Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quan niệm của i kant về chủ thể tiên nghiệm TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.2 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ HỒNG NHUNG

QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM

Ngành: Triết học
Mã số: 9.22.90.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Vũ Hảo

Phản biện 1: GS, TS. Trần Văn Phòng
Phản biện 2: PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn
Phản biện 3: GS, TS. Nguyễn Văn Tài

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học xã hội.
vào hồi …..giờ…..phút, ngày …. tháng ….. năm 20….

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lúc sinh thời, Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh: “... một dân tộc muốn
đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý
luận”1.“Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực
của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn
hoàn thiện nó thì cho tới nay, khơng có một cách nào khác hơn là nghiên cứu
toàn bộ triết học thời trước”.2
Nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước hay nghiên cứu lịch sử triết học,
trước hết là đánh giá một cách khoa học các trào lưu triết học, vai trò của chúng
trong sự phát triển tư tưởng nhân loại, là công việc có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn to lớn. Nắm rõ điều kiện ra đời, hình thành và phát triển, nhất là vạch ra bản
chất, nêu rõ những ưu điểm và cả khuyết điểm cùng xu hướng vận động biến đổi
của các trào lưu triết học cho phép chúng ta từng bước tiếp thu được những giá
trị quý giá, khắc phục những hạn chế, tác động trái chiều với tiến trình lịch sử
của chúng. Với ý nghĩa như vậy, nghiên cứu lịch sử triết học cổ điển Đức nói
chung và triết học I. Kant nói riêng cũng khơng phải ngoại lệ.
Triết học cổ điển Đức từ những thập kỷ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế
kỷ XIX không chỉ là một trong ba nguồn gốc lý luận cho sự ra đời của triết học
Mác, mà cịn có những ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới nền triết học đương
đại, trong đó, với tư cách là người sáng lập triết học cổ điển Đức, I. Kant được
xem là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại có những ảnh hưởng không nhỏ.
Nhiều vấn đề mà I. Kant đặt ra đã được các đại biểu như Fichte, Schelling, Hegel
kế thừa và phát triển, mà về sau, nó đã được Mác tiếp thu trên tinh thần phê
phán, “lọc bỏ”, tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Không chỉ thế,
nhiều vấn đề trong triết học I. Kant còn có ảnh hưởng dài lâu tới nền triết học
phương Tây hiện đại thế kỷ XX, trong đó có vấn đề về chủ thể tính, do I. Kant
khởi xướng từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm (Transzendentaler
Idealismus). Nhiều triết gia phương Tây hiện đại đã coi I. Kant là người thầy, là

bậc tiền bối, là “cội nguồn cảm hứng” của mình khi xây dựng nên những trào
lưu, trường phái triết học hiện đại vô cùng phong phú, đủ màu sắc trong thế kỷ
XX, nhất là hiện tượng học Huserl và chủ nghĩa hiện sinh. Trong số các vấn đề

1

C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Chống Đuyrinh; Biện chứng của tự nhiên”, trong Tồn tập, tập 20, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 489.
2
C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), “Chống Đuyrinh; Biện chứng của tự nhiên”, trong Toàn tập, tập 20, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 487.

1


đó, nổi bật là về chủ thể tiên nghiệm (Transzendentales Subjeckt)3 một vấn đề
cốt lõi của triết học của I. Kant. Chủ thể tiên nghiệm là khái niệm dùng để chỉ
con người chủ thể có trước kinh nghiệm, độc lập với kinh nghiệm và không thể
cảm nhận được bằng các giác quan, khác với chủ thể kinh nghiệm là chủ thể gắn
liền với kinh nghiệm, với thể xác và tâm hồn (với các yếu tố vật lý và tâm lý)
của con người, có thể cảm nhận bằng cảm tính. Ở I. Kant, chủ thể tiên nghiệm
được coi là có những năng lực đặc trưng chỉ cho con người gắn liền với chân,
thiện, mỹ - một chủ đề quan trọng, thể hiện tính chất độc đáo của triết học I.
Kant và đồng thời là một trong những vấn đề vô cùng khó và phức tạp, do đó,
cịn ít được đề cập, phân tích sâu trong các cơng trình triết học ở Việt Nam.
Có thể nói, với hệ thống triết học khá đồ sộ mà tập trung chủ yếu trong các
tác phẩm thời kỳ phê phán, I. Kant đã có những đóng góp quan trọng cho triết học
cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học thế giới nói chung. Theo I. Kant, nhiệm vụ
hàng đầu của triết học là xác định bản chất con người, hướng vào việc giải quyết
những vấn đề của cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người. Triết học cần

đem lại cho con người nền tảng thế giới quan và vạch ra những nguyên tắc cơ bản
của cuộc sống vì lý tưởng nhân văn. Trong đó, quan niệm của I. Kant về chủ thể
tiên nghiệm có thể coi là bước tiến lớn trong việc đề cao vai trị của lý tính con
người, nghiên cứu con người với tư cách là chủ thể hoạt động tích cực trong mối
quan hệ với tự nhiên và xã hội, tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tư
tưởng triết học phương Tây, để từ đó về sau các trào lưu triết học đều ít nhiều xoay
quanh những những vấn đề mà I. Kant đã đặt ra.
Ở Việt Nam, việc giảng dạy triết học I. Kant đã được đưa vào chương
trình từ bậc đại học và sau đại học. Mặc dù có khơng ít các nhà nghiên cứu viết
về triết học của I. Kant, tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu triết học I. Kant
một cách toàn diện và số người thật sự am hiểu sâu sắc về triết học của ông
không phải nhiều. Đặc biệt, như đã nói ở trên, quan niệm của I. Kant về chủ thể
tiên nghiệm là một vấn đề khó và phức tạp, do đó, cịn ít được đề cập, phân tích
sâu trong các cơng trình triết học ở Việt Nam và chưa được nghiên cứu một cách
hệ thống và chuyên sâu. Trong khi đó, trên thế giới hiện nay, triết học I. Kant
vẫn đang là nguồn cảm hứng lớn lao cho khơng ít các nhà nghiên cứu; số lượng
khá lớn các cơng trình nghiên cứu về ơng vẫn đều đặn xuất hiện hàng năm, và
trong các kỳ đại hội triết học thế giới hai thập kỷ trở lại đây, triết học của ơng
vẫn thường xun nằm trong chương trình nghị sự. Chính vì vậy, đối với những
3

Thuật ngữ “chủ thể tiên nghiệm” được I. Kant sử dụng xuất phát từ tiếng Đức “Transzendentales Subjeckt”.
Ở Việt Nam trước năm 2004, thuật ngữ này được nhiều nhà khoa học sử dụng theo nghĩa là chủ thể tiên
nghiệm. Sau năm 2004, thuật ngữ này được một số nhà khoa học dùng là “chủ thể siêu nghiệm”.

2


người nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác, việc nghiên cứu sâu sắc và có hệ
thống triết học cổ điển Đức nói chung, triết học I. Kant nói riêng, sẽ giúp cho

việc hiểu sâu hơn không chỉ nội dung mà cả cách thức được các nhà sáng lập
triết học Mác đã kế thừa và vượt qua nền triết học đó như thế nào. Đặc biệt,
nghiên cứu thành công quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm khơng chỉ
góp phần nâng cao vị thế của tư duy lý luận triết học, mà còn đưa ra những gợi ý
thiết thực nhằm khẳng định vai trò của con người với tư cách là chủ thể của mọi
hoạt động nhận thức và thực tiễn. Bởi lẽ, nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp
chúng ta hiểu rõ, nắm chắc được quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm,
mà điều quan trọng hơn nữa là nó giúp ta tăng cường được năng lực tư duy lý
luận - năng lực rất cần thiết cho những người nghiên cứu và giảng dạy triết học.
Cùng với đó, việc nghiên cứu sâu quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm
sẽ giúp chúng ta đánh giá được cơng lao, đóng góp, tính độc đáo cũng như
những hạn chế của I. Kant trong dòng chảy triết học của nhân loại nói chung và
hiểu rõ được sự kế thừa, từ nền tảng những suy tư của ông về chủ thể, mà một số
trào lưu triết học phướng Tây hiện đại đã “chỉnh lý” I. Kant ra sao, từ đó, chuyển
hướng để xác định lại đối tượng và phương pháp nghiên cứu triết học như thế
nào. Điều này, góp phần khắc phục tính chất đóng kín, giáo điều của tư duy triết
học trước đây, góp phần bổ khuyết những chủ đề cần được tiếp thu có chọn lọc,
để tiếp tục góp phần vào tiến trình đổi mới, giảng dạy, nghiên cứu triết học nói
chung, triết học Mác nói riêng ở Việt Nam.
Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của riêng của người Việt, chúng ta cần phải tiếp thu một cách
có chọn lọc những thành tựu của nền văn minh phương Tây trong đó có giá trị
của những tư tưởng triết học của I. Kant. Có thể khẳng định rằng, xét từ góc độ
này, việc nghiên cứu sâu sắc triết học I. Kant nói chung và quan niệm của I. Kant
về chủ thể tiên nghiệm nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vì chính
những khám phá có giá trị trong quan niệm của I. Kant về con người nói chung
và về chủ thể tiên nghiệm nói riêng đã góp phần khơng nhỏ giúp chúng ta có thể
nhìn nhận rõ hơn về vai trị, vị trí và những năng lực tiềm tàng của con người
Việt Nam với tư cách là những chủ thể trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất

nước. Đồng thời, đây còn là con đường hữu hiệu nhất giúp chúng ta có thể tiếp
cận với hệ giá trị văn hóa tinh thần của nền văn minh phương Tây, để từ đó
hướng chúng ta sống và hành động theo các giá trị cốt lõi của cuộc sống, cũng
như đưa ra những gợi ý thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của con
người trong bối cảnh cuộc sống có nhiều biến động hiện nay. Kế thừa những
thành tựu của các trào lưu triết học đối lập trước đó (chủ nghĩa duy kinh nghiệm
và chủ nghĩa duy lý), I. Kant đã đưa ra quan niệm rất độc đáo về chủ thể tiên
3


nghiệm, trong đó con người được xem xét khơng chỉ với tư cách là chủ thể nhận
thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm.
Từ đây, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, I. Kant đã đưa ra một quan niệm khá
toàn diện về con người, trong đó con người khơng chỉ được luận giải từ góc độ
lý luận (nhân học tư biện) với các giá trị Chân, Thiện, Mỹ, mà còn được phân
tích dưới góc độ thực tiễn (nhân học thực tiễn) với các giá trị thực tiễn mang tính
nhân loại.
Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn “Quan niệm của I. Kant
về chủ thể tiên nghiệm” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích, làm rõ quan niệm của Kant về chủ thể
tiên nghiệm, từ đó đưa ra những đánh giá về những giá trị và hạn chế cũng như
những ảnh hưởng của quan niệm này đối với lịch sử triết học phương Tây sau ông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện những nhiệm
vụ sau:
Một là: phân tích những điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan
niệm Kant về chủ thể tiên nghiệm;
Hai là: phân tích một cách có hệ thống, làm rõ quan niệm của I. Kant về

chủ thể tiên nghiệm, đặc biệt về cấu trúc và các năng lực cơ bản của chủ thể
nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên
nghiệm;
Ba là: đưa ra nhận xét, đánh giá về những giá trị và hạn chế của quan niệm
về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant cũng như một số nhận định về những
ảnh hưởng của quan niệm này đối với lịch sử triết học phương Tây sau ông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: nội dung cơ bản trong quan niệm
của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn chủ yếu ở việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chủ
thể tiên nghiệm trong các tác phẩm trong triết học I. Kant thời kỳ phê phán
“Phê phán lý tính thuần túy”, “Phê phán lý tính thực hành” (hay cịn gọi là
“Phê phán lý tính thực tiễn”), “Phê phán năng lực phán đoán”.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
lịch sử triết học. Đồng thời, luận án cũng kế thừa những thành quả của các công
4


trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong thời gian gần đây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa vào phương pháp mácxít trong nghiên cứu lịch sử triết học
và một số các phương pháp khác như: phương pháp quy nạp và diễn dịch,
phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp so sánh…
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương

đối toàn diện về quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, kết quả nghiên cứu
của luận án có đóng góp các điểm mới về mặt học thuật, lý luận như sau:
Thứ nhất, luận án đã góp phần phân biệt các nghĩa khá phức tạp của hệ
thuật ngữ trong triết học I. Kant như “tiên nghiệm”, “siêu nghiệm”, “thường
nghiệm” (hay “kinh nghiệm”), “siêu việt”, “thông giác” giúp chúng ta hiểu lại
chúng trong tiếng Việt khác so với một số cách hiểu và dịch chúng trước đây.
Thứ hai, luận án đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ
bản của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant như: làm sáng
tỏ những tư tưởng của I. Kant về cấu trúc và năng lực của chủ thể nhận thức tiên
nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm, chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm.
Thứ ba, luận án đưa ra những đánh giá về những giá trị và hạn chế cũng
như những ảnh hưởng của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I.
Kant đối với sự phát triển của lịch sử triết học.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án được hồn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng của
I. Kant về cấu trúc và năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể
đạo đức tiên nghiệm, chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm, từ đó đưa ra những đánh
giá về những giá trị và hạn chế của quan niệm trên đối với sự phát triển của
lịch sử triết học sau ông.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh chuyên ngành Triết học.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hưởng ứng công tác đổi
mới nghiên cứu lý luận theo chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Kết cấu luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương 15 tiết.

5



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về những điều
kiện, tiền đề ra đời quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm
Tác giả luận án đã kế thừa một số cơng trình tiêu biểu sau đây:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu giới thiệu khái quát về những điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội cho sự ra đời quan niệm của I. Kant về chủ
thể tiên nghiệm
* Nhóm các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
- “Lịch sử Triết học cổ điển Đức”, của tập thể tác giả Bùi Thị Thanh
Hương và Nguyễn Đình Trình, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2014.
- “Lịch sử triết học: Triết học cổ điển Đức” của Viện Hàn Lâm khoa học
Liên Xô đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 1962 (Nxb Sự thật, Hà
Nội).
- “Triết học Imanuin Cantơ (Immanuel Kant)” của Nguyễn Văn Huyên
(Nxb Khoa học Xã hội, năm 1997).
- “Triết học đạo đức của Immanuel Kant và ảnh hưởng của nó đối với
triết học Đức thế kỷ XIX” của tác giả Ngô Thị Mỹ Dung (Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2007,
đã được xuất bản thành sách năm 2018) v.v.
* Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
- “Phê phán lý tính thuần túy” (Kant and The Critique of Pure Reason),
của tác giả Sebastian Gradner, Routledge, London, 1999.
- “Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm và siêu hình học của Kant (Kant’s
Transcendental and Metaphysical Idealism, Under the Direction of Julie R.
Klein ii, May 2013) của tác giả Michael J. Olson.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến các tiền đề khoa

học tự nhiên và các tiền đề tư tưởng triết học cho sự hình thành quan niệm
của Kant về chủ thể tiên nghiệm
* Những cơng trình nghiên cứu về tiền đề khoa học tự nhiên cho sự hình
thành quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học Kant
- “Lịch sử Triết học” do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, (Nxb Chính trị Quốc
gia, được tái bản lần thứ ba năm 2006),
- “Học thuyết phạm trù trong triết học I. Kant” của tác giả Lê Công Sự,
6


Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2007.
- “Đạo đức học I. Kant và những giá trị, hạn chế của nó”, Viện Khoa học
xã hội Việt Nam năm 2010, tác giả Vũ Thị Thu Lan.
* Những cơng trình nghiên cứu về tiền đề tư tưởng cho sự hình thành
quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học Kant
- “Vấn đề bản thể luận trong Triết học duy tâm cổ điển Đức cuối thế kỷ
XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010 - tức cơng trình Bản thể luận trong Triết
học cổ điển Đức, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, năm 2014 của tác giả
Nguyễn Chí Hiếu.
- “Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa hiện
thời của nó” (Luận án Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 2017), tác giả Nguyễn Vân Hạnh.
- “Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm trong nhận thức luận của I. Kant” của
tác giả Khuất Duy Dũng, Luận văn Thạc sỹ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội,
năm 2006
Các cơng trình trên đây đã trình bày một cách khá chi tiết về những tiền
đề hình thành triết học I. Kant nói chung. Tác giả đã chọn lọc kế thừa những
cơ sở liên quan trực tiếp tới sự hình thành quan niệm của I. Kant về chủ thể
tiên nghiệm.

1.2. Các cơng trình nghiên cứu về triết học Kant và quan niệm của I.
Kant về chủ thể tiên nghiệm
Tác giả luận án đã kế thừa một số cơng trình tiêu biểu sau đây:
1.2.1. Các nghiên cứu về triết học Kant
- “Triết học Kant” của Nguyễn Đình Thi, Nxb Tân Việt xuất bản, năm
1942.
- “Lịch sử tư tưởng trước Mác”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1995
của tác giả Trần Đức Thảo.
- “Triết học I. Kant” của Trần Thái Đỉnh, Nxb Văn Mới, năm 1974 và
được Nxb Văn hóa Thơng tin tái bản năm 2005 tái bản năm 2005.
- “I. Cantơ - Người sáng lập nền triết học cổ điển Đức” của tập thể tác
giả Viện Triết học - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
- “Triết học cổ điển Đức - Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học’,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
- “Đâu là căn nguyên tư tưởng? hay con đường triết lý từ Kant đến
Heidegger”, Nxb Văn học, tái bản năm 2007 của tác giả Lê Tơn Nghiêm.
- Lịch sử phép biện chứng mácxít (tập 3), Lôgic học biện chứng của E.V.
7


Ilencơv.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về quan niệm của I. Kant về chủ
thể tiên nghiệm
* Thứ nhất, các công trình liên quan đến quan niệm của I. Kant về chủ
thể nhận thức tiên nghiệm
- “Đại cương lịch sử phương Tây”, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm
2006 của tập thể tác giả Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Thanh - Nguyễn Anh Tuấn.
- “Tư tưởng của I. Kant về sự thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức

trong nhân học” trong cơng trình “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận
thức luận và đạo đức học, (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2006) của tác giả Nguyễn Vũ Hảo.
- “Quan niệm về con người trong một số trào lưu triết học phương Tây
hiện đại”, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2016 của tác giả Nguyễn Vũ Hảo.
- Tác giả Âu Dương Khang với bài viết “Phương thức tư duy chủ thể tính
của I. Kant về những gợi mở của nó đối với đương đại” trong cơng trình
“Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, (Kỷ
yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
- “Quan niệm của I. Cantơ về tính tích cực của chủ thể nhận thức” của
Nguyễn Trọng Chuẩn trong “I. Cantơ người sáng lập nền triết học cổ điển
Đức”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
- Tác giả Hồ Sỹ Q với cơng trình “Từ triết học phê phán đến nghiên
cứu con người” trong công trình “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận
thức luận và đạo đức học, (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 2006.
- Tác giả Nguyễn Văn Sanh trong luận án Tiến sỹ Triết học “Vấn đề tự ý
thức trong lịch sử triết học phương Tây (từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết
học Mác)”, Hà Nội, năm 2003.
- “Góp thêm lời bàn cho vấn đề nội dung và hình thức của tư duy)” trong
triết học siêu nghiệm của Kant và Fichte” của Nguyễn Anh Tuấn, trong cơng
trình “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học,
(Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
* Thứ hai, các cơng trình liên quan đến quan niệm của I. Kant về chủ thể
đạo đức tiên nghiệm
- “Tư tưởng triết học về con người” do Vũ Minh Tâm chủ biên, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, năm 2006.
- Tác giả Vũ Thị Thu Lan với công trình “Tự do đạo đức của chủ thể
trong đạo đức học Cantơ”, Tạp chí Triết học, số 9, năm 2003.
- “Phương thức tư duy chủ thể tính của I. Kant về những gợi mở của nó

đối với đương đại” trong cơng trình “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề
8


nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, năm 2006, của tác giả Âu Dương Khang.
- Tác giả Nguyễn Vũ Hảo trong bài viết “Tư tưởng của I. Kant về sự
thống nhất của lý luận nhận thức, đạo đức trong nhân học” trong cơng trình
“Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ
yếu Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006.
- Bài viết “Đạo đức học của Kant và ý nghĩa hiện thời của nó” trong Triết
học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội
thảo quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006 của tác giả Nguyễn
Trọng Chuẩn.
* Thứ ba, các cơng trình liên quan đến quan niệm của I. Kant về chủ thể
thẩm mỹ tiên nghiệm
- “Lịch sử Mỹ học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 2010 của tác giả Đỗ
Văn Khang.
- Tác giả Nguyễn Văn Phúc với ơng trình “I. Cantơ (I. Kant) và vấn đề tính
quy định của nhân tố chủ quan trong lĩnh vực thẩm mỹ” trong I. Cantơ - Người
sáng lập nền Triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
- Tác giả Yu, Huang - Chieh trong bài viết “Luận thuyết về cảm nhận cái
đẹp dựa trên sự phân tích ý thức: từ phán đốn nhận thức đến phán đốn thẩm
mỹ” trong cơng trình “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX”, Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế, Nxb Chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2007.
- “Từ điển Triết học Kant” (A. Kant Dictionary) của tác giả Howard
Caygill, được dịch ra tiếng Việt (do Bùi Văn Nam Sơn chủ trương và hiệu
đính, Nxb Tri thức, năm 2013).
Các cơng trình trên đây đã phân tích triết học của I. Kant trên nhiều khía
cạnh như nhận thức luận, đạo đức học và thẩm mỹ, trong đó các cơng trình

này đã ít nhiều có đề cập đến một số yếu tố liên quan đến quan niệm của I.
Kant về chủ thể tiên nghiệm. Tác giả đã kế thừa những yếu tố hợp lý trong
các cơng trình này có liên quan trực tiếp đến vấn đề chủ thể tiên nghiệm trong
triết học của I. Kant.
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về những giá trị và hạn chế của quan
niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant
Tác giả luận án đã kế thừa một số cơng trình tiêu biểu sau
1.3.1. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
- “Triết học Imanuin Cantơ (Immanuel Kant)” của tác giả Nguyễn Văn
Huyên (Nxb Khoa học Xã hội, năm 1997).
- “Vai trò của triết học Kant đối với sự phát triển của triết học” của tác giả
Đỗ Minh Hợp trong (Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, Cantơ người sáng lập nền
triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997).
9


- Tác giả Trần Văn Phòng trong bài viết “Lý luận nhận thức của I. Kant
thời kỳ “phê phán” - giá trị và hạn chế” trong Triết học cổ điển Đức: Những
vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
- “Triết học Cantơ dưới nhãn quan của G.W.F. Hêghen” trong Tạp chí
Triết học, số 4, 2005 của tác giả Nguyễn Chí Hiếu.
- Tác giả Ngơ Thị Mỹ Dung với cơng trình “Triết học đạo đức của Cantơ
và ảnh hưởng của nó đối với nền triết học phương Tây” trong Triết học cổ
điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
- “Quan niệm về cấu trúc của cái tôi: Sự chuyển biến từ Kant và
Schopenhauer đến Wittgenstein”, trong Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ
XX, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007 của
tác giả Nguyễn Vũ Hảo.

1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
- “Phê phán lý tính thuần túy - nền tảng của triết học hiện đại” (Kant’s
Critique of pure reason the foundation of modern philosophy), tác giả Otfried
Hoffe, for other titles published in this series, go to www.springer.com
/series/6545.
- Tập thể tác giả Chadwik F. Ruth and Clive Cazeaux với cơng trình
Immanuel Kant - Những đánh giá quan trọng (Immanuel Kant. Critical
Assesments), Volume II. Routlege, London and New York, 1992.
Các cơng trình trên đây đã đưa ra những đánh giá khác nhau, chỉ ra những
giá trị và hạn chế của triết học I. Kant nói chung và ít nhiều cũng đưa ra
những nhận định về giá trị, hạn chế và những ảnh hưởng trong quan niệm của
ông về chủ thể tiên nghiệm nói riêng. Tác giả kế thừa những điểm hợp lý của
những cơng trình nói trên trong đó có cả những tác phẩm kinh điển của C.
Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin liên quan đến vấn đề này.
1.4. Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình tổng quan và
những vấn đề luận án tập trung làm rõ
* Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình tổng quan
Trên thế giới và ở Việt Nam từ trước đến nay, đã có khá nhiều nhà nghiên
cứu viết về triết học của I. Kant, và các học giả, các nhà nghiên cứu vẫn đang
tiếp tục viết về ông. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu trực tiếp và trình
bày một cách có hệ thống, tồn diện quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên
nghiệm cịn ít được đề cập đến và chưa được xem xét đầy đủ.
* Những vấn đề luận án tập trung làm rõ
Các cơng trình nghiên cứu về triết học Kant nói trên không chỉ là những
gợi ý để tác giả luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong cơng trình này
10


những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án làm rõ những điều kiện, tiền đề cơ bản cho sự hình thành

quan niệm Kant về chủ thể tiên nghiệm chủ yếu tập trung vào những điều kiện
kinh tế - xã hội - chính trị và những tiền đề tư tưởng triết học, khoa học tự nhiên
thời kỳ này. Đồng thời, luận án cũng phần nào làm rõ mối liên hệ, ảnh hưởng
của những điều kiện, tiền đề đó đối với sự hình thành quan niệm của I. Kant về
chủ thể tiên nghiệm. Thứ hai, luận án phải làm sáng tỏ một cách tồn diện, có
hệ thống quan niệm của Kant về chủ thể tiên nghiệm như: khái niệm chủ thể
tiên nghiệm - đối tượng của triết học duy tâm tiên nghiệm của Kant; cấu trúc
và các năng lực cơ bản của chủ thể tiên nghiệm thể hiện qua quan niệm của
Kant về chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ
thể thẩm mỹ tiên nghiệm. Thứ ba, từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án
đưa ra nhận xét, đánh giá về những giá trị và hạn chế trong quan niệm của I.
Kant về chủ thể tiên nghiệm cũng như một số những ảnh hưởng của quan
niệm này đối với lịch sử triết học phương Tây sau ông.

Chƣơng 2
NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH
QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM
2.1. Những điều kiện lịch sử - xã hội và tiền đề khoa học cho sự hình
thành quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant
2.1.1. Những điều kiện lịch sử - xã hội hình thành quan niệm của I.
Kant về chủ thể tiên nghiệm
I. Kant được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử châu Âu đang có
bước chuyển mình mạnh mẽ sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì
cho đến cuối thế kỷ XVIII Đức vẫn còn là một quốc gia quân chủ phong kiến
lạc hậu. Giai cấp tư sản Đức còn non trẻ, chưa đủ mạnh, chưa có điều kiện
giành chính quyền. Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị nhưng nước Đức thời kỳ
này lại đạt được những thành tựu chưa từng có về văn hóa, nghệ thuật, triết
học. Giai cấp tư sản Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của giai cấp tư sản
tây Âu. Do đó tư tưởng Đức cuối thế kỷ XVIII, một mặt về nội dung thì rất tiến
bộ, nhưng về lập trường tư tưởng thì lạc hậu, chỉ tiến bộ trên lập trường duy

tâm mà thôi. Điều này cho thấy tại sao quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên
nghiệm của mặc dù đánh dấu bước ngoặt trong triết học nhưng chưa thoát khỏi
được thế giới quan duy tâm.

11


2.1.2. Những tiền đề khoa học hình thành quan niệm về chủ thể tiên
nghiệm trong triết học I. Kant
Thời kỳ Cận đại sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là
phương pháp nhận thức khoa học cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới
triết học và quan niệm của Kant về chủ thể tiên nghiệm. Do nhu cầu phát triển
sản xuất, các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc
biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp
luận khoa học. Các khoa học phát triển nhất phải kể đến là cơ học, vật lý học,
toán học, thiên văn học, v.v.. với một loạt các nhà khoa học xuất sắc nổi lên
trong thời kỳ này như: Nicolaus Copernicus; Giordano Bruno, Galileo Galilei,
René Descartes, Isaac Newton, Johann Kepler, … Thông qua các thành tựu
khoa học nhất là các ngành khoa học tự nhiên nói trên, ngày càng chứng tỏ sự
hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình thống trị trong tư tưởng Tây Âu
suốt thế kỷ XVII, XVIII, đồng thời, tạo nên động lực to lớn cho sự phát triển
của triết học và đặc biệt là nó định hướng cho triết học những mục đích,
nhiệm vụ và phương pháp nhận thức mới, phù hợp để con người có thể khám
phá sâu sắc hơn về thế giới. Và Kant là một trong số những nhà triết học đó. I.
Kant đã nhận thấy sức mạnh to lớn của con người, con người mới chính là
chủ thể của mọi hoạt động.
2.2 Những tiền đề tƣ tƣởng hình thành quan niệm về chủ thể tiên
nghiệm trong triết học I. Kant
2.2.1. Chủ nghĩa duy kinh nghiệm như là cơ sở lý luận cho quan niệm
của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm

Có thể thấy rằng, với một triết gia sống ở thời Cận đại như Kant thì bối
cảnh tinh thần thời đại có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc tới những tư tưởng triết
học của ông. Với vị thế và sự khẳng định vai trò của giai cấp tư sản Anh, sự
phát triển mạnh mẽ của sản xuất cơng nghiệp và khoa học thực nghiệm đã có
những tác động không nhỏ đến lập trường tư tưởng của các nhà triết học Anh.
Họ là những nhà tư tưởng đầu tiên đưa ra các phương pháp khoa học cho việc
phát triển tri thức và cố gắng sử dụng các phương pháp này cho hoạt động triết
học. Do vậy, trong số họ, nhiều nhà triết học thời kỳ này đã đề cao vai trị của
thực nghiệm, của cảm tính trong nhận thức và đặc biệt vai trò của chủ thể tư
duy. Kế thừa các tư tưởng triết học của các triết gia thuộc chủ nghĩa duy kinh
nghiệm như: tư tưởng đề cao việc xây dựng các phương pháp nhận thức nhằm
hướng tư duy và trí tuệ của con người vào việc khái quát và diễn giải những tư
liệu do cảm tính đem lại của F.Bacon; quan niệm duy kinh nghiệm của Locke
về khả năng và hoạt động nhận thức của con người; những quan niệm trong
nhận thức luận của Berkeley; tinh thần “hồi nghi có phương pháp” của
Hume với tư cách là một trong những tiền đề lý luận (phản tiền đề) cho sự hình
12


thành quan niệm của Kant về chủ thể tiên nghiệm.
2.2.2. Quan niệm của chủ nghĩa duy lý về chủ thể tư duy trong triết học
Tây Âu thời kỳ Cận đại
Mặc dù triết học ít khi đổi hướng đi và thái độ một cách đột ngột triệt để,
nhưng có những thời kỳ, trong đó, các tư tưởng triết học có sự phân cách rõ
rệt với quá khứ trực tiếp của nó. Đây là điều đã xảy ra ở châu Âu vào thế kỷ
XVII với chủ nghĩa duy lý Cận đại mà người khai sinh ra nó là R. Descartes
và chương trình mới của nó là khởi đầu của triết học Cận đại. Tuy đánh giá
thấp cảm tính chủ quan và sự nhiệt tình như phương tiện khám phá chân lý
nhưng họ vẫn tin rằng sự cấu tạo của trí tuệ khiến nó chỉ cần hoạt động theo
phương pháp thích hợp, từ đó nó có thể khám phá bản chất vũ trụ. Đây là một

quan niệm lạc quan về lý trí con người, xóa đi những cố gắng thời trước của
Montaigne và Charron khi họ muốn phục hưng chủ nghĩa hoài nghi thời cổ.
Tuy nhiên, sự quá lạc quan của chủ nghĩa duy lý khơng hồn tồn thành cơng,
đó là vì những khác biệt trong ba hệ thống mà chủ nghĩa duy lý phát sinh. Các
nhà duy lý đều giải thích thế giới tự nhiên theo mẫu máy móc của vật lý học
và coi một sự kiện vật lý đều có tính tất định như Descartes mô tả thực tại như
một thể nhị nguyên bao gồm hai thực thể cơ bản là tư duy và quảng tính.
Spinoza chủ trương thuyết nhất nguyên, cho rằng chỉ có một thực tế duy nhất
là tự nhiên, với những thuộc tính và trạng thái khác nhau. Leibniz chủ trương
thuyết đa nguyên, cho rằng mặc dù có một loại thực thể là đơn tử (monad)
nhưng có nhiều loại đơn tử tạo nên các yếu tố khác nhau trong tự nhiên. Mặc
dù vậy, có thể nói rằng, dù có sự hạn chế ở việc khơng đánh giá đúng mức vai
trị của nhận thức cảm tính và q đề cao vai trị của lý tính và lơgic khoa học,
nhưng những quan niệm của Descartes, Spinoza, Leibniz đặc biệt là những tư
tưởng về khả năng tư duy và vai trò của con người trong nhận thức đã đóng
vai trị to lớn đối với việc xây dựng hệ thống lý luận triết học, cũng như trong
việc phát triển tư duy lý luận của nhân loại nói chung.
2.3. Vài nét khái quát về cuộc đời và các tác phẩm của Immanuel Kant
I. Kant sinh ngày 22/4/1724 ở Koenigsberg thuộc nước Phổ trong một gia
đình thợ thủ cơng. Thuở nhỏ, cậu bé Kant chịu ảnh hưởng rất lớn từ người mẹ
- một người Thanh giáo Đức giàu tình cảm nhưng cũng rất nghiêm khắc, kỷ
luật trong việc giáo dục con cái tuân theo đức tin và sự hành đạo. Chính vì
vậy, suốt thời thơ ấu, với sự đắm chìm trong tơn giáo từ sáng đến tối đã ảnh
hưởng không nhỏ đến cuộc đời của Kant. Tuy nhiên, khi trưởng thành những
tri thức khoa học đã khiến ơng nhận ra những điều cuồng tín, phi lý trong tơn
giáo. Đây chính là ngun nhân tạo nên nhiều mâu thuẫn trong chủ thể nhận
thức của ông. Ông đạt được những vinh dự lớn lao trong sự nghiệp, song hầu
hết các vinh quang này đều đến muộn. Cuộc đời ấy tự lập và sống một mình
13



đã ít nhiều đã tạo nên nét đặc thù độc đáo trong triết học của I. Kant nói
chung và quan niệm của ơng về chủ thể tiên nghiệm nói riêng.
Tiểu kết chƣơng 2
Bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của Tây Âu Cận đại nói chung
và nước Đức nói riêng, các quan điểm của các nhà triết học duy kinh nghiệm;
là những điều kiện, tiền đề khách quan tạo nên triết học I. Kant nói chung và
quan niệm của ơng về chủ thể tiên nghiệm nói riêng. Cuộc đời nhiều khác biệt
và trí tuệ uyên bác chính là nhân tố chủ quan góp phần khơng nhỏ cho việc
hình thành quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm nói trên.
Chƣơng 3
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG
QUAN NIỆM CỦA I. KANT VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM
3.1. Chủ thể tiên nghiệm - đối tƣợng của triết học duy tâm tiên
nghiệm của I. Kant
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản trong triết học duy tâm tiên nghiệm
của I. Kant
Như chúng ta đã biết, trước I. Kant chủ nghĩa duy lý của Leibniz – Wolff
đã bị nhà hoài nghi luận Hume bác bỏ và triết học duy lý với tư cách hệ thống
triết học thống trị thời bấy giờ đang đứng trước nguy cơ khơng cịn chỗ đứng của
mình. Song, với ảnh hưởng của hệ thống triết học của Hume mà I. Kant thừa
nhận, đã đánh thức ông khỏi “cơn mê giáo điều” là kết quả là sự ra đời của triết
học I. Kant hay chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm (Transzendenteler Idealismus)
cùng với một loạt các khái niệm cơ bản như: tiên nghiệm, kinh nghiệm (thường
nghiệm), hậu nghiệm, siêu nghiệm, siêu việt.
Khái niệm “kinh nghiệm” theo Kant, là cái hữu hạn, được chế định bởi
không gian và thời gian, vì đây là kinh ngiệm của con người, của lồi người.
Khái niệm “tiên nghiệm” (chữ la tinh: A priori - trước kinh nghiệm, trước
những sự vật), nhưng trong hệ thống triết học của mình, I. Kant khi sử dụng
khái niệm “tiên nghiệm” theo tiếng Đức là “transzendental” đóng vai trị như

một chiếc chìa khóa mà nếu nắm được nội dung của nó, chúng ta sẽ mở được
tồn bộ tịa lâu đài triết học của ông.
Khái niệm “siêu nghiệm” (tiếng Latinh: transcendens, transcendentia,
transcendentalis; tiếng Đức: transzendent) được I. Kant sử dụng dùng để chỉ
những cái vượt lên trên kinh nghiệm của lồi người, tức là tính chân thực của
nó khơng bị bác bỏ bởi kinh nghiệm ở một thời gian, không gian cụ thể, và nhờ
cái siêu nghiệm dẫn dắt thì nhận thức kinh nghiệm mới diễn ra được.
Khái niệm “siêu việt” (tiếng Đức: transzendent) được I. Kant sử dụng
14


trong hệ thống triết học của ơng khơng cịn là sự vượt lên tính quy định phạm
trù như trong triết học kinh viện nữa, mà là sự vượt ra khỏi kinh nghiệm.
Thông qua việc xem xét cách I. Kant sử dụng các khái niệm cơng cụ
trong tồn hệ thống triết học của ơng có thể thấy rằng triết học duy tâm tiên
nghiệm của I. Kant thực chất là triết học đặt khái niệm “tiên nghiệm” và một
phần khái niệm “siêu nghiệm”, “siêu việt” vào trung tâm nghiên cứu của
mình, làm sáng tỏ các điều kiện và giới hạn của nhận thức, điều kiện của tính
khách quan và tính liên chủ của nhận thức đồng thời chuyển trọng tâm nghiên
cứu không cịn nghiên cứu “các đối tượng nói chung” như các học thuyết triết
học trước đây nữa mà nghiên cứu “các khái niệm tiên nghiệm của ta” hay
phương cách nhận thức tiên nghiệm của ta về “các đối tượng nói chung”, tức
là triết học duy tâm tiên nghiệm không mô tả con người cụ thể (con người
kinh nghiệm), mà mô tả một mơ hình “con người nói chung” nào đó - chủ thể
tiên nghiệm.
3.1.2. Khái niệm chủ thể tiên nghiệm với tư cách là đối tượng nghiên cứu
trong triết học duy tâm tiên nghiệm của I. Kant
Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm của I. Kant (hay triết học duy tâm
tiên nghiệm của I.Kant) chính là học thuyết về khả năng nhận thức kinh
nghiệm trong chừng mực các đối tượng của kinh nghiệm ấy xuất hiện ra

trên cơ sở các hình thức tiên nghiệm chủ quan của chúng ta. Theo đó, triết
học tiên nghiệm thể hiện ra là một bản thể luận được phác thảo từ chủ thể tức quan niệm của I. Kant về con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm
(transzendentales Subjekt) - Đây là khái niệm dùng để chỉ con người chủ
thể có trước kinh nghiệm, độc lập với kinh nghiệm và không thể cảm nhận
được bằng các giác quan, khác với chủ thể kinh nghiệm là chủ thể gắn liền
với kinh nghiệm, với thể xác và tâm hồn (với các yếu tố vật lý và tâm lý)
của con người, có thể cảm nhận bằng cảm tính. Theo I. Kant, chủ thể tiên
nghiệm có những năng lực đặc trưng cơ bản chỉ cho con người gắn liền với
chân, thiện, mỹ, do vậy, nó có thể được xem xét ở cả ba phương diện với
tính cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo đức tiên nghiệm và
chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm. Chủ thể nhận thức tiên nghiệm bao gồm
những năng lực và cấu trúc tiên nghiệm bên trong của chủ thể nhận thức
như cảm tính, giác tính, tự ý thức và lý tính); chủ thể đạo đức tiên nghiệm
được xem là chủ thể sử dụng các năng lực tiên nghiệm của lý tính để điều
khiển lý tính trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn; cịn chủ thể thẩm mỹ tiên
nghiệm được coi là có các năng lực phán đốn tiên nghiệm vốn có của chủ
thể trong quá trình chiêm ngưỡng và đánh giá đối tượng trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
Có thể nói, với khái niệm “chủ thể tiên nghiệm”, I. Kant đã xác định đối
15


tượng nghiên cứu của triết học duy tâm tiên nghiệm chính là mơ tả một mơ hình
con người nói chung trên cả ba phương diện nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ.
3.2. Chủ thể nhận thức tiên nghiệm trong triết học I. Kant
3.2.1. Cuộc cách mạng Copernicus trong nhận thức luận I. Kant
Kant đã thực hiện cuộc cách mạng Copernicus trong nhận thức luận
bằng việc chuyển trọng tâm nghiên cứu triết học của ơng nói chung và lý luận
nhận thức nói riêng từ khách thể, từ đối tượng nhận thức sang bản thân chủ
thể nhận thức, sang nhiệm vụ làm rõ khả năng, giới hạn nhận thức của chủ

thể. Thực chất cuộc cách mạng Copernicus trong triết học mà Kant thực hiện
chính là cuộc cách mạng về đường lối tư duy triết học đặc biệt là trong nhận
thức luận mà điểm mấu chốt của nó là ở chỗ, Kant đảo ngược từ chủ trương
“tri thức phải phù hợp với đối tượng” của nhận thức luận trước ông thành “đối
tượng phải phù hợp với tri thức”; đồng thời, Kant cho rằng, các hình thức
thuần túy của năng lực nhận thức của chủ thể có nguồn gốc khơng phải ở bên
ngồi chủ thể nhận thức, mà ở ngay bên trong chủ thể nhận thức, và thuộc về
cấu trúc tiên nghiệm bên trong của chủ thể nhận thức. Đặc biệt hơn nữa, bước
ngoặt của cuộc cách mạng Copernicus của Kant còn được thể hiện thông qua
việc ông cho rằng đối tượng của sự phản tư triết học không phải là giới tự
nhiên mà là chính con người được xem xét dưới góc độ tiên nghiệm - tức con
người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm. Như vậy, có thể thấy rằng, quan
niệm của Kant chủ thể tiên nghiệm - đối tượng của chủ nghĩa duy tâm tiên
nghiệm (transzendentaler Idealismus) là sợi chỉ đỏ xun suốt tồn bộ triết
học phê phán của ơng.
3.2.2. Cấu trúc và những năng lực của chủ thể nhận thức tiên
nghiệm trong triết học I. Kant
Trong hệ thống triết học của I. Kant, lý luận nhận thức được coi là có
vai trị chủ đạo. Ở đó, ơng đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau nhằm trả lời cho
câu hỏi lớn nhất: Con người là gì? Chính qua đây, I. Kant nhấn mạnh đến vị
trí của con người với tư cách là chủ thể nhận thức, là trung tâm của mọi hoạt
động. Và con người trong lĩnh vực nhận thức luận được I. Kant đề cập đến
chính là con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên nghiệm – tức cái tôi
tiên nghiệm (transzendentales Ich), cái tôi tự ý thức về bản thân mình trong
hoạt động nhận thức. Khi nghiên cứu về chủ thể nhận thức tiên nghiệm khơng
gì khác ngồi việc nghiên cứu những năng lực nhận thức và cấu trúc bên
trong, cấu trúc tiên nghiệm sẵn có của chính bản thân chủ thể. I. Kant chia
năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm thành: cảm tính, giác tính, thơng
giác và lý tính. Ứng với các loại năng lực của chủ thể nhận thức tiên nghiệm,
theo Cantơ, q trình nhận thức của con người có cấu trúc gồm các giai đoạn

như sau: giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn giác tính, giai đoạn thơng
16


giác và cuối cùng là giai đoạn lý tính. Các giai đoạn nhận thức này biểu thị
cho các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao. Trong đó, giai đoạn nhận thức trực
quan cảm tính là giai đoạn cảm năng học tiên nghiệm; giai đoạn giác tính là
q trình phân tích pháp tiên nghiệm; giai đoạn thơng giác chính là nguyên
tắc tối cao của mọi sự sử dụng giác tính. Nói cách khác, đây chính là sự phân
biệt, sự thống nhất tổng hợp nguyên thủy của thông giác (quan tâm chủ yếu
đến vấn đề cái tôi tiên nghiệm và cái tơi kinh nghiệm). Cịn lý tính là cấp độ
cao nhất của tư duy thuần túy biện chứng tiên nghiệm.
3.2.3. Chủ thể nhận thức kinh nghiệm và chủ thể nhận thức tiên nghiệm
Khi khảo sát về thông giác, I. Kant chủ yếu nhấn mạnh sự phân biệt
giữa thông giác kinh nghiệm (empirische Apperzeption) và thông giác tiên
nghiệm (transzendentale Apperzeption) thuần túy, tức là ở đây ơng đã có sự
phân chia một cách rạch rịi chủ thể nhận thức. Theo đó, ứng với hai loại
thông giác là hai loại chủ thể nhận thức: chủ thể nhận thức kinh nghiệm (cái
tôi kinh nghiệm - empirisches Ich) và chủ thể nhận thức tiên nghiệm (cái tôi
tiên nghiệm - transzendentales Ich). Theo I. Kant, chủ thể nhận thức kinh
nghiệm với tư cách là cái tôi kinh nghiệm hay ý thức kinh nghiệm về cái tôi,
loại tự ý thức có khả năng biến đổi về mặt nội dung. Còn chủ thể nhận thức
tiên nghiệm hay “cái tơi tiên nghiệm” tức là sự tự ý thức có bất biến đổi về
mặt nội dung để phân biệt hai loại thơng giác và cũng góp phần nâng cao vai
trị của tri thức tiên nghiệm.
Chủ thể nhận thức tiên nghiệm ở I. Kant được ông quy về “cái tôi tiên
nghiệm” “hay thông giác tiên nghiệm”, tức là khả năng tự ý thức và trong mọi
ý thức khơng chỉ có ý thức về đối tượng mà có khả năng ý thức về ý thức ấy.
3.3. Chủ thể đạo đức tiên nghiệm trong triết học I. Kant
3.3.1. Tự do - xuất phát điểm của đạo đức học I. Kant

Có thể thấy rằng, tự do - đó là khát vọng và lý tưởng đạo đức cao đẹp
mà con người luôn muốn hướng tới. Với I. Kant, phạm trù “tự do”, có vị trí
đặc biệt quan trọng và trở thành phạm trù nền tảng, là xuất phát điểm cho đạo
đức học của ông. Tự do được I. Kant hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, I. Kant
hiểu tự do theo nghĩa “so sánh, tương đối” (Komparative Bedeutung der
Freiheit) chỉ có trong thế giới hiện tượng; thứ hai, tự do tiên nghiệm (tự do là
khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giác tính hoạt động độc lập với quy
luật tất yếu của tự nhiên trong lĩnh vực hiện tượng luận). Có thể coi tự do theo
nghĩa thứ nhất là tự do tương đối và nghĩa thứ hai là tự do tuyệt đối. Tự do
tương đối tồn tại một cách tương đối trong thế giới hiện tượng, trong cơ chế
máy móc của tự nhiên. Cịn tự do đích thực tự do phải được hiểu là tự do theo
nghĩa là tự do tiên nghiệm (Freiheit a apriori).
17


3.3.2. Mệnh lệnh tuyệt đối - cơ sở cho luật đạo đức của chủ thể đạo
đức tiên nghiệm trong triết học I. Kant
Mệnh lệnh tuyệt đối (quy luật đạo đức) được coi là nguyên tắc tối cao
giữ vị trí trung tâm, là nền tảng và là chỗ dựa để giải quyết tất cả các vấn đề
còn lại trong đạo đức học của ơng; đồng thời, nó cũng là cơ sở để xác định
các tiêu chuẩn đánh giá đạo đức để từ đó xác định mục tiêu của việc giáo dục
đạo đức trong đạo đức học của I. Kant. Theo I. Kant, hành động của con
người muốn có giá trị đạo đức thì phải tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ đạo của
mệnh lệnh tuyệt đối, vì đây là nguyên tắc thực tiễn tuyệt đối và duy nhất.
mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi giá trị phổ biến, tất yếu vượt qua mọi thời gian,
vượt qua mọi hoàn cảnh chủ quan và khách quan. Điều đó chỉ có thể tìm thấy
khi con người hành động theo quy luật đạo đức. Nhưng con người chỉ hành
động theo quy luật đạo đức thơi thì vẫn chưa đủ. Bên cạnh yêu cầu con người
phải hành động theo quy luật đạo đức, mệnh lệnh tuyệt đối cũng yêu cầu con
người phải gạt bỏ hoàn toàn những điều kiện khác như những khát vọng, ước

muốn, tình cảm chủ quan hay những tác động của điều kiện ngoại cảnh.
Nguyên tắc này không cho phép chủ thể hành động dung hợp quy luật đạo
đức với bất kỳ một yếu tố nào khác. Có thể thấy rằng, ở đây quy luật luân lý
(quy luật đạo đức) là cơ sở duy nhất quy định ý chí của chủ thể hành động. Và
như vậy, hành động theo mệnh lệnh tuyệt đối cũng chính là hành động theo
quy luật đạo đức một cách vô điều kiện.
3.3.3. Những đặc trưng cơ bản của chủ thể đạo đức tiên nghiệm trong
triết học I. Kant
Khác với chủ thể nhận thức tiên nghiệm - chủ thể sử dụng những năng
lực tiên nghiệm vốn có của mình: cảm tính, giác tính và lý tính để nhận thức
hay điều khiển lý tính với tư cách là nhân tố tích cực trong phương diện lý
luận, còn chủ thể đạo đức tiên nghiệm chính là chủ thể sử dụng các năng lực
tiên nghiệm của lý tính để điều khiển lý tính trong lĩnh vực hoạt động thực
tiễn. Nói cách khác, chủ thể đạo đức tiên nghiệm được khảo cứu trong mối
quan hệ của nó với đối tượng với tư cách là một cái gì đó ở bên ngồi nó và
tạo ra nó, được xem là một cái gì đó bên trong và nội tại. Khi xây dựng siêu
hình học đạo đức của mình, Kant cho rằng con người với tư cách là chủ thể
đạo đúc tiên nghiệm muốn có được hạnh phúc và đạt được tự do thì phải xuất
phát từ chính các châm ngơn đạo đức của bản thân mình hay xuất phát từ
chính các nguyên tắc và bổn phận của lý tính thực tiễn. Tuy nhiên, các châm
ngơn đạo đức và các nguyên tắc này phải mang tính phổ quát, đồng thời phù
hợp với mọi cá nhân hay có giá trị một cách tiên nghiệm cho tất cả mọi người.
18


3.4. Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm trong triết học I. Kant
3.4.1. Bản chất của phán đoán thẩm mỹ tiên nghiệm
Phán đoán thẩm mỹ với tư cách là phương tiện kết nối hai bộ phận của
triết học phê phán của I. Kant: siêu hình học và siêu hình học đạo đức thành
một chỉnh thể hoàn chỉnh. Theo I. Kant, phán đốn thẩm mỹ chính là năng lực

thưởng thức và đánh giá của chủ thể thẩm mỹ đối với các sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Năng lực này là vốn có, mang tính “tiên nghiệm”, có tính tất
yếu và phổ quát ở mỗi chủ thể. Trước bất kỳ một đối tượng nào đó trong thế
giới “hiện tượng”, có thể con người với tư cách là chủ thể nhận thức tiên
nghiệm khơng hiểu, khơng biết đối tượng đó là gì, nhưng thưởng thức và
đánh giá về nó thì bất kỳ một chủ thể nào là một người lành mạnh, phát triển
bình thường, khơng có những dị tật cấu trúc về giác quan và não bộ (đương
nhiên sẽ là khác nhau ở những cá nhân khác nhau tùy theo trình độ và trạng
thái tâm sinh lý) đều có thể làm được. Thế giới “vật tự nó”, con người khơng
thể nhận thức nó thơng qua các giác quan, nhưng có thể chiêm ngưỡng, nhìn
ngắm, thưởng thức và đánh giá nó về mặt thẩm mỹ. Như vậy, phán đoán thẩm
mỹ là phán đoán mang tính chủ quan và vơ tư của chủ thể thẩm mỹ khi chiêm
ngưỡng đối tượng thẩm mỹ, là sự thống nhất giữa lí trí và tình cảm, chủ quan
và khách quan. Phán đốn thẩm mỹ tiên nghiệm có hai hình thức khác nhau:
phán đốn theo cảm giác thơng thường và phán đoán theo thẩm mỹ
3.4.2. Năng lực phán đoán thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm
Chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm theo quan niệm của I. Kant thực chất
chính là ơng đề cập đến các năng lực phán đốn tiên nghiệm vốn có của chủ
thể trong q trình chiêm ngưỡng và đánh giá đối tượng sự vật. Theo đó, Kant
giả định, con người có những năng lực trí tuệ “tiên nghiệm”, khi kết hợp với
các phạm trù “tiên nghiệm” sẽ tạo ra một bộ công cụ nhận thức. Trong phán
đốn thẩm mỹ tiên nghiệm, ơng cũng giả định, mọi người sinh ra vốn đã có
sẵn một năng lực cảm giác thẩm mỹ, nó cũng mang tính “tiên nghiệm”, ông
gọi tên là “năng lực cảm giác chung”. Năng lực cảm giác chung nghĩa là ai
sinh ra cũng hàm chứa trong mình một năng lực trí tuệ là ln hướng tới cái
đẹp, chiêm ngưỡng cái đẹp, chế tạo đồ vật theo quy luật của cái đẹp. Cái gọi
là “năng lực cảm giác chung” ấy chính là phương thức của phán đoán thẩm
mỹ. Các năng lực này cụ thể là năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực đánh giá
thẩm mỹ và năng lực thỏa mãn thẩm mỹ. Chỉ khi chủ thể thẩm mỹ tiên
nghiệm hội tụ đủ cả ba năng lực này thì họ mới có thể đánh giá và thẩm định

được đầy đủ về sự vật.
3.5. Mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức tiên nghiệm, chủ thể đạo
đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm
Như vậy, cuộc cách mạng I. Kant thực hiện trong triết học không chỉ
19


liên quan đến chủ thể nhận thức tiên nghiệm mà còn liên quan đến chủ thể
đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm. Việc xem xét con
người với tư cách là chủ thể ở cả ba khía cạnh nhận thức luận, đạo đức học và
thẩm mỹ đã đưa đến một trạng thái con người bị “lưỡng phân” một mặt, thành
chủ thể hiện tượng, mặt khác, thành chủ thể tiên nghiệm (được hiểu không chỉ
là chủ thể nhận thức tiên nghiệm mà còn là chủ thể đạo đức tiên nghiệm và
chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm). Với tư cách là một thực thể tự nhiên, con
người cũng như tất cả mọi sinh vật tự nhiên tồn tại trong không gian và thời
gian đều tuân theo các quy luật tất định của tự nhiên, nghĩa là con người bị lệ
thuộc vào bên ngoài. Với tư cách là thực thể có lý tính, con người lại tn
theo các quy luật của lý tính, con người là tự do và tự chủ. Con người với tư
cách là chủ thể tiên nghiệm theo cách quan niệm của Kant biểu hiện thông
qua ba khía cạnh: chủ thể trong nhận thức luận, chủ thể trong đạo đức học và
chủ thể trong lĩnh vực thẩm mỹ của I. Kant đều thống nhất với nhau ở một
điểm đó là tất cả đều là học thuyết tư biện về chủ thể. Đây là sự kết tinh toàn
bộ những giá trị của hoạt động con người cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời
là mục đích cuối cùng của triết học.
Tiểu kết chƣơng 3
Chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant một quan niệm hết sức độc
đáo. Theo ông chủ thể tiên nghiệm được Kant xem xét không chỉ với tư cách
là chủ thể nhận thức tiên nghiệm mà cịn với tính cách là chủ thể đạo đức tiên
nghiệm và chủ thể thẩm mỹ tiên nghiệm gắn với các năng lực lý tính thiên
bẩm của con người. Ứng với ba dạng năng lực tri thức - ý chí - tình cảm của

tâm trí là ba phạm trù thể hiện kết quả vận dụng các năng lực ấy: chân (chân
lý), thiện (đạo đức) và mỹ (cái đẹp).
Chƣơng 4
NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA
QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ TIÊN NGHIỆM TRONG
TRIẾT HỌC I. KANT
4.1. Những giá trị trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm
Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm từ khi được Kant đưa ra đã trở thành một
bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, đồng thời mở ra cho nhân loại
những cách nhìn mới về nhiều lĩnh vực như: tự nhiên, xã hội, con người, đạo đức
học, mỹ học. Vì vậy, khơng phải ngẫu nhiên mà triết học của Kant nói chung,
quan niệm của ơng về chủ thể tiên nghiệm nói riêng được đánh giá có một vị trí
to lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại với những giá trị to lớn như sau:
Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Kant đã đưa ra quan niệm về
20


con người một cách tồn diện thơng qua quan niệm của ông về chủ thể tiên
nghiệm (tức con người không chỉ với tư cách là chủ thể nhận thức tiên
nghiệm mà cịn với tính cách là chủ thể đạo đức tiên nghiệm và chủ thể thẩm
mỹ tiên nghiệm) trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm, đặc biệt là quan
niệm của ông về cấu trúc và những năng lực của chủ thể nhận thức tiên
nghiệm chứa đựng yếu tố biện chứng sâu sắc.
Thứ ba, quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên nghiệm thể hiện một cách
độc đáo sự đề cao trí tuệ con người.
4.2. Những hạn chế trong quan niệm của I. Kant về chủ thể tiên
nghiệm
Bên cạnh những giá trị to lớn, khi đánh giá tư tưởng của Kant về chủ thể
tiên nghiệm, ta cũng thấy rõ những điểm hạn chế mà quan niệm này của ông

mắc phải, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể tiên nghiệm trong quan niệm của I. Kant chưa phải là
chủ thể của hoạt động thực tiễn thực sự mà dường như mới chỉ dừng lại ở mơ
hình lý luận phổ quát về con người.
Thứ hai, quan niệm về chủ thể tiên nghiệm của I. Kant vẫn chưa thoát
khỏi hạn chế của phương pháp siêu hình.
Thứ ba, quan niệm của I. Kant về chủ thế tiên nghiệm được xây dựng trên
nền tảng thế giới quan của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm.
4.3. Những ảnh hƣởng của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong
triết học I. Kant
4.3.1. Nhận định chung về ảnh hưởng trong quan niệm của I. Kant về
chủ thể tiên nghiệm
Với tư cách là người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức, Kant không
những là triết gia Đức nổi tiếng nhất mà còn là một trong những triết gia nổi
tiếng nhất mọi thời, với những tư tưởng mang một tinh thần đổi mới, sâu sắc,
làm nên “một cuộc cách mạng Copernicus trong triết học”. Học thuyết triết
học của ông là một hệ thống lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực: triết học tự nhiên,
triết học xã hội, mỹ học, đạo đức học, lơgic học... Vì là người mở đầu và lại
sống trong giai đoạn đang có sự phân cực mạnh của triết học khai sáng nên
thế giới quan và phương pháp luận của ơng cịn đậm màu sắc nhị nguyên: vừa
duy vật, vừa duy tâm; vừa biện chứng, vừa siêu hình; vừa triết học, vừa tơn
giáo; vừa trí tuệ, vừa lòng tin… Điều này đã tạo nên sự mâu thuẫn trong triết
học của ông. Học thuyết đầy mâu thuẫn của Kant đã ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển sau này của tư tưởng khoa học và triết học. Khi phê phán Kant, các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra nguyên nhân xã hội của những
ý kiến sai lầm, của những mâu thuẫn và sự thiếu triệt để của ơng là ở tình
21


trạng lạc hậu và yếu ớt của giai cấp tư sản Đức thời đó. Sau khi Kant qua đời

đã dấy lên một phong trào “Kant mới”, người ta tranh cãi về ông, về học
thuyết của ông, phê phán ông từ nhiều phía và cũng kế thừa ở ơng nhiều điều
q giá.
4.3.2. Những ảnh hưởng của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong triết
học I. Kant đối với sự hình thành quan niệm con người trong triết học Mác
Mặc dù khó có thể tìm thấy sự ảnh hưởng trực tiếp mang tính kế thừa từ
quna niệm của Kant về chủ thể tiên nghiệm đối với triết học Mác, bởi lập luận
của các ông về những vấn đề trên xuất phát từ thế giới quan và phương pháp
luận và lập trường triết học hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, trong quan niệm
của I. Kant về con người với tư cách là chủ thể tiên nghiệm, đặc biệt là trong
cách tiếp cận của ông về vấn đề bản chất con người, xem con người như là
một sinh vật lý tính, cũng như việc xem xét con người như là một chủ thể hoạt
động tích cực nhằm hướng con người sống và hành động vì con người và
tương lai của lồi người, đã có những tác động nhất định đến C. Mác và Ph.
Ăngghen.
4.3.3. Những ảnh hưởng của quan niệm về chủ thể tiên nghiệm trong
triết học I. Kant đối với triết học phương Tây sau ơng
Có thể khẳng định rằng cho đến nay Immanuel Kant vẫn là triết gia được
các trào lưu triết học phương Tây hiện đại nghiên cứu và luận giải nhiều nhất.
Điều này được thể hiện qua hàng nghìn cơng trình được phát hành trong năm
2004 nhân kỉ niệm 200 ngày mất của ơng. Với việc đặt vị trí ưu tiên của thực
tiễn, của ý thức đạo đức vươn lên bên trên cái ý thức lý luận trừu tượng của
Kant, chúng ta thấy rằng theo Kant tất cả mọi hoạt động suy tư, lý luận của
con người, kể cả trong lĩnh vực nhận thức lý luận đều được thực hiện và định
hướng bởi nhu cầu thực tiễn của con người, tức là phụ thuộc vào việc con
người theo đuổi mục đích đạt tới lợi ích đời sống thực tiễn và mối quan hệ
qua lại giữa con người với thế giới xung quanh.
Tiểu kết chƣơng 4
Chủ thể tiên nghiệm trong triết học I. Kant vừa có cả những giá trị và hạn
chế. Những giá trị to lớn mà ông mang lại đó là: lầ lần đầu tiên trong lịch sử triết

học, Kant đã đưa ra quan niệm về con người một cách tồn diện thơng qua quan
niệm của ơng về chủ thể tiên nghiệm; chủ thể tiên nghiệm là chủ thể mang tính
nhân văn nhân đạo sâu sắc, là sự đề cao trí tuệ một cách khác biệt. Những hạn
chế của quan niệm này đó là: chủ thể tiên nghiệm được I. Kant được xây dựng
trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm nên chưa thoát khỏi phương
pháp siêu hình, đồng thời, chủ thể tiên nghiệm chưa phải là chủ thể của hoạt
động thực tiễn thực sự mà dường như mới chỉ dừng lại ở mơ hình lý luận phổ
quát về con người.
22


KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy rằng, từ khi bộ ba tác phẩm Phê phán của I. Kant ra
đời, nó đã như tiếng nổ Big bang trong giới triết học. Mọi thứ bắt đầu được
làm lại hoàn hảo hơn dựa trên chất liệu là những mảnh vỡ của những gì đã bị
phá hủy trước đó và những chất liệu mới do I. Kant sáng tạo ra. I. Kant đưa ra
quan niệm về chủ thể tiên nghiệm có những đóng góp vô cùng quan trọng
trong lịch sử nhận thức nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch sử, I. Kant đã tạo
bước đột phá khi ông là người dám đặt ra cho triết học của mình nhiệm vụ
phê phán cả chủ nghĩa duy kinh nghiệm lẫn chủ nghĩa duy lý cực đoan để từ
đó mở ra một hướng giải quyết mới cho nhận thức luận với phương châm “tư
tưởng thiếu nội dung thì trống rỗng, trực quan thiếu khái niệm thì mù quáng”.
Bằng lối lập luận đó, I. Kant đã chỉ ra được cấu trúc và những năng lực cơ
bản của chủ thể nhận thức tiên nghiệm, đó là năng lực cảm tính, năng lực giác
tính, thơng giác và lý tính, đồng thời, ông cũng chỉ rõ giới hạn nhận thức mà
con người không thể vượt qua khi ông khẳng định “vật tự nó” khơng thể nhận
thức được. Bên cạnh đó, với sức sáng tạo mới, I. Kant đã thiết lập nên nền
Siêu hình học mà trước đó nó chỉ ở dạng tiềm ẩn trong những định đề chưa
một ai phát biểu. Và hiển nhiên, khơng điều gì được tạo ra mới hồn tồn mà
khơng phải dựa trên những gì đã có trước. Nhờ học thuyết duy nghiệm, duy

lý, duy vật, duy tâm, rồi xem xét nó qua cơng cụ là lăng kính tiên nghiệm, I.
Kant đã thiết lập nên một học thuyết mới - học thuyết phê phán, mà đối tượng
của nó là lý tính của con người. Bởi, lý tính, một đặc ân, một khả năng vốn có
ln tồn tại hiện hữu trong mỗi con người. Nó chính là cơng cụ xây dựng
hạnh phúc cho con người; và chính nó, chứ khơng phải là một đấng tồn năng
nào có thể mang lại hạnh phúc thực sự cho con người. Xét cho cùng, dù con
người có làm gì, có đề ra bao nhiêu ý tưởng cũng cùng hướng đến mục tiêu
này. Nhưng hạnh phúc, con người - với vị thế cao nhất trong mn lồi phải
làm gì để thành tựu đúng nghĩa? Những nội dung trình bày ở trên cũng đủ nói
lên ý nghĩa này.
Như đã nói ở trên, đối tượng mà I. Kant hướng đến để xem xét đó là lý
tính. Ơng đã thực hiện một bước đột phá mới trong lối tư duy cho cả khoa học
nhân bản và vũ trụ. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là đạo đức học. một môn
cần thiết và cấp bách nhất trong xã hội. Có thể nói, khoa học và đạo đức là hai
vấn đề lớn mà ông quan tâm nhất, qua câu nói mang tính nghệ thuật hố sau
đây: “Hai điều tràn ngập trong tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ ln ln
mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là bầu trời đầy sao trên đầu tôi và
quy luật luân lý [đạo đức] ở trong tôi”. “Bầu trời đầy sao” là đối tượng mà I.
Kant ngưỡng mộ, và là mục tiêu của khoa học hướng đến. Nhưng chính “quy
23


×