại làm hại chúng ta.

Nhận Thức (Aware)



Nếu khơng có sự nhận thức về những tình cảm của chúng ta và nguyên nhân tạo ra những tình
cảm đó, con người sẽ khơng thể đi đến một cuộc sống hạnh phúc. Chúng ta có thể tiến tới một
cuộc sống năng động, thậm chí một cuộc sống thành đạt, nếu như người ta định nghĩa sự
thành công bởi địa vị cá nhân hay giá trị vật chất. Song để có được một cuộc sống hạnh phúc,
chúng ta hồn tồn phải biết những gì tạo ra cảm xúc tốt đẹp và những gì khơng. Chúng ta
cũng phải biết điều gì có thể cảm thấy tốt đẹp trong tương lai trên cơ sở sự tự nhận thức một
cách xác đáng. Để nhận thức đầy đủ về những tình cảm của mình, chúng ta phải nhìn nhận
chúng, chấp nhận chúng và có khả năng hiểu biết chúng.
Nhìn nhận những tình cảm của chúng ta
Tình cảm của chúng ta ln cần được chú ý đến. Chúng thu hút chúng ta theo nhiều cách.
Chúng gửi cho chúng ta những dấu hiệu thông qua trạng thái tinh thần và dấu hiệu của cơ thể.
Nếu chúng ta khơng nhìn nhận chúng, chúng vẫn khơng ngừng tiếp tục thu hút sự chú ý của
chúng ta. Ví dụ, cảm giác tội lỗi. Tất cả chúng ta đều đã từng làm những điều khiến chúng ta
cảm thấy có tội. Nếu bạn suy nghĩ trong giây lát, bạn có thể bắt đầu quở trách những hành
động trong quá khứ của mình khiến cho bạn cảm thấy mắc tội.
Gần đây, con người ngày càng có xu hướng cố gắng phá vỡ cơ chế chỉ dẫn phức tạp thuộc bản
chất tự nhiên. Ngày càng có nhiều người cố gắng tính tốn, trị bệnh, tập thể dục, làm việc, giải
trí, hút thuốc lá, uống rượu, hy vọng, mong ước, hay cầu nguyện để thốt ra khỏi những cảm
xúc của họ. Ví dụ, hàng triệu người có cuộc sống khơng khoẻ mạnh, căng thẳng và sau đó chọn
một trong các cách:
a) cố gắng giảm căng thẳng và đốt cháy những calo thừa sau ngày làm việc bằng cách vào các
phòng tập thể dục.
b) ra ngoài uống rượu sau khi tan sở hay vào các ngày nghỉ cuối tuần.
c) là mệt bộ não bằng cách xem tivi.
Tốt hơn, hãy thừa nhận tình trạng căng thẳng, tìm hiểu ngun nhân và có hành động để xố
bỏ những nguồn gốc gây ra tình trạng căng thẳng, nếu khơng họ sẽ rơi vào vịng luẩn quẩn. Họ
cố gắng vật lộn để kiếm được ngày càng nhiều tiền, nhờ vậy có thể chi tiêu vào các hoạt động
giải trí nhằm làm giảm căng thẳng và cảm giác trống rỗng do cuộc sống thiếu hồn thiện.
Mục đích tự nhiên của cảm xúc tiêu cực là thu hút sự chú ý của chúng ta tới nguyên nhân của

những cảm xúc tiêu cực đó. Con người đã phá vỡ q trình này bằng việc điều trị khi xuất hiện
các triệu chứng bệnh. Như vậy có nghĩa là chúng ta đang chống lại hàng triệu năm của q
trình tiến hố.
Thế hệ Rx
Khơng chỉ ngày càng có nhiều người lớn chuyển sang chữa trị để loại bỏ những triệu chứng
không vui vẻ trong lối sống thiếu lành mạnh của họ, mà ngày càng nhiều bậc cha mẹ cho con
cái sử dụng các đơn thuốc để điều trị về tâm lý. Tôi cực kỳ bối rối bởi một số đứa trẻ thông
minh mà tôi gặp - ở trường tỏ ra buồn chán và ở nhà thì bị sao lãng - sau đó đã đi điều trị để có
khả năng tự kiểm sốt cao hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, những vấn đề liên quan đến hành vi
là những dấu hiệu cho thấy đã có điều gì đó khơng ổn trong gia đình. Để phản ứng với những
thông điệp được con cái chúng ta gửi đến cho chúng ta một cách gián tiếp, mà không phải tìm
hiểu ý nghĩa của những thơng điệp đó, cũng giống như dập tắt ngọn lửa báo động bởi vì nó làm
phiền chúng ta, trong khi những ngọn lửa đó lan rộng khắp các nhà hàng xóm.
Hiểu Biết Cảm Giác riêng biệt
Sau khi thừa nhận việc có một chút cảm giác khơng hài lịng, nó đặc biệt giúp chúng ta nhận
biết cảm giác đó một cách chi tiết nếu có thể. Ví dụ, khi chúng ta tức giận, nó giúp chúng ta trở


nên chính xác hơn. Chúng ta có thể tức giận vì một số lý do. Có thể chúng ta sợ mất tự chủ. Có
thể chúng ta lo sợ những mối đe doạ về mặt thể chất. Có thể chúng ta cảm thấy không được
tôn trọng hay bị phớt lờ. Chúng ta càng đi vào chi tiết, chúng ta càng chính xác hơn trong việc
nhận biết nguồn gốc của cảm xúc.
Chúng ta càng trải qua việc nhận biết cảm xúc nhiều lần, chúng ta càng nhanh chóng lựa chọn
được tên gọi đúng của cảm giác. Mỗi lần chúng ta xác định một cảm xúc và gọi tên nó, trí nhớ
của chúng ta lại ghi nhận hoàn cảnh xung quanh cảm xúc đó và tên gọi mà chúng ta gắn với
nó. Khi chúng ta thành thạo hơn trong việc lựa chọn những phản ứng phù hợp, thực tế chúng ta
đang tổ chức lại bộ nhớ. Nếu chúng ta là những học trò nhanh nhạy, quá trình này diễn ra
tương đối nhanh. Hầu hết chúng ta có thể học bất cứ điều gì mà chúng ta đã tạo dựng bộ nhớ,
vì vậy nếu chúng ta có EQ thấp, cơ hội tốt đó chỉ là bởi vì chúng ta thiếu các mẫu có vai trị EQ
cao, hoặc sự chỉ dẫn phù hợp, chứ khơng phải bởi vì chúng ta thiếu năng lực.

Một khi cảm xúc được xác định, điều quan trọng là phải suy nghĩ về việc nó đang cố gắng
mách bảo bạn điều gì. Mỗi cảm xúc xuất hiện mang đến thơng tin như một món q cho chúng
ta. Cơng việc của chúng ta là cho biết thơng tin đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta, và sau đó sử
dụng thơng tin đó một cách khơn khéo.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là, chúng ta thường cảm nhận đồng thời nhiều cảm xúc. Đôi khi
những cảm xúc của chúng ta dường như mâu thuẫn nhau, song mỗi cảm xúc có một thơng
điệp và một mục đích. Ví dụ, tơi có thể cảm thấy bị lăng nhục hay bị xúc phạm bởi những điều
mà người nào đó nói, tuy nhiên cũng cảm thấy ngưỡng mộ người đó vì đã dũng cảm nói với tơi
sự thật.
Thời gian.
Một người có EQ cao nhận thức được những tình cảm của cơ ta trong "thời gian thực tế". Nói
cách khác, cơ ta nhận ra những tình cảm của mình khi đang cảm thấy những tình cảm ấy. Cơ ta
có thể tự nói với bản thân: "Ồ, tôi thực sự cảm thấy ghen tức, sợ hãi, được truyền cảm hứng,
được đánh giá cao, tự hào, được bảo vệ." Nếu chúng ta không hiểu rõ những cảm xúc của
mình khi chúng xuất hiện, chúng ta có thể bỏ lỡ cơ may học được nhiều điều từ chúng. Hầu hết
chúng ta đều có cuộc sống quá mức bận rộn, cho nên chúng ta không thể xác định thời gian
muộn hơn để suy nghĩ về những cảm xúc của chúng ta và lắng nghe những thông điệp của
chúng. Thay vào đó, chúng ta tiếp tục làm việc chăm chỉ hơn. (Nếu bạn đã đọc Trang Trại Động
Vật của George Orwell, bạn có thể nhớ đây là phản ứng của con ngựa với xã hội đồi bại). Kết
quả của việc thờ ơ với những cảm xúc của chúng ta là, nhiều người trong số chúng ta phải
sống trong tình trạng bất hạnh, không khoẻ mạnh từ năm này đến năm khác. Thực tế, nếu
chúng ta khơng hồ hợp với những tình cảm của mình, có thể chúng ta sẽ trở thành những con
ếch kém thông minh để nhận biết khi nào phải nhảy ra khỏi nồi nước trước khi nó dần sôi. Gần
như là không thể tránh được, chúng ta được cho thấy rằng, thậm chí khi con ếch có thể dễ
dàng nhảy ra khỏi nồi nước, nó vẫn bị đem nấu cho đến chết, nếu sự thay đổi về nhiệt độ chậm
dần đủ.
Giá trị của tư duy
Theo kinh nghiệm của riêng tơi, việc xác định những tình cảm khi chúng xuất hiện phải qua
nhiều trắc nghiệm thực tế. Tôi có thể ghi nhớ nhiều lần khi tơi cảm thấy những cảm xúc tiêu
cực trỗi dậy mạnh mẽ, song tôi khơng thể nhận ra chúng vào thời gian đó. Tơi khơng có cơ hội

để suy nghĩ về chúng cho đến khi tơi ngồi một mình vài giờ sau đó.
Trong một cuộc họp mà tôi được tạo điều kiện thuận lợi, một trong những người tham gia đã tỏ
thái độ gây chia rẽ và chống đối. Tơi hồn tồn mất sự tự vệ và mất phương hướng khi tôi rời
cuộc họp. Khi tơi đọc những ghi chú trong tạp chí của tôi, tôi nhận ra rằng tôi đã tổng hợp một
danh sách dài những cảm giác tiêu cực. Bằng cách dành thời gian để suy nghĩ về những tình
cảm riêng của mình, tơi đã học được nhiều điều từ kinh nghiệm này và có những hành động
sửa chữa. Nếu một tình trạng như vậy lại diễn ra, tơi ngờ rằng có nhiều khả năng hơn tôi sẽ
hiểu được bản thân và có những bước đi tức thời trước khi cuộc họp bị ảnh hưởng.


Phân biệt giữa những cảm xúc có ích và những cảm xúc vô nghĩa.
Đôi khi bộ não cảm xúc của chúng ta gửi cho chúng ta những tín hiệu đã phóng đại. Nghiên
cứu về EQ giải thích rằng đó là bởi vì sự lo sợ để lại những dấu ấn đậm nét trong bộ não - sự sợ
hãi càng lớn, dấu ấn càng sâu. Căn nguyên giải thích điều này tất nhiên là bản năng sinh tồn
của chúng ta. Mỗi lần chúng ta đối mặt với tình trạng bị đe doạ, công việc của bộ não bậc cao
hơn là đánh giá tính nghiêm trọng của nguy cơ trước khi bộ não thấp hơn đưa ra phản ứng tự
động có tính chất thôi thúc đối với sự đe dọa được nhận thức. Trong xã hội thời hiện đại, những
nguy cơ này chủ yếu là sự đe dọa phi cuộc sống, song bản năng sinh tồn khiến cho chúng ta
phản ứng như thể chúng ta đang gặp nguy hiểm về thể chất. Q trình tiến hố, có vẻ như,
khơng nắm bắt được thực tế là chúng ta không bị đe doạ bởi những con hổ và gấu hàng ngày.
Giờ đây, chủ yếu là những cái tôi của ta đang bị đe dọa. Nếu chúng ta phản ứng như thể cuộc
sống của chúng ta đang gặp nguy hiểm, chúng ta thường khiến cho tình trạng đó trở nên tồi tệ
đối với bản thân chúng ta - vốn rõ ràng là không quá thông minh. Ví dụ, nếu ai đó làm tổn hại
danh tiếng của bạn, bộ não thấp hơn có thể nói, "Đây là một thảm họa. Anh chàng này đã làm
tổn thương tơi. Anh ta khơng có quyền làm điều mà anh ta dã làm. Tôi cảm thấy muốn bắn anh
ta". Hiển nhiên, một phản ứng như vậy, nếu xảy ra, sẽ khơng có ý nghĩa đối với cuộc sống
hạnh phúc lâu dài. Bộ não bậc cao hơn giúp chúng ta nhấn mạnh vào những cảm xúc có ích
hơn, ví dụ, mong muốn về sự bồi thường. Xây dựng mơ hình theo vai trò phù hợp, đào tạo các
kỹ năng về cảm xúc, các kỹ năng đưa ra quyết định, và một sự nhận thức rõ ràng về mục đích tất cả đều giúp chúng ta gia tăng những cơ hội lựa chọn các phản ứng có ích, hơn là các phản
ứng khơng có ý nghĩa. Dự báo về những tình cảm - một kỹ năng cực kỳ quan trọng xuất phát từ

sự nhận thức về cảm xúc là khả năng dự báo những cảm xúc của chúng ta. Chúng ta thực hiện
việc này bằng cách dừng lại để cân nhắc xem chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng ta lựa
chọn một phương hướng hành động bị người khác phản đối. Giá trị của khả năng này khơng
thể được phóng đại. Chỉ khi chúng ta có thể đốn trước những tình cảm của mình, chúng ta
mới có thể đưa ra những quyết định sẽ dẫn đến tình trạng hạnh phúc của chúng ta.
Hãy xem xét những tuyên bố sau:
Tôi biết tôi sẽ hối tiếc về điều này. Tôi biết tôi sẽ cảm thấy có tội nếu tơi làm điều
này.
đối chọi với:
Tôi sẽ cảm thấy rất tốt! Tôi biết tôi sẽ cảm thấy tốt hơn nếu tôi ...
Trong trường hợp đầu tiên, sự tiên đoán của chúng ta đang cố gắng giúp chúng ta tránh điều gì
đó. Trong trường hợp thứ hai, sự tiên đoán của chúng ta về những cảm xúc tích cực giúp cho
chúng ta có thêm động cơ. Việc đưa ra những quyết định tốt hơn chỉ yêu cầu chúng ta rằng
chúng ta hãy lắng nghe những thông điệp bên trong nội tâm của chúng ta. Những cảm xúc của
chúng ta thực sự là tiếng nói bên trong chỉ dẫn cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần lắng nghe.
Paris
Một ví dụ có tính cách cá nhân về việc dự báo cảm xúc là vào thời gian mới đây, khi tôi ở Paris.
Tôi đang trên chuyến tàu đến sân bay để bay về nhà. Tơi đã có những cảm giác lẫn lộn về sự ra
đi. Trong suốt 30 phút ngồi trên tàu, tôi đã đắn đo xem liệu tôi có nên đi hay khơng. Tơi có một
chiếc vé linh động và tơi biết tơi có thể dễ dàng ở lại Paris thêm vài ngày. Tơi đã cố gắng dự
đốn những cảm giác của tôi nếu tôi ở lại và nếu tôi ra đi. Tôi nghĩ về việc tôi sẽ cảm thấy thế
nào khi ngồi trên máy bay để về nhà. Tôi biết rằng tôi sẽ cảm thấy hối tiếc vì đã ra đi. Tơi nghĩ
về những cơng viên và những quán café ở Paris. Tôi đã bắt đầu cảm thấy hối tiếc. Đồng thời, tơi
cảm thấy có nghĩa vụ phải tn theo kế hoạch ban đầu của mình. Tơi khơng hồn tồn biết
cảm giác về bổn phận này đến từ đâu, nhưng tơi đã cảm nhận được nó. Tơi cảm thấy điều gì đó
đang hối thúc tơi ra đi, chống lại mong muốn của tôi. Bộ não bậc cao hơn của tơi nói, "Bạn
khơng cần trở về nhà, chỉ bởi vì chiếc vé của bạn nói thế". Nhưng bộ não bậc thấp hơn của tôi
lưỡng lự trong việc thừa nhận lý trí đó. Mặc dù vậy, cuối cùng, bộ não bậc cao hơn của tôi đã
thắng, và tôi đã thay đổi chuyến tàu để quay trở lại Paris.



×