Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) một số nguyên lý và kỹ thuật để giải các bài toán tổ hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.63 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ MINH

MÀU SẮC VĂN HĨA TRONG TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ MINH

MÀU SẮC VĂN HĨA TRONG TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
Chuyên nghành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Nhung


THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luân văn “ Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới” là kết quả nghiên cứu của riêng tơi, hồn tồn khơng sao chép
của bất cứ ai. Các kết quả của đề tài là trung thực và chưa được cơng bố ở các cơng
trình khác.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thơng tin được đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí, trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái ngun tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung công tác tại trường ĐHSP
Thái Nguyên về sự hướng dẫn tận tình, đầy đủ, chú đáo và đầy tinh thần trách nhiệm của
cơ trong tồn bộ q trình em thực hiện và hồn thành luận văn.
Em xin trên trọng cảm ơn sự tào điều kiện giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa
Ngữ Văn và các thầy cơ giáo trong Phịng Đào tạo - Trường Đại học Sư Phạm Thái
Nguyên đã giúp đỡ em thực hiện Đề tài luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và
nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Thái nguyên tháng 9 năm 2017
Tác giả Luận văn


Nguyễn Thị Minh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các bảng ....................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 10
7. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................11
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TẠO NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG .....................................................12
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản ................................................................................12
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học ...........................................................................12
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ............................................................... 15
1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa ............................................................... 17
1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng .............................................19
1.2.1. Vài nét về tiểu sử Ma Văn Kháng .....................................................................19
1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ma Văn Kháng ..........................................21
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................24
Chương 2: DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN

KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..................................................................................26
2.1. Bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn văn hóa Việt Nam ........................................26
2.1.1. Bức tranh thiên nhiên bốn mùa Việt Nam .........................................................26
iii


2.1.2. Thiên nhiên gắn với đời sống của con người Việt Nam ....................................30
2.2. Con người văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới .................34
2.2.1. Con người mang giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ......................................35
2.2.2. Con người giàu nghị lực và niềm tin vào cuộc sống .........................................39
2.2.3. Con người với những mặt trái của đạo đức truyền thống ..................................42
2.3. Đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam trong tiểu thuyết Ma Văn kháng thời kì
Đổi mới ........................................................................................................................46
2.3.1. Những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam ..................................46
2.3.2. Những mặt trái của đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam ..................................49
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................53
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TIỂU
THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI ..............................................54
3.1. Nghệ thuật miêu tả không gian văn hóa ............................................................... 54
3.1.1. Khơng gian sinh hoạt .........................................................................................54
3.1.2. Khơng gian xã hội .............................................................................................. 61
3.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng con người văn hóa ...........................................66
3.2.1. Khắc họa ngoại hình .......................................................................................... 67
3.2.2. Thế giới nội tâm .................................................................................................72
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ đậm chất văn hóa ..................................................76
3.3.1. Ngơn ngữ giàu tính biểu cảm.............................................................................77
3.3.2. Ngơn ngữ đậm tính đời thường kết hợp thành ngữ, tục ngữ ............................. 83
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................92
KẾT LUẬN .................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Ngôn ngữ lạ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì Đổi mới ..................78
Bảng 3.2: Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới .........84
Bảng 3.3: Thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới .....88

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những “Tác gia văn xuôi lực lưỡng” (Nguyễn
Ngọc Thiện) của nền học Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Và
là một trong những người có cơng đầu tiên cho sự nghiệp đổi mới văn học. Với sức
viết dẻo dai, bền bỉ cùng phong cách làm việc hết sức nghiêm túc, không ngừng tìm
tịi đổi mới, ơng đã khẳng định vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn. Ma Văn
Kháng viết nhiều, viết khỏe; ở thể loại nào ông cũng thành cơng và được đơng đảo
bạn đọc đón nhận, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết. Trên mỗi trang văn của
mình, ơng ln thể hiện tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo của một cây bút ln tìm
tịi đổi mới, chuyên tâm cho sự nghiệp văn chương.
Trong sự nghiệp sáng tác, cùng với truyện ngắn và truyện vừa Ma Văn Kháng
rất thành cơng ở thể loại tiểu thuyết. Nhìn chung tiểu thuyết của Ma Văn Kháng chủ
yếu viết về hai mảng đề tài: thứ nhất là đề tài về miền núi, thứ hai là đề tài về đơ thị,
trí thức và cuộc sống hiện đại. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong
trong việc đưa văn xi đến với tiểu thuyết - một thể loại có tầm vóc sử thi và quy
mơ đủ lớn, đủ sức khái quát một hiện thực rộng lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Ma Văn Kháng được coi là một trong những người “đi tiền trạm” cho đổi mới

văn học. Sau đổi mới, ông vững bước đi trên con đường đã chọn với những cảm hứng
mới và khí thế ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh các sáng tác về đề tài miền núi, khi
chuyển hướng ngòi bút về đồng bằng, Ma Văn Kháng nhanh chóng tiếp cận với một
hiện thực mới, đó là cuộc sống thành thị với nhiều màu sắc phong phú và độc đáo.
Bằng sự nhạy cảm tinh tế của mình cộng với tinh thần trách nhiệm của một ngòi bút
đầy tâm huyết, Ma Văn Kháng viết về cuộc sống và con người đô thị trong sự day
dứt, trăn trở khi phát hiện ra những “lỗ hổng”, những “khoảng trống” đang tồn tại
bủa vây con người.
1.2. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các sáng tác của Ma Văn Kháng,
chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông mang nhiều dấu ấn văn hóa Việt Nam. Bởi
vì ơng được sinh ra trong một gia đình có văn hóa, có truyền thống q trọng nâng
niu văn hóa. Hơn nữa, ơng là người sớm được tiếp thu lý tưởng cách mạng. Bên
1


cạnh đó với trải nghiệm thực tế của mình (sống ở vùng dân tộc 22 năm từ năm
1945 đến 1976, sau đó lại trở về sinh sống ở Hà Nội), bằng khả năng quan sát và
cảm nhận hiện thực cuộc sống một cách tinh tế đã tạo nên cho nhà văn một vốn
kiến thức vừa sâu sắc vừa đa dạng, phong phú về đời sống văn hóa Việt Nam. Có
thể nói đây chính là cơ sở làm nảy sinh những mạch nguồn cảm hứng sâu xa, góp
phần tạo nên những trang văn đậm chất văn hóa của Ma Văn Kháng.
1.3. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một cách tiếp cận rất lý thú
trong đời sống nghiên cứu văn học. Vì vậy những năm gần đây đã xuất hiện nhiều
cơng trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa. Văn học là bộ phận
hợp thành của tồn thể cấu trúc văn hóa. Bất kì tác phẩm văn học ở thời kì nào cũng
đều mang dấu ấn văn hóa của thời kì đó. Do vậy, khi nghiên cứu một tác phẩm, sẽ là
thiếu sót vơ cùng nếu ta khơng tìm hiểu những giá trị văn hóa được thể hiện trong
một tác phẩm ấy. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc của mỗi quốc gia đang là vấn đề bức thiết được đặt lên hàng đầu. Nhận biết được
điều này, chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu sáng tác của một tác giả cụ thể

theo hướng tiếp cận văn hóa.
1.4. Sáng tác của Ma Văn kháng đã được đưa vào chương trình đại học và các
bậc học phổ thơng. Cụ thể là trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 có
bài đọc thêm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn kháng. Nghiên cứu vấn đề này,
chúng tôi mong muốn phần nào giúp cho việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của
ông được thuận lợi hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, với niềm say mê và kính trọng, khâm phục tài
năng của Ma Văn Kháng, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết, chúng tôi quyết định lựa
chọn đề tài: “Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới”
(Qua Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới khơng có giấy giá thú và Côi cút giữa cảnh
đời) làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn ba cuốn
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới khơng có giấy giá thú và Côi cút giữa
cảnh đời để làm sáng tỏ màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ
Đổi mới là bởi đây là ba cuốn tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu đánh giá là những
tác phẩm đạt được nhiều giá trị cao về nội dung cũng như nghệ thuật; đạt được nhiều
2


giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, qua đó góp phần đưa sự nghiệp sáng tác
của nhà văn lên một tầm cao mới.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền văn học đương đại, Ma Văn Kháng là nhà văn giàu nội lực sáng tạo.
Với hơn 50 năm cầm bút, ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn xi hiện đại thời
kì Đổi mới. Các tác phẩm của ông, ngoài mảng đề tài viết về miền núi, mảng đề tài viết
về thành thị cũng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy
văn học. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào những cơng trình
nghiên cứu, phê bình về ba tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới khơng có giấy
giá thú và Cơi cút giữa cảnh đời.
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma
Văn Kháng

Tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" ngay từ khi mới ra đời đã được đông đảo
giới bạn đọc quan tâm và trở thành đề tài được các nhà nghiên cứu phê bình văn học
thường xuyên khai thác một thời.
"Mùa lá rụng trong vườn" lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những
năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến
tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có. Truyện đã phản ánh chân thực những biến
động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào
của xã hội.
Ngay từ khi mới ra đời năm 1985, tác phẩm đã nhận được nhiều sự quan tâm,
ưu ái; nhiều nhận xét, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều
cơng trình nghiên cứu của các bạn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang theo học
ở các trường cao đẳng, đại học:
Nguyễn Văn Lưu khi “Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn” đã chỉ ra được
mối quan hệ giữa bản thân, gia đình đến xã hội trong mối tương quan giữa lối sống và
mức sống. ơng nói: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả lời trong sự
khám phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người, mối quan hệ - gia
đình - xã hội” [45, tr.72]. Hay “Gia đình là xã hội thu nhỏ lại, ở đó con người bộc lộ
cao nhất bản chất sống, nó ánh lên màu sắc của hạt nhân, những vạch phổ của hiện

3


thực xã hội theo quy luật tâm lý và tình cảm.” [45, tr.73]. Như vậy, Nguyễn Văn Lưu
đã chỉ ra được một thành công nổi bật của Ma Văn Kháng về giá trị văn hóa trong
tiểu thuyết "Mùa lá rụng trong vườn" đó là sự am hiểu sâu sắc của tác giả về truyền
thống văn hóa trong gia đình, về tâm hồn, tính cách con người Việt Nam.
Hà Ân trong bài viết "Đọc Mùa lá rụng trong vườn" cũng chỉ rõ “vấn đề gia đình
là một vấn đề trung tâm, có tính chiến lược và cũng là một vấn đề khẩn thiết đang được
toàn xã hội quan tâm” [45, tr.81]. Nhận xét đó cho ta thấy rằng nhà nghiên cứu Hà Ân
cũng đánh giá rất cao tầm quan trọng của truyền thống văn hóa gia đình được đề cập đến

trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng.
Trần Bảo Hưng trong bài viết "Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của
đời sống gia đình hơm nay" đã khẳng định giá trị to lớn của cuốn tiểu thuyết này cũng
như thành công của Ma Văn Kháng: “Cuốn sách đi vào một đề tài có thể nói là khá
khiêm tốn, nhưng lại là vấn đề quan thiết của nhiều người: gia đình - những mối
quan hệ trong gia đình với những cung cách, lối sống quan niệm vừa thống nhất, vừa
mâu thuẫn vừa rõ ràng, cụ thể, vừa rối rắm, phức tạp. Trong thời gian qua, do hoàn
cảnh lịch sử của đất nước, văn học của ta tập trung phản ánh những vấn đề lớn,
những con người xã hội mà chưa có điều kiện giải quyết những vấn đề của thường
ngày, những con người gia đình trong cuộc sống riêng tư, cá nhân. “Mùa lá rụng
trong vườn” đáp ứng được những khách quan ấy" [45, tr.89].
Tác giả Lê Thanh Hùng trong luận văn thạc sĩ của mình đã đưa ra nhận xét về
cái nhìn hiện thực cuộc sống: "Có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ
và khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đương thời - cái
xấu, cái ác vẫn tồn tại, hồnh hành và sinh sơi trong đời sống, cịn cái thiện, cái tốt
mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh để có thể chiến thắng" [20, tr.77].
Trong luận văn Nghệ thuật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, tác
giả Dương Thị Hồng Liên lại đặt sự quan tâm của mình vào thái độ của những nhân
vật mang lý tưởng tốt đẹp, mang nhân cách cao cả nhưng lại bị kìm hãm trong một xã
hội thực dụng, các giá trị đạo đức đang bị xuống cấp một cách trầm trọng: "Họ là
những trí thức chân chính suốt đời theo đuổi lý tưởng cao đẹp nhưng lại bị ném chìm
vào một xã hội thực dụng, trong sự băng hoại về đạo đức và nhân cách nhưng vẫn cố
4


gắng dùng sức lực nhỏ bé của mình để giữ gìn những giá trị đạo đức tốt đẹp của
truyền thống dân tộc Việt" [33, tr.31].
P.V Báo Hà Nội mới trong bài viết "Thảo luận tiểu thuyết Mùa Lá rụng trong
vườn của Ma Văn Kháng" đã có rất nhiều ý kiến về cuốn tiểu thuyết này như Tơ
Hồi, Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Hoàng Kim Qúy, Nguyên Ân, Thiếu Mai,

Nguyễn Xuân Tụ… các ý kiến của tác giả đều đề cập đến con người, gia đình thành
thị và ít nhiều đề cập đến giá trị văn hóa có trong cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, đó
khơng phải là nội dung chính nên các tác giả không đi sâu nghiên cứu vấn đề này một
cách chun sâu.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về tác phẩm “Đám cưới khơng có giấy giá thú”
của Ma Văn Kháng
“Đám cưới khơng có giấy giá thú” xuất bản 1989 đã nhanh chóng gây lên một
làn sóng tranh luận sôi nổi.
11-1-1990, tuần báo Văn nghệ đã tiến hành tổ chức một cuộc hội thảo về cuốn
sách này với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình: Xuân
Cang, Nguyên Ngọc, Nguyễn Kiên, Huy Phương, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phan
Hồng Giang….
Trong cuộc thảo luận, Hà Minh Đức cho rằng: “Đám cưới khơng có giấy giá
thú viết về nhà trường nhưng thực ra là đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn.
Những chuyện tiêu cực ở một nhà trường phổ thông trung học mang dấu ấn và là sản
phẩm của một giai đoạn xã hội mang nặng tính chất giáo điều, máy móc áp đặt. Lối
làm việc chạy theo thành tích, giả dối trong công việc, và quan hệ đối xử, thái độ xem
thường trí thức bộc lộ nặng nề..." [45, tr.202]. Với nhận định trên, nhà nghiên cứu đã
chạm được, cảm được cái mục đích, nội dung sâu xa của người sáng tạo ra tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Xuân Cang lại chỉ ra sự đổi mới trong phương pháp xây dựng
nhân vật phản diện của Ma Văn Kháng đồng thời cũng bày tỏ quan điểm cá nhân của
mình đối với sự đổi mới có phần táo bạo ấy: "Ở đây anh Kháng đã mạnh dạn đưa ra
những nhân vật chịu trách nhiệm chính để người đọc phán xét một cách bình đẳng.
Nếu đọc theo lối truyền thống thì khó chấp nhận. Riêng tôi, tôi tán thành sự chuyển
hướng phương pháp này..." [45, tr.194].

5


Giáo sư Phan Cự Đệ cũng là một trong số những người tham gia cuộc thảo luận

này. Bên cạnh những ý khen về nội dung phản ánh "Trong tiểu thuyết Đám cưới
khơng có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của nhà
giáo, một tri thức" [45, tr.195], về cái tâm của người cầm bút "điều đáng trân trọng
là tấm lòng trung thực và trong sáng của người cầm bút, là những trang viết chân
thành và xúc động" [45, tr.196]... Phan Cự Đệ còn mạnh dạn chỉ ra những hạn chế
của tác phẩm, của người sáng tác: "cách nhìn những nhân vật tiêu cực trong hàng
ngũ lãnh đạo ở đây có lúc cịn đơn giản và phiến diện, đôi khi biến họ thành nhân vật
của một hài kịch, thành những tính cách bị phong đại trong nghệ thuật biếm họa.
Tính khái quát của loại nhân vật này chưa cao." [45, tr.196] và bên cạnh những trang
văn sinh động, hấp dẫn trong đối thoại, trong việc dựng người, dựng cảnh là những
trang văn còn "chìm sâu một cách nặng nề vào những suy tư, vào những lời biện giải
mang màu sắc duy lý của tiểu thuyết luận đề" [45, tr.197].
Lê Ngọc Y khi "Đọc Đám cưới khơng có giấy giá thú" đã khẳng định: "Đám
cưới khơng có giấy giá thú là tác phẩm tiểu thuyết luận đề. Nội dung tác phẩm đã phê
phán những sai sót về cơng tác giáo dục. Ngành giáo dục đã xuống cấp đến nỗi: thầy
chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò. Nội dung ấy được thể hiện, thứ nhất là ở công tác cán
bộ trong nhà trường đã không làm đúng những quy trình đào tạo cán bộ giáo dục. Thứ
hai là công tác giảng dạy và học tập sa sút, vì vất bỏ những nguyên tắc tối thiểu dẫn
tới đơn giản và tùy tiện." [45, tr.257].
Trần Bảo Hưng trong bài viết “Đọc Đám cưới khơng có giấy giá thú” đã viết:
"Đám cưới khơng có giấy giá thú của Ma Văn Kháng là một hiện tượng của văn học
năm 1989. Tác phẩm vừa mới ra đời đã tạo được dư luận sơi nổi, kẻ khen người chê,
ý kiến có thể khác nhau khá xa. Có lẽ đây là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất trong
số các cuốn sách đã xuất bản của Ma Văn Kháng” [45, tr.188]. Nhận xét đã nhấn
mạnh tầm ảnh hưởng, sức vang dội của tác phẩm đối với dư luận ngay từ thời điểm
mới bắt đầu trình làng.
Với tư cách là người tận mắt chứng kiến và trải nghiệm hiện thực xã hội nhà
trường ấy, tự bản thân nhà văn đã bộc bạch: “Với Đám cưới khơng có giấy giá thú,
tơi muốn đề cập đến số phận của người tri thức trong xã hội còn nhiều thiên kiến
6



nặng nề. Tự hao hao nhân vật Thứ trong “Sống mịn” của Nam Cao, là nạn nhân của
thói lộng hành kém cỏi về trí tuệ, bị đẩy dồn đến chân tường, khơng có lối thốt, trở
thành nhân vật của một vở bi kịch xã hội” [tr.579].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu, phê bình khác như Nguyễn Văn Lưu, Đào Thanh
Tùng, Hồng Diệu, Mai Thục, Lê Ngọc Bảo, Nguyễn Việt, Bùi Kim Chi, Minh Hạnh,
Đặng Minh Hân... cũng đã đưa ra những ý kiến cá nhân về nhiều khía cạnh của bộ
tiểu thuyết này.
2.3. Những cơng trình nghiên cứu về tác phẩm “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma
Văn Kháng
Cũng như "Mùa lá rụng trong vườn" và "Đám cưới khơng có giấy giá thú", tác
phẩm "Côi cút giữa cảnh đời" (xuất bản lần đầu năm 1989) ngay từ khi mới ra đời
cũng đã được dư luận quan tâm, chú ý. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thiên truyện
đặc sắc này.
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết: “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và
miền núi của Ma Văn Kháng” cho rằng: “Trong thể tài truyện vừa của văn học thiếu
nhi, Ma Văn Kháng đã góp vào bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết về chủ đề này
của ông là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, được tái hiện trên cơ sở thu hút nhiều
yếu tố tự truyện, đã được tổ chức SIDA (Thụy Điển) trao giải thưởng, bởi tác phẩm là
tiếng nói xác tín và truyền cảm bảo hộ quyền sống và nhân cách con người ngay từ
khi nó vẫn cịn là một đứa trẻ non nớt và vụng dại” [59, tr.231]. Như vậy, Nguyễn
Ngọc Thiện đã chỉ ra được thể tài cũng như giá trị nhân đạo mà tiểu thuyết "Côi cút
giữa cảnh đời" mang lại cho cuộc sống con người.
PGS.TS. Thanh Vân - Tác giả cuốn Phác thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam cũng
đã trích dẫn một số ý kiến của một số nhà phê bình về cuốn tiểu thuyết "Cơi cút giữa
cảnh đời". Tác phẩm thu hút ngay người đọc ở sự thể hiện cuộc sống thực đầy cay
đắng và cũng không thiếu chất thơ diễn ra quanh ta: “Cuốn sách thể hiện cuộc sống
như một sự tồn vẹn”, “khơng một cuộc phiêu lưu, khơng một pha đuổi bắt, như cứ
văn học đích thực nào. Ở đây cái hấp dẫn là do tính cách và số phận những con

người” (Văn Hồng), "Đọc Côi cút giữa cảnh đời, có trang rơi nước mắt, có đoạn muốn
gào lên” (Quần Phương) [tr.238].
7


Văn Trọng, trên báo Tiền Phong số 26, ngày 30/6/2002 đã viết: “Tơi rất thích
truyện Cơi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn kháng bởi tác phẩm đó giúp thiếu
nhi giáp mặt với thực tế xã hội người lớn, trang bị cho các em một cái nhìn đúng về
cuộc đời, giúp các em biết phân biệt người và quỷ” [tr.388]. Nói như vậy tức là "Cơi
cút giữa cảnh đời" mang những giá trị thực tế nhất định trong việc trang bị những
kiến thức, hiểu biết cần thiết giúp lứa tuổi thiếu nhi vững vàng bước vào cuộc sống.
Giáo sư Phong Lê trong bài viết "Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời" đã
chỉ ra cái tiếp nối và cái tiến bộ, phát triển của Ma Văn Kháng so với các nhà văn
khác được thể hiện trong cuốn tiểu thuyết "Côi cút giữa cảnh đời": "Cuốn sách của
Ma Văn Kháng đã vục hẳn vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách
khác. Nhưng thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu,
tốt lành. Có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa" [45, tr.159].
Dương Thị Hồng Liên - tác giả luận văn "Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới" nhận xét: "Đa dạng trong cái nhìn, nếp cảm, lối nghĩ, Ma
Văn Kháng đã nhìn rõ chân dung của những nhà cầm quyền một thời. Họ khơng hề
có ý thức vì dân, phục vụ dân. Trái lại, họ lợi dụng chức quyền để bóc lột và chèn ép
người dân. Mục đích duy nhất của những nhà cầm quyền trong Côi cút giữa cảnh đời là
làm sao vơ vét được càng nhiều tiền của cho bản thân mình càng tốt cho dù phải dùng
thủ đoạn gì chăng nữa" [33, tr.20-21].
Tóm lại, với các bài viết, ý kiến nhận định, các cơng trình nghiên cứu… về ba cuốn
tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới khơng có giấy giá thú” và “Cơi cút
giữa cảnh đời” chúng tôi nhận thấy những bài viết, ý kiến nhận định... này mới chỉ dừng
lại ở một khía cạnh đơn lẻ về nội dung hay nghệ thuật, quan trọng hơn là chưa có bài
viết, cơng trình nào đề cập đến góc độ màu sắc văn hóa hiện diện trong các tác phẩm.
Mặc dù vậy, đây vẫn là những gợi ý tham khảo, những tư liệu quý báu, cần thiết hỗ trợ

chúng tơi trong q trình nghiên cứu đề tài: Màu sắc văn hóa trong tiểu thuyết Ma
Văn Kháng thời kì đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa văn học và văn hóa, dấu ấn và giá trị văn
hóa trong ba cuốn tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám cưới khơng có giấy
8


giá thú" và “Côi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng. Từ đó khẳng định những
đóng góp của nhà văn trên cả hai phương diện văn hóa và văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn giải quyết tìm hiểu cơ sở lí luận để soi tỏ mối quan hệ giữa văn hóa
và văn học. Từ đó có cơ sở tìm hiểu tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, “Đám
cưới khơng có giấy giá thú” và “Cơi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn Kháng trong
mối quan hệ liên ngành văn hóa - văn học.
- Luận văn nhằm chỉ ra những nét đặc sắc về văn hóa Việt Nam được thể hiện
trong ba cuốn tiểu thuyết và những phương diện thể hiện. Từ đó giúp người đọc cảm
thụ và có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu màu sắc văn hóa trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chúng tôi tập trung vào ba cuốn tiểu thuyết
. Mùa lá rụng trong vườn
. Đám cưới khơng có giấy giá thú
. Cơi cút giữa cảnh đời
+ Ngồi ra, chúng tơi cũng đề cập đến những truyện ngắn và tiểu thuyết khác
của Ma Văn Kháng và tác phẩm của một số nhà văn khác để so sánh nhằm làm nổi
bật vấn đề của luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp này giúp chúng tôi xác định được những cơ sở lí luận và thực
tiễn làm tiền đề trước khi tiến hành triển khai vấn đề cụ thể.
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Phương pháp này giúp chúng tơi tìm hiểu, khám phá và phân tích những dấu ấn
văn hóa trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới. Đấy là phương pháp
khơng thể thiếu để có thể hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
9


- Phương pháp so sánh đối chiếu
Để chỉ ra và làm rõ những dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời
kỳ Đổi mới, chúng tôi không chỉ tiến hành so sánh trong nội bộ các sáng tác của Ma
Văn Kháng mà còn mở rộng đối chiếu, so sánh với một vài sáng tác của các nhà văn
khác nhằm làm nổi bật rõ đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát ba tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn, Đám cưới khơng có giấy giá thú, Cơi cút giữa cảnh đời của Ma Văn
Kháng, tìm hiểu những dấu ấn văn hóa được thể hiện trong nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm. Do vậy, chúng tôi vận dụng phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp tiếp cận từ góc độ lịch sử
Phương pháp này giúp chúng tơi khám phá dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma
Văn Kháng dưới sự chi phối, ảnh hưởng, tác động của những biến động, những thay
đổi trong một thời kỳ lịch sử nhất định.
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tơi có liên hệ và kết hợp sử
dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành lịch sử, xã hội học, văn hóa học,

tâm lý học... nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được tồn
diện và sâu sắc hơn.
6. Đóng góp của luận văn
- Thơng qua đề tài, luận văn góp thêm cái nhìn mới về tiểu thuyết “Mùa lá rụng
trong vườn”, “Đám cưới khơng có giá thú” và “Cơi cút giữa cảnh đời” của Ma Văn
Kháng. Khẳng định những thành tựu đắc sắc và đóng góp cơ bản của Ma Văn Kháng
đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay nghiên cứu văn học dưới góc nhìn
văn hóa đang mở ra triển vọng mới mẻ cho tiếp cận văn chương. Luận văn có những
đóng góp nhất định vào vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
- Thực hiện đề tài này chúng tơi hi vọng sẽ đóng góp được một tư liệu tham
khảo bổ ích cho cơng tác nghiên cứu và giảng dạy văn xuôi Việt Nam hiện đại nói
chung và các sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng.

10


7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần thư mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
được triển khai làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản và hành trình sáng tạo nghệ thuật của
Ma Văn Kháng.
Chuơng 2: Dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện dấu ấn văn hóa trong tiểu tuyết Ma Văn Kháng
thời kì đổi mới.

11


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản
1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn học
1.1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm khá rộng, nó liên quan đến mọi mặt của đời
sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của con người. Văn hóa là sản phẩm do
con người sáng tạo ra, nó chi phối đến tồn bộ hoạt động của con người. Giữ một vai
trò khá quan trọng, văn hóa đã trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu chính
của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà
nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã thống kê được có tới 164
định nghĩa khác nhau về văn hóa được đề cập đến trong các cơng trình nổi tiếng. Từ
đó đến nay cịn có biết bao nhiêu định nghĩa mới. Tuy nhiên, ở phạm vi đề tài, chúng
tôi chỉ đề cập đến một số định nghĩa phổ biến, được mọi người sử dụng nhiều nhất.
Theo quan niệm phương Tây: "Văn hóa lúc đầu được hiểu là canh tác, trồng
trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai
là trồng trọt tinh thần tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người" (Theo
Hướng tới một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc). Như vậy, hiểu một cách đơn
giản thì văn hóa ln gắn liền với q trình sáng tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh
thần, gắn liền với hoạt động giáo dục của con người.
Từ xa xưa, người phương Đông cũng đưa ra định nghĩa văn hóa riêng của mình,
cách định nghĩa này về cơ bản là khác so với định nghĩa của người phương Tây.
Người phương Đơng quan niệm "văn" là vẻ đẹp, "hóa" là sự biến đổi, hai chữ này khi
ghép lại với nhau mang ý nghĩa là sự biến cải, thay đổi cho đẹp ra.
Cùng với bước chuyển mình của thời gian, khái niệm văn hóa cũng được mở
rộng và hồn thiện từ nhiều mặt. Đầu tiên phải kể đến định nghĩa của nhà nhân loại
học người Anh Edward Burnett Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871): văn
hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp
gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những
12



khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên
của xã hội.
Sau định nghĩa của E. Tylor, đã có hàng loạt những định nghĩa khác nhau về
văn hóa, mỗi định nghĩa lại đưa ra một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Trong
số đó, định nghĩa văn hóa mà UNESCO đưa ra có tầm khái quát cao hơn cả: "Văn
hóa là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần
của xã hội. Văn hóa khơng thuần túy bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà
còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống,
tín ngưỡng". Trong định nghĩa của mình, UNESCO đã nhấn mạnh rằng mỗi nền văn
hóa đều có những tính riêng biệt, chính điều này đã làm nên nét đặc sắc, phong phú
cho các nền văn hóa.
Trên đây là một vài định nghĩa văn hóa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu nước
ngồi. Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam cũng đưa ra khơng ít định nghĩa khác
nhau về văn hóa. Trong số đó, định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm trong cuốn
Cơ sở văn hóa Việt Nam được các nhà nghiên cứu cũng như các học giả đánh giá cao và
sử dụng nhiều nhất. Họ coi đó như một cơng cụ đắc lực, một tiền đề lý luận đúng đắn
mỗi khi tìm hiểu về văn hóa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [56, tr.10].
Xuất phát từ những khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa là sản phẩm
của con người. Nó được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người
với xã hội. Tuy nhiên, sau khi đã được tạo ra, chính văn hóa lại quay trở lại tham gia
vào hoạt động tạo ra con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình xã hội hóa. Nó phản ánh
trình độ phát triển của con người cũng như xã hội mà những con người đó đang sống
thơng qua hình thức tổ chức đời sống, mọi hoạt động của con người, những giá trị vật
chất, tinh thần mà con người sáng tạo ra.
Trong những năm gần đây, cùng với khái niệm văn hóa, các nhà nghiên cứu cịn

quan tâm đến khái niệm bản sắc văn hóa - một khái niệm gần gũi với văn hóa. Bản
sắc văn hóa cũng được đề cập đến trong nhiều cơng trình nghiên cứu.

13


Nếu xét từ phương diện từ ngun thì "bản" có nghĩa là cơ bản, bản chất, cịn "sắc"
có nghĩa là màu sắc, sắc thái. Hiểu theo sự cắt nghĩa đó thì "bản sắc" là những gì mang
tính đặc trưng nhất, căn bản nhất của một sự vật, hiện tượng; nó là cơ sở để phân biệt sự
việc, hiện tượng này với sự việc, hiện tượng kia. Nói như vậy thì bản sắc văn hóa cũng là
những nét đặc trưng, độc đáo và cơ bản nhất giúp chúng ta có thể nhận diện được một
nền văn hóa và phân biệt nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Cũng theo đó, tìm

hiểu bản sắc văn hóa trong sáng tác của Ma Văn Kháng là đi khai thác những dấu ấn
văn hóa nổi bật trong sáng tác của nhà văn - những điểm sáng mang tính đặc trưng, độc
đáo mà chỉ cần nhắc đến người ta nghĩ ngay đến Ma Văn Kháng chứ không phải một
nhà văn nào khác.
Khái niệm "màu sắc văn hóa": Theo như chúng tơi tìm hiểu, từ trước tới nay
khái niệm "màu sắc văn hóa" chưa từng được nhắc đến trong bất cứ từ điển văn học
hay từ điển thuật ngữ văn học nào. Bởi vậy trong đề tài "Màu sắc văn hóa trong tiểu
thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới", chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách hiểu về màu
sắc văn hóa đó là: những sắc thái văn hóa được phản ánh trong các sáng tác của Ma
Văn Kháng. Đó là những nét văn hóa truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ, đến
nay vẫn đang tồn tại và dần dần thay đổi sao cho vừa giữ được nét đẹp truyền thống,
vừa phù hợp với cuộc sống hiện tại.
1.1.1.2. Khái niệm văn học
Văn học hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung cho tất cả các hành vi ngơn
ngữ nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ. Nếu hiểu theo nghĩa này thì các tác phẩm
chính trị, tơn giáo, triết học... cũng được gọi chung là văn học. Còn hiểu theo nghĩa
hẹp thì văn học bao gồm các tác phẩm ngơn từ phản ánh những vấn đề xã hội thơng

qua hình tượng nghệ thuật. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tất cả các tác phẩm
chính trị, triết học, tơn giáo... đều nằm ngoài phạm vi khái niệm văn học.
Trong thực tế, nhiều khi khái niệm văn học được dùng tương tự như khái niệm
văn chương. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có sự khác nhau về phạm vi nghĩa,
khái niệm văn học thường có phạm vi rộng hơn khái niệm văn chương. Văn chương
thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, tính sáng tạo của văn học về phương diện
nghệ thuật ngôn từ.

14


Cũng giống như màu sắc đối với hội họa, đường nét đối với điêu khắc, giai điệu
đối với âm nhạc... ngôn ngữ cũng là yếu tố thứ nhất của văn học. Hay nói cách khác,
văn học chính là một loại hình nghệ thuật ngơn từ. Theo M. Gorki, ngơn ngữ nhân
dân là tiếng nói "ngun liệu", cịn ngơn ngữ văn học là tiếng nói đã được "những
người thợ tinh xảo nhào luyện". Những nhà văn lớn trên thế giới đều là những nhà
ngôn ngữ điêu luyện. Ngôn ngữ phản ánh khả năng sáng tạo của nhà văn, nó là
phương tiện để nhà văn xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật của riêng mình.
Thơng qua những hình tượng nghệ thuật ấy, mỗi nhà văn có thể thể hiện lập trường,
quan điểm, suy nghĩ, cách đánh giá, nhìn nhận cũng như thái độ của mình trước hiện
thực cuộc sống.
Mặc dù có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về "văn học" nhưng chúng ta có
thể lựa chọn cách định nghĩa được trình bày trong cuốn: "Từ điển thuật ngữ văn học":
"Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngơn từ. Khái niệm văn học bao gồm
cả văn học dân gian, được sáng tác và lưu truyền bằng miệng từ đời này sang đời
khác và văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới hình thức văn bản viết (...).
Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của
con người (...) Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học
nhận thức con người với tồn bộ tính tổng hợp, tồn vẹn, sống động trong các mối
quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên phương diện thẩm mĩ. Trong tác

phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách quan mà cịn bộc lộ tư
tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống.
Do đó, nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan
và phương diện khách quan" [15, tr.401-402]
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
Nói về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, giáo sư Trần Đình Sử đã từng phát
biểu: "văn học có một vị trí khơng thể thiếu trong mỗi nền văn hóa". Có nghĩa là văn
hóa và văn học là hai khía cạnh có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Cụ thể
hơn, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ hữu cơ giữa cái chung với
cái riêng, giữa cái toàn thể với cái bộ phận. Cùng với triết học, chính trị, tơn giáo...
văn học cũng là một bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hóa. Nếu như mỗi
một dân tộc để có thể hình thành nên những giá trị văn hóa trong xã hội đều phải trải
15


qua một quá trình tìm kiếm, chọn lọc, đấu tranh, sáng tạo thì văn học chính là nơi lưu
giữ những thành quả đấu tranh, những giá trị văn hóa ấy. Ở cách diễn đạt khác, văn
học chính là tấm gương phản chiếu của văn hóa bằng nghệ thuật ngơn từ hay "văn
học là văn hóa lên tiếng bằng ngơn từ nghệ thuật" (Huỳnh Như Phương).
Nhà nghiên cứu nối tiếng thế giới M. Bakhtin cũng khẳng định mối quan hệ gắn
bó mật thiết, khơng thể tách rời giữa văn hóa và văn học: "Văn học là một bộ phận
không thể tách rời của văn hóa. Khơng thể hiểu nó ngồi cái mạch ngun vẹn của
tồn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn tại" [63, tr.362]
Mỗi tác giả văn học, dù ít hay nhiều, trong mỗi tác phẩm của mình đều tái hiện
hình ảnh của một nền văn hóa - nơi mình sinh sống và gắn bó. Đó có thể là một nền
văn hóa lúa nước với những kinh nghiệm dân gian được đúc kết từ ngàn đời qua kho
tàng tục ngữ, ca dao; đó là những nét văn hóa của "một thời vang bóng" trong truyện
ngắn của Nguyễn Tuân; hay truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng
hi sinh cho lý tưởng của Đảng trong các tác phẩm thời kỳ kháng chiến; bản sắc văn
hóa các dân tộc thiểu số trong thơ, văn của Bàn Tải Đồn, Vi Hồng, Y Phương, Ma

Trường Ngun...
Văn hóa chi phối toàn bộ hoạt động sáng tạo - tiếp nhận văn học. Bản thân mỗi
người nghệ sĩ trong quan điểm, cách cảm, cách nghĩ, cách viết đều được chi phối bởi
một nền văn hóa nhất định. Điều đó giải thích tại sao trong tác phẩm văn học lại
mang dáng dấp của văn hóa. Sự chi phối đó đã tác động đến việc lựa chọn đề tài, thể
hiện chủ đề, xây dựng thế giới nhân vật... của một nhà văn. Về phương diện hoạt
động tiếp nhận, văn hóa cũng chi phối đến cách đánh giá, thưởng thức, thị hiếu thẩm
mĩ của độc giả. Như vậy, nếu muốn tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của một thời
đại, chúng ta có thể căn cứ vào các tác phẩm văn học của thời đại đó.
Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học khơng phải là mối quan hệ một chiều mà
nó là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Nếu như văn hóa tác động đến sự hình
thành và phát triển của văn học thì ngược lại, văn học với những ưu điểm nhất định
của mình cũng tác động trở lại văn hóa. Đối với văn hóa, văn học chính là nơi bảo lưu
tốt nhất những giá trị văn hóa lâu đời. Trên thực tế, có những giá trị văn hóa, những

16


truyền thống văn hóa (phong tục, tập quán, lễ hội...) ta khơng tài nào tìm thấy hay bắt
gặp ở ngồi hiện thực cuộc sống mà chỉ có thể bắt gặp trong những tác phẩm văn học
dân gian. Trải qua hàng ngàn đời, những nét văn hóa đó đã dần dần bị mai một và
mất đi nhưng nó vĩnh viễn tồn tại trong văn học, trong trí nhớ của mọi người.
Bên cạnh đó, văn học cịn góp phần khẳng định, định hướng những giá trị văn
hóa của nhân loại. Từ lâu nay, những nhà văn, nhà thơ đích thực đồng thời cũng
chính là những nhà văn hóa tích cực. Bằng khả năng sử dụng ngơn từ tài tình của
mình, các nhà văn, nhà thơ vừa khẳng định những giá trị văn hóa tích cực, qua đó góp
phần bảo lưu và tun truyền đến mọi người dân vừa đấu tranh, phê phán, lên án, bài
trừ những biểu hiện văn hóa tiêu cực nhằm góp phần thanh lọc, tạo nên một nền văn
hóa trong lành. Không chỉ vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ thơng qua các tác phẩm văn
học của mình cịn đi tiên phong, định hướng cho sự phát triển của một nền văn hóa

mới mẻ, tiến bộ. Độc giả nhờ đó mà có thể điều chỉnh lại cách sống, cách suy nghĩ,
ứng xử của bản thân sao cho phù hợp.
1.1.3. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa
Như tìm hiểu ở trên, văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết, có ảnh hưởng
và tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là
một hướng tiếp cận đúng, mang nhiều triển vọng trong thời điểm hiện nay.
Để tiếp cận, nghiên cứu một tác phẩm văn học, có rất nhiều con đường, nhiều
phương thức khác nhau; chẳng hạn như tiếp cận từ phương diện xã hội học, thi pháp
học, thể loại, đặc điểm... Đây đều là những hướng tiếp cận được các nhà nghiên cứu
cũng như bạn đọc sử dụng. Phương thức tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đang
ngày càng khẳng định được thế mạnh cũng như sự ưu việt của mình. Đặc biệt là trong
thời đại nước ta đang có xu hướng mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Giáo sư Trần Đình Sử trong bài nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trị, tác
dụng của xu hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa. Theo Giáo sư hướng tiếp
cận này đã "mở rộng phạm vi đề tài nghiên cứu văn học, cho phép người ta nhìn văn
học dưới nhiều góc độ mới đầy hứa hẹn"

17


Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phương pháp tiếp cận ưu tiên cho việc
phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi
phối của các quan niệm triết học, tơn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mĩ, quan niệm về
con người, cũng như sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống sinh
hoạt xã hội... Hiểu theo cách khác, phương pháp tiếp cận này chính là việc đặt một
tác phẩm văn học vào mơi trường văn hóa đã chi phối, tác động đến tác phẩm ấy. Từ
xưa đến nay, văn hóa vốn là một mảnh đất trù phú, ươm mầm cho các sáng tạo nghệ
thuật. Mỗi nhà văn trên thế giới đều chịu ảnh hưởng của một nền văn hóa riêng, các
nhà văn Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy luật ấy. Mạch nguồn văn hóa lâu đời

của dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn của các nhà văn, nhà thơ từ đó chi phối đến thế
giới nghệ thuật, đến cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá một sự vật, hiện
tượng cũng như cách sử dụng ngôn từ trong mỗi tác phẩm văn học mà họ sáng tạo ra.
Do vậy, để có thể hiểu một cách tổng thể, khái quát; đi đến ngọn nguồn, tận cùng giá
trị tư tưởng của một tác phẩm văn học, ta không thể tách rời tác phẩm văn học ấy với
những yếu tố văn hóa điển hình được thể hiện.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp cho chúng ta có
những nhận định đúng đắn về giá trị đích thực của một tác phẩm văn học. Bởi mỗi
dân tộc lại có một nền văn hóa riêng; nền văn hóa ấy chi phối, quyết định đến mọi
chuẩn mực trong xã hội mà con người phải nương theo.
Ngày nay, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là hướng tiếp cận đang ngày
càng được đề cao và mở rộng với nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu
thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử của nó;
nghiên cứu nhằm nhận diện và miêu tả các biểu hiện văn hóa tồn tại trong một tác
phẩm văn học; nghiên cứu ngôn ngữ của văn bản nghệ thuật từ đó hiểu nghĩa và cơ
chế kiến tạo nghĩa của nội dung cũng như hình thức của tác phẩm văn học từ bối cảnh
văn hóa - xã hội...
Trong cuốn "Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa" PGS.TS Trần
Nho Thìn đã đề cập đến một số bài viết thành công với hướng tiếp cận văn học từ góc
nhìn văn hóa này: đó là Hoài Thanh trong bài viết mở đầu cho cuốn "Thi nhân Việt
Nam", Trần Đình Hựu với cơng trình "Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại".

18


×