Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

VĂN hóa ỨNG xử TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN và TRẦN tế XƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.76 KB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
_________________________________
LÊ THỊ HỒNG CHÂU

VĂN HỐ ỨNG XỬ TRONG THƠ NGUYỄN
KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ THU YẾN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


2

Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tơi đã gặp khơng ít khó khăn và
đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ rất nhiều người.
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tơi xin kính gửi lời tri ân chân thành nhất
đến cô Lê Thu Yến, người đã truyền cảm hứng cho chúng tôi trong những năm
học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và cho đến tận bây giờ.
Cô là người đã chỉ bảo, góp ý và hướng dẫn một cách tận tình để chúng tơi có thể
nhận thức và thực hiện được đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến
và Trần Tế Xương.
Đồng thời, chúng tơi xin kính cảm ơn quý Thầy, Cô giáo đã truyền dạy kiến
thức và định hướng cho chúng tôi trong suốt những năm qua. Nhân đây, chúng tôi


xin cảm ơn quý thầy, cô Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng xin kính gửi lời cảm ơn đến các Cô, Chú làm
việc tại Thư viện trường Đại học Sư phạm; trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và những người bạn đã hỗ trợ, cung cấp
nguồn tư liệu cho chúng tôi.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những người đã quan tâm, chăm sóc, động
viên và thương yêu chúng tôi trong suốt thời gian sống, học tập và nghiên cứu,
những người luôn đem tới cho chúng tôi sự bình an, niềm vui và hạnh phúc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Hồng Châu


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Lê Thu Yến. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Người thực hiện

Lê Thị Hồng Châu


4

MỤC LỤC
DẪN NHẬP......................................................................................................................................................6

1.Lí do chọn đề tài..........................................................................................................................................6
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................................................................8
3.Mục đích nghiên cứu................................................................................................................................17
4.Đối tượng và phạm vi đề tài.....................................................................................................................17
5.Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................17
6.Cấu trúc luận văn......................................................................................................................................18
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.........................................................................................................20
1.1.Các khái niệm.........................................................................................................................................20
1.1.1.Khái niệm văn hoá..............................................................................................................................20
1.1.2.Khái niệm ứng xử................................................................................................................................24
1.1.3.Khái niệm văn hoá ứng xử..................................................................................................................25
1.2.Phác thảo diện mạo văn hoá Việt.........................................................................................................26
1.2.1.Truyền thống văn hoá của người Việt................................................................................................26
1.2.2.Văn hoá Việt trong sự tiếp biến các luồng tư tưởng, văn hoá khác..................................................28
1.2.2.1.Với Nho giáo.....................................................................................................................................28
1.2.2.2.Với Phật giáo....................................................................................................................................34
1.2.2.3.Với Đạo giáo.....................................................................................................................................37
1.3.Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương........................41
1.3.1. Nguyễn Khuyến, nhà nho nông thôn................................................................................................41
1.3.1.1.Con người và cuộc đời.....................................................................................................................41
1.3.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến.........................................................................................44
1.3.2. Trần Tế Xương, nhà nho thành thị.....................................................................................................45
1.3.2.1.Con người và cuộc đời.....................................................................................................................45
1.3.2.2.Sự nghiệp sáng tác của Trần Tế Xương...........................................................................................47
Tiểu kết chương 1........................................................................................................................................48


5

CHƯƠNG 2. ỨNG XỬ ĐỐI VỚI BẢN THÂN VÀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN....................................................50

2.1.Ứng xử đối với bản thân........................................................................................................................50
2.1.1 Từ ý thức về tài năng, nhân cách và vai trò lịch sử của bản thân.....................................................50
2.1.1.1 Ý thức về tài năng và nhân cách......................................................................................................50
2.1.1.2.Ý thức về vai trò lịch sử của bản thân.............................................................................................55
2.1.2… đến lối ứng xử với bản thân khác biệt............................................................................................61
2.2.Ứng xử đối với môi trường tự nhiên.....................................................................................................71
2.2.1.Thiên nhiên là đối tượng để thưởng thức và ngâm vịnh..................................................................72
2.2.2.Thiên nhiên là đối tượng để gửi gắm tâm tư.....................................................................................78
Tiểu kết chương 2........................................................................................................................................88
CHƯƠNG 3. ỨNG XỬ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ GIA ĐÌNH..........................................................89
3.1.Ứng xử đối với mơi trường xã hội.........................................................................................................89
3.1.1. Ứng xử với bọn phong kiến, tay sai...................................................................................................89
3.1.2. Ứng xử với những kẻ tha hoá, biến chất trong xã hội......................................................................94
3.1.3. Ứng xử với những người nghèo khổ...............................................................................................105
3.1.4 Ứng xử với bạn bè.............................................................................................................................111
3.2.Ứng xử đối với gia đình.......................................................................................................................120
3.2.1 Ứng xử với vợ....................................................................................................................................120
3.2.2 Ứng xử với con cái............................................................................................................................127
3.2.3 Ứng xử với anh em, họ hàng............................................................................................................132
Tiểu kết chương 3......................................................................................................................................138
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................146


6

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài

Văn hóa là yếu tố rất quan trọng và luôn được các quốc gia, dân tộc trên

thế giới quan tâm. Bởi lẽ, văn hóa và những giá trị mà văn hóa đã tạo ra ln có
sự tác động mạnh mẽ trong sự tiến bộ của xã hội lồi người. Nó chứa đựng sức
sống, sự sáng tạo cũng như tầm vóc của đất nước mà nó được sinh ra. Vì được
tạo ra từ con người nên nó cũng trở thành sản phẩm thúc đẩy các hoạt động của
con người. Nếu như kinh tế là cơ sở nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì
văn hóa chính là nền tảng tinh thần của đời sống ấy, và chính văn hóa là một
hình thái ý thức xã hội, biểu hiện các năng lực vật chất của con người.
Khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa, Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng ta đã đề ra mục tiêu cụ thể, để “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển tồn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
cơng bằng, văn minh” [61].
Trước đây, ta nói “xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân
tộc”, nhưng đến Đại hội XII Đảng ta đã đã đưa cụm từ “thấm nhuần tinh thần dân
tộc” vào thay cho cụm từ “đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghĩa là “văn hóa” đã được
nâng lên một mức độ mới, sâu rộng hơn bởi khơng chỉ có “bản sắc dân tộc” mà
cịn nhiều khía cạnh khác nữa như tình cảm, tâm lý, luân lý dân tộc, những hoạt
động thuộc về nội tâm của con người, thuộc về chiều sâu của dân tộc. Đặc biệt,
trong giai đoạn hiện nay, văn hóa như là cơ sở, nền tảng đối với phát triển bền
vững mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc đã dần dần được nhận thức đầy đủ hình hài của nó, đồng thời vai


7

trị tất yếu của nó trong xây dựng con người Việt Nam mới được khẳng định một
cách có chiều sâu bản chất. Đó là những bước phát triển theo chiều sâu lý luận
văn hóa, cho phép hồn thiện những quan điểm cơ bản cũng như cụ thể hóa thành

chiến lược để xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam xứng với tầm vóc và
phát huy được “sức mạnh mềm” của nó trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn văn
hóa Việt Nam trên đà hội nhập với văn hóa thế giới. Vì thế, đó là điều kiện mở ra
khả năng to lớn để các dân tộc giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã
hội với nhau trên phạm vi tồn cầu tạo động lực cho q trình đổi mới và hiện đại
hóa văn hóa của các dân tộc, song nó cũng đem đến cho chúng ta những khó
khăn, thách thức khơng hề nhỏ. Đó là sự thách thức khiến cho đất nước phải
đương đầu với mọi thách thức của thời cuộc như lối sống ích kỷ, sự thực dụng, sự
suy sụp, tàn lụi các giá trị truyền thống,…và trước tình hình ấy, chúng ta cũng
phải đối diện với sự tha hóa, biến chất trong lối ứng xử giữa con người và mọi thứ
xung quanh.
Có thể thấy rằng, nếu ứng xử của lồi vật ln chịu sự chi phối của bản
năng tự nhiên thì ứng xử của con người có xu hướng kiềm chế những bản năng
ấy. Sự kiềm chế ấy tạo ra văn hóa, và văn hóa ứng xử luôn là yếu tố được mọi
người trong xã hội rất quan tâm. Đặc biệt, đứng trước vấn đề tồn cầu hóa và
đứng trước cách mạng khoa học kỹ thuật đương đại, văn minh công nghiệp cũng
tiến nhanh đến chóng mặt. Địi hỏi chúng ta phải tỉnh táo nhìn nhận và có lối ứng
xử phù hợp với thời đại, với con người, với bản thân và gia đình, xã hội. Vì lẽ đó,
việc nghiên cứu văn hóa ứng xử có một ý nghĩa rất to lớn, giúp ta có thể hồn
thiện bản thân mình cũng như xây dựng một xã hội tốt đẹp, có những nét văn hóa
truyền thống mạnh mẽ đủ sức dung chứa những nền văn hóa ngoại lai tích cực và
loại bỏ những yếu tố văn hóa khơng thật sự phù hợp cho đất nước mình. Từ nền
tảng nghiên cứu về văn hóa, chúng ta sẽ có thể lưu giữ và phát huy, học tập những
lối ứng xử tinh tế của tiền nhân khi tìm hiểu sâu hơn về văn hóa ứng xử trong văn
học trung đại nói chung, trong đó có thơ văn Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.


8

Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai nhà thơ lớn trong nền văn học

dân tộc. Thời đại của họ sống là một thời đại xảy ra nhiều biến động dữ dội. Cuộc
xâm lăng của thực dân Pháp đã kéo theo sự du nhập ồ ạt của văn hóa phương Tây,
làm thay đổi rất nhiều các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa ứng
xử. Đứng trước thời cuộc ấy là hai cuộc đời, hai số phận, một Nguyễn Khuyến
với tâm thế là nhà nho truyền thống, một Tú Xương là nhà nho thị dân nên chắc
chắn rằng tư tưởng và tâm hồn thơ của Tam nguyên n Đổ và nhà thơ sơng Vị sẽ
có những nét đặc biệt, hứa hẹn sự khám phá thú vị. Bên cạnh đó, có thể thấy
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là những tác giả có sức ảnh hưởng khá lớn
trong dòng chảy văn học Việt Nam, nhất là khi cả hai tác giả đều được giảng dạy
trong nhà trường THPT. Cho nên, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần đổi mới
nội dung giảng dạy đó là bên cạnh việc truyền đạt tri thức cịn có thể liên hệ với
thực tiễn và giáo dục nhân cách cho học sinh. Đó là một trong những cách đưa
văn học lại gần với cuộc sống.
Vì tất cả những lẽ trên, chúng tơi chọn đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
ngành Văn học Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích
lũy, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong đời sống xã hội và càng có ý nghĩa hơn khi nhân loại đang tiến vào thời đại
số, thời đại kinh tế thị trường. Khi mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi vào
mọi ngóc ngách của xã hội, thậm chí vào cả thành trì bền vững nhất của giá trị cá
nhân thì người ta lại càng mong muốn tìm về với những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, trong đó có văn hóa ứng xử. Vì vậy, vấn đề về văn hóa, văn
hóa ứng xử nói chung được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm cũng là điều dễ hiểu.
Năm 1871, E.B.Tylor (1832-1917) đã cho ra đời cơng trình nghiên cứu về
Văn hóa ngun thủy (Primitive Culture), trong cơng trình ấy, tác giả Tylor đã



9

nhấn mạnh “văn hóa hoặc văn minh, hiểu theo nghĩa rộng nhất của dân tộc học, là
cái toàn thể phức hợp bao gồm nhận thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp
luật, phong tục và các năng lực hoặc tập tục khác do con người thụ đắc với tư
cách thành viên xã hội”[18, tr.1]
Năm 1944, Bronislaw Malinowski (1884–1942), nhà nhân học Anh gốc Ba
Lan đã nghiên cứu văn hóa với những chức năng khác nhau qua cơng trình Une
théorie scientifique de la culture (Lý thuyết khoa học về văn hóa), trong Une
théorie scientifique de la culture nhà nhân học ấy đã cho rằng các yếu tố cấu
thành một nền văn hóa có chức năng thỏa mãn các nhu cầu chủ yếu của con
người. Đối tượng của ngành nhân học không phải là nghiên cứu các đặc trưng văn
hóa vơ nghĩa, cũng khơng phải các sự kiện văn hóa riêng rẽ, mà là các thiết chế
(kinh tế, chính trị, pháp luật, giáo dục...) và quan hệ giữa các thiết chế trong
tương quan của một hệ thống văn hóa.
J. Steward (1902-1972), một nhà nghiên cứu văn hóa người Mỹ, nổi tiếng
với thuyết Tiến hóa đa hệ (Multilinear evolutionism), là người đặt nền móng cho
Sinh thái học văn hóa (Cultural ecology) cũng như cho lý thuyết về sự biến đổi
văn hóa (culture change) quan tâm đến những đặc tính chung của các nền văn hóa
cách xa nhau về địa lý. Trong Lý thuyết biến đổi văn hóa: Phương pháp luận về
tiến hóa đa hệ (The Theory of Cultural Change: The Methodology of Multilinear
Evolution) xuất bản năm 1955, tác giả nhấn mạnh mỗi nền văn hóa có cách tiến
hóa khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện đặc thù của nền văn hóa đó.
Khi bàn về văn hóa ứng xử trong xã hội, Ralph Linton (1893–1953) cho
rằng ngoài tâm lý của từng cá thể cịn có tâm lý chung của mọi thành viên trong
một cộng đồng, gọi là “nhân cách cơ bản”. Văn hóa biến đổi do ưu thế hơn hẳn
của một kiểu nhân cách nào đó mà các thành viên trong một cộng đồng cùng chia
sẻ. Trong cơng trình Cơ sở văn hóa của nhân cách xuất bản năm 1945, Ralph
Linton cho rằng mỗi nền văn hóa ưu tiên một trong số các kiểu nhân cách được



10

xã hội coi là “bình thường”, phù hợp với chuẩn mực văn hóa và hệ thống các giá
trị.
Năm 2007, David Matsumoto của trường Đại học San Francisco State
trong bài viết Culture, Context, and Behavior đã đề xuất mơ hình những nguồn
lực dẫn đến lối ứng xử của con người, tác giả nhấn mạnh nguồn lực ảnh hưởng
đến lối ứng xử của con người đâu tiên ình tâm lý phổ quát), tiếp đến là văn hóa
(thơng qua các vai trị xã hội) và thứ ba cá tính (thơng qua vai trị cá nhân), tác giả
cũng nhấn mạnh lối ứng xử của con người chịu sự chi phối và nó chính là sản
phẩm của sự tương tác giữa ba yếu tố ấy [47].
Ngồi ra cịn có các cơng trình cũng đề cập đến văn hóa và văn hóa ứng xử
khá được chú ý như: Quan niệm về thời gian trong văn hóa thổ dân Mỹ: Một
nghiên cứu về phương pháp (Time Perspective in Aboriginal American Culture: A
Study in Method) của tác giả E. Sapir in năm 1916; cơng trình Khái niệm Các hệ
thống văn hóa. Bí quyết để hiểu các bộ lạc và các quốc gia (The concept of
Cultural Systems. A Key to Understanding Tribes and Nations) của L. White in
năm 1975,…
Tại Việt Nam, khi nhắc đến nghiên văn hóa khơng thể khơng nhắc tới cuốn
“Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh in lần đầu tiên năm 1938 được
ấn hành bởi Quan Hải Tùng Thư xuất bản năm 1938, Nxb Bốn Phương tái bản
năm 1951. Từ đó đến nay có rất nhiều cơng trình của các nhà nghiên cứu về văn
hóa vùng, văn hóa miền, văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam hay văn hóa Việt
Nam trong bối cảnh Đông Nam Á… của các tác giả nổi tiếng như Trần Quốc
Vượng, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Toan Ánh, Chu Xuân Diên… Có thể kể
đến Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới (Phan Ngọc), Một thế kỷ nghiên cứu
văn hóa Việt Nam (Nguyễn Chí Bền), Xã hội học văn hóa (Đồn Văn Chúc), Văn
hóa và phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa (Nguyễn Văn Dân), Văn hóa Việt
Nam đỉnh cao Đại Việt (Nguyễn Đăng Duy), Tìm hiểu làng Việt (Diệp Đình Hoa),



11

Con người, mơi trường, văn hóa (Nguyễn Xn Kính), Văn hóa gia đình Việt
Nam (Vũ Gia Khánh), …
Năm 2005, tác giả Phan Ngọc với cơng trình Văn hóa Việt Nam và cách
tiếp cận mới do nhà xuất bản Văn hóa thông tin, đã đem đến cho người đọc một
sự kiến giải về văn hóa và cách tiếp cận mới. Cũng trong cuốn sách, tác giả đã đề
cập đến công việc tiến tới một sự nhận thức về văn hóa Việt Nam cũng như sự
tiếp biến Khổng giáo và môi trường Việt Nam. Trong cơng trình này, tác giả đã
nhận định rằng “Nước Việt Nam không phải là Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, Ấn
Độ, Trung Hoa để cấp được những yếu tố tạo nên văn hóa thế giới. Nhưng nó ở
ngã ba đường của các nền văn hóa, trong một trăm năm nay theo các văn hóa
Pháp, Mỹ, xã hội chủ nghĩa, hậu cơng nghiệp trong khi có sẵn một nội lực hùng
mạnh chống sự đồng hóa, cho nên người Việt Nam là bậc thầy về nghệ thuật
bricolage”. Cơng trình cho thấy sự sáng tạo của người Việt là lắp ghép, dung hóa.
Thiên nhiên ban cho mỗi dân tộc một thứ ân sủng khác nhau, một kiểu tài năng
khác nhau. Người Việt Nam lấy những yếu tố có sẵn, vốn mình hoặc mượn người,
cấu trúc lại, tức cấp cho chúng một kiểu “quan hệ” để tạo thành một sản phẩm
khác phù hợp với mình. Với bricolage có thể hiểu được sở trường và sở đoản,
nhất là cơ chế tiếp thu của văn hóa Việt Nam. Điều này rất cần khơng chỉ để tìm
hiểu q khứ, mà cịn để xây dựng một chiến lược phát triển văn hóa tương lai.
Trong nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa, các tác giả đều có đề cập
các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử. Tuy nhiên sự đề cập chỉ dừng lại ở nêu
hiện tượng, nhìn nhận khái quát.
Năm 2000, tác giả Trần Thúy Anh với cơng trình Thế ứng xử xã hội cổ
truyền của người Việt Châu Thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ, đã đem đến
cho người đọc cái nhìn khái quát về truyền thống ứng xử của người Việt trong cái
nơi văn hóa châu thổ Bắc Bộ được cô động và đúc kết qua ca dao – tục ngữ. Tác

giả đã lấy ca dao và tục ngữ làm điểm tựa để từ đó, hình dung một cách sinh động
và sâu sắc bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa và sắc thái riêng biệt, kể cả những


12

tiếp nhận văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu thổ Bắc
Bộ.
Năm 2001, tác giả Nguyễn Văn Lê với Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia
đình đã nhận định mọi ứng xử phải tuân theo những quy tắc văn hóa trong ứng xử
“cha mẹ, ông bà trong ứng xử với con cháu và con cháu trong ứng xử với ông bà,
cha mẹ, anh chị trong gia đình. Con cháu đối với những người trên lấy sự tơn
kính làm trọng. Bề trên đối với con cháu lấy sự yêu thương, lòng bao dung để răn
dạy. Đó là đạo lý của dân tộc” [43,tr.6].
Năm 2002, nghiên cứu về văn hóa ứng xử tiếp tục được khẳng định qua
cơng trình Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam. Qua cơng trình của mình, tác
giả đã tiếp cận văn hóa ứng xử của người Việt và phần nói về văn hóa ứng xử của
các dân tộc ít người. Đặc biệt là góc độ văn hóa học tác giả phân tích một cách
logic về văn hóa ứng xử của người Việt “coi trọng tính tập thể, tính cộng đồng, xã
hội ”.
Cơng trình Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên,
Nguyễn Viết Chức (2002), đã khái quát văn hóa ứng xử của người Hà Nội đã kết
tinh những tinh hoa văn hóa đặc sắc của cả nước và giao lưu với nước ngoài. Qua
đó làm bật lên những nét văn hóa ứng xử của người Việt nói chung và người Hà
Nội nói riêng với mơi trường thiên nhiên, đó là “ứng xử hịa đồng với thiên nhiên
biến đổi tự nhiên theo quá trình hồn thiện cuộc sống của mình”.
Văn hóa ứng xử cũng là một đề tài được các tác giả luận văn, luận án quan
tâm. Có thể kể đến Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm của Triệu
Thùy Dương (2007) – Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM, với cơng trình này, tác
giả đã nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt qua một số truyện thơ Nôm tiêu

biểu thế kỷ XVIII – XIX. Qua đó, tác giả lí giải sự ảnh hưởng của thế ứng xử với
tư cách là quan niệm sống, lối sống, nếp sống, lối hành động của một cộng đồng
người trong thực tế đời sống đến văn học. Luận văn đã so sánh ca dao, tục ngữ
với một số truyện thơ Nôm tiêu biểu xoay quanh các yếu tố văn hóa. Tác giả đã


13

tìm hiểu truyện thơ Nơm người Việt dưới một góc nhìn mới: góc nhìn từ truyền
thống văn hóa Việt. Trong q trình thực hiện luận văn, người viết đã có ý thức
tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để chỉ ra đâu là nét văn hóa thuần Việt và đâu
là những ảnh hưởng của văn hóa ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng
xử người Việt qua thể loại truyện thơ Nôm. Đây là một trong những cơng trình
nghiên cứu khá cụ thể văn hóa ứng xử người Việt trong quan hệ với môi trường tự
nhiên, trong quan hệ xã hội và trong quan hệ gia đình.
Năm 2010, tác giả Cao Thị Liên Hương đã tìm hiểu về văn hóa ứng xử,
những nét cư xử trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Du qua luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du –
Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM. Luận văn đã khảo sát ba tập thơ chữ Hán
của Nguyễn Du đó là Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục
do Mai Quốc Liên chủ biên (Nxb Văn học 1996). Bên cạnh đó, người viết đã so
sánh thơ văn của một số tác giả mà nội dung có liên quan để thấy được nét ứng
xử tiêu biểu trở thành chuẩn mực trong đời sống của người Việt. Qua khảo sát,
thống kê, tìm hiểu thơ chữ Hán của Nguyễn Du, tác giả nhận thấy văn hóa ứng xử
của Nguyễn Du thể hiện trong bốn mối quan hệ chính: ứng xử với bản thân, ứng
xử với môi trường tự nhiên, ứng xử với môi trường xã hội và ứng xử với gia đình.
Ngồi ra cịn có rất nhiều những cơng trình tâm lý học, xã hội học nghiên
cứu về văn hóa ứng xử như “Tâm lý học ứng xử” của tác giả Lê Thị Bừng, được
xuất bản bởi Nxb Giáo Dục năm 2001; cơng trình “ Tâm lý và nghệ thuật giao
tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch ”, của các tác giả Nguyễn Văn Đính,

Nguyễn Văn Mạnh, được Nxb Thống kê xuất bản năm 1995; “Nghệ thuật ứng xử
và sự thành công của mỗi người” của tác giả Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Công
Khanh, Nguyễn Hồng Ngọc, do Nxb Thanh niên, ấn hành năm1995;…
Nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và thơ Trần Tế
Xương ở góc độ nghiên cứu độc lập, riêng biệt tính đến thời điểm hiện tại có thể
thấy đã có một số cơng trình đã đề cập đến.


14

Nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến, gần nhất, có
thể kể đến cơng trình Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến - Trường Đại học
Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, của tác giả Thân Thị Minh Trang (2015), đã
khảo sát về văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến ở các mối quan hệ cơ bản
trong gia đình và ngồi xã hội. Từ đó phân tích chỉ ra những nét đẹp văn hóa thể
hiện trong thơ ông, điều khiến văn học gần với đời sống.
Hay với bài viết “Nguyễn Khuyến một phong cách thơ lớn” Nguyễn Lộc đã
nhấn mạnh rằng “Nói về tình cảm của con người, kể cả những tình cảm riêng tư,
Nguyễn Khuyến không phải là người đầu tiên. Giai đoạn trước từng có Phạm
Thái khóc người yêu, Nguyễn Hữu Chỉnh khóc chị, Phạm Nguyễn Du và Ngơ Thì
Sĩ khóc vợ…Cịn nói về tình giao hữu bạn bè thì có nhan nhản trong thơ chữ Hán.
Tất nhiên những sáng tác ấy có ý nghĩa riêng của nó, và đối với sự hình thành con
người cá thể của giai đoạn văn học trước, ngay trong xã hội, con người cá thể
cũng chưa có điều kiện hình thành, thì trong văn học những tình cảm riêng tư
cũng mang một sắc thái chung, có tính cách đạo đức cộng đồng. Đặc sắc của
Nguyễn Khuyến là những tình cảm của ơng giữ được ngun vẹn tính chất cá thể,
cụ thể của nó, mà khơng tan biến vào cái chung; và cái cá thể cụ thể ấy lại có tính
nơng thơn rõ rệt…” [27, tr.48].
Trong cơng trình “Giá trị văn hoá truyền thống trong trước tác chữ Nơm
của Nguyễn Khuyến” của Hồng Mai Qun vấn đề đời sống tình cảm và văn hóa

giao tiếp của Nguyễn Khuyến với con cái, với vợ, với bạn bè, với học trị…cũng
đã được tìm hiểu một cách sơ lược. Trong cơng trình của mình tác giả Hồng Mai
Qun đã chia hệ thống văn hoá ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến thành ba
mảng: ứng xử tình cảm trong gia đình, quan hệ ứng xử tác giả cũng quan tâm
đến đời sống tình cảm và văn hóa giao tiếp của ơng với con cái, với vợ, với bạn
bè, với học trò…Trong bài viết của mình tác giả chia hệ thống văn hố ứng xử
trong thơ Nguyễn Khuyến thành ba mảng: ứng xử tình cảm trong gia đình,
quan hệ ứng xử trong tình thầy trò và giao tiếp ứng xử với bạn bè, hàng xóm.


15

Nghiên cứu vấn đề văn hóa ứng xử trong thơ Trần Tế Xương dù chưa có
cơng trình nào nghiên cứu cụ thể, song cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu
về thơ Trần Tế Xương có nhắc đến văn hóa ứng xử trong thơ Trần Tế Xương như
trong tác phẩm Trơng dịng sơng Vị (1935), tác giả Trần Thanh Mại đã chia tập
sách của mình thành 14 chương đoạn: Khoa thi Đinh Dậu, Lễ xướng danh, Nhà
làm thi với nhà làm đại sự, Ông Tú Xương, Một nhà duy vật triết học, Bà Tú
Xương, Một vị thiên thần, Văn Chương ông Tú Xương, Một nhà trào phúng, Lối
thơ khẩu khí, Một tì vết trên bức tơ, Một cái án nặng chưa từng có trong các hình
luật, Những đoạn cuối của đời một nhà đại thi sĩ, Cái chết của ông Tú Xương. Đó
là những khảo cứu nghiêm túc, những lời bình sâu sắc, những nét phác hoạ chân
dung sinh động về cuộc đời và lối ứng xử trong thơ Tú Xương với vợ và thời đại,
xã hội của mình.
Nghiên cứu thơ trào phúng của Tú Xương, cơng trình Hệ thống trào phúng
của Trần Tế Xương (1957) do Nguyễn Sỹ Tế viết theo hướng nghiên cứu chiều
lịch đại cũng như đồng đaị. Qua đó, Nguyễn Sỹ Tế cũng đã tìm hiểu nguyên nhân
và tiếng cười của Tú Xương trong sự so sánh với Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến, qua đó khẳng định Tú Xương là một “thiên tài trào phúng đã đi vào cõi
bất diệt”. Tác giả đã sử dụng hướng tiếp cận tương đối mới là so sánh. Tuy nhiên,

so sánh ở mức độ đối chiếu đơn thuần mà chưa đặt nó trong một hệ văn hố ứng
xử trong thơ Trần Tế Xương.
Trong bài viết Tú Xương- nhà thơ lớn của dân tộc (1988), Nguyễn Đình
Chú đã đính chính và bổ sung nhiều chi tiết có ý nghĩa. Ơng quan tâm lý giải cội
nguồn “gốc rễ trữ tình”, và tài năng của bậc “thần thơ thánh chữ”.Bằng hướng
nghiên cứu hệ thống, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã nhấn mạnh phương diện ý
thức cá nhân và tiếng cười giải thoát. Ông kết luận, Tú Xương đi ngược lại truyền
thống thơ ngơn chí, đánh dấu sự phai nhạt của cách ứng xử trong không gian
truyền thống, mở ra không gian sinh hoạt đời thường, đô thi. Mặc dù đây chỉ là
những nhận định khái quát, song nó góp phần mở ra những vấn đề nghiên cứu


16

mới về Tú Xương.
Gần đây, Trung tâm nghiên cứu Quốc học giới thiệu cuốn sách Tú Xương
toàn tập của tác giả Đồn Hồng Ngun (2010). Đây là tác phẩm có sự khảo cứu
tỉ mỉ về văn bản học, cũng như nêu lên một số nhận định, đánh giá về vấn đề ứng
xử trong thơ Tú Xương đối với con người, thời đại trong tiến trình hiện đại hố
văn học.
Cũng nhắc đến văn hóa ứng xử trong thơ Trần Tế Xương, tác giả Đậu Thị
Hường với luận văn tốt nghiệp Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tìm hiểu Tú Xương với
tư cách là con người xã hội và tư cách của một tác giả văn học. Bằng hướng tiếp
cận văn hóa học và so sánh trong chiều lịch đại văn học nho gia, chân dung Tú
Xương hiện ra với tư cách là nhà nho hay nhà thơ đều mang những đặc điểm phi
truyền thống. Trong bối cảnh đơ thị hóa bắt đầu hình thành, sự nhập nhằng giữa
cái cũ và cái mới, giữa cái quen và cái lạ, sự phức tạp này không khỏi khiến cho
thái độ và tư tưởng của Tú Xương đôi lúc băn khoăn, mâu thuẫn.
Trên đây, là những phác thảo quá trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa ứng

xử và văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến cũng như thơ Trần Tế Xương.
Tất cả các cơng trình nghiên cứu về văn hóa đã tìm hiểu sâu về bản sắc văn hóa
nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng. Nhưng nghiên cứu về văn hóa ứng xử
trong tác phẩm văn học thì vẫn cịn rất nhiều khoảng trống, có thể thấy ngồi
cơng trình nghiên cứu Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến của tác giả Thân
Thị Minh Trang và tác giả Cao Thị Liên Hương với Văn hóa ứng xử trong thơ
chữ Hán của Nguyễn Du thì tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thêm cơng
trình nghiên cứu nào dùng văn hóa ứng xử tiếp cận các tác phẩm văn học. Việc
đặt hai tác giả cùng thời có những điểm giống và khác nhau để nghiên cứu, đối
sánh qua góc nhìn văn hóa ứng xử thì vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể
nào, đặc biệt là nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong Nguyễn Khuyến và Trần Tế
Xương. Vì lẽ đó, nhìn chung việc nghiên cứu về Văn hóa ứng xử trong thơ


17

Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương như một cơng trình chun biệt thì chưa có.
Dù vậy, những nghiên cứu của các tác giả đi trước, thực sự là những tri thức quý
báu, giúp người viết có thể tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn bước đầu tìm hiểu hướng tiếp cận giúp khám phá hiểu biết sâu hơn
trên phương diện văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử góp phần hiểu thêm quan
niệm sống, nếp sống, lối hành động của con người trong xã hội qua thơ Nguyễn
Khuyến và Trần Tế Xương.
Làm rõ vai trò của văn hóa ứng xử và ý nghĩa của nó đối với mỗi cá nhân và
xã hội. Góp phần hiểu hơn bối cảnh văn hóa, tâm tư, tình cảm của con người
trong buổi giao thời.
Việc tìm hiểu vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế

Xương không chỉ góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về diện mạo thơ ca trung
đại mà còn giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời, hành trạng và lối ứng xử
với con người, với tự nhiên, với xã hội của hai nhà thơ lớn Nguyễn Khuyến và
Trần Tế Xương. Việc tìm hiểu đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến
và Trần Tế Xương, vì vậy mà có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu và
giảng dạy nói chung, và qua việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề Văn hóa ứng xử
trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương nói riêng cũng sẽ giúp chúng ta có
thể học tập thêm những nét ứng xử của tiền nhân, vận dụng nó trong đời sống
hiện tại này.
4. Đối tượng và phạm vi đề tài

Với đề tài Văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, đối
tượng nghiên cứu trực tiếp và xuyên suốt là vấn đề văn hóa ứng xử với phạm vi
nghiên cứu là các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
5. Phương pháp nghiên cứu


18

Trong quá trình thực hiện đề tài và triển khai luận văn, người viết sẽ áp dụng
những phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích: Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận
văn, nhờ phương pháp này, người viết có thể phân tích các dẫn chứng cụ thể với
mục đích làm sáng tỏ những vấn đề mà người viết triển khai trong luận văn.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sẽ tiến
hành so sánh các tác phẩm thể hiện ứng xử văn hóa của Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương với các tác phẩm khác của một số tác giả khác để làm nổi bật về văn
hóa ứng xử trong thơ của họ.
+ Phương pháp liên ngành: Là phương pháp được sử dụng trong luận văn với
mục đích làm rõ sự phong phú và đa dạng giữa các tác phẩm văn học nói chung

và các tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương nói riêng trong mối
tương quan giữa tác phẩm và những những vấn đề về văn hóa ứng xử.
+ Phương pháp hệ thống: Người viết đặt các tác phẩm thơ văn của Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương và một số dẫn chứng được trình bày trong luận văn theo
một mối tương quan nhất định, đồng thời cũng đặt chúng với các tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam nói riêng, các tác phẩm văn học nói chung theo một hệ
thống. Từ đó, sẽ có sự đối chiếu, lý giải giúp ta có thể thấy được đầy đủ giá trị, ý
nghĩa của văn hóa ứng xử trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương và đưa đến
những kết luận trong luận văn.
Ngoài ra, người viết sẽ kết hợp thêm một số phương pháp luận nghiên cứu văn
học nói chung để làm rõ những vấn đề mà luận văn đặt ra. Những phương pháp
trên sẽ được người viết vận dụng một cách linh hoạt trong toàn bộ luận văn, tùy
theo yêu cầu của mỗi chương mà người viết sẽ sử dụng theo cách chỉ tập trung
vào một phương pháp hoặc kết hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau để làm
sáng tỏ những vấn đề mà luận văn đã đưa ra.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương như


19

sau:
Chương 1. Những vấn đề chung
Nhiệm vụ của chương này là trình bày những vấn đề cơ sở lý luận chung, từ
đó làm nền tảng để người viết có thể triển khai các vấn đề trong phần những
chương kế tiếp. Cụ thể, người viết sẽ trình bày về ba vấn đề cơ bản đó là những
vấn đề liên quan đến văn hóa, văn hóa ứng xử qua đó phác thảo diện mạo văn hóa
người Việt và trình bày một số nét khái quát về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.

Chương 2. Ứng xử đối với bản thân và môi trường tự nhiên
Trong chương hai, người viết trình bày về những nội dung ứng xử với bản
thân trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, từ đó chỉ ra những ý thức cá
nhân của hai nhà thơ và sự khác biệt trong lối ứng xử với bản thân của họ.
Ngoài ra, trong chương này, người viết cũng trình bày biểu hiện về ứng xử
của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương với môi trường tự nhiên cụ thể là thiên
nhiên với vai trò như một đối tượng để ngâm vịnh cũng như gửi gắm những tâm
tư của họ.
Chương 3. Ứng xử đối với môi trường xã hội và gia đình
Song song với những vấn đề được triển khai ở những chương trên, nhiệm vụ
của chương ba là khai thác các vấn đề về ứng xử với mơi trường xã hội và gia
đình trong thơ Nguyễn Khuyến cũng như trong thơ Trần Tế Xương. Từ đó, làm rõ
những nét độc đáo, thú vị trong lối ứng xử mà họ đã xây dựng trong những sáng
tác của mình.


20

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Các khái niệm
1.1.1.Khái niệm văn hố
Có thể thấy từ rất lâu, người ta đi tìm những lời giải đáp cho khái niệm văn
hóa. Đó cũng chính là một vấn đề được nhân loại dành cho một sự quan tâm đặc
biệt. Sự quan tâm ấy được thể hiện rõ nét nhất là khi nhân loại bước vào thế kỷ
XX – thế kỷ của văn hóa và lúc này việc nghiên cứu văn hóa mới được đặt ra
thành một đối tượng nghiên cứu cụ thể và nghiêm túc.
Thuật ngữ văn hóa học được Wilhelm Ostwald một triết gia người Đức nhắc
đến vào năm 1909, khi bàn về khái niệm văn hóa là gì, ơng cho rằng “chúng ta
gọi những gì phân biệt con người với động vật là văn hóa” [56, tr.9]. Như vậy,
cho thấy văn hóa cps sự gắn bó rất mật thiết với con người, nó cũng chính là sản

phẩm được tạo ra trong những hoạt động của con người.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Edward Sapir Tylor, một đại biểu đã có
những đóng góp rất quan trọng đối với lĩnh vực văn hóa học. Ơng đã xây dựng
khái niệm văn hóa như là một di sản của lịch sử và xã hội. Trong cơng trình
Primitive Culture (Văn hóa ngun thủy), E.B. Tylor đã định nghĩa rằng “Văn hóa
hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói
quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là thành viên của xã hội” 1 [19,
tr.13].
Theo Rô Den Jan đã định nghĩa trong Từ điển Triết học thì “Văn hóa là tồn
bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình
thực tiễn xã hội – lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử, phát
triển phụ thuộc vào sự thay đổi theo các hình thái kinh tế xã hội” [33, tr 659 ].
F. Kluckhohn đã cho rằng “văn hóa là hợp thể lối sống của nhân dân, là di
“Culture, or civilization, taken in its broad, ethnographic sense, is that complex whole which includes
knowledge, belief, art, morals, law, custom and any other capabilities and habits acquired by man as a
member of society” (Primitive Culture: page 1)
1


21

sản xã hội mà trong đó cá nhân thâu nhận nó từ bộ nhóm của mình”[96,tr.11]. Từ
năm 1952, ơng và nhà dân tộc học người Mỹ là Kroeber trong cuốn sách Văn
hóa, nhìn lại với con mắt phê phán các khái niệm và định nghĩa (Culture, a
critical review of the concepts and definitions) đã hệ thống được gần hơn 300
định nghĩa về văn hóa của nhiều tác giả ở nhiều quốc gia khác nhau. Dù cùng
xem văn hóa chính là kết quả của các hoạt động do con người tạo ra nhưng có
người thì nhấn mạnh tính nhân văn, nhân bản; một số khác thì muốn nhấn mạnh
đến sự khác biệt giữa văn hóa (do con người tạo ra) với tự nhiên (do tạo hóa hình

thành nên). Cụ thể, có thể chia khái niệm văn hóa thành 6 loại:
+ Các định nghĩa miêu tả: liệt kê tất cả những gì mà khái niệm văn hóa bao
hàm.
+ Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền
thống.
+ Các định nghĩa chuẩn mực: hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị.
+ Các định nghĩa tâm lý: nhấn mạnh lối ứng xử của con người.
+ Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng tới tổ chức và cấu trúc của văn hóa.
+ Các định nghĩa biến sinh: đi từ góc độ nguồn gốc của văn hóa.
Ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc, khái niệm về văn hóa được thể
hiện một cách khá khái quát. Cụ thể 文 (văn) - 文 (hóa) vốn có nguồn gốc từ Văn
trị (cai trị bằng văn) và giáo hóa (giáo dục để biến đổi). Từ thế kỷ thứ VI, học trò
của Khổng Tử là Tuân Tử đã giải thích văn là ngụy. Chữ ngụy ( 文) được hiểu là
dối, giả (theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu). Nguyên thủy của nó là cái do
con người tạo ra chứ khơng phải của tự nhiên. Vì lẽ đó, chữ ngụy được hình thành
từ chữ nhân (文) là người và chữ vi (文) là làm. Ngồi ra, “văn hóa” cịn mang ý
nghĩa là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra. Quan niệm về văn hóa này của
người phương Đơng khác so với quan niệm văn hóa của người phương Tây. “Nếu
người phương Tây thiên về ứng xử với tự nhiên thì người phương Đông thiên về
ứng xử xã hội” [89,tr.10].


22

Khi bàn về văn hóa, Federico Mayor Zaragza - Tổng giám đốc UNESSCO
nhận định “Văn hóa là tổng thể sống động, các hoạt động sáng tạo trong quá khứ
và hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống
giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc”[90, tr 10].
Tại Việt Nam, theo Từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học Hà Nội in năm

2000) thì văn hóa khi xét về mặt tổng thể thì đó là những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong q trình lịch sử. Đồng thời, đó là những hoạt
động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần. Trình độ cao
trong sinh hoạt văn hóa, xã hội là biểu hiện của văn minh.
Quan niệm văn hóa, cách sinh hoạt của con người nảy sinh trong quá trình
lao động và sinh hoạt, tác giả Đào Duy Anh đã cho rằng “Các điều kiện địa lý có
ảnh hưởng lớn đối với các sinh hoạt con người, song người là hạt giống hoạt
động cho nên cũng trở lại cũng có thể dùng sức mình và xử trí và biến những
điều kiện ấy cho thích hợp với những điều kiện cần thiết của mình. Cách sinh
hoạt vì thế mà cũng biến chuyển mà khiến cho văn hóa cũng biến chuyển theo.
Nghiên cứu xem như hoạt động để sinh hoạt về các phương diện của các dân tộc
xưa nay biến chuyển thế nào, là nghiên cứu văn hóa lịch sử của dân tộc ấy”[1,
tr.3].
Trong Bản sắc văn hóa dân tộc, Hồ Bá Thâm đã định nghĩa “Văn hóa là
tổng hịa các giá trị vật chất và tinh thần theo tính chân – thiện – mỹ, do hoạt
động của con người sáng tạo ra thông qua các phương thức tồn tại của đời sống
xã hội và ngày càng phát triển. Văn hóa là sự phát triển, tiến bộ là phát triển,
tiến bộ là văn hóa” [76, tr 15].
Là một học giả thường được nhắc đến trong các cơng trình nghiên cứu về
văn hóa, tác giả Trần Ngọc Thêm khi bàn về văn hóa đã nhận định rằng “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người


23

với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình”[80, tr.20]. Từ đó, ơng đưa ra hệ
thống cấu trúc văn hóa gồm 4 tiểu hệ cơ bản:
Văn hóa có tính hệ thống: là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động xã hội
nên văn hóa có chức năng tổ chức xã hội, là nền tảng xã hội, làm ổn định và giúp

xã hội ứng phó với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Văn hóa có tính giá trị: là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con
người nên văn hóa có chức năng điều chỉnh các ứng xử của con người, giúp xã
hội duy trì trạng thái cân bằng, và nó cũng là động lực cho sự phát triển khơng
ngừng của xã hội.
Văn hóa có tính lịch sử: là một q trình có bề dày, có bề sâu tích lũy, được
lưu truyền và tạo nên truyền thống. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương
đối ổn định thể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong
cộng đồng người qua không gian và thời gian và được cố định dưới dạng ngôn
ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp,...
Văn hóa có tính nhân sinh: văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác
động của con người, nó là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn
của con người.
Cũng bàn về vấn đề này, tác giả Trần Quốc Vượng cho rằng “cái văn hóa là
sự biến đổi cái tự nhiên của từng cộng đồng người nhất định. Văn hóa là sự phản
ứng, sự chế ngự, sự trả lời của một cộng đồng người trước những thách đố của
mọi cái gì tự nhiên (kể cả môi trường tự nhiên lẫn cái được gọi là bản năng tự
nhiên của con người). Văn hóa là lối sống của một cộng đồng người, là thế ứng
xử tập thể (hay công thể) của một cộng đồng người, của một xã hội, là tổng thể
những đồng nhất thể của các thành viên về các phương diện nhận thức, quan
điểm, chuẩn mực, biểu tượng và các hệ thống giá trị… Văn hóa hiểu như vậy thì
có mặt bao la (tồn bộ các thành tựu của con người) vừa có mặt chặt chẽ (phản
ứng tập thể của từng cộng đồng người, do đó có nhiều loại hình khác nhau”[91,
tr.159].


24

Có thế thấy các nhà nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam cũng đưa ra rất nhiều
định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tuy nhiên, trong luận văn của mình, chúng tôi

đặc biệt chú ý đến những quan điểm nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Thêm và
tác giả Trần Quốc Vượng, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng tơi thấy có
sự đồng tình với cách định nghĩa về văn hóa của họ và cũng dựa trên cơ sở ấy để
làm sáng tỏ đề tài.
Từ đó, chúng tơi hiểu văn hóa chính là sản phẩm của nhân loại, được con
người tạo ra và phát triển trong quan hệ ứng xử qua lại giữa con người và xã hội.
Và chính bản thân văn hóa cũng tham gia vào việc xây dựng, bồi đắp nhân cách
con người cũng như duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác và được biểu hiện dưới các hình thức tổ chức đời
sống cũng như hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh
thần do con người tạo ra. Và bản thân văn hóa bao gồm nhiều yếu tố hợp thành
như hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực xã hội, nó mang
tính ổn định, bền vững nhưng nó khơng được kế thừa bằng con đường di truyền
bẩm sinh mà nó được hình thành từ cơ sở của quá trình nhận thức và giáo dục.
1.1.2.Khái niệm ứng xử
Từ rất lâu đời, có thấy ứng xử (thuật ngữ được sử dụng trong tiếng Nga
ΠΟΒеДеНИе, tiếng Anh behavior, tiếng Mỹ behavior, tiếng Pháp comportement
hay conduit.) là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước
sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể
hiện trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Và mặc nhiên trong bản thân
của mình, ứng xử thể hiện cả một triết lí sống của một cộng đồng người. Hơn thế
nữa, nó cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của tồn xã hội. Văn hóa
ứng xử theo đó, quy định các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con
người với con người.
Trong Bách khoa tồn thư Xơ Viết khi bàn về ứng xử đã nhận định rằng “Hệ
thống các quan hệ tương tác, các phản ứng được thực hiện bởi các vật thể sống


25


để thích nghi với mơi trường. Ứng xử (hành vi, tập tính) của động vật và con
người được nghiên cứu bởi các ngành Tập tính học, Tâm lý học, Xã hội học”[2,
tr.17]
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “ứng” một mặt mang ý
nghĩa đáp lại, lên tiếng đáp lại kêu gọi; mặt khác nó là mối quan hệ phù hợp
tương đối với nhau. Cịn “xử” có nghĩa là hành động theo cách nào đó, thể hiện
thái độ với người khác trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định.
Các nhà nghiên cứu về ứng xử đã đưa ra nhiều những khái niệm dựa trên cơ
sở lí giải khoa học của họ, và hầu hết các học giả đều cho rằng ứng xử không chỉ
là sự tiếp nhận một kích thích, kích động từ bên ngồi, sau đó ứng phó lại mà nó
cịn là loại hành vi cao cấp, phức tạp, có ý đồ, có nội tâm chi phối.
1.1.3.Khái niệm văn hố ứng xử
Có thể thấy rằng, ứng xử là một cách giao đãi của con người đối với nhau
thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người. Và đó cũng
chính là những yếu tố truyền thống mà bất kỳ dân tộc nào trên thế giới cũng quan
tâm. Chúng là tập hợp tất cả những biểu hiện lặp đi lặp lại thường xuyên bởi
nhiều người trong xã hội và theo thời gian.
Mỗi hành vi ứng xử của con người khi trở thành những nét văn hóa được
thể hiện rõ qua lối sống, cách nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản
thân, với những người xung quanh, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.
Hành vi ứng xử của mỗi người được hình thành qua cả quá trình học tập, rèn
luyện và trưởng thành của họ trong xã hội. Với vai trị rất quan trọng mà văn hóa
ứng xử được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Từ mỗi góc nhìn khác
nhau, các tác giả đã có những cách lý giải xác đáng về văn hóa ứng xử.
Theo Trần Quốc Vượng “Văn hóa là thế ứng xử, năng động của một cộng
đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân (ứng xử cá nhân), đứng trước thiên nhiên
xã hội, to nhỏ và đứng trước chính mình. Văn hóa là lối sống (mode di vie), là
nếp sống (train de vie) tập thể và cá nhân “[93, tr 97].



×