Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến sinh trƣởng phát triển của giống đậu tương dt84 vụ xuân 2017 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.64 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------  -----

NGUYỄN THỊ HUYỀN

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG ĐẬU TƢƠNG DT84
VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------  -----

NGUYỄN THỊ HUYỀN


Tên đề tài :
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LIỀU LƢỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN
SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG ĐẬU TƢƠNG DT84
VỤ XUÂN NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Lớp
: K45 - TT - N01
Khoa
: Nơng học
Khóa học
: 2013 - 2017
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN HỮU HỒNG

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng trong tồn bộ q
trình học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên. Với phương châm “học đi đôi
với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho
sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại tồn bộ kiến đã học và áp dụng một
cách sáng tạo, linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời giúp

cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó giúp cho sinh viên học
hỏi, rút ra những kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, nhằm nâng
cao năng lực chun mơn để sau khi ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu
của xã hội. Được sự nhất trí của BGH nhà trường, BCN Khoa Nông học, em
đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân
đạm đến sinh trƣởng, phát triển của giống đậu tƣơng DT84 vụ xuân
2017 tại Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Em xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Nông học và các thầy
cô giáo trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt em xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng đã chỉ bảo và
hướng dẫn em trong quá trình nhiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới
gia đình, bạn bè… những người ln quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ trong thời gian em học tập và nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân cịn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp ý của các thầy cơ và các bạn để khóa
luận của em được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn....................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
1.4. Giới hạn của đề tài ..................................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương ......................................................... 6
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ ................................................................................. 6
2.2.2. Yêu cầu về ẩm độ .................................................................................... 7
2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng ................................................................................ 8
2.2.4. Yêu cầu về đất đai ................................................................................... 8
2.3. Tình hình sản suất đậu tương toàn thế giới và Việt Nam .......................... 8
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương tồn thế giới ............................................ 8
2.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ............................................ 15
2.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ...................................... 16
2.4. Những nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam ................... 17


iii

2.5. Nguồn gốc của giống đậu tương DT84 .................................................... 21
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
3.1.3. Địa điểm và thời gian thực hành ........................................................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.3.2. Phương pháp trồng và chăm sóc ........................................................... 23
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 24
3.3.4. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29
4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng và hình
thái của giống đậu tương DT84 vụ xuân năm 2017 tại Thái Nguyên............. 29
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chiều cao của giống đậu
tương DT84 trong vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ......................................... 32
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến sự hình thành đốt và số
cành cấp 1 của giống đậu tương DT84 ........................................................... 34
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các chỉ tiêu sinh lý của giống
đậu tương DT84 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ........................................... 36
4.3. Ảnh hưởng của phân đạm đến khả năng chống chịu của giống đậu
tương DT84 trong vụ Xuân 2017 tai Thái Nguyên ......................................... 38
4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống đậu tương DT84 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ................... 40


iv

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
I. Tài liệu trong nước....................................................................................... 44
II. Tài liệu từ Internet ...................................................................................... 46
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương toàn thế giới trong những năm gần
đây (2010 - 2014) ................................................................................. 9
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ trong những năm gần đây
(2010 - 2014) ...................................................................................... 10
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil trong những năm gần đây
(2010 - 2014) ...................................................................................... 12
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Trung Quốc trong
những năm gần đây (2010 - 2014) ..................................................... 13
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu tương ở Ấn Độ trong những năm gần đây
(2010 - 2014) ...................................................................................... 14
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam giai đoạn
2010-2014........................................................................................... 16
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất đậu tương tại Thái Nguyên .............................. 17
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống đậu tương DT84 trong vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên .... 29
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến chiều cao cây của giống
đậu tương DT84 trong vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ..................... 33
Bảng 4.3: Ảnh hưởng liều lượng phân đạm đến đặc điểm hình thái của giống
đậu tương DT84 trong vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên ..................... 34
Bảng 4.4: Chỉ số diện tích lá và khả năng tích luỹ vật chất khơ của các giống
đậu tương DT84 vụ Xuân năm 2017 tại Thái Nguyên....................... 36

Bảng 4.5: Ảnh hưởng liều lượng phân đạm đến khả năng chống chịu sâu bệnh
và khả năng chống đổ của giống Đậu Tương DT84 trong vụ Xuân
năm 2017 tại Thái Nguyên ................................................................. 39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống đậu tương DT84 trong vụ xuân 2017 tại Thái Nguyên . 41


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Viết đầy đủ

CT

: Cơng thức

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

DT

: Diện tích

Đ/C

: Đối chứng


ĐVT

: Đơn vị tính

KNTLVCK

: Khả năng tích lũy vật chất khô

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

TGST

: Thời gian sinh trưởng

TB

: Trung bình

SL

: Sản lượng


1


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu tương (Glycine max L. Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày,
có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Là cây trồng thích hợp trong luân
canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và là cây cải tạo đất rất
tốt (Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [4].
Sở dĩ cây đậu tương được đánh giá cao như vậy bởi lẽ cây đậu tương có
giá trị rất toàn diện:
- Giá trị về mặt thực phẩm: Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô
cơ, 15- 25% glucose, 15 - 20% chất béo, 35 - 45% chất đạm với đủ các loại
amino acid cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất. So với thịt động vật, đậu
nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100 gr đậu nành có 411 gr calo; 34 gr
đạm; 18 gr béo; 165 mg calcium; 11 mg sắt; trong khi đó thịt bị loại ngon chỉ
có 165 calo, 21 gr đạm; 9gr béo; 10 mg calcium và 2.7 mg sắt
() [21]. Trong hạt đậu tương còn chứa chất sắt,
canxi, photpho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hoá. Vitamin trong đậu
tương có nhiều nhóm B, đáng kể là vitamin B1, B2, B6.
- Giá trị về nông nghiệp: cây đậu tương cịn có khả năng cố định Nitơ
tự do nhờ sự cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium japonicum. Sau
mỗi vụ trồng, đậu tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60 - 80 kg N/ha,
tương đương 300 - 400 kg đạm sunphat (Trung tâm khảo nghiệm giống cây
trồng TW 2005) [18]. Do vậy, cây đậu tương ngồi giá trị kinh tế cịn là cây
cải tạo đất rất tốt trong hệ thống luân canh nếu bố trí cây đậu tương vào cơ
cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối với cây trồng sau, góp phần tăng
năng suất của hệ thống cây trồng và giảm chi phí bón phân đạm.


2


Làm thức ăn cho gia súc: đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc 1
kg hạt đậu tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm phụ
cơng nghiệp như khơ dầu có thành phần dinh dưỡng cao: N: 6,2%; P2O5:
0,7%; K2O: 2,4% vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt (Ngô Thế Dân và cộng
sự, 1999) [4].
- Giá trị trong công nghiệp: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, chất
dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, dầu bôi trơn trong ngành hàng không nhưng
đậu tương chủ yếu được để ép dầu. Hiện nay toàn thế giới đậu tương là cây
đứng đầu về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu tương chiếm 50% tổng
lượng dầu thực vật (Phạm Văn Thiều 2006) [16].
Nhờ những ưu điểm nổi bật trên mà cây đậu tương đã trở thành một
trong những cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống
xã hội nhiều nước toàn thế giới. Hạt đậu tương là mặt hàng xuất khẩu đem lại
nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia. Nhiều nước đã tập trung nghiên cứu và
sản xuất cây đậu tương với số lượng lớn như Mỹ, Brazil, Achentina …
Ở Việt Nam diện tích và sản lượng đậu tương trong những năm gần đây
liên tục tăng. Đến nay cây đậu tương đã trở thành cây trồng chính trong cơ
cấu cây trồng của nhiều vùng sản xuất ở nước ta.
Thái nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi về địa lý, khí hậu, cơ sở hạ
tầng, đất đai cho việc phát triển cây đậu tương làm hàng hóa. cây đậu tương
đã trở thành cây trồng không thể thiếu trong công thức luân canh, tăng vụ (lúa
Xuân sớm - lúa Mùa - đậu tương Đông hay đậu tương Xuân - lúa Mùa - cây
vụ Đơng) do đó góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Tuy nhiên cần có biện pháp trồng và chăm sóc thích hợp cho cây ngay từ khi
bắt đầu trồng, đặc biệt là sử dụng phân đạm đúng cách, đúng liều lượng để
tránh để lại tồn dư trong nông sản và lãng phí phân.


3


Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của sản xuất nông nghiệp, làm tăng
năng suất đậu tương trên một đơn vị diện tích, góp phần chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân tỉnh Thái Nguyên, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến sinh trưởng, phát
triển của giống đậu tương DT84 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Nhằm chọn được liều lượng phân đạm phù hợp cho đậu tương DT84
trong vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến sinh trưởng, phát
triển của giống đậu tương DT84 trong điều kiện vụ Xuân tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến tình hình sâu
bệnh hại giống đậu tương DT84 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các chỉ tiêu sinh
lý của giống đậu tương DT84 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu tương DT84 vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định liều lượng phân đạm phù hợp với điều kiện vụ Xuân tại
Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm các thông tin, các
dữ liệu khoa học về cây đậu tương làm tài liệu khoa học phục vụ cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy, nghiên cứu chỉ đạo sản xuất cho địa phương.



4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu nhằm góp phần thúc đẩy q trình sản xuất, tăng
năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất đậu tương vụ Xn tại
Thái Ngun.
- Góp phần hồn thiện thâm canh đậu tương vụ Xuân tại Thái Nguyên.
1.4. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất
của giống đậu tương DT84 trong điều kiện vụ Xuân 2017 tại Thái Nguyên.
Đề tài giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của 4 mức phân đạm đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương DT84 trong điều kiện vụ
Xuân 2017 tại Thái Nguyên.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng
và phát triển. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất kỳ một yếu tố nào đều ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Cây đậu tương yêu cầu một lượng dinh dưỡng khá lớn. Để đạt sản
lượng 3.000 kg hạt/ha cây đậu tương cần 285 kg N, 170 kg P2O5, 85 kg K2O,
65 kg CaO, 52 kg MgO,... và nhiều nguyên tố vi lượng khác (Lê Đình Sơn
1988) [15].
Đạm: là nguyên tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây đậu tương. Đạm
tham gia vào thành phần chính của chlorophyll, protit, các axit amin, các
enzym và nhiều loại vitamin khác.

Giai đoạn đầu khi mới mọc, cây còn bé thì dựa chủ yếu vào nguồn đạm
sẵn có trong đất và lượng đạm bón vào khi gieo. Khoảng ba tuần lễ sau khi mọc,
khi mà các nốt sần ở bộ rễ đó được hình thành và các vi sinh vật cố định đạm bắt
đầu hoạt động thu hút đạm từ khí trời thì cây có thêm nguồn đạm này. Hoạt động
cố định đạm của vi sinh vật cũng sẽ đạt hiệu quả cao nhất vào thời kỳ cây ra hoa,
kết quả nên sẽ rất thuận lợi cho việc cung cấp dinh dưỡng cho cây.
Đậu tương là loại cây ngắn ngày, các giống đậu tương ngắn ngày có
thời gian sinh trưởng 70 - 75 ngày, các giống dài hơn khoảng 120 ngày. Vì
vậy đây là cây trồng khơng thể thiếu trong các công thức luân canh tăng vụ.
Cây đậu tương có khả năng trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều vụ
trong năm, là cây có thể trồng luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây
trồng khác nhau.
Với rất nhiều những ưu điểm và hiệu quả kinh tế đem lại thì cây đậu
tương cần được đầu tư đúng mức và hợp lý nhằm thúc đẩy ngành sản xuất đậu


6

tương của nước ta tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong những
năm qua do diện tích canh tác bị thu hẹp, do người dân chưa nhận thức được
vai trò đầy đủ của cây đậu tương nên cây đậu tương chưa được đầu tư đúng
mức cả về giống, chế độ bón phân, chăm sóc... Do đó diện tích, năng suất và
sản lượng đậu tương của Việt Nam nói chung, của tỉnh Thái Ngun nói riêng
cịn rất thấp. Để khắc phục vấn đề này chúng ta cần phải có các biện pháp giải
quyết đồng bộ, đó là:
- Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khảo nghiệm để có được bộ giống tốt,
năng suất cao, thích hợp với cơ cấu mùa vụ.
- Cần có các biện pháp kỹ thuật, canh tác phù hợp với điều kiện đất đai
khí hậu của vùng.
- Nghiên cứu và đề xuất được lượng phân bón đủ cân đối, góp phần

nâng cao năng suất cây đậu tương, giảm nhiễm độc hại phân để lại trong đất,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tƣơng
2.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Cây đậu tương có nguồn gốc ơn đới, nhưng khơng phải là cây trồng
chịu rét. Tuỳ theo giống chín sớm hay muộn mà tổng tích ơn của cây đậu
tương biến động từ 1.888 - 2.7000C (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs 1996) [14].
Nhiệt độ ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng, phát triển và các quá trình
sinh lý khác của cây đậu tương.
Theo Lowell, nhiệt độ tối thấp sinh học cho sự sinh trưởng sinh dưỡng
của hạt đậu tương từ 8 - 120C, cho sinh trưởng sinh thực từ 15 - 180C; còn
nhiệt độ cần thiết cho sự ra hoa của đậu tương từ 25 - 290C (Loweell D.H
1975) [12].
Nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho đậu tương ở thời kỳ nảy mầm nằm trong
phạm vi từ 10-400C. Dưới 100C thì sự vươn dài của trục mầm dưới lá bị ảnh


7

hưởng. Muốn mọc được cần có nhiệt độ từ 10 - 120C. Càng ấm thì hạt càng dễ
mọc và mọc nhanh. ở nhiệt độ từ 10-120C, muốn mọc được phải cần đến 15 16 ngày, nhưng nếu có nhiệt độ 150C chỉ cần 9 - 10 ngày và nếu ở 200C thì chỉ
mất 6 - 7 ngày. Nếu nhiệt độ lên quá 400C hạt cũng không mọc được.
Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến ra hoa kết quả. Nhiệt độ 100C ngăn cản sự
phân hố hoa. Dưới 180C có khả năng làm cho quả không đậu.
Nhiệt độ cao trên 400C ảnh hưởng sâu sắc đền hồn thành đốt, sinh
trưởng lóng và phân hoá hoa.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố định Nitơ của đậu tương. Vi
khuẩn nốt sần Rhizobium japonicum bị hạn chế bởi nhiệt độ trên 330C. Nhiệt
độ 25 - 27oC hoạt động của vi khuẩn là tốt nhất (Nguyễn Văn Bộ 2001) [1].
Theo Lê Song Dự, Ngơ Đức Dương (1988) thì sự vận chuyển các chất

trong cây càng chậm khi nhiệt độ càng thấp và ngừng vận chuyển các chất ở
nhiệt độ 2 - 30C (Lê Song Dự 1988) [6].
2.2.2. Yêu cầu về ẩm độ
Nhu cầu nước của cây đậu tương thay đổi tuỳ vào điều kiện khí hậu, kỹ
thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng. Cả quá trình sinh trưởng của cây đậu
tương cần lượng mưa từ 350 - 600 mm. Hệ số sử dụng nước từ 1.500 - 3.500
mm3 để hình thành một tấn hạt (Lê Đỗ Hoàng và cs 1977) [8].
Thời kỳ mọc: yêu cầu đất đủ ẩm, khô hạn kéo dài sẽ làm hạt thối. Nhu
cầu nước tăng dần khi cây lớn lên, sự mất nước do thoát hơi nước trong ngày
trường vượt quá lượng nước do rễ hút.
Thời kỳ quả mẩy yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạn vào thời kỳ hoa và
quả mẩy gây rụng hoa, rụng quả nhiều, do đó làm giảm năng suất đáng kể.
Đậu tương có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây màu khác như cây
ngô. Sau khi hạn, được lấy nước trở lại, đậu tương tiếp tục ra hoa ở các đốt kế
tiếp và đậu quả (Đỗ Minh Nguyệt và cs 2002) [13].


8

2.2.3. Yêu cầu về ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái cây đậu tương, làm
thay đổi thời gian nở hoa và chín, do đó ảnh hưởng đến chiều cao cây, diện
tích lá, năng suất hạt.
Đậu tương là cây ngày ngắn có phản ứng với độ dài ngày nhưng có rất
ít giống khơng nhạy cảm với quang chu kỳ (Ngô Thế Dân và cs 1999) [4].
Sự tác động của ánh sáng ngày ngắn mạnh nhất là vào những giai đoạn
trước khi cây ra hoa, lúc này ánh sáng ngày ngắn sẽ làm cho cây rút ngắn thời
gian sinh trưởng, làm giảm chiều cao cây, số đốt cũng như độ dài của các
lóng. Nếu chất lượng của ánh sáng kém như ánh sáng yếu sẽ làm cho các lóng
vươn dài, có xu hướng leo như trường hợp trồng dày quá, trồng xen chẳng

hạn, làm ảnh hưởng đến năng suất. Đậu tương là cây C3, bão hoà ánh sáng ở
cường độ 23.680 lux. Cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho cây sinh trưởng
khoẻ, cho năng suất cao. Cường độ ánh sáng giảm 50% so với bình thường có
thể làm giảm 50% năng suất (Lê Song Dự 1988) [6] (Đoàn Thị Thanh Nhàn
và cs 1996) [14].
2.2.4. Yêu cầu về đất đai
Cây đậu tương có tính thích ứng rất rộng. Có thể trồng đậu tương trên
nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, thịt pha cát, đất cát nhẹ, đất sét... Nhìn
chung đất trồng màu hoặc đất hai vụ lúa thốt nước tốt thì trồng đậu tương tốt.
Trên đất thịt nặng đậu tương khó mọc nhưng sau khi mọc lại thích ứng
tốt hơn so với các loại cây màu khác. Trên đất cát đậu tương cho năng suất
không ổn định. Đất có độ pH từ 6 - 7 thích hợp cho cây sinh trưởng và hình
thành nốt sần (Vũ Thế Hùng 1981) [9].
2.3. Tình hình sản suất đậu tƣơng tồn thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương toàn thế giới
Đậu tương (Glycine max L.) là cây trồng ngắn ngày được nhiều quốc


9

gia toàn thế giới tập trung phát triển để khai thác protein, dầu thực vật,
nguyên liệu chế biến thức ăn trong chăn nuôi và bổ sung dinh dưỡng cho con
người nhằm khắc phục một số bệnh tật nguy hiểm.
Cây đậu tương được phân bố rộng rãi, rải từ vĩ độ 500 Bắc đến 500
Nam. 90% sản lượng đậu tương hiện nay được sản xuất từ các nước ơn đới
nơi có điều kiện chiếu sáng ngày dài từ 14 - 15 giờ/ngày, thích hợp cho sự
phát triển cuả cây đậu tương. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng
đậu tương toàn thế giới được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tƣơng tồn thế giới trong những năm
gần đây (2010 - 2014)

Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

102,8

25,7

264,9

2011

103,8

25,1

261,6


2012

105,4

22,9

241,7

2013

111,4

24,9

277,6

2014

117,5

26,1

306,5

(Nguồn FAO năm 2017) [20]
Về diện tích: Trong những năm qua diện tích đậu tương tồn thế giới
khơng ngừng tăng lên. Năm 2010 diện tích đậu tương toàn thế giới là 102,8
triệu ha và tăng dần đến năm 2014 diện tích đã là 117,5 triệu ha, tăng 14,7
triệu ha (tương đương 12,30%) so với năm 2010. Và đây cũng là năm đạt diện

tích cao nhất trong vịng mấy năm trở lại đây.
Về năng suất: Có sự biến động nhưng không lớn, năm 2010 năng suất
đạt 25,7 tạ/ha, đến năm 2012 có chiều hướng giảm và cịn 22,9 tạ/ha, rồi tăng
dần đến năm 2014 đạt 26,1 tạ/ha.


10

Về sản lượng: Cùng với sự biến động về năng suất thì sản lượng đậu
tương tồn thế giới cũng có sự biến động theo. Năm 2010 sản lượng đậu
tương toàn thế giới đạt 264,9 triệu tấn, đến năm 2012 có chiều hướng giảm
dần còn 241,7 triệu tấn, rồi tăng dần cho đến năm 2014 đạt 306,5 triệu tấn.
Trước những năm 1970, chỉ có Mỹ và Trung Quốc là hai nước sản xuất
đậu tương lớn nhất thế giới. Tốc độ phát triển đậu tương ở Mỹ tăng nhanh
hơn ở Trung Quốc. Sản lượng đậu tương của Mỹ tăng từ 60% (1960) đến đỉnh
cao là 75% (1969), trong khi đó sản lượng đậu tương của Trung Quốc lại
giảm từ 32% xuống còn 16% trong cùng thời kỳ.
Năm 1980 - 1983 Mỹ chiếm 63% tổng sản lượng đậu tương Thế giới,
Brazil là nước đứng thứ 2 chiếm 16%, tiếp Trung Quốc chiếm 9%, Achentina
chiếm 6%.
Hiện nay Mỹ vẫn là nước sản xuất đậu tương đứng đầu thế giới với
diện tích là 33,4 triệu ha, năng suất đạt 31,9 tạ/ha và tổng sản lượng 106,8
triệu tấn (2014).
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Mỹ trong những năm gần
đây (2010 - 2014)
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích


Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

31,0

29,2

90,6

2011

29,8

28,2

84,1

2012

30,8


26,8

82,7

2013

30,8

29,6

91,3

2014

33,4

31,9

106,8

(Nguồn FAO năm 2017) [20]


11

Qua bảng số liệu ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của
Mỹ có sự biến động nhưng khơng lớn, cụ thể là:
Về diện tích: Năm 2010 diện tích gieo trồng đậu tương đạt 31 triệu ha,
đến năm 2011 có chiều hướng giảm cịn 29,8 triệu ha. Nhưng lại có chiều
hướng tăng dần qua các năm, đến năm 2014 đạt 33,4 triệu ha.

Về năng suất: Năm 2010 năng suất đạt 29,2 tạ/ha và giảm dần qua các
năm, đến năm 2012 cịn 26,8 tạ/ha, diện tích giảm có thể là do biến động của
thời tiết và sâu bệnh. Nhưng từ những năm tiếp theo đó lại có chiều hướng
tăng dần, năm 2014 đạt 31,9 tạ/ha.
Về sản lượng: Cùng với sự biến động về năng suất thì sản lượng đậu
tương của Mỹ cũng biến động theo. Năm 2010 sản lượng đạt 90,6 triệu tấn,
những năm tiếp theo có chiều hướng giảm dần, đến năm 2012 còn là 82,7
triệu tấn. Nhưng lại tăng dần qua những năm tiếp theo, năm 2014 đạt 106,8
triệu tấn.
Chính vì thế hiện nay Mỹ vẫn là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu
đậu tương lớn nhất Thế giới. Để đạt được lợi nhuận cao, các nhà sản xuất đậu
tương của Hoa Kỳ đầu tư mạnh và nghiên cứu mở rộng thị trường tại 70 nước
với nhiều chương trình đầu tư nghiên cứu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao
chất lượng hạt, tạo ra nhiều sản phẩm mới từ đậu tương.
Đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng đậu tương toàn thế giới phải kể đến
Brazil. Việc sản xuất đậu tương ở Brazil tăng đáng kể từ những năm 1960.
Theo Broad Ben và Dixon (1976) nguyên nhân chính dẫn đến sản xuất đậu
tương phát triển ở Brazil là do giá đậu tương tăng cao từ cuối những năm 1960
cho tới những năm 1970, cùng với chính sách cấm xuất khẩu đậu tương của
Mỹ năm 1973 đã thúc đẩy việc phát triển và mở rộng sản xuất đậu tương ở
Brazil. Bên cạnh đó chính phủ Brazil đã có những chính sách hỗ trợ việc phát
triển cây đậu tương bằng việc cho vay vốn với lãi suất thấp trong việc đầu tư


12

mua máy móc, phân bón, giúp đỡ về kỹ thuật trồng trọt, tạo điều kiện thuận lợi
cho tiêu thụ sản phẩm… những yếu tố đó đã góp phần to lớn thúc đẩy ngành
sản xuất đậu tương ở Brazil phát triển. Từ tỷ lệ chỉ bằng 1,8% tổng sản lượng
đậu tương toàn thế giới (năm 1965) lên tới 15% (năm 1985) và 18% (năm

1990). Trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương
của Brazil không ngừng tăng lên thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Brazil trong những năm gần
đây (2010 - 2014)
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

( triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

23,3

29,4

68,7

2011

23,9


31,2

74,8

2012

24,9

26,3

65,8

2013

27,9

29,2

81,7

2014

30,2

28,6

86,7

(Nguồn: FAO năm 2017) [20]

Qua bảng số liệu ta thấy:
Về diện tích, từ năm 2010 đến năm 2014 có xu hướng tăng dần, năm
2010 là 23,3 triệu ha, đến năm 2014 đạt 30,2 triệu ha, tăng 6,9 triệu ha
(29,88%) so với 2010.
Về năng suất, có sự chênh lệch giữa các năm. Năm 2011 năng suất cao
nhất là 31,2 tạ/ha, đến năm 20112 năng suất giảm còn 26,3 tạ/ha.
Về sản lượng, cũng như năng suất, sản lượng đậu tương qua 5 năm có sự
biến động rõ rệt. Năm 2010 đạt năng suất thấp là 68,7 triệu tấn, đến năm 2011
tăng lên và đạt 74,8 triệu tấn. Đến năm 2012 giảm xuống còn 65,8 triệu tấn.


13

Cho đến những năm tiếp theo mới có chiều hướng tăng dần, năm 2014 đạt
86,7 triệu tấn.
Ở Châu Á, Trung Quốc là nước có diện tích, sản lượng đậu tương lớn.
Trước chiến tranh Thế giới thứ II, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về
diện tích và sản lượng (chiếm 63% về diện tích và 90% về sản lượng). Hiện
nay, Trung Quốc là nước đứng thứ 5 toàn thế giới. Tình hình sản xuất đậu
tương ở Trung Quốc trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lƣợng đậu tƣơng của Trung Quốc
trong những năm gần đây (2010 - 2014)
Năm

Diện tích

Năng suất (tạ/ha)

(triệu ha)


Sản lƣợng
(triệu tấn)

2010

8,5

17,7

15,0

2011

7,8

18,3

14,4

2012

7,1

18,1

13,0

2013

6,7


17,5

11,9

2014

6,8

17,8

12,1

(Nguồn: FAO STAT năm 2017) [20]
Qua bảng số liệu trên cho thấy:
Về diện tích, có xu hướng giảm, từ năm 2010 là 8,5 triệu ha, đến năm
2013 giảm còn 6,7 triệu ha, nhưng đến năm 2014 trở lại diện tích trồng tăng
nhưng khơng đáng kể, đạt 6,8 triệu ha.
Về năng suất, có sự thay đổi nhưng khơng đáng kể, năm 2011 năng suất là
cao nhất đạt 18,3 tạ/ha, năm 2013 có năng suất thấp nhất đạt 17,5 tạ/ha.
Về sản lượng, có chiều hướng giảm, năm 2010 đạt 15 triệu tấn, nhưng
trở lại năm 2013 giảm còn 11,9 triệu tấn, đến năm 2014 có chiều hướng tăng
nhưng khơng đáng kể đạt 12,1 triệu tấn.


14

Ở Ấn Độ, cây đậu tương là một trong những cây trồng phát triển mạnh,
chiếm 4,44% diện tích trồng đậu tương của Thế giới, sản lượng chiếm 2,35%
và đứng thứ 4 toàn thế giới về sản lượng đậu tương. Nhưng vài năm gần đây

sản lượng đậu tương có xu hướng giảm. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu
tương của Ấn Độ trong những năm gần đây thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Ấn Độ
trong những năm gần đây (2010 - 2014)
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

9,5

13,3

12,7

2011

10,1


11,9

12,2

2012

10,8

13,5

14,6

2013

11,7

10,1

11,9

2014

10,9

9,6

10,5

(Nguồn: FAO STAT năm 2017) [20]
Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Về sản lượng, từ năm 2010 đến năm 2013 tăng từ 9,5 triệu ha lên 11,7
triệu ha, nhưng đến năm 2014 có xu hướng giảm cịn 10,9 triệu ha.
Về năng suất, có sự biến động qua các năm, thấp nhất là năm 2014 là
9,6 tạ/ha và cao nhất là năm 2012 đạt 13,5 tạ/ha.
Về sản lượng, cũng như năng suất sản lượng có sự biến động theo năm
(thấp nhất là năm 2014 với 10,5 triệu tấn và cao nhất là năm 2012 đạt 14,6
triệu tấn).
Xu hướng chung của thế giới hiện nay là sử dụng dầu thực vật thay
cho mỡ động vật, do vậy mà cây đậu tương được trồng ở hầu hết các nước
toàn thế giới. Trong tương lai cây đậu tương sẽ ngày càng được phát triển cả
về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng.


15

2.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây đậu tương được biết đến từ rất sớm. Từ thế kỷ XVI,
đậu tương đã được trồng ở khu vực Bắc Bộ nước ta. Đến nay cây đậu tương
giữ vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội
ở nước ta. Đậu tương cung cấp Prôtêin làm thức ăn cho người và gia súc, làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp dầu thực vật cho đời sống và
phục vụ cho xuất khẩu.
Ở Châu Á, Việt Nam xếp thứ 6 về sản xuất đậu tương sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên và Thái Lan.
Ở miền Bắc nước ta hiện nay đã hình thành 3 vụ đậu tương trong một
năm, đó là:
+ Vụ Xuân: Gieo tập trung từ 10/2 - 10/3. Vùng Thanh Hố, Nghệ An,
Hà Tĩnh có thể gieo sớm hơn từ 20/1 - 10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4,
vùng Tây Bắc Bộ (Sơn La, Lai Châu…) gieo muộn hơn từ 1/3 - 20/3.
+ Vụ Hè: Gieo từ 25/5 - 20/6. Một số tỉnh có tập quán gieo đậu tương hè

vào giữa 2 vụ lúa thì kết thúc gieo trước 8/6 và sử dụng các giống ngắn ngày.
+ Vụ Đông: Gieo 15/9 - 5/10 Ở các tỉnh phía Nam thường chỉ có 2 vụ
đậu tương/năm.
Vùng Tây Ngun và Đông Nam Bộ: Vụ 1 gieo tháng 4,5 thu hoạch
tháng 7,8; Vụ 2 gieo tháng 7,8 và thu hoạch tháng 10,11.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Vụ 1 gieo tháng 12 thu hoạch tháng
2,3; Vụ 2 gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3 thu hoạch tháng 5 [14].
Sản lượng đậu tương của nước ta tăng nhanh trong vòng 10 năm từ
125,5 nghìn tấn năm 2000 lên 266,3 nghìn tấn năm 2011 (tăng 112,1%). Sau
hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển đã góp phần đưa năng suất đậu tương
tăng lên 41,7% (từ 10,3 tạ/ha năm 2000 lên 14,6 tạ/ha năm 2011), tuy nhiên
trong những năm gần đây sản xuất đậu tương Việt Nam giảm dần. Tình hình
sản xuất đậu tương của Việt Nam được trình bày ở bảng 2.6:


16

Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng ở Việt Nam
giai đoạn 2010-2014
Năm

2010

2011

2012

2013

2014


Diện tích trồng (nghìn ha)

197,8

181,1

120,8

117,9

125,0

Năng suất (tấn/ha)

1,51

1,47

1,45

1,43

1,47

Tổng sản lượng (nghìn tấn)

298,6

266,9


175,3

168,3

176,0

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Bộ NNPTNT)[23]
Các tỉnh có diện tích đậu tương lớn là Hà Giang, Đắk Lắk và Đắk
Nông, 3 tỉnh này có diện tích đậu tương chiếm 38,3% so với tổng diện tích
trong cả nước và sản lượng chiếm 38,3% so với sản lượng chung. Tuy nhiên,
về năng suất thì An Giang đạt năng suất bình quân cao nhất nước (28,0 tạ/ha),
cao hơn so với bình quân cả nước 2 lần và so với các địa phương còn lại từ
0,5 - 3,0 lần, kế đến là các tỉnh: Đồng Tháp - đạt 21,0 tạ/ha, Đắk Nông - đạt
20,0 tạ/ha, Hải Dương và Thái Bình - đạt 19,0 tạ/ha.
Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng đậu tương nước
ta năm 2013 giảm 3% so với năm 2012, xuống cịn 168 nghìn tấn. Mưa bão
nặng nề và kéo dài suốt năm đã khiến năng suất và diện tích thu hoạch đậu
tương giảm. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ so với các loại cây trồng khác chính là
nguyên nhân khiến ngành đậu tương vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu
thụ trong nước. Năm 2014 diện tích trồng đậu tương cả nước tăng nhẹ lên 125
nghìn ha và sản lượng đạt khoảng 176 nghìn tấn.
2.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển cây đậu tương của cả nước, trong những năm
gần đây cơ chế thị trường thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế
ngươi nông dân Thái Nguyên. Người nông dân được tự do lựa chọn cây trồng
và tự làm giàu trên mảnh đất của mình. Do vậy, cây đậu tương thực sự giữ vị
trí đáng kể trong cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua diện tích, năng suất



17

và sản lượng của Thái Nguyên có những chuyển biến đáng kể góp phần ổn
định đời sống kinh tế của đồng bào miền núi. Tình hình sản xuất đậu tương
của tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.7:
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất đậu tƣơng tại Thái Nguyên
Năm

2010

2011

2012

2013

2014

Diện tích (1000 ha)

1,6

1,6

1,18

1,3

1,2


Năng suất (tạ/ha)

14,4

14,4

15,76

-

-

Sản lượng (1000 tấn)

2,3

2,3

1,86

2,0

1,7

Chỉ tiêu

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017) [22]
Qua bảng 2.7 cho thấy: diện tích và sản lượng đậu tương của tỉnh Thái
Nguyên trong những năm gần đây liên tục giảm. Năm 2010, tỉnh trồng được
1,6 nghìn ha đậu tương, sau 5 năm diện tích đã giảm 75% cịn 1,2 nghìn ha

(năm 2014). Điều đó đã dẫn đến sản lượng giảm từ 2.3 nghìn tấn (năm 2010)
xuống 1.7 nghìn tấn (năm 2014). Đối với năng suất đậu tương của tỉnh Thái
Nguyên trong những năm gần đây có xu thế tăng, do đã có một số ít nơng dân
đã đưa được giống mới vào sản xuất và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Có nhiều nguyên nhân giảm diện tích trồng đậu tương, trong đó ngun
nhân chính là do chưa có bộ giống phù hợp, đa số nhân dân vẫn còn sử dụng
các giống cũ nên năng suất thấp dẫn đến hiệu quả thấp. Trước thực trạng ấy,
trong những năm sắp tới thì việc chọn giống mới quy trình kỹ thuật canh tác
mới để phát triển sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ngày càng trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết.
2.4. Những nghiên cứu về phân bón cho đậu tƣơng ở Việt Nam
Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau là khác nhau. Khi
được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói
riêng sẽ phát huy tốt tiềm năng năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm
canh nhằm nâng cao năng suất cho cây đậu tương thì phân bón đóng vai trị


×