Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.63 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Những điều cần biết về Nghị định thư Kyoto</b>
<i>(Khoa học và Phát triển, số 8, ngày 24/2-2/3/2005, tr.13)</i>
Từ 16/2, các nước đã phê chuẩn nghị định thư Kyoto sẽ phải thực hiện nghĩa vụ
giảm phát thải khí nhà kính, nhằm ngăn ngừa hiện tượng trái đất ấm lên. Nghị định
thư được 141 quốc gia ủng hộ, nhưng vấp phải sự tẩy chay của Mỹ, quốc gia gây ô
nhiễm nhất thế giới. Việt Nam (VN) không bắt buộc cắt giảmg, song đây cũng là
cơ hội lớn để nước ta cải tiến công nghệ, giảm ô nhiễm và đem lại hiệu quả kinh tế.
Với sự tham gia của Nga hồi cuối năm 2004, Nghị định thư Kyoto đã đủ điều kiện
để có hiệu lực pháp lý, đó là: Có sự phê chuẩn của 55 nước tham gia Công ước
khung về biến đổi khí hậu, trong đó có các nước thuộc phụ lục I (các nước phát
triển) với tổng lượng giảm phát thải chiếm trên 55% tổng lượng giảm phát thải của
tất cả các nước cam kết.
Nghị định thư Kyoto quy định việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu là trách nhiệm
chung của tất cả các nước, song có phân biệt theo mức độ phát triển kinh tế. Chủ
yếu các nước phát triển phải thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính. Các
nước đã phát triển được khuyến khích tham gia, thơng qua áp dụng các kỹ thuật,
cơng nghệ mới, thân thiện với môi trường.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Công Thành cho biết, Việt Nam
tuy phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, song là nước đang phát triển nên không bắt
buộc thực thi. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn nỗ lực tham gia, và chủ trương tăng
cường các dự án CDM nhằm cải tiến công nghệ, môi trường và mang lại lợi nhuận
cho đất nước. Tiềm năng CDM của Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng
(như sản xuất điện theo công nghệ sạch hơn, chuyển đổi từ nhiệt điện sang thuỷ
điện, điện sức gió hoặc điện mặt trời, tiết kiệm năng lượng), trong lâm nghiệp (như
trồng rừng, tái tạo rừng).
Những nước tiên tiến có cơng nghệ tinh xảo thường phải đầu tư rất lớn để giảm