Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.23 KB, 25 trang )

Lý thuyết tiền tệ ngân hàng



NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU


Sau 10 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta
đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trườ
ng có sự điều
tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN; các thành phần kinh tế được
bình đẳng và tự do cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật.
Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng.
Song do nền kinh tế nước ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ
còn
thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và
nhỏ chiếm tỉ lệ trên 95% trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ
Việt nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các
doanh nghiệp ở nước ta thường xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là năm 1996, hầu hết các doanh nghiệp n
ước ta đều bị
thiếu vốn trầm trọng trong khi đó đã xảy ra một nghịch lí là vốn ứ đọng ở
các Ngân hàng thương mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp
thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa


có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lí.
Thiếu vốn sản xuất kinh doanh đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, sự
thiệt hạ
i và kìm hãm càng trở nên sâu sắc hơn khi toàn bộ các doanh
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

nghiệp Nhà nước bị thiếu vốn vì rằng doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế, nó nắm giữ các ngành then chốt và phần lớn các
nguồn lực của xã hội. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp
Nhà nước nói riêng đã trở nên cấp thiết !
Với mục đích vận dụng các kiến thức đã học vào giả
i quyết vấn đề vốn
cho doanh nghiệp Nhà nước, em chọn đề tài
"Những hoạt động huy động vốn và các giải pháp huy động vốn cho các
doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay".
Đề án được chia thành ba phần:
Phần I:
Những vấn đề lí luận cơ sở về hoạt động huy động vốn cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần II:
Thực trạng việc huy động vốn ở các doanh nghiệp Nhà
nước ở nước ta hiện nay.
Phần III:
Những giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta hiện nay.
Việc tìm ra giải pháp về vốn cho doanh nghiệp nhà nước là một vấn đề
hết sức khó khăn, phức tạp và phải tiến hành thường xuyên trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do thời gian và trình độ hạn chế
nên em không thể tránh khỏi những vướng mắc và khiếm khuyết. Em rất

mong nhận được ý kiến đóng góp của các th
ầy cô giáo và các bạn. Em xin
chân thành cảm ơn đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này
Hà nội tháng 9 năm 2001
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.

Để kinh doanh, trước hết cần có vốn, vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung để
mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vốn kinh doanh được hình thành từ nhiều
nguồn vốn khác nhau. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn, người ta cũng
phân chia xí nghiệp theo nhiều loại khác nhau. Các ngu
ồn hình thành vốn
bao gồm: Vốn do nhà nước cấp (vốn NSNN) vốn do chủ kinh doanh bỏ ra,
vốn liên doanh và vốn huy động. Việc bảo toàn và phát triển vốn được thực
hiện bằng các nguồn doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ (khấu hao
và hoàn vốn lưu động) và từ các nguồn huy động bổ sung khác. Nói chung,
ở mỗi xí nghiệp, các nguồn vốn không đồng nhất, mà rất đa dạng và phong
phú. Do đó khái niệm các loại xí nghiệp
được hình thành căn cứ vào nguồn
vốn chỉ có ý nghĩa tương đối.
Vốn NSNN được cấp phát cho các xí nghiệp của nhà nước. Trước đây
nguồn vốn này rất lớn và chiếm phần quan trọng trong tổng số chi ngân
sách của chính phủ. Với chính sách mở rộng hoạt động của các thành phần
kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực kinh tế quốc
dân, nguồn vố
n cấp phát của NSNN cho đầu tư XDCB sẽ được thu hẹp về
tỷ trọng và khối lượng. Nguồn vốn bổ sung hoặc hoàn bù của các xí nghiệp

quốc doanh cũng được huy động từ nền kinh tế mà cấp phát từ NSNN như
trước đây.
Thực tiễn hơn 11 năm đổi mới vừa qua cho thấy, vấn đề bức xúc của doanh
nghiệp nước ta thiếu vốn để trang bị
và đổi mới những công nghệ hiện đại.
Mặt khác, hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng chưa cao, đặc biệt là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Trong nhiều năm trước đây do cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp chi phối, nên quá trình tích tụ và tập trung vốn
trong công nghiệp không được quan tâm đẩy mạnh.
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

Điều đó do một số nguyên nhân:
- Tỷ lệ giữa tiêu dùng và đầu tư ở các xí nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực
công nghiệp đã không dưạ vào yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất,
cũng không dựa vào hiệu quả kinh tế mà chỉ dựa vào các chỉ thị kế hoạch
khô cứng, vì thế quá trình tích tụ, tập trung vốn đã không được đẩy mạnh.
- Việc tái đầu tư
đôi khi chưa được tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế, quá
trình tập trung vốn nhiều khi mang nặng tính chất hình thức. Tuy nhiên
phải thừa nhận rằng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cho phép chúng ta
tập trung vốn một cách nhanh chóng và có hiệu quả để xây dựng các công
trình trọng điểm quy mô lớn. Thực ra, ngay từ xa xưa các nhà kinh tế đã
đánh giá cao vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế của một quố
c gia.
Chẳng hạn, luận điểm: "Lao động là cha, đất đai là mẹ" của mọi của cải vật
chất đã được nhà kinh tế học người Anh Uyliam Petty đưa ra từ thế kỷ
XVI. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi đó người ta đã nhận thức rõ
những yếu tố cơ bản để tạo ra mọi của cải cho xã hội, đó là ngu
ồn lực con
người và đất đai, tài nguyên thiên nhiên. Kế thừa những tư tưởng của các

nhà kinh tế cổ điển, Mác đã trình bày quan điểm của mình về vai trò của
vốn qua các học thuyết: Tích lũy, tuần hoàn và chu chuyển, tái sản xuất tư
bản xã hội, học thuyết địa tô... Đặc biệt là Mác đã chỉ ra nguồn gốc chủ yếu
của vốn tích lũy là lao động thặng d
ư do những người lao động đặt ra, và
nguồn vốn đó khi đem vào việc mở rộng và phát triển sản xuất thì nó vận
động như thế nào. Khi nghiên cứu nền sản xuất TBCN, Mác đã tìm thấy
qui luật vận động của tư bản (vốn) mà qui luật này nếu ta trừu tượng những
biểu hiện cụ thể về mặt xã hội thì sẽ thấy một điều b
ổ ích bằng công thức
SLĐ
TLSX

Công thức đó đã chỉ ra rằng, bất kỳ một nhà doanh nghiệp nào muốn thực
hiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua 3 giai đoạn: Mua
T - H ...SX...H' - T'
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

- Sản xuất - Bán hàng. Và điều quan trọng đối với mỗi người sản xuất, mỗi
doanh nghiệp chính là phải biết phân bổ một cách hợp lý các yếu tố của
tiền vốn, đầu tư nhằm tạo ra nhiều của cải cho mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp và cả xã hội. Công thức đó cũng chỉ ra rằng trong dòng chảy liên
tục của dòng vốn đầu tư nếu như hình thái nào trong ba hình thái trên ch
ưa
đi vào chu trình vận động liên tục của các hoạt động sản xuất kinh doanh,
trong trường hợp như vậy thì đồng vốn đó vẫn ở dạng tiềm năng chính nó
chưa đem lại những lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp
và toàn xã hội. Tích lũy vốn (tư bản) theo Mác là: "Sử dụng giá trị thặng dư
làm tư bản, hay chuyển hoá giá trị thặng dư trở
lại thành tư bản...". Từ

những phân tích khoa học chặt chẽ với những luận cứ xác đáng Mác đã chỉ
ra bản chất của quá trình tích lũy vốn trong các doanh nghiệp TBCN: "Một
khi kết hợp được với sức lao động và đất đai tức là hai nguồn gốc đầu tiên
của của cải, thì tư bản có một sức bành trướng cho phép nó tăng những yếu
tố tích lũy củ
a nó lên quá những giới hạn mà bề ngoài hình như là do lượng
của bản thân tư bản quyết định, nghĩa là do giá trị và khối lượng của những
tư liệu sản xuất đã được sản xuất ra quyết định".
Yêu cầu khách quan của tích lũy vốn đã được Mác khẳng định do những
nguyên nhân sau "Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN
thì qui mô tối thiểu mà mộ
t tư bản cá biệt phải có để có thể kinh doanh,
trong điều kiện bình thường cũng tăng lên. Vì vậy, những tư bản nhỏ hơn
cứ đổ xô vào những lĩnh vực sản xuất mà nền công nghiệp lớn chỉ mới nắm
một cách lẻ tẻ hay chưa nắm hoàn toàn. Cạnh tranh ở đây sôi sục theo tỷ lệ
thuận với số lượng những tư b
ản kình địch với nhau và theo tỷ lệ nghịch
với đại lượng của các tư bản đó...Ngoài điều đó ra, một lực lượng hoàn
toàn mới đã phát triển lên cùng với nền sản xuất TBCN, đó là tín dụng.
Từ đó, Mác khẳng định: "Sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản, nếu muốn duy
trì tư bản của mình thì phải làm cho tư bản ngày càng tăng thêm và hắn
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

không thể naò tiếp tục làm cho tư bản đó ngày một tăng lên được, nếu
không có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm".
Một số nhà kinh tế học khác cũng bàn về vốn và tích lũy vốn trong nền
kinh tế, mà tiêu biểu là cuốn "Kinh tế học" của Paul A. Samuelson. Ông
viết: "Hàng tư bản do bản thân hệ thống kinh tế sản xuất để được sử dụng
làm đầu vào của sản xuất để
làm ra hàng hoá dịch vụ. Các hàng tư bản lâu

bền này, vừa là đầu ra, vừa là đầu vào, có thể tồn tại một thời gian dài hoặc
một thời gian ngắn. Chúng có thể được cho thuê trên thị trường có tính
cạnh tranh như cho thuê những mẩu đất hoặc những giờ lao động. Tiền trả
cho việc sử dụng tạm thời những hàng tư bản gọi là tiền cho thuê". Ông còn
cho rằng thực chất của tích lũ
y chính là chúng ta thường chịu bỏ tiêu dùng
hiện nay để tăng tiêu dùng cho tương lai. Như vậy xã hội đầu tư, hay nhịn
tiêu dùng hiện tại, mà chờ để thu được lợi tức do đầu tư đó tạo ra.
Một nhà nghiên cứu kinh tế người Hàn Quốc tên là Sang Sung Part từ thực
tế kinh tế của Hàn Quốc cùng một số tài liệu nghiên cứu của các nước đang
chậm phát triển, ông đã so sánh với nhiều nướ
c phát triển và đi đến kết luận
được nhiều người chấp nhận là "Các nước đang phát triển có rất ít khả năng
sản xuất tư liệu sản xuất, đặc biệt là máy móc thiết bị, nhất là trong giai
đoạn đầu của thời kỳ phát triển một nền kinh tế tự cấp, tự túc. Tiết kiệm
bằng tiền của người tiêu dùng sẽ là quá ít ỏi để có th
ể đầu tư ở những nơi
còn chưa có khả năng sản xuất ra tư liệu sản xuất".
Từ nhận định trên Sang Sung Part đã định nghĩa về vốn và tổng số vốn như
sau: "Dưới dạng tiền tệ, vốn được định nghĩa là khoản tích lũy, là phần thu
nhập thường có chưa được tiêu dùng. Về mặt hiện vật, vốn được chia thành
hai ph
ần: vốn cố định và vốn tồn kho, là các tư liệu sản xuất được sản xuất
bằng hiện vật được sản xuất trong khu vực sản xuất hay được nhập khẩu".
Và "Tổng số vốn tích lũy còn được gọi là tài sản quốc gia, được tích lũy từ
lượng sản phẩm vật chất hiện có và được trực tiếp sử dụng vào quá trình
sản xuấ
t hiện tại, không kể tài nguyên thiên nhiên như đất đai và hầm mỏ vì
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng


nó không được tạo ra các hoạt động đầu tư. Cơ sở hạ tầng được gọi là vốn
sản xuất không thể thiếu đối với việc nâng cao tổng lượng sản phẩm vật
chất". Qua đó chúng ta rút ra một số nhận xét theo quan niệm về vốn của
Sang Sung Part:
Một là: Vốn không chỉ biểu hiện bằng hiện vật hoặc dưới dạng tiền tệ.
Hai là: Trong nề
n kinh tế thị trường, vốn không chỉ là những lượng tiền
mặt nhất định trực tiếp đầu tư sinh lợi nhuận mà còn là giá trị của những tài
sản hữu hình và vô hình tham gia vào các quá trình sản xuất.
Ba là: Tiền chỉ là vốn nếu nó được tích lũy có mục đích đầu tư sinh lợi và
cũng chỉ trở thành vốn đầu tư để phát triển kinh tế nếu như trong nền kinh
t
ế đó có đủ khả năng để sản xuất ra tư liệu sản xuất, có đủ khả năng chuyển
đổi các khoản tiền tiết kiệm thành những tư liệu sản xuất trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Vốn biểu hiện bằng tiền là nguồn vốn linh hoạt nhất, nhưng phải là tiền vận
động đi vào sản xuất công nghiệp mộ
t cách có hiệu quả.
Mặc dù mỗi trường phái, mỗi nhà kinh tế học, ở mỗi thời kỳ lịch sử có
những quan niệm, phân tích, kết luận về vốn riêng, song chúng ta có thể rút
ra khái niệm về vốn trên cơ sở kế thừa một số các học thuyết kinh tế cuả
các nhà kinh tế học từ xưa đến nay như sau:
- Phạm trù vốn phải được hiểu theo nghĩa rộng gồ
m toàn bộ các nguồn lực
kinh tế khi được đưa vào chu chuyển. Nó không chỉ bao gồm tiền vốn các
tài sản hiện vật như máy móc, vật tư, lao động, tài nguyên, đất đai... mà còn
bao gồm giá trị của những tài sản cấu hình như vị trí của đất đai, các thành
tựu khoa học và công nghệ...
- Vốn hiểu theo nghĩa trực tiếp là phần giá trị tài sản quốc gia được tích lũy
dưới dạng ti

ền và giá trị của tài sản hữu hình và vô hình nhằm mục đích
sinh lợi, được chuyển đổi thông qua các hoạt động đầu tư thành những tư
liệu sản xuất và các phương tiện sản xuất cần thiết khác để sử dụng vào quá
trình đầu tư cho nền kinh tế.
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

- Vốn trong nước là toàn bộ những yếu tố cần thiết để cấu thành quá trình
sản xuất, được hình thành nên từ nguồn lực kinh tế và sản phẩm thặng dư
của nhân dân lao động trong một quốc gia.
Như vậy, cùng với quan niệm về vốn của kinh tế chính trị Mác xít, các nhà
kinh tế học hiện đại mà tiêu biểu là Paut A. Samuelson cũng đã nghiên cứu
về vốn dưới các góc độ khác nhau, nhưng tấ
t cả những sự nghiên cứu đó
chỉ làm rõ thêm bức tranh toàn cảnh về vốn mà Mác đã phát triển từ lâu.
Để đạt được mục tiêu tích lũy vốn cao thì vấn đề tiếp theo là phải xác định
được mức tích lũy vốn trong GDP cần hướng tới trong từng giai đoạn phát
triển của nền công nghiệp. Ứng với mỗi mục tiêu khác nhau thì mức tích
lũy vốn trong nước thường khác nhau, vấn đề
là phải xác định được mức
tích lũy vốn chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong GDP sẽ quyết định quá trình tích
tụ và tập trung của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho
thấy muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thì tỷ lệ tích lũy vốn trong
nước thường phải chiếm 3% trong GDP.

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC-YÊU CẦU BỨC THIẾT CỦA VIỆ
C HUY ĐỘNG VỐN CHO
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

Theo kết quả đợt kiểm trra đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp

Nhà nước tiến hành ngày 1/1/1996 thì tổng số vốn kinh doanh của 5775
doanh nghiệp Nhà nước đơn vị bàn giao là 68539 tỷ đồng (không kể giá trị
diện tích đất trong sử dụng.). Trong đó, doanh nghiệp TƯ 50761,8 tỷ,
doanh nghiệp địa phương 17778 tỷ đồng. Nếu trừ đI số vố
n không hoạt
động, bao gồm giá trị tài sản chờ thanh lí, không cần sử dụng, nợ khó đòi,
nợ phải thu được khoanh lại thì số vốn thực sự hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp Nhà nước là 60459 tỷ đồng, bằng 88,2% số vốn hiện có. Nếu
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

loại trừ giá trị tài sản bị mất mát, số tiền lỗ của doanh nghiệp còn treo trên
sổ sách thì số vốn thực sự hoạt động của doanh nghiệp còn ít hơn nữa.
- Trong số vốn thực sự hoạt động, vốn cố định là 53186 tỷ đồng, chiếm
88%; vốn lưu động là 7273 tỷ đồng, chiếm 12%. Ta thấy cơ cấu vốn như
thế là không hợp lí. Vốn l
ưu động chiếm tỉ lệ quá nhỏ so với tổng số vốn
của doanh nghiệp. Vốn lưu động do Nhà nước cấp chỉ đáp ứng được 20%
nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, trong đó, vốn lưu động thức sự hoạt động
mới chỉ đáp ứng được 10%. Như vậy, tình trạng thiếu vốn trong doanh
nghiệp là phổ biến và rất nghiêm trọng.
Nếu xem xét k
ĩ hơn về tài sản cố định ta thấy: trang thiết bị của doanh
nghiệp Nhà nước rất lạc hậu, chắp vá từ nhiều nguồn, nhiều nước khác
nhau. Theo điều tra của Tổng cục thống kê thì tình trạng kĩ thuật của đa số
máy móc thiết bị trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước lạc hậu khoảng 2-3
thế hệ, có lĩnh vực như đường sắt, cơ
khí, công nghiệp đóng tàu... lạc hậu
4-5 thế hệ. Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương chiếm tỉ lệ lớn nhưng
có trình độ công nghệ lạc hậu hơn so với doanh nghiệp Nhà nước TƯ.
Trong số các doanh nghiệp Nhà nước TƯ có 54,3% số doanh nghiệp ở

trình độ thủ công, 41% ở trình độ cơ khí, chỉ có 3,7% ở trình độ tự động
hoá. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước địa phương có tớ
i 94% số doanh
nghiệp ở trình độ thủ công, 2,4% ở trình độ cơ khí và chỉ có 2% ở trình độ
tự động hoá.
Trình độ trang thiết bị công nghệ lạc hậu và quá yếu kém dẫn tới năng
suất lao động của doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, gây ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp khác và
các doanh nghiệp nước ngoài. Do dó, để doanh nghiệp Nhà nước có khả

ng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải có vốn (trung và
dài hạn) để đổi mới các dây chuyền công nghệ - qui mô vốn của một doanh
nghiệp Nhà nước của nước ta còn rất nhỏ. Vốn bình quân thực sự hoạt
động của một doanh nghiệp là 10,468 tỷ đồng(các doanh nghiệp cỡ nhỏ của
Lý thuyết tiền tệ ngân hàng

các nước trong khu vực đều có vốn trên dưới 1 triệu USD). 68% Doanh
nghiệp Nhà nước có vốn dưới 1 tỷ đồng trong đó có 50% doanh nghiệp
Nhà nước có vốn dưới 500 triệu, thậm chí có doanh nghiệp chỉ có vốn vài
chục triệu đồng. Một số ngành có vốn kinh doanh tương đối lớn (Điện lực:
19298 tỷ, Nông nghiệp:7738 tỷ, Ngân hàng tín dụng 2783 tỷ đồng...), tỷ
trọng vốn từng ngành so với tổng số vố
n thường không lớn, chẳng hạn, xây
dựng 4,6%; chế biến khoáng sản 3,6%; vận tải bộ 5,1%. Như vậy, ta thấy
rằng, qui mô vốn của từng doanh nghiệp và của ngành rất nhỏ, nguyên
nhân chính là do doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay còn quá nhiều
về số lượng, vốn của doanh nghiệp khi thành lập đươc cấp phát từ Ngân
sách Nhà nước nhưng do Ngân sách Nhà nước eo hẹp nên vốn cấp phát khi
thành lập cũng rấ
t nhỏ.

Từ việc phân tích thực trạng vốn của doanh nghiệp Nhà nước, ta thấy
rằng, nhu cầu vốn hiện nay cho doanh nghiệp Nhà nước là rất lớn cả về vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đòi hỏi phải có biện pháp huy động vốn
khẩn cấp cũng như phải có sự điều chỉnh lại cơ cấu vốn cho phù hợp thì
mới có thể nâng cao hiệ
u quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà
nước.
* Thực trạng huy động vốn trong các Doanh nghiệp Nhà nước:
1. Huy động vốn trong DN Nhà nước thời kì trước khi đổi mới:
Trong thời kì trước đổi mới, nền kinh tế nươcs ta mang nặng tính kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, do đó, việc huy động và sử dụng
vốn mang đặc trưng là Nhà nước bao cấp vốn và bao cấp tín dụng. Nhà
nước cấp phát vố
n trực tiếp hoặc gián tiếp cho doanh nghiệp thông qua hệ
thống ngân hàng trên cơ sở tính toán các nhu cầu vốn cần thiết để đảm bảo
các chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp. Hoạt động huy
động vốn và lưu thông vốn qua đại diện Ngân hàng Nhà nước đảm nhận đã
dẫn tới tiêu cực, yếu kếm trong kinh doanh tiền tệ, không tạo lập được các
thị trường vốn, thị trường chứng khoán, th
ị trường hối đoái... Điều đó đã

×