Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu cơ sở thực tiễn đề xuất một số giải pháp phát triển rừng trồng phòng hộ tại huyện mường khương tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG ĐỨC THỌ

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TẠI
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG ĐỨC THỌ

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ TẠI
HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Thái Nguyên, năm 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ: "Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề
xuất một số giải pháp phát triển rừng phòng hộ tại huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai" là cơng trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tơi, cơng
trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn trong
thời gian từ năm 2017 đến 2019. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Tác giả

Hoàng Đức Thọ


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nơng lâm Thái
Ngun theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp từ năm 2017 - 2019.
Trong quá trình hồn thành đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ của Khoa đào tạo sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường
Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Hạt
Kiểm lâm huyện Mường Khương và các hộ dân địa phương ... Nhân dịp này
tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn
Thị Thu Hoàn - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong
suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban quản lý rừng phòng hộ, Kiểm lâm
địa bàn nơi tác giả nghiên cứu đã cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cũng
như tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, các
nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả

Hoàng Đức Thọ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài ...................................... 2
2.1. Mục tiêu...................................................................................................... 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn, khoa học ....................................................................... 3

2.2.1. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
2.2.2. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm rừng........................................................................................ 4
1.1.2. Rừng phòng hộ ........................................................................................ 4
1.1.3. Phân loại rừng phịng hộ ......................................................................... 4
1.1.4. Tiêu chí rừng phòng hộ: .......................................................................... 5
1.1.5. Phục hồi rừng, tái sinh rừng .................................................................... 7
1.2. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .................................... 7
1.2.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới. ............................................................ 7
1.2.2. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cho phục hồi và phát triển rừng
phòng hộ ............................................................................................................ 9
1.2.3. Nghiên cứu về tổ chức quản lý rừng phòng hộ. .................................... 10
1.2.3. Sử dụng đất vùng phòng hộ .................................................................. 13
1.2.4. Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế - xã hội - mơi trường rừng phịng hộ . 15


iv

1.3. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam............................................................... 16
1.3.1. Quan niệm về phục hồi và phát triển rừng ............................................ 16
1.3.2. Nghiên cứu về chức phòng hộ thảm thực vật ....................................... 16
1.3.3. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cho phục hồi và phát triển rừng
phòng hộ. ......................................................................................................... 18
1.3.4. Nghiên cứu về tổ chức quản lý rừng phòng hộ ..................................... 19
1.3.5. Các biện pháp quản lý rừng phòng hộ .................................................. 20
1.4. Cơng tác quản lý, phát triển rừng phịng hộ tại tỉnh Lào Cai .................. 24
1.5. Nhận xét và đánh giá chung ..................................................................... 24
1.6. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ................................................................. 25

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 30
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 30
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 30
2.2.1. Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng; hiện trạng công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Mường Khương,
tỉnh Lào Cai; ..................................................................................................... 30
2.2.2. Đặc điểm rừng phòng hộ ....................................................................... 30
2.2.3. Đánh giá chức năng phòng hộ của rừng tại KVNC .............................. 30
2.2.4. Nghiên cứu và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng
phòng hộ; ......................................................................................................... 31
2.2.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh
nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại phòng hộ; ....................... 31
2.2.6. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng, phục hồi và phát triển rừng
phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. ................................................................... 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp ............................................ 31


v

2.3.2. Phương pháp phỏng vấn:....................................................................... 31
2.3.3. Phương pháp điều tra thực nghiệm ....................................................... 32
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 34
3.1. Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng; hiện trạng công tác quản lý bảo vệ
và phát triển rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu ...................................... 34
3.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu ........... 34
3.1.2 Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ .......................... 36

3.1.3. Thu nhập của người dân từ rừng phòng hộ ........................................... 43
3.1.4. Đặc điểm rừng và đất rừng phòng hộ tại 3 xã nghiên cứu ................... 43
3.3. Kết quả đánh giá chức năng phòng hộ của rừng tại KVNC .................... 48
3.3.1. Đặc điểm thấm và giữ nước của đất...................................................... 48
3.3.2. Khả năng xói mịn tiềm tàng của đất dưới thảm thực vật ..................... 51
3.4. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển rừng phòng hộ ........... 53
3.4.1 Yếu tố tự nhiên ....................................................................................... 53
3.4.2. Yếu tố kinh tế, xã hội ............................................................................ 54
3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh
nghiệm trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ. ............................ 56
Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý
rừng phòng hộ ................................................................................................. 56
3.6. Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng, phục hồi và phát triển rừng
phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. ................................................................... 58
3.6.1. Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng .......................................................... 58
3.6.2. Giải pháp về lâm nghiệp phục hồi rừng bằng trồng rừng ..................... 58
3.6.3. Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng bằng kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh tự
nhiên và kỹ thuật khoanh nuôi có tác động..................................................... 60
3.6.4. Giải pháp về tổ chức ............................................................................. 62
3.6.5. Giải pháp về chính sách ........................................................................ 63


vi

3.6.6. Giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho
cộng đồng ........................................................................................................ 64
3.6.7. Giải pháp về khoa học công nghệ ......................................................... 65
3.6.8. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham
gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng .................................. 66
3.6.9. Giải pháp về tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến quản lý, bảo

vệ và phát triển tài nguyên rừng ...................................................................... 66
3.6.10. Giải pháp tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức,
vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân:.......... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69
1. Kết luận ....................................................................................................... 69
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

ĐDSH

Đa dạng sinh học

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

BQL

Ban quản lý

HST


Hệ sinh thái

KVNC

Khu vực nghiên cứu

HĐND

Hội đồng nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVR

Bảo vệ rừng

THCS

Trung học cơ sở

THPH

Trung học phổ thơng

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng


UBND

Ủy ban nhân dân

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

PH

Phịng hộ

BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội 3 xã nghiên cứu ...................................... 29
Bảng 3.1: Diện tích đất đai, tài nguyên của huyện Mường Khương .................. 34
Bảng 3.2: Kết quả công tác tuyên truyền, ký cam kết bảo vệ rừng ................ 40
Bảng 3.3: Kết quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm luật Lâm nghiệp về bảo
vệ và phát triển rừng từ năm 2015 – 2018 ...................................................... 40
Bảng 3.4: Diện tích rừng phịng hộ theo đơn vị hành chính ........................... 44
Bảng 3.5. Tính chất vật lý của đất tại khu vực nghiên cứu............................. 47
Bảng 3.6. Tốc độ thấm nước và tổng lượng nước thấm của đất tại 3 đối tượng
nghiên cứu ....................................................................................................... 49
Bảng 3.7. Tổng hợp các hệ số và lượng đất xói mịn tại khu vực nghiên cứu 52



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí xã nghiên cứu ................................................................. 26
Hình 1.2. Lượng mưa bình quân 2014-2018................................................... 29
Sơ đồ 3.1: Công tác quản lý nhà nước về rừng huyện .................................... 37


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng nói chung và rừng phịng hộ nói riêng giữ vai trị rất quan trọng
đối với cuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường
sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ cũng như an ninh biên giới quốc gia,…
Trong những năm qua diện tích rừng phịng hộ cả nước đang bị suy
giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới
chức năng phòng hộ mơi trường và tính đa dạng sinh học của rừng. Một phần
nguyên nhân dẫn đến việc rừng phòng hộ bị suy giam như vậy là do công tác
quản lý rừng, phát triển rừng vẫn còn nhiều hạn chế.
Mường Khương là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Bắc của
tỉnh Lào Cai. Với diện tích tự nhiên 55.434,32 ha, diện tích rừng và đất quy
hoạch lâm nghiệp là 35.155 ha, chiếm 63,41% tổng diện tích tự nhiên; trong
đó diện tích có rừng 24.453,64 ha (Rừng tự nhiên là 17.357,56 ha, rừng trồng
là 6.312,86 ha); diện tích đất chưa có rừng là 11.484,58ha. Phân theo chức
năng (Rừng phịng hộ 15.476,95ha; rừng sản xuất 8.193,47ha; rừng ngoài quy
hoạch lâm nghiệp 4,63ha).

Rừng phòng hộ của huyện Mường Khương giữ vai trò rất quan trọng
trong điều hòa nguồn nước, chống sạt lở đất vào mùa mưa lũ và các chức
năng bảo vệ mơi trường khác, phần lớn diện tích rừng được quy hoạch nằm
chạy dọc theo khu vực biên giới Việt – Trung dài 86,5km. Đây là khu vực có
vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng của huyện Mường
Khương nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung. Tồn bộ khu vực là một hệ
thống địa hình và thảm thực vật đa dạng và phong phú, bao gồm các dạng địa
hình núi cao và núi trung bình, độ dốc tăng dần về phía Bắc với các kiểu rừng
đặc trưng: Kiểu rừng lá rộng thường xanh; Kiểu rừng thưa, khơ, rụng lá.
Chính vì vậy, rừng phịng hộ huyện Mường Khương có một vị trí rất quan


2

trọng không chỉ đảm bảo an ninh biên giới quốc gia mà cịn có tác dụng trong
việc phát huy tác dụng phịng hộ mơi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của
các hệ sinh thái rừng.
Trong những năm gần đây tình hình an ninh biên giới diễn biến phức
tạp, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực
nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy, săn bắt thú rừng,
khai thác lâm sản ... nhưng tình hình trên vẫn tiếp diễn với chiều hướng gia
tăng và phức tạp. Chất lượng cũng như diện tích rừng vì thế mà bị suy giảm,
mất rừng khơng những làm ảnh hưởng tới chức năng phịng hộ mơi trường
sinh thái mà cịn làm giảm tính đa dạng sinh học và an ninh biên giới. Từ thực
tế đó để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý khu rừng phòng hộ phát
huy vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là đảm bảo an ninh
biên giới quốc gia. Thì việc tìm ra các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển
rừng phòng hộ tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai là yêu cầu cấp thiết,
cần được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan quản lý
và sự nỗ lực cố gắng của mỗi người dân trên địa bàn huyện. Với lý do nêu

trên, tôi lựa chọn đề tài "Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và đề xuất một số giải
pháp phát triển rừng phòng hộ tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai"
làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sĩ Lâm học.
2. Mục tiêu và Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ tại huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai, rút ra được ưu, nhược điểm
cũng như bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng.
Đề ra các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả rừng phịng hộ nói riêng
và tài ngun rừng nói chung trên địa bàn huyện Mường Khương.


3

2.2. Ý nghĩa thực tiễn, khoa học
2.2.1. Ý nghĩa khoa học
Xây dựng được một số luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải
pháp phát triển rừng phòng hộ tại huyện Mường Khương, Lào Cai.
Góp phần bổ sung thông tin về cơ sở khoa học cho các nhà quản lý
đánh giá một cách đầy đủ các chỉ tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ.
2.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp đề xuất là thông tin quan trọng cho chính quyền địa
phương tham khảo trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại huyện
Mường Khương.
Từng bước làm cho người dân hiểu rõ thêm về tầm quan trọng của rừng
từ đó tham gia bảo vệ phát triển rừng bền vững.


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành
phần chính là một hoặc một số lồi cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều
cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát
hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn
che từ 0,1 trở lên. (Nguồn: Theo Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017).
1.1.2. Rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mịn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên
tai, điều hịa khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường, quốc phòng, an ninh, kết
hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ mơi trường rừng;
được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng
dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng,
lấn biển. (Nguồn: Theo Điều 5 Luật Lâm nghiệp năm 2017).
1.1.3. Phân loại rừng phòng hộ
1). Rừng phòng hộ đầu nguồn
a) Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết
nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn,
bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du;
b) Diện tích rừng phịng hộ đầu nguồn gồm diện tích rừng và đất lâm
nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo
vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.



5

Quy mơ của rừng phịng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực
sông, hồ và việc quản lý rừng phịng hộ đầu nguồn gắn với cơng tác quản lý
tổng hợp lưu vực sơng, hồ.
2). Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay
a) Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió,
chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đô
thị, vùng sản xuất và các cơng trình khác;
b) Diện tích rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng
và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ
yếu là bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay.
3). Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển
a) Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt
lở, bảo vệ đê và các cơng trình ven biển, ven sơng, duy trì diễn thế tự nhiên
của hệ sinh thái;
b) Diện tích rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển gồm diện tích rừng và
đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ
yếu là bảo vệ và phát triển rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển.
4). Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường
a) Rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường góp phần điều hịa khí hậu, chống
ơ nhiễm mơi trường, tạo cảnh quan ở khu dân cư, khu đô thị, khu công
nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi;
b) Diện tích rừng phịng hộ bảo vệ mơi trường gồm diện tích rừng và
đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ
yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
(Nguồn: Theo Điều 5 Luật Lâm nghiệp năm 2017).
1.1.4. Tiêu chí rừng phịng hộ:
1). Rừng phịng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp

ứng các tiêu chí sau đây:


6

a) Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
b) Về lượng mưa: có lượng mưa bình qn hằng năm từ 2.000 mm trở
lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
c) Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha
trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc
trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
2). Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất
của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt
đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
3). Rừng phòng hộ biên giới
Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các
điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ
quan quản lý biên giới.
4). Rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Đai rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng
bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường
mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với
vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính
từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
b) Đai rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định
tại điểm a khoản này: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường
hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng
cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong
trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc

vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
5). Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:


7

a) Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng
phịng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh
thái;
b) Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng
phịng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
c) Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phịng hộ chắn sóng
lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
d) Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng
phịng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi khơng có đê là 250 m.
(Nguồn: Theo Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP).
1.1.5. Phục hồi rừng, tái sinh rừng
Quá trình hình thành nên rừng thứ sinh (Secondary forest) do diễn thế
thứ sinh (Secondary succession) ở những nơi đã bị mất rừng là phục hồi rừng.
Theo Trần Đình Lý (1995), phục hồi rừng là một quá trình sinh địa
phức tạp gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật
cây gỗ (hoặc tre nứa) bắt đầu khép tán. Nói một cách khác, phục hồi rừng là
quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái, một quần xã sinh vật mà trong đó cây gỗ
là yếu tố cấu thành chủ yếu, nó chi phối các quá trình biến đổi tiếp theo.
Tái sinh rừng, được hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của cả hệ sinh
thái rừng. Tái sinh rừng, hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi lại thành
phần cơ bản của rừng (Phùng Ngọc Lan (1986).
1.2. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Kết quả nghiên cứu trên thế giới.
1.2.1.1. Quan niệm về phục hồi, phát triển rừng.

Phục hồi (toàn phần) là tái lập lại thành phần, cấu trúc, năng suất và
ĐDSH các loài đặc trưng cho khu vực đã bị suy thoái, tổn thương hoặc bị phá
hủy. Theo thời gian, các quá trình và chức năng sinh thái của môi trường sống
dần được khôi phục gần như môi trường sống ban đầu (Mudappa và Raman, 2010).


8

Phục hồi sinh thái là quá trình hỗ trợ sự phục hồi của một HST đã bị
suy thoái, hư hại, hoặc bị phá hủy (Society of Ecological Restoration, 2010).
Thực tiễn phục hồi sinh thái bao gồm các hoạt động như kiểm sốt xói mịn,
tái trồng rừng, sử dụng các lồi bản địa, loại bỏ các loài ngoại lai và cỏ dại, tái
phủ xanh khu vực bị tác động, trồng các lồi bản địa, cũng như cải thiện mơi
trường sống và phạm vi đối với các lồi chính. "Phục hồi sinh thái" là thuật
ngữ chỉ việc ứng dụng trên thực tiễn chuyên ngành “Sinh thái học phục hồi”
(Restoration Ecology).
Phục hồi rừng cũng có thể đóng vai trị quan trọng trong cải thiện sinh
kế và sức khỏe con người. Những lợi ích này bao gồm nâng cao năng lực
thích ứng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện sinh kế của
người dân phụ thuộc vào HST rừng, trao quyền cho cộng đồng
(ITTO/IUCN, 2009).
Nhiều tác giả trên thế giới đó nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt
mưa, cường độ mưa, phân bố mưa tới xói mịn đất: Nghiên cứu của
Hudson HW
1.2.1.2. Nghiên cứu về chức năng phòng hộ của thảm thực vật
(1981) , G. Fiebige (1993) xác nhận rằng, nguy cơ xói mịn đất dưới
tầng cây gỗ có thể tăng lên do giọt mưa dưới tán rừng có kích thước lớn hơn.
Ngoài ra, các nhân tố khác gây ảnh hưởng tới xói mịn đất như độ dốc,
chiều dài sườn dốc, loại đất, lớp phủ thực vật,... cũng được nghiên cứu sâu,
rộng: Smith D.D (1941) đã xác định lượng đất xói mịn cho phép và lần đầu

tiên đã đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố cây trồng (C), cũng như việc áp
dụng các biện pháp bảo vệ đất (P) ở các mức độ khác nhau đến xói mịn đất
bằng các cơng trình nhân tạo. Tiếp đó, nhiều phương trình dự báo xói mịn đã
được nghiên cứu và cơng bố, trong đó phương trình của Wischmeier W.H Smith D.D được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi (Wischmeier W.H. (1966;


9

1971) , Ching J.G. (1978), Bennet K., (1958), Daxlavxkii, (1962; 1977),...
(Dẫn theo Võ Đại Hải (1996).
Nghiên cứu của Black và Kelliher (1989) cho thấy, lượng nước bốc hơi
từ vật rơi rụng của các kiểu rừng khác nhau chiếm khoảng 3 -21% tổng lượng
nước bốc hơi trên bề mặt đất rừng. Schaap và Bouten (1997) đã sử dụng thiết
bị đo lường Lysimeter để xác định lượng nước bốc hơi của vật rơi rụng và sự
khác biệt của nhiệt độ khơng khí trên bề mặt của nó đến độ cao 1 mét (Dẫn
theo Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên (2001). Hiệu quả thấm nước và giữ nước
của đất rừng đã được Dunne T (1978) nghiên cứu, tác giả cho rằng đất rừng
có tốc độ thấm nước lớn hơn so với dưới các thảm thực vật khác, tốc độ thấm
nước ổn định của đất rừng có thể đạt 800 mm/giờ trở lên.
Các cơng trình nghiên cứu thủy văn rừng trên thế giới thường tập trung
chủ yếu vào việc đánh giá vai trò điều tiết nước của rừng như khả năng ngăn
cản nước mưa của tán rừng, lượng nước phân chia thành dòng chảy mặt và
dòng chảy ngầm, lượng nước chảy men thân cây,… Nổi bật nhất là cơng trình
của Lutshev A.A (1940), Morozop G.F (1949), Moltranov A.A (1960, 1973),
Matveev P.N (1973) (Dẫn theo Võ Đại Hải (1996).
Xây dựng các mơ hình hố trong nghiên cứu thuỷ văn rừng cũng được
nhiều tác giả quan tâm như: Richard A., et all., (2000), Ward R.C. &
Robinson M (2010), Van Dijk et all (2004), Yong G. Lai (2009),... FAO
(1995) cho rằng, rừng có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy,
giảm lưu lượng nước bề mặt, góp phần làm giảm lũ lụt.

1.2.2. Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cho phục hồi và phát triển rừng
phòng hộ
Từ những năm 1930 giải pháp phục hồi rừng phòng hộ bằng biện pháp
tái sinh rừng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, trong đó vấn đề
được quan tâm đặc biệt là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt
với tổ thành tầng cây cao (Mibbread, 1930; Richards, 1933, 1939, 1965;


10

Aubrerille, 1938; Beard, 1946; Lebrun và Gibert,1954 ; Jones, 1955,1956;
Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet, 1969).
Tiếp đó một số vấn đề về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đã được
nghiên cứu như hiệu quả của các phương thức xử lý lâm sinh đến tái sinh các
lồi cây mục đích trong các kiểu rừng (Kennedy, 1935; Lancaster, 1953;
Taylor, 1954; Jones, 1960; Foggie, 1960; Rosevear, 1974); phương thức chặt
dần tái sinh ở dưới tán (Schultz, 1960); phương thức chặt dần nhiệt đới
(Brooks, 1941; Ayoliffe, 1952 ); phương thức chặt dần nâng cao vòm lá ở
Andamann (Griffith, 1947; Barnerji, 1959); phương thức chặt rừng đều tuổi ở
Malaysia (Bernard, 1950-1954); Wyatt Smith,1961, 1963), phương thức đồng
hoá tầng trên (Nichalson, 1958; Maudova, 1951, 1954). Đây là những nghiên
cứu có hệ thống nhằm điều tiết tổ thành cây tái sinh tạo nên những lâm phần
rừng có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, khác tuổi và bền vững. Ngồi ra, rất
nhiều cơng trình nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tái sinh
rừng như: Ánh sáng, độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi, dây leo và
thảm tươi đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng.
1.2.3. Nghiên cứu về tổ chức quản lý rừng phịng hộ.
1.2.3.1. Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ.
Phương thức Quản lý rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất
hiện đầu tiên ở Ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác

nhau như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan,
Philippin,...).
Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học
cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý rừng
như: Các nhà lâm học Đức (Heyer (1883) đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu
bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad (1999), tại Khu bảo tồn Hoàng
gia Chitwan ở Nepal, để quản lý rừng bền vững, cộng đồng dân cư vùng đệm


11

được tham gia hợp tác với một số bên liên quan trong việc quản lý tài nguyên
vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài
nguyên là khoảng 30 - 50% thu được từ du lịch hằng năm sẽ được đầu tư trở
lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng
1.2.3.2. Các biện pháp quản lý rừng
Giai đoạn đầu thế kỷ XX, vai trò của người dân trong công tác quản lý
rừng chưa được chú ý tới. Do vậy, người dân chỉ biết khai thác lâm sản và phá
rừng lấy đất canh tác nương rẫy mà không hề quan tâm tới việc xây dựng và
phát triển vốn rừng dẫn tới tài nguyên rừng trong giai đoạn này bị suy thoái
nghiêm trọng (Vũ Long 2005). Việc quản lý rừng theo phương thức tập trung
đã không mang lại kết quả trong quản lý tài nguyên rừng như mong muốn của
các nhà quản lý, người ta bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của người dân,
cộng đồng địa phương trong việc tham gia quản lý tài nguyên rừng đó là cơ
sở của sự ra đời phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng và khái niệm
đồng quản lý trong tài nguyên rừng cũng được ra đời từ đó. Phương thức quản
lý rừng cộng đồng xuất hiện đầu tiên ở ấn Độ và dần dần biến thái thành các
hình thức quản lý khác nhau như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội
(Nêpan, Thái Lan, Philippines,...).

Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra
phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư dựa trên hương ước quản
lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa
phận của mình cịn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ
sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác đã đóng góp rất tích
cực cho việc thực hiện quản lý rừng tại Vườn quốc gia.
Chính sách của nhà nước về các giải pháp kinh tế, xã hội có vai trị rất
quan trọng trong cơng tác quản lý rừng. Một trong những yếu tố quan trọng
quyết định tới hiệu quả của cơng tác quản lý rừng đó là sự rõ ràng trong
quyền sử dụng/sở hữu rừng và đất rừng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy


12

những nơi mà quyền sở hữu/sử dụng về rừng và đất rừng khơng được xác
định rõ thì tài ngun rừng nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt và chuyển sang
các mục đích sử dụng khác, khơng khuyến khích được việc bảo vệ đất, tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức vì lợi ích kinh tế trước mắt. Vì vậy,
sự tham gia của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất được xem là một
trong những chìa khố để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số nghiên cứu
cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trị quan trọng
trong việc giải quyết những vấn đề về sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo
Pancel, 1993).
Thông qua các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, chính phủ các nước đã
đưa ra các chương trình quan trọng như “Lâm nghiệp cộng đồng”, các chính
sách quản lý tài nguyên thiên nhiên và đều chú trọng đến sự tham gia của
người dân, sự phân cấp và chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên sang
các cộng đồng địa phương và các nhóm sử dụng. Nhiều kết quả nghiên cứu
cho thấy, mâu thuẫn giữa việc muốn bảo vệ rừng và đất rừng của nhà nước
và lợi ích của cộng đồng địa phương có thể gây nên những xung đột về sử

dụng tài nguyên ở vùng rừng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ thủy
điện. Kết quả của sự canh tác nông nghiệp không hợp lý dẫn đến xói mịn và
rửa trơi đất xuống lịng hồ làm suy giảm tuổi thọ của hồ thuỷ điện. Từ thực tế
trên, một số quốc gia đã đưa ra các biện pháp chống xói mịn như: Biện pháp
sử dụng đất tổng hợp để kiểm sốt xói mịn xuống lịng hồ, đồng thời nâng
cao năng suất cây trồng và vật nuôi cho người dân, biện pháp đắp bờ, trồng
cây theo đường đồng mức, trồng băng cây phân xanh hay cỏ lâu năm
(Indonesia), canh tác trên đất dốc với 4 mơ hình SALT (Philippines). Như
vậy, có thể thấy rằng người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sử
dụng đất bền vững và là nhân tố quyết định tới việc quản lý bảo vệ, phục hồi
rừng phòng hộ. Ở Trung Quốc, Chính phủ khuyến khích sự tham gia của
người dân thơng qua hệ thống hợp đồng quản lý đất (dẫn theo Vương Văn


13

Quỳnh và cộng sự, 2000). Ngồi ra, thơng qua các chính sách đất đai cũng đã
giải quyết được vấn đề như thúc đẩy kinh tế, bình đẳng và cơng bằng xã hội,
bảo vệ môi trường và sử dụng đất bền vững (Ulrich,1996 ) (dẫn theo Nguyễn
Văn Hùng, 2002).
1.2.3. Sử dụng đất vùng phòng hộ
Sức ép dân số lên tài nguyên đất đai ngày càng lớn, việc dân số gia
tăng đòi hỏi con người phải sử dụng triệt để và có hiệu quả mọi diện tích đất
vốn có, do vậy việc sử dụng đất ở khu vực phòng hộ đầu nguồn là không thể
tránh khỏi. Những thành tựu về phân loại đất và xây dựng bản đồ đất đã được
sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai một
cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở vùng phòng hộ đầu nguồn
làm sao vừa mang lại hiệu quả kinh tế đáp ứng nhu cầu sống của người dân sở
tại mà lại khơng làm giảm vai trị phịng hộ đầu nguồn của rừng là một nhu
cầu thực tế đòi hỏi các nhà khoa học phải quan tâm nghiên cứu. Mơ hình sử

dụng đất đầu tiên là du canh, đất được phát quang để canh tác trong một thời
gian ngắn (Conklin, 1957). Du canh cịn đang được xem xét như một góc nhìn
để quản lý tài nguyên rừng, trong đó có đất đai được luân canh nhằm khai
thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của hệ thực vật - đất của hiện trường canh
tác (Mc Grath, 1987) (Dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2002). Tuy nhiên, cùng
với sự gia tăng nhanh chóng về dân số thì chu kỳ bỏ hóa đất đai trong phương
thức du canh ngày càng ngắn dần, con người bóc lột tiềm năng của đất mà
không cung cấp trở lại nhằm duy trì tiềm năng sản xuất đó, mặt khác phương
thức du canh dẫn theo hiện tượng phá rừng làm nương rẫy hậu quả là diện tích
rừng bị suy giảm nhanh chóng, giảm độ che phủ và tăng diện tích đất trống
đồi núi trọc làm suy giảm nghiêm trọng vai trò phịng hộ mơi trường của
rừng. Phát triển lên một bước nữa trong phương thức sử dụng đất là sự ra đời
của phương thức Taungya. Phương thức Taungya được

ra đời sau phương

thức du canh ở vùng nhiệt đới (Blanford, 1958). Đây là phương thức được U.


14

Pankle đề xuất năm 1806, theo đó đã trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày
vào rừng Tếch (Tectona grandis) chưa khép tán. Sau này, hệ thống Taungya
cải tiến dần và được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả cả về
kinh tế lẫn mơi trường sinh thái trên thế giới (Nair, 1987).
Một phương thức sử dụng đất khác được King (1977) đưa ra thay thế
phương thức Taungya ở Myanmar trên điều kiện đất dốc đồi núi đó là phương
thức canh tác nơng lâm kết hợp. Đây là phương thức sử dụng đất hợp lý theo
một hệ canh tác: Trồng cây nông nghiệp xen với cây lâm nghiệp và cây làm
thức ăn gia súc trên cùng một khoảnh đất (Landgreen và T.B.Raintree, 1983;

King, 1979; Hurley, 1983; Nair, 1989; Chun K.Lai, 1991) (Dẫn theo Nguyễn
Văn Hùng, 2002). Tuy nhiên, ở mỗi nơi, mỗi châu lục việc áp dụng phương
thức này có khác nhau, ví dụ: Châu Á, trồng xen cây nông nghiệp dưới tán
rừng mới trồng trong mấy năm đầu; New Zealand và Australia, dưới dạng
rừng và đồng cỏ; Châu Phi và Châu Mỹ la tinh, dưới dạng trồng xen rừng
phịng hộ, cây lấy củi và cây nơng nghiệp,...
Hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử dụng đất dốc
bền vững của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao - Philippines
năm 1970 xây dựng gồm 4 mơ hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nơng
nghiệp bền vững trên đất dốc đó là mơ hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4,
đây là những mơ hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất với
sản xuất lương thực - kỹ thuật canh tác nơng nghiệp, lâm nghiệp và chăn ni
trên đất dốc. Ngồi ra, mỗi quốc gia còn nghiên cứu và đề xuất các mơ hình
thích ứng riêng như: Ở Ấn Độ, phương thức sử dụng đất chủ yếu là mơ hình
trồng xen giữa các lồi cây cơng nghiệp, lương thực, gỗ, tre nứa theo hệ thống
nơng lâm kết hợp được bố trí rất khoa học và chặt chẽ có xem xét đến điều
kiện kinh tế xã hội cụ thể nơi gây trồng. Ở Inđônêxia, công ty Lâm nghiệp
nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau


×