Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.74 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ LAN

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ LAN

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số ngành: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ QUANG TRUNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Trần Thị Lan


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
bảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngồi Trường Đại học Nơng Lâm
Thái Nguyên.
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Hà Quang Trung là
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề
tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện Tam Đường, Tân Yên,
thành phố Lai Châu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ các hộ gia đình, hợp tác xã, công
ty đã tham gia phỏng vấn tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông
tin cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin được chân thành cám ơn cơ quan tôi công tác đã tạo điều

kiện thuận lợi và thời gian để tơi hồn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin
được cám ơn gia đình, bạn bè đã ln đồng hành và động viên tơi trong suất
q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ
tận tình, quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Thị Lan


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH .................................................................. vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5
1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ........................................ 10
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị ....................................................... 12
1.1.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng ............................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chuỗi giá trị chè .......... 15

1.2.2. Kinh nghiệm của một địa phương ở Việt Nam về liên kết trong
chuỗi giá trị sản phẩm chè ............................................................................... 18
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm để nâng cấp chuỗi giá trịchè Lai Châu ......... 22
Chương 2.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
2.1.2. Địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25


iv
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 25
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 26
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra............................................................ 27
2.3.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 29
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 31
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 33
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 38
3.1.3. Tiềm năng, lợi thế của cây chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu và vai
trò của cây chè trong chiến lược tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới ........................................................................................ 46
3.1.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 47
3.2. Thực trạng chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu .......................... 49
3.2.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ....................................... 49
3.2.2. Phân tích chuỗi giá trị chè Lai Châu ..................................................... 58
3.3. Phân tích SWOT về chuỗi giá trị chè....................................................... 76

3.3.1. Phân tích SWOT khâu cung ứng đầu vào ............................................. 76
3.3.2. Phân tích SWOT khâu sản xuất ............................................................ 77
3.3.3. Phân tích SWOT khâu thu gom ............................................................ 78
3.3.4. Phân tích SWOT khâu sơ chế, chế biến ................................................ 79
3.3.5. Phân tích SWOT khâu tiêu thụ ............................................................. 80
3.4. Định hướng và giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị chè trên
địa bàn tỉnh Lai Châu ...................................................................................... 81
3.4.1. Định hướng phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu thời gian tới ......... 81
3.4.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu..... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 97


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Cổ phần

ĐTPT

Đầu tư phát triển

ĐVT


Đơn vị tính

GAP

quy trình sản xuất nơng nghiệp

GlobalGAP

Bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế

GRDP

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng

GTNS

Giá trị năng suất

HTX

Hợp tác xã

KD

kinh doanh

KHCN

Khoa học công nghệ


KHKT

Khoa học kĩ thuật

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PTNT

Phát triển nông thôn

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

XD

Xây dựng

XNK

Xuất nhập khẩu


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1:

Đối tượng và mẫu điều tra ......................................................... 29

Bảng 2.2.

Phân tích SWOT ........................................................................ 30

Bảng 3.1.


Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Lai Châu năm 2017 ...... 37

Bảng 3.2.

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 ................... 39

Bảng 3.3:

Tình hình dân số tỉnh Lai Châu ................................................. 42

Bảng 3.4:

Tình hình lao động tỉnh Lai Châu.............................................. 43

Bảng 3.5.

Diện tích, năng suất, sản lượngcây chè trên địa bàntỉnh Lai
Châu chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2015 - 2017 .......... 50

Bảng 3.6.

Diện tích chè phân theo vùng giai đoạn 2015 - 2017 ................ 52

Bảng 3.7:

Diện tích chè ở các vùng chính năm 2017................................. 53

Bảng 3.8.


Căn cứ phân loại chè búp tại Lai Châu ...................................... 54

Bảng 3.9:

Kết quả tiêu thụ chè của Lai Châu giai đoạn 2015 - 2017 ........ 55

Bảng 3.10: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển vùng
chè tập trung chất lượng cao giai đoạn 2015 - 2017 ................. 57
Bảng 3.11: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chè Lai Châu ..................... 62
Bảng 3.12. Thông tin chung về hộ gia đình trồng chè ................................. 64
Bảng 3.13: Vai trò của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chè ................... 70
Bảng 3.14: Kết quả sản xuất của nông dân trồng chè .................................. 72
Bảng 3.15. Phân tích kết quả sản xuất của hộ nơng dânmẫu điều tra
tính trên 1000kg chè búp tươi .................................................... 73
Bảng 3.16: Phân tích kết quả của người thu gom chè tính trên 1000kg ...... 74
Bảng 3.17: Phân tích kết quả sản xuất của cơ sở chế biến........................... 74
Bảng 3.18: Phân tích kinh tế tồn chuỗi giá trị chètính trên 1000kg
búp tươi ................................................................................... 75
Bảng 3.19: Phân tích SWOT khâu cung ứng đầu vào ................................. 76


vii
Bảng 3.20: Phân tích SWOT khâu sản xuất ................................................. 77
Bảng 3.21. Phân tích SWOT khâu thu gom ................................................. 78
Bảng 3.22: Phân tích SWOT khâu chế biến ................................................. 79
Bảng 3.23: Phân tích SWOT khâu tiêu thụ .................................................. 80
Bảng 3.24: Diện tích, năng suất, sản lượng chè búp tươi trên địa
bàntỉnh giai đoạn 2018 - 2020 ................................................... 81
Hình 3.1:


Sơ đồ chuỗi giá trị chè ............................................................... 59

Hình 3.2:

Cơ cấu kinh tế tồn chuỗi........................................................... 76


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam là một trong 5 quốc gia có diện tích và sản lượng chè cao
trên thế giới, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Sri Lanka và Việt Nam.
Cây chè nước ta được trồng nhiều ở khu vực trung du, miền núi nơi có điều
kiện kinh tế và địa hình khó khăn. Do đó chè khơng chỉ là cây xóa đói giảm
nghèo mà cịn là cây cơng nghiệp thúc đẩy sự phát triển kinh tế “làm giàu”
cho người dân [20].
Năm 2017, diện tích chè cả nước đạt 129,3 nghìn ha, giảm 3,1% do
vùng chè Yên Bái và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyển sang trồng
nhóm cây có múi (chủ yếu là cây cam), sản lượng chè búp đạt 1.040,8 nghìn
tấn, tăng 0,7% so với 2016 [19]. Sản phẩm chè không chỉ phục vụ tiêu dùng
trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Lai Châu là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
thuận lợi cho phát triển cây chè. Hiện nay cây chè được xác định là cây có vị
trí quan trọng của tỉnh. Góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu
nhập cho các hộ nơng dân trồng chè. Tuy nhiên Lai Châu có diện tích chè
khơng lớn, tổng diện tích tồn tỉnh chiếm 2,6% tổng diện tích gieo trồng cả
nước; thấp hơn so với tỉnh có diện tích chè lớn nhất (Lâm Đồng: 26.000 ha) là
7,7 lần. Nội dung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nêu rõ mục
tiêu khai thác tiềm thế mạnh của tỉnh, chuyển nền nông nghiệp từ quảng canh,
tự cung tự cấp sang thâm canh và sản xuất hàng hóa. Tỉnh Lai Châu phấn đấu

đến năm 2020 có 4.350 ha chè, trong đó trồng mới 1.000 ha, hình thành các
vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng cao với các giống chủ lực như chè
tuyết Shan và Kim Tuyên tại địa bàn thành phố Lai Châu và các huyện: Tam
Đường, Tân Uyên, Than Uyên gắn với đổi mới công nghệ chế biến và mẫu
mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè phẩm cấp cao. Đến năm 2030 nâng


2
diện tích chè lên 6.000 ha [16].
Giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Lai Châu đã thực hiện thành công Đề án
phát triển vùng chè chất lượng cao, kết quả sau 5 năm thực hiện đề án, đến
nay diện tích chè tỉnh Lai Châu đạt 3.500 ha (đã trồng mới được trên 900 ha
chè chất lượng cao). Diện tích chè của tỉnh tập trung chủ yếu tại các huyện
Tam Đường (1.097 ha), Tân Uyên (1.719 ha), thành phố Lai Châu (549 ha).
Trong đó tổng sản lượng chè búp tươi ước đạt 22.800 tấn, năng suất trung
bình đạt 87 tạ/ha [16].
Hoạt động phân chia vùng nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
giữa nông dân và doanh nghiệp về cơ bản đã được hình thành, vấn đề liên
kết giữa nơng dân và doanh nghiệp hiệu quả là cơ sở để phát triển cây chè
gắn với vùng nguyên liệu địa phương. Doanh nghiệp tránh được hiện tượng
“tranh mua, tranh bán”, nông dân được hỗ trợ các mặt về vốn giống, khoa
học kỹ thuật và có đầu ra tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đây là hoạt động thiết
thực giúp thúc đẩy ngành chè Lai Châu phát triển thông qua việc đảm bảo
vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp hoạt động và tăng giá bán sản
phẩm cho người dân. Thông qua sự đầu tư và kiểm soát chất lượng của
doanh nghiệp vùng nguyên liệu từng bước được phục hồi, cải thiện, nâng
cao chất lượng chè của tỉnh.
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị chè vùng sản xuất tập trung trên địa bàn
tỉnh Lai Châu có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý kinh tế,
các cơ quan chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh chè,

những mối quan hệ, tương tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong
chuỗi từ đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hồn
thiện và phát triển chuỗi giá trị chè góp phần tăng hiệu quả kinh tế của cây
chè trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từng những lý do trên, tác giả tiến hành lựa chọn nghiên cứu


3
đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các mối liên kết
trong chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu, từ đó đề xuất một số giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển các mối liên kết trong chuỗi cung cấp hàng hóa
dịch vụ chè của tỉnh Lai Châu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về về chuỗi giá trị.
- Xác định chuỗi giá trị và đánh giá thực trạng từng tác nhân tham gia
chuỗi giá trị chècủa tỉnh Lai Châu trong những năm qua.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị
chè cho tỉnh Lai Châu đến năm 2025.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xác định được hiện trạng
của chuỗi giá trị.
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích chi phí lợi nhuận theo từng tác nhân,
theo từng kênh phân phối.
- Chỉ ra các tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị để đưa ra
can thiệp hợp lý.
- Xác định được địa điểm để triển khai các tác động.

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài góp phần làm cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể cho Đề án
phát triển chè tỉnh Lai Châu trong giai đoạn tới theo hướng tiếp cận chuỗi giá
trị từ sản xuất tới tiêu thụ qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện và
phát triển chuỗi giá trị chè cho tỉnh Lai Châu đến năm 2025.
- Đề tài góp phần cung cấp thơng tin cho các tác nhân trong chuỗi giá


4
trị, đặc biệt là cho người sản xuất (nông dân nghèo) và các nhà quản lý xây
dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất
nơng nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sở
ban ngành của tỉnh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị chè,
nhằm đưa cây chè Lai Châu trở thành cây nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
4. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận


5
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị theo khung Michael Porter
Chuỗi giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một

khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi
Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller của ơng có tựa đề:
“Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”
(Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh).
Theo Michael Porter thì chuỗi giá trị của một ngành, một doanh nghiệp
bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế
cạnhtranh khi được cấu hình một cách thích hợp…Theo đó, chuỗi giá trị là
một chuỗi các hoạt động mà các sản phẩm trải qua tất cả các hoạt động của
chuỗi theo một thứ tự và tại mỗi hoạt động thì sản phẩm đó gia tăng thêm một
số giá trị. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia
tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại [3].
Chuỗi giá trị (value chain) - là khung mẫu cơ sở để suy nghĩ một
cách chiến lược về hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chi
phí và vai trị tương đối của chúng trong việc khác biệt hóa. Khác biệt giữa
giá trị với chi phí thực hiện các hoạt động cần thiết để tạo ra sản phẩm/
dịch vụ ấy sẽ quyết định mức lợi nhuận. Chuỗi giá trị giúp ta hiểu rõ các
nguồn gốc của giá trị cho người mua (buyer value) đảm bảo một mức giá
cao hơn cho sản phẩm, cũng như lý do tại sao sản phẩm này có thể thay thế
sản phẩm khác. Chiến lược là một cách sắp xếp và kết hợp nội tại các hoạt
động một cách nhất quán, cách thức này phân biệt rõ ràng doanh nghiệp
này với doanh nghiệp khác.


6
Về tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong tồn chuỗi được
chia thành hai nhóm:
-Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy năm loại hoạt động: Đưa
nguyên vật liệu vào kinh doanh; Vận hành, sản xuất- kinh doanh; Vận chuyển
ra bên ngoài; Marketing và bán hàng; Cung cấp các dịch vụ liên quan.
- Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: Hạ tầng, quản

trị nhân lực, công nghệ và mua sắm. Các hoạt động bổ trợ xảy ra bên trong
từng loại hoạt động chính.
Chuỗi giá trị theo Kaplinsky và Morris
“Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa ra một
sản phẩm hoặc dịch vụ từ một ý tưởng thông qua các giai đoạn sản xuất khác
nhau, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử
dụng”. Chuỗi giá trị tồn tại khi mà tất cả các tác nhân tham gia vào hoạt động
của chuỗi theo cách để tối ưu hoá việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi...
Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng khơng có một phương
pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Xây dựng phương pháp
phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu
cũngnhư mục tiêu đặt ra. Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị,
nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau.
Theo Kaplinsky và Morris (2001), việc phân tích chuỗi giá trị gồm
những nội dung sau:
- Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu;
- Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Quá trình lập sơ đồ chuỗi cần xác định và vẽ
các quá trình cốt lõi trong chuỗi; Xác định các tác nhân trong mỗi q trình;
Vẽ dịng ln chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm
dòng luân chuyển về địa lý; Xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân
chuyển giữa các tác nhân; Xác định sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình; Xác
định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi.


7
- Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố
thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường;
- Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc
điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường;
- Đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: Tức là đánh giá khả

năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng,
năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo ra giá trị;
- Quản trị chuỗi giá trị: Đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị
trường ở các tác nhân, xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong
việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững;
- Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào
cản gia nhập ngành…
Như vậy, chuỗi giá trị hàng hóa - dịch vụ là nói đến những hoạt động
cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm
khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi
đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong
chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong tồn chuỗi [7].
Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên
kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong
một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các
hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản
xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản
phẩm cuối cùng [7].
Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những
hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên
liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản
phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng [7].


8
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều
phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác
nhau trong chuỗi.

Khái niệm chuỗi giá trị nông sản
Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá
trị” hay “chuỗi cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông sản. FAO (2010) định
nghĩa: “Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động
đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo
đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi
giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với
nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”.
Như vậy, khái niệm chuỗi giá trị nông sản cũng mang những đặc điểm
của khái niệm chung về chuỗi giá trị, đó là mơ tả chuỗi những hoạt động để
đưa 1 sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động trong
chuỗi giá trị nông sản bao gồm sản xuất, thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ
cũng như các chức năng hỗ trợ như cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ tài
chính, dịch vụ hậu cần, đóng gói, và marketing. Chuỗi giá trị bị ảnh hưởng
bởi các đặc tính của sản phẩm nơng sản. Sản phẩm nơng sản có các đặc tính
đặc thù như tính mùa vụ, mau hỏng, chất lượng khơng đồng nhất, vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Những đặc tính những vấn đề trong tổ
chức, hoạt động, và hiệu suất của chuỗi, từ đó ảnh hưởng tới đặc điểm của
chuỗi.
1.1.1.2. Các khái niệm liên quan
Chuỗi sản xuất - cung ứng
Thuật ngữ chuỗi cung ứng sử dụng để mô tả các kênh phân phối hoặc
kênh thị trường qua đó sản phẩm được chuyển tới tay người tiêu dùng.
Người nơng dân ít khi bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu
dùng.Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu
chính là sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan điểm của các nhà


9
kinh tế khác nhau chúng tôi cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất

cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu
vào để tạo ra một sản phẩm hồn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới
người tiêu dùng cuối cùng [3].
Trong một chuỗi sản xuất - cung ứng: dịng ln chuyển thơng tin
thường khơng phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá.
Chiến lược sản xuất thường tập trung vào các sản phẩm, hàng hoá cơ bản.
Định hướng của chuỗi sản xuất - cung ứng chủ yếu là hướng cung...[4]. Vấn
đề trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân tham gia độc lập.
Ngành hàng
Ngành hàng được coilà tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào
việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp
của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn
lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của q trình gia cơng,
chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ.
Nói cách khác: Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp
vào sản xuất, tiếp đó là gia cơng sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường
hồn tất của các sản phẩm nơng nghiệp.
Nói chung, ngành hàng bao gồm tồn bộ các hoạt động được gắn kết
chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến
phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Chúng ta thấy rằng ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và
cũng là một chuỗi những thị trường, nó kéo theo những luồng vật chất và
những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm,
hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những


10

hộ hay những doanhnghiệp... tham gia trong các ngành hàng thơng qua hoạt
độngkinh tế của họ [9]. Có thể chia tác nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực
hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta
dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng mộthoạt động.
Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của
mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác
chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động
kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất của rừng tác nhân. Do tính chất phong
phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân
tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường
lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên [9].
1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
Nội dung phân tích chuỗi giá trị gồm 8 nội dung hay được gọi là cơng
cụ dùng để phân tích. Trong đó 4 cơng cụ đầu tiên được coi là “ Công cụ cốt
yếu” cần được thực hiện để đạt được phân tích tối thiểu về chuỗi giá trị. Bốn
công cụ tiếp theo là "các cơng cụ nâng cao" có thể tiến hành để có một bức
tranh tổng thể hơn về một số mặt của chuỗi giá trị.
1.1.2.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử
dụng các mơ hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mơ tả các
tác nhân, đặc điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các
sơ đồ vẽ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong
quá trình nghiên cứu [9].
1.1.2.2. Xác định chi phí và lợi nhuận
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một


11
số khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để

nghiên cứu tiếp. Nhưng xác định chi phí và lợi nhuận xác định số tiền mà một
người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền mà một người tham gia
trong chuỗi giá trị nhận được có ý nghĩa hơn cả [3].
Chi phí trong chuỗi giá trị chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu được xác định
bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp và các khoản chi phí
giám tiếp là mức vốn đầu tư cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Để
làm rõ cách xác định chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giá trị
chè trên địa bàn tỉnh Lai Châu chúng tơi sẽ phân tích chi tiết hơn trong phần
hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.1.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị
a. Phân tích cơng nghệ, kiến thức
Cơng nghệ áp dụng trong sản xuất là nói đến cơng nghệ truyền thống
(thường được tự phát triển bởi người sử dụng dựa trên kinh nghiệm), cơng nghệ
cao (được hình thành thơng qua nghiên cứu và phát triển mở rộng). Phân tích
cơng nghệ và kiến thức nhằm phân tích tính hiệu quả và hiệu lực của công nghệ,
kiến thức dùng trong chuỗi giá trị. Trên cơ sở xác định loại hình cơng nghệ đang
áp dụng so với những địi hỏi cơng nghệ, kiến thức của chuỗi giá trị để thấy được
mức độ hợp lý của công nghệ đang áp dụng. Từ đó đưa ra những giải pháp cho
sự lựa chọn cải tiến nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng sản
phẩm đầu ra, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho chuỗi giá trị.
Kiến thức áp dụng vào sản xuất phần lớn dựa trên kinh nghiệm trồng
chè từ những năm 1970 kết hợp với kiến thức người dân tiếp thu từ các hoạt
động chuyển giao KHKT của Sở Nông nghiệp & PTNT, Phịng Nơng nghiệp
& PTNT và các cơ quan chun môn khác. Kiến thức chế biến chè của các cơ
sở chế biến hay của các hợp tác xã vẫn còn dựa vào công nghệ cũ đã lạc hậu,
các Công ty chè trên địa bàn tỉnh đã sử dụng công nghệ chế biến chè tiên tiến
của các quốc gia trên thế giới đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và
tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ chè như: Chè túi lọc, Matcha chè...



12
b. Phân tích thu nhập
Mục tiêu của phân tích thu nhập là: Phân tích tác động, phân bổ thu
nhập trong và giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc.
Phân tích tác động của hệ thống quản trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập
và giá sản phẩm cuối cùng. Miêu tả sự đa dạng của thu nhập, rủi ro thường
gặp và các tác động đến chuỗi giá trị.
c. Phân tích việc làm
Mục đích của phân tích việc làm trong chuỗi giá trị nhằm: Phân tích tác
động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa các tác nhân tham gia
chuỗi. Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị, miêu tả sự năng động
của việc làm dọc theo chuỗi giá trị. Phân tích tác động của hệ thống quản trị
khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân bổ việc làm. Phân tích sự tác động
của các chiến lược khác nhau của chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm.
d. Quản trị và các dịch vụ
Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm: Phân tích các nhà tham
gia trong chuỗi giá trị phối hợp với các hoạt động của họ như thế nào thông
qua các nguyên tắc chính thức và khơng chính thức. Hiểu sự tn thủ nguyên
tắc được giám sát như thế nào, phân tích những nhóm khác nhau của những
người tham gia chuỗi giá trị nhận những hình thức hỗ trợ đầy đủ như thế nào
để có thể giúp họ đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu. Đánh giá tác động của các
nguyên tắc tới các nhóm khác nhau...
e. Sự liên kết giữa các tác nhân
Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết miêu tả mối liên kết giữa
những người tham gia trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với các tác
nhân ngoài chuỗi. Miêu tả những cam kết, trách nhiệm và lợi ích giữa những
người tham gia, sự áp dụng đối với sự phát triển chung của chuỗi.
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào
trong số các tác nhân tham gia trong chuỗi.Phép phân tích chuỗi thường được



13
sử dụng cho các công ty, các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước... Bốn khía
cạnh trong phân tích chuỗi giá trị nhưng được áp dụng trong nông nghiệp
mang nhiều ý nghĩa đó là:
- Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ
thống các bên tham gia vào sản xuất phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc
nhiều) sản phẩm cụ thể.
- Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trị trung tâm trong việc xác
định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Điều này đặc
biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nơng nghiệp) khi
tham gia vào q trình tồn cầu hóa.
- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của
việc nâng cấp trong chuỗi giá trị.
- Thứ tư: Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trị của quản trị
trong chuỗi giá trị.
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành
các dự án, chương trình hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị
nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động
thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh
theo hướng ổn định, bền vững.
1.1.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Trong suốt thời gian qua, thuật ngữ “Chuỗi cung ứng” và “Chuỗi giá
trị” được nhắc đến rất nhiều ở các cuộc hội đàm, thảo luận của các nhà kinh
tế. Người ta sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ
chức. Khi con người nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là
các quy trình sản xuất; Khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ gọi
chúng là kênh phân phối; Khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là
chuỗi giá trị; Khi họ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu.


14
Một vấn đề được đặt ở đây ra là việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau
giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Để xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá
trị và chuỗi cung ứng, ta khái niệm hóa chuỗi cung ứng như là tập hợp con
của chuỗi giá trị. Tất cả nhân viên bên trong một tổ chức là một phần của
chuỗi giá trị. Điều này lại không đúng đối với chuỗi cung ứng. Các hoạt
động chính đại diện cho bộ phận hoạt động của chuỗi giá trị, và đây chính là
những điều ám chỉ đến chuỗi cung ứng. Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là
rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động dưới hình thức
của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Hơn nữa, khái niệm chuỗi giá
trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung
ứng, theo định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài. Để phản ánh ý
kiến hiện tại, chúng ta phải mở rộng mơ hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung
chủ yếu vào các thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà cung cấp và khách hàng
nằm ở vị trí ngược dịng và xi dịng của chuỗi so với tổ chức trọng tâm.
Các cấp độ của nhà cung cấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá
trị mở rộng hoặc khái niệm doanh nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự
thành cơng chính là chức năng quản lý một cách hiệu quả nhóm các doanh
nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp ở cấp độ đầu tiên
(doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình). Các
doanh nghiệp tiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng và phân phối
yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh
nghiệp (nhà cung cấp cấp hai, ba...).
Chúng ta có thể thấy rằng một chuỗi cung ứng được tổ chức tốt sẽ giúp
chuỗi giá trị tạo ra được nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp. Và ngược lại,
chuỗi giá trị hoạt động có hiệu quả thì chuỗi cung ứng cũng xuyên suốt, giúp
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.



15
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chuỗi giá trị chè
Sản xuất chè trên thế giới tập trung chủ yếu ở Châu Á. Trong số 10
nước dẫn đầu về sản lượng (chiếm khoảng 90% tổng sản lượng chè tồn thế
giới) thì có tới 7 nước châu Á. Trong những năm qua, diện tích trồng chè trên
thế giới tăng khơng đáng kể nhưng năng suất chè có sự cải thiện vượt bậc nên
sản lượng vẫn gia tăng. Kinh nghiệp phát triển sản xuất chè của Ấn Độ, Trung
Quốc - những nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, sẽ đem lại những bài học
quý báu cho ngành chè Việt Nam.
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm giữa các tác nhân có
thể diễn ra trong nhiều ngành hàng nơng nghiệp. Thực tế của các nước trên
thế giới cho thấy đây là mơ hình đem lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt
là hộ nơng dân và mơ hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đang phát
triển điển hình như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka…[6]
Trung Quốc
Trung Quốc là nước trồng chè lớn nhất thế giới với tổng diện tích là
1130 nghìn ha, gấp 1,58 lần Ấn Độ nhưng sản lượng lại chỉ bằng ¾ Ấn Độ,
năng suất bằng ½ Ấn Độ. Hiện Trung Quốc là nước xuất khẩu chè đứng thứ 3
thế giới, sau Ấn Độ và Sri Lanka.
Sản lượng chè ở Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới.
Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển
rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này dã khuyến khích các thành
phần cơng, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nằm thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ
nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hóa nơng nghiệp”. Đây
là phương thức kinh doanh nơng nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối
hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp tước sản

xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng


16
vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hóa sản
xuất - chế biến - tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy
mơ hóa, chun mơn hóa và thâm canh hóa.
Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hóa:
Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia cơng là chủ thể: tức là
doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngồi nước rồi thơng qua hình thức
ký hợp đồng, khế ước, cổ phần… rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất
nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản
định hước sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho
doanh nghiệp sản xuất. nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân
vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các thay đổi của
thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất.
Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: các tổ chức hợp
tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn
vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ
đóng vai trị như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến,
tiêu thụ với nơng dân.
Thứ ba, hình thức hiệp hội nơng dân chun nghiệp: đây là hình thức
chia sẻ thơng tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ… giữa
các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.
Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán bn: Ở hình thức này
hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản.
Tức là các chợ công ty này tác động hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt
hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chun canh cung cấp đầu vào cho
kinh doanh của mình [6].
Ấn Độ

Ấn Độ đang là quốc gia sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu chè lớn nhất thế
giới. Sản lượng chè Ấn Độ sản xuất ra chiếm 27% sản lượng chè thế giới. Chè
Ấn Độ tập trung ở hai miền rõ rệt, vùng phía Bắc chè tập trung ở các bang


×